Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Thú vị xem ảnh động vật lai ghép

Thú vị xem ảnh động vật lai ghép
Trong thần thoại Hy Lạp, quái vật Chimera có phần trước của loài sư tử, phần sau của loài bò sát và đuôi là một con rắn. Ngoài ra, trên lưng nó còn mọc ra một cái đầu dê và đầu rồng.
Lấy cảm hứng từ hình tượng Chimera, Arne Olav đã tạo ra sự "lai tạp" động vật thú vị nhờ kỹ thuật Photoshop, mang đến chùm ảnh hài hước và kỳ diệu, khi chim cánh cụt lai với cá heo, chuột hamster kết hợp sư tử hay ngựa hoang ghép cùng loài ngỗng...
(Nguồn tham khảo: PetaPixel)

Tản mạn Cave

Tản mạn Cave
Ca ve cũng đủ hạng người
Bán thân mà vẫn phải cười vì ai?
1. Ca ve cao cấp nhất Việt nam tính đến nay có lẽ là Thuý Kiều, nhiều người nhận định như vậy. Thuý Kiểu bị đẩy vào lầu xanh cũng chỉ vì phải bán mình cứu cha, thật là một đứa con có hiếu. Trong thời đại ngày nay, tình hình đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là sự bất hiếu gia tăng hàng ngày thì hình ảnh đứa con có hiếu như Thuý Kiều mới có giá làm sao.
Cần phải tuyên truyền thật mạnh những tấm gương có hiếu để giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Thực tình mà nói thì hầu như ca ve (trên 90%) bán mình vì tiền, vì cuộc sống mưu sinh, vì thân phận nghèo hèn, đa số họ là người nhà quê, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” thì biết kiếm đâu ra tiền ngoài việc bán thân.

(4) Thế nào là tạp chí quốc tế ?

TS Nguyễn Văn Tuấn:
Thế nào là tạp chí quốc tế ?
Cách đây vài tuần, chương trình tiếng Việt của Radio Australia có nhã ý hỏi tôi về sự ra đời của Tạp chí Apjcen (Asia Pacific Journal on Computational Engineering) do Gs Nguyễn Đăng Hưng làm tổng biên tập. Câu chuyện xoay quanh định nghĩa thế nào là “quốc tế”. Xin chia sẻ với các bạn vài ý kiến của tôi. 
Radio Australia: Xin cho phép gọi giáo sư bằng “Anh”. Anh là người làm khoa học, viết báo khoa học hiểu về điều này trong nước cũng như thế giới, xin anh cho biết thế nào là tạp chí quốc tế? Có phải tạp chí khoa học quốc tế phải có chỉ số ISI, ISSN, Scopus, trong khi đó tạp chí này mới ra lại gọi là Khoa học quốc tế đầu tiên liệu có đúng không?
NVT: Tôi nghĩ câu trả lời là đúng. Những cụm từ “tạp chí quốc tế” chỉ có nghĩa tương đối thôi. Nhiều tạp chí có chữ “international” trước tên nhưng không phải là tạp chí quốc tế, mà có khi là tạp chí dỏm của một nhóm thương gia nào đó ở bên China hay Phi châu. Không phải có chữ “international” trước tên mới gọi là “quốc tế”. Ngược lại, có rất nhiều tạp chí khoa học không có chữ “international” mà vẫn được công nhận là tạp chí quốc tế.
Thật ra, vấn đề không phải là quốc tế hay không quốc tế. 
Cộng đồng khoa học phân định 2 loại tạp chí: loại có bình duyệt (tiếng Anh gọi là peer reviewed journals), và loại không có bình duyệt (non-peer reviewed journals).

(3) Thế nào là một “bài báo khoa học” ?

Thế nào là một “bài báo khoa học” ? 
Vietsciences-Nguyễn Văn Tuấn 01/04/2007
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là sản phẩm tri thức, mà còn là một loại tiền tệ của giới làm khoa học, bởi vì qua đó mà người ta có thể đánh giá khả năng chuyên môn và năng suất khoa học của nhà nghiên cứu. 
Giới làm nghiên cứu khoa học nói chung nhất trí rằng cái chỉ tiêu số 1 để đề bạt một nhà khoa học là dựa vào số lượng và chất bài báo khoa học đã công bố trên các tập san chuyên ngành [1]. Trên bình diện quốc gia, số lượng bài báo khoa học là một thước đo về trình độ khoa học kĩ thuật và hiệu suất khoa học của một nước. Chính vì thế mà tại các nước Tây phương, chính phủ có hẳn một cơ quan gồm những chuyên gia chuyên đo đếm và đánh giá những bài báo khoa học mà các nhà khoa học của họ đã công bố trong năm.
Nhưng cũng giống như sản phẩm công nghệ có nhiều hình thức và giá trị khác nhau, các bài báo khoa học cũng xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau và giá trị cũng không đồng nhất. Đối với người ngoài khoa học và công chúng nói chung, phân biệt được những bài báo này không phải là một chuyện dễ dàng chút nào. 
Thật ra theo kinh nghiệm của người viết bài này, ngay cả trong giới khoa bảng và giáo sư đại học, có khá nhiều người vẫn chưa biết thế nào là một bài báo khoa học nghiêm chỉnh và có lẽ vì hiểu sai cho nên một số giáo sư đã trình bày trong lí lịch khoa học của mình một cách thiếu chính xác, có khi khá khôi hài.

(2) Thế nào là đề tài khoa học

Cần phân định rõ thế nào là đề tài khoa học
Hoàng Tụy

Tôi cho rằng, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là cần phân định rõ thế nào là nghiên cứu khoa học và thế nào là nghiên cứu nghiệp vụ của bản thân từng cơ quan. Ví như, cái bàn và cái ghế đều quan trọng, chúng ta đều cần cả. Nhưng đáng lẽ cái gọi là cái bàn thì chúng ta lại gọi là cái ghế, rồi chúng ta lại than phiền không có chỗ mà viết dù có đủ sách vở, bút giấy. Tình trạng của chúng ta cũng giống như vậy.

Tôi đã tham gia nhiều hội nghị về các đề tài khoa học cấp Nhà nước của một số ngành. Theo tôi, những cái gọi là đề tài khoa học ấy thực ra thuộc về chức trách, nhiệm vụ của họ. Chẳng hạn, làm giáo dục thế nào cho tốt thì đấy là công việc mà cơ quan lãnh đạo giáo dục cần phải nghiên cứu. Nhưng rồi, việc đó của họ lại thành một đề tài khoa học cấp Nhà nước, được cấp kinh phí, theo tôi dự đoán là khoảng gấp mười, gấp trăm các đề tài nghiên cứu khoa học tự nhiên. Nhiều cơ quan khác cũng có tình trạng đó. Họ đã được Nhà nước cấp cho bao nhiêu phương tiện để làm nhiệm vụ của mình, nhưng rồi họ lại “biến” nhiệm vụ đó thành không biết bao nhiêu đề tài nghiên cứu (vì chúng ta quản lý không minh bạch nên khó mà biết được số lượng thế nào). Chẳng hạn như việc nghiên cứu, giảng dạy và viết sách giáo khoa là việc hết sức quan trọng cho giáo dục. Việc đó cần được Bộ Giáo dục khuyến khích và có kinh phí khuyến khích. Nhưng việc đó là thuộc Bộ Giáo dục. Về phương diện khoa học, không thể coi sách giáo khoa là một công trình khoa học được. Trừ khi trong sách giáo khoa đó có nhiều điểm mới về khoa học thực sự có thể coi là công trình khoa học. 

(1) Thế nào là một đề tài tiến sĩ, đề tài khoa học ?

Thế nào là một đề tài khoa học
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Lại Trần Mai: Từ khi đưa lên trang blog - thư viện này một số bài giảng cá nhân về kỹ thuật mô hình hóa kinh tế, nhất là mô hình kinh tế lượng vĩ mô, và các nghiên cứu, phân tích kinh tế, mô phỏng chính sách và dự báo phát triển, thỉnh thoảng tôi lại nhận được thư của bạn đọc đề nghị góp ý, hướng dẫn để thực hiện một số nghiên cứu cá nhân. Tôi rất hoan nghênh và trân trọng những đề xuất nghiên cứu của các bạn. Trong bối cảnh đất nước quá rối ren và hỗn loạn, cái xấu đang áp đảo hoàn toàn cái thiện hiện nay, vẫn có những bạn thực sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học, không những nhằm nâng cao trình độ để đến khi có điều kiện thuận lợi sẽ mang ra phục vụ đất nước, mà còn muốn qua nghiên cứu vạch ra những vấn đề rồi đề xuất ngay các chính sách giúp các nhà quản lý tháo gỡ dần một số khó khăn hiện nay của nền kinh tế... thì quả là vô cùng quý.
Tuy nhiên, qua thư từ gần đây của các bạn, tôi thấy có ba vấn đề nổi lên cần trao đổi thêm cho rõ là: 
(1) Thế nào là một đề tài luận án tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân ? 
(2) Thế nào là một đề tài nghiên cứu khoa học ? 
(3) Thế nào là một bài báo khoa học ?

Ran ran những lời kêu cứu

Ran ran những lời kêu cứu
Tác giả: Nguyễn Hiếu (26/6/2013)
Có lẽ không có ngày nào trên mặt báo chính thống không có những tít bài có dòng chữ “kêu cứu”. Những tiếng kêu cứu đó vang lên thật lớn, thật mênh mông. 
Đó là những tiếng kêu cất lên từ những cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên, ở Hồ Ba Bể, ở hầu khắp các địa phương có rừng vì lâm tặc tàn phá, khai thác gỗ trái phép được sự đồng loã của không ít kiểm lâm và chính quyền địa phương, rồi nạn cháy rừng do quản lý kém, do người dân thiếu ý thức thiêu trụi, vì những tin đồn về trầm hương. Rồi những dòng sông, những qủa đồi, những cánh đồng đang từng ngày bị tàn phá đến tang thương vì nạn cát tặc, sa khoáng tặc, vàng tặc…
Những tiếng kêu cứu vọng lên thẳm sâu từ những dòng sông trên khắp mọi miền đất nước từ sông Hồng – Sông mẹ , đến sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Cửu Long, sông Đáy, sông Hương, sông Chu, sông Mã… có thể nói gần hết mọi con sông trên đất nước ta đang dần dần bị bức tử, bị ô nhiễm đến nặng nề bởi nước thải công nghiệp,bởi sự lấn chiếm.

Du lịch bụi sang Lào siêu rẻ mà lý thú

Du lịch bụi sang Lào siêu rẻ mà lý thú
Lào không phải là một địa chỉ cho các tín đồ shopping nhưng lại cực kỳ lý thú đối với những người trẻ thích khám phá đó đây với chi phí khá thấp, thủ tục đơn giản.
Từ TP. HCM, bạn có thể chọn chuyến bay đi Vientiane, Pakse, Luang Phrabang (Lào) của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Thai Airways International, Lào Airlines.
Còn nếu có thời gian và kinh phí hạn hẹp hơn, bạn nên đi đường bộ sang Lào qua cửa khẩu bờ Y - Kon Tum, Quảng Trị, Huế hoặc Quy Nhơn. Trong đó, đường Kon Tum - Lào được ưu tiên chọn. Chỉ cần có hộ chiếu là chuyến du lịch của bạn có thể bắt đầu.
Thủ tục đến Lào đơn giản, nhanh chóng 
Việc di chuyển ở Lào khá dễ dàng và không quá đắt đỏ, các văn phòng du lịch và khách sạn, nhà khách ở Lào đều có bán vé xe đi đến các tỉnh lân cận.

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Nỗi buồn của nghề hái dừa thuê

Hái dừa thuê, nghề nguy hiểm và buồn
Hình (LĐV): Chân dung một người hái dừa với dụng cụ đầy đủ
Đi từ sáng đến chiều, hết hái dừa lại chuyển sang mua cau và trở thành thợ bắt rắn bất đắc dĩ, thu nhập thấp, vừa nguy hiểm lại vừa buồn. Đó là những gì đúc kết của một người hái dừa có thâm niên chưa đầy hai năm nhưng kinh nghiệm chịu khổ và đối diện hiểm nguy còn hơn cả hai chục năm.
Có thể nói, nghề hái dừa, hái cau thuê là một cái nghề mau đào thải sức lao động nhất, như ông Tri, được mệnh danh là “chuyên viên trèo” chia sẻ: “Nghề này trụ giỏi lắm chừng mười năm, vì nhiều lý do, thứ nhất là chỉ cần trên ba mươi tuổi là cơ thể bắt đầu xuống sức, chừng 40 là hết leo trèo chi nổi, có giỏi lắm cũng trèo được chừng 10 cây mỗi ngày, mà trèo chừng đó thì chỉ uống nước lã mới đủ sống!”.

Tình, Tiền và chia tay

Tình, Tiền và chia tay

lydi
Hôm 9 tháng 6 vừa qua, trên Đài truyền hình M6, chương trình “Vùng cấm địa” (Zone interdite) đưa ra đề tài, xưa nay bị cầm kỵ đề cặp đến, đó là « nguyên nhân của những cặp vợ chồng ly dị ». Theo dư luận, nguyên nhân thứ nhì là “tiền bạc” sau nguyên nhân thứ nhứt là “sự phản bội ” nhau. Người ta thường bảo “Trong tình yêu, tiền bạn không có chỗ đứng”. Khi yêu nhau, ai lại đi nói tới chuyện tiền bạc với nhau.
Trên thực tế không phải như vậy. Sau những ngày đầu yêu nhau, tiền bạc thường làm tổn thương nặng tới tình cảm và trở thành nguyên nhân của những tranh chấp không khoang nhượng. Vậy làm sao quản lý tiền bạc giữa vợ chồng? Làm sao đề phòng những hậu quả tai hại do tiền bạc gây ra? Làm thế nào tránh bị người phối ngẫu lợi dụng về tiền bạc? Tiền và tình vừa là hai người bạn quí, vừa là hai kẻ thù sanh tử với nhau.

Một thế giới nổi loạn

Một thế giới nổi loạn


000_Nic6198565-305.jpg
Người theo Hồi giáo Shiite biểu tình vào ngày 16 Tháng 3 năm 2013, tại thành phố Kut, phía nam thủ đô Baghdad, vào dịp kỷ niệm mười năm cuộc chiến Mỹ - Iraq, AFP photo

Trong thời gian qua, phong trào chống đối chính quyền bỗng đồng loạt nổi lên tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quần chúng mỗi nơi lại nổi loạn vì một số lý do đặc thù về chính trị, sắc tộc hay tôn giáo, nhưng chìm sâu bên dưới, yếu tố kinh tế vẫn là một động lực đáng kể. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những động lực đó qua phần trao đổi do Việt Long thực hiện với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Đúng ba năm trước trên diễn đàn này ông nói đến nạn khủng hoảng về niềm tin, khởi đi từ các nước công nghiệp Âu Châu rồi lan qua nhiều xứ khác. Khi ấy, ta thấy rằng hình như người dân hết tin vào khả năng giải quyết bài toán kinh tế của nhà nước sau vụ khủng hoảng tài chính và nạn suy trầm toàn cầu vào các năm 2008-2009.
Ngày nay, chúng ta lại thấy xuất hiện phong trào chống đối có bạo động lan rộng tại nhiều nơi, kể cả các nước yên bình như Thụy Điển tại Bắc Âu hay các nền kinh tế đang lên như Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ hay Brazil, chưa nói gì đến xứ Egypt với một chế độ mới ra đời có một năm, sau biến động chính trị gọi là Mùa Xuân Á Rập. Đáng chú ý không kém thưa ông là động loạn tại khu vực Tân Cương của Trung Quốc, khi lãnh đạo xứ này đang cố cải cách cơ chế kinh tế xã hội với một núi nợ chất đống. Vì những lý do ấy, chúng tôi xin đề nghị là ta cùng phân tích các nguyên nhân sâu xa của hiện tượng có thể gọi là "một thế giới nổi loạn". Ông nghĩ sao về đề nghị này?

(4) Cầu hồn cố họa sĩ Bùi Xuân Phái lên nói chuyện và vẽ tranh

Cầu hồn cố họa sĩ Bùi Xuân Phái lên nói chuyện và vẽ tranh
Nhà văn/nhà tâm linh Sơn Linh cầu hồn cố danh họa Bùi Xuân Phái lên nói chuyện và vẽ tranh, với sự tham dự của một số văn nghệ sĩ và nhà báo tại quận Cam, bang California, Hoa Kỳ
  1. Cầu hồn cố họa sĩ Bùi Xuân Phái lên nói chuyện và vẽ tranh - phần 7

    Nhà văn/nhà tâm linh Sơn Linh cầu hồn cố danh họa Bùi Xuân Phái lên nói chuyện và vẽ tranh,

(3) Phố cổ của Hà Nội qua tranh họa sỹ Bùi Xuân Phái

Phố cổ của Hà Nội qua tranh họa sỹ Bùi Xuân Phái

Có thể chia ra mảng đề tài vẽ phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ra ba giai đoạn: Từ 1960 đến 1970: Thời kỳ Nâu / Từ 1970 đến 1980: Thời kỳ Ghi xám / Từ 1980 đến 1988: Thời kỳ Lam
Trải qua từng thời kỳ, phố cổ Hà Nội lại được thể hiện bởi những nét riêng khác nhau...Khám phá đầu tiên của họa sỹ Bùi Xuân Phái về phố là bức sơn dầu "Phố Hàng Phèn" (năm 1940), được vẽ trước khi ông vào học trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Sau đó bức này được gửi tham dự triển lãm Tokyo - Nhật Bản, và có người mua ngay lập tức.
Giai đoạn khởi đầu 1950 đến 1960: Từ năm 1950-1960, Bùi Xuân Phái chưa định hình rõ phong cách và cũng chưa chuyên sâu hẳn vào một đề tài nào, ông thường có vẽ những bức mang tính thể nghiệm, đột phá theo trường phái hiện đại lúc bấy giờ, tiêu biểu như những bức khỏa thân và tĩnh vật được thể hiện theo trường phái lập thể.

(2) Xem tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương

Những ý thơ gợi tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được khắc họa sinh động qua nét bút phóng khoáng của cố danh hoạ Việt Nam. Đó là bộ tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương, được cố danh họa thực hiện từ năm 1982 đến 1986. Bộ tranh này hiện do người con trai của ông là họa sĩ Bùi Thanh Phương lưu giữ. Gầy đây, nhiều tác phẩm trong bộ tranh đã được giới thiệu trên mạng.
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu...
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương).

(1) Những bức họa nude của Bùi Xuân Phái

Những bức họa nude của Bùi Xuân Phái
Họa sĩ Bùi Thanh Phương, con trai của cố danh họa Bùi Xuân Phái có lẽ là một “kho tư liệu sống” về cụ Phái và cuốn sách Họa sĩ Bùi Xuân Phái trong mắt con trai do ông xuất bản vừa qua là một tập hợp đầy đủ về cuộc đời của cố danh họa nổi tiếng đã gắn tên tuổi mình với phố cổ Hà Nội.
Cho đến nay, dường như mọi người mới chỉ biết và quan tâm đến mảng tranh Phố Phái lừng lẫy của cố danh họa mà chưa mấy ai đề cập đến mảng tranh vẽ nude đặc biệt của ông. Thời gian gần đây, trên một số trang mạng xuất hiện tranh của Bùi Xuân Phái minh họa cho thơ của Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm.
Theo ông Bùi Thanh Phương, việc một số trang mạng tùy hứng lấy các bức vẽ nude của Bùi Xuân Phái (phần lớn là lấy từ trang blog của Bùi Thanh Phương) rồi đặt cạnh các bài thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương như một kiểu “thơ minh họa cho tranh và tranh minh họa cho thơ”, nhiều khi không đúng với tinh thần tranh của Bùi Xuân Phái và cũng không đúng với tinh thần thơ của Hồ Xuân Hương.


Cha đẻ của chuột máy tính qua đời

Đọc tin này mới biết hóa ra chuột máy tính có lịch sử khá lâu, đến nay đã 45 năm.
Cha đẻ của chuột máy tính qua đời
Nhà phát minh ra chuột máy tính Dough Engelberg vừa từ trần trong đêm 2-7, hưởng thọ 88 tuổi. Ông Engelbart phát minh chuột máy tính hồi thập niên 1960, lúc đó gồm lớp vỏ gỗ bao bọc hai bánh xe bằng kim loại bên trong. Ông đăng ký phát minh công cụ này rất lâu trước khi nó được sử dụng rộng rãi.
Dough Engelberg và phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Viện Bảo tàng Lịch sử Máy tính bang California, tại TP Mountain View nơi ông đang cộng tác, đã nhận được thông tin đau buồn này từ người con gái của ông, bà Christina Engelbart. Theo đó, ông đã ra đi bình yên trong giấc ngủ.
Nhà khoa học Engelbart sinh ngày 30-1-1925 tại TP Portland, thuộc bang Oregon, là con của một người thợ sửa chữa radio.

Khen, chê phu nhân thủ tướng CANADA

Khen, chê phu nhân thủ tướng CANADA
Mọi chuyện đều có hai mặt của nó. Câu chuyện xảy ra với bà Laureen Harper, phu nhân Thủ tướng Canada Stephen Harper, ở TP Calgary giữa tuần qua cũng vậy. Trong khi có người khen bà tận tình giúp đỡ người dân sau lũ lụt thì người khác lại than phiền bà đến đó chỉ để tìm cơ hội chụp ảnh.
Báo Calgary Herald đưa tin bà Harper dành cả ngày để giúp đỡ các nạn nhân ở Calgary. Tờ báo viết: “Phu nhân thủ tướng cùng với những người khác dọn dẹp hàng tấn rác từ những ngôi nhà bị lũ lụt tàn phá trong khu vực Calgary, phụ giúp việc phân phát hàng tấn thực phẩm... Nói cách khác, đây không phải là cơ hội chụp ảnh mang tính chính trị mà là công việc làm vất vả”. 

Tác giả bài báo còn dẫn lời một số cá nhân bày tỏ ý nghĩ của họ về bà Harper, vốn có gốc gác ở Calgary. Một người lên tiếng khen: “Bà ấy đến đây là chuyện không thể tin được. Mọi người hãy nhìn xem bà ấy làm việc như thế nào”.
Bà Laureen Carper (áo đen bên phải) phụ giúp
dọn rác ở TP Calgary. Ảnh: CALGARY HERALD
Tuy nhiên, một người khác có mặt ngay tại nơi “phái đoàn” của bà Harper dừng chân lại có nhận định khác hẳn.

(3) Dân lập 'chiến lũy': Vì đâu nên nỗi?

Dân lập 'chiến lũy': Vì đâu nên nỗi?
(VTC News) - Vì sao nhà máy to như thế xây dựng trái phép mà lãnh đạo xã không biết để can thiệp?
Trong những ngày có thể nói là nước sôi lửa bỏng này, hầu hết lãnh đạo xã, huyện, các doanh nghiệp có liên quan đều cáo bận khi phóng viên hẹn gặp, thì ông Lê Đức Tài, trưởng thôn Châu Xá (Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương) đã bỏ buổi họp quan trọng có mặt của lãnh đạo huyện đang diễn ra ở trụ sở xã, để về nhà giãi bày với phóng viên.
Ông Tài cho biết: “Thú thực với nhà báo, nhiều ngày nay tôi không ăn, không ngủ được. Là trưởng thôn, mới 60 tuổi, mà đã có 40 năm tuổi Đảng, được dân tín nhiệm bầu, nhưng tôi chưa làm tròn chức trách của mình. Giờ tôi nói dân không tin, không nghe nữa. Tôi còn mang tiếng oan làm ngơ để người ta xây nhà máy to tướng không phép ở cánh đồng làng”.
Ông Tài là người gần dân nhất, nên ông nắm tường tận mọi diễn biến dẫn đến hành động có thể nói là “kỳ lạ” của nhân dân thôn mình, ấy là lập “chiến lũy” để đối đầu với các nhà máy và với xã hội đen.
Ông trưởng thôn Lê Đức Tài 

Rùng mình xem cảnh săn ong

Cảnh tượng săn ong kinh hoàng chưa từng thấy

Trên dãy Himalayas hùng vĩ, những người đàn ông treo mình trên vách núi ở độ cao hàng ngàn mét để săn ong. 

Ảnh vui: Xem lãnh đạo trẻ Triều Tiên dạy học

Ảnh vui: Xem lãnh đạo trẻ Triều Tiên dạy học

(4) Nghe trường ca "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

Nghe trường ca "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

Hoặc nghe ở đây:
http://tulieu.violet.vn/document/show/entry_id/1746869
Không thấy bản ngâm trọn vẹn bài thơ trên mạng (?)

(3) Nguyễn Khoa Điềm: "Đất nước những tháng năm thật buồn"

Đất nước những tháng năm thật buồn
Xem lại bài thơ mới viết tháng 4 năm nay của bác Điềm để thấy tác giả của những vần thơ về Đất nước cháy bỏng, tuyệt hay năm xưa giờ đang ngậm ngùi trước thảm cảnh Đất nước xã hội chủ nghĩa hôm nay như thế nào.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Ông Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.
Đất nước những năm thật buồn
Nửa đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như kẻ khát nước qua sa mạc
Chung quanh yên ắng cả
Ngoài đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người giàu, người nghèo đều ngủ
Cả bầy ve vừa lột xác.

(2) Trường ca "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm

Đất nước
Nguyễn Khoa Điềm
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...

(1) Phân tích trường ca "Đất nước" tuyệt hay của Nguyễn Khoa Điểm

Phân tích trường ca "Đất nước" tuyệt hay của Nguyễn Khoa Điểm
Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân
Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.
Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng , thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước .
Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa

Ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre mà đánh giặc .

WB thúc giục Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngân hàng Thế giới thúc giục Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh
Cắt giảm lãi xuất không giúp giải cứu 
lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam
Tại cuộc hội thảo « Tạo thuận lợi Thương Mại, Tạo giá trị và Năng lực Cạnh tranh », hôm nay 04/07/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới và Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế đã công bố một báo cáo đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là về xuất khẩu
Báo cáo trên ghi nhận, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng mạnh : 34% năm 2011, 18% năm 2012 và gần 20% trong quý đầu của năm 2013. Thế nhưng, Việt Nam bị xem là chưa thành công trong việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu và chuyển dịch lên trên chuỗi giá trị toàn cầu.
Một góc siêu thị Intimex tại Hà Nội, ngày 7/6/2013.
Nhìn chung, các động lực thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hiện tại gần như đã cạn kiệt và Việt Nam phải tìm ra hướng đi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Cũng theo báo cáo nói trên, khả năng Việt Nam có thể thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” cũng phụ thuộc vào khả năng xây dựng nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả hơn.

'Ôm bụng' xem ảnh chế thi đại học

'Ôm bụng' xem ảnh chế thi đại học
Ảnh hài hước kết hợp bài hát, cầu thủ, diễn viên cắt ghép tài tình tung ra, 'xoa dịu' những cái đầu 'bốc hỏa' của sĩ tử. 
Sáng 4/7, kỳ thì đại học đợt 1 kết thúc, nhưng những bình luận, ý kiến xung quanh đề thi, các câu hỏi hay câu trả lời vẫn còn đang là chủ đề nóng trên các diễn đàn. Chính vì thế đây cũng là một dịp để các Facebooker thể hiện tài năng, sự sáng tạo qua việc chế ảnh vui về kỳ thi. Từ việc liên hệ đi thi với những bài hát, dự đoán khả năng thi đỗ đại học, thậm chí các cầu thủ, diễn viên cũng được cắt ghép tài tình và xuất hiện trong loạt hình này.

‘Bụi đời Chợ Lớn khiến tôi ớn lạnh’

‘Bụi đời Chợ Lớn khiến tôi ớn lạnh’
Tôi có cảm giác như vừa xem xong một video clip về một trận hỗn chiến của 2 nhóm côn đồ ở Chợ Lớn hơn là một bộ phim được đầu tư ngót nghét 16 tỷ đồng...
Đến giờ tôi vẫn chưa hết rùng mình, ngỡ ngàng, ngơ ngác. Dường như tôi bị ớn lạnh đi bởi những cảnh chém giết rùng rợn của 2 băng nhóm tội phạm giữa lòng Chợ Lớn (Sài Gòn).
Những pha chém giết bằng dao kiếm được dàn dựng công phu cùng những màn rượt đuổi sống chết trên những chiếc xe thồ cũ kỹ của những “tay anh chị Chợ Lớn” trong những con hẻm vắng lặng không một bóng người, kết hợp với sự lạnh lẽo đến từ cơn mưa, đã làm cho cảnh tượng đánh nhau trong phim trở nên cao trào, kịch tính.Những màn “hỏi thăm” rất “bụi” của những gã bụi đời được đạo diễn và ekip làm phim miêu tả khá sống động và chân thật. Từ cách ăn mặc, hóa trang của nhân vật cho đến những pha chém giết quyết đoán không nương tay đều được ekip làm phim thực hiện một cách trơn tru và hết sức tỉ mỉ.
Với cá nhân tôi, Bụi đời Chợ Lớn là bộ phim hội tụ đầy nhưng chưa đủ những mảng đen tối của xã hội đen.

Đường dẫn xem phim "Bụi đời Chợ Lớn"

Đường dẫn xem phim "Bụi đời Chợ Lớn"
http://www.youtube.com/watch?v=DOcJlgiwwoQ&feature=player_embedded
Phim này tuy bị cấm chiếu nhưng phiên bản này đã được đưa lên youtube và rất nhiều trang khác thì chắc không còn xóa đi được nữa; do đó ai xem cũng được. Hôm trước mình xem và hôm nay đưa lên đây cho ai quan tâm thì xem để biết một cách văn hóa làm phim. Có thể xem online theo màn hình ở cuối bài này.
Theo thông tin thì đây là bản nháp, nhưng hình rất rõ và đẹp.

Tung “Bụi đời Chợ Lớn” lên mạng bị xử lý ra sao?

Hành vi tung phim “Bụi đời Chợ Lớn” lên mạng bị xử lý ra sao?
Dân Việt - Phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu tại Việt Nam nhưng vẫn bị tung lên mạng internet. Theo ý kiến luật sư, hành vi này chỉ bị xử lý hành chính chứ không đủ cơ sở để xử lý hình sự.
Sáng 5.7, bản full phim “Bụi đời Chợ Lớn” của đạo diễn Charlie Nguyễn bất ngờ bị tung lên mạng. Bản dựng chưa hoàn chỉnh của phim có độ dài gần 1 tiếng rưỡi xuất hiện trên diễn đàn, sau đó được đưa lên trang YouTube và lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Một cảnh trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”
Theo LS Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP Hà Nội), trong vụ việc này có mấy vấn đề liên quan đến mặt pháp lý. Thứ nhất, cần phải điều tra xác định đối tượng nào là người đã tung bộ phim đó lên mạng. Việc này không khó, bởi khoanh vùng lại chỉ liên quan đến những người làm bộ phim này.

Ăn hà tiện ở Mỹ Tho

Ăn hà tiện ở Mỹ Tho
SGTT.VN - Khi cụm từ “du lịch bụi” hoặc “phược” chưa thịnh hành, hơn chục năm trước, tại thành phố mang tên “cô gái đẹp”1 của Tiền Giang, đã có vài hàng quán phục vụ theo tiêu chí: ngon, rẻ.
Tuy nhiên, hà tiện không có nghĩa keo kiệt. Mà là tiêu xài tiết kiệm ở mức hợp lý. Muốn vậy, bạn phải có một thổ địa tốt.

Thăm “chị” của phở
Có dịp về thành phố trung tâm nhỏ bé này, cạnh con sông Tiền thơ mộng, bạn đừng quên món hủ tíu lừng danh. Tất nhiên, không phải tiệm nào cũng bán ngon. Địa chỉ tin cậy có quán chú Dìn, ở góc đường Lê Lợi - Lê Thị Phỉ, cạnh chợ Hàng Bông cũ, nay là chợ trái cây Mỹ Tho, thuộc phường 1.
Danh trấn món cá cóc kho lạt. Ảnh: Tấn Tới

Phi công Mỹ đi tiểu như thế nào?

Phi công Mỹ giải quyết “nỗi buồn” trên không thế nào?
(Kienthuc.net.vn) - Những phi công Mỹ làm thế nào để đi tiểu tiện ngay trong buồng lái chiến đấu cơ siêu thanh 1-2 chỗ ngồi nhỏ hẹp.
Hầu như các loại máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn có thể đủ không gian tạo ra nơi đi vệ sinh cho phi công. Điều đó giúp họ thoái mái thực hiện nhiệm vụ khi phải bay liên tục trên không nhiều giờ đồng hồ.

Tuy nhiên, đối với phi công tiêm kích hay cường kích thì “nhà vệ sinh” là điều xa xỉ. Với buồng lái nhỏ hẹp chỉ đủ không gian cho người ngồi thì việc thiết kế nơi để phi công “xả nỗi buồn” khá khó khăn.
Một phương án phổ biến là phi công thường đi tiểu trước chuyến bay và thực hiện chế độ uống phù hợp để hạn chế việc này. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng bắt buộc phải giải quyết “nỗi buồn” khi đang trên không. Và nếu phi công nhịn quá lâu có thể gây tổn thương tới bàng quang và chính nhiệm vụ bay.
Việc đi tiểu trong những buồng lái nhỏ hẹp này như một "điệp vụ bất khả thi".

Phi công Nga đi tiểu thế nào?

Phi công siêu tiêm kích Su T-50 đi tiểu thế nào?
(Kienthuc.net.vn) - Phi công lái siêu tiêm kích tàng hình Su T-50 (Nga) sẽ được trang bị loại quần lót đặc biệt cho phép tiểu tiện một cách dễ dàng.
Theo tờ Izvestia, bộ trang phục mới nhất cho phi công lái tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi PAK FA T-50 do hãng Zvezda đã được trang bị quần lót chuyên dụng có bộ phận tiếp nhận chất lỏng PZh-1.
Nhờ PZh-1 mà phi công không cần nới lỏng hệ thống treo (giữ phi công trên ghế lái), bộ áo liền quần và không rời bỏ việc điều khiển máy bay vẫn có thể “giải phóng” hoàn toàn bàng quang, sau đó nước tiểu sẽ được đưa ra khỏi máy bay. Quần lót này sẽ giúp cho phi công có thể bay liên tục 10-12 giờ mà không gặp khó khăn gì về sức khoẻ.
Quần lót giúp đi tiểu dễ dàng PZh-1 cho phi công tiêm kích Su T-50.

Việt Nam trước lựa chọn mô hình giám sát tài chính


(VnMedia) - Khủng hoảng tài chính là nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai đối với bất kỳ một hệ thống tài chính nào, và đây là thách thức với Việt Nam trước sự lựa chọn mô hình quản lý và giám sát tài chính khả thi. Việt Nam tiến tới chuyển đổi sang mô hình giám sát hợp nhất trong dài hạn là hợp lý
Xu thế giám sát hệ thống tài chính trên thế giớiThông thường trên thế giới có 5 mô hình giám sát tài chính như: Mô hình giám sát chuyên ngành, mô hình giám sát mục tiêu (chóp đôi), mô hình giám sát hỗn hợp (bán hợp nhất), mô hình giám sát chức năng kinh doanh và mô hình giám sát hợp nhất. 
Việt Nam đang áp dụng mô hình giám sát theo chuyên ngành. Do vậy, các ngành bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán đều có cơ quan giám sát riêng bên cạnh cơ quan chịu trách nhiệm về ổn định vĩ mô. Ở một số nước áp dụng mô hình này trên thế giới rất coi trọng đến hành vi kinh doanh bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, Việt Nam lại chưa thực sự có một cơ quan chịu trách nhiệm về ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng chưa thể hiện được vai trò của mình. 

Xử lý nợ xấu bằng nguồn tiền nào?

Xử lý nợ xấu bằng nguồn tiền nào?
Tư Hoàng lược ghi
TS Lê Xuân Nghĩa. Ảnh TL SGT Online.
(TBKTSG Online) - Bên lề khoá đào tạo về quản lý nợ xấu do Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh (BDI) phối hợp với Trường Đào tạo Ngân hàng Thụy sĩ Á châu (SABS) tổ chức ngày 5-7, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng BDI, trao đổi với báo chí tiến trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam.
Thưa ông, sau khi Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) thành lập, quy trình xử lý nợ xấu sẽ được vận hành như thế nào?
- Việt Nam về cơ bản cũng đang đi theo hướng một mô hình xử lý nợ xấu bằng nguồn tài chính hỗn hợp từ ngân sách và Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nợ xấu trong xây dựng cơ bản (như Nhà nước nợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nợ ngân hàng, và doanh nghiệp nhà nước) sẽ do Bộ Tài chính xử lý. Phần còn lại sẽ được xử lý bằng Công ty quản lý tài sản thuộc NHNN, bằng dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại (NHTM) hoặc có thể bằng nguồn tái cấp vốn của NHNN trong những trường hợp cần thiết (ví dụ: NHTM nhỏ, yếu thanh khoản).
Như vậy, về bản chất cách thức xử lý nợ xấu của Việt Nam không khác mấy so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, có thể có những khác biệt nhất định về kĩ thuật, phụ thược vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Ông cụ quét rác đâm chết 2 thanh niên vì dám “tiểu bậy”

Ông cụ quét rác hơn 60 tuổi đâm chết 2 thanh niên vì dám “tiểu bậy”
Thứ năm, 04/07/2013 11:56 CH
(Saobongda) - Mâu thuẫn bắt nguồn từ việc một thanh niên trong xóm trọ liên tục đi tiểu bậy ở ngay đối diện cửa phòng trọ của mình nên giữa ông Cao Văn Năm (64 tuổi, quê huyện Ô Môn, TP.Cần Thơ) và 3 thanh niên đã xảy ra cuộc “huyết chiến”. Kết cục của cuộc mâu thuẫn là ông cụ 60 tuổi trở thành hung thủ tước đi mạng sống của 2 người và làm 1 người bị thương nặng.
Cuộc “huyết chiến” kinh hoàng
Mấy ngày nay, người dân sống tại khu vực chợ Lộ Đức (khu phố 5, phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vẫn vô cùng bàng hoàng sau khi chứng kiến một cảnh tượng đâm chém kinh hoàng. Vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 30/6, mọi người đang nằm nghỉ trưa trong nhà trọ của mình thì giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng kêu cứu thảng thốt: “Cứu em với các anh ơi, ông ấy chém em…”.
Tiếng kêu cứu thất thanh khiến mọi người hốt hoảng, mở cửa lao ra ngoài tìm hiểu. Trước mắt họ, một cảnh tượng hãi hùng xảy ra: Một thanh niên thuê căn phòng trọ ở đầu dãy là Võ Văn Sa (18 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) đang lê từng bước chân bê bết máu cầu cứu. Cùng lúc đó, 2 thanh niên là anh họ của nạn nhân, gồm Diệp Văn Ngạt (28 tuổi) và Võ Văn Lil (20 tuổi) đang nhậu trong phòng trọ gần đó nghe tiếng em mình kêu cứu đã tức tốc chạy đến.

TÂM LINH LIỆT SĨ

TÂM LINH LIỆT SĨ
* MAI THỤC
Cuối năm 2012. Tôi cùng Ban liên lạc họ Mai về Thanh Hóa tế lễ Tổ và Đền Thám hoa Mai Anh Tuấn (Nga Sơn), Đền Sư Bà Mai Thị Triều (Tĩnh Gia). Trên xe, cô bạn Hồng Nhẫn quấn lấy tôi, hát và kể chuyện về các Anh linh liệt sĩ. Cô độ tuổi năm mươi nhưng dáng điệu rất trẻ trung. Cô hát đủ các giọng điệu dân ca khắp mọi miền Nam Bắc. Mỗi bài hát một vùng miền âm thanh, một phương ngữ.
Cô Bé bảo:
- Các liệt sĩ về hát cho chị nghe đấy. Không phải em hát đâu. Các anh chị thường xuyên về với em, đọc thơ cho em chép, đặt tên là em Bé, luôn gọi em đi khắp mọi nghĩa trang để hát cho mọi người nghe.
Bé vừa nói vừa mở cặp đưa cho tôi xem tập ảnh cô chụp tại các nghĩa trang liệt sĩ suốt dọc dài đất nước: Hòn Đất, Côn Đảo, Trường Sơn, Đường 9, nhà tù Phú Quốc, Ngã ba Đồng Lộc, Thành Cổ Quảng Trị, mộ gió Trường Sa, Chuông Bồn Nghệ An…
Bé làm việc trong Công ty du lịch tư nhân. Nhưng theo tiếng gọi tâm linh, mỗi khi các liệt sĩ gọi “Bé ơi!” là cô khoác ba-lô lên vai, trên xe máy, ô tô, tàu hỏa… đi đến những nấm mồ, những nghĩa trang thân thương. Tiền riêng tự túc ăn ở, mua hương hoa, có đêm cô ngủ luôn tại miếu đền.

“Nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng có gọi được hồn?

“Nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng có đúng gọi được hồn?
(Saobongda) - Xin được hỏi các “nhà ngoại cảm” nổi tiếng (và tai tiếng) ở Việt Nam rằng, các vị ở đâu trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt? Và tại sao các vị cứ im như thóc trong vụ “Kỳ án vườn mít”, khi thanh niên Lê Bá Mai hai lần bị tuyên tử hình,…
Trong số các “nhà ngoại cảm” nước ta, có lẽ không ai nổi tiếng (và tai tiếng) như Phan Thị Bích Hằng. Với những ai đã trót đặt niềm tin vào “nhà ngoại cảm” này, đó là một vị á thánh, người có thể khiến nhiều người thay đổi đức tin và đưa ra những đề nghị khó tin nhất.
Trường hợp điển hình là trường hợp giáo sư Trần Ph. - người từng giữ trọng trách trong Chính phủ khoảng 30 năm trước. Do quá tin tưởng vào khả năng gọi hồn của Bích Hằng mà vị giáo sư này từng đề nghị thành lập viện nghiên cứu về linh hồn với giả định rằng, nếu chứng minh được linh hồn có thật thì không kẻ nào dám thủ ác nữa, vì hồn có thể “mách” “nhà ngoại cảm” tìm ra thủ phạm rất dễ dàng (!). Với một người có kiến thức tối thiểu về sinh học và có tư duy phản biện lành mạnh, đó là một đề nghị rất lạc hậu trên khía cạnh nhận thức và khá nực cười trên khía cạnh thực hành.
Xin được hỏi các “nhà ngoại cảm” nổi tiếng (và tai tiếng) ở Việt Nam rằng, các vị ở đâu trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng bị đốt? Và tại sao các vị cứ im như thóc trong vụ “Kỳ án vườn mít”, khi thanh niên Lê Bá Mai hai lần bị tuyên tử hình, một lần được tuyên vô tội, mới nhất lại bị tuyên chung thân, mà cả hai phía buộc tội và bị can đều kháng án (Viện Kiểm sát muốn tuyên án tử hình, bị cáo thì muốn tuyên vô tội)?

VN quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’

VN quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’
Vụ bê bối Vinashin cho thấy chính phủ nhúng tay 
quá sâu vào quản trị doanh nghiệp nhà nước.
Hãng tin tài chính Bloomberg hôm 05/07 có bài nói Việt Nam nên cân nhắc đi theo mô hình như các tập đoàn Temasek của Singpore và Khazanah của Malaysia, là các đại công ty quản lý vốn có sự tham gia của nhà nước.
Ông Marco Breu, Giám đốc văn phòng Việt Nam của hãng tư vấn McKinsey & Co. được dẫn lời nói về điều ông gọi là sự thành công của các tập đoàn nhà nước nhưng áp đặt chuẩn mức quản lý cao và ‎đặt ưu tiên kinh doanh trên hết.
Singapore lập ra Temasek vào năm 1974 để đỡ đầu cho doanh nghiệp nhà nước bao gồm công ty điện thoại nhà nước và hàng không quốc gia, quản lý 169 tỉ đôla trong cho các danh mục đầu tư tính tới 31 tháng Ba năm nay.

NGÀY NAY LÀM NGƯỜI TỐT KHÔNG DỄ

NGÀY NAY LÀM NGƯỜI TỐT KHÔNG DỄ
Anh Duy đang trình bày sự việc và phiếu chi tiền trúng thưởng vé số của anh Duy. Ảnh: XL1. Bình Dương: Một “hiệp sĩ” tố cáo công an: Số tiền gần 71 triệu đồng cùng sợi dây chuyền vàng hơn 10 triệu đồng trong ví giờ chỉ còn 5,8 triệu đồng. Tôi phản ứng lại thì những người bắt tôi nói: “Mày chạy xe ôm thì làm gì có tiền” (?)...Vì sao ba cán bộ cảnh sát kinh tế bắt giữ anh Duy mà không xuất trình giấy tờ, thu giữ tài sản và trả lại mà không kiểm kê và lập biên bản? Có hay không việc làm mất mát tài sản? Số tài sản ấy đi đâu? Đã hơn hai tháng trôi qua, người trong cuộc và dư luận vẫn chờ câu trả lời từ Công an TP Thủ Dầu Một.Báo Pháp luật thành phổ Hồ Chí Minh). "Hiệp sĩ" giúp đỡ công an b tội phạm cuối cùng cũng không giúp được mình ? Than ôi, làm người tốt, thật tốt càng không dễ !
2. Đừng làm người tốt khi ra đường?!
Có lần tôi lượm được giấy chứng minh thư, ghé phường nhờ các chú gửi lại cho khổ chủ nào ngờ bị bắt làm tờ tường trình. Thật vui, mất gần 2 giờ đấy bác. Rút kinh nghiệm bản thân nên tôi khuyên mọi người không nên làm người tốt khi ra đường. Muốn làm việc tốt không phải dễ đâu.

CÁC CƯỜNG QUỐC ĐUA NHAU GIÀNH GIẬT CHÂU PHI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 3/7/2013, TTXVN (Niu Yoóc, 30/6)Tạp chí “Al-Afrikya” (Châu Phi) vừa có bài viết nhận định rằng các cường quốc trên thế giới đều đang tìm cách đổ sức người và sức của vào châu Phi để sở hữu được nhiều nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng của châu lục này, trong bối cảnh nguồn tài nguyên ấy đang cạn kiệt trên phạm vi toàn cầu. Nội dung bài viết như sau:
Từ khi nhiều nước châu Phi giành được độc lập, nơi đây đã phải trải qua tình trạng bất ổn triền miên, các cuộc xung đột khu vực và nội chiến, do các đường biên giới thừa hưởng từ thời thực dân không phù hợp với sự chia rẽ sắc tộc của châu lục này. Cùng với nó, các cuộc chiến tranh của phương Tây ở châu Phi cũng đang gia tăng. Năm 2008, Mỹ đã lập ra Bộ chỉ huy châu Phi (AFRICOM), một trung tâm chỉ huy duy nhất đối với toàn bộ các hoạt động quân sự ở châu Phi. Từ đó đến nay, có Cốt Đivoa, Libi, Mali… rơi vào cảnh chiến tranh, đấy là chưa kể đến Xômali và Cônggô cũng diễn ra các cuộc chiến tranh ác liệt, máu đổ thành sông. 
Từ những năm 1970 chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng, và phản ứng của các nhà lãnh đạo thế giới của chủ nghĩa tư bản trong nhũng năm 1980 là thực hiện một chính sách tự do quá khích và một cuộc tấn công gay gắt về tư tưởng chống chủ nghĩa Cộng sản. 
Ở châu Phi, châu Á và khu vực Mỹ Latinh, chính sách này đã được thể hiện trong các chương trình nổi tiếng thích ứng về cơ cấu đã làm suy yếu mạnh mẽ các nước và đã quét sạch tất cả những gì còn lại của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội. Trong thế giới tư bản, tất cả các qui tắc đã bị hủy bỏ theo cách triệt để nhất và pháp chế về việc làm, an ninh xã hội và các quyền công đoàn cũng bị xem xét lại. 
Năm 1990, khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô, bầu không khí hoan hỉ đã bao trùm phương Tây khi người ta đã nói đến sự kết thúc của lịch sử và thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tư bản. Nhưng đến giữa những năm 1990, sự hoan hỉ này đã phần nào giảm bớt và chủ nghĩa tư bản rơi vào tình trạng khủng hoảng phải đi tìm kiếm một hình ảnh mới về kẻ thù. Nhằm mục đích này, thuyết “cuộc xung đột giữa các nền văn minh” của Samuel Huntington, tỏ ra là có ích. Và khi đó, đạo Hồi bị coi là kẻ thù.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

(2) Dân lập "chiến lũy": cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?

Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng?
(VTC News) - Cả trăm “xã hội đen” đi ủng, mặc áo bơm hơi, đội mũi bảo hiểm, đi phía sau xe xúc lật, và hai bên đoàn xe tải.
Khi phóng viên đang trò chuyện với cụ Phạm Văn Áp, 80 tuổi (Châu Xá, Kinh Môn, Hải Dương), người cao tuổi nhất xung phong chống lại xã hội đen, thì anh Nguyễn Văn Sơn, chen ngang kể chuyện. Anh Sơn là anh trai của anh Nguyễn Văn Hanh, người đại diện cho dân làng tố cáo nhà máy gây ô nhiễm. 
Theo lời anh Sơn (sau này phóng viên đã xác minh lại qua anh Nguyễn Văn Hanh), thì anh Hanh mới bị xã hội đen khủng bố bằng phân và bị chúng vác gậy đóng chi chít đinh đuổi đánh bán sống bán chết ngay trước nhà mình, trước mắt dân làng. Sợ bị truy sát, anh Hanh đã đi trốn, còn anh trai tiếp tục thay thế công việc của em.
Anh Sơn kể tiếp lời cụ Áp, bởi anh là người trực tiếp “chiến đấu” trong đêm tối, nên anh rành rẽ hơn hẳn: Hôm đó là rạng sáng 27/6, hơn 12 giờ đêm, anh H. công nhân của Nhà máy xi măng Thành Công 2 đang làm việc ở trên đỉnh lò, nhìn thấy một đoàn xe xuất phát từ máng nghiền đá cạnh bờ sông, chỗ Nhà máy xi măng Thành Công 2, ở đầu thôn Châu Xá. Xe xúc lật đi đầu tiên. Phía sau là một đoàn xe tải.

(1) Dân lập ‘chiến lũy’: Cảnh báo bất an ở một làng quê

Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê
04/07/2013
(VTC News) – Làng quê đang bình yên, bỗng đâu dân lập chiến lũy để ngăn chặn “xã hội đen” xâm phạm cuộc sống của họ, trong khi chính quyền vào cuộc có phần chưa quyết liệt.

Bài 1: Dựng lều, rải đá chặn xã hội đen
Suốt gần tháng nay, một làng quê nhỏ ở Hải Dương sống trong cảnh tượng vô cùng lạ lùng, không khác gì thời chiến. Sự vào cuộc có phần không quyết đoán của chính quyền, đã dẫn đến phản ứng tiêu cực từ người dân. Dân trong thôn đã tự sắm kẻng, đào đường, đổ đá chặn đường, rèn một số loại vũ khí để sẵn sàng đối đầu với xã hội đen. Câu chuyện tưởng như rất kỳ cục này lại đang hiện hữu ở đất nước thời bình. Đây thực sự là lời cảnh báo nghiêm trọng về công tác quần chúng của chính quyền địa phương.

Nhiều con đường ở Châu Xá được nhân dân rải đá để chống lại xã hội đen

Phim ‘Bụi đời Chợ Lớn’ bất ngờ bị tung lên mạng

Phim ‘Bụi đời Chợ Lớn’ bất ngờ bị tung lên mạng
Bản dựng chưa hoàn chỉnh của bộ phim bị cấm chiếu rò rỉ trên mạng và lan truyền với tốc độ chóng mặt ngày 5/7.
Sáng 5/7, Bụi đời Chợ Lớn xuất hiện bản có độ dài gần một tiếng rưỡi trên một diễn đàn, sau đó được đưa lên Youtube. Tuy các đường link tải bộ phim nhanh chóng bị xóa sau vài phút nhưng nhiều đường link mới liên tiếp xuất hiện.

Một đường link chia sẻ "Bụi đời Chợ Lớn" trên Facebook sáng 5/7.
Khi biết tin, đạo diễn Charlie Nguyễn rất sốc vì đứa con tinh thần của mình bị đưa tràn làn lên mạng. Anh chia sẻ trên Facebook: “Khoan nói đến chuyện Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu. Khoan nói đến chuyện ai là thủ phạm đã leak ("làm rò rỉ" - PV) phim ra mà không hề nghĩ đến tổn thất nặng nề của nhà sản xuất và sự nguy hiểm họ phải đối mặt với pháp luật. Tôi hoàn toàn bị sốc và đau buồn như có ai đó giết đứa con của mình”.

Lương công chức hiện tại tương đương năm… 1985?!

Lương công chức hiện tại tương đương năm… 1985?!
“Lương cơ sở thời điểm bắt đầu cải cách, năm 1985, tương đương 60kg gạo/tháng thì mức lương cơ sở mới đưa ra gần đây cũng vẫn chỉ tương đương mức 65kg” - PGS.TS Ngô Quang Minh (Học viện chính trị quốc gia HCM) so sánh…
Dự án “Hỗ trợ xây dựng tầm nhìn của Chính phủ và lộ trình thực hiện đến năm 2020” do Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ “đặt hàng” Viện nghiên cứu kinh tế TƯ (CIEM), tư vấn quốc tế SKL International/PAI (Thụy Điển) thực hiện đã ra được bản dự thảo thứ 2.
Ngày 3/7, CIEM tổ chức hội thảo để đánh giá khái quát về bản dự thảo đề án với nội dung nghe phản biện cho báo cáo của tư vấn quốc tế.
PGS.TS Ngô Quang Minh (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) là một trong 2 chuyên gia được mời phản biện dự thảo đề án, nhận định dự án “hỗ trợ xây dưng tầm nhìn của Chính phủ” vẫn thiếu vắng những vấn đề cơ bản, căn cốt nhất của Việt Nam hiện tại.



(4) Thất nghiệp: Các lý thuyết xử lý

Các lý thuyết về việc làm và thất nghiệp
Chômage et progrès technique
Le progrès technique qui se traduit par une modification de l'activité économique (essor de certains secteurs et déclin d'autres) et de l'emploi (changement de l'organisation du travail, changement des qualifications) conduit en cas d'accélération brutale à des délais d'ajustement et donc à un chômage transitoire d'inadaptation. L'explication par le progrès technique est ancienne. Elle met en jeu la problématique de la compensation.

Chó cũng buồn vì chủ thất nghiệp
Si, à court terme, le progrès technique entraîne du chômage, à long terme, il y aura compensation. D'une part, le progrès technique se traduit par des innovations dans les biens de production mais aussi au niveau des biens de consommation d'où une demande qui conduit à une plus grande production et donc à des emplois. D'autre part, le progrès technique se traduit par un accroissement de la productivité.