Khi dạy học cho sinh viên, học viên lớn tuổi và khi trao đổi với các đồng nghiệp tại các cơ quan Trung ương nơi công tác, tôi thường khuyên họ đọc sách và làm thêm luận án tiến sĩ. Bản thân nhà tôi có vài nghìn quyển sách. Tôi thường bảo mỗi cuốn sách chỉ cần mang lại cho tôi 10 triệu đồng thì tôi đã có vài chục tỷ đồng. Sách là kho tàng tổng kết trí tuệ của cả nhân loại qua hàng nghìn năm nên vô cùng quý giá. Trước mỗi sự việc, bạn chỉ có thể đưa ra một vài giải pháp và không rõ chúng có hiệu quả hay không, nhưng sách thì đưa ra vô số giải pháp và chỉ rõ hiệu quả của chúng trong từng trường hợp. Đọc sách có nhiều yêu cầu. Thứ nhất, bạn cần phải hiểu rõ các từ ngữ và nội dung sách để khi ai đó nói, ví dụ khi Thủ tướng nói về vấn đề đó, bạn phải hiểu được Thủ tướng nói thế nghĩa là gì. Thứ hai, bạn cũng phải biết sử dụng kiến thức học được từ sách để tự phân tích vấn đề Thủ tướng nói, qua đó tự xây dựng quan điểm cho riêng mình chứ không lấy quan điểm của Thủ tướng làm của mình. Thứ ba, bạn phải biết vận dụng kiến thức học được để đánh giá xem Thủ tướng nói như vậy là đúng hay sai, tại sao ? Thứ tư, bạn phải biết vận dụng kiến thức để dự báo vấn đề Thủ tướng nói sẽ đi tới đâu trong tương lai ? Cuối cùng, bạn phải biết vận dụng những kết quả trên trong cuộc sống và qua đó làm giầu cho bản thân và đất nước. Ví dụ, nếu bạn dự báo tình hình kinh tế tới đây sẽ tốt lên, thì bạn có thể đầu tư và tiêu dùng thoải mái hơn vì tương lai của bạn được đảm bảo. Ngược lại nếu bạn dự báo trong tương lai nền kinh tế sẽ ảm đạm, thì bạn không thể đầu tư và tiêu dùng nhiều được mà phải thắt lưng buộc bụng ngay từ bây giờ. Đối với đất nước, nếu bạn phân tích thấy ông Thủ tướng lang thang khắp nơi và toàn nói lăng nhăng, rồi dự báo thấy ông ta sẽ đưa đất nước tới khủng hoảng kinh tế xã hội... thì bạn sẽ lên tiếng phê phán ông ta có cơ sở khoa học và thuyết phục, tiến tới kêu gọi nhân dân bãi miễn hoặc không bầu ông ta làm Thủ tướng nữa. Tóm lại, quy trình đọc và hiểu sách đi từ hiểu rõ các từ ngữ và nội dung sách tới vận dụng chúng để tự phân tích, đánh giá, dự báo và sử dụng chúng trong cuộc sống.
Nghiên cứu nói trên có tựa đề là "Những thói quen thành công thường ngày của người giàu". Tom Corley, tác giả của nghiên cứu cho biết người giàu và người nghèo đều có sở thích đọc sách. Nhưng người nghèo đọc sách chỉ thuần túy giải trí, trong khi người giàu đọc sách để trau dồi kiến thức kinh doanh và quan hệ xã hội.
Nhóm người giàu trong nghiên cứu của Corley là những người có thu nhập trung bình hàng năm từ 160.000 USD trở lên (trên 3,3 tỷ đồng) và có giá trị tài sản 3,2 triệu USD trở lên (trên 64 tỷ đồng). Còn người nghèo chỉ có thu nhập trung bình hàng năm dưới 35.000 USD (dưới 700 triệu đồng) và có giá trị tài sản từ 5.000 USD trở xuống (100 triệu đồng).
Dưới đây là những con số so sánh cụ thể:
- 11% số người giàu đọc sách để giải trí. Con số này ở người nghèo là 79%.
- 85% số người giàu trung bình một tháng đọc hơn hai quyển sách về giáo dục, nghề nghiệp, hoặc các sách trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ bản thân. Con số này ở người nghèo là 15%.
- 94% số người giàu đọc các ấn phẩm mới xuất bản, bao gồm báo chí và blog. Con số này ở người nghèo là 11%.
Thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo?
Người giàu đọc sách khác người nghèo như thế nào?
Sách có phải là người dẫn dắt giúp bạn trở nên giàu có? Theo bạn thì thế nào? Chúng ta cùng xem thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo thế nào để trả lời câu hỏi trên. Theo một nghiên cứu mới được xuất bản gần đây thì đồ vật mà người giàu thường để ở đầu giường chính là sách. Nhưng cách thức đọc sách của người giàu lại không giống với người nghèo.Nghiên cứu nói trên có tựa đề là "Những thói quen thành công thường ngày của người giàu". Tom Corley, tác giả của nghiên cứu cho biết người giàu và người nghèo đều có sở thích đọc sách. Nhưng người nghèo đọc sách chỉ thuần túy giải trí, trong khi người giàu đọc sách để trau dồi kiến thức kinh doanh và quan hệ xã hội.
Nhóm người giàu trong nghiên cứu của Corley là những người có thu nhập trung bình hàng năm từ 160.000 USD trở lên (trên 3,3 tỷ đồng) và có giá trị tài sản 3,2 triệu USD trở lên (trên 64 tỷ đồng). Còn người nghèo chỉ có thu nhập trung bình hàng năm dưới 35.000 USD (dưới 700 triệu đồng) và có giá trị tài sản từ 5.000 USD trở xuống (100 triệu đồng).
Dưới đây là những con số so sánh cụ thể:
- 11% số người giàu đọc sách để giải trí. Con số này ở người nghèo là 79%.
- 85% số người giàu trung bình một tháng đọc hơn hai quyển sách về giáo dục, nghề nghiệp, hoặc các sách trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ bản thân. Con số này ở người nghèo là 15%.
- 94% số người giàu đọc các ấn phẩm mới xuất bản, bao gồm báo chí và blog. Con số này ở người nghèo là 11%.
Thói quen đọc sách của người giàu khác người nghèo?
"Kết luận chung mà tôi rút ra được từ nghiên cứu của mình là thói quen hàng ngày sẽ quyết định sự thành công về mặt tài chính của mỗi cá nhân. Có bốn hoặc năm chìa khóa để đạt được thành công. Một trong những chìa khóa đó là đọc sách. Người giàu là những độc giả phàm đọc. Họ luôn muốn nâng cấp mình qua việc đọc sách", Corley cho biết.
Trên thực tế, Corley cũng phát hiện ra rằng việc nâng cấp bản thân qua đọc sách lại chồng chéo với một yếu tố khác cho sự thành công: đó là người chỉ dẫn. Theo Corley, người chỉ dẫn ở đây có thể là bố mẹ, thầy giáo, bạn đồng nghiệp hoặc nhà trường. Nghiên cứu của Corley cho thấy 24% người giàu từng có người chỉ dẫn, và 93% trong số 24% người giàu nói trên đồng ý rằng người chỉ dẫn đóng một vài trò quan trọng đối với sự thành đạt của họ.
"Đó là lý do vì sao những người giàu không có người chỉ dẫn đã tìm đến sách như một công cụ giúp họ đào tạo bản thân. Hơn một nửa số người này là những giám đốc doanh nghiệp. Họ đã tự chỉ dẫn cho chính bản thân mình thông qua đọc sách và trải nghiệm", Corley kết luận.
Trên thực tế, Corley cũng phát hiện ra rằng việc nâng cấp bản thân qua đọc sách lại chồng chéo với một yếu tố khác cho sự thành công: đó là người chỉ dẫn. Theo Corley, người chỉ dẫn ở đây có thể là bố mẹ, thầy giáo, bạn đồng nghiệp hoặc nhà trường. Nghiên cứu của Corley cho thấy 24% người giàu từng có người chỉ dẫn, và 93% trong số 24% người giàu nói trên đồng ý rằng người chỉ dẫn đóng một vài trò quan trọng đối với sự thành đạt của họ.
"Đó là lý do vì sao những người giàu không có người chỉ dẫn đã tìm đến sách như một công cụ giúp họ đào tạo bản thân. Hơn một nửa số người này là những giám đốc doanh nghiệp. Họ đã tự chỉ dẫn cho chính bản thân mình thông qua đọc sách và trải nghiệm", Corley kết luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét