Về miền gái đẹp bậc nhất miệt Cửu Long
Dân Việt - Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 30km, Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) từ lâu đã nổi tiếng là miền gái đẹp bậc nhất ở miệt sông nước Cửu Long.Nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 30km, Nha Mân (xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) từ lâu đã nổi tiếng với câu ca dao: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh. Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân” để chỉ miền gái đẹp bậc nhất ở miệt sông nước Cửu Long. Vậy điều gì đã khiến con gái Nha Mân hầu hết đều “sắc nước, hương trời” đến vậy?
Chợ Nha Mân ngay trung tâm thị trấn
Yếu tố lai giữa 3 dân tộc?
Những ngày cuối tháng 7 vừa rồi, tôi có dịp trở lại Nha Mân trong một chuyến công tác. Ở đây, hỏi bất kỳ ai về gốc tích nhan sắc con gái Nha Mân, bà con đều kể giống như in về cuộc binh biến thời Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Đó là trận Rạch Gầm - Xoài Mút đêm 19 rạng 20.1 năm 1785, Nguyễn Huệ đánh tan hai vạn quân Xiêm-Nguyễn. Sau khi thua trận thì bầu đoàn thê tử của Nguyễn Ánh chạy về lánh nạn ở rạch Nha Mân (nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Những ngày cuối tháng 7 vừa rồi, tôi có dịp trở lại Nha Mân trong một chuyến công tác. Ở đây, hỏi bất kỳ ai về gốc tích nhan sắc con gái Nha Mân, bà con đều kể giống như in về cuộc binh biến thời Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Đó là trận Rạch Gầm - Xoài Mút đêm 19 rạng 20.1 năm 1785, Nguyễn Huệ đánh tan hai vạn quân Xiêm-Nguyễn. Sau khi thua trận thì bầu đoàn thê tử của Nguyễn Ánh chạy về lánh nạn ở rạch Nha Mân (nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp).
Trên đường tháo thân, vì bị quân Tây Sơn truy đuổi gắt gao. Nguyễn Ánh đã gạt nước mắt, bỏ lại hàng trăm cung tần mỹ nữ dọc đường, cho lên tá túc ở các làng bên bờ sông Tiền, trong đó có vùng Nha Mân (Châu Thành, Đồng Tháp). Những mỹ nhân này sau đó lấy chồng là người địa phương, sinh con đẻ cái. Chính nhờ “nguồn gien cung phi mỹ nữ”, xứ Nha Mân mới có nhiều thiếu nữ đẹp như vậy.
Thế nhưng, chúng tôi tìm mãi trong sử sách của triều Nguyễn không hề ghi chép chi tiết này. Một lần gặp được thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu - Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp, ông cho biết: “Theo sách Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (gia phả nhà Nguyễn), thì năm lên 13 tuổi (1774), Nguyễn Ánh đã bắt đầu “chạy giặc” vào miền Nam khi quân Trịnh tấn công vào Thuận Hóa.
Những năm sau đó, cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và quân Tây Sơn diễn ra ngày càng khốc liệt, nhiều lần thua trận, ông bị quân Tây Sơn truy đuổi ráo riết, sống lưu lạc khắp nơi, trong đó có lần cầu viện quân Xiêm như đã nói. Nếu tính từ lúc Nguyễn Ánh vào Gia Định (1775) cho đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), thì đây là khoảng thời gian Nguyễn Ánh phải bôn ba khắp nơi, lúc thì trốn chạy, lúc lo gầy dựng binh lực để đánh quân Tây Sơn.
Trong hoàn cảnh như vậy, liệu ông có thể lập cho mình “năm thê bảy thiếp”? Mặt khác, nhiều câu chuyện trong dân gian kể rằng, có thời điểm, Nguyễn Ánh phải bôn tẩu một thân một mình, không nhà không cửa, sống nhờ sự đùm bọc của dân miền Nam. Vậy, nếu lập bầu đoàn thê tử thì họ sống ở đâu?... Ngày nay khoa học cũng đã chứng minh rồi, cha mẹ đẹp chưa chắc gì sinh con ra đã đẹp”. Ông Hiếu nói.
Thế nhưng, chúng tôi tìm mãi trong sử sách của triều Nguyễn không hề ghi chép chi tiết này. Một lần gặp được thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu - Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp, ông cho biết: “Theo sách Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (gia phả nhà Nguyễn), thì năm lên 13 tuổi (1774), Nguyễn Ánh đã bắt đầu “chạy giặc” vào miền Nam khi quân Trịnh tấn công vào Thuận Hóa.
Những năm sau đó, cuộc chiến giữa nhà Nguyễn và quân Tây Sơn diễn ra ngày càng khốc liệt, nhiều lần thua trận, ông bị quân Tây Sơn truy đuổi ráo riết, sống lưu lạc khắp nơi, trong đó có lần cầu viện quân Xiêm như đã nói. Nếu tính từ lúc Nguyễn Ánh vào Gia Định (1775) cho đến trận Rạch Gầm - Xoài Mút (1785), thì đây là khoảng thời gian Nguyễn Ánh phải bôn ba khắp nơi, lúc thì trốn chạy, lúc lo gầy dựng binh lực để đánh quân Tây Sơn.
Trong hoàn cảnh như vậy, liệu ông có thể lập cho mình “năm thê bảy thiếp”? Mặt khác, nhiều câu chuyện trong dân gian kể rằng, có thời điểm, Nguyễn Ánh phải bôn tẩu một thân một mình, không nhà không cửa, sống nhờ sự đùm bọc của dân miền Nam. Vậy, nếu lập bầu đoàn thê tử thì họ sống ở đâu?... Ngày nay khoa học cũng đã chứng minh rồi, cha mẹ đẹp chưa chắc gì sinh con ra đã đẹp”. Ông Hiếu nói.
Nữ sinh Nha Mân
Nếu gái đẹp Nha Mân không phải di truyền từ cung tần mỹ nữ của Nguyễn Ánh, thì bắt nguồn từ đâu? Hàng trăm năm qua, ở vùng đất Nha Mân, dân gian vẫn còn kể về sự tích cô Hai Hiên với màu sắc huyền bí.
Chuyện xảy ra vào năm Mậu Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 11, tức năm 1858 tại thôn Phú Nhuận, tổng An Mỹ, huyện An Xuyên, tỉnh An Giang, nay là ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (từ năm 1967 - 1975 khu vực này thuộc tỉnh Sa Đéc, bên bờ sông Tiền, cách chân cầu Mỹ Thuận 8km, bờ nam, phía thượng nguồn, địa danh dân gian gọi là Nha Mân, bởi có con rạch cùng tên chảy qua).
Ông Hương Cả làng Phú Nhuận tên Phạm Văn Cần cưới người vợ tên Võ Thị Niên và sinh được một người con gái tên Phạm Thị Liên (thường gọi là cô hai Hiên). Cô hai Hiên càng lớn càng xinh đẹp nhất vùng, nhiều người danh gia, thế phiệt đem trầu cau dạm hỏi nhưng đều bị cô từ chối. Vào ngày 25 tháng 8, năm Mậu Thìn (1858), cô hai Hiên tròn đôi tám, một buổi chiều dạo chơi trên bờ sông Nha Mân, bỗng nghe tiếng gọi đò. Người đưa đò đi vắng, tiếng bà lão gọi hối hả bên kia sông như có chuyện cần kíp. Động lòng, cô Hai nhảy xuống chèo đò rước bà lão.
Đò ra giữa dòng Nha Mân chảy xiết, khiến cô chới với té nhào xuống sông. Mọi người tri hô lên, ông Cả hay tin chạy ra vớt con lên thì cô đã tắt hơi. Đau lòng trước cái chết của cô con gái, ông cả Cần oán trách cao xanh. Trong nhà ông từ lâu có thờ bức tượng Quan Công, biểu trưng cho lòng trung cang nghĩa khí.
Nghĩ rằng, ngài Quan Công đáng ra phải soi xét công minh không để ông phải mất đi đứa con gái mà ông yêu quý nhất trên đời, nên trong cơn quẫn trí, ông Cần nghĩ rằng ngài Quan Công phải được chôn theo con ông để còn phân giải khi Diêm vương phán xét. Thế là ông lấy bức tượng Quan Vân Trường đắp lên thi hài con gái. Kỳ lạ thay, mấy ngày sau, người trong làng hằng ngày cứ đến nhà kể cho ông nghe chuyện thường xuyên gặp cô Hai đi chợ, thậm chí là chuyện cô Hai “quá giang” ghe bầu ra Huế. Những lúc gặp nạn, chỉ có ghe mà cô quá giang là an toàn. Từ đó, người Nha Mân lập miếu thờ cô Hai với tên gọi “Cô Hai Hiên” - giống như tín ngưỡng bà Liễu Hạnh.
Câu chuyện trên cho thấy rằng, trong truyền thuyết về cô Hai Hiên có xuất hiện giao thoa tín ngưỡng người Hoa và người Việt. Chuyện ông Cả Cần thờ Quan Thánh đế quân chứng tỏ đó là tín ngưỡng người Hoa. Chuyện cô Hai Hiên độ trì ghe bầu đi biển ra Huế giống y chang tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa. Cuối cùng thì dân đồng bằng tín ngưỡng cô Hai Hiên như Bà Liễu Hạnh người Việt.
Từ những luận cứ trên, có thể đưa ra một giả thuyết vùng đất Nha Mân là vùng đất có cả 3 dân tộc: Việt-Hoa từ xa đến cộng cư với người Khmer bản địa. Cách Nha Mân 3km về phía hạ nguồn sông Tiền là rạch Cái Tàu hạ, chứng minh có người Tàu sinh sống. Chính sự quần cư này đã tạo điều kiện sinh ra những cô gái lai 3 dòng máu nên rất đẹp.
Một thời gái đẹp Nha Mân
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, cũng chắc chắn một điều rằng rằng, Nha Mân là một miền gái đẹp bậc nhất ở miệt sông nước Cửu Long. Hôm tôi trở lại Nha Mân, cụ Phan Thị Lợi (82 tuổi) là một trong những mỹ nhân của miền gái đẹp ngày trước. Theo lời cụ Lợi, ngày xưa, con gái Nha Mân, không chỉ đẹp nết mà còn đẹp người.
Cuộc sống của họ cũng đơn giản như bao cô gái ở những vùng quê khác: Ra đồng, làm vườn… Nhà ông Quản Chức thì có chị Tám Ngự, chị Mười Xinh đẹp người đẹp nết. Hay nhà thầy giáo Chữ cũng có con gái đẹp. Chị Bảy Nhẫy, cô Tư Nga là những người mà phụ nữ nhìn cũng mê…
Chuyện xảy ra vào năm Mậu Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 11, tức năm 1858 tại thôn Phú Nhuận, tổng An Mỹ, huyện An Xuyên, tỉnh An Giang, nay là ấp Tân Hòa, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (từ năm 1967 - 1975 khu vực này thuộc tỉnh Sa Đéc, bên bờ sông Tiền, cách chân cầu Mỹ Thuận 8km, bờ nam, phía thượng nguồn, địa danh dân gian gọi là Nha Mân, bởi có con rạch cùng tên chảy qua).
Ông Hương Cả làng Phú Nhuận tên Phạm Văn Cần cưới người vợ tên Võ Thị Niên và sinh được một người con gái tên Phạm Thị Liên (thường gọi là cô hai Hiên). Cô hai Hiên càng lớn càng xinh đẹp nhất vùng, nhiều người danh gia, thế phiệt đem trầu cau dạm hỏi nhưng đều bị cô từ chối. Vào ngày 25 tháng 8, năm Mậu Thìn (1858), cô hai Hiên tròn đôi tám, một buổi chiều dạo chơi trên bờ sông Nha Mân, bỗng nghe tiếng gọi đò. Người đưa đò đi vắng, tiếng bà lão gọi hối hả bên kia sông như có chuyện cần kíp. Động lòng, cô Hai nhảy xuống chèo đò rước bà lão.
Đò ra giữa dòng Nha Mân chảy xiết, khiến cô chới với té nhào xuống sông. Mọi người tri hô lên, ông Cả hay tin chạy ra vớt con lên thì cô đã tắt hơi. Đau lòng trước cái chết của cô con gái, ông cả Cần oán trách cao xanh. Trong nhà ông từ lâu có thờ bức tượng Quan Công, biểu trưng cho lòng trung cang nghĩa khí.
Nghĩ rằng, ngài Quan Công đáng ra phải soi xét công minh không để ông phải mất đi đứa con gái mà ông yêu quý nhất trên đời, nên trong cơn quẫn trí, ông Cần nghĩ rằng ngài Quan Công phải được chôn theo con ông để còn phân giải khi Diêm vương phán xét. Thế là ông lấy bức tượng Quan Vân Trường đắp lên thi hài con gái. Kỳ lạ thay, mấy ngày sau, người trong làng hằng ngày cứ đến nhà kể cho ông nghe chuyện thường xuyên gặp cô Hai đi chợ, thậm chí là chuyện cô Hai “quá giang” ghe bầu ra Huế. Những lúc gặp nạn, chỉ có ghe mà cô quá giang là an toàn. Từ đó, người Nha Mân lập miếu thờ cô Hai với tên gọi “Cô Hai Hiên” - giống như tín ngưỡng bà Liễu Hạnh.
Câu chuyện trên cho thấy rằng, trong truyền thuyết về cô Hai Hiên có xuất hiện giao thoa tín ngưỡng người Hoa và người Việt. Chuyện ông Cả Cần thờ Quan Thánh đế quân chứng tỏ đó là tín ngưỡng người Hoa. Chuyện cô Hai Hiên độ trì ghe bầu đi biển ra Huế giống y chang tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa. Cuối cùng thì dân đồng bằng tín ngưỡng cô Hai Hiên như Bà Liễu Hạnh người Việt.
Từ những luận cứ trên, có thể đưa ra một giả thuyết vùng đất Nha Mân là vùng đất có cả 3 dân tộc: Việt-Hoa từ xa đến cộng cư với người Khmer bản địa. Cách Nha Mân 3km về phía hạ nguồn sông Tiền là rạch Cái Tàu hạ, chứng minh có người Tàu sinh sống. Chính sự quần cư này đã tạo điều kiện sinh ra những cô gái lai 3 dòng máu nên rất đẹp.
Một thời gái đẹp Nha Mân
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, cũng chắc chắn một điều rằng rằng, Nha Mân là một miền gái đẹp bậc nhất ở miệt sông nước Cửu Long. Hôm tôi trở lại Nha Mân, cụ Phan Thị Lợi (82 tuổi) là một trong những mỹ nhân của miền gái đẹp ngày trước. Theo lời cụ Lợi, ngày xưa, con gái Nha Mân, không chỉ đẹp nết mà còn đẹp người.
Cuộc sống của họ cũng đơn giản như bao cô gái ở những vùng quê khác: Ra đồng, làm vườn… Nhà ông Quản Chức thì có chị Tám Ngự, chị Mười Xinh đẹp người đẹp nết. Hay nhà thầy giáo Chữ cũng có con gái đẹp. Chị Bảy Nhẫy, cô Tư Nga là những người mà phụ nữ nhìn cũng mê…
Bia mộ cô Hai Hiên
Hằng năm, cứ tết đến, đám trai làng thường kiếm cớ đi chợ tết để nhìn đám con gái làng mình. Cũng theo lời bà, hồi đầu thế kỷ 20, vua Cao Miên cũng tìm sang đây cưới vợ. “Thời xưa, con gái tụi tui chỉ đua nhau may đồ bà ba, tóc dài cả thước. Mỗi lúc đi ruộng là khăn rằn quấn không muốn hết búi tóc trên đầu. Tối về gội đầu là má hay chị em phải phụ. Mà không hiểu sao hồi đó đi mần ruộng cứ phơi cái mặt ra chứ có bịt khăn như giờ đâu, vậy mà da đứa nào cũng trắng”.
Nức tiếng với gái Nha Mân ai ai cũng đẹp, theo người dân, người được mang danh hoa khôi ở đây là bà Nguyễn Ngọc Tiết, con gái ông cả Trọng giàu có nhất vùng. Được sự hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà bà Tiết. Ông Trần Văn Mão, 82 tuổi (chồng bà Tiết) cho biết một tai nạn cách đây mười năm đã lấy đi sinh mạng của bà. Ông kể với vợ với nỗi buồn nhưng xen lẫn tự hào: “Xưa vợ tôi là hoa khôi xứ này đó, nhiều người hỏi cưới bả không chịu, ưng phải tôi nên cuộc đời bà ấy khổ lúc về già”.
Ông nhớ lại, cô gái thứ 11 của ông Cả Trọng (thường gọi cô Mười Một) vốn nổi tiếng là hoa khôi trong vùng. Khi tốt nghiệp tú tài, cô lên Sài Gòn học và quen ông Ba Nhẫn (lúc đó là nhân viên văn thư cho một công ty nhỏ), để lại sự nuối tiết cho nhiều chàng trai nơi đây. Lấy nhau và sinh được hai người con thì giặc Pháp càn vào, ông bà dắt dìu nhau về quê vợ sinh sống.
Cứ tưởng cuộc sống thế là an nhàn, vợ chồng ông sanh thêm 5 người con nữa. Sau giải phóng, vợ chồng ông phải làm thuê làm mướn để mưu sinh. “Nói ngay, gái Nha Mân đẹp người lại đẹp nết, công việc nội trợ giỏi lắm. Nói không phải “mèo khen mèo dài đuôi”, như vợ tôi là một tiểu thư nhưng tháo vác mọi thứ.
Khi gia sản không còn gì, hằng ngày tôi đạp xích lô, vợ tôi ngoài việc đồng án còn nội trợ ở nhà để phụ chồng nuôi con ăn học. Nay 7 đứa con của tôi đều có nghề nghiệp ổn định thì bà ấy bỏ tôi mà đi. Nhưng gái Nha Mân giỏi giang, đó là chuyện của 60 chục năm về trước. Còn con gái bây giờ “loãng” hết rồi. Họ chê công việc ở đây chân lấm tay bùn, bỏ đi xứ khác làm ăn hoặc lấy chồng nước ngoài hết rồi…”.
Hào Hiệp (Dòng Đời)
Nức tiếng với gái Nha Mân ai ai cũng đẹp, theo người dân, người được mang danh hoa khôi ở đây là bà Nguyễn Ngọc Tiết, con gái ông cả Trọng giàu có nhất vùng. Được sự hướng dẫn, chúng tôi tìm đến nhà bà Tiết. Ông Trần Văn Mão, 82 tuổi (chồng bà Tiết) cho biết một tai nạn cách đây mười năm đã lấy đi sinh mạng của bà. Ông kể với vợ với nỗi buồn nhưng xen lẫn tự hào: “Xưa vợ tôi là hoa khôi xứ này đó, nhiều người hỏi cưới bả không chịu, ưng phải tôi nên cuộc đời bà ấy khổ lúc về già”.
Ông nhớ lại, cô gái thứ 11 của ông Cả Trọng (thường gọi cô Mười Một) vốn nổi tiếng là hoa khôi trong vùng. Khi tốt nghiệp tú tài, cô lên Sài Gòn học và quen ông Ba Nhẫn (lúc đó là nhân viên văn thư cho một công ty nhỏ), để lại sự nuối tiết cho nhiều chàng trai nơi đây. Lấy nhau và sinh được hai người con thì giặc Pháp càn vào, ông bà dắt dìu nhau về quê vợ sinh sống.
Cứ tưởng cuộc sống thế là an nhàn, vợ chồng ông sanh thêm 5 người con nữa. Sau giải phóng, vợ chồng ông phải làm thuê làm mướn để mưu sinh. “Nói ngay, gái Nha Mân đẹp người lại đẹp nết, công việc nội trợ giỏi lắm. Nói không phải “mèo khen mèo dài đuôi”, như vợ tôi là một tiểu thư nhưng tháo vác mọi thứ.
Khi gia sản không còn gì, hằng ngày tôi đạp xích lô, vợ tôi ngoài việc đồng án còn nội trợ ở nhà để phụ chồng nuôi con ăn học. Nay 7 đứa con của tôi đều có nghề nghiệp ổn định thì bà ấy bỏ tôi mà đi. Nhưng gái Nha Mân giỏi giang, đó là chuyện của 60 chục năm về trước. Còn con gái bây giờ “loãng” hết rồi. Họ chê công việc ở đây chân lấm tay bùn, bỏ đi xứ khác làm ăn hoặc lấy chồng nước ngoài hết rồi…”.
Hào Hiệp (Dòng Đời)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét