Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2022

Kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dỡ bỏ trạm BOT Bờ Đậu

Tôi rất khâm phục nhóm các anh chị Tổ truyền thông BOT Bờ Đậu đã tổ chức đấu tranh rất bài bản, nhất là ngay từ đầu đã huy động sự tham gia của đông đảo nhân dân địa phương và thu thập được hơn 5.000 chữ ký ủng hộ, bây giờ thì tới 10.000 chữ ký ủng hộ. Giá như ở khắp các BOT bẩn trên cả nước, những người dẫn đầu phong trào phản đối BOT ở đó cũng làm được như Tổ truyền thông BOT Bờ Đậu thì tốt biết bao. Làm gì cũng cần phải có sự tham gia và ủng hộ thực sự của người dân thì mới thành công. Rất tiếc khi ở BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, tôi đã 2 lần tổ chức vận động nhân dân địa phương và thu thập chữ ký ở đó thì cả 2 lần đều thất bại vì hầu hết những người tích cực tham gia phản đối BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đều rất chủ quan, cho rằng BOT bẩn này sai mười mươi rồi nên chắc chắn 100% lũ quan tham sẽ phải chấp nhận dỡ bỏ nó, chỉ có sớm hay muộn thôi, nên không cần vận động, không cần xin chữ ký... Kết quả là cuộc đấu tranh hoàn toàn thất bại, nhóm anh em trung kiên chúng tôi bị đánh tơi bời và tan rã hoàn toàn. Khả năng BOT Cai Lậy và nhiều BOT bẩn khác rồi cũng sẽ thất bại vì anh chị em lái xe ở đó không huy động được sự tham gia và ủng hộ của người dân địa phương.
Kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dỡ bỏ trạm BOT Bờ Đậu
Ngọc Tân 8/10/2022 Công dân và cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi đơn kiến nghị gửi kèm 10.000 chữ ký với mong muốn Thủ tướng chấp thuận dỡ bỏ trạm BOT Bờ Đậu do đặt sai vị trí. Văn phòng Chính phủ vừa chuyển Bộ GTVT xử lý đơn kiến nghị của đại diện cử tri tỉnh Thái Nguyên liên quan đến trạm thu phí Bờ Đậu thuộc dự án BOT đường Thái Nguyên - Chợ Mới.

Tài xế mang băng rôn phản đối trạm BOT Bờ Đậu. Ảnh: Anh Dũng.
Trong văn bản kiến nghị, nhóm đại diện làm đơn gồm 12 người cho biết UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc dỡ bỏ trạm BOT Bờ Đậu. Nhóm kiến nghị bày tỏ đồng thuận hoàn toàn với với văn bản của tỉnh Thái Nguyên và mong muốn Thủ tướng sớm chấp thuận.

Hãy làm việc tử tế đi, đừng nói nữa

Hãy làm việc tử tế đi, đừng nói nữa
FB Nguyễn Thông 7-10-2022 - Hôm nay 7.10, nhà cai trị cho thu phí trở lại ở BOT trấn lột Cai Lậy, sau 5 năm phải ngừng thu do bị dân phản đối. Năm năm qua, họ (chính phủ, bộ giao thông, chính quyền địa phương, nhà tư bản đỏ) dùng đủ mọi mưu mẹo, khi dọa dẫm, lúc lý sự cùn, nhưng không đạt được mục đích bảo kê cho bọn bóc lột. Chính ông Nguyễn Xuân Phúc thời đó làm thủ tướng cũng cố lờ vụ này đi, có lẽ do nhận thấy nó quá phi lý, vô lý, sau đó đá trái banh sang người kế nhiệm là ông Phạm Minh Chính.
Ông Phúc không ra tay dẹp BOT Cai Lậy, đó là sự yếu kém của ông ấy, nhưng dẫu sao việc không cho nó hoạt động trấn lột cũng là điều đáng ghi nhận. Nay ông Chính đã không học được bài của ông Phúc, không phát huy được sự “khôn khéo” đó, lại cho phép bọn dưới làm càn, quả thực rất đáng chê trách. Người ta cười ông một thì cười cái chính phủ của ông, do ông đứng đầu mười.

Nhờ đâu Đảng Cộng sản Việt Nam 'cầm quyền bền vững'?

Nhờ đâu Đảng Cộng sản Việt Nam 'cầm quyền bền vững'?
7 tháng 10 2022 Một cuốn sách của hai tác giả Phương Tây nêu ra ba lý do khiến nền tảng quyền lực của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN ở Việt Nam rất bền vững. Cuốn “Revolution and Dictatorship: The Violent Origins of Durable Authoritarianism” của Steven Levitsky và Lucan Way có chương riêng nhìn vào ba nước Algeria, Ghana và Việt Nam từ cuộc chiến giải phóng dân tộc đến nay.

Phần về ‘Cách mạng và nền độc tài’ (Revolution and Dictatorship, bản trích trên Viet-Studies), đánh giá sự thành công của Đảng Cộng sản trong việc vượt qua giai đoạn chuyển đổi lớn trên thế giới ở giai đoạn cuối và sau Chiến tranh Lạnh (các thập niên 1980s và 1990s).

Người dân không nên rút tiền gửi tại SCB

Là người có nhiều năm theo dõi, quan sát hoạt động của hệ thống ngân hàng VN, tôi tin tưởng 100% Nhà nước VN không bao giờ để xảy ra trường hợp ngân hàng thương mại phá sản, vì lòng tin của người dân vào chính sách của nhà nước trong 4 thập kỷ gần đây rất thấp, một khi có chuyện xấu liên quan đến tài sản của người dân xảy ra, thì người dân sẽ phản ứng cực kỳ mạnh mẽ làm xã hội hoàn toàn hỗn loạn, nhà nước mất quyền kiểm soát..., ảnh hưởng ngay đến ổn định chính trị. Đặc biệt khi một ngân hàng phá sản, hàng triệu người có tiền gửi ở đó sẽ đồng loạt xuống đường, vô cùng nguy hiểm... Chính vì vậy mà Ngân hàng nhà nước VN luôn luôn giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp có một ngân hàng thương mại nào đó mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ phá sản, Ngân hàng nhà nước VN đã sử dụng ít nhất 1 trong 3 cách sau để cứu: 1) Bơm tiền không giới hạn từ Ngân hàng nhà nước VN; 2) Sáp nhập ngân hàng phá sản đó với một ngân hàng khác đang khỏe mạnh để giúp nhau; 3) Mua lại ngân hàng phá sản với giá 0 đồng. Do đó bà con gửi tiền vào SCB đừng quá lo sợ đến mức vội vàng rút tiền gửi tiết kiệm để rồi sau này hối hận mãi không thôi. Bệnh nào cũng có thuốc chữa, chỉ có hối hận là không bao giờ có thuốc chữa; bà con nên nhớ điều này.
Phó Thống đốc NHNN: Người dân có tiền gửi tại SCB cần thận trọng khi quyết định rút tiền
08/10/2022 - Trước tình trạng người dân đổ xô đi rút tiền tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), đầu giờ chiều 8/10, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định, NHNN và các bộ ngành chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng.
Lãi suất tiền gởi các ngân hàng tăng cao.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú thừa nhận, đúng là trong mấy ngày qua, có những thông tin không tích cực về SCB trên mạng xã hội. Theo lãnh đạo NHNN, NHNN cũng đã có thông tin kịp thời trên Website NHNN để khẳng định sẽ có những biện pháp nhằm tiếp tục đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định cho SCB. Ngoài ra, NHNN cũng sẽ có những giải pháp, chính sách theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tại SCB.

Những thằng Tây đang hãm hiếp Hồ Tây

Những thằng Tây đang hãm hiếp Hồ Tây
Trong bài vừa đăng, tôi viết "tôi vô cùng căm ghét các cao ốc 20-50 tầng xây ở bán đảo giữa lòng Hồ Tây; trông giống như những thằng Tây khổng lồ và hôi hám đang ngày và đêm công khai hãm hiếp cô gái Tây Hồ". Đây là một vài trong số những thằng Tây bẩn thỉu như thế.
nguồn: https://cafebiz.vn/canh-tuong-buc-boi-o-manh-dat-kim-cuong-khu-ho-tay-khoi-be-tong-38-tang-chiem-tron-view-20211208080319615.chn


Hồ Tây… thời khổ

Nhà tôi nhiều đời gốc Hà Nội, nguyên quán ở làng Hoàng Mai, anh em họ hàng sống trong làng và trong các phố Bạch Mai, Trương Định nơi có Chợ Mơ một thời vang bóng. Những năm 1960 và 1970 mỗi lần được đi tầu điện lên Công viên Bách Thảo và Hồ Tây chơi là một lần tôi vô cùng sung sướng. Thế nên năm 2000 khi có tiền, tôi đã mua một mảnh đất gần Hồ Tây và xây một ngôi nhà 5 tầng khá to, có tới hơn chục phòng và sân rộng, tính sau này cả nhà sống ở đó để hưởng thụ không khí trong lành của Hồ Tây. Tiếc rằng người tính không bằng trời tính. Vợ và các con tôi quyết định định cư hẳn ở nước ngoài và không về nữa. Ngôi nhà quá rộng nên tôi cũng không thể ở. Bây giờ tôi sống trong căn hộ tầng 22, cũng gần Hồ Tây và các phòng đều có cửa sổ trông ra Hồ Tây. Chỉ tiếc bây giờ Hồ Tây không còn giống Hồ Tây khi xưa nữa. Hồ Tây bây giờ thối hoắc và bẩn thỉu quanh năm; ở đâu cũng thấy mùi nước hồ, mùi nước cống và mùi tôm cá chết hôi hám. Đường ven hồ chật hẹp, hàng quán bán khắp nơi. Người câu cá trộm, người tham gia giao thông, người sống ven hồ, thực khách của các nhà hàng, nhân viên trông xe và bảo vệ các nhà hàng... rất đông và sẵn sàng cãi lộn, chửi bới và đánh nhau. Thế nên dù đang sống gần Hồ Tây, dù đã từng mơ ước mỗi ngày được thể dục đi bộ quanh Hồ Tây,... nhưng từ ngày chuyển lên đây sống, tôi rất hiếm khi đi bộ hay đi xe máy quanh Hồ Tây. Rất là buồn khi tận mắt chứng kiến Hà Nội, nhất là Hồ Tây, từ một địa danh sạch sẽ, thanh bình, nên thơ,... đã hàng ngày hàng giờ trong suốt 3 thập kỷ đổi mới vừa qua liên tục xuống cấp, trở thành một địa danh vào loại bẩn thỉu, hôi thối và vô văn hóa nhất trong số hàng trăm, hàng nghìn đô thị trên thế giới mà tôi đã đến. Bài dưới đây viết về Hồ Tây khi xưa: Nghèo nhưng mà sạch, mà trong lành. Tôi vô cùng căm ghét các cao ốc 20-40 tầng xây ở bán đảo giữa lòng Hồ Tây; trông giống như những thằng Tây khổng lồ và hôi hám đang ngày và đêm công khai hãm hiếp cô gái Tây Hồ.
Hồ Tây… thời khổ 
01/10/2022 - Nghe tranh cãi chuyện xây nhà hát opera - thôi thì dành cho các nhà quản lý, quy hoạch, kiến trúc và các nhà chuyên môn liên quan. Tôi chỉ muốn “những ai đó” nghe chuyện của kẻ từng là “dân Hồ Tây”, đã vào Sài Gòn, xa nó gần 40 năm.

Hồ Tây không chỉ là cái hồ, nó còn là 
nơi dung chứa ký ức một thời… Ảnh: TL
Nhà tôi ở phố Thụy Khê, nhưng hầu như tôi không bao giờ có cảm giác mình ở ven hồ, dù sống được cái thời nghèo đó có lẽ do… thở bằng phóng khoáng gió. Là bởi khu tập thể chen chúc, muốn thấy mặt hồ phải đi vòng sau cả khu, nhà cửa xây bít đi sâu hun hút vào nơi tôi có căn phòng 9 mét vuông, ngăn đôi bên kia bằng tấm gỗ nên mọi trao đổi nói gì hai bên nghe hết cả.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Bị OPEC+ tát quá đau, Fed có thể tăng lãi suấ thêm 1%

Bị OPEC+ tát quá đau, Fed có thể tăng lãi suấ thêm 1%
Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) đang chịu rất nhiều chỉ trích về chính sách tăng lãi suất cơ bản theo phong cách diều hâu. Thị trường kỳ vọng Fed tăng chậm lại lãi suất điều hành nhờ giá năng lượng giảm. Nhưng quyết định của OPEC+ như một quả bom thả vào thị trường tài chính Mỹ, Fed có lý do để 'diều hâu' hơn nữa trong chính sách của mình.

1) OPEC+ thả bom: cắt giảm 2% cung dầu thô toàn cầu

5/10/2022, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh sản xuất dầu mỏ — được gọi là OPEC+ — thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày — tương đương 2% nguồn cung toàn cầu.

Vì sao TQ giảm phát trong khi cả thế giới lạm phát ?

Vì sao Trung Quốc giảm phát trong khi cả thế giới lạm phát ?
Giảm phát ở Trung Quốc là một trong những hiện tượng kinh tế vĩ mô đáng chú ý trong bối cảnh lạm phát cao trên toàn cầu. Nhìn vào các nước BRICS khác: lạm phát mới nhất của Ấn Độ là 7%, Nam Phi là 8%, Brazil là 9% và Nga là 14%. Trung Quốc? Dưới 3%. Ngành bất động sản (BĐS) và việc xóa nợ (giảm nợ), và sức tiêu dùng đang kiệt quệ của người Trung Quốc giải thích cho hiện tượng giảm lạm phát. Đây là những gì Nhật Bản đã trải qua từ những năm 1990 đến năm ngoái. Nhật Bản, sau 3 thập kỷ giảm phát, hiện đang chứng kiến ​​mức lạm phát 3%, cao hơn cả Trung Quốc.
Lạm phát (tốc độ tăng giá) là kết quả của việc dư thừa tiền. Nếu tiền tạo ra được hấp thụ bởi các hoạt động thực tế, các sản phẩm tài chính hoặc các tài sản khác, thì sẽ không có lượng dư thừa để tạo ra lạm phát. Tuy nhiên, Trung Quốc đang trải qua suy thoái kinh tế (suy giảm hoạt động kinh tế) và xóa nợ tài sản (giảm nợ), tiền thực sự đã chảy ra từ các thị trường này thay vì ngược lại. Có thể nói, sẽ có dư thừa thanh khoản (tiền mặt khả dụng) do chính phủ đã thúc đẩy trong nhiều năm. Nhìn vào dữ liệu cung tiền: tăng trưởng M0 (tiền tệ vật chất) qua từng năm (YoY) đang có xu hướng lên tới 14% và của M2 là 12%.

Mập mờ pháp lý “đất công”: Khoảng trống cho tham nhũng

Nội dung bài này rất chán và không nhất quán. Câu chán nhất là "Chúng ta cần bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, nhưng cũng không được lợi dụng sở hữu toàn dân để làm mờ đi quyền tài sản gắn với quyền sử dụng đất". Ông Võ nhất quán ủng hộ "chế độ sở hữu toàn dân về đất đai". Người dân chỉ có "quyền tài sản gắn với quyền sử dụng đất". Sở hữu toàn dân về đất đai chính là cơ sở để dễ dàng tham nhũng, thì làm sao chống được tham nhũng hả ông ? Tôi phản đối quan điểm này.
Góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Mập mờ pháp lý “đất công”: Khoảng trống cho tham nhũng
GS-TSKH. Đặng Hùng Võ - 06/10/2022 - Người Việt Nam từ cổ xưa rất “nhạy cảm” với của công và của tư: “Trống làng ai đánh thì thùng/của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”. Ý tứ này đã ngấm vào suy nghĩ của một lớp khá đông cư dân sống trên mọi vùng, miền đang tìm cách “vẫy vùng” để “đất công” thành đất cho mình sử dụng. Cách “vẫy vùng” cũng không phức tạp là mấy, chỉ cần chính quyền cấp cơ sở “bật đèn xanh” vì mối quan hệ thân hữu hay tư lợi nào đó.
GS-TSKH. Đặng Hùng Võ. Ảnh: Zing
Trên phạm vi rộng, câu chuyện còn phức tạp hơn: nhiều đại gia bất động sản thích đất nào thì chỉ cần chỉ tay là đất đó bị thu hồi giao cho mình, bất luận người đang sử dụng đất khốn khó đến mấy.

Yêu cầu xử lý luận án TS về cầu lông cho công chức Sơn La

Luận án tiến sĩ về "phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức TP Sơn La" không đạt yêu cầu vì theo các nhà khoa học và 3 chuyên gia độc lập thẩm định, luận án này không đủ tầm của một luận án tiến sĩ, tức là "không có tác động lớn đến cộng đồng hoặc cả xã hội" và "đề tài luận án trên nói đến việc phát triển môn cầu lông cho cán bộ công chức, viên chức TP Sơn La là quá nhỏ, không có tính đóng góp cho xã hội hay cộng đồng khoa học". Theo tôi, thẩm định cần bám sát quy định tại Quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GDĐT là luận án phải "sáng tạo tri thức mới có giá trị làm gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề xuất những ý tưởng, giải pháp mới giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở lĩnh vực nghiên cứu trong những hoàn cảnh thực tiễn cụ thể", để thấy luận án này hoàn toàn là trò hề. Nếu luận án này đã bị đánh giá như vậy thì luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngưc nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" chắc cũng chung số phận.
Yêu cầu xử lý luận án về nghiên cứu cầu lông cho công chức Sơn La
7/10/2022 Bộ GD&ĐT đã yêu cầu cơ sở đào tạo xử lý kết quả luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức TP Sơn La". Luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức TP Sơn La" bị cho là không đạt yêu cầu về tính học thuật lẫn thực tiễn.
Đầu tháng 5 vừa qua, các diễn đàn học thuật trên mạng xã hội có nhiều ý kiến băn khoăn về luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức TP Sơn La", thuộc chuyên ngành Giáo dục học tại Viện Khoa học thể dục thể thao (Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) của Nghiên cứu sinh (NCS) Đặng Hoàng Anh.

Báo Hà Nội Mới 'rút hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?

Tôi luôn luôn ủng hộ Nga trong cuộc chiến Nga - Ukraine nhưng tôi không tán thành cách rút ảnh của báo Hà Nội Mới. Tôi đồng ý với ý kiến sau của nhà báo Võ Văn Tạo: "Giải chạy bộ này đâu có bài phát biểu gì liên quan đến cuộc chiến mà chỉ là sự góp mặt của các đại diện các đại sứ quán nước ngoài - có cả Ukraine lẫn Nga. Vì vậy, khi gỡ hình của đoàn Ukraine mà vẫn giữ hình của đoàn Nga là điều vô cùng dở".
Báo Hà Nội Mới 'rút hình' đoàn chạy Ukraine: 'Lệnh trên ép xuống'?
Đoàn Đại sứ quán Ukraine tham gia "Giải chạy báo Hà Nội Mới" hôm 2/10 tại Hà Nội
6 tháng 10 2022. Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam vừa đăng thư ngỏ về việc báo Hà Nội Mới xoá hình ảnh đoàn Ukraine trong bài viết về 'Giải chạy báo Hà Nội Mới', diễn ra hôm 2/10.


NGUỒN HÌNH ẢNH, FB UKRAINE EMBASSY IN VIETNAM
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 6/10, bà Nataliya Zhynkina, Tham tán chính trị Ukraine tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi phát hiện ra rằng các bức ảnh biến mất vào thứ Hai khi định chia sẻ bài báo trên trang Facebook của Đại sứ quán. Chúng tôi vô cùng hoang mang khi thấy bài báo cập nhật đã không còn hình ảnh của đoàn Ukraine."

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2022

HẾT MUỐN SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC NÀY

Đọc để ghi nhớ mãi mãi và cố gắng làm gì để đất nước ta, người dân ta không bao giờ phải quay lại cuộc sống thời kỳ khốn nạn được bác Long viết trong bài này.
HẾT MUỐN SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC NÀY
FB 
Chu Mộng Long - GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tuyên bố: "Giá trị đất đai tăng thêm đang nằm trong túi người dân, nhà nước phải kiên quyết thu hồi lại". Tôi nghe mà hết muốn sống trên đất Việt! Ba mẹ tôi từng khóc hết nước mắt khi có cái chính sách gọi là "thu hồi" này.
Năm 1975, sau nhiều năm tản cư, cả nhà tôi từ phố thị về lại quê hương. Quê tôi chiến tranh khốc liệt, đằng đẵng suốt 20 năm, không thể sống được. Hòa bình, ba mẹ tôi trút hết vốn dành dụm mua một đôi bò, sắm lại nông cụ để về quê cày ruộng. Việc trước tiên là đắp lại mồ mả ông bà. Sau đó là khai hoang. Những đất đai ông bà để lại đã hoang hóa, cỏ gai mọc ngập đầu. Có những thân cây đã to bằng người ôm. Khai hoang đâu trồng cây lương thực đó để sống. 

Tiền lẻ - Lỗi của những ai ?

Trong lĩnh vực tiền tệ đôi khi tôi đã có những dự báo và đề xuất sai lầm vì lúc đó quá tin tưởng vào tính nhất quán và trí tuệ đổi mới của các nhà lãnh đạo quốc gia. Ví dụ trong một bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế cuối năm 1994 "Bàn về khả năng chuyển đổi quốc tế được của đồng tiền VN", tôi đã dự báo cứ với xu thế cải cách chuyển nhanh sang cơ chế kinh tế thị trường và mở cửa tích cực, hiệu quả như 5 năm 1989-1994 và với những bài học xương máu về kiểm soát lạm phát đã có, thì nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong nhiều năm tới. Từ đó, tôi đã dự báo đến năm 2000 có thể tính đến khả năng đưa đồng tiền VN thành đồng tiền chuyển đổi quốc tế được. Mặt khác tôi cũng tính đến khi đó đất nước sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, vững vàng về chất, nên cần phải đổi tiền để bỏ bớt các số 0 vô nghĩa đằng sau mỗi con số tiền tệ. Ví dụ hiện nay tỷ giá là 24.000 VNĐ/USD, thì sẽ đổi 10.000 đồng hiện tại thành 1 đồng tiền mới, tức là sau đổi tiền, 2,4 VNĐ sẽ bằng 1 USD. Sau đổi tiền, chúng ta sẽ dùng lại các đơn vị tiền tệ hào và xu như trước kia và như các nước. Rất tiếc sau giai đoạn phát triển rất phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường 1990-1996, từ năm 1997, đất nước ta bắt đầu thụt lùi, quay trở lại con đường kế hoạch hóa và quan liêu, cộng thêm bệnh mới là tham nhũng. Và từ đó đến nay, đất nước tiếp tục tụt dài mà chưa thấy đáy. Tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát cao, cả hệ thống kinh tế và xã hội đều bấp bênh có thể tan vỡ bất cứ lúc nào. Riêng thời Nguyễn Tấn Dũng đã đẩy đất nước vào 3 cuộc khủng hoảng liên tiếp 2008, 2010 và 2011-2012. Sau cú suýt bị Trung ương kỷ luật năm 2012, Dũng đã biết "nhiệt tình + dốt nát = phá hoại" nên không dám làm gì trong 3 năm cuối khóa. Bác Phúc cũng biết sợ nên cũng không dám làm gì. Bác Chính thì..., nhìn giá tăng chóng mặt chắc ai cũng hiểu. Bài dưới đây của bác Thông rất đúng: "họ (nhà nước) chỉ biết in tiền, phát hành tiền, còn nó được đối xử thế nào thì họ bất cần biết". Rất là buồn cho 25 năm (1997-2022) mất mát vừa qua của đất nước. PS: Trong ảnh bài viết của tôi có 2 tên tác giả, tác giả thứ 2 là vợ tôi; tất cả các bài viết của tôi đều có tên cả 2 vợ chồng.
Tiền lẻ - Lỗi của những ai ?
FB Nguyễn Thông 
3-10-2022 - Về vụ ném tiền (lẻ) ở Đà Nẵng, tay cán bộ lỗi mười mươi, dù lý do nào cũng không thể biện minh được. Nhưng cái thể chế này cũng không thể đứng ngoài, vô can trong những hành vi như thế. Đã từ rất lâu, họ (nhà nước) chỉ biết in tiền, phát hành tiền, còn nó được đối xử thế nào thì họ bất cần biết.
Hiện những đồng tiền mệnh giá nhỏ bị số đông trong cộng đồng không thừa nhận, nói trắng ra là hắt hủi. Tiền 200 đồng, 500 đồng gần như bị coi là rác, giấy lộn, không mấy ai xem nó là tiền. Nó không có giá trị trong mua bán. Lỡ ta trả ai đó bằng tiền nhỏ ấy, cầm chắc bị mắng vuốt mặt không kịp. 

Dân số thế giới sẽ định đoạt số phận các nền văn minh

Dân số thế giới sẽ định đoạt số phận các nền văn minh
Phương Tây đã mang đến sự giàu có và tiện lợi cho nhiều người hơn bất kỳ nền văn minh nào khác trong lịch sử. Trên thực tế, phương Tây đang tràn ngập các nguồn tài nguyên, nhưng đang cạn kiệt con người - nguồn tài nguyên duy nhất không thể thiếu. Nga là ví dụ rõ ràng nhất: đây là quốc gia lớn nhất trên trái đất, có đầy đủ tài nguyên thiên nhiên, nhưng đang chết dần chết mòn. Dân số Nga đang giảm một cách thảm hại. Ông Nicholas Eberstadt, nhà kinh tế chính trị học người Mỹ, đã có câu nói tổng kết trên tờ Foreign Affairs rằng: “Dân số đông, quyền lực lớn”. Dân số sụp đổ, quyền lực sụp đổ.

Cuộc khủng hoảng dân số không phải là một dự báo, nó đang xảy ra ngay lúc này. Trong 4 phút tới, cứ 1.000 trẻ em được sinh ra sẽ có 172 trẻ ở Ấn Độ, 103 ở Trung Quốc, 57 ở Nigeria, 47 ở Pakistan — nhưng toàn bộ châu Âu thì chỉ có 52 trẻ. Trong tình huống ông Putin sụp đổ, đạo Hồi sẽ có được cơ hội độc nhất vô nhị để hiện thực hóa ước mơ về nhà nước Hồi giáo bằng cách tạo ra một chuỗi liên tục các thực thể Hồi giáo từ Pakistan và Afghanistan đến Bắc Caucasus và sông Volga. 

Lào: Lạm phát cao đi cùng với nợ Trung Quốc

Lào: Lạm phát cao đi cùng với nợ Trung Quốc
Lạm phát tăng vọt
Theo Cục Thống kê Lào, lạm phát tính theo năm ở quốc gia Đông Nam Á này đã tăng vọt lên 30,1% vào tháng 8. Đây là mức lạm phát cao nhất trong khoảng 2 thập kỷ tại Lào.
Lạm phát tháng 8 cao hơn khoảng 5% so với tỷ lệ lạm phát 25,6% được công bố cho tháng 7. Vào tháng 08/2021, lạm phát chỉ ở mức 3,81%. Như vậy, con số lạm phát tháng 8 năm 2022 gần gấp tám lần so với một năm trước. Chi phí xăng, điện, nước và nhà ở đã tăng 20,5%. Thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 30,2%.

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không?

Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không?
Tổng thống Vladimir Putin, người thống trị cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, nhiều lần cảnh báo phương Tây rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nga đều có thể gây ra phản ứng hạt nhân. Liệu ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không? Ông chỉ huy bao nhiêu loại vũ khí như vậy? Hoa Kỳ và liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ đáp trả như thế nào?
1) Ông Putin có sử dụng vũ khí hạt nhân không?
Đáp án phụ thuộc vào cách ông Putin nhìn nhận về mối đe dọa đối với nhà nước Nga và sự cai trị của ông.

Nhà tù siêu lớn đã và đang hình thành trên khắp thế giới

Camera và trí tuệ nhân tạo Trung Quốc: Nhà tù siêu lớn đã và đang hình thành trên khắp thế giới 
Ross Andersen - Nằm tại phía Tây Bắc Tử Cấm Thành, bên ngoài Đường vành đai 3, Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc đã dành bảy thập kỷ để xây dựng một khu tập trung các phòng thí nghiệm quốc gia. Gần trung tâm là Viện Tự động hóa, một tòa nhà màu xanh bạc bóng bẩy được bao quanh bởi các cột gắn camera theo dõi. Đây là một viện nghiên cứu cơ bản. Các nhà khoa học máy tính của Viện đang tìm hiểu những bí ẩn cơ bản của trí tuệ nhân tạo. Những đổi mới công nghệ thiết thực hơn của họ - nhận diện bằng mống mắt, tổng hợp giọng nói dựa trên dữ liệu đám mây - được chuyển giao cho các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, cho các công ty khởi nghiệp trong ngành trí tuệ nhân tạo, và trong một số trường hợp là cho Quân đội Trung Quốc.

Tôi đến thăm Viện này vào một sáng mưa mùa Hè năm 2019. Trong túi, tôi có một chiếc điện thoại đã bị xóa sạch bộ nhớ; trong ba-lô là một máy tính bị xóa sạch dữ liệu – các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn dành cho các nhà báo phương Tây ở Trung Quốc.

'Chạy' thanh tra

Theo tôi cách đề xuất trong bài này chưa thể cơ bản chống được tham nhũng trong hệ thống thanh tra. Thực tế các ngành thuế và hải quan đã thực hiện nhiều giải pháp quản lý rủi ro, nhưng dường như những dấu hiệu giảm tham nhũng vẫn chưa hề giảm xuống. Do đó chống tham những trong hệ thống thanh tra là vấn đề rất nan giải. Trên Chính phủ có chính sách thì dưới Thanh tra và Doanh nghiệp có đối sách để duy trì đặc quyền đặc lợi của mình mà Chính phủ hiện nay có biết cũng bất lực. Một khi Thanh tra muốn "kiếm chác" từ doanh nghiệp thì họ không thiếu gì cách. Chống tham nhũng trong thanh tra nói riêng, trong cả hệ thống chính trị nói chung, chỉ được giải quyết khi đất nước tự do dân chủ, thông tin hoàn toàn công khai, minh bạch và không bị lũng đoạn, người dân và công đoàn có quyền tự do ngôn luận.
'Chạy' thanh tra
Nguyễn Minh Đức 5/10/2022 - Có một mánh khóe mà không ít cán bộ sử dụng để vòi tiền doanh nghiệp, đó là “dự kiến kế hoạch thanh tra”.
Nguyễn Minh ĐứcChuyên gia chính sách công
Cách đây không lâu, một doanh nhân nói với tôi về những khoản hối lộ mà họ phải bỏ ra để yên ổn làm ăn. Cứ mỗi năm, có những cơ quan nhà nước lại lên một danh sách dự kiến kế hoạch thanh tra cho năm tới, rồi bằng cách nào đó, những doanh nghiệp có tên trong danh sách đều phong thanh biết kế hoạch.

Bay giải cứu: Bắt cựu cán bộ Bộ NG tại Nhật, Malaysia

Bắt nhiều thế này thì tương lai chính trị của Phạm Bình Minh chắc sẽ sớm chấm dứt rồi. Tôi không ưa ông này. Nhìn mặt hắn rất tối tăm, vừa hãm tài, bần tiện, vừa gian dối, thâm độc. Rất mong Hội nghị TW đang họp có Nghị quyết kỷ luật và cho hắn nghỉ hưu luôn.
Bắt cựu cán bộ ngoại giao tại Nhật, Malaysia liên quan vụ chuyến bay giải cứu
04/10/2022 Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam thêm 3 bị can liên quan đến vụ án các chuyến bay giải cứu, xảy ra tại Bộ Ngoại giao và một số tỉnh thành phố.

Chiều 4.10, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Hồng Hà, cựu cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) để làm rõ tội nhận hối lộ, quy định tại điều 354 bộ luật Hình sự.

Cựu cán bộ ngoại giao tại Nhật, Malaysia bị bắt liên quan vụ “chuyến bay giải cứu”

Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam hưởng lợi nhờ Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam hưởng lợi nhờ Trung Quốc
03/10/2022 - Thanh Phương - Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/09/2022, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý 3 ước tính lên tới 13,67% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức dự báo 10-11% được các chuyên gia đưa ra trước đó. Việt Nam được dự báo dẫn đầu châu Á về tăng trưởng 2022 trong lúc kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại nhiều. Tăng trưởng của Việt Nam phần nào hưởng lợi nhờ những khó khăn hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc.
Trong bản báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương, được công bố ngày 27/09/2022, Ngân hàng Thế giới ( WB ) ghi nhận: “Tăng trưởng tại hầu hết các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã phục hồi trong năm 2022 sau khi bị Covid-19 gây ảnh hưởng, trong khi đó Trung Quốc bị lỡ đà tăng trưởng do nước này tiếp tục các biện pháp kiềm chế virus.”

Đại sứ quán Ukraine ở VN gửi Thư ngỏ cho Báo Hànộimới

Về mặt chính thức, Nhà nước ta đứng trung lập trong cuộc chiến Nga - Ukraine. Do đó khi đưa thông tin cần cân bằng giữa 2 phía Nga và Ukraine, nhất là đang trong giai đoạn nhạy cảm hiện nay. Tiếc là Báo Hànộimới không chú ý điều này nên đã đăng mấy cái ảnh dưới đây có cờ Ukraine, rồi chắc bị đâu đó có ý kiến mới vội vàng rút đi và thay bằng ảnh trung lập. Tôi không tán thành cách thay ảnh thế này. Sai sót này cũng không quá nghiêm trọng, cấp trên của Báo Hànộimới không nhất thiết phải yêu cầu Báo Hànộimới thay ảnh khác, hoặc bản thân Báo Hànộimới cũng không nhất thiết phải thay. Cứ để nguyên đó cũng không sao vì có duy nhất 2 cái ảnh thể thao quần chúng trong một giải thể thao chẳng mấy ai quan tâm; bản thân Báo Hànộimới cũng chẳng mấy ai quan tâm. Hơn nữa, bản chất của thể thao là trung lập.
Đại sứ quán Ukraine ở Việt Nam gửi Thư ngỏ cho Báo Hànộimới
4-10-22 Thư ngỏ gửi Báo Hànộimới: Vào sáng Chủ nhật, ngày 2 tháng 10, một sự kiện đầy ý nghĩa đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Việt Nam: Giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 47 vì hòa bình.

Gần 1500 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư đã tham gia sự kiện này để truyền tải thông điệp hòa bình đến thế giới, kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

Vì sao liên tục có các tin đồn ông Tập bị đảo chính ?

Vì sao liên tục có các tin đồn ông Tập bị đảo chính ?
Vì không muốn làm một lãnh đạo bù nhìn, ông Tập đã phát động chiến dịch đả hổ chống tham nhũng. Nhưng cũng từ đây, ông đã đắc tội với rất nhiều quan chức cấp cao. Và những người bị đụng chạm lợi ích luôn muốn hạ bệ ông. Ngoài đó ra, còn những nguyên nhân nào khác?
Một loạt tin đồn chính biến gần đây đã hoàn toàn bị xóa bỏ vào ngày 27/9, khi ông Tập Cận Bình xuất hiện trước công chúng và cùng sáu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến thăm quan Trung tâm Triển lãm Bắc Kinh.

Luận án tiến sĩ về áo nịt ngực ở Trường ĐH Bách Khoa

Chúc mừng TS Lưu Thị Hồng Nhung. Rất tự hào vì đất nước chúng ta có thêm một tiến sĩ mới với kết quả nghiên cứu chưa đâu trên thế giới có, "chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả khác” như TS cam đoan. Cũng thêm tự hào vì ở VN làm cái gì cũng có thể bảo vệ thành công thành luận án tiến sĩ. Sáng nay mình vừa mua xội của một cô gái ở bến xe buýt cạnh trường đại học Thăng Long. Từ kinh nghiệm của cô Nhung, mình đang nghĩ hay là nên khuyên cô bán xôi làm một bản luận án tiến sĩ về "Ảnh hưởng của các loại xôi tới kết quả học tập của sinh viên - Trường hợp trường đại học Thăng Long". Đề tài này và kết quả của nó chắc chắn cũng chưa đâu trên thế giới có.
Luận án tiến sĩ ở Trường ĐH Bách Khoa về áo nịt ngực
Lê Huyền - Luận án tiến sĩ về áo nịt ngực của một nghiên cứu sinh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tò mò. Đó là Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngưc nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực.

Luận án của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung. Hai người hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ.

41 lao động QB xuất khẩu sang Hàn, 34 người bỏ trốn

Khốn khổ khốn nạn cho người dân nước tôi. Vì sao đến nông nỗi thê thảm và nhục nhã này:
41 lao động Quảng Bình xuất khẩu sang Hàn Quốc, 34 người bỏ trốn
30/09/2022 - (Dân trí) - Trong đợt 1 của chương trình đưa lao động Quảng Bình đi Hàn Quốc làm thời vụ, có đến 34 người bỏ trốn, không về nước theo cam kết. Sự việc đã khiến các lao động đợt 2 không thể xuất cảnh.

Người lao động được giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh (Ảnh: D.H).
Thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Quảng Bình, trong đợt 1 năm 2022, tỉnh này đã đưa được 41 người lao động sang làm việc tại thành phố Yeongju, tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc theo đúng thỏa thuận đã ký kết, thời gian về nước của những lao động này là ngày 15/9.

Chủ tịch HN ko đối thoại, ko đến tòa hành chính suốt 3 năm

Loại Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Chung và Chu Ngọc Anh thì bố chánh án tòa hành chính và bố người dân cũng không dám bắt chúng đến đối thoại hay đến tòa án. Tuy tòa án là ngành dọc từ trung ương xuống địa phương, nhưng tòa ở nơi nào cũng đều chịu sự quản lý và chỉ đạo của chính quyền nơi đó; nói nôm na là Chánh tòa Hà Nội chỉ là cấp dưới của Chủ tịch Hà Nội. Còn người dân thì khiếp sợ chúng vì chúng hành xử như quan phụ mẫu. Tôi đã tận mắt chứng kiến Chủ Ngọc Anh đến thăm di tích Cửa Bắc Hà Nội. Cấp chủ tịch của hắn chả là cái đinh gì, nhưng hắn đến thì công an, bảo vệ vây quanh, chặn đường không có dân qua lại. Tôi đi ngang qua bị chặn lại rất tức, chẳng lẽ lại chửi vào mặt nó. Thứ nữa, chúng nghênh ngang không đối thoại, không đến tòa hành chính suốt 3 năm, nhưng dường như luật pháp không có chế tài đối với chúng. Nếu chỉ kêu gọi sự tự giác của chúng thì vô ích. Quản lý xã hội, quản lý nhân sự phải dùng luật pháp mới hiệu quả! "Đến nay, chưa có trường hợp nào UBND, chủ tịch UBND bị xử lý trách nhiệm về việc chậm thi hành án, không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của tòa án". Đây đúng là điều cốt lõi quá lo ngại. Tôi đề nghị Quốc hội ra quy định: Nếu trong 1 năm mà chủ tịch UBND các cấp không thực hiện đối thoại với cán bộ các cấp và nhân dân, không đi cơ sở theo quy định, không đến dự các phiên tòa hành chính, không xử lý dứt điểm các vụ việc (khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện,... ) quá 80% số thời gian hay số lần theo quy định thì kỷ luật và cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.
Chủ tịch Hà Nội không đối thoại, không đến tòa hành chính suốt 3 năm
Lê Hiệp - Hà Nội là địa phương "nổi bật" khi Chủ tịch UBND thành phố không đối thoại, không tham gia phiên tòa 100% các vụ án hành chính. Số bản án tòa đã tuyên nhưng chưa được thi hành tại Hà Nội cũng cao nhất nước với 83,3%.

3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM "dẫn đầu"
Hà Nội trở thành địa phương "dẫn đầu" cả nước trong việc chủ tịch UBND các cấp không đối thoại, không tham gia phiên tòa hành chính cũng như số bản án đã được tòa tuyên nhưng chưa thi hành.

3 Ủy viên thôi tham gia Ban Chấp hành TWĐ khóa XIII

Đọc tin Hội nghị TW6 và tiêu đề bài này đều thấy lạ. Cả 3 ông đều bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật, ở quy tắc thời nay, bị kỷ luật thì Trung ương biểu quyết cho ra khỏi TW, thực tế là cắt chức ủy viên TWĐ. Nhưng mấy ông này thì không bị thế, mà TW phải "xem xét nguyện vọng của cán bộ", tức là nguyện vọng của 3 ông này, rồi mới dám biểu quyết, thống nhất để 3 ông thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Như vậy, nếu các ông này không có nguyện vọng thì chưa chắc TW đã dám cắt chức; tức là người dân có thể hiểu 3 ông tức tối, giận dỗi hay mệt mỏi, chán cảnh đời, tự ý hay đồng ý xin thôi, thì TW mới dám biểu quyết cho thôi. TW dưới sự lãnh đạo của bác Cả mà yếu ớt thế a ? Mấy ông này chỉ là con tốt trong TW, không có thực quyền lãnh đạo đất nước, điều người dân cần là phải kỷ luật nghiêm khắc những ông quan có thực quyền, cấp ủy viên BCT; nhưng với TW yếu ớt thế này thì không biết có dám kỷ luật những ông có thực quyền cấp này không ? Nhiều người bảo tôi kệ chúng nó, quan tâm làm gì, kỷ luật cắt chức đứa này, đứa khác được đưa lên cũng thế thôi, như ba Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Chung và Chu Ngọc Anh đấy. Nhưng tôi bảo kỷ luật cắt chức vẫn rất quan trọng để giúp người dân càng hiểu rõ thêm bản chất vô cùng xấu xa, xấu xa không giới hạn, của những ông quan rất to trong chế độ cộng sản, chứ nhiều người vẫn u mê lắm, vẫn tin tưởng và hy vọng lắm. Từ sau Đại hội Đảng 13 vào tháng 1/2021 đến nay, đã có bảy Ủy viên Trung ương khóa 13 bị kỷ luật bao gồm: ông Phạm Xuân Thăng, ông Trần Văn Nam – cựu Bí thư Bình Dương, ông Chu Ngọc Anh – cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thanh Long – cựu Bộ trưởng Y tế, ông Nguyễn Thành Phong – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Huỳnh Tấn Việt – Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, ông Bùi Nhật Quang – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Không hiểu bác Trọng và bác Chính khi đó là Trưởng ban nhân sự Đại hội và Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã quy hoạch, lựa chọn nhân tài thế nào mà chưa được 2 năm đã lộ ra nhiều con sâu trong TW như thế.
3 Ủy viên thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
BẢO LÂM 03-10-2022 Ông Nguyễn Thành Phong, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để 3 ông gồm: Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; ông Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: Phạm Cường.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

Ngược đời: Chuyên viên thanh kiểm tra chuyên môn giáo viên

Ngược đời: Chuyên viên thanh kiểm tra chuyên môn giáo viên
FB Chu Mộng Long 30-9-2022 - Khi đi dạy đại học tại chức, tôi vẫn thường nghe các giáo viên phổ thông kêu ca: “Chỉ cần một chuyên viên của Phòng hoặc Sở xuống thanh kiểm tra là giáo viên khóc với nó”.

Tôi hỏi “nó” đó là ai? Họ bảo “nó” đó có thể là một đứa chưa đi dạy bao giờ, hoặc dạy kém, nhưng nhờ thân thế gì đó được rút lên Phòng, lên Sở làm chuyên viên. Khi thanh kiểm tra chuyên môn, nó hoạnh họe đủ điều, biến sai thành đúng, biến đúng thành sai. Nếu có đúng chăng thì là “nó” máy móc dựa vào “giáo án mẫu”. Khác mẫu, dù có khi chỉ một từ thôi là đã “chết với nó”!

Luân chuyển loạt cán bộ lĩnh vực 'nhạy cảm' ở Bộ KH&ĐT

Không biết tác giả bài này hay lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan niệm thế nào là công tác lĩnh vực 'nhạy cảm', chứ tôi thấy danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực Đầu tư phải thực hiện định kỳ chuyển đổi vừa công bố của Bộ này dường như không hợp lý lắm. Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền quản lý có trách nhiệm thực hiện việc định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tham nhũng”. Như vậy, luật quy định luân chuyển cán bộ "liên quan đến việc quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước" tức là cấp lãnh đạo, và "trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân", tức là cấp chuyên viên. Tuy nhiên, Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT chỉ quy định "định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc", tức là chỉ luân chuyển cấp chuyên viên. Thực tế cơ hội tham nhũng của chuyên viên rất thấp, trong khi của lãnh đạo rất cao, nên quy định trên chắc chưa hợp lý. Thứ hai, Bộ KH&ĐT có chức năng "tham mưu tổng hợp" (tức là cố vấn, trợ lý hay thầy dùi) cho Chính phủ về mọi hoạt động kinh tế xã hội và "chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các Bộ, ngành, vốn bổ sung dự trữ nhà nước, vốn đối ứng ODA và các dự án quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và công trái theo ngành, lĩnh vực; Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác". Đây đều là những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực nhất. Thực tế từ lâu trong Bộ đã nói về nhóm G7 gồm 7 đơn vị quyền lực nhất, dễ tham nhũng nhất..., nhưng lạ là trong danh mục định kỳ luân chuyển dường như không có tên hay không nêu rõ tên nhiều đơn vị thuộc nhóm G7 này. Điều này chắc cũng chưa hợp lý.
Luân chuyển loạt cán bộ công tác lĩnh vực 'nhạy cảm' ở Bộ KH&ĐT
01/10/2022 TPO - Theo quy định mới có hiệu lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đầu tư ở địa phương phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ 3-5 năm.
Bộ KH&ĐT vừa ban hành Thông tư 18/2022/TT-BKHĐT, quy định chi tiết danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực đầu tư ở địa phương. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/9/2022.

Người cao tuổi được quan tâm, chăm sóc tốt nhất (???)

Theo tôi biết người cao tuổi ở VN nếu không có bất kỳ nguồn sống nào thì có thể được nhà nước trợ cấp 500 nghìn đồng mỗi tháng để sống (mức năm 2018), ngoài họ không được hỗ trợ thêm bất cứ thứ gì khác. Chăm sóc như vậy làm sao họ sống được, mà lại còn được coi là chăm sóc tốt nhất ? Bác Phúc đúng là không hổ danh cây hài số 1 VN, kế tục xứng đáng danh hiệu của cụ nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Người cao tuổi được quan tâm, chăm sóc tốt nhất
SGGPO 1/10/2022 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để người cao tuổi tiếp tục phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước, tiếp tục là tấm gương sáng, là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ tương lai.
Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì
 người cao tuổi Việt Nam 2022. Ảnh: QUẾ SƠN
Sáng nay 1-10, tại TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam 2022 do Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức.

Vụ án Cục Lãnh sự: Chưa tiết lộ ‘2 bị can khác là ai’

Tôi hy vọng Hội nghị TW họp tháng này sẽ xử lý thật nghiêm khắc 2 ông ủy viên Bộ Chính trị và 1 ông Phó Thủ tướng ủy viên TWĐ có liên quan tới các vụ án trọng điểm như vụ án Cục Lãnh sự, vụ án Việt Á, vụ án Đầu cơ lũng đoạn thị trường chứng khoán... Cần phải làm như vậy để lấy lại niềm tin của người dân vào chế độ và pháp luật và để đất nước còn có cơ hội phát triển.
Vụ án Cục Lãnh sự: Chưa tiết lộ ‘2 bị can khác là ai’
1 tháng 10 2022 Bộ Công an Việt Nam vào hôm 1/10 cho biết hiện đã khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn 21 bị can trong vụ án tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), hay còn được nhiều người gọi là vụ án ‘các chuyến bay giải cứu’. Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Công an cho biết như vậy chiều 1/10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ.

Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội
Trước đó, tính tới ngày 27/9, Bộ Công an công bố đã khởi tố, bắt tạm giam 19 bị can liên quan vụ giải cứu công dân. Trong đó, người giữ chức vụ cao nhất bị bắt là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng.

Ngẫm nghĩ về cái chết

Đọc đoạn này thấy buồn quá: "Một cô giáo trẻ ở Quy Nhơn đã tự sát để lại thư tuyệt mệnh: “Em mong khi em đi rồi, tuyệt đối không cho một ai là giáo viên đến viếng em. Nếu em được sống các kiếp tiếp theo, em không bao giờ ước một cái nghề cao quý này cả…". Giáo dục là một trong những ngành tệ hại nhất ở VN. Suốt mấy chục năm nay, chẳng có ông Bộ trưởng giáo dục nào có đủ tư cách của kẻ làm người. Không chỉ ở Quy Nhơn mà ở bất cứ trường học nào trên cả nước, đa số giáo viên đều cảm thấy mình cô độc trên bục giảng và xa lạ giữa các đồng nghiệp của chính mình. Tất cả đều ở trạng thái bằng mặt chứ không bằng lòng. Ngành giáo dục nằm dưới sự quản lý tuyệt đối và kỷ luật sắt của các phòng, sở, bộ giáo dục và sự chuyên quyền độc đoán của các hiệu trưởng, trưởng khoa do nhà nước bổ nhiệm chứ không phải do giáo viên của các trường bỏ phiếu lựa chọn một cách tự do dân chủ. Nhà nước chính trị hoá giáo dục làm quyền tự do học thuật cũng biến mất. Giáo viên trở thành những cỗ máy phải làm việc và giảng dạy theo ý lãnh đạo bộ, trường và những kẻ mồm to mặt lớn trong khoa, trong trường… Nhưng vì sự sinh tồn của cả gia đình nên giáo viên đành chấp nhận vì không còn con đường sống nào khác. Đôi người như cô giáo ở Quy Nhơn đã tuyệt vọng đến mức tự giết chính mình, nhưng rồi cũng không có giáo viên, học trò nào xuống đường bày tỏ thương tiếc, sẻ chia. Và bộ máy nhà nước, bộ máy truyền thông thì giả vờ quan tâm đến cô nhưng khi đưa tin thì viết tắt tên cô và không đưa hình ảnh cô. Rồi cái chết của cô sẽ nhanh chóng bị lãng quên như hòn bi rơi xuống biển nước. Tôi đã đôi lần tham gia các sự kiện ủng hộ những nạn nhân của chế độ như thế này, nhưng rồi cuối cùng cũng đành chán nản bỏ cuộc và trở thành người vô cảm. Khi Bộ Công an cho người đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều tra, tìm hiểu về tôi, có đồng chí lãnh đạo đã nhắc nhở "Trứng chọi đá, đừng tham gia nữa...". Trong khi thực tế vô cùng đau xót thì những nhà lãnh đạo quốc gia cứ như đang bay trên mây. Có vị còn dõng dạc “Mặc dù nền giáo dục của chúng ta vẫn còn những hạn chế, xã hội vẫn còn nhiều mong muốn nhưng nhìn tổng thể giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”. Cứ thế này thì biết đến bao giờ đất nước mới sánh vai với các cường quốc năm châu, đến bao giờ người giáo viên mới có được nhân phẩm, tư cách đúng nghĩa của nghề giáo ? Nhiều lúc tôi cũng giống như cô giáo ở Quy Nhơn, cảm thấy cuộc sống ở VN quá vô nghĩa, sống đến bây giờ đã quá đủ rồi, ra cầu Nhật Tân nhảy xuống thôi.
Ngẫm nghĩ về cái chết
Kỳ Thanh - Tháng 9-2022, thế giới đã chứng kiến hai quốc tang ở hai quốc gia quân chủ lập hiến, đều lấy Mặt Trời làm biểu trưng cho đất nước, cho dân tộc mình.

Người dân Iran biểu tình chống lại luật lệ hà khắc.
Phía đông là nước Nhật: hậu duệ của Thái Dương Thần Nữ “mặt trời sáng tỏa Phương Đông”, với quốc tang của cựu Thủ Tướng Shinzo Abe.