Hoan hô và cám ơn luật sư Lê Văn Luân. Dư luận đánh giá cao bài bào chữa rất hay của luật sư Lê Văn Luân. Luật sư cho rằng không thể kết tội người dân phản kháng chính đáng kẻ đang hoạt động bất hợp pháp, tức kẻ đang phạm tội. Việc này tương tự như trường hợp khi bị bọn cướp chặn đường đòi tiền mãi lộ, người dân có quyền phản kháng, được pháp luật thừa nhận là quyền tự vệ chính đáng chứ không thể bị coi là có tội. Nếu chính quyền kết tội người dân trong trường hợp này thì chứng tỏ chính quyền đang bảo kê cho tội phạm.
Bào chữa cho bị cáo: Đặng Thị Huệ
Tội danh bị truy tố: Gây rối trật tự công cộng, Điều 318 BLHS 2015.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2020
Thưa Hội đồng Xét xử,
Có vài tình huống pháp lý quan trọng và cũng nghiêm trọng sẽ được tôi nêu ra và giải quyết ngay dưới đây.
I. Về yêu cầu bắt buộc đối với thủ tục xét xử
Việc xét xử bị cáo Huệ, cũng như bị cáo Tiến với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, được dựa trên căn cứ khởi tố có cấu thành cơ bản là bị cáo “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” – tình tiết được lấy làm cấu thành cơ bản là hành vi vi phạm hành chính ngày 20/05/2019, được xác lập bởi Quyết định (số 188) của Trưởng công an huyện Sóc Sơn.
Tuy nhiên, Quyết định xử phạt hành chính số 188 này đang bị bị cáo Huệ khởi kiện ra Toà án huyện Sóc Sơn để xem xét về tính hợp pháp của nó (cùng Biên bản xử phạt) - Phiếu nhận Đơn khởi kiện vụ án hành chính số 05 ngày 02/08/2019, người nhận là Nguyễn Thanh Tùng.
Như vậy, Quyết định xử phạt hành chính được lấy làm cơ sở để truy tố và xét xử, đang bị khởi kiện để xem xét về giá trị pháp lý của nó trên thực tế. Với yêu cầu khởi kiện của bị cáo Tiến, Toà án huyện Sóc Sơn đã thụ lý theo thủ tục tố tụng hành chính để giải quyết.
Do đó, để đảm bảo quyền được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện của mọi công dân, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo; đảm bảo khoa học xét xử, khoa học pháp lý trong luật hình sự về tố tụng và nội dung; đảm bảo vấn đề xét xử công bằng và dựa trên một trình tự hợp pháp - vụ án hình sự này cần được và buộc phải tạm đình chỉ xét xử để chờ kết quả giải quyết cuối cùng có hiệu lực của vụ án hành chính đối với việc xử phạt hành chính ngày 20/05/2019 của bị cáo Huệ. Vì thế, buộc phải xem xét tính hợp pháp về mặt cấu thành tội danh (luật nội dung) thông qua vụ án hành chính để, từ đó, có cơ sở xác lập một trình tự tố tụng hình sự hợp pháp (luật tố tụng).
Với một sự khẩn thiết cẩn trọng, đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc và ra quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ án ngay lập tức tại phiên toà này. Đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo Huệ, từ “tạm giam” bằng “cấm đi khỏi nơi cư trú” để bị cáo có thể thực hiện kịp thời và tốt nhất các quyền của mình.
II. Về các nội dung của các cáo buộc đối với bị cáo
1. Hành vi can thiệp thô bạo vào việc xét xử và tiến trình tố tụng của Toà án và cơ quan tiến hành tố tụng khác
Điều đầu tiên mà tôi muốn nói tới, như là một căn cứ cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng vào các nguyên tắc cao nhất của việc tuân thủ luật pháp, là một văn bản có tính “quy kết định hướng” tại Bút lục số 269 – với nội dung mà nó làm cho tất cả chúng ta phải kinh ngạc – sự can thiệp vào hoạt động độc lập của các cơ quan tiến hành tố tụng và làm cho lung lay các quyền cơ bản của công dân, quyền con người.
Văn bản số 54/CV-LNNC, kết quả cuộc họp liên ngành ba ngành tố tụng, ban hành ngày 14/10/2019, được lập nên bởi bao gồm cả những người trực tiếp là người tiến hành tố tụng trong vụ án và người đứng đầu các thiết chế tư pháp – Chánh án Toà án huyện Sóc Sơn, ông Nguyễn Mậu Trường; Viện phó, cũng là kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát pháp luật và giữ quyền công tố tại phiên toà, ông Hoàng Văn Long; Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sóc Sơn, Thượng tá Nguyễn Văn Quyền - văn bản này nêu rõ việc coi vụ án đối với bị can, bị cáo Đặng Thị Huệ là “xác định án điểm” và cần phải được dùng để tuyên truyền phòng ngừa cho loại tội phạm này, cũng từ đó, vụ án sẽ được đưa ra xử điểm tại địa phương. Văn bản được ban hành ngay cả khi giai đoạn điều tra chưa kết thúc (bản Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra được ra ngày 14/01/2020 và Cáo trạng của Viện Kiểm sát được ra ngày 04/03/2020).
Văn bản số 54 đã xâm phạm trực diện vào nguyên tắc độc lập của toà án – điều mà bị nghiêm cấm và sẽ (phải) bị trừng trị (Điều 103 Hiến pháp 2013 và được nhắc lại tại Điều 23 BLTTHS 2015, đã ấn định nguyên tắc tối cao về sự độc lập chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân); đồng thời nó cũng chi phối, ảnh hưởng tới hoạt động tố tụng tại giai đoạn điều tra và truy tố, mà những hoạt động này phải đảm bảo các nguyên tắc “tuân thủ pháp luật” dựa trên sự thật khách quan theo trình tự đã được luật định nêu tại Điều 19 và Điều 20 BLTTHS 2015.
Không những vậy, việc can thiệp bằng văn bản số 54 này đã xâm phạm nghiêm trọng hoặc ít nhất là đe doạ trực tiếp việc tước bỏ quyền con người và cũng là nguyên tắc tối cao thứ hai được Hiến định – nguyên tắc suy đoán vô tội – do bản thân nó đã ấn định một sự định hướng kết tội khá rõ ràng cho bị cáo ngay kể từ giai đoạn điều tra mà các thiết chế Toà án và Viện kiểm sát đều tham gia vào.
Việc can thiệp với tinh thần xác định vụ việc là “án điểm” và ấn định nội dung “hành vi của Huệ và Tiến cấu thành tội Gây rối trật tự công cộng” – ngoài việc mang thiên kiến thống nhất kết tội, nó còn cho thấy những người này đã sử dụng cách thức làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi còn chưa bị xét xử (mới đang được điều tra). Nó đẩy bị can, bị cáo vào một tình thế bất lợi và hoàn toàn không được hưởng bất kỳ tình tiết hay yếu tố nào về sự bình đẳng trước pháp luật (Điều 16 Hiến pháp) và quyền được xét xử công bằng (Điều 31 Hiến pháp).
Qua những dấu hiệu và các biểu hiện ấy, có thể nói rằng, đó là hành vi phá huỷ luật pháp, xâm phạm quyền công dân và trực tiếp chi phối, gây ảnh hưởng cũng như làm thay đổi tiến trình tố tụng và theo đó là phán quyết của Toà án, Hội đồng xét xử - mà những hành động này đều bị nghiêm cấm và phải bị trừng trị theo Hiến pháp và luật pháp.
2. Các hành động của bị cáo được tìm thấy như là các hành vi có sự chỉ dẫn và cơ sở của luật pháp lẫn đạo đức, xuất phát từ các sai trái kéo dài và có hệ thống của chính sách
Tại sao tôi lại nói như vậy? Dựa vào các chứng cứ khá đầy đủ và minh thị có trong hồ sơ đang được sử dụng tại phiên toà này để xét xử bị cáo.
Những sự kiện hoặc hành động tại hai mục (ký hiệu bởi các chữ ‘i’) sau đây sẽ được coi là đúng, và hẳn nhiên là hợp pháp, cấu thành quyền hoặc nghĩa vụ của những bên tham gia:
i. Thời gian dừng đỗ tại Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài: Không dừng đỗ quá 05 (năm) phút. Như vậy, dừng đỗ từ 05 phút trở xuống sẽ được coi là không vi phạm quy chế mà do chính Công ty Vietracimex 8 ấn định;
ii. Các hoạt động của Trạm thu phí BTL – NB là hoàn toàn công khai và họ phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình trước những yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng, tại chỗ hoặc là tại một địa điểm xác định được thông báo, chỉ dẫn cụ thể để giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, yêu cầu của họ. Nếu không đảm bảo những điều này, họ đang thực hiện sai nghĩa vụ của mình.
Xét trong từng vấn đề cụ thể.
a. Yêu cầu đối với bối cảnh của hành động của bị cáo
Chính vì hai sự kiện trên mà, như trong hồ sơ có các video được thu thập làm bằng chứng chứng minh hành vi của bị cáo phạm vào tội mà các cơ quan cáo buộc, các video là chứng cứ (đã được giám định) phải được trình chiếu công khai và đầy đủ tại phiên toà. Việc từ chối trình chiếu video là vi phạm quy định của BLTTHS và cũng sẽ làm cho việc chứng minh trở nên bất khả thi hoặc là sai lệch, bởi nó dẫn tới hai vấn đề được xem là quan trọng nhất mà nó phải được thấy rõ và cần được giải quyết:
• Thứ nhất, không thể thấy biết được hành vi, bao gồm cả hành động thể chất và lời nói, của bị cáo – tức bà Huệ. Từ đây không thể xác định được bị cáo đã vi phạm hay đã tuân thủ đúng mục (2.i); và
• Thứ hai, không thể thấy biết, một cách chắc chắn và chính xác, nhân viên và hoặc người có trách nhiệm của Công ty Vietracimex 8 đã thực sự đảm bảo rằng họ đã làm đúng và đầy đủ nghĩa vụ tại mục (2.ii) hay chưa; và cũng có thể, điều này rất quan trọng, nhân viên của Trạm thu phí BTL – NB đã thực hiện sai nghĩa vụ của mình để dẫn tới các phản ứng (chỉ là hệ quả) của khách hàng – là bà Huệ, lúc này đang là một công dân – người mà sau đó đã chủ động nộp tiền phí dịch vụ cho nhân viên của Trạm thu phí – nhưng đã bị nhân viên của Trạm thu phí từ chối, bằng việc, nhân viên đã thu tiền, đi vào trong cabin, trở ra rồi trả lại tiền cho bà Huệ mà không phải là vé qua Trạm. Trong khi, liền trước đó, cũng chính nhân viên này đã đóng cửa cabin chốt bán vé sau khi bị bà Huệ hỏi về thông tin cùng lời đề nghị được cung cấp văn bản, tài liệu đối với việc khai thác Trạm BOT và có khiếu nại về dịch vụ “không đúng” vì Trạm BOT đặt sai vị trí.
b. Hành động của bị cáo xuất phát từ một “cái sai cố hữu” của bên cung ứng dịch vụ công
Sai phạm và bất cập về vị trí đặt Trạm thu phí BTL – NB đã được các cơ quan có thẩm quyền đề cập và thừa nhận rất nhiều lần trước dư luận – đặt tại tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, nhưng lại thu hoàn vốn cho một tuyến đường khác là tuyến tránh Vĩnh Yên.
Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận điều này ngày 12/06/2018, công khai trên báo Dân Trí. Mặt khác, theo Công văn trả lời của Bộ GTVT ngày 24/02/2020 gửi Đoàn Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, Bộ GTVT đã thừa nhận các bất cập và có đề xuất xử lý từ năm 2013, năm 2014 (ví dụ nhà nước mua lại và dỡ bỏ Trạm) và tới thời điểm này Bộ GTVT tiếp tục đề xuất dừng hoàn toàn việc thu phí đối với Trạm thu phí BTL - NB. Song cùng với đó, là sự thừa nhận và kèm theo kiến nghị dỡ bỏ Trạm thu phí BTL – NB từ Sở GTVT Hà Nội công khai trên các tờ báo, cũng đã được dư luận đồng tình và thúc giục để sớm ổn định đời sống của người dân.
Với các bất cập, tồn tại do đặt sai vị trí của Trạm thu phí BTL – NB, người dân bức xúc và phản đối quyết liệt thông qua hai khía cạnh: đầu tiên là, tính liên tục trong một thời gian dài; và thứ hai là, không chỉ ở một nơi mà người dân ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước đều quan tâm và phản đối.
Vì vậy, sự phản đối của bị cáo đối với Trạm thu phí BTL – NB dành cho việc thu phí khi lưu thông qua đây là phản đối chính đáng của cả hai vai trò hợp pháp: một – người bị buộc phải sử dụng dịch vụ, mà thực tế hoàn toàn không sử dụng bất kỳ tiện tích nào của dịch vụ; và, hai – người giám sát, tham gia quản lý nhà nước theo quyền và trách nhiệm công dân (Điều 8, Điều 28 Hiến pháp); đồng thời với hai vai trò nêu trên, hành động của bị cáo còn được xem xét dưới góc độ của nhận thức và lương tâm của hành động từ mục đích đạo đức trước một việc sai trái (cái sai cố hữu) một cách công khai, không chỉ vậy còn kéo dài rất nhiều năm.
Chính vì các lẽ đó, có thể nhận định, hành vi của bị cáo không thể cấu thành bất cứ tội danh nào.
3. Bị cáo bị đặt vào tình thế buộc phải trở nên vi phạm
Hành động của bị cáo, mặc dù phù hợp với không-thời gian cho phép, lại đã bị lực lượng thực thi giữ gìn trật tự làm cho và đặt bị cáo vào tình thế không thể không vi phạm với hai sự nhận diện:
c. Phía trước đầu xe của bị cáo là rào chắn barie đặt ngang chặn các xe di chuyển tiến lên (theo quy định); và đồng thời
d. Theo thời gian hiển thị trên trích lục hình ảnh từ camera, chỉ sau chưa tới 03 phút (nhỏ hơn 5 phút theo quy định) dừng đỗ, hoàn toàn đúng và đảm bảo trong khoảng thời gian của Trạm BOT ấn định (xem bảng biển), có viên công sự đã đặt các phao hình nón chắn phía sau xe của bị cáo (khoảng cách ước chừng chỉ trên dưới 3m-5m tính từ mép sau cùng của xe), khiến cho xe của bị cáo không thể lùi lại để thoát ra nếu không sử dụng dịch vụ của Vietracimex 8.
Trong khi:
Bị cáo tuân thủ điều kiện dừng đỗ tại mục (2.i);
Phía Trạm thu phí đang khai thác dịch vụ dựa trên một cơ sở của sự bất công (sai trái và bất cập – mục 2.b) kéo dài nhiều năm (tính hệ thống), thứ mà làm phát sinh quyền và nghĩa vụ chủ thể cho Vietracimex 8; cộng thêm sai phạm chủ động của Trạm BOT trong sự vụ trực tiếp với bị cáo khi ngăn chặn không cho bị cáo di chuyển ngày 11/06/2019; và cộng thêm việc, vào cùng thời điểm, nhân viên Trạm BOT đã không thực hiện việc hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục khiếu nại cho khách hàng của mình – do đó, tổng các hành động với yếu tố lỗi hầu như thuộc về Trạm thu phí đã đặt bị cáo vào tình thế không thể và không có khả năng chấp hành để cải thiện tình hình (bị đẩy vào tình thế bất khả kháng, mà nếu cố gắng thoát ra khỏi tình thế này thì cũng trở nên bị vi phạm vào ít nhất một quan hệ khác, như huỷ hoại tài sản hoặc chống người thi hành công vụ hoặc một hành vi khác tuỳ vào sự kiện mà nó xảy ra). Lỗi ngăn chặn này phù hợp với chính lời khai của Nguyễn Văn Thành, nhân viên thu phí tại Trạm thu phí BTL - NB, tại Bút lục 384 (thừa nhận ngừng việc sản xuất bán vé từ 15h06’ (ngay tại thời điểm chiếc xe của bị cáo tới dừng tại cabin) – tức nhân viên đã có chủ đích “không bán vé” từ khi xe của bị cáo đến dừng mua vé qua Trạm.
Cũng theo quan sát, các làn xe khác vẫn được lưu thông bình thường và làn số 2 chỉ có một xe duy nhất của bị cáo, mà nó bị chặn không thể di chuyển được nữa. Như vậy, việc gây cản trở hoặc là làm rối loạn sự hoạt động bình thường của tổ chức là không xảy ra trên thực tế.
Rõ ràng, hành động của bị cáo có thể được xem là nó đã thực sự xuất phát với các lý do hoàn toàn chính đáng – do chính sách bất cập và từ các hành xử mà lỗi thuộc về Vietracimex 8 (Trạm thu phí BTL – NB).
4. Chưa bảo đảm quyền tiếp cận, đọc tài liệu, hồ sơ vụ án và áp dụng biện pháp ngăn chặn với bị cáo thiếu cơ sở và không công bằng
Về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo là chưa thoả đáng và thiếu căn cứ theo quy định tại BLTTHS 2015. Bị cáo chỉ vi phạm vào khoản 1 Điều 318 BLHS, trường hợp ít nghiêm trọng, lại là phụ nữ đơn thân có con nhỏ, bị đánh sảy thai cũng trong sự kiện liên quan tới và tại khu vực Trạm thu phí. Các căn cứ này cho thấy bị cáo chỉ cần áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, như biện pháp mà cơ quan điều tra áp dụng với bị cáo Bùi Mạnh Tiến được hưởng trong vụ án cùng tính chất này.
Toà án, theo trách nhiệm và nghĩa vụ, bị cáo có quyền tiếp cận và được đọc hồ sơ vụ án để thực hiện quyền tự bào chữa. Tuy nhiên, bị cáo Huệ đã không được đáp ứng quyền này và vì thế bị cáo đã không thể có được những quan điểm, nhận định hay sự đánh giá các chứng cứ, không thể đưa ra chính xác và toàn diện các nội dung mà mình cần phải bảo vệ. Đây rõ ràng là một vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự bào chữa của bị cáo, quyền độc lập với quyền nhờ luật sư bào chữa. Hệ quả là bị cáo đã không được xét xử công bằng và chịu bất lợi trước các sự buộc tội đến từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thưa Hội đồng xét xử,
Điều cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, với những chứng cứ và sự kiện, tình tiết như đã vừa được nêu ra và phân tích, thân chủ tôi đã hoàn toàn hành động dựa trên những căn cứ hợp pháp, được tìm thấy như là một hệ quả của các nguyên nhân tới từ sự bất cập bởi các chính sách tạo nên. Và chính những hành động phản kháng này, không chỉ là trách nhiệm hiến định, mà cũng còn là một động lực quan trọng để giúp nhà nước cải thiện chính sách tốt hơn, xã hội thay đổi tích cực hơn lên, thông qua việc các bất công của Trạm thu phí BTL – NB sẽ được sớm dẹp bỏ để người dân được sống trong sự vận hành lành mạnh, an toàn trong một đất nước văn minh và pháp trị.
Với các sự thiên kiến và định hướng kết tội, với những sự đối sự không công bằng từ điều tra, truy tố cho tới giai đoạn xét xử, bị cáo đã bị đặt vào toàn bộ sự bất lợi có tính kết tội thấy rõ, trong khi bị cáo đã không được xem xét hưởng bất kỳ tình tiết gỡ tội nào. Điều đó, theo đúng tinh thần của luật pháp, bị buộc phải huỷ bỏ.
Vì vậy, với tư cách luật sư và bằng sự tôn trọng cao nhất, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội – trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên toà và đình chỉ vụ án theo Điều 328.1 BLTTHS 2015; hoặc chiểu theo căn cứ diễn biến thực tế cho thấy, do chuyển biến của tình hình - chính sách vô lý và bất cập được đề xuất phải dẹp bỏ - có thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo Điều 29 BLHS 2015.
Trân trọng cảm ơn!
Luật sư Lê Văn Luân.
Nguồn fb Luân Lê
CỨ LUẬN BIỆN HỘ
Luật sư: Lê Văn LuânBào chữa cho bị cáo: Đặng Thị Huệ
Tội danh bị truy tố: Gây rối trật tự công cộng, Điều 318 BLHS 2015.
Thưa Hội đồng Xét xử,
Có vài tình huống pháp lý quan trọng và cũng nghiêm trọng sẽ được tôi nêu ra và giải quyết ngay dưới đây.
I. Về yêu cầu bắt buộc đối với thủ tục xét xử
Việc xét xử bị cáo Huệ, cũng như bị cáo Tiến với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, được dựa trên căn cứ khởi tố có cấu thành cơ bản là bị cáo “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này” – tình tiết được lấy làm cấu thành cơ bản là hành vi vi phạm hành chính ngày 20/05/2019, được xác lập bởi Quyết định (số 188) của Trưởng công an huyện Sóc Sơn.
Tuy nhiên, Quyết định xử phạt hành chính số 188 này đang bị bị cáo Huệ khởi kiện ra Toà án huyện Sóc Sơn để xem xét về tính hợp pháp của nó (cùng Biên bản xử phạt) - Phiếu nhận Đơn khởi kiện vụ án hành chính số 05 ngày 02/08/2019, người nhận là Nguyễn Thanh Tùng.
Như vậy, Quyết định xử phạt hành chính được lấy làm cơ sở để truy tố và xét xử, đang bị khởi kiện để xem xét về giá trị pháp lý của nó trên thực tế. Với yêu cầu khởi kiện của bị cáo Tiến, Toà án huyện Sóc Sơn đã thụ lý theo thủ tục tố tụng hành chính để giải quyết.
Do đó, để đảm bảo quyền được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện của mọi công dân, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo; đảm bảo khoa học xét xử, khoa học pháp lý trong luật hình sự về tố tụng và nội dung; đảm bảo vấn đề xét xử công bằng và dựa trên một trình tự hợp pháp - vụ án hình sự này cần được và buộc phải tạm đình chỉ xét xử để chờ kết quả giải quyết cuối cùng có hiệu lực của vụ án hành chính đối với việc xử phạt hành chính ngày 20/05/2019 của bị cáo Huệ. Vì thế, buộc phải xem xét tính hợp pháp về mặt cấu thành tội danh (luật nội dung) thông qua vụ án hành chính để, từ đó, có cơ sở xác lập một trình tự tố tụng hình sự hợp pháp (luật tố tụng).
Với một sự khẩn thiết cẩn trọng, đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc và ra quyết định tạm đình chỉ xét xử vụ án ngay lập tức tại phiên toà này. Đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo Huệ, từ “tạm giam” bằng “cấm đi khỏi nơi cư trú” để bị cáo có thể thực hiện kịp thời và tốt nhất các quyền của mình.
II. Về các nội dung của các cáo buộc đối với bị cáo
1. Hành vi can thiệp thô bạo vào việc xét xử và tiến trình tố tụng của Toà án và cơ quan tiến hành tố tụng khác
Điều đầu tiên mà tôi muốn nói tới, như là một căn cứ cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng vào các nguyên tắc cao nhất của việc tuân thủ luật pháp, là một văn bản có tính “quy kết định hướng” tại Bút lục số 269 – với nội dung mà nó làm cho tất cả chúng ta phải kinh ngạc – sự can thiệp vào hoạt động độc lập của các cơ quan tiến hành tố tụng và làm cho lung lay các quyền cơ bản của công dân, quyền con người.
Văn bản số 54/CV-LNNC, kết quả cuộc họp liên ngành ba ngành tố tụng, ban hành ngày 14/10/2019, được lập nên bởi bao gồm cả những người trực tiếp là người tiến hành tố tụng trong vụ án và người đứng đầu các thiết chế tư pháp – Chánh án Toà án huyện Sóc Sơn, ông Nguyễn Mậu Trường; Viện phó, cũng là kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát pháp luật và giữ quyền công tố tại phiên toà, ông Hoàng Văn Long; Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sóc Sơn, Thượng tá Nguyễn Văn Quyền - văn bản này nêu rõ việc coi vụ án đối với bị can, bị cáo Đặng Thị Huệ là “xác định án điểm” và cần phải được dùng để tuyên truyền phòng ngừa cho loại tội phạm này, cũng từ đó, vụ án sẽ được đưa ra xử điểm tại địa phương. Văn bản được ban hành ngay cả khi giai đoạn điều tra chưa kết thúc (bản Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra được ra ngày 14/01/2020 và Cáo trạng của Viện Kiểm sát được ra ngày 04/03/2020).
Văn bản số 54 đã xâm phạm trực diện vào nguyên tắc độc lập của toà án – điều mà bị nghiêm cấm và sẽ (phải) bị trừng trị (Điều 103 Hiến pháp 2013 và được nhắc lại tại Điều 23 BLTTHS 2015, đã ấn định nguyên tắc tối cao về sự độc lập chỉ tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân); đồng thời nó cũng chi phối, ảnh hưởng tới hoạt động tố tụng tại giai đoạn điều tra và truy tố, mà những hoạt động này phải đảm bảo các nguyên tắc “tuân thủ pháp luật” dựa trên sự thật khách quan theo trình tự đã được luật định nêu tại Điều 19 và Điều 20 BLTTHS 2015.
Không những vậy, việc can thiệp bằng văn bản số 54 này đã xâm phạm nghiêm trọng hoặc ít nhất là đe doạ trực tiếp việc tước bỏ quyền con người và cũng là nguyên tắc tối cao thứ hai được Hiến định – nguyên tắc suy đoán vô tội – do bản thân nó đã ấn định một sự định hướng kết tội khá rõ ràng cho bị cáo ngay kể từ giai đoạn điều tra mà các thiết chế Toà án và Viện kiểm sát đều tham gia vào.
Việc can thiệp với tinh thần xác định vụ việc là “án điểm” và ấn định nội dung “hành vi của Huệ và Tiến cấu thành tội Gây rối trật tự công cộng” – ngoài việc mang thiên kiến thống nhất kết tội, nó còn cho thấy những người này đã sử dụng cách thức làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi còn chưa bị xét xử (mới đang được điều tra). Nó đẩy bị can, bị cáo vào một tình thế bất lợi và hoàn toàn không được hưởng bất kỳ tình tiết hay yếu tố nào về sự bình đẳng trước pháp luật (Điều 16 Hiến pháp) và quyền được xét xử công bằng (Điều 31 Hiến pháp).
Qua những dấu hiệu và các biểu hiện ấy, có thể nói rằng, đó là hành vi phá huỷ luật pháp, xâm phạm quyền công dân và trực tiếp chi phối, gây ảnh hưởng cũng như làm thay đổi tiến trình tố tụng và theo đó là phán quyết của Toà án, Hội đồng xét xử - mà những hành động này đều bị nghiêm cấm và phải bị trừng trị theo Hiến pháp và luật pháp.
Ba ngành họp để định hướng kết tội bị can ngay từ giai đoạn điều tra.
2. Các hành động của bị cáo được tìm thấy như là các hành vi có sự chỉ dẫn và cơ sở của luật pháp lẫn đạo đức, xuất phát từ các sai trái kéo dài và có hệ thống của chính sách
Tại sao tôi lại nói như vậy? Dựa vào các chứng cứ khá đầy đủ và minh thị có trong hồ sơ đang được sử dụng tại phiên toà này để xét xử bị cáo.
Những sự kiện hoặc hành động tại hai mục (ký hiệu bởi các chữ ‘i’) sau đây sẽ được coi là đúng, và hẳn nhiên là hợp pháp, cấu thành quyền hoặc nghĩa vụ của những bên tham gia:
i. Thời gian dừng đỗ tại Trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài: Không dừng đỗ quá 05 (năm) phút. Như vậy, dừng đỗ từ 05 phút trở xuống sẽ được coi là không vi phạm quy chế mà do chính Công ty Vietracimex 8 ấn định;
ii. Các hoạt động của Trạm thu phí BTL – NB là hoàn toàn công khai và họ phải có nghĩa vụ giải thích, hướng dẫn cho các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình trước những yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng, tại chỗ hoặc là tại một địa điểm xác định được thông báo, chỉ dẫn cụ thể để giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, yêu cầu của họ. Nếu không đảm bảo những điều này, họ đang thực hiện sai nghĩa vụ của mình.
Xét trong từng vấn đề cụ thể.
a. Yêu cầu đối với bối cảnh của hành động của bị cáo
Chính vì hai sự kiện trên mà, như trong hồ sơ có các video được thu thập làm bằng chứng chứng minh hành vi của bị cáo phạm vào tội mà các cơ quan cáo buộc, các video là chứng cứ (đã được giám định) phải được trình chiếu công khai và đầy đủ tại phiên toà. Việc từ chối trình chiếu video là vi phạm quy định của BLTTHS và cũng sẽ làm cho việc chứng minh trở nên bất khả thi hoặc là sai lệch, bởi nó dẫn tới hai vấn đề được xem là quan trọng nhất mà nó phải được thấy rõ và cần được giải quyết:
• Thứ nhất, không thể thấy biết được hành vi, bao gồm cả hành động thể chất và lời nói, của bị cáo – tức bà Huệ. Từ đây không thể xác định được bị cáo đã vi phạm hay đã tuân thủ đúng mục (2.i); và
• Thứ hai, không thể thấy biết, một cách chắc chắn và chính xác, nhân viên và hoặc người có trách nhiệm của Công ty Vietracimex 8 đã thực sự đảm bảo rằng họ đã làm đúng và đầy đủ nghĩa vụ tại mục (2.ii) hay chưa; và cũng có thể, điều này rất quan trọng, nhân viên của Trạm thu phí BTL – NB đã thực hiện sai nghĩa vụ của mình để dẫn tới các phản ứng (chỉ là hệ quả) của khách hàng – là bà Huệ, lúc này đang là một công dân – người mà sau đó đã chủ động nộp tiền phí dịch vụ cho nhân viên của Trạm thu phí – nhưng đã bị nhân viên của Trạm thu phí từ chối, bằng việc, nhân viên đã thu tiền, đi vào trong cabin, trở ra rồi trả lại tiền cho bà Huệ mà không phải là vé qua Trạm. Trong khi, liền trước đó, cũng chính nhân viên này đã đóng cửa cabin chốt bán vé sau khi bị bà Huệ hỏi về thông tin cùng lời đề nghị được cung cấp văn bản, tài liệu đối với việc khai thác Trạm BOT và có khiếu nại về dịch vụ “không đúng” vì Trạm BOT đặt sai vị trí.
b. Hành động của bị cáo xuất phát từ một “cái sai cố hữu” của bên cung ứng dịch vụ công
Sai phạm và bất cập về vị trí đặt Trạm thu phí BTL – NB đã được các cơ quan có thẩm quyền đề cập và thừa nhận rất nhiều lần trước dư luận – đặt tại tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, nhưng lại thu hoàn vốn cho một tuyến đường khác là tuyến tránh Vĩnh Yên.
Bộ Giao thông Vận tải thừa nhận điều này ngày 12/06/2018, công khai trên báo Dân Trí. Mặt khác, theo Công văn trả lời của Bộ GTVT ngày 24/02/2020 gửi Đoàn Đại biểu quốc hội thành phố Hà Nội, Bộ GTVT đã thừa nhận các bất cập và có đề xuất xử lý từ năm 2013, năm 2014 (ví dụ nhà nước mua lại và dỡ bỏ Trạm) và tới thời điểm này Bộ GTVT tiếp tục đề xuất dừng hoàn toàn việc thu phí đối với Trạm thu phí BTL - NB. Song cùng với đó, là sự thừa nhận và kèm theo kiến nghị dỡ bỏ Trạm thu phí BTL – NB từ Sở GTVT Hà Nội công khai trên các tờ báo, cũng đã được dư luận đồng tình và thúc giục để sớm ổn định đời sống của người dân.
Với các bất cập, tồn tại do đặt sai vị trí của Trạm thu phí BTL – NB, người dân bức xúc và phản đối quyết liệt thông qua hai khía cạnh: đầu tiên là, tính liên tục trong một thời gian dài; và thứ hai là, không chỉ ở một nơi mà người dân ở hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước đều quan tâm và phản đối.
Vì vậy, sự phản đối của bị cáo đối với Trạm thu phí BTL – NB dành cho việc thu phí khi lưu thông qua đây là phản đối chính đáng của cả hai vai trò hợp pháp: một – người bị buộc phải sử dụng dịch vụ, mà thực tế hoàn toàn không sử dụng bất kỳ tiện tích nào của dịch vụ; và, hai – người giám sát, tham gia quản lý nhà nước theo quyền và trách nhiệm công dân (Điều 8, Điều 28 Hiến pháp); đồng thời với hai vai trò nêu trên, hành động của bị cáo còn được xem xét dưới góc độ của nhận thức và lương tâm của hành động từ mục đích đạo đức trước một việc sai trái (cái sai cố hữu) một cách công khai, không chỉ vậy còn kéo dài rất nhiều năm.
Chính vì các lẽ đó, có thể nhận định, hành vi của bị cáo không thể cấu thành bất cứ tội danh nào.
3. Bị cáo bị đặt vào tình thế buộc phải trở nên vi phạm
Hành động của bị cáo, mặc dù phù hợp với không-thời gian cho phép, lại đã bị lực lượng thực thi giữ gìn trật tự làm cho và đặt bị cáo vào tình thế không thể không vi phạm với hai sự nhận diện:
c. Phía trước đầu xe của bị cáo là rào chắn barie đặt ngang chặn các xe di chuyển tiến lên (theo quy định); và đồng thời
d. Theo thời gian hiển thị trên trích lục hình ảnh từ camera, chỉ sau chưa tới 03 phút (nhỏ hơn 5 phút theo quy định) dừng đỗ, hoàn toàn đúng và đảm bảo trong khoảng thời gian của Trạm BOT ấn định (xem bảng biển), có viên công sự đã đặt các phao hình nón chắn phía sau xe của bị cáo (khoảng cách ước chừng chỉ trên dưới 3m-5m tính từ mép sau cùng của xe), khiến cho xe của bị cáo không thể lùi lại để thoát ra nếu không sử dụng dịch vụ của Vietracimex 8.
Trong khi:
Bị cáo tuân thủ điều kiện dừng đỗ tại mục (2.i);
Phía Trạm thu phí đang khai thác dịch vụ dựa trên một cơ sở của sự bất công (sai trái và bất cập – mục 2.b) kéo dài nhiều năm (tính hệ thống), thứ mà làm phát sinh quyền và nghĩa vụ chủ thể cho Vietracimex 8; cộng thêm sai phạm chủ động của Trạm BOT trong sự vụ trực tiếp với bị cáo khi ngăn chặn không cho bị cáo di chuyển ngày 11/06/2019; và cộng thêm việc, vào cùng thời điểm, nhân viên Trạm BOT đã không thực hiện việc hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục khiếu nại cho khách hàng của mình – do đó, tổng các hành động với yếu tố lỗi hầu như thuộc về Trạm thu phí đã đặt bị cáo vào tình thế không thể và không có khả năng chấp hành để cải thiện tình hình (bị đẩy vào tình thế bất khả kháng, mà nếu cố gắng thoát ra khỏi tình thế này thì cũng trở nên bị vi phạm vào ít nhất một quan hệ khác, như huỷ hoại tài sản hoặc chống người thi hành công vụ hoặc một hành vi khác tuỳ vào sự kiện mà nó xảy ra). Lỗi ngăn chặn này phù hợp với chính lời khai của Nguyễn Văn Thành, nhân viên thu phí tại Trạm thu phí BTL - NB, tại Bút lục 384 (thừa nhận ngừng việc sản xuất bán vé từ 15h06’ (ngay tại thời điểm chiếc xe của bị cáo tới dừng tại cabin) – tức nhân viên đã có chủ đích “không bán vé” từ khi xe của bị cáo đến dừng mua vé qua Trạm.
Cũng theo quan sát, các làn xe khác vẫn được lưu thông bình thường và làn số 2 chỉ có một xe duy nhất của bị cáo, mà nó bị chặn không thể di chuyển được nữa. Như vậy, việc gây cản trở hoặc là làm rối loạn sự hoạt động bình thường của tổ chức là không xảy ra trên thực tế.
Rõ ràng, hành động của bị cáo có thể được xem là nó đã thực sự xuất phát với các lý do hoàn toàn chính đáng – do chính sách bất cập và từ các hành xử mà lỗi thuộc về Vietracimex 8 (Trạm thu phí BTL – NB).
4. Chưa bảo đảm quyền tiếp cận, đọc tài liệu, hồ sơ vụ án và áp dụng biện pháp ngăn chặn với bị cáo thiếu cơ sở và không công bằng
Về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo là chưa thoả đáng và thiếu căn cứ theo quy định tại BLTTHS 2015. Bị cáo chỉ vi phạm vào khoản 1 Điều 318 BLHS, trường hợp ít nghiêm trọng, lại là phụ nữ đơn thân có con nhỏ, bị đánh sảy thai cũng trong sự kiện liên quan tới và tại khu vực Trạm thu phí. Các căn cứ này cho thấy bị cáo chỉ cần áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, như biện pháp mà cơ quan điều tra áp dụng với bị cáo Bùi Mạnh Tiến được hưởng trong vụ án cùng tính chất này.
Toà án, theo trách nhiệm và nghĩa vụ, bị cáo có quyền tiếp cận và được đọc hồ sơ vụ án để thực hiện quyền tự bào chữa. Tuy nhiên, bị cáo Huệ đã không được đáp ứng quyền này và vì thế bị cáo đã không thể có được những quan điểm, nhận định hay sự đánh giá các chứng cứ, không thể đưa ra chính xác và toàn diện các nội dung mà mình cần phải bảo vệ. Đây rõ ràng là một vi phạm nghiêm trọng đối với quyền tự bào chữa của bị cáo, quyền độc lập với quyền nhờ luật sư bào chữa. Hệ quả là bị cáo đã không được xét xử công bằng và chịu bất lợi trước các sự buộc tội đến từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thưa Hội đồng xét xử,
Điều cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh rằng, với những chứng cứ và sự kiện, tình tiết như đã vừa được nêu ra và phân tích, thân chủ tôi đã hoàn toàn hành động dựa trên những căn cứ hợp pháp, được tìm thấy như là một hệ quả của các nguyên nhân tới từ sự bất cập bởi các chính sách tạo nên. Và chính những hành động phản kháng này, không chỉ là trách nhiệm hiến định, mà cũng còn là một động lực quan trọng để giúp nhà nước cải thiện chính sách tốt hơn, xã hội thay đổi tích cực hơn lên, thông qua việc các bất công của Trạm thu phí BTL – NB sẽ được sớm dẹp bỏ để người dân được sống trong sự vận hành lành mạnh, an toàn trong một đất nước văn minh và pháp trị.
Với các sự thiên kiến và định hướng kết tội, với những sự đối sự không công bằng từ điều tra, truy tố cho tới giai đoạn xét xử, bị cáo đã bị đặt vào toàn bộ sự bất lợi có tính kết tội thấy rõ, trong khi bị cáo đã không được xem xét hưởng bất kỳ tình tiết gỡ tội nào. Điều đó, theo đúng tinh thần của luật pháp, bị buộc phải huỷ bỏ.
Vì vậy, với tư cách luật sư và bằng sự tôn trọng cao nhất, đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội – trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên toà và đình chỉ vụ án theo Điều 328.1 BLTTHS 2015; hoặc chiểu theo căn cứ diễn biến thực tế cho thấy, do chuyển biến của tình hình - chính sách vô lý và bất cập được đề xuất phải dẹp bỏ - có thể quyết định miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo Điều 29 BLHS 2015.
Trân trọng cảm ơn!
Luật sư Lê Văn Luân.
Nguồn fb Luân Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét