Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Nếu như ngày mai xảy ra chiến tranh Nga - Mỹ

Nếu như ngày mai xảy ra chiến tranh Nga - Mỹ
Xin giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn về tương quan sức mạnh quân sự Mỹ-Nga. Bài viết của Thượng tướng Leonhid Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích địa-chính trị (từ năm 1996 đến 2001- Chủ nhiệm Tổng cục hợp tác quân sự quốc tế Bộ Quốc phòng LB Nga) qua bài trả lời phỏng vấn Báo “ Bình luận quân sự độc lập” đăng ngày 28/11/2014 để tham khảo.
Hải quân Mỹ đã sở hữu vũ khí chống tên lửa và 
chống vệ tinh rất hiệu quả .Ảnh www.navy.mil
Trước hết là câu kết luận của ông: “Lá chắn hạt nhân của chúng ta (Nga) không đảm bảo được an ninh ”. Sau đây là nội dung bài trả lời phỏng vấn:

Thưa Leonhid Grigorievich (cách gọi kính trọng Ivanshov), chúng ta (Nga) đã thu được gì sau 1/4 thế kỷ cái gọi là đối tác với Phương Tây: NATO với hệ thống phòng thủ tên lửa Châu Âu (NMD Châu Âu) đã ở ngay sát nách, hạm đội Mỹ với hệ thống “Aegis” ngay sát bờ chúng ta, tại Ukraine đang xảy ra nội chiến, trên mặt trận ngoại giao không có gì thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, còn hợp tác quân sự quốc tế gần như bị ngưng lại… Thành thử có lẽ chỉ còn trông vào sự cân bằng cán cân Lực lượng kiềm chế hạt nhân với Mỹ, như mới được (các quan chức Nga) tuyên bố thời gian gần đây?
Không thể trông chờ vào (sự cân bằng) đó. Trên các phương tiện mang đã được triển khai, chúng ta có nhiều hơn một khối tác chiến so với người Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa lý gì cả, bởi vì tiềm lực hạt nhân chiến lược của chúng ta đã không còn là yếu tố đảm bảo an ninh .

Tuyên bố ấn tượng quá!
Chúng ta hãy cùng xem xét. Nga chỉ có thể tấn công lãnh thổ Mỹ bằng các tên lửa đạn đạo, nhưng người Mỹ có thể tấn công lãnh thổ chúng ta không chỉ bằng các tên lửa đạn đạo, mà còn cả tên lửa có cánh mà Mỹ đang có trong kho hàng nghìn quả.
Theo tính toán, trong đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu (của Mỹ) , thậm chí (Mỹ) không cần dùng đến vũ khí hạt nhân thì cũng đã có đến 70% các phương tiện tên lửa hạt nhân của Nga bị tiêu diệt

Ai đưa ra những tính toán như vậy?
Người Mỹ đã tính các kịch bản trên trên máy tính và luyện tập các phương án trong các cuộc tập trận tham mưu - chỉ huy.
Họ đã tính như sau: sau đòn tấn công toàn cầu – thôi chúng ta không nói về tỷ lệ nữa – phần lớn các tổ hợp “ Topol”, “ Iars” trong các hầm phóng và trên các tàu ngầm sẽ bị tiêu diệt, đồng thời, các vệ tinh của Nga như vệ tinh trinh sát, dẫn đường và v.v cũng sẽ bị tấn công .
Mỹ đã có Cụm phương tiện tấn công vũ trụ các mục tiêu như vậy và nó có thể được tăng cường vào bất kỳ thời điểm nào. Bên cạnh đó , Lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ cũng được hệ thống NMD bảo vệ một cách chắc chắn.

“Chắc chắn” có nghĩa như thế nào? Từ thời Xô Viết, người ta đã khẳng định là không có một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào đảm bảo 100% và sẽ không có một hệ thống nào như vậy.
Như đã biết, chỉ có thể bảo hiểm mới đảm bảo 100%, nhưng hệ thống NMD toàn cầu của Mỹ, căn cứ vào những lần bắn thử nghiệm mới đây nhất, - là một công cụ cực kỳ hiệu quả. Trước hết là các tàu chiến được trang bị hệ thống thông tin- điều khiển “Aegis”,- theo chương trình (của Mỹ), sẽ có 93 đơn vị tàu như vậy được triển khai - mỗi một tàu có tới hàng trăm tên lửa đánh chặn.
Đúng ra (Nga) phải đặc biệt chú ý đến “Aegis” bố trí trên các tàu, vì nó rất cơ động và không nghi ngờ gì nữa, trong giai đoạn đe dọa, các tàu lớp này sẽ có mặt ngay dưới quỹ đạo bay của các tên lửa chúng ta (Nga).
Hơn nữa, các tàu này hiện đang liên tục xuất hiện lúc thì ở Biển Baren, lúc thì ở Biển Đen, còn chiếc tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển hiện đại nhất của Mỹ “Monterey” đang thường xuyên có mặt dọc các bờ biển của nước ta (Nga)
Còn các thành tố trên mặt đất trong hệ thống NMD của Mỹ ở Ba Lan và Rumani. Các hệ thống được bố trí tại đó có tầm bắn 5.500 km, có nghĩa là với tới tận sông Volga.
Từ thực tế trên, có thể rút ra kết luận là vào thời điểm này người Mỹ sở hữu khả năng tiêu diệt các tên lửa chúng ta khi chúng bắt đầu tăng tốc, “xử lý” các khối tác chiến khi chúng đang bay trên quỹ đạo và khi các đầu tác chiến bay trong bầu khí quyển, các tổ hợp THAAD và Patriot (của Mỹ) sẽ vào cuộc.
Đến năm 2018, Mỹ lên kế hoạch sở hữu hệ thống NMD có thể bảo vệ Mỹ trước các Lực lượng hạt nhân của Nga - nếu như không được 100 % - dĩ nhiên là rất khó để đạt được tỷ lệ như vậy – thì cũng với mức độ rất cao.
Chúng ta (Nga) không có hệ thống NMD như vậy. Chính vì vậy mà có thể hình dung như sau: khoảng vài chục khối tác chiến của Nga sẽ bay đến lãnh thổ nước Mỹ, còn từ Mỹ đến Nga – khoảng 500. Mỹ phóng bao nhiêu tên lửa thì sẽ có bấy nhiêu quả bay đến lãnh thổ Nga, -chúng ta (Nga) không có gì để đánh chặn chúng .
Hiện không có bất cứ một sự cân bằng chiến lược nào và cần phải chấp nhận một thực tế là người Mỹ đang có một tiềm lực (quân sự) tiến gần đến ngưỡng đạt ưu thế quyết định trước các Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga

HƯỚNG CỦA ĐÒN TẤN CÔNG CHỦ YẾU
(Tiêu đề là của “ Bình luận quân sự độc lập”)

Người Mỹ sẽ sử hiện thực hóa ưu thế của mình như thế nào?
Tôi có lẽ không loại trừ khả năng tiến hành đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu, bởi vì các sự kiện trên thế giới đang phát triển theo hướng buộc người Mỹ phải hành động. Hãy nhìn xem. Năm 2015, Trung Quốc sẽ tuyên bố là nền kinh tế số một thế giới, có nghĩa là Mỹ mất vai trò dẫn đầu trong kinh tế .
Còn nước Nga, mặc dù có những vấn đề nội bộ của mình, đã trở thành quốc gia dẫn đầu các tiến trình chính trị, và tôi có thể nói ở mức cao hơn - là địa - chính trị của một thế giới đổi mới với những đường nét cơ bản đang được thể hiện rõ: thành lập Quốc gia liên minh (Nga- Belarus-ND), Liên minh Á-Âu đã được công bố thành lập, thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải,- nhưng quan trọng nhất vẫn là nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) . Trong mọi trường hợp, người đưa ra sáng kiến đầu tiên đều là Nga.

Tại sao BRICS lại làm siêu cường duy nhất trên thế giới quan ngại?
Thứ nhất, BRICS – đấy là một nửa thế giới. Thứ hai , đây không chỉ đơn giản chỉ là các quốc gia, mà là các nước đại diện cho các nền văn minh. Nếu xét về bản chất, đây là một Liên minh của các nền văn minh không phải là văn minh Phương Tây.
Ngoài ra, trong khuôn khổ nhóm BRICS cũng đã thiết lập những cơ cấu thay thế IMF, WB và Hệ thống dự trữ liên bang (Mỹ-ND), đã có những thỏa thuận về thanh toán trong thương mại bằng các đồng tiền không phải là đôla. Dễ gì người Mỹ có thể chấp nhận vai trò thứ hai trong kinh tế và trong nền chính trị thế giới.

Ông cho rằng, chỉ cần thay đồng đô la bằng đồng rúp và đồng nhân dân tệ là đủ cơ sở để Mỹ sử dụng lực lượng vũ trang?
Như chúng ta đã biết, sau ngày 11/9/2001 Mỹ đã thông qua các đạo luật và các sắc luật và đã được Quốc hội phê chuẩn- các đạo luật và sắc luật này cho phép Mỹ có quyền tiến hành các đòn tấn công bất kỳ quốc gia nào nếu Mỹ cho rằng là trên lãnh thổ quốc gia đó đang hình thành các mối đe dọa an ninh Mỹ .
Thực chất, những đạo luật như vậy đã phá vỡ các cơ sở của Luật pháp quốc tế và toàn bộ hệ thống an ninh. Nhưng chúng đã được thử nghiệm ở Nam Tư, Iraq và Lybia, và bây giờ nó đang nhằm vào Nga.
Công tác chuẩn bị đã được tiến hành: bắt đầu là từ diễn đàn Đại Hội đồng LHQ và sau đó là tại diễn đàn G-20 - B.Obama tuyên bố là cùng với dịch sốt Ebola, nước Nga là mối đe dọa chủ yếu đối với nhân loại.
Đổ thêm dầu vào lửa là phát biểu mới đây của Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang thống nhất NATO tại Châu Âu, tướng Mỹ Philip Breedlove về việc Nga đe dọa Phương Tây, vì “nước này đang tiến sát đến biên giới NATO”.

Có lẽ vì ông này học kém ở West-Point (Học viện quân sự nổi tiếng của Mỹ) chăng?
Dù thế nào đi nữa thì tiếp sau các tuyên bố như trên đã có các bước đi cụ thể. Chúng ta ít để ý đến một thực tế là hiện nay NATO đã tập trung gần như toàn bộ những gì cần thiết để tiến hành đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu,- khối này đã triển khai ngay sát biên giới của chúng ta thêm 5 căn cứ quân sự nữa.
Thêm một dẫn chứng : Ba Lan đưa ra sáng kiến thành lập một liên minh chống tên lửa với Latvia, Estonia và Litva – những động thái như vậy nhằm mục đích gì?
Nói chung, chỉ có những kẻ mù, điếc và thiểu năng mới không hiểu một thực tế: Chúng ta (Nga) đã bị một vành đai chống tên lửa bao vây từ 4 phía.

NGA CẦN CÁC CĂN CỨ SÁT NÁCH MỸ

Bức tranh có vẻ ảm đạm quá (nguyên văn - ngày tận thế). Chúng ta phải làm gì, nếu như, như ông đã khẳng định là ngày mai có thể xảy ra chiến tranh?
Nếu như chúng ta không thể chặn được tên lửa đạn đạo, nếu như chúng ta không có phương tiện để đánh chặn, thậm chí chỉ để phát hiện tên lửa có cánh, cần phải thay đổi một cách căn bản cách tiếp cận quân sự- chiến lược đối với vấn đề đảm bảo an ninh- phải cấp tốc thành lập các cụm quân tấn công và bố trí chúng ngay sát nước Mỹ để có khả năng ngay lập tức tấn công lãnh thổ Mỹ .
Không những thế, cần phải giải quyết vấn đề này một cách đồng bộ. Nó bao gồm các tàu nổi và tàu ngầm mang tên lửa có cánh cùng các cụm quân mặt đất trên lãnh thổ các nước bạn bè của chúng ta.

Lại một cuộc khủng hoảng Caribe lần nữa chăng?
Người Mỹ không để cho chúng ta một lối thoát nào khác. Phương án số một – tấn công lãnh thổ nước Mỹ từ cự ly gần nhất có thể. Tại sao các tàu của chúng ta không thể hiện diện gần bờ biển Mỹ, nếu các tàu sân bay của Mỹ nghễu nghiện ngay sát nách chúng ta - ở Nhật Bản cũng đã triển khai hệ thống “Aegis”?
Nói chung, chính chúng ta (Nga) có lỗi, tự mình đưa mình vào tình thế khó khăn như hiện nay – tự mình giải trừ quân bị không có chừng mực trong khi người Mỹ đã làm tất cả để đạt được ưu thế quân sự quyết định trước chúng ta.

Như vậy ông khẳng định rằng, chiến dịch “Khủng hoảng Caribe lần hai” sẽ có ích cho chúng ta?
Năm 1962, các đòn tấn công hạt nhân vào Liên Xô được ngăn chặn bởi vì chúng ta đã triển khai các tên lửa hạt nhân và không quân tại CuBa . Xin hãy nhớ lại những diễn biến sự kiện. Người Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kế hoạch của Mỹ khi thành lập cụm quân tên lửa và không quân như vậy là để ngay lập tức tiến công 300 thành phố của Liên Xô.
Và nếu như những lực lượng cần thiết đã được triển khai đầy đủ thì không còn nghi ngờ gì nữa, đòn tấn công đã được thực hiện. Nhưng khi đó, các tên lửa của chúng ta xuất hiện ngay trước mũi người Mỹ, và vì người Mỹ quá hiểu là sẽ có các đòn tấn công trả đũa nên tâm lý hiếu chiến của xã hội Mỹ mà trước hết là của giới lãnh đạo mới nhanh chóng nguội đi, vì thế mới có các thỏa hiệp và sau đó là tiến trình giải trừ quân bị.
Mười năm sau đó chúng ta (Nga-Mỹ) ký được Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (năm 1972) và đã thiết lập đường dây điện thoại trực tiếp- được gọi là đường dây đỏ (nóng) nối Lãnh đạo Mỹ và lãnh đạo Liên Xô để đề phòng những trường hợp không lường trước .
Và trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang không có gì để đánh trả đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu, ngoài việc thực hiện lại kịch bản năm 1962, mà cụ thể là : bố trí vũ khí chính xác cao của chúng ta sát biên giới nước Mỹ , để có thể đảm bảo chắc chắn là sẽ đánh đòn trả đũa .

Liệu ý tưởng sử dụng lãnh thổ BRICS cho các mục đích trên có thực tế không?
Trước hết, trong tình hình quốc tế như hiện nay cần phải thỏa thuận với người Trung Quốc về hợp tác chống lại các hệ thống NMD của nước ngoài .
Trong thỏa thuận đó cần phải có một điều khoản nào đó ghi nhớ là trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc các đòn tấn công phi hạt nhân ồ ạt , thì để đáp trả , chúng ta (Nga và Trung Quốc-ND) sẽ áp dụng một số biện pháp chung nhất định nào đó .
Người Trung Quốc hiện giờ chưa sẵn sàng cho một liên minh quân sự lớn (với Nga-ND), nhưng để thiết lập mối quan hệ đồng minh ở một hướng nhất định nào đó, rất có thể họ sẽ sẵn sàng .
Ví dụ như trong năm nay, Hải quân của chúng ta đã tham gia vào các cuộc tập trận chung với Trung Quốc với kịch bản phá tuyến phong tỏa eo biển Malacka- tuyến giao thông đường thủy mà Trung Quốc sử dụng để vận chuyển nhiên liệu về Trung Quốc .
Và tương tự như vậy,- cũng có thể đối thoại (với Trung Quốc) về vấn đề chống lại NMD của Mỹ . Đây sẽ là một nhân tố chính trị- ngoại giao mạnh có tác dụng kiềm chế (Mỹ) . Và nói chung, lẽ ra (Nga) đã phải suy nghĩ về việc thành lập một hệ thống an ninh quốc tế chung trong khuôn khổ BRICS từ lâu rồi .

Và tất cả Châu Mỹ La Tinh, như người ta đã biết là nơi có tâm lý bài Mỹ rất mạnh, cũng đồng ý?
Nếu công khai thì chắc là khó, họ sẽ thận trọng vì những lý do kinh tế và chính trị . Tất cả họ đều hiểu rất rõ là các cơ quan đặc biệt Mỹ (tình báo) là những chuyên gia thượng thặng về đảo chính và các cuộc cách mạng màu .
Nhưng trong lĩnh vực ngoại giao còn có những hệ thống những thỏa thuận không công khai. Và không có gì quá gây khó khăn cho các bên để có thể thỏa thuận với nhau về việc bố trí căn cứ các tàu của Nga, ví dụ như ở Venexuela, hay Brazil.

PHƯƠNG TÂY BUỘC PHẢI IM LẶNG NHƯ THẾ NÀO?

Liệu ngành ngoại giao của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả ở quy mô xuyên quốc gia, nếu như trong tất cả các trận chiến sau bàn đàm phán ở Châu Âu, chúng ta - nếu nói một cách thực chất, đều đã thua và cho phép NATO tiến sát đến biên giới của chúng ta?
Chúng ta thua, bởi vì chúng ta không tự chủ - bị rơi vào cái thòng lọng kinh tế- tài chính của Mỹ. Và còn cái gọi là đạo quân thứ năm đã thâm nhập sâu vào tất cả các nhánh quyền lực (của Nga) .
Chúng ta từng thể hiện rõ quan điểm của mình, nhưng sau đó lại bị sức ép cả từ bên ngoài và từ bên trong, và chúng ta lùi lại. Theo các quy luật trong nghệ thuật quân sự, những kẻ bỏ chạy sẽ bị truy đuổi và đánh tan.

Có lẽ ông cũng biết là nhân kỷ niệm 20 năm ngày bức tường Berlin sụp đổ Mikhail Gorbachev đã tuyên bố, dường như không ai đưa ra bảo đảm với chúng ta về việc không mở rộng NATO về hướng Đông, thậm chí đã không có một cuộc trao đổi nào về vấn đề này?
Điều đó không đúng sự thật. Không những thế, khi Hiệp ước cơ sở (về mối quan hệ Nga- NATO, hợp tác và an ninh – ký tháng 5/1997 tại Paris- ND), các bên đều thống nhất là đã hình thành một hệ thống an ninh tập thể và NATO không có lý do gì để mở rộng sang hướng Đông .
Người Ý, người Hy Lạp, người Bỉ và cả người Đức đều chống lại việc triển khai các cơ sở hạ tầng quân sự tại các nước thành viên cũ khối Warszawa.
Nhưng người Mỹ ấn nút và - tất cả đều im bặt. Đấy chính là lý do tại sao tất cả các tổng thư ký NATO đều làm tôi liên tưởng đến hình ảnh các con cờ trên bàn cờ và do những người chơi mạnh hơn điều khiển .
Có lẽ chỉ có G.Roberon là có quan điểm độc lập. Còn Javier Solana - bị các đại tá Mỹ chỉ huy. Điều này tôi đã nói thẳng với J.Solana, ông ta tự ái và đã phàn nàn về tôi với Nguyên soái Xergeev.
Ở cấp độ nhà nước cũng vậy. Hans Dietrich Genscher và Helmut Kohl (các thủ tướng Đức – ND) đều là các chính khách rất độc lập. Nhưng người Mỹ đã thay thế họ bằng những nhân vật dễ bảo hơn.
Tôi không biết là trong các cuộc gặp kín Angel Merkel đã nói với V.Putin những gì , nhưng khi công khai bà này thể hiện một lập trường trung thành hoàn toàn với ngài B.Obama. Cũng có thể, bà này bị sức ép.

Ý ông muốn nói tới việc đã “tóm được điểm yếu” của nhau để sử dụng nếu cần thiết ?
Thế các bạn nghĩ là người Mỹ không có khả năng làm những việc này à?
Một ví dụ. Khi lập kể hoạch đổ quân xuống Prishtina (chiến dịch đổ bộ một tiểu đoàn lính đổ bộ đường không Nga xuống Prishtina – thủ phủ Kosovo ngày 11,12 / 6/1999-ND) thì chúng ta, để loại trừ các cuộc xung đột vũ trang (với các nước NATO) đã báo trước cho lãnh đạo bộ quốc phòng một số nước Châu Âu, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Đức R. Sharping, vì ông này và các tướng lĩnh của mình đều có mong muốn hợp tác (với Nga) .
Thậm chí (chúng ta) còn tiến hành các cuộc hội nghị và mời Sharping đến dự, còn Tổng tư lệnh các Lực lượng thống nhất NATO tại Kosovo là đại tướng Mỹ Wesley Clark thì không được mời. Và người ta đã không tha thứ cho R.Sharping về điều đó – họ đã truy ra ông này thời còn trẻ đã tham gia vào một tổ chức cấp tiến nào đấy và cách chức.

Nói một cách khác , người Mỹ đã “dọn dẹp sạch” môi trường ngoại giao ở Châu Âu và chúng ta (Nga) không còn việc gì để làm ở đó nữa?
Tại sao lại thế! Tôi nghĩ rằng, vẫn có các cuộc đàm phán không công khai nào đó đang được tiến hành. Bởi vì không phải tất cả những cái gì tốt cho người Mỹ cũng đều thích hợp với Châu Âu.

Theo ông thì sẽ có kết quả chứ ?
Sẽ có, nếu như không quên rằng, chính sách đối ngoại chỉ mạnh khi đằng sau nó là một lực lượng quân sự mạnh .
Lê Hùng (dịch)
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/neu-nhu-ngay-mai-xay-ra-chien-tranh-nga--my-3215723/

BÌNH LUẬN (158)

Gửi bình luận
  •  MỸ VẪN SỢ NGA VỀ QUÂN SỰ
    Cuồng Mỹ không lẽ ngu cả lũ sao. Nếu đó là sự thực thì chưa cần đến bài báo đó Mỹ đã đánh đòn phủ đầu chớp nhoáng chiếm toàn bộ Nga rồi.
    •  MỸ VẪN SỢ NÊN:
      Những năm kinh tế be bét xã hội mất ổn định dưới thời Gorbachov hay Yeltsin còn sợ vãi không dám đánh nữa là dưới thời Putin.
    •  ĐI TRƯỚC & TỤT HẬU
      Thực tế đến nay sức mạnh hạt nhân Mỹ kém Nga
    •  PHÁT XÍT 1945
      Từ năm 1945-1953 khi Nga chưa có bom nguyên tử đâu có dám làm gì.
    Xem thêm
  •  LŨ CUỒNG MỸ ĐẦN
    Đúng là lũ cuteo ngu, tàu mà linh động hơn máy bảy hả lũ ngu, tụi mày tra cứu trên google của MỸ xem MIG-31 sản xuất ra làm gì, nó để đánh chặn tên lửa đấý, Mỹ còn xách dép cho Nga về chuyện tên lửa các dog cuồng Mỹ đần độn nhá
    •  CUTEO
      Hí hí bế tắc quá chỉ biết chửi đổng như Thị Nở nhể!
  •  NHA PHAN TICH QUAN SU
    May thang binh luan ngu. Chang biet gi ve quan su. Nga ma yeu nhu vay da bi lam thit lau roi.
    •  PHÁT XÍT 1945
      Thừa nhận Mỹ rất mạnh về kinh tế, về quân sự tuy không đứng đầu nhưng cũng không yếu nhưng về chiến thuật thì quá yếu và họ chủ quan khinh địch nên luôn thua ngay cả khi đối thủ yếu hơn.
    •  CẢNH LÊ TẤN
      Bạn không có văn hóa,nhưng sao phiếu bầu bạn quá cao ?Đây cũng là nổi lo của nhân loại.Nếu MỸ & NGA có chiến tranh,thế giới nảy sẽ DIỆT VONG.Bạn thử nghĩ Nhật mới có 2 trái bom loại nhỏ,đã giết bao nhiêu người rồi.
  •  NGỌC THỐNG LÊ
    Vậy thì Nga còn chờ gì nữa, đầu hàng hay là chết. Tiếc thay đó không phải là tính cách Nga. Đó chính là điểm "hay" của bài phân tích.
    •  LƯU BỊ TRẢ K C
      Đúng vậy! Đừng nên nhìn qua bên ngoài theo kiếu thầy bói xem voi. Sự việc nó vậy nhưng không phải vậy.
  •  SNIPER
    Có thấy cuối bài vị tướng Nga kết luận gì à? " chính sách đối ngoại sẽ mạnh khi đằng sau có 1 nền quân sự mạnh ". Người Nga biết quân sự họ yếu hơn Mỹ nhưng họ vẫn dám đối đầu vì họ muốn tự do, độc lập chứ không như đám châu Âu chết nhát và đám fan Mỹ ở Việt Nam chỉ muốn làm nô lệ, muốn người ta đè đầu không ngóc lên được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét