Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Chúc thư cho chồng

Chúc thư cho chồng
Hôm trước tôi đã đăng truyện người chồng bị kẻo nào đó mạo danh viết và đăng "Chúc thư cho vợ" lên tờ Tự Do số mới nhất làm người vợ vô tình đọc được đã điên tiết mắng xối xả. Buồn bã mất mấy hôm rồi chuyện cũng qua. 
Ảnh minh họa
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hạ qua, thu tới, xuân về. Mấy ngày tết cổ truyền năm nay cảnh vật đều buồn vì kinh tế suy giảm. Được nghỉ gần chục ngày tết chẳng biết làm gì, nhân thể vợ đi chùa, ở nhà một mình anh chàng bèn xuống kho lục lọi, sắp xếp lại đống giấy tờ cũ đang tạm vứt đó cho gọn nhà trong những ngày Tết, tình cờ thấy một chiếc phong bì lì xì tết khá đẹp, mở ra không thấy tiền, chỉ thấy một tờ giấy hồng thơm mùi nước hoa với nội dung như sau:

Chuyện hề ở nước Pháp và kinh đô ánh sáng Paris

Xem thêm: Xem ảnh nude của tình nhân Tổng thống Pháp
“Người tình” của Tổng thống Pháp vào vai người phụ nữ bị ám ảnh sex
(Dân trí) - Chuyện tình cảm của Tổng thống Pháp đang là chủ điểm quan tâm của truyền thông quốc tế. Mới đây, nữ diễn viên được cho là có quan hệ tình cảm bí mật với Tổng thống lại được đề cử nhận giải thưởng điện ảnh nhờ một vai diễn “không thể hài hước hơn”.
“Người tình tin đồn” của Tổng thống Pháp Francois Hollande - nữ diễn viên Julie Gayet - vừa được đề cử nhận giải Cesar - một giải thưởng điện ảnh được ví như “giải Oscar của nền điện ảnh Pháp”. Thật hài hước khi biết rằng vai diễn giúp Gayet nhận được đề cử lại là vai một nữ công chức làm việc trong Chính phủ, bị ám ảnh bởi tình dục và luôn có tham vọng quyến rũ những người đàn ông quyền lực nhất.

Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến?

Bài này dường như là một nguồn động viên tinh thần cho lãnh đạo và quan chức Việt Nam: TQ còn yếu lắm, chưa dám đánh chiếm toàn bộ biển Đông và xâm lược nước ta ngay đâu, cứ ung dung tham nhũng, chia chác và ăn chơi hưởng lạc tiếp đi.
Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến?
Tình hình biển Hoa Đông căng thẳng thêm, với những lời lẽ và hành động leo thang của cả hai bên Nhật Bản lẫn Trung Quốc. Trung Quốc lại có dấu hiệu lăm le xác lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông. Liệu thùng thuốc súng châu Á sẽ nổ ở phía đông hay phía đông nam?

Tuần qua có những sự kiện liên quan đến Đông Á và biển Đông gây nên mối lo về chiến tranh sắp nổ ra giữa hai cường quốc châu Á, là Trung Quốc và Nhật Bản. Trước hết, trong hội nghị an ninh quốc tế quy tụ những nhà ngoại giao, quốc phòng hàng đầu của thế giới tại Munich hồi cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại quốc hội Trung Quốc phát biểu rằng quan hệ Nhật Trung đang ở vào thời điểm xấu nhất, và Trung Quốc sẽ hành động để duy trì sự ổn định trong khu vực. Cùng dự hội nghị, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, năm nay đã 90 tuổi, tuyên bố rằng châu Á ngày nay giống như châu Âu hồi thế kỷ thứ 19, khi các nước liên quan không ai chịu từ bỏ đường lối chiến tranh để giải quyết vấn đề. Quan điểm của TS. Kissinger liệu có báo trước điều không lành chăng?

Cẩn thận với "Đối lập cần thiết và là yêu nước"

Đối lập là cần thiết nhưng đối lập chưa chắc đã là yêu nước. Là người yêu nước Việt Nam, cần tham gia xây dựng một xã hội dân sự có đối lập để phản biện, nhưng phải cảnh giác với những người đối lập luôn vỗ ngực tự khoe là yêu nước. Những kẻ chạy sang nước ngoài sống tỵ nạn chính trị rồi tự xưng là đối lập, là yêu nước càng không đáng được nhắc tới. 

Đối lập cần thiết và là yêu nước
Trên hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam, khi khẳng định quyền lãnh đạo độc tôn và tuyệt đối của đảng Cộng sản, người ta thường cho, một, đa đảng và cùng với đa đảng, quyền đối lập là điều không cần thiết; và hai, thậm chí, cho mọi sự đối lập đều là phản động, hơn nữa, phản quốc. Những luận điệu như vậy vừa không chính xác vừa lừa bịp.
Dân chủ có nhiều hình thức khác nhau nhưng bản chất của nó bao giờ cũng là một: công nhận, bằng luật pháp và trên thực tiễn, quyền lựa chọn, tham gia và kiểm soát của công dân đối với những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến mọi người. Sự lựa chọn chỉ có ý nghĩa khi có hai hoặc nhiều khả năng khác nhau. Do đó, không thể có sự lựa chọn trong cơ chế độc đảng. Không có sự lựa chọn, người ta cũng không thể tham gia và cũng không thể kiểm soát. Không có ba yếu tố ấy, người ta cũng không có cả tự do.

Tết Giáp Ngọ - Buồn!!

Tết Giáp Ngọ - Buồn!!
Gần tám mươi năm sống trên đời từ thời mồ ma “phong kiến - thực dân”, qua các chế độ chính trị - xã hội khác nhau, tôi nếm trải khá đủ hương vị cuộc đời. Nhiều Tết cổ truyền in đậm trong tôi những ký ức vui buồn không thể nào quên! Tết Giáp Ngọ là cái Tết buồn đối với tôi!
Buồn vì trong cuộc sống riêng gia đình tôi có những chuyện khó có thể chia sẻ với ai, nhưng cùng với thời gian dần dà rồi sẽ qua! Một nỗi buồn khác thấm đậm trong lòng chưa biết bao giờ mới nguôi và chắc rằng không ít người cùng tâm trạng như tôi: Buồn vì đất nước sắp bước vào năm thứ 40 từ ngày hòa bình thống nhất, mà lòng người phân ly từ trong các cuộc chiến vẫn chưa “hòa giải – hòa hợp”! Thảm trạng nầy đến bao giờ chấm dứt và trách nhiệm thuộc về ai?!

Sự "bùng nổ" của Facebook và một số vấn đề đặt ra

Sự "bùng nổ" của Facebook và một số vấn đề đặt ra
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), với hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng internet và mỗi ngày dành trung bình 52 phút có mặt trên internet là con số đáng mừng. Tuy nhiên từ hiện tượng "hạ nhiệt blog" để thay thế bằng "cơn sốt Facebook" lại đặt ra một số vấn đề cần được khảo sát, nghiên cứu và điều chỉnh...
Từ sự phát triển của internet, đã có ý kiến lạc quan về kỷ nguyên số tại Việt Nam. Song dường như ý kiến lạc quan đó chưa quan tâm đến các vấn đề như: Từ những cụm từ không mấy hay ho liên quan tới các nhân vật "tai tiếng" trong làng giải trí, nghệ thuật, kế đó là tên một vài nhân vật trong trào lưu bôi xấu, hạ thấp danh dự người khác trên mạng cũng được nhiều người quan tâm.

Facebook là một... “tội đồ”?

Facebook là một... “tội đồ”?
(Dân trí) - Ngày 4/2/2004, một trang mạng xã hội có tên “Thefacebook” ra đời. Tính đến nay đã tròn 10 năm. Trong 10 năm hình thành và “bùng nổ”, Facebook đã làm nên những "tội" gì?
Facebook - một hiện tượng của thế kỷ 21
Trong suốt một thập kỷ qua, cách giao tiếp xã hội của con người đã thay đổi khá nhiều. Những thay đổi mạnh mẽ này có lẽ nên được đánh dấu kể từ ngày 4/2/2004. Vào ngày này, một trang mạng xã hội có tên “Thefacebook” ra đời.

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Tôi cũng thích câu "Bao giờ cho đến ngày xưa ?". Tuy nhiên, lịch sử là không thể đảo ngược. Vả lại, phải nói thật với nhau, về văn hóa chúng ta nhớ cuộc sống xưa, nhưng về vật chất, chúng ta yêu cuộc sống hưởng thụ ngày nay. Do vậy, hãy quên đi ngày xưa để tập trung sức nhìn thẳng vào thực trạng, cải tạo nó để làm sao cuộc sống hiện tại về mọi mặt đều tốt hơn ngày xưa.
Bao giờ cho đến ngày xưa?
Cái ngày xưa chẳng tốt đẹp gì mà như chúng ta đã thấy và lịch sử đã ghi lại, nào là hàng nghìn năm Bắc thuộc rồi hàng trăm năm Pháp thuộc, nào là các triều đình phong kiến chiếm đoạt tài sản, đè đầu cưỡi cổ dân, tiếp đến chiến tranh liên miên…cảnh nghèo đói ở Việt Nam cứ tiếp nối dài dài.
Đến thời hòa bình, đất nước đổi mới, tưởng cơ chế thị trường mở cửa “có định hướng” như người ta nói, khoảng cách giàu nghèo sẽ rút ngắn, không ngờ càng ngày nó càng dãn ra quá lớn. Khoảng cách giàu nghèo là biểu hiện bất công xã hội ! Sự bất công ấy, ai có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm trước dân ? Đó là điều cần bàn trong bài viết ngắn này.

Thông cảm với Bộ trưởng Thăng về Tai nạn giao thông

Thông cảm với Bộ trưởng Thăng về Tai nạn giao thông
Có thể chê trách các bác Bộ trưởng giao thông nhiều vấn đề, nhưng riêng về tai nạn giao thông, tôi rất thông cảm với các bác ấy. Từ năm 1989-1990 sang Pháp học, được tiếp xúc với thông tin bên ngoài, tôi mới biết tai nạn giao thông trên thế giới cũng rất cao chứ không chỉ ở Việt Nam. 
Số người chết vì TNGT đường bộ 
tính trên 1 triệu dân (số năm 2008)
File:People killed in road accidents, 2008 (persons killed per million inhabitants)-fr.png
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2013 cả nước có khoảng 9900 người chết vì TNGT (riêng đường bộ 9600); chia cho dân số 89,7 triệu người, thì thấy tỷ lệ người chết vì TNGT ở ta là 110 người / triệu dân (riêng đường bộ 107 người / triệu dân). So với số liệu trong đồ thị trên, có thể thấy tỷ lệ người chết vì TNGT ở ta thấp hơn rất nhiều so với Hy Lạp, Ba Lan, Bungari, tương đương với Hungary, Slovakia, Slovenia, Tchèque, và chỉ cao hơn so với các nước công nghiệp phát triển.

Có đến 10 ông Đinh La Thăng cũng chịu!

Xem bình luận của tôi ở đây: Thông cảm với Bộ trưởng Thăng về Tai nạn giao thông.

Có đến 10 ông Đinh La Thăng cũng chịu!
(PetroTimes) - Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 7 ngày nghỉ tết (từ 28/1 đến 3/2), tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của 286 người, bị thương 324 người. Đối chiếu với năm ngoái, số người chết tuy có giảm (57 người), nhưng số người bị thương tăng 182 người. Và tất nhiên, đã có không ít tờ báo chẳng ngần ngại quy ngay trách nhiệm cho Bộ Giao thông Vận tải.
Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3 trên đường quốc lộ
Quy trách nhiệm thì dễ. Nhưng nếu như đi ra các vùng nông thôn, thậm chí ngay cả ở các thành phố thì mới thấy rất nhiều người tham gia giao thông đang… chán sống!
Bằng chứng là họ uống rượu say khướt, chở kẹp 3, kẹp 4, phóng xe máy như bay trên đường và tất nhiên chẳng đội mũ bảo hiểm. Những người này không những đã coi thường tính mạng của mình, mà còn coi thường cả tính mạng của người khác.

Lộn xộn ở sân bay và văn hóa xếp hàng của người Việt

Lộn xộn ở sân bay và văn hóa xếp hàng của người Việt
Mặc dù đã là mùng 5 tết, và hướng di chuyển từ TP.HCM thông thường có lượng hành khách thấp, thế nhưng ngày 4.2 vừa qua, số lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) rất đông, không kém những ngày cận tết, và đã xảy ra tình trạng lộn xộn trong khu vực làm thủ tục bay.
Nhiều người xếp hàng tại khu vực làm thủ tục lên máy bay - Ảnh: Hoàng Quyên
Có lẽ vì dịp tết vừa qua được nghỉ dài, cũng như xu hướng giới trẻ thích đi du lịch hơn đón tết ở nhà, nên lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất có sự gia tăng đột biến. Đối với những ngày lễ tết, số lượng hành khách quá đông nên việc chậm trễ, chờ đợi là điều khó tránh khỏi.

Người con nào thì cũng thương mẹ

Người con nào thì cũng thương mẹ
(Bài ca của người du tử)
Thái Phương: Tôi đậu cử nhân Luật năm 1971. Ít lâu sau thì xin được vào tập sự tại văn phòng của một vị luật sư khá nổi tiếng bạn thân với bố vợ tôi. Làm luật sư tập sự thì nhàn, đồng lương tương đối cũng khá. Hàng tuần, đi làm về tôi thường tới Trung tâm văn hóa Nhật ở đường Phan Ðình Phùng học thêm tiếng Nhật. Học cho biết vậy thôi, nghề luật sư không đòi hỏi phải biết tiếng Nhật. Sau ba năm tập sự, tôi thi đậu và được Luật sư đoàn công nhận luật sư chính thức, cho phép treo bảng đồng, lập văn phòng riêng.
Chưa đầy một năm sau thì tôi thôi không làm luật sư nữa mà cũng thôi không đi học tiếng Nhật, bởi vì các trung tâm ngoại ngữ đã đóng cửa. Tôi trông nom con cái cho vợ tôi đi dạy, thỉnh thoảng cũng kiếm ăn được chút đỉnh do liên lạc với các trung tâm dịch vụ pháp lý. Người ta đưa các đơn từ, giấy má tiếng Nhật hoặc tiếng Anh đến, chúng tôi dịch phụ. Tiền bạc trung tâm tính toán rất tốt nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.

Thánh dạy: Vào tuổi bốn mươi không lầm lẫn nữa

(Tử viết: Tứ nhập nhi bất hoặc子曰:四什而不惑)
Trần Gia Ninh
Bốn thập kỷ hết đánh nhau,
Ngẫm mình lạc hậu mà đau đớn lòng!
Đã gần bốn thập kỷ trôi qua, kể từ 1975. Sau gần bốn thập kỷ ít đánh nhau, xã hội Việt Nam hiện nay phân thành hai nhóm lớn, nhóm U50+ (45 tuổi trở lên) và nhóm U45- (dưới 45 tuổi). Nhóm tuổi trẻ U45- là nhóm ít dính líu trực tiếp với quá khứ, dù cho lớn lên ở trong hay ngoài nước, đối với họ, thay đổi cái cũ lỗi thời để Việt Nam có một thể chế hội nhập, tiến bộ, hòa hợp dân tộc, là điều ít phải bàn cãi.

Sao Việt đua nhau khoe tiền lố bịch để thể hiện giàu sang

Lại bắt chước văn hóa Trung Quốc. Sao không bắt chước các nước văn minh mà toàn nhằm vào ông anh Tầu phù để học thế này ? Khi nào chưa thoát Trung thì đất nước còn trì trệ.
Sao Việt đua nhau khoe tiền lố bịch để thể hiện giàu sang
(Giải trí) - Việc đua nhau khoe tiền đầy lố bịch của những ngôi sao thể hiện sự giàu có của họ nhưng khiến nhiều người không hài lòng vì đó là một sự lố bịch.
Từ lâu, những ngôi sao làng giải trí luôn được biết đến là những người giàu có không kém bậc đại gia. Chính vì vậy, việc khoe khoang của cải từ siêu xe, nhà cửa cho tới những chuyến du lịch nước ngoài đã trở thành cơm bữa với công chúng.

2014 - Năm khởi sắc hay lụi tàn của Trung Quốc ?

2014 - Năm khởi sắc hay lụi tàn của Trung Quốc ?
Tham nhũng, ô nhiễm môi trường, nợ công là 3 trong số những thách thức lớn nhất mà giới lãnh đạo Trung Quốc cần khắc phục trước khi bong bóng phát triển tan vỡ. Năm 2014 được xem là một năm sẽ đánh dấu những thay đổi mang tính bước ngoặt lịch sử của Trung Quốc.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tăng nhanh nhưng không bền vững
Liệu rằng những chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực như hệ thống kinh tế, bất ổn xã hội, ô nhiễm môi trường cùng việc xây dựng những mục tiêu tăng trưởng ổn định, sẽ giúp Trung Quốc giành vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, 2014 có thể là năm mà những kỳ tích lâu nay của Trung Quốc sẽ tan thành mây khói cùng với những hậu quả chấn động.

Kinh tế thế giới: Khi đồng tiền tháo chạy

Khi đồng tiền tháo chạy
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt ngày 2014.02.03
"Kinh Tế Cũng là Chính Trị - "Những Quyết Định Lạnh Mình Của Ngân Hàng Trung Ương Thế Giới - Tết con Ngựa chưa qua là thiên hạ đã bị tréo giò: các thị trường chứng khoán theo nhau rơi rụng như lá thu.....

* Đổng tiền có cánh thì bay * 
Báo chí lơ đãng nói rằng mùng bốn Tết ta, bà Janet Yellen tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, khi vị tiền nhiệm là Ben Bernanke khăn áo vào viện nghiên cứu Brookings làm học giả. Từ bên ngoài, các nước khác thì theo dõi xem thống đốc mới tại Hoa Kỳ sẽ đạp thắng hay tống ga thế nào để cỗ xe của họ ở nhà khỏi bị lật!

Tham quan Điếu Ngư Đài - "tiểu Trung Nam Hải" của Trung Quốc

Tôi rất muốn ngắm quang cảnh bên trong "Trung Nam Hải" nhưng tìm trên mạng không thấy ảnh chụp. Không ngờ Trung Quốc giữ kín bí mật "Trung Nam Hải" đến thế. Kể cả xem trên Google cũng không rõ.
Bên trong nơi Trung Quốc đón tiếp hơn 1.200 nguyên thủ
Người dân Trung Quốc gọi Điếu Ngư Đài là "tiểu Trung Nam Hải" bởi sự liên hệ mật thiết của nó với các vấn đề chính trị, ngoại giao quan trọng của quốc gia.
Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài được xây dựng từ thời nhà Kim (1115 - 1232) trên một khuôn viên rộng 420.000 m2 tại ngoại ô thủ đô Bắc Kinh. Sở dĩ nơi này có tên là "Điếu Ngư Đài" (Đài câu cá) là bởi đây từng là địa điểm câu cá rất được Hoàng đế Kim Chương Tông yêu thích. Cái tên này không hề có liên quan gì tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

(3) Thám tử tư phiêu lưu ký: Bỗng dưng thành... phi công

Thám tử tư phiêu lưu ký: Bỗng dưng thành… phi công
Lăn lộn với nghề, nhiều thám tử gặp phải những tình huống sởn gai ốc, cười ra nước mắt hoặc không ít lần phải bỏ của chạy lấy người…

Nhiều tình huống bi hài cũng xảy ra với thám tử tư trên đường tác nghiệp
“Gậy ông đập lưng ông”
Nhìn dáng vẻ cao ráo, đẹp trai của Tuấn, ít ai nghĩ rằng anh đã có thâm niên hơn 5 năm làm nghề thám tử. Chẳng thế mà, nhiều khách hàng là nữ, sau khi thuê theo dõi, biết chồng ngoại tình đã quay sang gạ gẫm luôn anh này theo kiểu “ông ăn chả, bà ăn nem”, gây ra bao chuyện bi hài.

(2) Thám tử tư phiêu lưu ký: Nghề… làm liều!

Thám tử tư phiêu lưu ký: Nghề… làm liều!
Dù đã xuất hiện và tồn tại hơn 10 năm qua, song nghề thám tử tư chưa được pháp luật thừa nhận. Các trung tâm thám tử tư chưa hề được cấp giấy phép kinh doanh và hầu hết phải núp bóng dưới hình thức công ty “dịch vụ cung cấp thông tin”…
Thám tử tư và dịch vụ theo dõi, tìm kiếm con cái
Đua nhau làm thám tử
Nếu khoảng chục năm về trước, số lượng trung tâm thám tử tư gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay thì thời gian gần đây, do nhu cầu của xã hội, các trung tâm này mọc lên ngày càng nhiều. Chỉ cần gõ từ khóa “thám tử tư” trên trang tìm kiếm, ngay lập tức sẽ cho ra 2.730.000 kết quả. Để cạnh tranh, các trung tâm này làm mọi cách để thu hút khách hàng, từ cách truyền tai nhau, phát danh thiếp tại các giao lộ hay lập trang web quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Tất nhiên, ai cũng ra sức “nổ” để tạo tên tuổi cho trung tâm mình.

(1) Thám tử tư phiêu lưu ký: Nghề “rình mò” thiên hạ

Thám tử tư phiêu lưu ký: Nghề “rình mò” thiên hạ
Đức cho biết, một khi đã dấn thân vào nghề này, nếu không có đam mê và chấp nhận sự phiêu lưu thì chắc khó lòng trụ lại được. Người ngoài nhìn vào, ai cũng bảo thám tử là nghề sung sướng, hái ra tiền, nhưng vô rồi mới biết được nỗi vất vả, cực nhọc của nó.
Thám tử tư được thân chủ thuê theo dõi chồng có biểu hiện ngoại tình
LTS: Xuất hiện tại Việt Nam đã hơn 10 năm, nghề thám tử tư đang ngày một “ăn nên làm ra” do nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn. Các trung tâm thám tử vốn hoạt động chui nhưng thường thực hiện các hợp đồng có tính chất khá nhạy cảm như theo dõi, tìm kiếm thông tin, điều tra hàng gian hàng giả… Trong đó, 60 - 70% số vụ là các hợp đồng thân chủ thuê theo dõi chồng hoặc vợ, cha mẹ thuê theo dõi con cái…

Mỹ lãi to nếu Trung Quốc đánh bại Nhật Bản?

Tại sao Mỹ lãi to nếu Trung Quốc đánh bại Nhật Bản?
Nghe có vẻ kỳ lạ khi Nhật là đồng minh quan trọng của Mỹ, nhưng thực sự theo các nhà phân tích nếu TQ đánh bại Nhật, Washington sẽ thu được lợi ích khổng lồ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni 
bất chấp dư luận, khiến 2 đồng minh trong tam giác sắt phẫn nộ.
Trục châu Á của Mỹ dựa trên tam giác sắt của Mỹ - Nhật - Hàn, có 3 liên minh trong tam giác nói trên gồm: Liên minh Mỹ- Nhật Bản, Mỹ- Hàn Quốc và Nhật Bản - Hàn Quốc. Nhưng giữa liên minh Nhật Bản và Hàn Quốc lại có một hàng rào ngăn cản họ xích lại gần nhau, củng cố liên minh. Đó là do mối thâm thù từ lâu bởi sự tàn bạo của Đế quốc Nhật đối với người dân Hàn Quốc trong suốt thời gian họ chiếm đóng, cai trị trên Bán đảo Triều Tiên. Hơn nữa, mối thâm thù đó lại thường được nhắc nhớ, đào xới bởi các chuyến thăm ngôi đền Yasukuni gây tranh cãi của giới chức ở Tokyo.

Ngoạn mục con đèo xẻ đôi Bắc - Nam

Mình rất mê các đèo ở Việt Nam. Mỗi khi có dịp lái xe trên các cung đường này, đều có cảm giác như đang siêu thoát lên thiên đàng. Tiếc rằng giờ đây đi trên một số đèo hơi nguy hiểm vì quá vắng vẻ. Vừa sợ cướp, vừa sợ tai nạn hay hỏng xe sẽ không có người cứu giúp.
Ngoạn mục con đèo xẻ đôi Bắc - Nam
Sứ mệnh lịch sử của con đèo dài 20km nối liền Bắc - Nam đã khép lại bằng đường hầm Hải Vân nhưng chứng tích đau thương, uy hùng thì vẫn còn đó.

Cây cầu dẫn lên đèo Hải Vân thuộc quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) ngày nay đã trở nên đơn bóng bởi người ra Bắc, vào Nam phần lớn lựa chọn đường hầm cho an toàn.

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?

Ai là tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
Là vị tể tướng đầu tiên trong lịch sử nước ta, Nguyễn Bặc đã giúp vua Đinh Tiên Hoàng trong việc dựng chính quyền, lập triều nghi, chấn hưng kinh tế, củng cố nền độc lập. Do có nhiều công lao to lớn, khi mất Nguyễn Bặc được nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi.
Tượng thờ Nguyễn Bặc. 
Nhường chức đệ nhất công thần 
Nguyễn Bặc là con của Nguyễn Thước, một nha tướng của Dương Đình Nghệ. Ông sinh năm Giáp Thân (924) ở Sách Bông, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Nguyễn Bặc cùng tuổi, cùng quê với Đinh Bộ Lĩnh. Thuở nhỏ cùng nhau tập trận cờ lau, lớn lên lại kết nghĩa anh em với nhau.

Đông Á sẽ rơi vào xung đột vũ trang?

Đông Á sẽ rơi vào xung đột vũ trang?
Phát biểu tại một hội nghị về an ninh quốc tế ở thành phố Munich, nước Đức, gần đây cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng xung đột quân sự có thể xảy ra tại châu Á.
Phi cơ Trung Quốc tập cất cánh trên chiến hạm ngoài khơi
Trong một bài viết trên nhật báo The Telegraph ở Anh ngày 06/01/2014, John Everard, cựu Đại sứ Anh ở Bắc Hàn, đã so sánh tình hình tại Á Đông năm 2014 với bối cảnh châu Âu năm 1914 – khi một nước Đức đang nổi (cũng giống như Trung Quốc bây giờ) tìm cách thay đổi hiện trạng để khẳng định vị thế của mình. Thái độ ấy của nước Đức lúc bấy giờ đã đẩy châu Âu và thế giới vào Thế chiến thứ nhất.

Thủ tướng có thể một mình làm cải cách?

Thủ tướng có thể một mình làm cải cách?
Một sự kiện rất đáng chú ý vừa qua là thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó Thủ tướng nhấn mạnh vấn đề cải cách thể chế và mở rộng tự do dân chủ.
Có nhiều ý kiến cho rằng điều này rất khó khả thi và không chỉ phụ thuộc vào một mình Thủ tướng nhưng cá nhân tôi cho rằng một mình Thủ tướng có thể thực hiện điều đó bằng cách là trước tiên thực hiện cải cách quản lý và thực hiện dân chủ trong các cơ quan hành pháp đó là các cơ quan nằm dưới sự chỉ đạo của ông.

Thích hay không thích?

Đọc tin này sốc quá. Được biết nhà nước dùng tiền ngân sách nuôi hàng nghìn dư luận viên với nhiệm vụ lên tiếng ủng hộ các bài viết chính thống và phê phán các bài viết phi chính thống. Vậy bọn họ đâu mà không bấm thích và không thích khi cần ? Phải chăng cố tình ngậm miệng ăn tiền hoặc không quan tâm thực hiện nhiệm vụ. Thế này thì nuôi chúng làm gì cho tốn tiền thuế của dân ?
Thích hay không thích?
Lão Nông Dân: Rồi.... Đảng ta đã tái khẳng định tại buổi điều trần về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam rằng nước ta có tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do internet, tự do nhiều thứ lắm. Tuyệt vời và để chứng minh điều đó, tui có một đề nghị nhỏ như sau: Tất cả các báo chí của đảng đồng loạt đăng 1 hàng chữ: "Bạn có muốn đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước không?" và dưới đó, đặt 2 cái nút "Thích" và "Không thích", ta sẽ biết kết quả ngay trong ngày...
Việt Nam có trên 700 tờ báo
Một tờ báo ở Việt Nam phải gỡ bỏ bình luận ca ngợi bài báo về Đảng sau khi bình luận này bị độc giả chê quá nhiều.
Báo Thanh Niên Online ngày 2/2 đăng lại bài viết của GSTS Hoàng Chí Bảo (Hội đồng Lý luận Trung ương) nhân ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

(9) Ảnh vui

Ảnh vui

Tình bạn - Đối tác chiến lược

Nụ hôn phản chủ

Nụ hôn phản chủ
Theo tờ Le Parisien, vào tháng 4-2013, hai gã đàn ông bịt mặt đã trói nghiến bà chủ cửa hàng trang sức 56 tuổi trong căn hộ riêng của bà. Sau khi đổ một thứ chất lỏng mà chúng bảo là xăng lên đầu nạn nhân, chúng dọa sẽ châm lửa nếu bà không khai mã số an ninh ở cửa hàng.
Nụ hôn là sai lầm chết người của tên trộm. Ảnh minh họa: The Times
Tiếp đó, một tên đến thẳng cửa hàng, vơ vét tiền mặt và các món nữ trang trong khi tên kia ở lại canh giữ nạn nhân. 4 tiếng sau, gã trộm ở nhà tháo dây trói cho nạn nhân và còn “tử tế” hôn má bà thay lời xin lỗi lẫn tạm biệt.

Ngắm đỉnh Mont Jura toàn màu trắng

Ngắm đỉnh Mont Jura toàn màu trắng
Buổi sáng, nhìn lên dãy Mont Jura sáng rực trong nắng tuyệt đẹp. Tiếc là máy ảnh không chụp được vẻ đẹp rực rỡ của nói. Có thời gian lên đó trượt tuyết, đi dạo bằng patin trên đó thì còn tuyệt vời hơn. Ngắm Mont Jura là một cách thư giãn và tập thể dục mắt
Sáng 6-2-2014. Vệt trắng chạy từ chân núi lên đỉnh là tuyết cáp treo Crozet
Tuyến cáp treo ngày 29-10-2013, khi chưa có tuyết.

Viện dưỡng lão dành cho... ngựa

Bọn tư bản giãy chết nghĩ ra lắm trò phục vụ người có nhu cầu:
Viện dưỡng lão dành cho... ngựa
Ở Florida của Mỹ có một "viện dưỡng lão” lạ lùng, vì không phải dành cho người cao tuổi mà là nơi để những con ngựa già “nghỉ hưu”, tận hưởng những ngày tháng cuối cùng trong quãng đời ngắn ngủi của chúng.
Bất kỳ một con ngựa già nào đến nông trại Mill Creek ở bang Florida, vợ chồng ông Peter Gregory (85 tuổi) và Mary Gregory (82 tuổi) - chủ nông trại - cũng sẽ đảm bảo cho nó trải qua những ngày cuối đời theo cách tuyệt vời nhất có thể - theo Hãng tin AP.

Mọi rợ ngu lâu

Mọi rợ ngu lâu
Tôi cứng miệng, chịu thua. Smith chăm chỉ theo tôi học tiếng Việt và chuẩn bị hồ sơ nhập quốc tịch An Nam. Tình yêu quả thật là cao cả.
John Smith tự dưng phải lòng Cám rồi thì mê như điếu đổ. Biết tin, tôi hét lên:
-Mít ơi, Cám nó bỏ bùa cậu rồi hở. Cả cái nước Nam này đều cạch mặt, cô ả xấu xí, lười biếng, đành hanh, ác độc…
Gã ngoác miệng cười:
-Con tim có những ní nẽ riêng của nó.

Chuyện vui "Mừng Tết con Ngựa"

Mừng Tết con Ngựa
Trà Lũ: Ông Từ Hoè hội viên viễn cư về làng ăn tết đã làm không khí làng sôi động hẳn lên. Ông đem về bánh chưng, giò thủ, và không biết bao nhiêu tiếng cười. Vui sướng ầm ĩ, nhất là phe các bà. Ông này là một ông ODP thứ hai trong làng. Các cụ còn nhớ gốc gác ông Từ Hoè của làng An Lạc chúng tôi chứ. 
Ông từ trại tỵ nạn Mã Lai đến Toronto cùng với gia đình Cụ Chánh, đầu thập niên 1980, do nhà thờ Cha Paolo bảo trợ. Vì có duyên từ kiếp trước, chúng tôi gặp nhau là dính với nhau liền, rồi lập ra ngay cái làng đầy tiếng cười này. Ông mới ở đây được mấy năm thì chú em kết nghĩa của ông được Canada cho định cư ở đất Alberta miền Tây. Theo đúng lời thề, ông dọn sang miền tây sống với chú em, nhưng mỗi tết ông mỗi về tổ Toronto.

Tết Hà Nội những năm 1990

Tết Hà Nội những năm 1990
Hình ảnh chợ hoa Hàng Lược, chùa Quán Sứ hay xác pháo đầy sân sáng mùng 1 Tết khiến nhiều người bồi hồi.
Không khí nhộn nhịp mua sắm của những ngày giáp Tết thập niên 90 được hai nhiếp ảnh gia Steve Raymer và Nevada Wier ghi lại đầy sống động và giàu cảm xúc. Ai nấy đều hối hả chuẩn bị cho một cái Tết đang thật gần.

Ly kỳ phiên chợ chỉ họp ngày mùng Một Tết

Ly kỳ phiên chợ duy nhất trong năm, họp ngày mùng Một Tết
Ngày 1/1 Tết Âm lịch hàng năm, hầu hết các chợ tạm đều nghỉ, riêng ở thôn Phong Thạnh, xã Gia Nghĩa, huyện Tuy Phước, Bình Định có một phiên họp chợ duy nhất trong năm, đó là Chợ Gò. Đây là nơi vui xuân của người dân trong vùng cùng những người con Bình Định xa quê lâu ngày trở về. Phiên chợ mang đậm nét văn hóa miền đất Võ, có nguồn gốc từ thời anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
Chợ Gò năm bên núi Trường Úc vào buổi họp mặt đầu năm.
Phiên chợ độc đáo nhất Việt Nam
Chợ Gò họp trên một gò đất dưới chân núi Trưòng Úc, cạnh bờ sông Hà Thành đổ ra đầm Thị Nại, TP Qui Nhơn. Nơi đây đã sinh thành và nuôi dưỡng nên hồn thơ Xuân Diệu, hay ông tổ hát bội Đào Tấn, những người con đã làm rạng danh vùng đất Bình Định.

Những chuyện độc và lạ ở “Sapa xứ Thanh”

Những chuyện độc và lạ ở “Sapa xứ Thanh”
“Hoa đào nở rực mùa đông/Không tin anh thử lên Son mà tìm” nhà thơ Hà Nam Ninh đã phác họa mùa đông ở xứ sở được mệnh danh là Sapa, Đà Lạt của xứ Thanh - một ốc đảo cao 1.300m so với mực nước biển đầy mềm mại như thế.
Cao Sơn không chỉ đẹp mà trên ấy đêm đêm bên bếp lửa hồng những câu chuyện vật gấu, săn hổ vẫn còn nóng rẫy trên môi các chàng trai người Thái. Và cũng ở nơi đó một thế giới của những ngọn lửa tình yêu hoang sơ vẫn bập bùng cháy như buổi hồng hoang cách đây hơn 400 năm trước.

Suy nghĩ đầu năm về giáo dục

Suy nghĩ đầu năm về giáo dục
Hà Dương Tường - Xin nói ngay, đầu năm 2014.
Tháng giêng nào thời tiết cũng đại khái như nhau. Trừ khi ở nam bán cầu và vùng xích đạo, đó là những ngày mùa đông, cũng có khi đẹp trời nhưng phần lớn là lạnh lẽo, ảm đạm. Còn thời tiết chính trị, kinh tế hay xã hội thì thay đổi nhiều hơn, tuỳ ở tình hình khách quan hay chủ quan ở mỗi nước trong năm trước. Do đó mà 2014 khác với 2013, 2012 v.v.
Vậy thì, tình hình giáo dục Việt Nam – chủ đề của bài này – năm qua có gì đáng chú ý ?
1. Trước hết, ngày đầu năm, 1.1.2013 là ngày có hiệu lực của Luật Giáo dục đại học được Quốc hội ban hành ngày 18.6.2012. Cũng lạ, một bộ Luật trong đó có đủ loại qui định mà bộ Giáo dục và các đại học phải tuân thủ, từ định nghĩa và cơ cấu tổ chức của các cơ sở đại học, nhiệm vụ và quyền hạn của người thầy, tới chương trình đào tạo, học phí và lệ phí tuyển sinh…, lại bắt đầu có hiệu lực hơn ba tháng sau khi năm học đã bắt đầu, khi các trường đã tuyển sinh xong – theo cơ chế khác hoặc chưa được Luật vạch ra -, khi thầy và trò đã đi vào giảng dạy và học tập theo những chương trình đào tạo chưa được xây dựng theo những chuẩn mực, mục tiêu mà Luật đề ra, v .v.

Bất ổn kinh tế và bất an xã hội

Bất ổn kinh tế và bất an xã hội
2013 là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng.
Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời.Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế.

BBC tường thuật trực tiếp về VN báo cáo nhân quyền tại LHQ

TRỰC TIẾP
Trong lời kết, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn những lời khen về thành tựu của Việt Nam trong 4 năm qua và nói ông "lấy làm tiếc" vì nhiều ý kiến ngày hôm nay là những "ý kiến chủ quan", dựa trên những nhận định sai lệch, thiếu thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Cách đây 2 giờ 16 phút
Nhà báo Huy Đức viết trên Facebook: Không có nhà độc tài nào không cố đưa ra những định nghĩa mới về nhân quyền để biện minh cho sự hà khắc của mình. Đành rằng công dân ở mỗi quốc gia có một thứ tự ưu tiên khác nhau về mức độ đòi hỏi quyền con người.Nhưng không có nghĩa là điều gì chưa nằm hàng đầu trong thứ tự ưu tiên của người dân thì chính quyền có quyền hạn chế. Không thể đổ cho trình độ dân trí để chỉ mở ra quyền này (cơm ăn, áo mặc...) mà trì hoãn việc khai thông những quyền cao hơn (tự do chính trị, tự do ngôn luận...). Một chế độ chưa có tự do dân chủ thì cũng nên thẳng thắn mà thừa nhận, rằng, có rất nhiều quyền chính quyền chưa thể mở ra cho người dân, vì ưu tiên hàng đầu là bảo vệ chế độ chứ không phải là bảo vệ những quyền tự do mà người dân lẽ ra phải có. cách đây 2 giờ 14 phút của Osin Huy Duc qua Facebook

Phản ứng quốc tế về báo cáo nhân quyền Việt Nam

Thông tin tham khảo, không biết rõ đúng sai, dịch nguyên văn sang tiếng Việt có đúng không. Chúc mừng VN đã thành công trong việc vận động đông đảo các bạn bè phát biểu ủng hộ (để giết thời gian) nên quốc gia nào muốn phản đối cũng chỉ được phép nói 65 giây, tức khoảng 50 từ.
Tóm lược phản ứng quốc tế về báo cáo nhân quyền Việt Nam
Sau khi đại diện nhà nước Việt Nam đọc xong bài tự khen các thành quả về nhân quyền của mình, khoảng 40 quốc gia đã lập tức nêu ý kiến. Vì số quốc gia muốn lên tiếng quá đông, mỗi đại diện chỉ được nói 65 giây.

Nhiều quốc gia yêu cầu nhà nước VN phải chấp nhận để tất cả các điều tra viên LHQ (UN Special Rapporteurs - SR) đến VN quan sát. Hiện giờ, Hà Nội chỉ chấp nhận các SR về chống nghèo đói và y tế đến VN. Vào tháng 7 năm nay mới có SR về tự do tôn giáo đến VN. Còn các SR khác về tự do ngôn luận, tụ do hội họp, v.v vẫn bị Hà Nội khước từ.

Dân bây giờ ghê gớm lắm

Trong bài này có ảnh bác Hồ dùng gầu giai tát nước. Mình tin là bác tát nước thật; ảnh hồi đó thường phản ánh trung thực sự kiện, nhất là các hoạt động của bác Hồ, trừ trường hợp bất đắc dĩ lắm mới phải chỉnh sửa. Tuy nhiên, mình không hiểu đám đông vây kín thế thì bác tát vào đâu ? Hay vướng dân chen chúc xem đông quá nên lúc đó bác chỉ hướng dẫn chứ không tát được ? Và lại đoạn dây dài thế, không biết có tát được không ? Hồi nhỏ đi sơ tán mình có xem tát nước song không nhớ kỹ thuật tát thế nào.
Dân bây giờ ghê gớm lắm
Hôm rồi có một bạn trên Facebook viết một cái note nói rằng, đại ý là: Bao năm nay rồi, nghĩ đi nghĩ lại chả thấy đảng CSVN làm được cái gì cho dân, ai thấy họ làm gì được thì thử kể ra xem sao? Sau đó có một comments của một nhà báo "lề trái" có nhắc đại ý rằng: Trên đời mọi sự đều luôn vận động và phát triển, bác nói thế nghe nó hơi phi logic.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham gia Tết trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Cuối năm nghe chó sủa

Chỉ có Chúa Chó mới hiểu được tiếng sủa của các loài Chó
Cuối năm nghe chó sủa
Tiếng chó sủa thì lúc nào mà chả nghe, đợi gì phải cuối năm! Mà chó sủa thì mùa nào mà chả giống mùa nào, sao lại phải cuối năm mới nghe chó sủa? Thực ra, không riêng gì miền nào, dường như cả ba miền, không khí cuối năm, ngày hết Tết tới, người làm ăn giàu có thì thấy mừng vui, người nghèo khổ thì thấy tủi hổ và buồn… Cảm giác vui buồn lẫn lộn dưới bầu trời tháng Chạp, nếu chịu khó lắng nghe tiếng cho nhà giàu và tiếng chó nhà nghèo cũng như tiếng chó nhà quê với tiếng chó thành phố, có nhiều sự khác biệt lắm lắm…!

Những chú chó cưng được chủ dẫn đến tham gia 
một show về chó ở Hà Nội hôm 06/10/2013, AFP photo
Cái khác biệt đầu tiên, dễ nhận biết nhất là âm tiết sủa vào tháng Chạp dường như chậm lại, nhấn nhá và háo hức. Có vẻ như sau một mùa Đông lạnh và buồn, tháng Chạp mang dương khí đến, chó cũng hồi sinh cái tâm hồn “rất chó” của nó nên vừa tĩnh tại lại vừa hân hoan, khó tả. Và cũng trong mùa này, đặc trưng chó nhà giàu, chó nhà nghèo, chó thành phố, chó nhà quê cũng phân biệt rất rõ.

Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

Ngay một chế độ tàn ác như Trung Quốc, cần tăng trưởng nhanh như Trung Quốc, họ cũng không nhẫn tâm làm những chuyện như trong bài dưới đây viết.
Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà
Không đồng ý với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã đi kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, thì phía Ban quản lý dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm chặn dòng nước nhấn chìm ngôi nhà cùng toàn bộ tài sản của bà.
Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước. Ngôi nhà hoàn toàn chìm còn duy nhật cái chuồng gà trên gò đất cao. Photo Bang Tam/nguoiduatin
 Nghe bài này 
Đã không vì dân mà còn coi thường sinh mạng dân
Căn nhà nằm trên miếng đất diện tích khoảng 6.000 m2 của gia đình bà Phạm Thị Đạt ở thôn Bà Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nằm trên con đường vào khu du lịch Suối mỡ, đây cũng là cửa hàng bán hàng của bà để nuôi con ăn học.

Nhạo báng "Tết trồng cây"

Không chỉ nhạo báng "Tết trồng cây", đây còn là những biểu hiện tột cùng của những hành vi phi văn hóa: Nhởn nhơ coi khinh cảm xúc của tất cả những người lao động, nhất là nông dân. Người khác Lú thì không tính nhưng lạ lùng là cả bác Tư Sang cũng tham gia cái trò hề này. Hay là để thể hiện tình "đoàn kết" vì mục tiêu cao hơn là hạ bệ "đồng chí X". Dù là mục tiêu nào thì cũng không thể chấp nhận được những việc làm quá phản văn hóa này.
Nhạo báng "Tết trồng cây"
Gợi ý đề văn tốt nghiệp THPT năm nay: 
1. Bạn cho biết thế nào là tết trồng cây.
2. Nhổ một cây cổ thụ nơi này để " trồng" ở nơi khác, có được coi là trồng cây không?

Cây háo danh

Cây háo danh
Nguyễn Thông, Blog Nguyễn Thông
Ngày xưa, khi còn sống, cụ Hồ thường kêu gọi mọi người, bất kể già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, quân dân chính đảng... tham gia trồng cây đem lại màu xanh cho đất nước. Cứ vào dịp tết nguyên đán, cụ lại xăm xắn cùng cấp dưới trồng cây, khi nơi này khi nơi khác, tạo thành thứ truyền thống tốt đẹp đã duy trì suốt bao năm (giờ thì đã mất hút con mẹ hàng lươn): Tết trồng cây.
Điều đặc biệt là cụ Hồ trồng cây thật sự chứ không phải ra múa vài đường làm cảnh. Cụ ăn mặc giản dị, quần xắn quá gối, cầm xẻng cầm cuốc hăng hái như mọi người, trồng cây non (chỉ cao khoảng nửa mét), trồng nhiều cây, tưới tắm cẩn thận. Mình biết điều này vì hồi còn bé được xem phim tài liệu, xem ảnh chụp trên báo Nhân Dân, tin là thực, dứt khoát không phải đóng kịch, dàn dựng. Nhờ có sự gương mẫu của cụ Hồ mà miền Bắc những năm chiến tranh vẫn xanh mướt mát, làng quê dù nghèo vẫn đẹp đẽ tươi tắn vô cùng.

Phận trai mồi

Phận trai mồi
Đó là những nam thanh niên còn rất trẻ, khoảng từ 18 đến 25 tuổi, làm nghề tiếp viên trong những quán bar (dân chơi gọi là “chim mồi”). Nếu “gái mồi” là biệt danh gọi những chân dài, thì “trai mồi” là biệt danh quý bà đặt tên cho các “mỹ nam”. Hằng đêm, các “trai mồi” chìm trong tửu sắc cùng tiếng nhạc chát chúa đinh tai, chốn đèn màu hoang dại.
Trong một quán bar.
Cận cảnh "mồi câu" … quý bà
Đến hẹn lại lên, vào tối thứ bảy hàng tuần, quán bar PB có vị trí đắc địa nằm gần trung tâm thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương lại tấp nập những nhóm choai choai. Họ gồm cả nam lẫn nữ đứng túm tụm, í ới hẹn hò đợi nhau vào "hành xác".

Ổn định KT vĩ mô - bài học không mới nhưng dễ quên

Ổn định kinh tế vĩ mô - bài học không mới nhưng dễ quên
 Không phải ngẫu nhiên các nhà kinh tế lại hết sức quan tâm đến ổn định kinh tế vĩ mô: khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng khiến nền kinh tế của chúng ta khó khăn, khi mà những lĩnh vực liên quan đến thế giới như xuất khẩu, đầu tư nước ngoài... đều là những điểm sáng.
Có nhiều lý do ở đây, nhưng có ba lý do cơ bản. Thứ nhất, ổn định là yếu tố quan trọng nhất để giá cả trở thành tín hiệu tốt cho sự phân bổ nguồn lực đến đúng địa chỉ, đi vào sản xuất, kinh doanh, tạo giá trị gia tăng thực. Khi kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát cao và “nhảy nhót” thường có hai hành vi.

From Command to Market Economy in China and VN

Perkins, Dwight H., 2013, East Asian Development (The Edwin O. Reischauer lectures). Harvard University Press. Kindle Edition.
Chapter 5: From Command to Market Economy in China and Vietnam
Vietnam’s Reforms and the Chinese Model
Vietnam’s economic reforms are important in their own right, given that Vietnam is the thirteenth largest country in the world in terms of population and has proved to be able to “punch above its weight” in both economic and geopolitical terms. In the context of this study, however, Vietnam’s recent experience is also a test of whether the Chinese reform experience was unique to China or was equally valid elsewhere.