Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Đối thoại với Vũ Trọng Phụng qua cầu TH Âm Dương

Đối thoại với Vũ Trọng Phụng qua cầu Truyền hình Âm Dương
Van Man Tường thuật buổi toạ đàm qua cầu truyền hình Dương-Âm trực tiếp với nhà văn họ Vũ (Vũ Trọng Phụng).
Phóng viên (PV) : Chào me-xừ Vũ (Monsieur Vũ) , cứ nghĩ ông đi xe đạp hay xe kéo tới phòng thu hình, không ngờ ông có xe hơi Peugeot sang trọng quá.
Vũ Trọng Phụng (VTP) : Tôi thác xuống đây năm 27 tuổi, bao năm vẫn vậy, chúng ta cứ xưng hô là toa, moa cho thân mật. Nhân ngày thơ ở Âm phủ, buộc thơ vào bong bóng rồi thả lên trời. Moa có dịch câu “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người " sang tiếng Pháp. Ma Vương đến đọc, khen thơ của Giang Mai hay và nói méc-xi bú-cu toa . Chiếc xe hơi này là hàng mã, trên trần gửi cho người nhà là đám con nghiện dưới này. Chúng không có tiền “ làm luật “ với nhà Đoan ( Douane , Hải quan ), để lấy ra. Xe giam trong kho mãi, Ma Vương biến thành xe công, cấp cho moa mượn tạm.

PV: Cơn áo không đùa với khách thơ. Đời sống văn nghệ sĩ trên này gian khó lắm, họ phải hành đủ nghề , kể cả quản gia , vệ sĩ cho các quan chức :
Nay ở trong thơ hay có cứt.
Nên nhà thơ cũng phải biết bưng bô.

Nghệ thuật , văn học, thơ ca là bộ mặt văn hoá của quốc gia, chính thế mà xếp Hữu Thỉnh của moa cũng xin xe hơi và kinh phí mỗi năm 90 tỷ.
VTP : Ô là la, chỗ đồng nghiệp với nhau, mong được gặp Hữu Thỉnh, moa sẽ mời y đi chung xe này , như taxi Uber hay Grab. Thế toa nghĩ thế nào về nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân ... sâm ?

PV: Nghệ thuật vì phái đẹp, nói toạc ra là bị chi phối bởi đàn bà. Giang Thanh chỉ vì không thích vở kịch " Hải Thuỵ bãi quan ", đã châm ngòi , kích động Mao gây ra cách mạng văn hoá thảm khốc đấy thôi. Đằng sau mỗi hành động của người đàn ông, có bóng dáng âm ưu người đàn bà. Họ điều khiển quyền lực, vuốt ve và tung hứng , sai khiến nó theo sở thích của mình, như thể họ đang chơi chim vậy.

VTP: Gió sợ bờ tường, tường sợ chuột, chuột sợ mèo, mèo sợ quan, quan sợ mẹ đĩ. Ôi cái vòng luẩn quẩn.

PV: An nam là cường quốc thơ văn, từ các bậc vua chúa xưa kia, đến những lãnh đạo sau này đều thích thơ, văn. Họ đem thơ vào việc trị quốc, bình thiên hạ. Đất nước này lúc nào cũng như ngủ mơ, tâm trí lơ lửng treo ở ngọn đa sân chùa, kiến nó tha mất mà không hay.

VTP: Moa nghe ma đồn rằng xứ An nam bọn đạo văn lúc này nhiều hơn đạo chích. Có kẻ in thơ ăn cắp thành cuốn sách khủng như cái bánh chưng to nhất nước , rồi đem thi kỷ lục Guinness, dự giải Nobel văn học phải không.?

PV: Những chuyện đó là thường. Xã hội làm các nhân vật của toa thay đổi hết rồi. Xuân tóc đỏ chẳng thèm đi nhặt banh nữa, hắn lái xe kiêm quản gia ở sân Golf Tân Sơn Nhất. Nhờ có tài bóp chân , mát xa , mát gần cho một máy bay bà già, vợ của quan tứ trụ . Hắn thành phi công trẻ, dội bom nước vào ngọn lửa hồi xuân đang cháy rùng rực cuả bà . Con gái ông quan cũng mê hắn , thế là Xuân thành rể nhà cụ cố Hồng. Hắn vào Đảng, cầm "sổ đỏ " nên số đỏ hơn son. Nhờ uy thế bố vợ, hắn thành đại gia trong giới địa ốc và ngân hàng, chủ tịch tập đoàn quốc gia "MATOVINA" nữa.

VTP: Toa có thể giải thích rõ hơn không ?

PV: Matovina, là những tinh hoa của mắm tôm VN, bốc mùi rồi vung vãi giá trị ra khắp năm châu. Ở đâu có người VN đến du lịch nhiều, là xuất hiện biển tiếng Việt nhắc đừng lấy thừa thức ăn trong tiệc Buffet, không được trộm cắp trong của hàng...Mắm tôm còn được sử dụng như một vũ khí bảo vệ chính quyền.Thành bom thối ném vào nhà bọn phản động.

VTP: Ôi còn đâu những giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống xưa kia nữa.

PV: Những thứ đó thành đồ cổ, chỉ để ngắm mà không đem dùng được. Thiên hạ nhét nó vào trong môn học ngoại ngữ, làm ví dụ chia động từ thời quá khứ , bao giờ cho đến... ngày xưa. Hay thành nước giải khát cho những người già thích hoài niệm về một thời tử tế. 

VTP: Hậu sinh khả ...ố, xã hội suy đồi tới mức đó sao ?

PV: Kỹ nghệ lấy Tây của toa bây giờ thành kỹ nghệ lấy Hàn, Đài. Cách mạng 4.0 ứng dụng trong thi tuyển chọn bướm. Người ta tổ chức Liveshow các cô gái cởi truồng . Nhờ Internet từ Đài loan, Hàn quốc xem rõ như trong rạp hát. Thích thì bay sang, nhà thầu thu nhiều tiền nếu ông nào muốn khoan thăm dò vài phát, như tìm dầu khí ở biển Đông. Khách hàng là thượng đế, đi mua dưa hấu dùng tay vỗ thử bồm bộp , trả tiền xong còn khoét một lỗ nhỏ xem ruột có đỏ và tươi không để còn trả lại.Cũng tựa như cách đấy mà nhiều cô gái lấy Hàn, Đài cũng bị trả lại vì mất trinh , không đúng như môi giới quảng cáo. 

VTP : Thật không thể tin nổi, ứng dụng công nghệ tin học truyền lồn đi xa, hiện đại như chiếc Buồi phôn (Bphone) họ mới gửi xuống dưới này cho moa đây. Thật không thể tin nổi.

PV: Làm đĩ bây giờ cũng khác thời toa đi viết phóng sự nhiều lắm. Đĩ cao cấp ngày nay còn được vinh danh, là tấm gương cho nhiều người đàn bà học tập. Các quý cô khả kính mất trinh hai lần là chuyện thường 

VTP: Thật không thể tin nổi.

PV: Ở xứ này, chỉ trong 4 tháng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước tuyên thệ nhận chức hai lần, thì tại sao các cô gái không được mất trinh lần hai hở toa ?

VTP: Toa nói to lên, cái gì ồn ào ở trên đó thế, nghe như nhạc hầu đồng hay quốc ca, đám ma ?

PV:Trong phòng thu có mấy tay kỹ thuật đang tranh thủ làm video đám cưới của chàng Rô-bi-nê và nàng Toa lét ở Hà Thành.

VTP: Sao có tên người Tây như cái vòi nước tiếng Pháp (Robinet) và nhà xí thế .

PV: Phong trào Âu hoá từ thời toa đấy. Đám cưới của hai ngôi sao người Việt, nhưng họ lấy tên Tây là Romeo và Juliet. Đọc khó nên phiên âm như vậy cho đơn giản và dễ nhớ.Dân An nam ngày nay bỏ tên Tý, Tèo, Hĩm, Bướm, Cu ,Teo... Thay vào đó là tên Tây như Teresa, Maria, Elly, Ronaldo, Michael...

VTP : Ôhô, chúng đang cưỡng hiếp tiếng Việt, đẻ ra toàn con lai.

PV: Toa có muốn lên trên này một chuyến để đi thực tế, gặp lại những nhân vật trong các tác phẩm của mình không ?
VTP: Tội vượt biên ở âm phủ, nhẹ thì vài năm tù rồi quản chế , moa sợ lắm.
PV: Toa khỏi lo, moa nhờ Tổng cục 2 , một cơ quan giống như phòng nhì , mật thám , bắt cóc toa đưa lên trần. Sau đó toa lại viết đơn xin tự nguyện đầu thú, hồi hương là êm chuyện....
Cầu truyền hình đang thông thì bị ngắt, giun đất cắn đứt cáp quang nối xuống âm ty. 

Hẹn qúy độc giả FB trong lần trực tuyến khác với Vũ Trọng Phụng và một số nhà văn nữa.
P/S . Các nhà đạo đức học không nên theo dõi chương trình này, có thể gây hiệu ứng lên cơn hen suyễn.
-------------------------------------------

Sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng là một nhà văn, nhà báo, một cây bút phóng sự với nhiều bài tiêu biểu. Năm 1930, ông có bài đăng trên Ngọ báo, nhưng lúc này tên tuổi ông chưa thực sự được chú ý trong giới văn học Việt Nam. Mãi đến 1931, vở kịnh Không một tiếng vang ra đời, thì mới bắt đầu gây được sự chú ý của bạn đọc. Năm 1934, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.

Năm 1936, khi mà tiểu thuyết đang được thời nở rộ, thì cũng trong vòng 4 năm, ông cho ra đời 4 tác phẩm và cả 4 đều thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng. Đó là tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng, một vài nhân vật, câu nói trong Số đỏ đã đi vào ngôn ngữ đời sống hằng ngày.


Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng còn được mệnh danh là “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. Phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây.

Nhắc đến cái tên Vũ Trọng Phụng, người ta liên tưởng đến một tài năng trong nhiều lĩnh vực từ sách đến báo. Thế nhưng khi đang ở độ tuổi tài năng nở rộ, ông ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời. Sự ra đi của Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.
Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát.



http://tiki.vn/tu-van/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-vu-trong-phung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét