Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Nga tôn trọng sự lựa chọn của Crimea

Nga tôn trọng sự lựa chọn của Crimea
Sevastopol nhất trí sáp nhập Nga
Moscow sẽ tôn trọng "sự lựa chọn lịch sử" của người dân Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới về việc sáp nhập vào Liên bang Nga, trong khi Kiev tuyên bố việc Crimea muốn rời bỏ Ukraine là trái phép.
Người dân căng quốc kỳ Nga trong một cuộc 
biểu tình tại Simferopol, Crimea. Ảnh: AFP
"Chúng tôi sẽ tôn trọng sự lựa chọn lịch sử của người dân Crimea. Chúng tôi ủng hộ sự lựa chọn tự do và dân chủ của người dân nơi đây", AFP dẫn lời ông Sergei Naryshkin, chủ tịch Duma Quốc gia (hạ viện) Nga, phát biểu trong một cuộc họp với các nhà lập pháp nước cộng hòa tự trị Crimea. Tuyên bố này của ông Naryshkin được nhận định là ẩn chứa hàm ý rằng Quốc hội Nga sẽ thông qua cuộc bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga của Crimea.

Ngày giải phóng Ucraina

Ngày giải phóng Ucraina
День освобождения Украины
Mikhai Osherov, nhà phân tích chính trị
Kichbu theo topwar.ru
Tôi đã chờ đợi ngày này suốt 22 năm. Từ mùa đông lạnh giá năm 1991, khi Gorbachev, Yeltsin, Kravchuk và Shushkevich hủy hoại đất nước của tôi - Liên bang Xô viết của tôi.

Phụ nữ và súng - một sự kết hợp chết người

Phụ nữ và súng - một sự kết hợp chết người

Chùm ảnh đẹp về con người đỡ giúp động vật tàn tật

Ảnh đẹp về con người giúp đỡ động vật tàn tật

Còn đâu thanh tịnh chốn thiền môn

Còn đâu thanh tịnh chốn thiền môn
Tôi đã trải qua những ngày ấu thơ trong một ngôi làng nhỏ, ngôi làng nhỏ này có một ngôi chùa nhỏ, ngôi chùa có một ông thầy, mà chúng tôi gọi là ông thầy chùa.

Ca sĩ, thầy tu có khác chi
Chạy "sô" tất bật hốt thu bì
Sân chùa dựng rạp... ì xèo nhót
Chánh điện đèn giăng... rối rít qùy
Đàn, trống xập... xình hòa điệp khúc
Mõ, chuông chen... cốc tụng tam quy
Đến thời mạt pháp : đâu chơn, giả
Qủy đỏ, ma tham chật lối đi.

Ukraina: Kế 'giữ thể diện' cho Nga và phương Tây

Ukraina: Kế 'giữ thể diện' cho Nga và phương Tây
Những biện pháp nhằm 'giữ thể diện' tối thiểu sẽ giúp thỏa mãn lợi ích mỗi bên và cho phép họ lui dần khỏi đối đầu.
Ukraina, Nga, phương Tây, john Kerry, Putin, Kiev
Ảnh minh họa. Nguồn: Theepochtimes.com
Cuộc khủng hoảng tại Ukraina đã giảm dần khả năng biến thành xung đột quân sự, giờ là lúc các bên liên quan ngồi lại với nhau để tìm giải pháp chính trị. Bởi chẳng ai muốn viện đến súng ống hay các trừng phạt có nguy cơ gây hậu quả tai hại cho nền kinh tế mong manh tại châu Âu cũng như với Nga.

44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện do quá đói

44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện do quá đói
Xót xa công nhân nhập viện vì ăn nhiều khi quá đói
Qua phân tích, cơ quan chức năng xác định 44 công nhân ở Hậu Giang nhập viện không phải ngộ độc thực phẩm mà là do bị đói dẫn đến hạ đường huyết và can xi.
Ngày 3/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Hậu Giang công bố chính thức nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm khiến 44 công nhân công ty Lạc Tỷ 2 (khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) phải nhập viện cấp cứu ngày 1/3.

Ngông như Lê Ân

Lại chuyện bác Lê Ân. Bây giờ mới được đọc tiểu sử bác. Bác cứ mắng người khác dòm ngó việc tư của bác nhưng thực ra bác thích khoe, thích được lên báo; giờ bác có cả trang web tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của bản thân. Đúng là ngông thật, nhưng ngông tử tế, ngông để thư giãn chứ không ngông đểu cáng như đám quan chức hay nhiều doanh nhân khác. Chúc bác luôn luôn khỏe, hạnh phúc với vợ trẻ và vui với đời.
Ngông như Lê Ân
Để bạn bè trong, ngoài nước hiểu đúng - đủ về mình, ông Lê Ân đã lập trang web http://typhulean.com.vn tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của bản thân. Trang web đăng tải khá nhiều hình ảnh về cuộc hôn nhân thứ 6 của ông trong ngày cưới, lễ rước dâu, kỷ niệm ngày Lễ Tình nhân... Đặc biệt, ngoài việc dẫn lại các bài báo viết về mình, ông Lê Ân đã đăng thông tin tổng hợp cuộc đời, sự nghiệp, tình yêu giai đoạn 1958-1975 và từ năm 1975 đến nay, đặt tên là “Những góc khuất cuộc đời tỉ phú Lê Ân”...!
Ông Lê Ân bên chiếc Rolls-Royce Phantom. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
HAI LẦN NGỒI TÙ, 5 LẦN THÔI VỢ, TẠC TƯỢNG KỂ TỘI VỢ CŨ, MUA GIƯỜNG 6 TỈ ĐỒNG…, CÓ LẼ TRONG TẤT CẢ ĐẠI GIA SAU KHI RA TÙ, HIẾM AI LÀM NHIỀU CHUYỆN KHÁC NGƯỜI NHƯ ÔNG LÊ ÂN

Khủng hoảng ở Ukraine: Người khổng lồ (Nga) mất uy (?)

Mình thích đọc những bài phân tích điểm yếu của Nga khi muốn phục hồi ảnh hưởng nơi các khu vực cận biên, nhưng rất hiếm bài hay. Bài dưới đây viết theo cảm tính nên không có tính thuyết phục.
Khủng hoảng ở Ukraine: Người khổng lồ mất uy
Hàn Diệu My - (TBKTSG) - Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine hiện đang có khá nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, đặc biệt là về các kịch bản để kết thúc tranh giành ảnh hưởng giữa bộ tứ: Nga, Mỹ, Tây Âu và nội bộ Ukraine.
Binh lính Nga ở bán đảo Crimea, Ukraine. Ảnh: AP
Bản thân nội bộ Ukraine giờ đây cũng đang bị phân đôi, một bên ngả theo phương Tây, còn bên kia muốn phần bán đảo Crimea sáp nhập vào nước Nga. Nước Nga dưới thời ông Putin đến nay tính ra đã 11 năm nhưng có đến ba lần động binh ở các vùng biên địa: đầu tiên là dập tắt cuộc chiến đòi ly khai ở Chechnya vào năm 1999-2000, sau đó tiến công vào Georgia để hỗ trợ cho cánh thân Moscow năm 2008. Đang diễn ra là cuộc chính biến hiện nay, khi Nga dùng áp lực kinh tế và năng lượng để ngăn chặn tiến trình của Ukraine đi gần hơn với châu Âu.

Di dân: Khuôn mặt mới của nước Mỹ

Mỹ là quốc gia của những người nhập cư, với thành phần xã hội là một sự tổng hợp của nhiều ngôn ngữ, văn hóa và phong tục khác nhau. Với mỗi làn sóng di cư mới, người đến trước băn khoăn về người mới đến và tự hỏi liệu họ có hòa nhập được hay không. Quốc hội hiện đang bàn thảo về một bộ luật mà, nếu được thông qua, sẽ tạo nên những thay đổi lớn lao nhất đối với hệ thống di trú của Mỹ trong hàng chục năm qua.
Phòng đăng ký nhập cư tại đảo Ellis ở cảng New York (hình năm 1924)
Nhập cư: Khuôn mặt mới của nước Mỹ là một tập hợp những câu chuyện cá nhân, hình ảnh tương tác và tài liệu tham khảo với mục đích đưa cuộc tranh luận chính trị về sát với đời sống thực tế. Ðây là nơi để bạn đọc suy ngẫm về "Giấc mơ Mỹ" và tìm hiểu vì sao giấc mơ đó trở thành hiện thực đối với một số người, nhưng với những người khác thì vẫn còn là điều xa vời. Hãy tham gia cuộc trò chuyện cùng chúng tôi.

Bộ trưởng KHĐT: "10 tỉnh xin làm casino, tôi mệt mỏi vô cùng"

Bộ trưởng Bộ KHĐT: "10 tỉnh xin làm casino, tôi mệt mỏi vô cùng"
Tư Hoàng - (TBKTSG Online) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch& Đầu tư Bùi Quang Vinh than phiền đang chịu áp lực rất lớn khi có tới 10 tỉnh xin làm casino.
Bộ trưởng Vinh (giữa): "Tôi chịu áp lực rất lớn". Ảnh TH
Tại một cuộc hội thảo về cải cách thể chế được tổ chức ở Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chiều 6-3, ông Vinh nói: "Trước đây chỉ có một tỉnh xin làm casino, nay đã thành 10 tỉnh, rất tràn lan... Bây giờ tôi đang chịu áp lực rất lớn là tỉnh nào cũng xin làm casino. Tôi mệt mỏi vô cùng".

"Tại sao những đứa trẻ trên tay người ăn xin luôn ngủ?"

"Hãy nghĩ rằng: nếu không phải vì lòng thương hại của hàng nghìn người, nghề ăn xin đã không thể tồn tại. Nếu ăn xin không còn tồn tại, sẽ không còn đứa trẻ sơ sinh nào phải chết vì sốc thuốc hay rượu nữa". Sự thật phía sau câu chuyện "Tại sao những đứa trẻ trên tay người ăn xin luôn ngủ?" khiến nhiều người vô cùng bàng hoàng và đau xót khi phát hiện mảng tối kinh khủng của đường dây chăn dắt ăn xin có tổ chức.
Một tác giả phương Tây giấu tên đã vạch trần sự thật phía sau đường dây ăn xin ở các nước Châu Á. Đoạn ký này đã được hãng CNN đăng lại dù không đứng ra bảo đảm thông tin. Bài viết đã thực sự gây nên tiếng vang lớn trong lòng dư luận:

Dừng đầu tư cảng 20.000 tỷ phục vụ dự án bauxite

Chính thức dừng đầu tư cảng 20.000 tỷ phục vụ dự án bauxite
Dự án cảng biển Kê Gà (Bình Thuận) được lập nhằm phục vụ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên, có tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng đã chính thức dừng xây dựng. Nguyên nhân trong quá trình triển khai xây dựng cảng, đã phát sinh nhiều vấn đề không khả thi.
Vì dự án cảng Kê Gà, một dự án ở mũi Kê Gà buộc phải bỏ hoang -Ảnh:TL
Thông tin trên được UBND tỉnh Bình Thuận cho biết vào chiều 6.3. Theo UBND tỉnh này, Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đối với dự án cảng Kê Gà.

Crimea "là một phần của Nga, quân Ukraine là xâm lược"

Crimea tuyên bố là một phần của Nga, gọi quân Ukraine là 'xâm lược'
(TNO) Nghị quyết cho Crimea sáp nhập vào Nga đã có hiệu lực và binh sĩ Ukraine còn đồn trú tại vùng này sẽ bị đối xử như quân xâm lược và sẽ bị buộc phải đầu hàng hoặc rút đi, Reuters dẫn lời Phó thủ tướng Crimea thông báo ngày 6.3.
“Lực lượng vũ trang hợp pháp duy nhất trên lãnh thổ Crimea là 
lực lượng vũ trang Nga”, ông Rustam Tergaliev tuyên bố.
“Lực lượng vũ trang của bất kỳ quốc gia thứ ba nào cũng là quân xâm lược. Quân đội Ukraine phải lựa chọn: bỏ vũ khí, rời vị trí, chấp nhận là công dân Nga và gia nhập quân đội Nga. Nếu họ đồng ý, chúng tôi sẽ chuẩn bị cung cấp cho họ một con đường thoát an toàn để đi từ lãnh thổ Crimea về lại quê nhà Ukraine của họ”, ông Rustam Tergaliev nói.

Những sự thật gây "sốc về ngoại tình

Những sự thật gây "sốc về ngoại tình
Bởi Thuỷ Anh tổng hợp
Thông thường một người chưa từng ngoại tình không bao giờ nghĩ mình sẽ làm điều đó. Họ luôn tự hỏi rằng, tại sao người ta lại phải ngoại tình, tại sao lại làm tổn thương người mà chúng ta quan tâm chỉ vì lợi ích riêng của mình, tại sao chúng ta để cho những mối quan hệ bị phá vỡ chỉ vì sự thôi thúc của bản năng?
Có nhiều bí mật đăng sau chuyện ngoại tình. Ảnh minh hoạ
Trong giới tâm lý, ngoại tình cũng là đề tài khá thú vị. Dường như mỗi tháng lại xuất hiện một cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Tất cả nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra điểm tương đồng để lý giải tại sao con người ta lại lừa gạt lẫn nhau. Nếu bỏ công đọc hết đầu sách sẽ giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao bạn bị lừa dối hoặc tại sao bạn lừa dối người đầu ắp tay gối với mình.

(51) Ảnh vui: Thể thao

Ảnh vui

Mèo trong ảnh nghệ thuật Nga

Mèo trong ảnh nghệ thuật Nga
Nghệ sĩ Alexander Zavaliy tự hào có cái nhìn khác thường về lịch sử nước Nga. Dưới con mắt của ông, những người làm nên lịch sử nước Nga, những người đã dũng cảm chiến đấu cho nước Nga, đã tham gia chinh phục biển khơi, vũ trụ, bắc cực... được ông được thể hiện qua những chú mèo dễ thương.

Cô bé khiến cả thế giới phải im lặng trong 6 phút

Cô bé 12 tuổi khiến cả thế giới phải im lặng trong 6 phút
Chuyện này xảy ra cách đây 22 năm những vẫn nóng hổi vì tình hình càng ngày càng tồi tệ. Có một thực tế là quan chức thế giới im lặng trong 6 phút, sau đó thì quên hết những gì cô bé nói. Cuộc sống phè phỡn lại tiếp tục. Khốn nạn nhất là các quan chức đến từ các nước phương Tây giầu có như Mỹ, Anh Pháp, Thụy Sĩ... Miệng nói nhân nghĩa nhưng tâm thì bất nhân.
Nhìn các siêu thị ở các nước phương Tây tràn ngập hàng hóa, nhìn hàng hóa quá hạn bị họ vứt đi chất cao như núi mỗi ngày, nhìn họ thanh lý đồ đạc hàng tuần hàng tháng trước cửa để xe rác qua thu dọn, nhìn triệu triệu ô tô lấp kín các đường ngang ngõ hẹp... để thấy khoái lạc hưởng thụ của người dân phương Tây cao thế nào. Tất cả hàng hóa phục vụ khoái lạc của họ đều từ khai thác cạn kiệt tài nguyên thế giới.

Thành ngữ thời nay: Gian nhà, hòn đất, mất cả anh em

Thành ngữ thời nay
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu.
2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi. Con cái thích vòi mà không biết trả.
3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao. Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột.
4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời. Bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn.
5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường. Bước chân ra đường phi trộm thì cướp.
6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han. Bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng.

Đều là vợ cả

Đều là vợ cả
“Vợ cả, vợ hai, vợ ba
Cả hai ba vợ đều là vợ cả.”
“Thà làm BÉ của ông LỚN, còn hơn làm LỚN của ông BÉ ! ”
Ảnh vui: Cuộc sống vợ chồng thay đổi qua thời gian - Ảnh 3
Đa thê không phải là chuyện mới mẻ. “Tệ trạng xã hội” này đã có mặt trên quả đất cỡ vài ngàn năm rồi. Cho đến ngày hôm nay, ở thế kỷ 21, người ta còn đếm được trên 100 quốc gia vẫn còn chính thức hoặc bán chính thức cho phép (công nhận) việc đa thê.

Những chiếc cầu treo "rợn người" qua sông Mã...

Những chiếc cầu treo "rợn người" hơn cả Chu Va 6
Cheo leo, mục nát vắt qua những vách núi, xuống cấp trầm trọng, là những chiếc cầu treo dọc tuyến sông Mã. Mỗi lần đi qua những chiếc cầu treo cao chót vút cũ kỹ này là một lần thử thách thần kinh thép của người dân. Nguy hiểm rình rập hàng ngày, hàng giờ đang diễn ra nơi đây. 
Cầu treo nối thị trấn Mường Lát với bản Lát xã Tam Chung, huyện Mường Lát, người dân vừa đi vừa phải sửa ván cầu. Phía dưới là nước sông Mã cuồn cuộc chảy. (Ảnh Tuấn Nam)

Trừng phạt Nga: Anh Quốc chơi trò hai mặt?

Trừng phạt Nga: Anh Quốc chơi trò hai mặt?
Người ta có thể đọc thấy trên tài liệu hàng chữ : « Vương Quốc Anh không nên thúc đẩy trừng phạt thương mại hay cấm cửa trung tâm tài chính Luân Đôn đối với Nga ». Anh Quốc có thể bị thiệt thòi lớn trong cuộc khủng hoảng này và đã tỏ ra do dự, vì bị kẹt giữa hai quan điểm : "Hoa Kỳ thì chủ trương nghiêm khắc đối với Nga, còn Châu Âu lại muốn một phản ứng chừng mực »
Luân Đôn thu hút nhiều vốn của Nga, các nhà tài phiệt 
đầu tư vào ngành địa ốc - REUTERS /Stefan Wermuth
Mai Vân: Vào lúc Hoa Kỳ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Nga trước các hành động của Matxcơva ở Ukraina, Anh Quốc lại tỏ ra dè dặt, không mấy sốt sắng. Một tấm hình chụp một viên chức ngoại giao Anh cho thấy ngay trên tay nhân vật này một yêu cầu « không ủng hộ biện pháp trùng phạt thương mại » đối với Nga.

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Ông Putin đang thua ở Ukraine?

Đọc cho vui, bài này phân tích quá lăng nhăng. 
Thông tin không đáng tin cậy, dù là của tờ TIME.
Ông Putin đang thua ở Ukraine?
EU không “đủ gan” trừng phạt Nga
Trong bối cảnh bán đảo Crimea đang ở vào tình trạng “nước sôi lửa bỏng”, có một số dấu hiệu cho thấy "đưa quân đội vào Ukraine" sẽ là thảm họa đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Các binh sĩ Nga ở bán đảo Crimea, Ukraine.
Dư luận Nga phản đối can thiệp Ukraine
Theo bài viết mang tiêu đề: "4 lý do cho thấy ông Putin đang thua cuộc ở Ukraine" đăng trên tờ TIME (Mỹ), ở nước Nga, hành động can thiệp vào Ukraine là một trong những quyết định của ông Putin nhận được ít sự ủng hộ của người dân nhất. Một cuộc khảo sát do chính điện Kremlin tiến hành cho thấy 73% người Nga tham gia khảo sát phản đối nước này can thiệp vào Ukraine.

Chủ tịch Duma Nga: Không có luật cấm sát nhập Crimea vào Nga

Lãnh đạo chính quyền Crimea sắp tới Nga
Trong tuần này, đoàn đại biểu của Cộng hòa tự trị Crimea sẽ đến Matxcơva. Các nhà chức trách Crimea có ý định gặp gỡ các đại biểu Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga tại đây, Pravda đưa tin.

Người ủng hộ Nga chiếm giữ một tòa nhà chính phủ ở Crimea.
Theo ông Vladimir Konstantinov, người đứng đầu Hội đồng tối cao Crimea, chương trình nghị sự của cuộc gặp này đang được chuẩn bị. Ông cho biết, hai bên sẽ thảo luận hàng loạt vấn đề trong cuộc gặp này, từ việc cung cấp các loại thuốc men và thực phẩm tới vấn đề năng lượng. Hơn nữa, giới chức Crimea cũng đang lo ngại về mùa du lịch sắp tới.

Nhân nào quả ấy: "Kiếm sống với bất cứ giá nào"

Có một "triết lý" đang chi phối cuộc kiếm sống hàng ngày của chúng ta
Thời tiết oi ả, đang nóng bỗng lạnh đang lạnh bỗng nóng, nhiều nhà đêm trước vừa mở điều hoà, đêm sau đã phải lôi chăn mùa rét ra đắp, -- khí trời năm nay ở đồng bằng sông Hồng độc quá! VƯƠNG-TRÍ-NHÀN
Chẳng những con người nhoai ra mà đến cả các giống vật cũng khó sống: ở vùng ngoại ô tôi đang ở, sáng sáng trên mặt hồ vô khối cá chết nổi lềnh bềnh. Có cá chết là có người đi vớt, bởi thứ cá này đun lên còn cho lợn cho chó ăn được. Mấy người dạy sớm lại chuẩn bị sẵn vợt, cá vớt được dễ đến cả rổ.
Đến lượt một ông già nọ, lộc giời chẳng còn bao nhiêu, đi lui đi tới ngắm nghía mãi mới thấy một hai con sót lại. Cá thì nằm khá xa mà trong tay ông không có lấy một cái que cái sào nào cả.
Nhưng ông không chịu!

Việt Nam cần một Nguyên thủ như Putin để đưa đất nước đi lên

Tiêu đề bài viết này rất đúng. Tuy nhiên thể chế hiện nay của Việt Nam hầu như không thể tạo ra một Nguyên thủ như Putin. Khả năng lớn là Việt Nam sẽ theo bước các nước XHCN đi trước: sẽ có một thời kỳ hỗn loạn kéo dài cả chục năm, trong quá trình hỗn loạn (nhưng dân chủ) đó mới sinh ra một Nguyên thủ quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm như Putin.
Việt Nam cần một Nguyên thủ như Putin để đưa đất nước đi lên
Vì sao từ một nước yếu kém, tan rã, nước Nga trở nên hùng mạnh như ngày hôm nay? … và vì sao từ một quốc gia nghèo đói, chỉ cần khoảng 30 năm, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã trở thành những quốc gia hưng thịnh hàng đầu thế giới, còn Việt Nam thì chưa? Câu trả lời ở ngay trong chính cơ chế của chúng ta.
Nhìn lại những gì mà Putin đã và đang làm cho nước Nga có thể thấy rằng, không có Putin thì không có nước Nga hùng mạnh và thịnh vượng như ngày hôm nay. Và nước Nga rất cần một nhà lãnh đạo mạnh mẽ và quyết đoán như Putin. Với bản năng là một điệp viên thông minh, quyết đoán và chớp thời cơ, Putin đã đưa nước Nga trở nên hùng mạnh, thịnh vượng và được tôn trọng.

Putin buộc phải mạo hiểm: Ba kịch bản cho Ukraine

Tôi rất thông cảm với các quyết định của ông Putin. Ông phải hành động mạo hiểm vì tương lai xa của nước Nga. Nga là nước quá rộng lớn với dân cư thưa thớt, tài nguyên dồi dào, là miếng bánh mà các nước lớn thèm khát. Thực tế cho thấy Mỹ và EU hoàn toàn không tôn trọng mối quan ngại về an ninh khu vực của Nga. Âm mưu của Mỹ và NATO quá rõ: Tiến càng sát biên giới Nga càng tốt, phong tỏa Nga càng chặt càng tốt, để lúc có cơ hội sẽ đẩy nước Nga hỗn loạn, tan rã; sau đó mỗi cường quốc phương Tây sẽ xâm chiếm một phần lãnh thổ Nga (bằng cách dựng lên các chính phủ bù nhìn ở đó có lợi cho mình) và khai thác tài nguyên Nga để đem về nuôi chính quốc. Nền dân chủ phương Tây đã đóng góp làm các nước này trở nên giầu có, nhưng nguyên nhân chính vẫn là trật tự kinh tế thế giới luôn luôn cho phép các nước giầu cướp đoạt công sức lao động, tài nguyên... của các nước nghèo (một cách hợp pháp theo luật quốc tế do các nước lớn dựng lên). Sau khi đã khai thác gần như cạn kiệt tài nguyên ở các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, để được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống vật chất thừa mứa trong tương lai, các nước phương Tây đều nhìn vào tài nguyên nước Nga. Nga là nơi duy nhất còn tài nguyên dồi dào đủ cung phụng cho cuộc sống phè phỡn lâu dài ở phương Tây.
Ba kịch bản cho Ukraine
Một là Nga gia tăng áp lực lên Crime và đông Ukraine; hai là chỉ dừng lại ở Crimea. Với hai phương án này, phương Tây đều sẽ trừng phạt kinh tế Moscow. Phương án thứ ba có thể hài lòng Mỹ và EU, nhưng Nga chắc chắn không chịu. Obama, Putin chỉ trích nhau không tiếc lời / Phương Tây có thể làm gì với Nga?
Tổng thống Putin thị sát cuộc tập trận tại 
khu vực giáp biên giới với Ukraine. Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn giữ thái độ cảnh giác cao trước phương Tây, e ngại Ukraine rơi vào vòng ảnh hưởng của đối phương bởi điều đó có thể gây hại đến an ninh và vị thế địa chính trị của Moscow.

Mỹ cấm cấp thị thực cho người Nga và Crimea

Mỹ cấm cấp thị thực cho người Nga và Crimea
Tổng thống Barack Obama hôm nay yêu cầu đóng băng tài sản ở Mỹ và áp đặt lệnh cấm thị thực đối với những người Nga và Ukraine có liên quan đến hoạt động đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở Ukraine. Mỹ tăng gấp đôi máy bay chiến đấu gần Ukraine
Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu về 
tình hình Ukraine tại Nhà Trắng hôm 28/2. Ảnh: AFP
Theo Reuters, sắc lệnh được ông Obama đưa ra nhằm trừng phạt những người Nga và Ukraine có liên quan đến hoạt động can thiệp quân sự tại khu vực bán đảo tự trị Crimea.

Crimea bỏ phiếu sáp nhập vào Nga

Crimea bỏ phiếu sáp nhập vào Nga
Nghị viện Crimea hôm nay bỏ phiếu nhất trí trở thành một phần của Liên bang Nga, trong khi căng thẳng tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn. Ba kịch bản cho Ukraine
Một người biểu tình ủng hộ Nga cầm cờ Nga bên ngoài 
tòa nhà chính phủ ở thành phố Donetsk. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn RIA Novosti cho hay, quyết định bỏ phiếu được nhất trí với mong muốn Crimea "sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền lợi của một chủ thể thuộc Liên bang Nga". Cuộc trưng cầu ý kiến về vấn đề này sẽ được tổ chức vào ngày 16/3 tới.
Khu vực Crimea dự kiến sẽ lấy đồng rouble của Nga làm đồng tiền chính thức khi gia nhập vào Liên bang Nga, một quan chức địa phương cho hay.

Đề xuất làm cầu đường sắt sát cầu Long Biên

Tôi không tán thành đề xuất dưới đây. Tốt nhất là làm hầm ngầm cho đường sắt đô thị qua sông Hồng (nếu điều kiện địa chất cho phép); tiếp đến là làm cầu mới cách cầu Long Biên khoảng 200-300m ở phía thượng lưu. Nếu hai phương án trên không làm được thì trước xây cầu mới nhưng đẩy xa hơn nữa về 2 hướng thượng lưu hoặc hạ lưu, nếu chọn hướng hạ lưu thì nên phá cầu Chương Dương, làm cầu Chương Dương mới to hơn, kết hợp đường sắt đô thị với đường ô tô, xe máy.
Đề xuất làm cầu đường sắt sát cầu Long Biên
KTS Lê Viết Sơn đưa ra ý tưởng xây đường sắt đô thị qua sông Hồng ngay sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ cùng nhịp. Ông cho biết sẽ gửi đề xuất này đến Bộ Giao thông và UBND Hà Nội.
Cầu đường sắt nằm sát cầu Long Biên chỉ phục vụ tàu điện đô thị. Ảnh phối cảnh: LVS
Sau khi nghiên cứu mục tiêu bảo tồn cầu Long Biên, KTS Lê Viết Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Thiết kế Xây dựng Hà Nội đã đưa ra ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt Ngọc Hồi - Yên Viên qua sông Hồng đi sát cầu Long Biên hiện tại với các mố trụ, dầm cầu được làm độc lập và có cùng bước nhịp với cầu Long Biên để đồng nhất về thẩm mỹ cũng như kiến trúc.

Bài hay: Cầu Long Biên – bản đàn trong yên lặng

Tôi thích câu này trong bài: "Những hình ảnh (lịch sử của cầu Long Biên) như thế không bao giờ phai lạt trong lòng một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như tôi".
Cầu Long Biên – bản đàn trong yên lặng
Với những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như tôi, cầu Long Biên là một bản đàn trong yên lặng nhưng luôn réo rắt trong tâm hồn. Nó là ký ức tập thể của cộng đồng người Hà Nội. Không có gì khắc sâu trong tâm trí người Hà Nội suốt 100 năm qua bằng hình ảnh cây cầu dài nhấp nhô như con rồng thép khổng lồ bay qua song Hồng suốt bốn mùa xuân hạ thu đông…
Hỏi một người Hà Nội đi xa: Anh nhớ nhất cái gì ở Hà Nội? Trả lời: Hình ảnh cây cầu Long Biên. Hỏi một nhà nghiên cứu lịch sử: “Vật chứng” các biến cố của Hà Nội suốt trăm năm qua? Trả lời: Cây cầu Long Biên. Hỏi một anh cán bộ miền Nam, nói đúng hơn là cậu học sinh miền Nam theo cha mẹ đi tập kết ra Bắc sau năm 1954, bây giờ đã là một ông già ngoài 70 tuổi sống ở Sài Gòn: Ông nhớ nhất cái gì ở Hà Nội? Trả lời: Cầu Long Biên! Ông đã kể: Tháng ngày đi học cuốc bộ từ Gia Lâm qua cầu Long Biên sang Hà Nội rồi lại về, ông đã đếm được mấy vạn cái đinh bù-loong trên cây cầu sắt này. Đếm để quên quãng cầu dài, quên bụng đói… Con số mấy vạn cái đinh bù-loong ấy theo ông suốt cả đời (!).

Bài hay: Hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine

Khi xảy ra chiến tranh thì nước nào là chiến địa, nước đó sẽ thiệt nhất; trong trường hợp này là Ukraine. Các nước tham chiến trực tiếp và gần đó (Nga, EU) bị thiệt ít hơn, nhưng nước thua chiến, đầu hàng sẽ thiệt hơn cả. Riêng người Mỹ bao giờ cũng thắng vì ở xa, bom đạn chẳng rơi nhiều xuống đầu, lại bán được vũ khí và hàng hóa phục vụ nhu cầu chiến tranh. Cuối cùng lúc chia chác thành quả, Mỹ sẽ là ông chủ đứng ra chia. Thế giới đã quá rõ điều này từ sau Thế chiến thứ 2 nên đầu tư vào đồng USD luôn luôn là giải pháp tốt nhất. Riêng dân cư vùng chiến sự phải lo mua vàng và chôn giấu kỹ để sau này hòa bình sẽ trở về nhà, moi lên đổi thành tiền, xây dựng lại cuộc sống.
Hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine
Người biểu tình cầm áp phích chống Tổng thống Nga và phản đối sự hiện diện của quân đội Nga trên bán đảo Crimea của Ukraina hôm 05/3/2014
Ngay trong giả thuyết lạc quan là chiến tranh không bùng nổ tại Ukraine thì hậu quả của việc Liên bang Nga can thiệp vào Ukraine sau ba tháng biến động chính trị tại đây cũng có nguy cơ dẫn đến chấn động kinh tế qua các biện pháp trừng phạt đang được Hoa Kỳ và Âu Châu trù tính. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hiệu ứng kinh tế của vụ khủng hoảng Ukraine qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau một ngày Thứ Hai u ám khi các thị trường tài chính trên thế giới đều sụt giá và bị nặng nhất là thị trường Nga vì mất 11%, thế giới thở ra nhẹ nhõm và các thị trường theo nhau lên giá vào ngày Thứ Ba khi Liên bang Nga loan báo đã hoàn tất cuộc tập trận như dự tính và các đơn vị thao dượt sẽ trở lại căn cứ vào ngày mùng bảy này. 

Một Việt kiều sẽ huy động 2.500 tỷ đồng bảo tồn cầu Long Biên!

Một Việt kiều sẽ huy động 2.500 tỷ đồng bảo tồn cầu Long Biên!
Biết thông tin Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cơ quan chức năng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên, bà Nguyễn Nga – một Việt kiều Pháp cho biết, để bảo tồn nguyên trạng cầu cần 80 triệu euro và bà có thể đứng ra huy động đủ kinh phí thực hiện.
Theo bà Nga, do đã hơn 100 tuổi nên nếu không được bảo tồn cầu Long Biên có thể sập bất kỳ lúc nào.    Ảnh: Trọng ĐảngTheo bà Nga, do đã hơn 100 tuổi nên nếu không được bảo tồn
cầu Long Biên có thể sập bất kỳ lúc nào. Ảnh: Trọng Đảng

(50) Ảnh vui

Ảnh vui

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

Đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng hiện đang làm việc... trong tù. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Ông TS Dũng kinh doanh Vinalines thế nào chắc ai cũng rõ.

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.
Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. 
Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?
Nhiều quan chức
Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.

"Nước rút" cho mục tiêu 20.000 tiến sĩ Việt Nam

Có người nói đùa ở Sài Gòn, Hà Nội ra ngõ gặp ăn mày, ăn cắp, đứng bất cứ đâu trong tầm 200 mét đều có thể tìm ra một tiến sĩ.
Dự báo "nước rút" cho mục tiêu 20.000 tiến sĩ Việt Nam
(Giáo dục) - Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT đến năm 2020, cả nước sẽ đào tạo bổ sung được ít nhất 20.000 tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Số liệu thống kê Vụ kế hoạch tài chính, Bộ GD - ĐT

“Bữa tiệc” cho trẻ vùng cao

“Bữa tiệc” cho trẻ vùng cao
TTCT - Một cái tên thật giản dị nhưng gói gọn tất cả mong ước của những người tổ chức: chương trình từ thiện “Cơm có thịt”. Đặc biệt, một “bữa tiệc” đã được tổ chức: chỉ đơn giản gồm xúc xích, bánh mì, cơm rang, khoai tây chiên và bánh ngọt tráng miệng nhưng là cả một giấc mơ đối với học sinh nơi đây.

Niềm vui của những học sinh Tung Chung Phố khi 
được ăn một bữa cơm ngon và được tặng áo ấm
Ra mắt từ cuối năm 2011, cho đến nay chương trình đã trở thành một địa chỉ tin cậy và quen thuộc của những tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước. Đã có rất nhiều chuyến hàng kịp thời mang những bữa no đến các điểm trường xa tít tắp từ Yên Bái, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai cho đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…

Các nước “Mùa xuân Ả Rập” chật vật tìm lại thời tăng trưởng

Các nước “Mùa xuân Ả Rập” chật vật tìm lại thời tăng trưởng
05/03/2014 TTCT - Tăng trưởng yếu, bội chi ngân sách, đồng tiền mất giá, ngành du lịch hồi phục vất vả, thất nghiệp tăng cao... Đó là tình hình ba năm sau khởi đầu của “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước Tunisia, Ai Cập, Libya và Syria. Phóng viên người Lebanon Bachir El Khoury - tác giả nhiều bài viết kinh tế và chính trị về Lebanon, Syria và vùng Trung Đông - đã phản ảnh thực tế ở các quốc gia này.

Người dân xếp hàng mua bánh mì trước một tiệm bánh 
ở Al Qusayr (miền tây Syria) vào tháng 3-2012 - Ảnh: Reuters

Vụ 3 người tử vong: Trụ cột cổng không có cốt thép?

Đọc bài "Tính mạng của dân và lương tâm người xây cầu" của Đào Tuấn có đoạn: Câu chuyện Chu Va, nơi thảm họa “một đám tang thành nhiều đám tang”, trở nên quá sức chịu đựng của người dân khi một lãnh đạo tỉnh Lai Châu giải thích về những viên gạch được phát hiện ốp ngoài trụ bê tông rằng: “Ốp gạch chỉ làm cho đẹp. Không có chuyện xây bằng gạch đâu, có thánh cũng không dám làm”. Thì đây: Trụ cột cổng to tướng của trung tâm văn hóa không có cốt thép, do đó cũng không kết nối với phần bê tông đặt ngang phía trên tạo thành một thể thống nhất, Vì vậy khi cần cẩu húc phải tấm bê tông đặt trên hai trụ cổng TTVH, tấm bê tông này lập tức trượt theo cần cầu đập mạnh xuống cabin làm 3 người tử vong ngay tại chỗ.
Vụ sập cổng TTVH huyện, 3 người tử vong:
Trụ cột cổng không có cốt thép?
TTO - Tại hiện trường vụ sập cổng trung tâm văn hóa huyện Yên Thành (Nghệ An) làm 3 người tử vong, hai trụ cột cổng được xây bằng gạch nung, bên trong không có cốt thép.
Trụ cột cổng trung tâm văn hóa được xây bằng gạch - Ảnh: Cảnh Phúc

(2) Các góc nhìn xã hội về vấn đề cờ

Về vấn đề cờ
Georg Simmel (1858-1918)
Trong bài tuần trước tôi đã giới thiệu đến bạn đọc hai góc nhìn xã hội học về vấn đề cờ, theo thuyết biểu-tượng tương-giao và chức năng luận. Bài này sẽ được tiếp tục chủ đề với góc nhìn theo Georg Simmel.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Landkreis Harburg, Germany hôm 18/1
Simmel là một nhà xã hội học người Đức được biết đến nhiều qua những đóng góp về lãnh vực văn hóa và cuộc sống tân thời. Ông đặc biệt quan tâm tới cấp độ sơ đẳng nhất của các quan hệ xã hội, tức là ông đặt nặng mức quan trọng của mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm cá nhân đó là thành viên, và giữa cá nhân và xã hội cá nhân đó đang sinh sống.

(1) Các góc nhìn xã hội về vấn đề cờ

Vào ngày 18-01-2014 tại Landkreis Harburg, Đức, đã có một cuộc biểu tình được tổ chức để kỷ niệm lần thứ 40 của trận đánh ngoài quần đảo Hoàng Sa giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hoà, dẫn đến việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Trang BBC tiếng Việt trên facebook đăng một bức hình với chú thích “Bạn nghĩ gì về hình ảnh này nào?”. Bức hình đó đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng – một trong những hình ảnh gây sự chú ý nhiều nhất của trang, với gần 10,000 likes và hơn 1,000 comments.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Landkreis Harburg, Germany hôm 18/1
Tấm ảnh chụp khoảng hai chục người tham gia biểu tình, xen lẫn trong đó có thể đếm được sáu chiếc nón lá, họ xếp hàng dọc theo một con đường và trong tay họ cầm một lá cờ, trong đó có một cờ của Cộng Hoà Liên Bang Đức, hai lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà trước đây, còn lại là cờ đỏ sao vàng, lá cờ chính thức của Việt Nam hiện nay. Đối với nhiều người đã nhận xét về hình ảnh trên cũng như quan sát của riêng tôi, việc hai lá cờ vàng và đỏ xuất hiện chung với nhau là một hiện tượng hiếm có.

Bội chi ngân sách quá lớn vì bộ máy hành chính cồng kềnh

Bội chi ngân sách hàng chục ngàn tỷ đồng vì bộ máy hành chính cồng kềnh
Tiếp nối “truyền thống” vỡ kế hoạch, chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm nay, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) đã lên tới hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương 9% dự toán năm. Điều đáng lo ngại là chi tiêu ngân sách lại chủ yếu dành để “nuôi” bộ máy hành chính cồng kềnh, chứ không phải đầu tư phát triển.
Chi ngân sách quá nhiều cho bộ máy hành chính 
cồng kềnh là cực kỳ nguy hiểm và lãng phí
Theo báo cáo mới đây của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trong 2 tháng đầu năm 2014, tổng thu ngân sách đạt gần 130.000 tỷ đồng, tăng 16% so với chỉ tiêu được giao và tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, niềm vui thoát cảnh hụt thu bi đát của năm ngoái chưa kịp giữ được bao lâu thì đã vấp ngay phải nỗi lo “phóng tay” chi quá mức.

Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines

Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines
Gần phân nửa các vụ ăn cắp hàng hóa tại Nhật dính líu người Việt và cảnh sát ra trát bắt một tiếp viên Vietnam Airlines, một báo có uy tín tại nước này đưa tin.
Ảnh chỉ để minh họa
Mỹ phẩm Shiseido là hàng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Báo Sankei của Nhật Bản vào ngày 27/02/2014 đưa hai bài về thực trạng ăn cắp đồ và chuyển về Việt Nam để tiêu thụ.
 Bài báo đầu tiên cho biết Cục Chống tội Phạm Có Tổ chức thuộc Sở Cảnh sát Tokyo đã ra trát bắt một nữ tiếp viên hàng không của Hãng hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vì nghi ngờ vận chuyển hàng trộm cắp từ một phụ nữ người Việt khác khoảng 30 tuổi.
Tuy nhiên cảnh sát nói nữ tiếp viên này đã không còn ở Nhật và quá trình điều tra cho thấy tiếp viên này biết đây là hàng trộm cắp và họ tin rằng có nhiều hơn một tiếp viên dính líu.

Cười toáng lên khi bị khách... quấy rối tình dục

Cười toáng lên khi bị khách... quấy rối tình dục
Muốn trở thành khách VIP tại phố này, bạn không thể tự thân đột nhập, vì họ không tiếp người Việt. Hay chính xác hơn, họ chỉ tiếp khách nước ngoài, người Việt chỉ đóng vai người nhà đi kèm thì được.
Một nhà hàng trên phố Ngô Văn Năm đang điều động thêm “đào”.
Không rầm rộ như khu phố tây ba lô Phạm Ngũ Lão, không ngập ngụa khói thuốc, chất kích thích như các quán bar, thế nhưng, phố karaoke Ngô Văn Năm phường Bến Nghé, quận 1 TP.HCM vẫn cực kỳ nhộn nhịp, đèn đỏ rực hằng đêm, đầy ắp khách Nhật, Hàn, Trung... vào những ngày trong tuần. Trong vòng vây mỹ nữ, thực khách chỉ biết im lặng cầm hoá đơn khủng khi kết thúc cuộc vui.

Đôi điều cần tránh khi đánh răng

Quy tắc 3-3-3: Ăn cơm xong 3 phút thì nên đánh răng. Mỗi lần đánh 3 phút. Mỗi ngày đánh 3 lần. Nói là đánh răng nhưng đừng đánh nó mà chỉ chải nhẹ nhàng như kiểu massage thôi. Ngoài ra, sau lần đánh răng cuối cùng  nên súc miệng nước muối nhạt.
Đôi điều cần tránh khi đánh răng