Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

"Sai sót” nhưng “đúng người, đúng tội, đúng mức án” ?

Đọc bài này của bác Giang Công Thế, tên trên BLOG là Hiệu Minh, mình nghĩ đến VN cũng bắt chước Mỹ chọn ra 17 người làm thẩm phán trong vụ này. Nhưng khác với Mỹ là 17 ông ở VN đều là Đảng viên, trong khi ông Chủ tọa Nguyễn Hòa Bình là Bí thư trung ương Đảng, tức là siêu đảng viên hay bố đảng viên. Khác thứ hai rất quan trọng là 17 ông nhìn nhau giơ tay biểu quyết chứ không được bỏ phiếu kín. Thế này thì 17/17 đồng ý với ông Bình là cái chắc 100% rồi. Thế nên Hội đồng xét xử này thực chất là chỉ có 1 người là ông Bình, hay gọi theo phim ảnh tuổi teen là "Bình + 16". Theo dư luận thì "quy tắc truyền thống" để điều tra, truy tố, xét xử kiểu bức cung thường là: Bước 1: định ra trước một "đáp số" hay "bản án". Bước 2: sáng tác ra các "tình tiết rời rạc" sao cho các "tình tiết" đó nếu kết hợp lại thì phù hợp với đáp số có sẵn. Bước 3: ép hoặc mớm cho bị can nhận những "tình tiết rời rạc đó" bất chấp chúng có thể mâu thuẫn với những sự việc đã được khẳng định trong thực tế hay không vì những sai sót nếu có sẽ được biểu quyết "Không thay đổi bản chất vụ án". Bước 4: Chỉ xem xét các "tình tiết rời rạc" ấy mà bỏ qua mọi thông tin và sự việc khác mâu thuẫn với các "tình tiết" ấy để ra kết luận điều tra rồi kết án. Kết quả: mỗi "tình tiết rời rạc" có thể rất vô lý cho bị can hoặc không đúng với thực tế nhưng khi kết hợp lại thì rất phù hợp với đáp số (tất nhiên rồi). Vụ tù nhân oan sai Nguyễn Thanh Chấn là một ví dụ điển hình. Dĩ nhiên vụ Hải có thể không như thế, nhưng đây là một khả năng để giải thích tại sao nhân dân cả nước lại bất bình với bản án như vậy.
Nền công lý trong thế giới phẳng
Giang Công Thế - Trong quyết định Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải có hai chi tiết làm người đọc bình thường cũng phải ngạc nhiên. Trích nguyên văn
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang ngồi và trong nhà
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản
1. Thứ nhất, vụ án có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không? 17/17 thành viên biểu quyết: "Không thay đổi bản chất vụ án".
2. Thứ hai, bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không? Tất cả 17/17 thành viên biểu quyết: "Đúng người, đúng tội, đúng mức án".


“Tố tụng sai sót” mà vẫn “Đúng người, đúng tội, đúng mức án”.

Một số “sai sót” về tố tụng của giai đoạn điều tra, xét xử trước đây được viết nhiều:

1. Không trưng cầu giám định vết máu;
2. Không thu giữ được dao, thớt, những vật chứng quan trọng được coi là hung khí của vụ án;
3. Không thu thập được dấu vân tay;
4. Không xác định chắc chắn được thời gian Hải xuất hiện tại hiện trường vụ án;
5. Không xác định được thời gian hai nạn nhân chết

Đất nước mình hội nhập, người ta đến nước mình, dân mình đến nước người ta, hệ thống pháp lý có những phán quyết như trên thì liệu rằng VN có là điểm hẹn hay không.

Công nghệ đang khát vọng tới 4.0 thì công lý cũng phải theo kịp và đồng hành vào thế giới phẳng.


Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng, bộ vét và trong nhà

========

Tôi từng viết trên blog về tòa án bên Mỹ, xin copy lại cho bạn đọc tham khảo.

Con dao trong phim “Twelve Angry Men"

“Twelve Angry Men – 12 người đàn ông giận dữ” nói về một phiên tòa đầy kịch tính, định kết tội đứa con trai giết cha.

Theo luật của Mỹ, hai bên nguyên và bị đã tranh tụng xong trước tòa, quan tòa lệnh cho một đội bao gồm 12 vị bồi thẩm đoàn được tranh cãi riêng, có tội hay không có tội, dựa vào những chứng cứ trong phiên tòa đã được chứng kiến từ trước.

Việc buộc tội hay cho là vô tội phải được cả 12 vị này đồng ý. Chỉ cần một ông hay bà gà mờ, ngủ gật mà không đồng ý, phiên tòa coi như bị treo (hung jury) hay còn gọi là vụ án xử sai (mistrial).

Trong phim, quan tòa báo cho bồi thẩm đoàn, nếu đứa con bị kết tội giết cha, sẽ bị tử hình.

Trước khi tranh cãi dường như 12 bồi thẩm đoàn đã có kiểu “kết tội trước khi xử”, vì những chứng cứ tại phiên tòa khá rõ. Rồi dư luận bên ngoài, báo chí đưa tin đều có một nhận định như thế.

Bỏ phiếu lần đầu có tới 11 vị giơ tay “có tội”. Duy có một vị số 8 (do Henry Fonda đóng) bỏ phiếu trắng. Ông ta cho rằng, chứng cứ đưa ra cần xem xét lại và đứa con trai cần được xử một cách công bằng hơn. Số 8 đưa ra con dao đâm chết người có vẻ không bình thường và nhận xét vài nhân chứng trước tòa có lời khai khó tin cậy.

Rồi vị này đề nghị bỏ phiếu lần nữa mà không cần phiếu của ông, để xem 11 vị còn lại có nhất trí 100% “có tội” hay không? Tất cả đồng ý thì hắn sẽ… theo đuôi. Nhưng chỉ cần một người không bỏ phiếu “có tội” phải tranh luận lại từ đầu.

Thật bất ngờ, anh chàng số 9 lại “ăn theo” số 8. Sau khi tranh cãi lần nữa, xem lại hồ sơ vật chứng, tay số 5 chuyển sang phía “vô tội”, một phần vì anh ta lớn lên trong ngôi nhà ổ chuột như cậu con trai bị nghi là giết bố ở trên. Ông bên cạnh cáu quá, chửi ầm ĩ, liệt tay số 5 vào loại ba phải.

Đương nhiên câu chuyện tranh tụng và lắt léo rất dài vì phim kéo tới 97 phút, chỉ có 3 phút quay ngoài trời, còn lại tất cả diễn ra trong phòng kín mù mịt khói thuốc lá của 12 bồi thẩm phì phèo.

Có lúc tỷ số đã hòa 6-6, và sau đó nghiêng dần về phía “vô tội”, sau những tranh cãi nẩy lửa. Có anh vội đi xem trận bóng rổ nên bỏ phiếu cho qua, nhưng cuối cùng bị lên án “lá phiếu đáng xấu hổ”.

Cuối cùng cả 12 người đều đồng ý là cậu con trai kia vô tội, trong khi ngay từ phút đầu tiên, đã có tới 11 phiếu “có tội”.


Bộ phim muốn nói rằng, khi kết luận có tội, không có tội, đều phải dựa vào nhân chứng, vật chứng. Đừng để nhận xét chủ quan, tình cảm cá nhân lấn át công lý trong phòng xử án, vì hệ trọng liên quan đến số phận của một con người.

Đây chính là sự chặt chẽ của luật pháp Mỹ và cũng là… lỗ hổng. Đòi hỏi cả 12 người trong bồi thẩm đoàn phải bỏ phiếu “vô tội” hay “có tội” là rất khó.

O J Simpson – Phiên tòa thế kỷ

Tôi sang Mỹ lần đầu (1995) nên vẫn nhớ vụ án OJ Simpson. Bật CNN là thấy O J. hiện ra với những luật sư vung tay chém gió, dù chả hiểu các lão ấy nói gì.

Là người da đen, O J Simpson từng là một trong những ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng bên Hoa Kỳ và khá giầu có. Người ta nhắc tới O.J rất nhiều là vì “phiên toà thế kỷ”, bị buộc tội giết vợ cũ là Nicole Brown và người tình Ron Goldman năm 1994.

Khi báo chí đưa tin và kèm theo vụ đuổi bắt OJ trên đường cao tốc ở Los Angeles, nhiều người tin rằng, cầu thủ này có tội.

Đây là phiên toà giữ kỷ lục thế giới về số người xem đông nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong suốt khoảng thời gian gần 9 tháng, các phiên xử án được truyền hình trực tiếp với khoảng 1/2 dân số Mỹ xem diễn biến từ đầu đến cuối.

Hai vị luật sư bào chữa Johnnie Cochran and F. Lee Bailey đã rất giỏi khi tìm ra vài chứng cứ liên quan đến DNA không được phòng xét nghiệm làm cẩn thận. Đôi găng tay Simpson mang thử không vừa là hủy án. “If it doesnt fit, you must acquit”. Cảnh sát khi điều tra đã không làm hết trách nhiệm để giữ lại các chứng cứ.

Ngày 3/10/1995, tòa hình sự Mỹ tuyên trắng án (not guitly) cho O.J. Simpson, làm rúng động nước Mỹ. Cảnh sát LA được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Not guilty không phải là vô tội nhưng trước tòa không chứng minh được OJ Simpson phạm tội.

Chúc các bạn vui cuối tuần. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét