Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022

Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi

Mình ngại đọc báo chính thống, vì khi đọc thường rất căng thẳng và bực tức trước những thông tin sai sự thật hay thông tin hành hạ dân... nhiều quá. Bài dưới đây là một ví dụ. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đi đâu cũng khoe thành tích, nhất là tỷ lệ lạm phát gần như bằng 0... Vậy mà khắp nơi dân đều than thở giá cái gì cũng tăng kinh khủng. Thậm chí trong bài "Tài xế công nghệ rơi thảm cảnh, phải bán tháo xe,"chạy làng" thời bão giá" mình vừa đăng, tác giả không ngần ngại đăng ngay trên tít cụm từ "thời bão giá". Bây giờ thì "Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi" ngay trong năm học tới. Chưa hết, người ta còn cho phép "mỗi năm sau tăng khoảng 6-8%". Đặc biệt, trong khi khắp nơi trên thế giới người ta phổ cập hóa trung học cơ sở (cấp 2), tức là cưỡng bức mọi trẻ em phải đi học và được miễn phí, thì ở nước ta vẫn chưa áp dụng việc này. Và do đó các em cũng phải chịu cảnh tăng học phí. Lỹ thuyết và thực tế đã chứng minh rất rõ, chất lượng nguồn lao động tăng lên chủ yếu là từ phổ cập hóa trung học cơ sở, và đây là nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội. Tăng số giáo sư tiến sĩ không có ý nghĩa gì đối với tăng trưởng kinh tế so với hàng chục triệu trẻ em được học cấp 2 tử tế và miễn phí.
Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
20/5/2022, Năm học 2022-2023, học phí THCS dự kiến 50.000-300.000 đồng/tháng, gấp đôi mức 19.000-155.000 đang áp dụng, hầu hết các bậc còn lại có mức tăng tương tự. Theo dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, các địa bàn trên thành phố được chia thành bốn vùng.

Học sinh lớp 12, trường THPT Việt Đức, quận Ba Đình, Hà Nội, trở lại trường ngày 6/12/2021 sau hơn nửa năm học trực tuyến. Ảnh: Giang Huy

Nga tuyên bố toàn thắng tại nhà máy thép Azovstal

Đáng chú ý là hôm thứ 17/05, các nhà lập pháp Nga đã đưa ra kế hoạch tuyên bố những người lính Ukraine thuộc tiểu đoàn Azov là "tội phạm phát xít", những người không được tham gia bất kỳ cuộc hoán đổi tù nhân nào của Nga với Ukraine. Thêm nữa, văn phòng Tổng Công tố Nga đã yêu cầu Tòa án tối cao của nước này tuyên bố tiểu đoàn Azov là một "tổ chức khủng bố" để ngăn chặn những người lính thuộc tiểu đoàn Azov được đối xử như những tù nhân chiến tranh thông thường. Tôi ủng hộ việc làm này của Nga.
Nga tuyên bố toàn thắng tại nhà máy thép Azovstal
21/05/22 Binh sĩ Ukraine cuối cùng ra hàng, Nga đã tuyên bố chiến thắng trong trận chiến kéo dài nhiều tháng nhằm xâm chiếm thành phố cảng Mariupol của Ukraine. Những người lính cuối cùng bảo vệ nhà máy thép Azovstal của thành phố hiện đã đầu hàng, các quan chức Moscow cho biết.

Trong nhiều tháng, những binh lính này đã ẩn náu trong khu phức hợp khổng lồ, ngăn cản Nga thiết lập quyền soát hoàn toàn thành phố. Cuộc sơ tán hôm 20/05 đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc bao vây hủy diệt nhất trong cuộc chiến tại Ukraine, với việc Mariupol giờ đây trở thành đống đổ nát hoàn toàn.

Fed thắt chặt tiền tệ sẽ làm méo mó thêm nền kinh tế

Tác giả bài này là người thuộc trường phái tân cổ điển, đề cao cơ chế thị trường và quy luật cung cầu, đồng thời phê phán việc sử dụng các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ... Chính vì vậy mà để xử lý tình trạng lạm phát đi đôi với tăng trưởng cận 0 (hay suy thoái kinh tế) hiện nay của nền kinh tế Mỹ, tác giả đề nghị "bằng cách giải phóng nền kinh tế khỏi sự can thiệp của ngân hàng trung ương thông qua lãi suất và nguồn cung tiền, quá trình hủy hoại kinh tế sẽ chấm dứt và quá trình tạo ra của cải thực sự sẽ được củng cố. Với một lượng của cải lớn hơn, việc trung hòa các hoạt động phân bổ sai nguồn lực sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều". Cũng vì vậy mà trong mục 3, tác giả bác bỏ đường tổng cung và đường tổng cầu tiền tệ cũng như lãi suất trung lập, tức là lãi suất cân bằng (dài hạn). Ông viết: "đường tổng cung và đường tổng cầu (tiền tệ) được trình bày trong kinh tế học đại chúng không bắt nguồn từ các dữ kiện thực tế mà từ tưởng tượng của các nhà kinh tế học". Thậm chí tác giả còn cho rằng "Giao điểm của đường cung và đường cầu không thiết lập lãi suất thị trường". Do vậy, lãi suất do FED ấn định không thể coi là lãi suất cân bằng như FED tưởng tượng. Từ bác bỏ cân bằng trên thị trường tiền tệ, trong mục 4, tác giả tiến tới bác bỏ cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ khi ông khẳng định "Trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế không tồn tại". Và do đó ông kết luận "Việc Fed can thiệp vào nền kinh tế sẽ dẫn tới khủng hoảng". Tôi là người theo học thuyết Keynes nên không tán thành các lập luận trên, tức là tôi ủng hộ chính sách thắt chặt tiền tệ của FED.
Chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ làm méo mó thêm nền kinh tế
Frank Shostak - Trái với cách tư duy kinh tế phổ biến, việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ không thể sửa chữa được những sai lầm trước đây. Khái niệm lãi suất trung lập và trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế mà Fed hướng tới hoàn toàn nằm trong tưởng tượng. Việc Fed can thiệp vào nền kinh tế chỉ có thể dẫn đến những lệch lạc trong việc phân bổ nguồn lực.

1) Fed thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm sửa chữa sai lầm trước đó

Khi BGH để mặc phụ huynh vào trường lăng mạ giáo viên

Khi Ban giám hiệu để mặc phụ huynh vào trường lăng mạ giáo viên
Một người đàn ông to lớn, mặt đỏ gay, xông vào chỉ trỏ và mắng xơi xơi một giáo viên nữ ngay trong văn phòng của nhà trường. 
Trên trang Facebook cá nhân của mình, ngày 20/5, cô giáo Trần Thị Lịch (nick Lich Tran) đăng tải video quay cảnh một người đàn ông to lớn, mặt đỏ gay, đang xông vào chỉ trỏ và mắng xơi xơi một giáo viên nữ ngay trong văn phòng của nhà trường. Đó là câu chuyện xảy ra ở trường THCS Hiến Nam (Hưng Yên), người giáo viên bị xúc phạm cũng chính là cô Lịch.

Trường THCS Hiến Nam, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên).
Trong video, vị phụ huynh hung hăng đứng dậy, tay chỉ miệng chửi, gọi cô giáo là “cái loại cô, đồ dơ bẩn, ăn cứt (vừa hét vừa vỗ vào đít), đ* nói với cô nữa, cái đầu b*, chết đi…”. Người xem vừa theo dõi vừa vừa thấp thỏm lo lắng, sợ cô giáo bị đánh vì thái độ hung hăng của vị phụ huynh này.

Không thể tin vào tai và mắt mình

Xem video thấy thật không thể hiểu nổi. Chi hội trưởng phụ huynh mà mất dạy thế này thì bảo sao con cháu chúng không mất dạy? Ai chống lưng cho những người như ông ta vậy nếu như không phải là ban lãnh đạo trường ? Tôi đoán là họ đạo diễn để ông Chi hội trưởng phụ huynh sỉ nhục và viết đơn bịa đặt tố cáo cô giáo lên cấp trên của trường. Nên giải tán cái ban giám hiệu trường THCS Hiến Nam thối nát này đi. Thậm chí các quan chức lãnh đạo có liên quan của Phòng và Sở Giáo dục cũng nên từ chức hoặc bị cách chức. Nghe giọng cô giáo Lịch rất điềm đạm, nói năng kín kẽ mình thấy cô rất hiểu biết và có năng lực. Khâm phục cô đã dũng cảm nói lên sự thật, dám kiện cả ban giám hiệu lẫn chủ tịch UBND tp Hưng Yên vì những sai phạm của ngành giáo dục ở đây. Rất buồn là cả xã hội thường thờ ơ, im lặng để mặc cho cô đơn độc chiến đấu. Nếu cả xã hội đều im lặng, thì cái sai sẽ nghiễm nhiên trở thành đúng. Xã hội như thế thì bảo sao ai cũng như người máy, thui chột hoàn toàn về tâm hồn và đạo lý.
Không thể tin vào tai và mắt mình
Thái Hạo 20-5-2022 - Lướt Facebook, thất kinh vì tình cờ thấy video quay cảnh một ông phụ huynh mặt đỏ gay, đang xông vào chỉ trỏ và mắng xơi xơi một giáo viên nữ ngay trong văn phòng của nhà trường. Đó là câu chuyện xảy ra ở trường THCS Hiến Nam (Hưng Yên).
Vị phụ huynh hung hăng đứng dậy, tay chỉ miệng chửi, gọi cô giáo là “cái loại cô, đồ dơ bẩn, ăn cứt (vừa hét vừa vỗ vào đít), đ* nói với cô nữa, cái đầu b*, chết đi…”. Tôi vừa xem vừa thấp thỏm lo lắng, sợ cô giáo bị đánh.

“Quần chúng thế giới” ủng hộ Nga?

Trong bài dưới đây, tác giả phê phán những người ủng hộ Nga dựa trên quan điểm đa số người dân trên thế giới ủng hộ (không phản đối) hành động của Nga tại Ukraine. Đặc biệt, để khẳng định phê phán của mình là đúng, tác giả sử dụng ngay vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Tây Nguyên của VN để minh họa. Tôi không tán thành các quan điểm của tác giả. Một là tác giả phê phán quan điểm “Dân số của tôi đông hơn nên lý lẽ quốc tế là của tôi”. Thực tế ở khắp nơi trên thế giới, khi tranh luận bất cứ việc gì, ý kiến được chấp nhận là ý kiến có quá bán người bỏ phiếu đồng ý. Đó chính là số đông có lý. Cũng chính vì thế mà quan điểm "hệ thống pháp luật quốc tế (và thật ra là hệ thống pháp luật nói chung) được lập ra là để tránh chính kiểu chân lý số đông" của tác giả sai hoàn toàn. Hai là ngay bản thân tỷ lệ phiếu chống Nga cao hơn so với tỷ lệ ủng hộ thì cũng không có nghĩa là tất cả những nước bỏ phiếu chống Nga đều chống Nga, vì thực chất rất nhiều nước bị sức ép của Mỹ và phương Tây nên buộc phải bỏ phiếu như thế. Biểu hiện rõ ràng nhất là họ bỏ phiếu chống Nga nhưng vẫn tìm mọi cách lách luật để quan hệ thương mại, kinh tế, xã hội... bình thường với Nga. Ba là tác giả cho rằng nếu Trung Quốc chiếm các vùng đất của VN rồi vì dân số TQ đông nên sẽ dẫn tới kết luận “Nhân dân thế giới ủng hộ Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa”. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, và đó chính là do lỗi của VN vì VN đã không giải thích được cho nhân dân thế giới, nhất là nhân dân TQ, hiểu thực chất Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, kể cả việc kiện TQ ra tòa cho nhân dân thế giới thấy VN cũng không dám kiện. Thêm nữa, luật pháp là may sẵn (chỉ gồm những nguyên tắc chung), lịch sử là may đo (xử lý căn cứ vào các tình tiết của từng trường hợp cụ thể). Vì thế không thể nói khi một nước đem quân đánh một nước khác thì khẳng định ngay nước đó sai (nếu thế thì Mỹ sai nhiều nhất), hay khi một nước được đa số nước khác hay nhân dân thế giới ủng hộ, thì bảo nước đó đúng. Lịch sử đã cho thấy cuối cùng rất nhiều cá nhân hay thiểu số lại trở thành đúng, đám đông trở thành sai. Cuối cùng, phải khẳng định thế giới chỉ có luật pháp do Mỹ và phương Tây lập ra để thống trị thế giới và chỉ có lợi cho chúng. Và khi áp dụng luật thì Mỹ và phương Tây luôn luôn dùng tiêu chuẩn kép: Cùng một hành động, nếu Mỹ và phương Tây làm thì bảo là đúng, nhưng nếu Nga hay TQ làm thì bảo là sai. Vì vậy, luật pháp quốc tế là trò hề, chúng là của kẻ mạnh. Các nước yếu như VN (kể cả Nga trước bầy sói đông đảo, tham lam và hung hãn) chỉ có một con đường là phải nhanh chóng phát triển để có đủ sức mạnh tự bảo vệ được mình.
“Quần chúng thế giới” ủng hộ Nga? Và những lý luận hết nước chấm
FB Nguyễn Quốc Tấn Trung 20-5-2022 - Trung nhận thấy lập luận của các nhóm Putinistas Việt Nam ủng hộ chiến tranh xâm lược Ukraine càng ngày càng cùn đi, và cũng dần ít đi hàm lượng tri thức hơn, nên đến giờ cũng không muốn bàn nhiều. Song do một số độc giả hỏi, và vì cũng có nhiều người đưa ra hết sức tự tin trong một vài bình luận, nên xin được phép ghi nhận ngắn như sau:

1/ Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại đã 35% DÂN SỐ SỐ THẾ GIỚI, cộng thêm các quốc gia khác không trừng phạt Nga thì họ là số đông. Họ “thân” Nga nên Nga có chân lý quốc tế?

Tài xế công nghệ rơi thảm cảnh, phải bán tháo xe

Đọc đoạn tâm sự này của anh Tuấn thấy thương anh em lái xe quá: "Làm tài xế là nghề mơ ước của tôi nhưng nếu cứ thế này thì gia đình tan nát mất. Mua xe tưởng đổi đời ai ngờ suýt nữa mất vợ". Mà cũng lạ, đọc sách báo tôi thường thấy viết phụ nữ VN thường an phận thủ thường, lấy chồng rồi chỉ muốn ổn định cuộc sống và cố gắng chăm lo cho chồng cho con... Nhưng thực tế hình như khác hẳn. Tôi thấy phụ nữ bây giờ ham hố nhiều thứ lắm, từ tiền bạc, danh vọng, bằng cấp tới cả những chức vụ cao trong cơ quan Đảng và Nhà nước hay doanh nghiệp. Vì tham vọng nhiều, nên họ nhìn ông chồng quanh năm chạy lo kiếm tiền nuôi vợ nuôi con như những kẻ bần tiện, dốt nát và do đó sẵn sàng ly hôn chồng mỗi khi có xung khắc. Tôi cảm tưởng thời nay dường như phụ nữ chủ động ly hôn chứ không phải nam giới. đặc biệt hầu hết các vụ ly hôn của người thân, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đều do phụ nữ chủ động. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Xã hội học Mỹ, phụ nữ thường chủ động hơn nam giới để đưa ra quyết định ly hôn; cụ thể phụ nữ là người khơi mào 69% các vụ ly hôn, so với 31% của nam giới. Tỷ lệ này ngang bằng nhau đối với những cặp sống chung nhưng không kết hôn. Thật xấu hổ cho nam giới ngày nay vì không biết cách trở thành cái thang để vợ trèo hái quả ngọt. Nhưng nam giới hãy dũng cảm lên, vợ thích ở với ta thì ở, vợ không thích ở thì cứ cho vợ đi, đừng buồn quá làm gì. Tìm được vợ mới hợp với mình thì tốt, mà không tìm được thì vẫn có nhiều cách để sống vui, sống khỏe; lo buồn quá làm gì cho khổ.
Tài xế công nghệ rơi thảm cảnh, phải bán tháo xe,"chạy làng" thời bão giá
Xuân Hinh 20/05/2022 - (Dân trí) - Sau 8 năm chạy xe công nghệ, anh Tuấn phải bán xe trả nợ và níu kéo cuộc hôn nhân đang đứng trước bờ vực thẳm... Xăng tăng, cước phí tăng, hãng xe thu lợi? Nhiều khu vực trung tâm nhưng rất khó đặt xe công nghệ trong những ngày qua.

Ông T. cho biết, từ khi xăng tăng giá, nhiều
tài xế xe công nghệ đã bỏ việc, bán xe.
Hơn một tuần trở lại đây, việc đặt xe công nghệ tại nhiều khu vực ở TPHCM gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí, có những khu vực thường xuyên có nhiều xe công nghệ đậu sẵn như sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Bình), khu Đầm Sen, Khu chung cư cao cấp trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp)... mà việc đón xe cũng không dễ dàng. Có hành khách phải đợi từ 30 - 60 phút mới có thể đặt được một chuyến đi chỉ khoảng 10km.

Một chuyến đi Boston đối thoại với Thủ tướng

Có mấy đoạn trọng bài này đọc thấy buồn cười: (i) Trong đoàn của Thủ tướng có 6 vị bộ trưởng từng học ngắn hạn ở đây. Một anh nhà báo bình luận vậy thì phải xem lại chất lượng đào tạo của Harvard; (ii) Đoàn Việt Nam năm 2019 đến làm việc nghiêm túc với các giáo sư Harvard, nhưng không rõ tác động thế nào đến chính sách của Việt Nam, chỉ có điều Trưởng đoàn Mr. Nguyễn Văn Bình (Trưởng ban Kinh tế trung ương) đi Harvard về là nghỉ hưu luôn. (iii) Có đến hơn 10 bộ trưởng tham gia đoàn của Thủ tướng Chính, không biết họ đi hết thì ai ở nhà làm việc nhỉ. (iv) Người mới từ Việt Nam sang khi đến các khu người Việt ở Mỹ chắc sẽ ngạc nhiên và thất vọng lắm. Ủa sao Mỹ mà quê quê, dơ dơ thế này? Tôi cho rằng đây là thực tế ở nhiều nơi trên đất Mỹ chứ không chỉ ở các khu người Việt. Tác giả bài này là một hacker người Việt đang sống và làm việc ở Mỹ. Ông khẳng định "chúng tôi đã có thể xâm nhập vào nhiều hệ thống máy tính trọng yếu của Việt Nam. Nếu chúng tôi làm được như vầy, tưởng tượng những nhóm hacker quân đội hay tội phạm có tổ chức sẽ còn làm được gì nữa". Tôi đồng ý với ý kiến này của ông. Không chỉ trong lĩnh vực tin học, cả trong lĩnh vực kinh tế và trong nhiều lĩnh vực khác, người nước ngoài rất dễ dàng phối hợp nhau phá tan các hệ thống tưởng là an toàn và vận hành trơn chu của VN, từ đó đánh sập nền kinh tế VN. Đơn cử như đầu cơ quốc tế, tôi đã từng đưa ra dự báo vào năm 1999 là, đến khoảng năm 2020, giới đầu cơ quốc tế sẽ phối hợp đánh tan nền kinh tế VN để kiếm lời (giống như đã đánh sập các nền kinh tế Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia năm 1997), vì khi đó VN đã trở thành một nước khá giầu (như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia); do đó chúng ta cần chủ động chuẩn bị trước các biện pháp tự vệ hữu hiệu. Nhưng rất may (và cũng bất hạnh thay) năm 2020 đã trôi qua mà chẳng có cú đầu cơ quốc tế đánh vào nền kinh tế VN. Nguyên nhân chủ yếu là VN vẫn còn quá nghèo. Chẳng thằng trộm hay cướp nào xông vào nhà nghèo để trộm cướp cả; VN có cái gì đáng giá đâu để mà cướp. Tưởng là đến năm 2020 chúng ta đã thành rồng, nhưng thực tế chưa thành rồng đã hoàn toàn kiệt sức và mất phương hướng. Mục tiêu đề ra là xây dựng CNXH, nhưng như cụ Tổng nói, đến hết thế kỷ XXI cũng chưa chắc đã thấy mặt mũi CNXH nó như thế nào trên đất nước ta, thì rõ ràng CNXH là không tưởng, tức là chúng đang không biết sẽ đi về đâu.
Một chuyến đi Boston đối thoại với Thủ tướng
Dương Ngọc Thái 20-5-22 - Tuần rồi tôi nhận lời mời đến Harvard Kennedy School để dự sự kiện Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính phát biểu, đối thoại với các giáo sư và khách tham dự. Tôi hi vọng sẽ có cơ hội thông báo cho Mr. Chính và nội các biết tình hình an ninh mạng rất tệ ở trong nước.

Chiều thứ sáu 13/5/2022 tôi hạ cánh ở Boston. Tôi ở Charles Hotel, sát bên Harvard. Khách sạn đẹp, lịch sự, đắt lòi mắt. Tôi ăn tối với vài người bạn ở một nhà hàng có món Risotto rất ngon trong khu Little Italy.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Cảnh báo Mỹ có nguy cơ phá sản vì Ukraina

Cảnh báo Mỹ có nguy cơ phá sản vì Ukraina
Elon Musk: Chính quyền Biden phải khống chế lạm phát, nếu không nước Mỹ sẽ trở thành Venezuela

Tỷ phú công nghệ Elon Musk hồi đầu tuần cảnh báo rằng Mỹ phải nghiêm túc thực thi các biện pháp hiệu quả để giải quyết lạm phát, nếu không sẽ có kết cục giống như nước xã hội chủ nghĩa Venezuela.

Tóm tắt tin chiến sự Nga - Ukraine 19/5

Tóm tắt tin chiến sự Nga - Ukraine 19/5
Ukraine mất quyền kiểm soát Mariupol ảnh hưởng như thế nào?
Theo như lời của Ukraine tuyên bố các binh sĩ đã “hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu” ở thành phố, sau khi thành phố cảng Mariupol ở đông nam Ukraine đã chính thức nằm dưới quyền kiểm soát của Nga vào tuần này.

Tính đến ngày 18.5, Bộ Quốc phòng Nga nói gần 1.000 binh sĩ Ukraine đã hạ vũ khí đầu hàng, rời nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. Các binh sĩ được đưa đến nhà tù ở khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát thuộc miền đông Ukraine. Những người bị thương khác được đưa đến bệnh viện điều trị, chấm dứt giao tranh ác liệt kéo dài hơn 2 tháng.

Lái xe ko giới hạn tốc độ tại Đức 'sướng' như thế nào?

Ở Đức có hệ thống đường cao tốc Autobahn có tổng chiều dài 12.996 km và đi qua nhiều thành phố lớn của nước Đức. Trên phần lớn các tuyến đường này, lái xe có thể phóng với tốc độ không hạn chế. Ở nhiều nước châu Âu khác, trước đây, chính quyền đưa ra các tốc độ tối đa để khuyến cáo lái xe tôn trọng nhằm tránh xảy ra tai nạn, nhưng chính quyền cũng không phạt nếu lái xe chạy quá tốc độ tối đa. Sau này, nghe nói chính quyền cho rằng tốc độ chạy xe nhanh quá sinh ra hiện tượng buồng đốt (bộ chế hòa khí) không tiêu thụ hết xăng, đẩy lượng xăng dư thừa ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nên mới đặt ra tốc độ tối đa. Có ý kiến còn đề nghị đưa tốc độ tối đa xuống 80-100 km/h để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có một thực tế là đa số lái xe ở các nước Tây Âu đều chạy quá tốc độ trên đường cao tốc, nhưng tốc độ họ chạy quá thường không nhiều và thường sẽ không bị phạt. Lúc đầu tham gia giao thông trên đường cao tốc ở đây, do chưa quen nên tôi rất ngạc nhiên thấy tại sao có nhiều lái xe phóng với tốc độ cao thế. Thậm chí trên một số tuyến cao tốc nhiều làn nhưng ít xe lưu thông, đường rộng rãi nên lái xe có thể chạy 200-250 km/h mà không lo bị phạt vì chính quyền ít khi đặt camera giám sát hay bố trí công an phục bắn tốc độ. Đặc biệt nếu xe vi phạm là xe ngoại giao thì chính quyền cũng thường không phạt. Nếu có camera giám sát thì thường trước đó 3-5 km đã có biển báo trước sẽ có camera để lái xe biết và đi chậm lại. Ngược lại, trên các đường nội đô có dân cư đông đúc, chính quyền thường giám sát khá nghiêm để hạn chế tai nạn giao thông. Bài viết dưới đây cho rằng "Rất ngạc nhiên khi Autobahn lại là đường cao tốc an toàn với tỷ lệ tai nạn gần như thấp nhất thế giới. Vì khả năng lái xe, cũng như ý thức trên đường của người Đức thật tuyệt vời".
Lái xe không giới hạn tốc độ tại Đức 'sướng' như thế nào?
Năm mức tốc độ quan trọng trên ôtô ở Đức
Nguyên Khôi 20/4/2018 - Ở Đức và đa số các nước châu Âu khác, có năm mức tốc độ quan trọng cần lưu ý là 10, 30, 50, 100 và 130 km/h. Nhiều người biết rằng, đường cao tốc ở Đức không giới hạn tốc độ. Điều này có thể đúng và có thể sai. Đúng là có nhiều đoạn đường cao tốc không giới hạn tốc độ nhưng có những đoạn bị giới hạn, phổ biến nhất là các mức 80, 100, 130 km/h.

Các mức tốc độ này được đánh dấu đỏ trên đồng hồ ở hầu hết các xe đời mới tại Đức.

TQ bình luận về Hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ 2022

Trung Quốc bình luận về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành - “Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN—Mỹ 2022” đã họp tại thủ đô Washington (Mỹ) trong hai ngày 12 và 13/5. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo cấp cao 10 nước ASEAN, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Pham Minh Chính, đã dự họp. Hội nghị đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung. Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc ngày 15/5 đăng bài viết dưới tiêu đề “Xã luận: ASEAN không phải là cây cầu bập bênh của Mỹ trong ‘Cuộc chơi với Trung Quốc’” Dưới đây là bản dịch xã luận này.

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN—Mỹ từng bị trì hoãn đã họp trong tuần này tại Washington. Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Biden đọc diễn từ nói mối quan hệ giữa Mỹ với ASEAN “đại diện cho tương lai”. Phó Tổng thống Harris thì nói “Cùng bên nhau, chúng ta có thể ngăn chặn được sự đe dọa đối với các chuẩn tắc quốc tế”. Cho dù trong thời gian họp Hội nghị cấp cao này, phía Mỹ không công khai nhắc tới Trung Quốc nhưng dư luận phổ biến cho rằng phương thức “ngoại giao nhiều bên” mà Mỹ đang thực hành thông thường đều làm cho Trung Quốc trở thành “Nhân vật chính vắng mặt”.

Quy chế đào tạo tiến sĩ mới giúp các "lò ấp" hồi sinh

Bài này của GSTS Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện toán học VN, rất hay. Tôi rất tâm đắc câu của GS: Trong một xã hội liêm chính thì có thể dùng cái tốt lấn át cái xấu; còn trong một xã hội chưa liêm chính thì phải có chế tài nghiêm khắc không cho cái xấu phát triển. Khổng Minh đã nói câu tương tự như trên với Lưu Bị và Pháp Chính khi giải thích tại sao ông dùng luật pháp nghiêm khắc và chế tài mạnh khi vào đất Thục. Mỹ và các nước phương Tây giầu có, dân trí cao và xã hội liêm chính, nên có thể bỏ án tử hình và các chế tài mạnh. Ngược lại, ở Nga và đặc biệt là ở Việt Nam, xã hội chưa liêm chính thì chính quyền nhất thiết phải dùng chế tài mạnh. Nếu dùng chế tài mạnh thỏa đáng, thích hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân thì không thể gọi là độc tài. Chỉ khi lạm dụng để tước đoạt quyền của người dân thì mới bị gọi là độc tài. Thực tế người dân VN rất ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đốt lò. Và tôi cũng tin người dân Nga ủng hộ Tổng thống Putin dùng chế tài mạnh lập lại kỷ cương ở nước Nga để chấm dứt thời loạn lạc vô liêm chính thời Tổng thống Boris Enxin. Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ mới năm 2021 thay cho Quy chế năm 2017 là một bước thụt lùi gây hậu quả nghiêm trọng. Quy chế mới năm 2021 không chỉ làm giảm chất lượng Tiến sỹ ở nước ta mà còn làm giảm số lượng các nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế. Có lẽ đã có một "nhóm" nào đó cố tình vận động hành lang để thay đổi quy chế cũ và đưa ra quy chế mới này nhằm phục vụ cho việc ra đời các luận án Tiến sỹ kém chất lượng để họ nhanh chóng tăng số lượng tiến sĩ cho họ. Các cơ quan pháp luật của Đảng và Nhà nước cần điều tra, xử lý nếu đúng là có nhóm như vậy. Buồn nhất là ở VN trong hơn nửa thế kỷ gần đây (từ sau thời GS Tạ Quang Bửu), đã không có ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục nào xứng đáng làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
QUY CHẾ ĐÀO TẠO TIẾN SĨ MỚI GIÚP CÁC “LÒ ẤP” HỒI SINH
Fb Ngo Viet Trung - Những ngày này, dư luận sôi sục chuyện 'luận án tiến sĩ cầu lông'. Đầu tiên người ta tưởng là chuyện đùa nhưng té ra là thật. Không những thế còn có ít nhất 6 'luận án cầu lông' khác. Sau đấy người ta lại phát hiện ra hàng loạt luận án kiểu "Đảng bộ tỉnh ... lãnh đạo ..." của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tiếp theo là đủ các loại luận án kiểu "Quá trình chuyển biến kinh tế xã hội tỉnh ..." của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội.
Dư luận cho rằng các luận án này chỉ là những báo cáo chuyên đề về địa phương nào đấy, cán bộ hành chính nào cũng soạn được. Hơn thế nữa, các luận án đều có lời lẽ và nội dung na ná giống nhau kiểu "chép và dán". Nếu tìm thêm chắc còn nhiều luận án “choáng” kiểu thế này (xem hình).

Quá thất vọng với kết quả Hội nghị TW 5 vừa họp

Quá thất vọng với kết quả Hội nghị Trung ương 5 vừa họp đầu tháng 5.
Mình đã rất tin tưởng tại Hội nghị này, các ủy viên TW sẽ biểu quyết mức kỷ luật với hai con sâu bự này, chỉ băn khoăn là giơ cao đánh khẽ hay khai trừ khỏi Đảng. Mình còn hy vọng Trung ương sáng suốt xử lý cả cấp trên của chúng là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Không ngờ Trung ương họp 6 ngày mà cứ như không họp. Bây giờ Ủy ban kiểm tra trung ương mới đưa ra đề nghị xử lý thì quá hèn yếu và lề mề. Hơn nữa, loại sâu này phải do Ban chấp hành trung ương kỷ luật mới xứng tầm chứ đâu phải ở cấp Bộ chính trị.
Chống tham nhũng kiểu này thì nghìn năm nữa cũng không chống được.

Cần phải dạy văn hóa giao thông trên cao tốc

Hoan hô báo "An ninh thế giới online" của Báo "Công An Nhân Dân" đã đăng bài này rất hay. Tôi thường lái xe trên đường cao tốc ở châu Âu, tốc độ đôi khi lên tới 200-250 km/h, nên tôi rất hiểu những nguy hiểm vô cùng tàn khốc nếu xảy ra tai nạn ở đây. Ở VN, nói là đường cao tốc, nhưng tốc độ cũng chỉ 80-100 km/h, chỉ có 2-3 tuyến được lưu thông 120 km/h, nên người VN chưa cảm thấy nguy hiểm nếu không tôn trọng luật giao thông trên đường cao tốc nói riêng, đường bộ nói chung. Theo tôi, người Việt không chỉ kém ý thức khi tham gia giao thông mà chủ yếu không hiểu luật lệ giao thông. Đa phần người dân không biết từ đường bé ra đường to thì phải dừng xe quan sát, thấy an toàn mới đi ra. Ngay cái biển giao nhau với đường ưu tiên họ cũng không hiểu. Tệ nhất là người Việt không hiểu khi đến các nút giao thông thì ai được quyền đi trước, ai phải chờ đến lượt mới được đi; do đó họ cứ đi loạn xạ, mà theo cách dùng từ của họ thì cứ "cướp đường mà đi". Đặc biệt, rất ít người Việt biết nhường nhau trên đường; thấy xe khác từ xa lao đến, họ vẫn thản nhiên phi xe ra chặn đường, vì họ biết người kia sẽ phải phanh lại để không đâm vào họ. Thấy xe đang lùi, họ không chịu chờ mà cố tình luồn qua đít xe đang lùi để vượt qua, không hề sợ sẽ bị xe lùi cán chết... Cuối cùng, khi xảy ra tai nạn thì người hiền bao giờ cũng thiệt, xe đắt tiền hơn bao giờ cũng thiệt. Tôi thường bảo người nhà khi xảy ra tai nạn thì dù mình đúng vẫn nên bồi thường cho họ để khỏi cãi nhau. Rất may trong cuộc đời hơn 63 năm, tôi đã đi bộ chắc hơn 50 năm, đạp xe đạp khoảng 30 năm, đi xe máy 40 năm và lái ô tô 22 năm, nhưng chưa dính phải vụ tai nạn giao thông nào. Rất mong Bộ giáo dục xem xét đưa văn hóa giao thông dạy trong nhà trường, thay cho những môn vô thưởng vô phạt không gắn bó với cuộc sống như hiện nay.
Cần phải dạy văn hóa giao thông trên cao tốc
18/05/2022 - Có một giai đoạn những năm 1990 người ta hay nói đùa với nhau rằng “Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Xe công nông đầu ngang, hung thần trên các cung đường với tiếng động cơ ồn ào, khói đen mù mịt, gạch cát vương vãi, sắt thép tua tủa…Thật không lạ tại sao người ta sợ hãi loại phương tiện này đến thế, người điều khiển hung hãn, bất chấp mọi luật giao thông cũng như sức khỏe, tính mạng người đi đường.
Sự hồn nhiên thái quá hay thiếu hiểu biết khi dừng chụp ảnh trong đường cứu nạn trên cao tốc?

Phương Tây đối đầu ‘thế giới’ trong quan hệ với Nga

Đoạn này hay: "Tập đã chọn đồng minh với ‘đồng chí độc tài’ Putin, và cả hai chia sẻ những bất bình sâu sắc trước một trật tự thế giới do Mỹ thống trị, mà họ tin rằng đã bỏ qua lợi ích của họ. Hai nhà lãnh đạo quyết tâm tạo ra một trật tự toàn cầu hậu phương Tây, dù họ có suy nghĩ khác nhau về việc trật tự này sẽ trông như thế nào". Tập và Putin khẳng định trước hết cứ phải phá tan cái trật tự thế giới hiện nay đã vì nó quá thối nát và tồn tại cũng quá lâu rồi.
Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga
Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga. Ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.
Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích.

Nga đạt thỏa thuận quốc hữu hóa tài sản của Renault

Gia đình tôi gốc làng Hoàng Mai, vùng đất nay phần lớn thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội. Một phần nhỏ chạy dọc theo phía Đông đường Trương Định thì lại thuộc quận Hai Bà Trưng. Đây là một làng rất to. Phía Bắc và phía Tây bao hai góc làng là các phố Minh Khai và Trương Định, phía Đông giáp với đường Kim Ngưu và phía Nam kéo dài mãi xuống quá Đền Lừ, đến tận Tương Mai, Tân Mai và Giáp Bát. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIX, ông nội tôi đã mua đất xây biệt thự rất to, kèm theo sân vườn và ba gian hàng rất rộng ở mặt đường Trương Định. Trải qua thăng trầm, hơn 5000 m2 và biệt thự to đùng của ông nội đã mất (biệt thự bị Pháp lấy làm trụ sở, trước khi rút đi chúng đã đặt thuốc nổ phá hủy, giờ chỉ còn hệ thống móng nhà nằm sâu dưới đất). Đất đai chỉ còn lại hơn 1000 m2 để anh em chúng tôi chia nhau. Bố tôi và tôi đều sinh ra và lớn lên ở đây; do đó chúng tôi có nhiều người quen trong khu phố này. Đáng buồn là trong hơn nửa thế kỷ qua, khu phố này rất kém phát triển, hơn nữa cũng không có mấy người dân ở đây thành đạt. Những khi sống ở đây, thỉnh thoảng đi bộ trên phố, tôi gặp lại một số người quen hay bạn học cũ, đa số họ không có nghề nghiệp tử tế, thậm chí một số người chưa từng đi làm, cả đời sống dựa vào bố mẹ, trong khi bố mẹ sống bằng tiền cho thuê nhà, thuê đất. Họ không có tiền, nhưng gặp tôi, nghĩ tôi có tiền, họ thường giục tôi phải mua nhà này xe kia, vì theo họ "mỗi thứ chỉ vài chục tỷ chứ đáng bao nhiêu". Tiền một xu không làm ra, thậm chí không có, nhưng mồm họ toàn nói tiền tỷ và khinh thường những người có tiền triệu. Quá lạ cho cách sống và văn hóa của một bộ phận người Việt này. Đọc bài dưới đây, thấy chỉ riêng 1 liên doanh của Renault với Nga, năm 2021 đã bán được khoảng 500.000 ô tô tại Nga và Nga là thị trường lớn thứ hai của Renault sau Liên minh châu Âu (EU), trong khi đó ngành công nghiệp ô tô của VN cả năm 2021 chỉ bán được cho 100 triệu dân cả xe nội lẫn xe nhập ngoại là 410.000 chiếc, trong đó chủ yếu là xe rẻ tiền được sản xuất liên doanh với Hàn Quốc. Vậy mà người Việt chúng ta (trong đó có một số bạn viết bình luận trên trang FB này của tôi) luôn mồm khinh bỉ Nga nghèo đói, nhục nhã. Họ còn chê Nga độc tài như Hitler..., trong khi Nga là một nước đa nguyên đa đảng và dân chủ gấp hàng chục lần nước ta. Những người này thật chẳng khác gì những người quen hay bạn học cũ của tôi nêu trên. Để so sánh giầu nghèo, có thể xem bảng so sánh các quốc gia trên thế giới theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quy đổi theo sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người (tức là chia giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bên trong một quốc gia trong một năm cho dân số trung bình của cùng năm đó). Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy năm 2021, GDP đầu người của Mỹ là 69,375 USD, trong khi của Nga là 30,431 USD, tức là khoảng cách không phải là quá xa. Cần lưu ý là số liệu GDP của Mỹ đã tính đủ giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên đất Mỹ, nhưng GDP của Nga chỉ tính được một phần vì nền kinh tế Nga chưa thị trường hóa tất cả các hàng hóa và dịch vụ như ở Mỹ. Người Nga bây giờ cũng giống như người dân đồng bằng sông Cửu Long trước kia, tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, nên có rất nhiều thứ họ lấy từ thiên nhiên để tiêu dùng mà không được tính vào GDP. Thêm nữa, tôi luôn luôn phê phán xã hội phương Tây tiêu xài quá lãng phí, làm cạn kiệt tài nguyên thế giới và phá hoại môi trường. Nếu cả thế giới đều tiêu xài như phương Tây thì quả đất này nát bét. Tôi cho rằng mức tiêu xài của Nga là hợp lý và thế giới nên dừng ở mức tối ưu đó để bảo vệ quả đất; vấn đề là nước giầu phải bớt bóc lột các nước nghèo thông qua quan hệ mua bán, đầu tư bất bình đẳng. Bản thân tôi, dù có tiền, nhưng tiêu xài rất tiết kiệm, chỉ cần đủ sống như người dân bình thường là được. Tiền dư thừa để cho con cháu, thậm chí con cháu không muốn lấy thì dùng làm từ thiện, góp phần nâng cao mức sống cho thế hệ sau; như thế tốt hơn nhiều so với quan điểm chết không mang được đi nên nếu có tiền thì phải cố sức mà xài cho hết.
Nga đạt thỏa thuận quốc hữu hóa tài sản của Renault
Ngày 16/5, cơ quan chức năng Nga và Renault, hãng chế tạo ô tô của Pháp, đều đã xác nhận đã ký kết thỏa thuận về việc mua - bán tài sản của tập đoàn này tại Nga. Kể từ khi ký kết thỏa thuận liên doanh với AvtoVAZ, hãng chế tạo ô tô lớn nhất ở Nga với thương hiệu xe Lada nổi tiếng, từ năm 2008, Renault đã đầu tư hàng tỷ euro cho nhà máy sản xuất tại Nga. Nhờ AvtoVAZ, năm 2021, Nga trở thành thị trường lớn thứ hai của Renault sau Liên minh châu Âu (EU), với doanh số bán ra tại "xứ Bạch Dương" vào khoảng 500.000 ô tô. 

Tầm quan trọng từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính

Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính
Tác giả: Lê Hồng Hiệp - Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 5, chuyến công du nước ngoài dài nhất mà ông từng thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 năm 2021. Ngoài việc tham dự Hội nghị thượng định Hoa Kỳ-ASEAN, ông Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ và hoạt động khác nhau để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến thăm giúp nâng cao uy tín của vị thủ tướng ở trong và ngoài nước, tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể và kịp thời cho cả quan hệ song phương lẫn các chương trình nghị sự trong nước của ông Chính.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại về hàng hóa lớn thứ 10 của Hoa Kỳ. 

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022

Người Việt lười đọc sách, vì sao?

Tôi thích nhất 2 việc: Một là đi bộ lang thang khắp những nơi có cảnh đẹp, nhất là leo núi và xuống biển. Hai là đọc sách và truyện. Bây giờ già rồi, không muốn làm việc nên tôi không đọc sách mà đọc truyện. Thông thường mỗi tuần tôi đọc 1 cuốn khoảng 400-500 trang, đi đâu trong túi cũng có 1 quyển truyện để lúc rảnh lấy ra đọc.
Người Việt lười đọc sách, vì sao?
13/05/2022 TTO - Mỗi năm, một người Việt Nam đọc bình quân khoảng 1 cuốn sách. 80% người trong độ tuổi 20-30 không đụng đến sách suốt một năm. Vì sao người Việt ít đọc sách như vậy?

Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm - Ảnh: HỮU HẠNH

Video TT “chửi thề” ko còn trên YouTube của Bộ NG Mỹ

Tôi lưu bài này để biết đôi khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng biết cư xử rất ngoại giao, tức là nhớ ra cần tôn trọng và bảo vệ uy tín của lãnh đạo các tiểu quốc đến thăm. Nhiều lúc tôi cứ tự hỏi không biết khi tới Trung Nam Hải ở Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình và đám lâu la của Tập, các quan chức Việt Nam có thể thản nhiên ăn nói bỗ bã và gọi các quan chức Tàu là "thằng" một cách vô tư rồi cười ầm ĩ như khi ở Nhà Trắng, Washington, với Mỹ hôm 13/5 không nhỉ ? Tuy nhiên, tôi dám chắc hồi đến Thành Đô trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990 để ký với Trung Quốc "mật ước" Thành Đô nổi tiếng, các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và các quan chức tháp tùng không ai dám làm thế. Bằng chứng là những cái ảnh chụp thời đấy cho thấy mặt bác quan chức nào nghiêm trang như đang mắc nợ như chúa Chổm.
Video Thủ tướng Chính “chửi thề” không còn trên YouTube của Bộ Ngoại giao Mỹ
RFA
2022.05.14 - 
Video ghi lại cuộc nói chuyện ngắn giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và các quan chức Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 13/5 hiện đã không còn được tìm thấy trên kênh YouTube của Bộ Ngoại giao Mỹ mà không rõ nguyên nhân vì sao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và phái đoàn Việt Nam tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/5/2022 Photo: RFA

Nên dừng ngay, dù nhầm lẫn hay cố ý

Tôi ủng hộ bài viết dưới đây của báo Công an nhân dân. Chúng ta có thể thích hoặc không thích Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng trước mỗi việc làm của ông, chúng ta cần đánh giá khách quan và công tâm; việc gì Thủ tướng làm tốt cần phải khen ngợi và ủng hộ. Thủ tướng tặng bà Samantha Power con thú nhồi bông Sao la, linh vật của SEA games 31, do doanh nghiệp người khuyết tật Kym Việt ở Hà Nội sản xuất theo phương pháp thủ công, là điều rất đúng và rất có ý nghĩa nhân văn. Hơn nữa, bà đang giữ chức vụ Tổng giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, một trong những cơ quan chính hỗ trợ, giúp đỡ tài chính cho Việt Nam. Do đó, tôi rất ủng hộ Thủ tướng trong việc này và phê phán những người cố tình hiểu sai hoặc cố ý xuyên tạc thiện ý hợp lý của Thủ tướng. Điều tôi muốn viết chủ yếu ở đây là về nhân vật Samantha Jane Power mà tôi rất ghét. Bà sinh năm 1970, là một nhà báo, nhà ngoại giao và quan chức chính phủ người Mỹ gốc Ireland. Bà được coi là nhân vật chủ chốt trong chính quyền Obama (2008-2016) trong việc thuyết phục tổng thống can thiệp quân sự vào Libya, rồi Syria và Yemen. Năm 2016, bà được Forbes xếp vào danh sách người phụ nữ quyền lực thứ 41 trên thế giới. Tôi biết bà này từ khi bà làm Giám đốc Cấp cao về Các vấn đề Đa phương và Nhân quyền của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (tháng 1 năm 2009 đến tháng 2 năm 2013) và sau đó là Đại sứ Hoa Kỳ thứ 28 tại Liên Hợp Quốc từ năm 2013 đến năm 2017. Bà theo chủ nghĩa hiện thực diều hâu cứng rắn của Henry Kissinger. Theo một số sử gia, những hoạt động có khuynh hướng quân phiệt và quân phiệt của bà đã làm gia tăng đáng kể các thiệt hại nhân mạng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn, kích hoạt các nhóm cực đoan và gây ra tình trạng trầm trọng tổng thể tại những nước nêu trên. Tôi đã chứng kiến cảnh bà phê phán một cách rất cực đoan vấn đề nhân quyền ở một số nước, cũng như việc Nga can thiệp vào Ukraine năm 2014 dẫn tới Crimea được sát nhập vào Nga, trong khi chính bản thân bà ủng hộ và tổ chức những cuộc can thiệp dã man ở nhiều nơi trên thế giới của Mỹ. Bà đã từng gọi thượng nghị sĩ Hillary Clinton là "một con quái vật" trong một cuộc phỏng vấn, nhưng nhiều lúc nhìn bà, tôi nghĩ chính bà mới là một con quái vật. Cũng chính từ việc chứng kiến những hành động của bà mà tôi đã rút ra kết luận Mỹ đã và đang sử dụng tiêu chuẩn kép ở khắp nơi trên thế giới. 
Nên dừng ngay, dù nhầm lẫn hay cố ý
15/05/2022 - Hiểu sai hoặc cố ý xuyên tạc đều là suy nghĩ ác ý và không phải là cách phản biện xã hội tích cực. Trước khi muốn tham gia phản biện xã hội, điều cần thiết là phải có thói quen và đủ năng lực tự phản biện chính bản thân...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà lưu niệm
 cho bà Samatha Power. Ảnh: US Embassy
Trong buổi tiếp Tổng Giám đốc USAID Samantha Power tại Washington D.C hôm 13/5 để thảo luận về tăng cường hợp tác phát triển và những hoạt động hỗ trợ hiện nay của USAID tại Việt Nam nhằm chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và ô nhiễm môi trường, cải thiện giáo dục đại học và giải quyết các vấn đề còn tồn lại sau chiến tranh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tặng bà Samantha Power một món quà nhỏ: con thú nhồi bông Sao la, là linh vật của SEA games 31, do doanh nghiệp xã hội Kym Việt ở Hà Nội, sản xuất theo phương pháp thủ công.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

Thủ tướng: 'Rất tự hào về người Việt ở Mỹ'

Thủ tướng: 'Rất tự hào về người Việt ở Mỹ'
Đọc bài dưới đây mình thấy có 2 điểm mới. Một là Thủ tướng khẳng định “Thành công của người Việt Nam tại Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước”; không biết người Việt Nam tại Mỹ có nhận thấy như thế không ? Hai là “Liệu chúng ta có thể đề nghị phía Mỹ xem có thể công nhận người Việt ở Mỹ là cộng đồng dân tộc thiểu số không ?”. 

Thủ tướng phát biểu với kiều bào ở Mỹ
Tra trên mạng, mình thấy dân tộc là từ để chỉ cộng đồng những người có chung nền văn hóa, ngôn ngữ, nguồn gốc, lịch sử. Sắc tộc hay còn được gọi là tộc người, là nhóm xã hội ít người hơn dân tộc, và cũng được phân loại dựa trên nhiều nét chung như di sản văn hóa, nguồn gốc, lịch sử, ngôn ngữ hoặc phương ngữ.