Mình ủng hộ quan điểm của Bộ Tài chính về lộ trình giảm thuế nhập khẩu (giảm dần từ 50% vào năm 2014 và 2015, xuống còn 40% vào 2016, 30% vào năm 2017, rồi về 0% vào năm 2018), và ủng hộ quan điểm của Bộ Công thương về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe nhỏ (xuống còn 20% -25%).
Ô tô đồng loạt nằm im chờ giảm thuế
- Bộ Tài chính và Bộ Công thương bất đồng trong việc đưa ra các chính sách thuế để phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Điều này khiến các DN cảm thấy bế tắc và cách duy nhất là nằm im chờ chính sách.
Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phân Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), trong lúc DN đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có mẫu xe riêng của Việt Nam, với tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, thì việc Bộ Tài chính muốn đẩy nhanh hạ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, sẽ làm nản lòng tất cả.
Bộ Tài chính và Bộ Công thương bất đồng trong việc đưa ra các chính sách thuế để phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Sau khi có chiến lược và quy hoạch phát triển ô tô mới, điều mà nhiều DN sản xuất ô tô quan tâm là lộ trình giảm thuế nhập khẩu với ô tô nguyên chiếc từ ASEAN đến năm 2018 và có áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt mới đánh vào ô tô hay không.
|
Bất đồng
Đề xuất của Bộ Công thương trong dự thảo về cơ chế, chính sách cụ thể cho Chiến lược và Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 2020 đến 2035, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc trong khu vực ASEAN cần giữ nguyên 50% từ nay tới năm 2017, sau đó hạ về 0% từ năm 2018.
Theo Bộ Công thương, với thuế nhập khẩu ô tô ở mức 50%, sản xuất lắp ráp tại Việt Nam còn lợi thế nhất định so với xe nhập khẩu, giúp các DN duy trì sản xuất lắp ráp từ nay tới 2017, thông qua đó có thể thúc đẩy phát triển công nghiệp ô tô.
Với thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng xe nhỏ, có dung tích xi lanh từ 1.5L trở xuống, Bộ Công Thương đề nghị giảm xuống còn 20% -25%. Mục đích chính là giúp giá ô tô trở nên rẻ hơn và nhiều người dân có khả năng mua xe. Qua đó, giúp tăng quy mô thị trường ô tô, tạo cơ hội cho các DN ô tô tại Việt Nam có điều kiện mở rộng sản xuất, tăng nội địa hóa, thu hút công nghiệp hỗ trợ, trong thời gian ít ỏi còn lại.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính lại có quan điển hoàn toàn khác.
Bộ Tài chính cho biết, theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đối với xe ô tô chở người, trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, giai đoạn 2015-2018, sẽ giảm dần từ 50% vào năm 2014 và 2015, xuống còn 40% vào 2016, 30% vào năm 2017, rồi về 0% vào năm 2018. Theo Bộ Tài chính, phương án giảm dần đều từ mức 50% vào năm 2015, xuống 0% vào năm 2018, sẽ nới lỏng mức độ bảo hộ, tránh được việc giảm thuế đột ngột về cuối lộ trình. Khi đó ngành ô tô có thời gian thích nghi nhất định, trước khi đối mặt với việc xóa bỏ hoàn toàn thuế.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính cho rằng, cắt giảm theo đề nghị của Bộ Công thương là không cần thiết. Khi thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, ngân sách Nhà nước sẽ bị giảm thu khá nhiều. Trước bối cảnh giảm thu từ thuế nhập khẩu và thuế thu nhập DN (giảm xuống mức 20% vào năm 2016), Bộ Tài chính cho rằng, nếu giảm thuế TTĐB với ô tô, thì NSNN Nhà nước sẽ càng giảm thu, trong khi mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp ô tô trong nước vẫn không đạt được, vì phải giảm thuế TTĐB cho cả ô tô nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại.
Mặt khác, qua khảo sát chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô của các nước trong khu vực, Bộ Tài chính cho biết, thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có dung tích xi lanh 2.000 cm3 ở Việt Nam là 45%, là mức trung bình trong khu vực, thấp hơn Malaysia, Lào và bằng Singapore, Campuchia. Indonesia có mức thuế TTĐB thấp (20%) nhưng thuế trước bạ và phí đường bộ lại cao hơn nhiều (2% trên giá bán đã có thuế GTGT).
Với những lý do đó, Bộ Tài chính cho rằng, chính sách điều tiết thuế TTĐB đối với ô tô hiện hành là phù hợp trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới, phù hợp với thông lệ của những nước xung quanh.Vì vậy không cần thiết phải sửa đổi thuế suất theo như đề xuất của Bộ Công Thương và các DN.
DN bế tắc
Trong bối cảnh các nước Thái Lan, Indonesia đang có nhiều chính sách hấp dẫn, để thu hút vốn đầu tư lớn cho công nghiệp ô tô, trước khi mở cửa, thì việc các cơ quan chính sách của Việt Nam vẫn bất đồng có thể sẽ khiến cho mong ước phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam thất bại.
Điều này khiến các DN cảm thấy bế tắc và cách duy nhất là nằm im chờ chính sách.
|
Theo ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phân Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), trong lúc DN đang nỗ lực chạy đua với thời gian, để có mẫu xe riêng của Việt Nam, với tỷ lệ nội địa hóa trên 40%, thì việc Bộ Tài chính muốn đẩy nhanh hạ thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, sẽ làm nản lòng tất cả.
Ông Huyên phân tích, lúc này DN muốn duy trì mức thuế nhập khẩu, đủ để cạnh tranh với xe nguyên chiếc nhằm thúc đẩy sản xuất, thì hạ thuế sẽ đẩy các DN đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động. DN không lo việc thuế nhập khẩu ở mức 50% nếu được giữ đến hết năm 2017) hạ đột ngột xuống 0% vào năm 2018, sao Bộ Tài chính lại lo? Hạ thuế như vậy, chỉ khuyến khích tiêu thụ hàng ngoại nhập và Việt Nam sẽ chẳng làm được gì về ô tô cả, ngoài việc trở thành thị trường cho các DN nước ngoài hưởng lợi, ông Huyên nói.
Ngược lại, việc giữ thuế TTĐB cao sẽ khiến người dân không có cơ hội được sở hữu xe giá rẻ. Với đề xuất của Bộ Công thương, giảm thuế TTĐB cho xe nhỏ còn 20-25% bắt đầu từ 2015, thì người dân chắc chắn có cơ hội mua xe giá rẻ, nhất là từ 2018 khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0%. Còn với quan điểm của Bộ Tài chính thì sau 2018 người dân vẫn không được mua xe rẻ.
Bộ Tài chính lo ngại, giảm thuế TTĐB sẽ giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, nếu giảm thuế TTĐB, sẽ giúp cho số người mua xe tăng lên, qua đó thu ngân sách cũng tăng lên, ông Huyên phân tích.
Theo ông Huyên, nếu Bộ Tài chính không muốn giảm thuế TTĐB, thì nên đánh thuế theo giá trị đơn hàng nhập khẩu với ô tô, như vậy sẽ giúp cho DN ô tô trong nước có khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu. Nếu xe của chúng tôi sử dụng 40% linh kiện trong nước, chỉ nhập khảu 60% thì đánh 45% thuế TTĐB với số linh kiện nhập khẩu đó.
Như vậy chắc chắn giá thành sẽ rẻ hơn so với xe nguyên chiếc nhập khẩu cũng chịu thuế 45%. Điều này sẽ khuyến khích DN ô tô sử dụng linh kiện trong nước và thúc đẩy nội địa hóa.
Trần Thủy
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/209334/o-to-dong-loat-nam-im-cho-giam-thue.html
cao lao bao17:03 Thứ hai
2 ông này bất đồng quan điểm chỉ tội cho người dân thôi,và ngành ô tô của việt nam cũng chẳng có gì sáng sủa hơn.chán như con gián
lung loan 15:34 Thứ hai
Cho cac ong 20 nam phat trien , cac ong toan an soi .Gio con co 3 nam thi lam an duoc gi , chang qua cac ong co niu keo den nam 2018 , den luc do cac ong cung ve huu con lai ke cha chung may , tien thay bo tui
trần xê17:22 Thứ hai
theo tôi càng giảm nhanh thì ngành CN trong nước nói chung và các ngành cơ khí chế tạo khác mới phát triển tăng tỷ lệ mới nội địa hóa, đặt quyền trốn tránh lo lắp ráp thì lợi ích gì cơ chứ
Nguyễn Văn Long18:18 Thứ hai
Kỳ lạ, các ông này toàn nói lý thuyết suông. Sao không thấy phép tính cụ thể nào, ra được các con số tin cậy, và cũng phải chỉ ra phương pháp tính và nguồn số liệu để tránh việc tô vẽ nhằm trục lợi.
lê thành công13:06 Thứ hai
bảo hộ ngành công nghiệp ô tô trong nước bao nhiêu năm nay, các anh đã làm được gì cho phát triển nội địa, tính xã hội hóa tới đâu? Bộ Tài chính quyết định như vậy là đúng đắn, tôi nhiệt liệt hoan nghênh.
phan minh nguyên13:07 Thứ hai
Quá chậm rồi, chính sách gì đi nữa thì giờ này Việt Nam chỉ còn là đại lý xe mà thôi.
Lê Thanh Thủy13:14 Thứ hai
Bộ Công thương còn muốn ôm ấp các doanh nghiệp mãi mãi chứ không phải là đến 2017 thôi đâu. Phải chăng có lợi ích nhóm?
nguyen hoang nam14:04 Thứ hai
Nếu cứ giữ mức thuế NK, TTDB cao như vậy thì đừng nói đến phát triển otô trong nước. Tiền đâu mà dân nghèo tụi tui mua. Mà không mua thì sx ôtô ra bán cho ai=> các dn ôto phá sản mà thôi.
Vũ Công Duẩn14:06 Thứ hai
Cứ như thế nầy bao giờ giấc mơ xe hơi của người Việt mới trở thành hiện thực
Phạm Thanh Bình16:36 Thứ hai
Ôi khổ, biết bao giờ mua được chiếc xe đi lại đỡ vất vả, tránh nguy hiểm khi đi trên đường, biết đến bao giờ người dân mua được ô tô giá cả phù hợp với mức thu nhập chung của người dân đây hỡi trời, buồn, buồn vô hạn...
Nguyễn Văn Huân16:57 Thứ hai
Theo tôi nên giảm thuế xuống, vì có kéo dài thêm vài năm thì ngành CN xe ô tô, cơ khí, cũng như khoa học chế tạo máy của ta cũng chẳng tiến xa là bao, ban đầu DN lắp ráp, chế tạo nội xẽ khó khăn, nhưng khi nhiều xe hơi rồi, tầng lớp bình dân có xe họ sẽ là khách hàng, là động lực tìm đến phụ tùng, sửa chữa nội, và có thể tự tay họ phải chế ra cái họ thiếu, họ cần vì không phải ai cũng đủ tài chính đưa xe vào hãng(người bình dân có xe). Giống như phụ tùng, lắp ráp, sx xe máy hiện nay thôi. Tự các "thợ" Việt phải gia công.
trần văn chiến09:53 Thứ hai
Bộ tài chính quen cách làm ăn nhanh mà, như không thu đủ ngân sách thì thực hiện "giảm lương". Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sợ người dân đi xe nhiều, thu tiền nhiều khâu, mất công. Cứ như đề xuất của Bộ tài chính cứ ôm cục tiền cái đã đỡ mất công nghĩ cách thu ngân sách.
Trần Tình10:28 Thứ hai
Thông tin của bộ tài chính về thuế ô tô tương tự như thuế tiêu thụ đặc biệt ở Malaisia là chưa chính xác. Ở Malaisia thuế Excise tax ( tương tự thuế TT ĐB) của ô tô đối với các xe nhập khẩu nguyên chiếc từ 60 đến 105% tùy thuộc vào từng loại xe con, trong lúc đó thuế này đối với xe SX trong nước ( xe CKD) chỉ 10%. Họ quyết tâm bảo vệ SX trong nước.
Dân phố10:37 Thứ hai
Dù là quan điểm nào thì cuối cùng người dân là bị thiệt nhất. Ngành công nghiệp Ô tô đã được bảo hộ bao nhiêu năm rồi có làm được gì đâu? Nếu bảo hộ thêm 3 năm nữa liệu người dân sẽ được gì? Trước mắt chắc chắn người dân đã, đang và sẽ phải tiêu dùng với một mức giá mua Ô tô cao nhất nhì thế giới! Trong khi thu nhập lại đang đứng Top cuối! Các vị đề xuất và quyết định các chính sách cần phải suy nghỉ và xin hãy đặt lợi ích của người dân lên trên hết!
Hoàng Công Khánh10:47 Thứ hai
Nếu như nghành ô tô vẫn thếu tâm và thiếu tầm như hiện nay , không mạnh dạn đầu tư thiết bị , dây chuyền kĩ thuật ...mà chỉ có mục đích không ngừng tăng lợi nhuận nhờ chính sách bảo hộ quá lâu của nhà nước , thì nhà nước không nên tếp tục bảo hộ nữa để người dân có điều kiện mua ô tôđúng giá trị thực của nó và nhà nước tận thu được tất cả các loại thuế liên quan đến việc nhập ô tô nhằm tăng nguồn thu ngân sách . Tránh được những khoản lợi nhuận đó vào tay một số doanh nghiệp . Không cần thiết phải xây dựng nghành công nghiệp xe hơi bằng mọi giá như hiện nay
Tuấn Hải11:45 Thứ hai
Dù làm cách nào thì 3 năm tới cũng không giúp gì được các Doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Chúng ta đã sai lầm trong chính sách phát triển nghành công nghiệp này ngay từ đầu và đã để quá lâu mới nhận ra điều đó.
Trần Nam Minh10:06 Thứ hai
Ý kiến ông Huyên là người trong nghề thật chính xác, tại sao Việt Nam không đánh thuế vào chi tiết linh kiệm nhập khẩu thay vì đánh vào xe nguyên chiếc? Theo đó xe có tỷ lệ linh kiện nhập càng cao thì thuế càng cao và ngược lại - quá đơn giản và dễ áp dụng sao chúng ta không làm nhỉ.
vulam05:02 Thứ hai
Các vị cứ cãi nhau như vậy có phải vì lợi ích nhóm các vị ?? Dan co dc loi gi dau !!
Ham07:50 Thứ hai
thử hỏi nhà nước đã bảo hộ cho doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước bao nhiêu năm rồi vậy mà các doanh nghiệp này chỉ lo kiếm lời, đâu có quan tâm tới quyền lợi người tiêu dùng. Thiết nghĩ đã hội nhập quốc tế chúng ta không bảo hộ cho ô tô nữa, nếu bảo hộ thì bảo hộ cho nông nghiệp và các ngành sản xuất khác lợi hơn nhiều. Còn nền kinh tế không có công nghiệp ô tô thì cũng chưa phải là thảm họa gì ghê gớm lắm. Dân thực sự mất lòng tin và hết kiên nhẫn với nghành công nghiệp ô tô VN cũng như "chiến lược phát triển" của oto VN
thamquan07:53 Thứ hai
Mong sao giá oto sớm hạ để nhiều người có thể sở hữu ô tô, khi đó số người chết vì TNGT chắc chắn sẽ giảm.
trần đức dũng08:33 Thứ hai
Bộ Tài chính đưa ra kế hoạch như thế là đúng, còn để bảo hộ đến năm 2018 là lợi ích nhóm
Trần Nguyễn08:38 Thứ hai
Có thu được nhiều thuế thì đối tượng hưởng lợi chính cũng chỉ là nhóm lợi ích thôi. Làm thế nào để hạ được giá xe thì người dân mới được hưởng lợi.
Hung09:25 Thứ hai
Nhà nước đã bảo hộ cho mấy ông DN hàng chục năm nay rồi. Nay mà đòi hỏi gì nữa
Minh09:28 Thứ hai
Sao Bộ Công thương phải lo giữ thuế nhập khẩu cho các DN trong nước làm gì, bảo hộ hàng chục năm trời rồi chưa đủ sao, giờ còn chưa đầy 4 năm nữa mà mong phát triển CN ô tô, trong khi nhìn vào thực tế các hãng sx lớn đã chọn Thái Lan, Malai làm nơi đầu tư rồi, mấy doanh nghiệp VN nên nhìn vào thực tế, nếu tham gia đc vào quy trình làm lốp, làm ghế, làm đèn, gương...cung cấp đc cho họ là giỏi lắm rồi, đừng có ngồi đó mà mơ sản xuất ô tô made in VN nữa, các ông chỉ giỏi biện hộ để mong đc bảo hộ thêm mấy năm nữa thôi, nếu không đủ khả năng sx thì giải tán cho nhanh, người tiêu dùng đã thiệt lắm rồi,
Nguyễn Dương Hoàng16:02 Thứ hai
Chịu cách suy nghĩ của ông Bộ tài chính, cái gì cũng đánh đồng tất cả. Thu phí xe to cũng như xe bé, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như nhau. Các ông học cao sao các ông không phân ra thành từng hạng xe 1.0-1.5 đánh một loại thuế tiêu thụ đặc biệt, còn từ 1.6-2.0 thì một bảng thuế...có vậy người dân mới khâm phục cách làm công tâm, chứ cứ đánh thuế chung chung kiểu này thì ...
hoàng nghĩa kiên13:37 Thứ hai
"Còn với quan điểm của Bộ Tài chính thì sau 2018 người dân vẫn không được mua xe rẻ".Không chịu suy nghĩ. các ông hãy tìm ra phương án thay thế tăng ngân sách khi thuế xe giảm chứ?
HO LE KHOI11:30 Thứ hai
Hạ tầng có thể chưa đồng bộ, nhưng đã cải thiện rất đáng kể, Cải tạo mở rộng Quốc lộ, đường cao tốc liên tục đưa vào sử dụng, hà cớ gì vẫn đánh thuế..trên trời vậy? Trên thế giới có nước nào mua xe mắc như VN ko? Có nước nào TNGT nhiều như VN ko?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét