"Mỗi người dân VN đều đang là một tù nhân dự khuyết". Không nhớ câu này tôi đọc ở đâu, năm nào, nhưng chắc chắn lâu lắm rồi, khoảng cuối thập kỷ 1980 khi VN bắt đầu mở cửa và nhiều người dân đã dám cất lên tiếng nói của chính mình. Đọc câu của Montesquieu bạn sẽ hiểu. Thực tế đã chứng minh nếu chúng ta cứ im lặng chịu đựng thì chính chúng ta và cả con cháu ta sẽ đều trở thành tù nhân dự khuyết; là con người nhưng có cuộc sống không phải của con người. Do đó phải cùng nhau đoàn kết lên tiếng phản đối những bản án vô pháp, vô thiên, vô nhân, vô cảm vừa qua. Nhìn xa hơn, để giảm dần tiến tới không còn án oan, cần phải đấu tranh để xây dựng được hệ thống luật pháp tam quyền phân lập trong đó các quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp hoàn toàn độc lập nhau và giám sát lẫn nhau.
Ngày mà bà Mai Thị Khuyên viết thư gửi Chủ tịch nước xin ân xá cho chồng là Đặng Văn Hiến, có hỏi ý người viết. Chỉ có thể đáp rằng chị cứ làm những gì mà thấy cần thiết nhất. Một người vợ có quyền làm điều đó cho chồng mình vì tình yêu, vì trách nhiệm. Bà Nguyễn Thị Tồn năm xưa vượt núi, băng rừng ra kinh đô Huế, đến Tam pháp ty đánh ba hồi trống làm kinh động triều đình để kêu oan cho chồng là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Thiên đạo và nhân tâm ấy, là lẽ tự nhiên.
Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải dành 12 năm hơn với 2.000 lá đơn kêu oan cho con cũng nằm trong lẽ tự nhiên chi đạo. Hùm dữ còn chẳng ăn thịt con, huống gì một án tử mà thủ tục tư pháp đã rành rành sai phạm. Lối nói “không thay đổi bản chất vụ án” trong khi những chứng cứ lấy mạng tử tù bị chứng minh là ngụy tạo và có vô số những bất cập trong quá trình điều tra, thì y một án tử chắc chắn trái với nhân tâm.
Mẫu thân của tử tù Hồ Duy Hải nói rằng, khoảng thời gian kêu oan cho con đã biến bà từ một thân phận hiền lành hoá thành một người phụ nữ dữ dằn. Câu nói này làm người viết nghĩ rất lâu và thấy đau rất sâu. Các khẩu hiệu công bằng, dân chủ, văn minh đang được chứng minh ngược lại trong một thân phận cụ thể; khi mà công dân cảm thấy bất an, đau đớn, tuyệt vọng vì thân nhân của mình chưa thấy được công bằng, để rồi biến đổi theo hướng không tốt.
Cũng như có những kẻ cho rằng Đặng Văn Hiến xứng đáng án tử hình, lại phủ định tám năm trời đau thương bị đánh đập tàn nhẫn của không chỉ dân tiểu khu 1535 mà cả gia đình của Hiến. Họ quên hay cố tình quên cách mà chính quyền giao đất trên giấy? Họ quên hay cố tình quên cách mà doanh nghiệp hành xử như những kẻ cướp?
Hồ Duy Hải có oan hay không? Đặng Văn Hiến có xứng đáng án tử hay không? Điều đó phải thể hiện bằng những phiên tòa mà nhân dân nhìn vào hay cá nhân các bị can/bị cáo phải thấy được sự nghiêm minh trong từng điều khoản luật, thấy được sự rõ ràng trên từng cơ sở pháp lý; và tâm phục khẩu phục. Chứ không phải kết quả đồng thuận bỏ phiếu của hội đồng xét xử như xưa nay các hội nghị, đại hội nào cũng “thành công tốt đẹp”.
Lập pháp, hành pháp và tư pháp đã thực sự độc lập hay chưa mới là vấn đề cần mổ xẻ và thay đổi, trên nền tảng lợi ích quốc gia sao cho người dân tin cậy vào thể chế. Chứ không phải những tính đảng, tính chính trị cá nhân quyền lực đây áp đặt và duy ý chí!
Một thể chế tiến bộ không cần trông cậy vào bất cứ vị minh quân nào, không cầu xin lòng xót thương của lãnh tụ chính trị nào; mà dựa vào các cơ sở khoa học, các định lượng không bị can thiệp, các hành sự công tâm.
Không có sự cải cách thể chế dựa trên tính công bằng mang nội hàm khách quan cao nhất, thì việc những tử tù thành hot trend của hôm nay nói riêng và những tù nhân dự khuyết nói chung của tương lai là điều không thể tránh khỏi. Cách các triều đại/chế độ suy tàn trong lịch sử cũng từ việc này mà ra. Thì các triều đại/chế độ hiện hữu cũng gặp lại điều đó trong tương lai.
Những tử tù thành hot trend của hôm nay hay hình thái những tù nhân dự khuyết có thể ứng vào bất kỳ ai trong tương lai, kể cả những cá nhân quyền lực nhất đang cai trị nói chung hay đồng thuận bỏ phiếu để giữ nguyên các bất cập thể chế nói riêng.
Ông tổ của Chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx chả phải đặt tổng kết đầy ngắn gọn hay sao?
“Có áp bức, có đấu tranh!”
Tù nhân dự khuyết
Mai Quốc Ấn 9-5-2020 Lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn là cột trụ của mỗi quốc gia mà ở đó các triều đại/chế độ hưng hay mạt, đều từ pháp luật có nghiêm minh và công bằng hay không. Những tử tù thành hot trend của hôm nay hay hình thái những tù nhân dự khuyết có thể ứng vào bất kỳ ai trong tương lai, kể cả những cá nhân quyền lực nhất đang cai trị nói chung hay đồng thuận bỏ phiếu để giữ nguyên các bất cập thể chế nói riêng.Ngày mà bà Mai Thị Khuyên viết thư gửi Chủ tịch nước xin ân xá cho chồng là Đặng Văn Hiến, có hỏi ý người viết. Chỉ có thể đáp rằng chị cứ làm những gì mà thấy cần thiết nhất. Một người vợ có quyền làm điều đó cho chồng mình vì tình yêu, vì trách nhiệm. Bà Nguyễn Thị Tồn năm xưa vượt núi, băng rừng ra kinh đô Huế, đến Tam pháp ty đánh ba hồi trống làm kinh động triều đình để kêu oan cho chồng là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Thiên đạo và nhân tâm ấy, là lẽ tự nhiên.
Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải dành 12 năm hơn với 2.000 lá đơn kêu oan cho con cũng nằm trong lẽ tự nhiên chi đạo. Hùm dữ còn chẳng ăn thịt con, huống gì một án tử mà thủ tục tư pháp đã rành rành sai phạm. Lối nói “không thay đổi bản chất vụ án” trong khi những chứng cứ lấy mạng tử tù bị chứng minh là ngụy tạo và có vô số những bất cập trong quá trình điều tra, thì y một án tử chắc chắn trái với nhân tâm.
Mẫu thân của tử tù Hồ Duy Hải nói rằng, khoảng thời gian kêu oan cho con đã biến bà từ một thân phận hiền lành hoá thành một người phụ nữ dữ dằn. Câu nói này làm người viết nghĩ rất lâu và thấy đau rất sâu. Các khẩu hiệu công bằng, dân chủ, văn minh đang được chứng minh ngược lại trong một thân phận cụ thể; khi mà công dân cảm thấy bất an, đau đớn, tuyệt vọng vì thân nhân của mình chưa thấy được công bằng, để rồi biến đổi theo hướng không tốt.
Cũng như có những kẻ cho rằng Đặng Văn Hiến xứng đáng án tử hình, lại phủ định tám năm trời đau thương bị đánh đập tàn nhẫn của không chỉ dân tiểu khu 1535 mà cả gia đình của Hiến. Họ quên hay cố tình quên cách mà chính quyền giao đất trên giấy? Họ quên hay cố tình quên cách mà doanh nghiệp hành xử như những kẻ cướp?
Hồ Duy Hải có oan hay không? Đặng Văn Hiến có xứng đáng án tử hay không? Điều đó phải thể hiện bằng những phiên tòa mà nhân dân nhìn vào hay cá nhân các bị can/bị cáo phải thấy được sự nghiêm minh trong từng điều khoản luật, thấy được sự rõ ràng trên từng cơ sở pháp lý; và tâm phục khẩu phục. Chứ không phải kết quả đồng thuận bỏ phiếu của hội đồng xét xử như xưa nay các hội nghị, đại hội nào cũng “thành công tốt đẹp”.
Lập pháp, hành pháp và tư pháp đã thực sự độc lập hay chưa mới là vấn đề cần mổ xẻ và thay đổi, trên nền tảng lợi ích quốc gia sao cho người dân tin cậy vào thể chế. Chứ không phải những tính đảng, tính chính trị cá nhân quyền lực đây áp đặt và duy ý chí!
Một thể chế tiến bộ không cần trông cậy vào bất cứ vị minh quân nào, không cầu xin lòng xót thương của lãnh tụ chính trị nào; mà dựa vào các cơ sở khoa học, các định lượng không bị can thiệp, các hành sự công tâm.
Không có sự cải cách thể chế dựa trên tính công bằng mang nội hàm khách quan cao nhất, thì việc những tử tù thành hot trend của hôm nay nói riêng và những tù nhân dự khuyết nói chung của tương lai là điều không thể tránh khỏi. Cách các triều đại/chế độ suy tàn trong lịch sử cũng từ việc này mà ra. Thì các triều đại/chế độ hiện hữu cũng gặp lại điều đó trong tương lai.
Những tử tù thành hot trend của hôm nay hay hình thái những tù nhân dự khuyết có thể ứng vào bất kỳ ai trong tương lai, kể cả những cá nhân quyền lực nhất đang cai trị nói chung hay đồng thuận bỏ phiếu để giữ nguyên các bất cập thể chế nói riêng.
Ông tổ của Chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx chả phải đặt tổng kết đầy ngắn gọn hay sao?
“Có áp bức, có đấu tranh!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét