Trong bài này, nhà báo Như Phong nói vụ Đường Dương có "liên quan đến những người đứng đầu tỉnh trong khoảng 10 năm". Như thế tức là có liên quan tới trách nhiệm của ông Trần Cẩm Tú, đương kim Bí thư trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII), vì ông làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình từ tháng 8/2011 đến tháng 3/2015.
Theo tôi biết thì các băng nhóm giang hồ, lưu manh, côn đồ hoạt động bằng các hình thức bảo kê bến bãi, buôn bán ma túy, chăn dắt gái mại dâm, thậm chí cả buôn người, đâm thuê chém mướn, cho vay nặng lãi, tổ chức cờ bạc là những loại tội phạm có tổ chức.
Lịch sử lực lượng công an trong khoảng 30 năm trở lại đây đã ghi nhận nhiều chuyên án lớn đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, hay như cách chúng ta vẫn thường gọi là "bọn xã hội đen"…
Có thể điểm ra như vụ Khánh Trắng, vụ Năm Cam... thời gian trước, hoặc gần đây nhất là các vụ côn đồ lộng hành ở Đồng Nai, Hòa Bình...
Và điển hình nhất là vụ Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương ở Thái Bình, cặp vợ chồng đang là tâm điểm của dư luận - những kẻ giang hồ, lưu manh núp bóng "doanh nhân".
Vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương. Ảnh: NLĐ.
Có thể khẳng định một điều là, với tất cả các băng nhóm xã hội đen có thể hoạt động được trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên thì chắc chắn có sự bảo kê. Rõ ràng nhất là sự bảo kê của cán bộ công an hư hỏng.
Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Bởi vì công an có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, giữ gìn bình yên cho cuộc sống.
Vì thế công an có nghiệp vụ, có mạng lưới cơ sở bí mật, có lực lượng trinh sát... và được đào tạo, được trang bị các vũ khí, phương tiện nghiệp vụ cần thiết… Cho nên không một băng nhóm tội phạm nào hoạt động mà công an không biết cả.
Vấn đề là biết rồi nhưng có đấu tranh triệt phá không hay lại dung túng, ngấm ngầm đồng lõa với chúng; thậm chí sử dụng chúng cho những mục đích xấu mà lại núp bóng" nghiệp vụ".
Anh em cảnh sát hình sự có câu rất hay: Đấu tranh chống tội phạm hình sự phải rất triệt để. Nhưng quan trọng là phải "triệt" chỗ nào và "để" chỗ nào.
Một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nhưng chắc chắn rằng đối với các vụ án dính dáng đến các băng nhóm tội phạm có tổ chức nếu không có sự bảo kê của chính quyền, đặc biệt là lực lượng công an và trong chừng mực nào đó có cả lãnh đạo chính quyền các cấp thì các băng nhóm tội phạm không thể nào tồn tại được.
Ở vụ án của vợ chồng Đường - Dương, từ tội danh ban đầu là Cố ý gây thương tích, dần dần hàng loạt tội danh khác bị khởi tố, cùng với đó là những tố cáo một số cán bộ công an bao che, trong đó có ông Cao Giang Nam, Phó trưởng Công an Thành phố Thái Bình, theo ông, liệu vụ án này có khả năng xuất phát từ những mối quan hệ kiểu như thế hay không?
Băng nhóm tội phạm Đường - Dương hoạt động từ chục năm nay chứ không phải là mới. Vậy thì tại sao nó lại hoạt động được, đặc biệt trong giai đoạn từ giữa năm 2012 cho đến 2019 nó lộng hành một cách kinh khủng như thế? Đó là vì nó có thể đã được bảo kê của những cán bộ công an tiêu cực và có thể là cả những cá nhân nào đó ở chính quyền.
Không thể có chuyện công an không biết, không thể có chuyện chính quyền không biết về những hoạt động phạm tội của băng nhóm này. Chính vì thế mà tôi nghĩ, giả sử trong vụ án Đường - Dương, nếu không tìm ra được các đối tượng bảo kê cho băng nhóm tội phạm hoạt động thì là một sự thất bại hết sức cay đắng của chuyên án.
Nhà văn Nguyễn Như Phong: "Nếu không tìm được ai bao che, bảo kê cho vợ chồng giang hồ Đường - Dương thì sẽ là thất bại". Ảnh: Tùng Đinh.
Vụ này giải thích rất đơn giản, nếu không có cán bộ bảo kê "nó" không thể lộng hành một cách ngang nhiên như thế được. Đặc biệt là gần một năm rưỡi nay "nó" như kền kền ăn xác chết, mỗi một thi hài người ta mang đi hỏa táng ở Nam Định "nó" ăn 500 nghìn.
Suốt một thời gian dài như thế, tại sao công an ở đâu mà không biết? Tại sao người dân đã phản ánh, tố cáo nhưng không xử lý? Tóm lại là đối với những hành vi phạm tội trong vụ án này nếu nói công an không biết thì không ai nghe.
Bây giờ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình rất cứng rắn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đã có những chỉ đạo kiên quyết, mạnh mẽ thể hiện sự quan tâm đối với vụ việc này cho nên chắc chắn cơ quan điều tra sẽ phải tìm ra.
Những tội danh Cố ý gây thương tích, Cưỡng đoạt tài sản đã khá rõ ràng, còn những tội danh khác như trốn thuế, hối lộ… cũng cần phải được ban chuyên án triển khai điều tra làm rõ.
Thực ra thì tìm ra và làm rõ đối với vụ án này không khó, vấn đề là có đủ dũng cảm để “tìm ra” có ai đứng đằng sau để bảo kê hay không, có đủ dũng cảm để nhìn nhận những tồn tại như một sự khuyết tật của công tác quản lý giám sát hay không mà thôi.
Theo tôi, để tạo thế và lực cho Công an tỉnh Thái Bình thì nên có sự vào cuộc của Bộ Công an, của Cục điều tra hình sự Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và cả Ủy ban kiểm tra Trung ương… Vì nó sẽ liên quan đến những người đứng đầu tỉnh trong khoảng 10 năm.
Chúng ta đã nói nhiều về câu chuyện chống tham nhũng, tiêu cực, chống tội phạm bằng những khái niệm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, chúng ta cũng có những đánh giá “cơ quan điều tra Việt Nam thuộc diện giỏi nhất thế giới", tuy nhiên, với việc để cho những băng nhóm như Đường - Dương hoạt động trong một thời gian dài như thế, liệu có phải có những nguyên nhân khác như bọn chúng quá tinh vi hay không?
Theo Công ước La Hay, khái niệm về mafia được định nghĩa bởi 3 yếu tố. Thứ nhất đó là một băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, có phân công trách nhiệm, có ăn chia lợi nhuận bằng các hoạt động tẩy rửa tiền, buôn người, buôn bán ma túy. Thứ hai là thao túng được chính quyền. Thứ ba là thao túng được báo chí.
Nếu đối chiếu theo những tiêu chí mafia đó thì băng nhóm tội phạm có tổ chức Đường - Dương ở Thái Bình chưa hội đủ hết...
Tuy nhiên, nếu xét theo thực tế những gì mà băng nhóm này đã làm và làm được thì đây đích thực là một tổ chức mafia theo kiểu Việt Nam.
Bởi vì chúng có hai yếu tố quan trọng, đó là: Chúng thao túng được một bộ phận chính quyền, được một bộ phận chính quyền bảo kê và thao túng được một bộ phận báo chí. Chính vì thao túng được một bộ phận chính quyền nên mới có thể tồn tại được ngần ấy năm. Chính vì thao túng được một bộ phận báo chí nên mới có nhiều bài báo viết về cặp vợ chồng này như hát hay, ca ngợi lên đến tận mây xanh...
Sự tồn tại và lộng hành của Đường - Dương trong suốt gần chục năm - đặc biệt là trong giai đoạn từ 2017 đến 2019 thì chắc chắn chúng đã được ai đó "che chở"...
Chúng hoạt động không tinh vi, mang tính côn đồ, lưu manh rất rõ ràng, cũng từng bị báo chí lên tiếng, cảnh báo về các hoạt động của chúng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chính quyền các cấp đã làm ngơ, thậm chí dung túng…
Có thể nói rằng là các băng nhóm mafia ở Việt Nam về quy mô so với mafia Trung Quốc, Nga, Mỹ, Italia, Nhật Bản… thì tội phạm có tổ chức ở Việt Nam không là cái gì. Công an Việt Nam mình cũng đã đấu tranh một cách rất có hiệu quả đối với các băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức.
Thực tế là các băng nhóm tội phạm có tổ chức thành mạng lưới và liên kết với mafia quốc tế ở Việt Nam mình không có.
Vì vậy, tội phạm có tổ chức ở Việt Nam quy mô cực kỳ nhỏ và thường không tồn tại được lâu vì đến khi bị phát giác thì không bị cấp này đánh thì cấp kia cũng đánh.
Theo nhà văn Nguyễn Như Phong, vụ Đường - Dương là một băng nhóm tội phạm có tổ chức. Ảnh: Tùng Đinh
Không tìm được các đối tượng bảo kê vụ Đường Nhuệ là thất bại cay đắng
Một băng nhóm tội phạm có thể hoạt động từ 6 tháng trở lên thì chắc chắn có bảo kê. Từ vụ vợ chồng trùm Đường - Dương lộng hành, có dấu hiệu bao che ở Thái Bình đang được dư luận quan tâm, nhà văn Nguyễn Như Phong có những cảnh báo...
Nhà văn Nguyễn Như Phong. Ảnh: Tùng Đinh.
Là tác giả của nhiều tiểu thuyết, kịch bản phim với đề tài đấu tranh chống tội phạm của lực lượng công an như series "Chạy án", "Bí mật tam giác vàng", "Cổ cồn trắng"... hẳn ông phải am tường lắm về mối quan hệ giữa những cán bộ công an biến chất và các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Ông nghĩ gì về mối quan hệ này?Theo tôi biết thì các băng nhóm giang hồ, lưu manh, côn đồ hoạt động bằng các hình thức bảo kê bến bãi, buôn bán ma túy, chăn dắt gái mại dâm, thậm chí cả buôn người, đâm thuê chém mướn, cho vay nặng lãi, tổ chức cờ bạc là những loại tội phạm có tổ chức.
Lịch sử lực lượng công an trong khoảng 30 năm trở lại đây đã ghi nhận nhiều chuyên án lớn đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, hay như cách chúng ta vẫn thường gọi là "bọn xã hội đen"…
Có thể điểm ra như vụ Khánh Trắng, vụ Năm Cam... thời gian trước, hoặc gần đây nhất là các vụ côn đồ lộng hành ở Đồng Nai, Hòa Bình...
Và điển hình nhất là vụ Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương ở Thái Bình, cặp vợ chồng đang là tâm điểm của dư luận - những kẻ giang hồ, lưu manh núp bóng "doanh nhân".
Vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương. Ảnh: NLĐ.
Có thể khẳng định một điều là, với tất cả các băng nhóm xã hội đen có thể hoạt động được trong khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên thì chắc chắn có sự bảo kê. Rõ ràng nhất là sự bảo kê của cán bộ công an hư hỏng.
Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Bởi vì công an có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là đấu tranh với các loại tội phạm hình sự, giữ gìn bình yên cho cuộc sống.
Vì thế công an có nghiệp vụ, có mạng lưới cơ sở bí mật, có lực lượng trinh sát... và được đào tạo, được trang bị các vũ khí, phương tiện nghiệp vụ cần thiết… Cho nên không một băng nhóm tội phạm nào hoạt động mà công an không biết cả.
Vấn đề là biết rồi nhưng có đấu tranh triệt phá không hay lại dung túng, ngấm ngầm đồng lõa với chúng; thậm chí sử dụng chúng cho những mục đích xấu mà lại núp bóng" nghiệp vụ".
Anh em cảnh sát hình sự có câu rất hay: Đấu tranh chống tội phạm hình sự phải rất triệt để. Nhưng quan trọng là phải "triệt" chỗ nào và "để" chỗ nào.
Một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, nhưng chắc chắn rằng đối với các vụ án dính dáng đến các băng nhóm tội phạm có tổ chức nếu không có sự bảo kê của chính quyền, đặc biệt là lực lượng công an và trong chừng mực nào đó có cả lãnh đạo chính quyền các cấp thì các băng nhóm tội phạm không thể nào tồn tại được.
Ở vụ án của vợ chồng Đường - Dương, từ tội danh ban đầu là Cố ý gây thương tích, dần dần hàng loạt tội danh khác bị khởi tố, cùng với đó là những tố cáo một số cán bộ công an bao che, trong đó có ông Cao Giang Nam, Phó trưởng Công an Thành phố Thái Bình, theo ông, liệu vụ án này có khả năng xuất phát từ những mối quan hệ kiểu như thế hay không?
Băng nhóm tội phạm Đường - Dương hoạt động từ chục năm nay chứ không phải là mới. Vậy thì tại sao nó lại hoạt động được, đặc biệt trong giai đoạn từ giữa năm 2012 cho đến 2019 nó lộng hành một cách kinh khủng như thế? Đó là vì nó có thể đã được bảo kê của những cán bộ công an tiêu cực và có thể là cả những cá nhân nào đó ở chính quyền.
Không thể có chuyện công an không biết, không thể có chuyện chính quyền không biết về những hoạt động phạm tội của băng nhóm này. Chính vì thế mà tôi nghĩ, giả sử trong vụ án Đường - Dương, nếu không tìm ra được các đối tượng bảo kê cho băng nhóm tội phạm hoạt động thì là một sự thất bại hết sức cay đắng của chuyên án.
Nhà văn Nguyễn Như Phong: "Nếu không tìm được ai bao che, bảo kê cho vợ chồng giang hồ Đường - Dương thì sẽ là thất bại". Ảnh: Tùng Đinh.
Vụ này giải thích rất đơn giản, nếu không có cán bộ bảo kê "nó" không thể lộng hành một cách ngang nhiên như thế được. Đặc biệt là gần một năm rưỡi nay "nó" như kền kền ăn xác chết, mỗi một thi hài người ta mang đi hỏa táng ở Nam Định "nó" ăn 500 nghìn.
Suốt một thời gian dài như thế, tại sao công an ở đâu mà không biết? Tại sao người dân đã phản ánh, tố cáo nhưng không xử lý? Tóm lại là đối với những hành vi phạm tội trong vụ án này nếu nói công an không biết thì không ai nghe.
Bây giờ, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình rất cứng rắn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đã có những chỉ đạo kiên quyết, mạnh mẽ thể hiện sự quan tâm đối với vụ việc này cho nên chắc chắn cơ quan điều tra sẽ phải tìm ra.
Những tội danh Cố ý gây thương tích, Cưỡng đoạt tài sản đã khá rõ ràng, còn những tội danh khác như trốn thuế, hối lộ… cũng cần phải được ban chuyên án triển khai điều tra làm rõ.
Thực ra thì tìm ra và làm rõ đối với vụ án này không khó, vấn đề là có đủ dũng cảm để “tìm ra” có ai đứng đằng sau để bảo kê hay không, có đủ dũng cảm để nhìn nhận những tồn tại như một sự khuyết tật của công tác quản lý giám sát hay không mà thôi.
Theo tôi, để tạo thế và lực cho Công an tỉnh Thái Bình thì nên có sự vào cuộc của Bộ Công an, của Cục điều tra hình sự Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và cả Ủy ban kiểm tra Trung ương… Vì nó sẽ liên quan đến những người đứng đầu tỉnh trong khoảng 10 năm.
Chúng ta đã nói nhiều về câu chuyện chống tham nhũng, tiêu cực, chống tội phạm bằng những khái niệm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, chúng ta cũng có những đánh giá “cơ quan điều tra Việt Nam thuộc diện giỏi nhất thế giới", tuy nhiên, với việc để cho những băng nhóm như Đường - Dương hoạt động trong một thời gian dài như thế, liệu có phải có những nguyên nhân khác như bọn chúng quá tinh vi hay không?
Theo Công ước La Hay, khái niệm về mafia được định nghĩa bởi 3 yếu tố. Thứ nhất đó là một băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, có phân công trách nhiệm, có ăn chia lợi nhuận bằng các hoạt động tẩy rửa tiền, buôn người, buôn bán ma túy. Thứ hai là thao túng được chính quyền. Thứ ba là thao túng được báo chí.
Nếu đối chiếu theo những tiêu chí mafia đó thì băng nhóm tội phạm có tổ chức Đường - Dương ở Thái Bình chưa hội đủ hết...
Tuy nhiên, nếu xét theo thực tế những gì mà băng nhóm này đã làm và làm được thì đây đích thực là một tổ chức mafia theo kiểu Việt Nam.
Bởi vì chúng có hai yếu tố quan trọng, đó là: Chúng thao túng được một bộ phận chính quyền, được một bộ phận chính quyền bảo kê và thao túng được một bộ phận báo chí. Chính vì thao túng được một bộ phận chính quyền nên mới có thể tồn tại được ngần ấy năm. Chính vì thao túng được một bộ phận báo chí nên mới có nhiều bài báo viết về cặp vợ chồng này như hát hay, ca ngợi lên đến tận mây xanh...
Sự tồn tại và lộng hành của Đường - Dương trong suốt gần chục năm - đặc biệt là trong giai đoạn từ 2017 đến 2019 thì chắc chắn chúng đã được ai đó "che chở"...
Chúng hoạt động không tinh vi, mang tính côn đồ, lưu manh rất rõ ràng, cũng từng bị báo chí lên tiếng, cảnh báo về các hoạt động của chúng. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chính quyền các cấp đã làm ngơ, thậm chí dung túng…
Có thể nói rằng là các băng nhóm mafia ở Việt Nam về quy mô so với mafia Trung Quốc, Nga, Mỹ, Italia, Nhật Bản… thì tội phạm có tổ chức ở Việt Nam không là cái gì. Công an Việt Nam mình cũng đã đấu tranh một cách rất có hiệu quả đối với các băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức.
Thực tế là các băng nhóm tội phạm có tổ chức thành mạng lưới và liên kết với mafia quốc tế ở Việt Nam mình không có.
Vì vậy, tội phạm có tổ chức ở Việt Nam quy mô cực kỳ nhỏ và thường không tồn tại được lâu vì đến khi bị phát giác thì không bị cấp này đánh thì cấp kia cũng đánh.
Theo nhà văn Nguyễn Như Phong, vụ Đường - Dương là một băng nhóm tội phạm có tổ chức. Ảnh: Tùng Đinh
Moi to chuc toi pham o VN ton tai duoc la do co BAO KE -vi to chuc toi pham MAFIA lon nhat la luc luong CA -vay thi cac to chuc toi pham khac SONG hay CHET do CA quyet dinh ---bon Duong Nhue thi rat tep rui chu cha co gi tinh vi ---chi lay thit de nguoi va mua chuoc bao chi de duoc ca ngoi--khi da co lanh dao CQ va CA bao ke.
Trả lờiXóa