Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Kỳ ẩn về khả năng biết bay của con người


Nhiều tài liệu cổ của phương Đông và phương Tây ghi chép khá tỉ mỉ về khả năng con người tự bay lên mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuyệt kỹ khinh công đó là sự thực hay chỉ là trò ảo thuật?
Dù các nhà khoa học đã mất nhiều năm nghiên cứu nhưng khinh công vẫn là một bí ẩn chưa có cách nào giải thích vì nó đi ngược lại hoàn toàn định luật vạn vật hấp dẫn.

Ảnh Internet
Theo nghiên cứu thì thuật khinh công (Levitation) là kỹ thuật tự bay trong không khí mà không cần trợ giúp và thuật này đã tồn tại từ rất lâu ở Ấn Độ và Tây Tạng. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về thuật khinh công này. Không chỉ người phương Đông mà người châu Âu cũng quan tâm đến khả năng “bay” lên khỏi mặt đất của con người.

Đập khổng lồ của Trung Quốc trên sông Mekong



Đập Nọa Trác Độ. Ảnh: THX.

Đập thủy điện khổng lồ Nọa Trác Độ (Nuozhadu) hoạt động đúng 1 tháng, nhưng thu hút ít sự chú ý của báo chí thế giới vì nằm ở khu vực hẻo lánh trên thượng nguồn sông Mekong.

Đây là nhận định của Milton Osborne, chuyên gia Đông Nam Á tại Học viện Lowy (Úc) chuyên khảo sát về chính sách quốc tế. Ông Milton Osborne cảnh báo việc Trung Quốc xây các con đập trên thượng nguồn gây tác động mạnh tới dòng sông có ảnh hướng thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn.
Theo hãng tin UPI, các chuyên gia quốc tế cảnh báo Nọa Trác Độ, đập thứ năm của Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Vân Nam, đe dọa hệ sinh thái của dòng sông lớn nhất Đông Nam Á.

Sốc: Báo Thụy Sĩ đăng quảng cáo thuốc lá

Sốc: 
Báo Thụy Sĩ đăng quảng cáo thuốc lá

Hôm nay chủ nhật rảnh rỗi nằm khểnh, tiện tay lật mấy trang báo 20 minutes vùng Genève của Thụy Sĩ giở ra xem, tình cờ thấy một chuyện lạ: Trang 6 của báo này số ra ngày thứ sáu 5.10.2012 dành toàn bộ để đăng quảng cáo của siêu thị DENNER, một trong 3 tổ hợp siêu thị phổ biến nhất tại Thụy Sĩ (cùng với COOP và MIGRO), trong đó có nội dung sốc là quảng cáo bán thuốc lá. Tưởng rằng quảng cáo thuốc lá là chuyện cấm ở khắp nơi trên thế giới, hóa ra ở Thụy Sĩ thì chưa chắc ?

Nội dung như sau:

Tờ 20 minutes trang 6, màu đỏ đăng quảng cáo thuốc lá Parisienne Verte (Paris xanh), loại bao mềm, bán theo lô gồm 10 bao, mỗi bao 20 điếu, thay vì đúng giá 75 CHF thì được giảm 9 CHF nên giá chỉ còn 66 CHF (tương đương 70 USD). Giá này chỉ có giá trị trong hai ngày thứ 6 và thứ 7 (5 và 6 tháng 10, 2012)

5 suy ngẫm nhỏ về sự trung thực của một lãnh tụ


Nhiều người cứ nghĩ và sợ rằng: nếu anh ta công khai thất bại nào đó của mình thì anh ta sẽ yếu thế đi hoặc bị mất lòng tin. Nhưng thực tế hiệu ứng của nó là ngược lại.


Sau hai năm rời khỏi chiếc ghế quyền lực lớn nhất, G. Bush cho ra mắt cuốn hồi ký làm xôn xao nước Mỹ và cả thế giới. Có gì bí mật trong cuốn hồi ký này? Xin thưa rằng: bí mật lớn nhất là sự trung thực của một người quyền lực nhất nước Mỹ trong suốt 8 năm trời.

Tất nhiên, không phải mọi bí mật của Nhà trắng và của cá nhân cựu Tổng thống G.W. Bush đều được công khai trong cuốn sách này. Bởi có những bí mật quốc gia mà bất kỳ ai cũng không được tiết lộ trong những thời gian nhất định được luật pháp của quốc gia đó quy định hoặc họ cố tình né tránh và có những bí mật cá nhân được cá nhân đó giữa lại như chuyện riêng tư của họ. Thế nhưng, những gì ông Bush công khai trong cuốn sách đó đã mang lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

Suy ngẫm 1: Sự trung thực của một con người, một lãnh tụ hay của một chính quyền chính là nhân cách thực sự của con người đó, của lãnh tụ đó hay của chính quyền đó. Một con người hay một chính quyền có nhân cách thì dù trong hoàn cảnh nào cũng nhận được sự chia sẻ, sự ủng hộ và sự tin tưởng của nhân dân. Đó chính là cách tuyên truyền có sức mạnh nhất chứ không phải cách tô son trát phấn lên sự thật.

12 bước thú tội của cựu Tổng thống Bush

12 bước thú tội của cựu Tổng thống Bush

Tác giả: MICHIKO KAKUTANI
Bài đã được xuất bản.: 11/11/2010 

Cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush thú nhận, ông vẫn "cảm giác phát ốm mỗi lần nghĩ về việc đã không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq".

"Những điểm quyết định" - Cuốn hồi kí vừa ra mắt của Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush cũng có thể được đặt tựa là "Người quyết định ra quyết định". Đó là một cuốn tự truyện tập trung vào "các quyết định gây ảnh hưởng nhất" trong nhiệm kì tổng thống và cuộc sống cá nhân của ông, từ quyết định bỏ rượu hồi năm 1986 tới quyết định xâm lược Iraq vào năm 2003 hay quyết định về cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Một cuốn sách có phần hồi tưởng, phần thừa nhận sai lầm, một phần lưu niệm gia đình, một phần ý thức tự nỗ lực để (tái) định dạng lại di sản chính trị của George W. Bush - một trong những vị tổng thổng nổi tiếng nhất nước Mỹ.


Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp

TÌNH DỤC, DỐI TRÁ VÀ CHÍNH TRỊ:


Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp

LND: Tác phẩm « Tình dục, dối trá và chính trị » – Những kẻ bị ám ảnh đang lãnh đạo chúng ta – của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012 – gồm có ba phần. Phần đầu « Các nhà độc tài » viết về Stalin, Mussolini, Mao Trạch Đông và Bokassa. Phần hai về các lãnh đạo ở Mỹ : Kennedy, Bill Clinton, Arnold Schwarzennegger, và phần thứ ba dành cho châu Âu : Mitterand, Giscard d’Estaing, Berlusconi, Chirac, DSK. Pierre Lunel là cựu hiệu trưởng trường đại học Paris 8, tác giả nhiều đầu sách tiểu sử và biên khảo sử học.
Thụy My xin giới thiệu một phần chương sách « Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp » trong tác phẩm trên, đã tạm lược bỏ 8 trang đầu nói về những người vợ của Mao là Dương Khai Tuệ (Yang Kaihui), Hạ Tử Trân (He Zizhen), Giang Thanh (Jiang Qing).
Mao Trạch Đông
Mao có tính cách giản đơn của các tên tuổi lớn. Đa số thời gian, ông xử lý các vấn đề của Trung Quốc trên chiếc giường gỗ rộng mênh mông mà ông vẫn mang theo khi di chuyển, hay bên cạnh hồ bơi riêng. Ông ta có thể không mặc quần áo suốt nhiều ngày.
Mao rất thích các hồ bơi và những món ăn mỡ màng, ngập trong dầu béo ngậy. Ông ta không bao giờ đánh răng, chỉ súc miệng với nước trà. Mao không bao giờ tắm, mà vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người tình một đêm dùng khăn nóng chà lên người mình. Bị chứng mất ngủ, ông có thể thức trắng nhiều đêm, và các cán bộ của ông phải chuẩn bị tinh thần để bị triệu đến lúc hai, ba giờ sáng. Làm việc với Mao thì cứ phải khỏe như vâm.

Liên minh lúa gạo: Việt Nam lỡ nhịp?


Dù đã chú trọng đẩy mạnh thành lập Liên minh lúa gạo ASEAN, nhưng dường như, gạo Việt Nam lại đối mặt nguy cơ nằm ngoài "hạt gạo khu vực Đông Nam Á" khi ngày 1/10 vừa qua, các tập đoàn nông nghiệp lớn của 3 nước Philippines, Myanmar, Thái Lan đã lập hiệp hội lúa gạo.

Liên minh lúa gạo ASEAN: Số lượng hay chất lượng?
Giá lúa gạo nội địa chao đảo

Đáng chú ý, Philippines lại là nước "nổ súng" cho việc thành lập hiệp hội lúa gạo này, trong khi từ trước đến nay vẫn là một trong những nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2010, nước này nhập khẩu 2,45 triệu tấn gạo, năm 2011 giảm xuống còn 860.000 tấn và mục tiêu nhập khẩu năm 2012 là khoảng 500.000 tấn. Đang trên đà phát triển, các quan chức Bộ Nông nghiệp Philippines cho biết, từ năm 2013 Philippines sẽ ngừng nhập khẩu gạo. Mục tiêu trên ra đời trong bối cảnh Philppines đã hoàn thành 80% chỉ tiêu dự trữ gạo, và thế giới đang lo ngại về các dự báo khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ diễn ra năm 2013.

Tuy nhiên, trái với những lạc quan mà Philippines đưa ra, các chuyên gia ADB lại cho rằng quốc đảo Đông Nam Á này khó có thể đạt được mục tiêu trên vì cơ sở hạ tầng nông nghiệp yếu kém và chi phí sản xuất đầu vào rất cao. Các chuyên gia còn ước tính Philippines sẽ phải nhập 700.000 tấn gạo trong năm 2013.

Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ

- Trong số 5 DN thua lỗ gây nhức nhối trong ngành xi măng hiện nay đã có 4 là do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đầu tư. Đó là: Xi măng Đồng Bành, Cẩm Phả, Thái Nguyên và Hạ Long.
 
Đầu tư kéo dài, sản xuất thua lỗ

Nhà máy Xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn) do Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA), Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) và Công ty Xi măng Lạng Sơn góp vốn đầu tư, trong đó cổ đông chi phối là COMA góp 88,23%.

Dự án có công suất 2.500 tấn clinker/ ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm với tổng mức đầu tư ban đầu là 1.298 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án khởi công vào tháng10/2006 và đi vào hoạt động cuối năm 2008, nhưng mãi đến tháng 9/2010, sản phẩm đầu tiên mới ra lò. Sau hai năm chậm trễ, tổng mức đầu tư cũng bị đôn lên rất nhiều. Tại thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động, tháng 9/2010 đã là 1.505 tỷ đồng, tăng khoảng 16%.

Những mảnh đời Việt trôi nổi trên Biển Hồ


- Siêm Riệp - cố đô của Vương quốc Campuchia, sau 33 năm thoát khỏi thảm họa diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari giờ đây đã thực sự hồi sinh, vươn mình đi tới sự phồn vinh và thịnh vượng… Nhiều công trình mới đã mọc lên khang trang và đẹp mắt. Siêm Riệp còn có đền Angkor wat – Angkor Thom những kỳ quan nổi tiếng của thế giới … mỗi năm đã thu hút hàng triệu du khách trên thế giới đến đây để tham quan du lịch.

Thế nhưng, chỉ cách thành phố hoa lệ này chưa đầy 15km2 có một làng nổi trên biển hồ với gần 600 hộ, trên 3000 nhân khẩu đa phần là người Việt họ sống bấp bênh, trôi nổi như những đám lục bình trôi đêm ngày trên mênh mông sông nước.

Biển Hồ quá rộng lớn với diện tích hàng chục ngàn km2 vào mùa nước nổi, thế nhưng lại quá hẹp hòi đối với đời sống của những cư dân ở đây. Những năm trước đây, nguồn lợi thủy sản ở đây được coi là vô tận …

8 cách giúp bạn giảm cân


Bạn từng nghe nói nhiều về chế độ ăn kiêng, thuốc, thực phẩm bổ sung… giúp giảm cân chỉ trong vài tuần. Trong số đó, bao nhiêu cách đã được chứng minh mang lại hiệu quả.
Một số phương pháp đem lại cho bạn kết quả nhanh chóng và không đau đớn. Tuy nhiên, thực tế là có thể bạn chỉ đang mất lượng nước, chứ không phải tiêu hao chất béo. Thậm chí, một số cách còn khiến bạn tiền mất tật mang.
Thực sự bí quyết ở đây hết sức đơn giản. Nếu bạn tiêu thụ lượng kcal ít hơn lượng cơ thể đốt cháy thì bạn sẽ giảm cân. Dưới dây AsapScience gợi ý cho bạn 8 cách giảm cân đã được khoa học chứng minh hiệu quả.
1. Tập thể dục
Có lẽ bạn nghĩ điều này không có gì mới mẻ vì hầu như ai cũng biết rằng các hoạt động thể lực giúp đốt cháy kcal. Thế nhưng bạn có biết rằng những tác động của nó không chỉ trong lúc bạn vận động mà kéo dài sau khi bạn đã dừng?
Trong suốt bài tập, cơ thể bạn đốt cháy phần lớn lượng carbohydrate sẵn có và thay thế chúng thông qua các bữa ăn trong ngày. Nếu không bổ sung thêm nguồn cung cấp carbohydrate, thì cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy lượng mỡ tích trữ chỉ với những hoạt động đơn giản như: đi bộ, nói chuyện và thậm chí là ngủ.

PHIẾM ĐÀM VỀ THƠ SEX…

PHIẾM ĐÀM VỀ THƠ SEX…


 

YẾN NHI: Một nội dung nhân bản của nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng không thể không nói đến, đặc biệt trong tâm thức các nhà văn ảnh hưởng lối viết hiện đại với tư duy nữ quyền luận chi phối, đó là vấn đề tình yêu- tình dục, vấn đề trước đây tuy không phải hoàn toàn cấm kỵ nhưng vì các yêu cầu khác của đời sống bức thiết hơn nên các tác giả không tiện tô đậm trong tác phẩm, thì nay đã trở thành một nhu cầu thẩm mỹ tất yếu. Một nhà kinh điển cũng đã từng cho rằng: Tình dục là một lối đi đến bản thể của con người. Dẫu vậy, đối với đề tài này khen cũng như chê các ý kiến không phải không có điều trái ngược .
Thơ xưa nói về thân thể người phụ nữ, việc ân ái nam nữ  hay úp mở, giờ thì mạnh dạn và táo bạo hơn. Hãy so sánh những câu thơ của Nguyễn Gia Thiều, Vũ Hoàng Chương, Bích Khê, Xuân Diệu… rồi của Cầm Vĩnh Ui, từng được nhiều người biết với những câu thơ đầy những cảm xúc  nhục thể của các thi sĩ  ngày nay ta sẽ thấy xung quanh vấn đề SEX đã có những thay đổi lớn .
Có thể nghĩ là các vẻ đẹp thân thể, những khao khát yêu đương, những “nhục cảm trần thế” của các cuộc tình là những thứ mà trứơc đây do những giới hạn cả khách quan lẫn chủ quan người ta luôn e ấp che đậy, chỉ nói cái phần một nửa  hoặc dấu kín cho riêng mình và người mình yêu thì ngày nay họ tự hào nói to lên đủ đầy, trọn vẹn… như là một hạnh phúc, một niềm tự hào, hân hoan muốn chia xẻ cùng bạn bè, cùng độc giả.

Những câu nói nổi tiếng


Hồ Phi Phục
Những câu nói nổi tiếng thường là của những người nổi tiếng, có khi từ những người ít nổi tiếng.

Trường hợp thứ nhất - Dễ hiểu, phổ biến, phong phú và đa dạng. Từ thời cổ xưa đã có nhiều nhà hiền triết, nhà khoa học ghi dấu ấn. Nổi bật là Khổng Tử, có hàng ngàn câu nói nổi tiếng được học trò ghi lại thành sách Luận Ngữ, trong đó đáng chú ý nhất là câu “Nước lấy dân làm gốc”. Câu nói nổi tiếng nhất của Acsimet thì lại chỉ gọn lại ở một tiếng kêu “Ơrêca” khi ông sung sướng tột cùng, ngẫu nhiên tìm ra nguyên lý vật nổi. Câu nói nổi tiếng của Galilê “Dù sao, quả đất vẫn quay quanh mặt trời” thì lại phải lấp lủ đối mặt với quyền lực tuyệt đối của tòa án tôn giáo và dàn hỏa thiêu.

Thời tiền cận đại, có những câu nói nổi tiếng dài, ẩn trong những lập luận, hậu thế phải cô đọng lại cho rõ ràng chủ ý. Ví như Locke (1632-1704) cho rằng Niềm tin là nền tảng của xã hội, là nguồn gốc của quyền lực, từ đó mới có giao tiếp, có xã hội và con người từ bỏ hoang dã để lập nên uy quyền chính trị là Nhà nước. Cơ sở quyền lực của Nhà nước là Trách nhiệm. Một khi không có trách nhiệm, mất niềm tin, quyền lực trở thành bạo lực, thì dân buộc phải tìm cách lấy lại tự do. Locke đi trước thời đại khi nhìn nhận điều này, trở thành ông tổ của những nền dân chủ đầu tiên trên thế giới. Từ đó Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được mở đầu bằng câu nói nổi tiếng “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể tước đoạt được, đó là quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

Khám phá tính… đại lãn của người Việt


Nhiều hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, cả bằng cấp, học vị... chỉ là bán thành phẩm, kể cả theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

“Lười” - tính xấu?


Tôi và vợ hiện vẫn hò hét với con mình là “lười” là tính rất xấu. Người lười thường vô trách nhiệm, từ lười sẽ dẫn đến dối trá (kiểu như bị điểm xấu, “nhóc” bèn dấu sổ liên lạc đi). Người lười sẽ thoái thác một số bổn phận mà mỗi thành viên của gia đình, của xã hội phải làm, trong khái niệm chung là nghĩa vụ dân sự... Tính lười học, lười làm việc nhà, và cả những việc thuộc phần “người” như vệ sinh cá nhân, của con cái nhiều khi trở nỗi hổ của phụ huynh, khi nhìn sang “con nhà người ta”. Bát đĩa bắt đầu vỡ, khi một trong cha mẹ chợt nhận thấy nguồn gốc tính lười của quý tử nằm trong ADN của người kia, hoặc tệ hơn, nằm trong bà ngoại, hay trong ông nội (nói ví dụ)...

“Tính lười” hoàn toàn có thể xem như một gen di truyền đang đột biến trội. Khám phá tính lười lại luôn gây kinh ngạc. Chẳng hạn, có bậc cha mẹ nhận thấy 9X, 10X... làm gì cũng kêu mệt, nhưng để chống lại ý bố mẹ yêu cầu làm gì đó, chúng sẵn sàng gân cổ, “hét” to hơn sức lực cần thiết, để đánh răng chẳng hạn, hoặc nói trạng là đã đánh rồi.

“Em chã”. Nguồn: báo Cá sấu (Liên Xô)

Myanmar: Sự lột xác kỳ diệu

Ai cũng khen Myanmar đang lột xác kỳ diệu. Vậy sao ta không bắt chước bạn để cũng trở thành kỳ diệu ?

Thứ Bảy, 06/10/2012 23:38
Đất nước Myanmar đang bước vào tiến trình cải cách dân chủ và hòa giải dân tộc, mở ra triển vọng “đổi đời” của 51 triệu dân đa sắc tộc. Tiến trình này được tạp chí Nghiên cứu châu Á xuất bản tại Mỹ nhận xét là “cuộc lột xác kỳ diệu” mà nhiều nước phương Tây, trước hết là Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU), tuyên bố sẵn sàng hợp tác “để kiếm lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ chưa được khai thác của Myanmar”.

Để quảng bá tiến trình cải cách và nâng cao uy tín đất nước, cuối tháng qua, Tổng thống (TT) Myanmar Thein Sein cùng nữ nghị sĩ Aung San Suu Kyi, thủ lĩnh Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) đối lập, đã đi thăm Mỹ; trong khi Chủ tịch Quốc hội Thura Shwe Man đi thăm Úc và Singapore. Giáo sư Bridget Welsh, Khoa Chính trị Trường Đại học Singapore, ngợi khen TT Thein Sein và bà Suu Kyi có “chuyến thăm lịch sử” tại Mỹ và sứ mệnh quảng bá quốc tế của “bộ ba nhà lãnh đạo Myanmar là chưa từng có trong lịch sử đất nước này nhằm gửi bức thông điệp chung: Myanmar đang thay đổi”.

Thấy gì từ con số bội chi ngân sách?

ABS: Thấy mỗi người dân cõng thêm trên lưng 1 đống nợ nữa chứ thấy gì?




9 tháng năm 2012, bội chi ngân sách nhà nước lên tới 122.320 tỷ đồng, bằng 87,2% dự toán năm. Đây là con số vừa được Bộ Tài chính công bố trong báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách tháng 9 và 9 tháng năm 2012. Con số nói trên thực tế đã vượt khá xa con số bội chi ngân sách của cả năm 2011 (cả năm 2011, con số này là khoảng 111.000 tỷ đồng).


Nếu so sánh với mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) tính đến ngày 15-6, là khoảng 60.000 tỷ đồng, có thể thấy bội chi ngân sách đã tăng rất mạnh trong 3 tháng vừa qua. Giới chuyên gia nhận định, bội chi ngân sách đang tăng với tốc độ đáng lo ngại do nguồn thu ngân sách hạn chế, trong khi chi ngân sách vẫn gia tăng đáng kể do chủ trương nới lỏng chính sách tài khóa của Chính phủ.


Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đưa ra một con số chênh lệch lớn khi ông dẫn chứng, trong suốt những tháng đầu năm 2012, thu ngân sách tăng 1% trong khi chi lên tới 13%. Ông Vũ Khoan cũng nhấn mạnh, chúng ta đang chi cho lĩnh vực công quá nhiều, một mặt thúc đẩy sự phát triển, nhưng không phải tất cả đều được đầu tư đúng chỗ, những lãng phí trong đầu tư công như hội hè, lễ lạt, tổ chức hội thảo hội nghị ở những địa điểm sang trọng, xa hoa… đang bộc lộ sự lãng phí vô cùng lớn nguồn ngân sách nhà nước.

(2) Hillary Rodham Clinton - Living History - Tình yêu với Bill

Hillary Rodham Clinton - Living History - Tình yêu với Bill
Trở lại những ngày đầu
Chiến dịch pháp lý của Kenneth Starr cuối cùng đã thành công và Bill Clinton phải thú nhận toàn bộ sự việc trước công chúng Mỹ... (LND)
David Kendall thông báo với giới truyền hình rằng Bill sẽ phát biểu trước công chúng lúc 10 giờ tối. Vài cố vấn tin cậy nhất của Bill, luật sư Nhà Trắng Chuck Ruff cùng Paul Begala, Mickey Kantor, James Carville, Rahm Emanuel và vợ chồng Harry - Linda Thomason, đã tập trung tại khách sạn Solarium để giúp Bill soạn diễn văn. David Kendall cũng có mặt và cả Chelsea - con bé không biết chuyện gì đang xảy ra. Thoạt đầu, tôi tránh mặt. Tôi không muốn giúp Bill soạn diễn văn chỉ bởi điều đó vi phạm nguyên tắc về phép lịch sự và sự tôn trọng đời sống riêng tư mà tôi đặt ra lâu nay. Tuy nhiên, cuối cùng, vì thói quen, có thể vì tò mò hoặc cũng có thể vì tình yêu dành cho Bill, tôi đã lên gác. Khi tôi vào phòng, khoảng 8 giờ tối, ai đó đã nhanh tay vặn tắt âm lượng truyền hình. Họ biết tôi không thể chịu nổi khi nghe những gì truyền hình tường thuật về vụ bê bối Lewinsky. Lúc tôi hỏi đến bài diễn văn, Bill còn chưa quyết định phải nói như thế nào. Anh ấy muốn công chúng hiểu rằng anh ấy thành khẩn hối hận việc lừa dối gia đình, bạn bè và đất nước, rằng mình đã phạm một sai lầm kinh khủng (...).

(1) Hillary Rodham Clinton - Living History - Tình yêu với Bill

Hillary Rodham Clinton - Living History - Tình yêu với Bill
Trở lại những ngày đầu
Khi gặp Bill Clinton, cô Hillary Diane Rodham thuộc trong số 27 nữ sinh viên của tổng cộng 235 sinh viên của Đại học luật Yale. Thời điểm đó Bill Clinton là một trong những ngôi sao của trường (Lời người dịch - LND).
Thật không thể không để ý tới Bill Clinton vào mùa thu 1970. Khi đến Yale, anh ấy trông như một người Viking Bắc Âu rất “ngầu” hơn là một sinh viên từng nhận học bổng Rhodes tr ở về Mỹ sau hai năm tại Oxford. Cao và đẹp trai với bộ râu nâu đỏ và mái tóc quăn bờm, anh ấy cũng toát lên sức sống từ vẻ trầm tư. Khi lần đầu tiên gặp trong sảnh sinh viên, tôi thấy anh ấy nói chuyện trước một nhóm sinh viên bu quanh lắng nghe có vẻ thích thú. Lúc đi ngang qua, tôi nghe anh ấy nói: “…và không chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng tôi còn trồng được những quả dưa hấu to nhất thế giới”. Tôi hỏi người bạn: “Ai vậy?”. “Ồ, đó là Bill Clinton, anh bạn trả lời - Cậu ấy là dân Arkansas và tất cả cậu ấy nói tới trước tới giờ chỉ gồm bấy nhiêu đó thôi”!
Chúng tôi không thực sự nói chuyện với nhau cho đến ngày cuối cùng của khóa học vào mùa xuân 1971. Cùng tình cờ ra khỏi lớp về nhân quyền và chính trị học của giáo sư Thomas Emerson, Bill hỏi tôi đi đâu. Khi nghe tôi nói đến phòng đào tạo để ghi danh khoá học tới, anh ấy cho biết mình cũng đến đó. Khi cùng đi, anh ấy khen chiếc váy hoa dài của tôi. Lúc nghe nói đến chiếc váy do mẹ may, anh ấy bắt đầu hỏi lấn sang chuyện gia đình và nhà cửa của tôi.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Chuyện vỉa hè: Ăn gì?


(TT&VH Cuối tuần) - Giá vàng cao nhất trong năm và người Việt uống bia nhiều nhất Đông Nam Á. Hai cái nhất này, nói thật, chẳng có gì để vui hay hãnh diện. Đất nước nghèo, mà trong năm 2011 “ngốn” gần 2,6 tỷ lít bia, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, tiêu thụ bia ít nhất trong khu vực là Myanmar, chỉ có 30,4 triệu lít. Philippines đứng thứ ba kém mình 1,6 tỷ lít.


Khiếp, người Việt Nam uống nhiều thế! Dân chè chén năm xu bần thần tính toán với nhau. Ngần ấy bia ắt phải đi kèm một lượng mồi tương xứng, tốn kém càng nhiều. Trong khi giá cả tăng hàng tuần, giá xăng giá gas tăng, giá bia cũng tăng, mà uống bia nhiều khiếp khủng như thế chứng tỏ dân mình vẫn luôn coi cái sự ăn uống là niềm vui quan trọng nhất. Uống thế, người nhà các bợm nhậu ăn bằng cái gì không biết?

Hỏi là hỏi thế thôi, chứ câu trả lời chẳng quan trọng. Ăn bằng cái gì chưa phải là vấn đề, mà việc ăn gì ấy, nói chung đã có chính quyền lo. Chính quyền lo cho dân cực kỳ chi tiết. Chẳng hạn, mới nhất gần đây là dự thảo chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới ở Hà Nội, bà con đọc xong tý nữa thì… bật cười. 



Đảng viên cưới không được mời quá 300 người

VN sẽ là “bãi phế thải” của TQ?


Vũ Hoàng, phóng viên RFA, 2012-10-05
Ngoài thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng bị nới rộng, thì chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước này bấy lâu vẫn bị xem là không đạt tiêu chuẩn và ngầm ý phá hoại nền sản xuất nội địa Việt Nam, thế nhưng vì sao hiện tượng này vẫn dai dẳng diễn ra và hệ lụy của nó là gì?

RFA file/tuanvietnam.net
Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam


Mặc dù trong 9 tháng đầu năm, tính trung bình, Việt Nam xuất siêu được hơn 30 triệu đô la, nhưng việc nhập siêu chỉ với riêng thị trường Trung Quốc lại lên tới 11,3 tỷ đô la. Nếu tính riêng lượng hàng từ Trung Quốc, Việt Nam đã nhập gần 21 tỷ đô la, chiếm xấp xỉ 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, vượt cả mục tiêu của năm 2015.
Ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Đây quả là một điều bất lợi và đáng lo ngại, bởi theo PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc lớn hơn vào thị trường Trung Quốc “lệ thuộc đầu vào đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn.” Nhất là nếu nhìn vào cơ cấu mặt hàng thì Việt Nam nhập khẩu đến 2/3 nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất trong nước từ máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại và các thiết đi kèm cho tới máy tính, sắt thép… đáng chú ý là trong những mặt hàng này, thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng hơn 10%, đứng thứ 5 về kim ngạch nhập khẩu, trong khi thép trong nước thì tồn kho hàng trăm ngàn tấn, riêng mặt hàng điện thoại và các linh kiện thì trong nửa đầu năm nay tăng gần 130% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chập chững vào đời đã nghe nói dối

“Nói không với giả dối” - Sao mà tôi ghét những
cụm từ ăn theo bác Nguyễn Thiện Nhân thế.
Có lẽ vì bác nói quá nhiều, quá to mà chẳng làm được gì.


TT - Trong tuần qua, hàng trăm bạn đọc gửi thư tham gia diễn đàn “Nói không với giả dối”. Mỗi bức thư là một tâm tình, một khía cạnh cuộc đời được phản ánh.



Tại khuôn khổ bài viết này, Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc liên quan tới câu hỏi: Vì sao bệnh nói dối ngày càng nghiêm trọng?

Đừng để nói dối thành dịch bệnh

* Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ “bệnh di căn” khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị “nhiễm” bệnh này rồi.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN năm 2010, tỉ lệ học sinh nói dối và có hành vi dối trá ở nước ta ngày càng tăng. Đây là thực trạng rất đáng báo động, ảnh hưởng rất xấu đến nền tảng đạo đức, đời sống tinh thần và sự phát triển của xã hội.

Sinh thời, Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng năm điều, trong đó có “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Các trường học đều phát động phong trào “Làm theo năm điều Bác Hồ dạy” và thường xuyên nhắc học sinh thực hiện. Vậy vì sao tỉ lệ học sinh mắc bệnh dối trá tăng và càng lớn tuổi lại càng dối trá nhiều hơn?

(5) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Độc quyền gây ra sốt vàng?

Nếu giá trị của vàng ở nhiều nơi trên thế giới được đo bằng tuổi thì ở Việt Nam, tuổi vàng không quan trọng bằng miếng vàng đó mang logo gì.
Sau khi tăng 320.000 đồng mỗi lượng vào cuối buổi chiều 4-10 thì ngay buổi sáng hôm qua (5-10), giá vàng trong nước lại tiếp tục tăng vọt, đạt mức 48,4 triệu đồng/lượng (bán ra), trong khi giá vàng thế giới chỉ tăng nhẹ.
Thị trường bất thường
Theo giám đốc một công ty vàng, đó là dấu hiệu bất thường của thị trường vàng. Trước đây, giá vàng trong nước khi bắt đầu một ngày được thiết lập theo giá thế giới. Tuy nhiên, ngày hôm qua, mức giá được thiết lập dựa trên mức chênh lệch với giá vàng thế giới. “Chẳng hạn, nếu mức chênh lệch hôm trước là 2,8 triệu đồng/lượng thì hôm sau sẽ lấy mốc này để tăng lên. Giá vàng trong nước tăng cao hơn giá thế giới là vì thế” - giám đốc này nói.
Ông còn so sánh, trước đây giá vàng thế giới biến động khoảng vài chục USD thì giá trong nước mới biến động như những ngày qua. Còn hiện nay, giá thế giới chỉ biến động vài USD thì vàng trong nước đã tăng thêm vài trăm ngàn đồng. Như vậy, ngay cả khi giá thế giới có giảm thì giá trong nước giảm rất chậm.
Chị Nguyễn Hoàng Anh, nhà ở quận 3 (TP.HCM), cho hay chị mua 50 cây vàng, lúc giá vàng 46 triệu đồng/lượng thì lời gần 50 triệu đồng. “Tuy nhiên, nay cộng cả gốc và lãi vẫn không mua được 50 cây vàng vì giá vàng trong nước gần như tách hẳn với giá thế giới” - chị nói.

Giá vàng tăng cao trong ngày 5-10. (Ảnh chụp lúc 
18 giờ 30 tại khu vực chợ An Đông, TP.HCM) Ảnh: HTD

(4) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Ngân hàng Nhà nước “buông” thị trường vàng?


TT - Trước diễn biến bất thường trên thị trường vàng, các chuyên gia cho rằng nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có giải pháp can thiệp, chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới sẽ còn tiếp tục tăng những ngày tới.

Điều chỉnh giá vàng tại cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp ngày 5-10) - Đồ họa: Vĩ Cường - Ảnh: T.ĐẠM

Từ mức 48,2 triệu đồng/lượng lúc mở cửa, đến 10g ngày 5-10 giá vàng đã tăng thêm 200.000 đồng lên 48,4 triệu đồng/lượng, cao hơn 280.000 đồng/lượng so với hôm trước. Giá vàng tăng trong bối cảnh giao dịch rất “lạnh”. Chủ một tiệm vàng tại quận 8, TP.HCM cho biết giá vàng quá cao cộng với thời tiết mưa dầm nên hầu như toàn ngồi chơi. Lãnh đạo một công ty vàng lớn cho rằng đây là mức giá “kỹ thuật” chứ thực tế người dân không mua vàng với giá này.
Tiệm vàng ngồi chơi

(3) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Chuyển đổi sang vàng SJC: Bỗng dưng có tiền tỷ

Chuyển đổi sang vàng SJC: Bỗng dưng có tiền tỷ

Xin được giấy phép của NHNN chuyển đổi vàng từ vàng phi SJC sang SJC lập tức có lãi tiền tỷ. Cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng đang khiến cho những "người trong cuộc" hưởng lợi lớn.


Bỗng dưng có tiền tỷ

Trước ngày 20-9, khi chưa có quyết định của NHNN về việc cho dập lại 13 tấn vàng (tương đương 350 ngàn lượng), các thương hiệu vàng miếng khác thường xuyên có mức giá bán thấp hơn vàng miếng SJC từ vài trăm tới vài triệu đồng mỗi lượng.

Các loại thương hiệu vàng miếng khác thường bán giá thấp hơn vàng SJC, thấp nhất là Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, thấp hơn SJC 3 triệu đồng mỗi lượng. Còn vàng AAA của Tổng Cty kinh doanh vàng Agribank thấp hơn SJC 2 triệu. Một số thương hiệu vàng như ACB (của Ngân hàng ACB), Thần Tài (của Sacombank)... thì mức chênh thấp cũng vài trăm ngàn đồng mỗi lượng.

Nên thời điểm đó, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu vàng khác nếu được NHNN cho gia công lại thành vàng SJC, lập tức có lời bạc tỷ, nhờ tính chất độc quyền của vàng SJC. Ví dụ như một doanh nghiệp tại Hà Nội, xin gia công lại số vàng miếng còn tồn khoảng 5.000 lượng, cuối tháng 9 vừa rồi đã được NHNN cho phép gia công sang vàng SJC 1.000 lượng.

(2) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Bình ổn vàng là ước mơ xa tầm với?

Bình ổn vàng: Ước mơ xa tầm với?

- Kế hoạch bình ổn thị trường, huy động nguồn vốn vàng trong dân dường như ngày càng xa tầm với của cơ quan quản lý khi mà các cơn sốt vàng vẫn liên tục tái diễn và chênh lệch giá trong nước với giá thế giới quy đổi luôn gấp 5-7, thậm chí có lúc lên tới gần 10 lần so với kỳ vọng 400.000 đồng/lượng.



Thách thức chênh lệch giá

Sáng ngày 5/10, vàng trong nước tiếp tục diễn biến theo nhịp điệu trong phiên liền trước với giá tăng theo từng giờ và tới gần cuối giờ sáng đã lên tới trên 48,4 triệu đồng/lượng. Tính chung 5 ngày giao dịch trong tuần, giá vàng trong nước đã tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng. Và nếu so sánh với mức đầu năm, giá vàng SJC đã cao hơn gần 5 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 11-12%.

Với mức này, vàng nội đang cao hơn giá ngoại hơn 3,2 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệnh này rõ ràng đang được nới rộng ra so với mức 3 triệu đồng/lượng hôm 2/10 và mức khoảng trên 2 triệu đồng/lượng hôm 19/9 khi mà NHNN yêu cầu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) triển khai gia công hơn 350.000 lượng vàng với hy vọng kéo giảm giá vàng trong nước. Cho đến ngày 2/10, SJC đã hoàn thành khoảng 45.000 lượng vàng SJC dập lại trong số nói trên để đưa ra thị trường.

(1) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: 'Tôi cứ cất vàng trong tủ cho nó lành'


Người dân tự biết “chọn mặt gửi vàng”. Khi điều hành kinh tế vĩ mô tốt hơn, thị trường khởi sắc, ngân hàng minh bạch hơn thì người dân sẽ đem gửi vàng, bằng không thì những giải pháp huy động cũng vô ích.
Sau khi VnExpress.net đăng bài ‘Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm 'chết' trong dân’, tòa soạn đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả. Nhiều người cho rằng số lượng vàng nằm “chết” trong dân nhiều đến như vậy là do người dân bị thiếu niềm tin. Trong thời buổi hiện nay, lạm phát cao, ngân hàng hoạt động trì trệ, kinh tế khủng hoảng thì việc cất giữ vàng có vẻ là lựa chọn thông minh nhất.
Bạn đọc Lê Vân cho rằng: “Nếu huy động được một nửa số vàng trong dân này thì ít nhất cũng có 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, đây là một nguồn lực giúp đất nước vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, cần phải đảm bảo yếu tố ổn định cả về mặt chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở cân đối giữa lợi ích của Nhà nước, tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như người dân.”
“Nếu cứ đặt quyền lợi của dân sau cùng (như giá xăng, điện, gaz...) thì có vàng tôi cứ giữ trong tủ nhà mình cho nó lành. Vàng của dân, dân phải có lợi ích hàng đầu. Như vậy mới mong người nắm vàng đem chúng ra dùng.”
Cùng quan điểm này, độc giả Phung Khanh giãi bày: “Những người dân bình thường như chúng tôi, bao năm lao động tích cóp được ít tiền để chuẩn bị làm nhà, chuẩn bị cho con cái, rồi lo cho tuổi già ... Vậy mà gửi tiết kiệm vào ngân hàng rồi chỉ trong thời gian giá trị đã bị bốc hơi. Thực sự xót xa mà chẳng thể làm gì, chẳng biết kêu ai."

Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém trong 2013


Thiết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng, xử lý dứt điểm các đơn vị yếu kém là một trong những giải pháp quan trọng được nêu ra tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua.

Theo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm mặc dù có chuyển biến tích cực, nhưng còn nhiều khó khăn, kinh tế vĩ mô chưa bền vững, chỉ số giá xu hướng tăng cao trở lại, tăng trưởng còn thấp. Trong khi đó, dư nợ tín dụng thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; nợ xấu ngân hàng chậm giải quyết.

Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9 Thủ tướng ký ban hành hôm qua đã đề ra một số giải pháp quan trong để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ mức tăng trưởng hợp lý. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Ngân hàng cũng phải tăng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, thủy sản và các ngành nghề có khả năng tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm mức tăng tổng phương tiện tiện thanh toán như chỉ tiêu đề ra.

Thư giãn chủ nhật: Ngắm các cô gái Lào

Thư giãn chủ nhật:

Ngắm các cô gái Lào


Nghe nhạc cuối tuần: Chiếc gậy Trường Sơn

Nghe nhạc cuối tuần: 
Chiếc gậy Trường Sơn


Chủ nhật vừa rồi mình có chuyến du lịch leo núi lên những đỉnh cao nhất dãy Monts Jura và cũng là những đỉnh cao nhất dãy Massif du Jura dài hơn 300 km. Kinh nghiệm leo núi ở Pháp và Mỹ trong những năm du học cho thấy gậy là công cụ rất quan trọng hỗ trợ không chỉ trong quá trình leo lên mà còn hữu ích hơn trong quá trình đi xuống. Khi đi lên thì rõ, lên không chỉ lên bằng hai chân mà còn có sự hỗ trợ của hai tay nên giảm được sự căng thẳng, mệt mỏi cho đôi chân.

Còn lúc đi xuống, phải trải qua những chuyến đi thế này mới thấy vai trò của gậy. Thực tế chuyến đi vừa rồi cho thấy, khi trở xuống, độ dốc của núi rất cao, người có xu hướng tự lao xuống, rất thường xuyên có cảm giác không tự dừng lại được; đặc biệt khi muốn xuống núi nhanh (nhất là khi màn đêm chuẩn bị buông xuống), rất cần gậy để chống đỡ phía trước nếu không sẽ ngã ngay. Lên thường chỉ cần một gậy, nhưng xuống có hai gậy là tốt nhất.

Hôm vừa rồi vội đi nên không kịp ghé kho dưới tầng hầm lấy gậy, vào rừng bẻ tạm hai cành khô làm gậy. Chúng trong ảnh dưới đây. Mình đã trả lại rừng trước khi về thành phố.


Leo núi là một thú du lịch rất vui, dọc đường có quá nhiều khám phá đẹp. Đôi gậy cũng tạo niềm vui, làm mình nhớ lại bài hát nổi tiếng một thời: Chiếc gậy Trường Sơn, nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Hôm nay cuối tuần nghe lại bài này qua giọng hát của Thế Chính.

Ông Vũ Thành Tự Anh: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững”


Tăng trưởng kinh tế nước ta rất ấn tượng trong khoảng thời gian từ 2005 - 2007, nhưng kể từ 2008 trở đi, tăng trưởng giảm sút. Đặc biệt trong năm 2012 tăng trưởng ước chỉ 5%, cần điều kiện gì để kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững?

Ông Vũ Thành Tự Anh (trái) tại Hội thảo

Tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam trước yêu cầu tái cơ cấu và cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán” do VCBS tổ chức chiều 5/10, Ông Vũ Thành Tự Anh - giảng viên Fulbright khẳng định rằng: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững”.

Theo ông, 3 nhân tố cơ bản để Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng bền vững là: (1) Phải xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững là mục tiêu cốt lõi, dài hạn; (2) Có một chính sách tiền tệ và tài khóa kiên định, chắc chắn để ổn định tình hình vĩ mô; (3) Tái cơ cấu kinh tế, mạnh dạn phá vỡ các nhân tố đặc quyền đang kìm hãm nền kinh tế.

99 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT NHẤT THẾ GIỚI

99 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT NHẤT THẾ GIỚI



Trần Mạnh Trác: Viện Thomson Reuters vừa đúc kết bảng thống kê các trường đại học tốt nhất thế giới có tên là 'The Times Higher Education World University Rankings '. đây là bảng tổng kết duy nhất trên thế giới bao trùm toàn thể các đại học cuả tất cả các quốc gia. Việc phân loại và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về: giảng huấn, chương trình nghiên cứu, kiến thức đã truyền đạt và ảnh hưởng trên trường quốc tế.



Thomson Reuters sử dụng 13 tiêu chí để xếp hạng các đại học và được xem như là đầy đủ và cân bằng nhất. Bảng xếp hạng được tín cậy bởi các giới sinh viên, giáo chức, các nhà lãnh đạo đại học, kỹ nghệ và chính quyền.

-Trong 400 đại học bậc nhất cuả thế giới, những đại học tiếng Anh vẫn dẫn đầu và nhiều nhất.

-Viện đại học không nói tiếng Anh đứng cao nhất là của Thụy Sĩ, viện ETH Zürich – Swiss Federal Institute of Technology Zürich, đứng hạng 12.

-Bên Pháp, đứng đầu là École Normale Supérieure, hạng 59.

-Nước Mỹ có số lượng đại học nổi tiếng nhiều nhất.

-Anh quốc tuy vẫn còn nhiều đại học xếp hạng cao, nhưng một số đại học từng nổi tiếng đã bị suy thoái và sự kiện này đang làm nhức nhối giới hàm lâm ở Anh hiện nay.

Pháp - dân tộc "khó chịu" nhất thế giới


Hoàng Nhu

Cây cầu này khiến tôi liên tưởng ngay tới cầu Long Biên

Bạn tôi làm điều phối cho một tổ chức tình nguyện ở Việt Nam khăng khăng quả quyết rằng “Pháp là một trong những dân tộc khó chịu nhất thế giới”! Tôi ở Hà Nội, ít khi gặp và tiếp xúc với người Pháp và do sự quả quyết tuyệt đối của cô bạn, tôi đã… rất đồng tình về điều mà tôi còn chưa từng mắt thấy tai nghe.

May mắn giành được suất học bổng tình nguyện qua Pháp, để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi cũng “google” về Pháp, về đi lại, về ăn uống, mua sắm, con người, văn hóa, tất tần tật… Tôi cũng đọc cả những kinh nghiệm của những người từng du lịch Pháp, rằng ở Paris bạn phải thật cẩn thận với nạn móc túi, gây gổ, cướp giật..., phần lớn liên quan đến người da màu...

Cảm xúc đầu tiên của tôi khi đặt chân tới Paris là... chuếnh choáng như vừa uống phải rượu. Từng con đường, từng căn nhà ở nơi đây sao mà đẹp và thơ mộng tới vậy. Những căn nhà với ban-công treo đầy giọ hoa lãng mạn theo một lối rất cổ điển. Mặc dù va-li hành lý lỉnh kỉnh nhưng tôi sống chết vẫn phải mở túi, lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu mở hàng.

Nghe nhạc cuối tuần: Tombe la neige - Tuyết rơi

Nghe nhạc cuối tuần:
(tiếng Pháp và tiếng Việt)

Tombe la neige - Tuyết rơi

Tombe la neige - SALVATORE ADAMO


Tombe La Neige
Written: Salvatore Adamo

Tombe la neige
Tu ne viendras pas ce soir
Tombe la neige
Et mon coeur s'habille de noir
Ce soyeux cortège
Tout en larmes blanches
L'oiseau sur la branche
Pleure le sortilège

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Trung Quốc dự trữ USD: Tiến thoái lưỡng nan


Trung Quốc đang tiến hành nhiều biện pháp để giảm dần dự trữ đồng USD và tăng sự phổ biến của đồng nhân dân tệ trên thế giới. Tuy nhiên, dự trữ 3,2 nghìn tỷ USD khiến nước này rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Alan Wheatley, nhà báo chuyên về kinh tế toàn cầu của Reuters vừa viết một bài báo trong đó nhấn mạnh mong muốn của Trung Quốc muốn từ bỏ dần đồng USD trong dự trữ của mình.

Trung Quốc hiện đang tiến hành nhiều biện pháp để giảm dần việc tích trữ đồng USD, vốn đang bị giảm giá do biến động của giá dầu, giá hàng hoá và tình hình bất ổn trên thế giới. Đồng USD đang bị chê bai về vai trò “đồng tiền chính” trong giao dịch quốc tế cũng như trong dự trữ của nhiều quốc gia.

Năm 1971, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Connally đã nói: “Đó là tiền của chúng tôi nhưng là vấn đề của các bạn”.

OBAMA VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MỸ

OBAMA VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MỸ

                                                      Duyên-Lãng, Hà Tiến Nhất

Người ta thường khen TT Obama là một nhà hùng biện có tài. Cũng không ít người cho rằng Obama là một tay ngụy biện ngoại hạng. Muốn biết Obama hùng biện hay ngụy biện, cứ đọc những bài diễn văn ứng khẩu và xem Obama tranh luận thì biết thôi. Người viết nhìn vào một khía cạnh khác: những khẩu hiệu ông Obama trương lên trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống thì thấy rằng, ông ta là một chính khách mà khả năng chơi chữ lão luyện đến mức đáng được gọi là phù thủy.
“Change, yes we can” là khẩu hiệu chiến lược của Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ Tổng Thống năm 2008. Trong bài diễn văn nhậm chức, để cam kết cho lời hứa hẹn đanh thép của mình, Obama còn quả quyết rằng: Nếu không vực dậy được nền kinh tế, tôi sẽ chỉ làm Tổng Thống một nhiệm kỳ (If I do not get this economy going, then I will be a one-term president.) Quả thực, do việc dân chúng Mỹ nóng lòng muốn có sự thay đổi đường lối chính trị đang gặp nhiều thất bại của Tổng Thống Bush con nói riêng và của đảng Cộng Hòa nói chung, bất chấp Obama có khả năng thực hiện lời hứa hay không, cử tri đã dồn phiếu cho ông. Có thể nói, Obama thắng cử là nhờ cái khẩu hiệu ăn khách này. Lúc đó ai lại không muốn có thay đổi.
Sau 4 năm lãnh đạo của TT Obama, mặc dầu kinh tế nước Mỹ càng ngày càng tuột dốc, Obama không những không tự ý rút lui như đã hứa, mà vẫn đang ráo riết tranh cử nhiệm kỳ II với một khẩu hiệu khác cũng thách thức không kém: Forward, tạm hiểu là: cứ thế mà tiến tới. Chưa đủ sao, còn tiến tới đâu nữa? Như vậy thì, từ khẩu hiệu “Change, yes we can” tới khẩu hiệu“Forward” , người dân Hoa Kỳ phải hiểu ý của Obama thế nào? Ông muốn nói gì? Phải chăng ông muốn nói, tình hình nước Mỹ hiện nay do ông lãnh đạo đã đổi thay nhiều rồi, và thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là từ xấu đến tốt, từ yếu kém đến vững mạnh hơn.

Lại bình thường: Nhập siêu từ Trung Quốc là bình thường!

Hôm trước đã bình luận ở ta, cái gì bất bình thường cũng đều được đám quan chức gọi là bình thường. Mấy hôm nay cũng có nhiều chuyện "bình thường" quá, lưu một cái để nhớ giai đoạn đầy những cái "bình thường" kiểu này để đến khi đất nước trở thành một tỉnh của QT thì cũng thấy "bình thường":


Thứ Năm, 04/10/2012 22:48
Đó là ý kiến của ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương
* Phóng viên: Theo số liệu 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, trong khi Việt Nam xuất siêu được 34 triệu USD thì riêng thị trường Trung Quốc (TQ)  lại nhập siêu đến 11,3 tỉ USD ?
- Ông Đào Ngọc Chương: Việc chúng ta nhập siêu nhiều từ TQ cần phải phân tích kỹ cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trong tay tôi có số liệu của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 8, chúng ta xuất khẩu vào TQ hơn 8,3 tỉ USD và nhập khẩu hơn 18,2 tỉ USD (nhập siêu gần 10 tỉ USD). Trong đó, 10 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu chiếm hơn 15 tỉ USD gồm máy móc, thiết bị; dụng cụ, phụ tùng khác 3,41 tỉ USD; điện thoại các loại và linh kiện 2,09 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2 tỉ USD; bông vải sợi nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu thành phẩm, khí đốt hóa lỏng và các sản phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu chất dẻo, phân bón thức ăn gia súc... Đến 90% nhập khẩu từ TQ là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất trong nước.
* Như vậy, chúng ta đang quá phụ thuộc vào một thị trường. Trường hợp có trục trặc sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế?
- Chúng ta phụ thuộc vào TQ bởi ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, không đủ đáp ứng các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu. Phải nhìn nhận nếu không nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ TQ, chúng ta cũng phải nhập từ các thị trường khác, trong khi nhập từ TQ có ưu thế về địa lý (gần nên vận chuyển đỡ tốn kém), giá cả cũng cạnh tranh hơn...

TÌNH HÌNH AN NINH KHU VỰC ĐÔNG Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 4/10/2012


TTXVN (Niu Yoóc 28/9)

 Ngày 18/9, Viện Brookings của Mỹ công bố một tài liệu đề cập đến quan điểm của Nga về tình hình an ninh ở khu vực Đông Á. Tài liệu cho biết từ lâu các chuyên gia thường đề cập đến hai khu vực chính ở Đông Á: Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhìn chung, các nước Đông Bắc Á phát triển chính trị và kinh tế mạnh hơn nhưng lại phụ thuộc rất lớn các nguồn tài nguyên khác nhau của nước ngoài. Đặc điểm này sẽ làm tăng các nhân tố khác trong các mối quan hệ song phương của họ và thường dẫn đến căng thẳng. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á lại giàu tài nguyên, nhưng tính đa dạng và phức tạp của các nền văn hóa cũng như chính trị khiến khu vực khó khẳng định mình trong các mối quan hệ quốc tế. Bản thân các nước Đông Nam Á không thể xây dựng một hệ thống an ninh khu vực mà không xem xét đến các lợi ích chính trị và vị thế của các cường quốc toàn cầu và các nước láng giềng Đông Bắc Á.
Trong thế kỷ 13, các vua chúa Mông cổ là những người đầu tiên có ý định xây dựng một hệ thống an ninh khu vực Đông Á chung mà không phân chia thành Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Người Mông cổ đã tìm cách quản lý toàn bộ khu vực Đông Bắc Á, trừ Nhật Bản và xâm chiêm đất liền, hải đảo của các nước Đông Nam Á.
Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản tìm cách thống trị và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ với khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á”. Ở thời điểm đỉnh cao, Nhật Bản kiểm soát phần phía Đông của lục địa châu Á và các khu vực đất liền, hải đảo chủ yếu của Đông Nam Á. Nhưng thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã chấm dứt các nỗ lực củng cố cơ cấu an ninh khu vực này của Nhật Bản.

Người cao tuổi với ăn chay

 
Viện Nghiên Cứu Việt Nam Tương Lai

 

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, rất nhiều người cao tuổi có khuynh hướng là chuyển sang chế độ dinh dưỡng gọi là ăn chay . Các bác lý luận rằng bây giờ tuổi cao, lao động chân tay giảm đâu có cần thức ăn béo bổ như trước đây. Hơn nữa, theo báo đài, các bác thấy nói tới việc ăn nhiều thịt cá lại gây ra nhiều bệnh nan giải tim mạch, béo phì, ung thư ruột già…cho nên quyết định ăn chay lại càng mặn mà hơn.

Theo đa số ý kiến, ăn chay được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ… Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như yaourt, fromage…

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI NGHỊ TW 6 CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Độ này bỗng dưng yêu bác Trọng.

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI NGHỊ TW 6 CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phát huy dân chủ, trí tuệ, thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước*



Sáng 1-10, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Cộng sản điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:
"Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay Ban Chấp hành Trung ương bắt đầu họp Hội nghị lần thứ sáu để thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Chính sách, pháp luật về đất đai; Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Phát triển khoa học và công nghệ; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.

Lào chuẩn bị gia nhập WTO


Lào
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang ồ ạt tiến vào Lào

BBC: Sau nhiều năm chuẩn bị, Lào đang sắp sửa làm thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một cột mốc quan trọng yêu cầu rất nhiều những cải cách mà chính quyền cộng sản nước này phải thực hiện.
Đã 15 năm kể từ khi Lào đăng ký gia nhập WTO, tuy nhiên chỉ đến tuần trước, cuộc đàm thoại về tư cách thành viên với Vientiane mới chính thức đi đến kết luận.
Hãng thông tấn AFP trong bản tin ngày 4/10 cho biết sự gia nhập sẽ được xác nhận bởi tổ chức này vào ngày 26 tháng Mười, trước khi được thông qua bởi Nghị viện Lào vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Công thương Lào, ông Viyaketh phát biểu trong một bài đăng trên trang web của WTO tuần trước rằng quá trình hội nhập "dài và rườm rà".
Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng quá trình này đã "cho chúng tôi nền móng cơ bản để đạt được mục tiêu" ra khỏi nhóm những nước kém phát triển nhất trước năm 2020.

Tư liệu: CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979


Ngô Bắc dịch

 Lời Người Dịch: “Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải


Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng.


 

Bối cảnh
Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa bắt đầu vào năm 1909 giữa Trung Quốc và Việt Nam, lúc đó do Pháp đại diện, và tranh chấp quần đảo Trường Sa bắt đầu trong thập niên 1930 giữa Pháp và Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc mới đề ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Vào năm 1948 Trung Quốc phát hành một bản đồ với đường chữ U, nhưng lúc đó họ không nói đường đó là yêu sách về vùng biển bên trong đường này.
Tranh chấp đối với vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các quần đảo này chỉ mới bắt đầu khá gần đây.

Kinh nghiệm nấu nướng với lò vi sóng


Lò vi sóng là dụng cụ nấu nướng phổ biến trong mỗi gia đình, xin chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm hữu dụng khi nấu nướng với lò vi sóng nhé.
Nấu nướng với lò vi sóng:
- Với các loại rau củ cần thái miếng thì bạn phải nhớ thái các miếng kích cỡ gần như nhau
- Nếu bạn nấu nhiều loại rau củ cùng 1 lúc thì hãy sắp những loại miếng to, cứng, khó chín hơn (như: cà rốt, bông cải trắng, bông cải xanh…) ở phía ngoài. Còn những loại mềm như nấm, đậu Hà Lan, ớt ngọt… thì để ở giữa đĩa. Như vậy khi vi sóng xong, tất cả sẽ chín cùng lúc.

- Không nên để chồng chất  các loại thức ăn lên nhau vì lò vi sóng luôn làm chín đều khi thức ăn được xếp bằng và rời nhau.
- Nên trở mặt thức ăn giữa chừng để đảm bảo vi sóng xuyên đều qua. Đặc biệt với các loại đồ ăn khó chín như khoai tây thái dày và bông cải.

Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam

Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam

Việt Nam là câu chuyện thành công thứ hai của châu Á . Dù thường bị che khuất trong cái bóng của Trung Quốc, người láng giềng khổng lồ và đôi khi là kẻ thù ở phương bắc, phép lạ kinh tế của Việt Nam không chỉ là một ấn tượng mà thậm chí còn có thể nhiều hơn như vậy. Giữa đống tro tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam tàn phá và sự nghèo khó, đất nước này đã xuất sắc nổi lên ở khu vực Đông Nam Á, khiến nhận được sự tôn trọng của cả khu vực và quốc tế.

Trong thực tế, phép lạ kinh tế của riêng Việt Nam đã trở thành huyền thoại, một phép lạ mà chỉ vài năm trước đây Ngân hàng Thế giới từng gọi Việt Nam là một "câu chuyện thành công về sự phát triển". Vào năm 1986, khi các cải cách chính trị và kinh tế được đưa ra, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD. Chỉ trong 25 năm, vào cuối năm 2010, Việt Nam đã được liệt kê trong hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD. Tỷ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% của năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Và đất nước đã đạt được 5 trong số 10 mục tiêu phát triển thập niên ban đầu của mình đồng thời cũng đang sắp đạt được thêm hai mục tiêu nữa vào năm 2015.

Tuy nhiên, mới chỉ gần đây, mọi thứ đều trở nên không tốt cho Việt Nam. Nạn tham nhũng và một chính phủ độc tài toàn trị vẫn đàn áp tự do báo chí, và dự phần vào các cuộc đàn áp tôn giáo khiến tiếp tục làm xa lánh các đồng minh Tây phương tiềm năng, đặc biệt là Hoa Kỳ (đất nước từng cố gắng nhưng đã không thể làm ngơ những tin tức về tội ác vi phạm nhân quyền xảy ra từ đất nước này) gây tai hại cho quốc gia.

VN: Cái giá của tăng trưởng nóng


Giới phân tích cho rằng ổn định vĩ mô chưa đủ để giải quyết hậu quả do theo đuổi tăng trưởng nhanh trong những năm qua của Việt Nam.
Từ sau Nghị Quyết số 11 đến nay, đã có nhiều biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam và nhiều ý kiến cho rằng chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế cho đến nay đã được cải thiện đáng kể.
Bản báo cáo đầu tháng 10 của HSBC nói Việt Nam đã thành công trong việc làm nguội nền kinh tế quá nóng nhằm ổn định vĩ mô, mặc dù để đạt được điều này, chính phủ phải chấp nhận đánh đổi bằng tăng trưởng thường niên thấp xuống.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chỉ ổn định vĩ mô chưa đủ để duy trì độ tín nhiệm của nền kinh tế, vốn đang hứng chịu hậu quả của mô hình tăng trưởng nhanh, khiến tốc độ tín dụng lên tăng chóng mặt trong một thập kỷ qua.

Hậu quả của tăng trưởng bằng mọi giá
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt ngày 3/10, ông Christian Guzman, chuyên gia phân tích của Moody’s Investors Service nhận xét tăng trưởng tín dụng là một phần của mô hình phát triển tại Việt Nam những năm qua.
Tuy nhiên ông nhận xét "vấn đề phát sinh ở chỗ nhà nước Việt Nam đã để tăng trưởng tín dụng vượt mốc chỉ tiêu."

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh giảm tổng cầu


Mặc dù Chính phủ đã có một loạt biện pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng tác dụng thực tế không nhiều do quy mô hỗ trợ nhỏ, các biện pháp mang tính thời điểm. Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có hơn 46 nghìn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 320 ngàn tỷ đồng, giảm 11,5% về số lượng và tăng 0,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.

Khó khăn toàn diện

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước phức tạp, điều kiện kinh doanh suy giảm, các doanh nghiệp đối diện với rất nhiều khó khăn. Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho biết theo báo cáo của Tổng cục Thống kê giảm cầu nội địa là khó khăn lớn nhất, phổ biến với 2/3 số doanh nghiệp được khảo sát.

Tiếp đến là 53,6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và 49,2% gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào. Những bất ổn vĩ mô đã gây khó khăn cho 23,6% số doanh nghiệp, còn nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực cho khoảng 10 % số doanh nghiệp. Đối với vấn đề lao động chỉ có khoảng 12% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng.


Bảng 1. Những khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp
trong sản xuất kinh doanh. Nguồn: Tổng cục thống kê