Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Những điều người già cần phải lưu tâm đề phòng

Những điều người già cần phải lưu tâm đề phòng
Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

1. Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm

Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

"Cấm tiểu tiện vào lãnh thổ Nga" - Cảnh báo không thừa?

Câu trong bảng nên dịch đúng là: Cấm tiểu tiện "về phía" hay "hướng về" nước Nga.
Tấm biển lạ ở biên giới NATO-Nga: "Cấm tiểu tiện vào lãnh thổ Nga" - Cảnh báo không thừa?
Tất Đạt | 31/03/2022 Theo Euronews, một tấm biển tự chế tại một điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đông bắc Na Uy đã kêu gọi mọi người không đi tiểu về phía lãnh thổ Nga. Tấm biển được viết bằng tiếng Anh, nói rằng mọi người "không được đi tiểu về phía Nga" nếu không sẽ chịu một khoản tiền phạt rất nặng.


Tấm biển gây xôn xao cộng đồng mạng trong thời gian gần đây. 
Thông báo được đặt trên bờ sông Jakobselva ngăn cách Na Uy và Nga, bên cạnh một biển báo chính thức thông báo rằng khu vực này đang được lực lượng biên phòng Na Uy giám sát bằng video.

Đồng rúp và cổ phiếu Nga khởi sắc nhờ nước đi của TT Putin

Đồng rúp và cổ phiếu Nga khởi sắc nhờ nước đi của TT Putin

An An 31/03/2022 
Hãng tin DW (Đức) đưa tin, vào ngày 30/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz để thảo luận về việc thanh toán khí đốt. Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Đức sau đó cho biết, họ đã nhận được sự đảm bảo từ Nga rằng châu Âu sẽ không phải trả tiền cung cấp khí đốt của Nga bằng đồng rúp.

Mới đây, TT Putin đồng ý đối tác phương Tây có thể thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la và sau đó chuyển sang đồng rúp.

Tuyên truyền về LX quá mạnh nên... ủng hộ Nga xâm lược Ukraine

Tuyên truyền về Liên Xô quá mạnh khiến có người VN ủng hộ Nga xâm lược Ukraine
29 tháng 3 2022 - 
"Hoài niệm về Liên Xô đặc biệt đối với những thế hệ người lớn tuổi ở Việt Nam được tạo dựng từ việc thể hiện lịch sử Liên Xô được tô hồng cách trình bày (sanitized presentation) từ cỗ máy tuyên truyền của Việt Nam nói chung và các sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam nói riêng, Phó Giáo sư Martin Grossheim từ Đại học Quốc gia Seoul nói với BBC News Tiếng Việt.

Một nhà hoạt động thuộc Đảng Cộng sản Nga giơ cao lá cờ có chân dung của hai nhà lãnh đạo quân sự và chính trị của Liên Xô là Joseph Stalin và Vladimir Ilʹich Lenin vào ngày 05 tháng 03 năm 2022.

Tân phát xít Nga: Putin xử lý 'thù trong giặc ngoài' ra sao?

Tôi thích đoạn này: "Một xã hội bị quản thúc bởi tư tưởng phát xít khá giống một bầy cừu, con nào cũng giống con nào, đi theo cùng một hướng, nghĩ theo cùng một kiểu, tin vào cùng một hệ giá trị, trung thành với một kẻ chăn dắt duy nhất. Sự đồng nhất ấy được tôn vinh dưới các mỹ từ "tổ quốc là trên hết", "đoàn kết", "sức mạnh", "trong sạch" và "thuần nhất". Nó được củng cố bằng sự trừng phạt nếu con cừu nào dám đi lệch khỏi hàng, ngăn chặn tiếng nói đa phương trong hệ thống chính trị và kiềm tỏa ý kiến đa chiều của báo chí". Tuy nhiên, Mỹ cũng đang quản lý thế giới đúng theo tư tưởng phát xít; ai và chính quyền nước nào không vâng theo trật tự của Mỹ thì sẽ bị Mỹ trừng phạt, cấm vận và thậm chí bị Mỹ tìm mọi cách tiêu diệt, lật đổ. Những nước hèn yếu như VN thì phải ngoan ngoãn vâng theo, nhưng những nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin, Nam Phi (khối BRICS..., thì chưa chắc đã vâng theo. Thực tế họ đã bỏ phiếu trắng đối với các nghị quyết của Liên Hợp Quốc về cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Tôi dự báo Mỹ và phương Tây có thể kéo dài thời đại đô hộ thế giới trong thế kỷ 21 này, nhưng sang thế kỷ 22 thì chắc các nước BRICS sẽ lật đổ họ và nắm quyền lãnh đạo thế giới.
Cực hữu và Tân phát xít Nga: Putin xử lý 'thù trong giặc ngoài' ra sao?
Nguyễn Phương Mai, Gửi tới BBC từ Amsterdam, Hà Lan - Trong cuộc chiến Nga-Ukraine, một trong những từ khóa được nhắc tới nhiều nhất là "fascism" - chủ nghĩa phát xít. Đây là lý do chủ đạo lý giải tại sao Nga tấn công Ukraine. Theo ông Putin, người gốc Nga ở phía Đông Ukraine đang bị "diệt chủng" bởi một "chính quyền theo chủ nghĩa tân phát xít". Bản thân người Ukraine cũng bị giữ làm con tin bởi một chính quyền họ "căm ghét". Quân đội Nga có nhiệm vụ "giải phóng" Ukraine, "bảo vệ" người dân khỏi bàn tay diệt chủng". Những người lính Nga sẽ được người Ukraine mang cờ hoa ra chào đón.


Lực lượng quân đội Ukraine trên chiến tuyến chống lại lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn gần khu vực Donetsk

Nga ngừng bắn ở Mariupol sau khi kêu gọi Ukraine đầu hàng

Nga thông báo ngừng bắn ở Mariupol sau khi kêu gọi Ukraine đầu hàng
31/03/2022 - (Dân trí) - Sau khi kêu gọi lực lượng Ukraine ở Mariupol đầu hàng, Nga tuyên bố ngừng bắn nhằm mở hành lang nhân đạo cho dân thường sơ tán khỏi điểm nóng này.

Ảnh vệ tinh cho thấy Mariupol bị thiệt hại nặng nề sau giao tranh quyết liệt giữa Nga - Ukraine (Ảnh: Reuters).

"Cần làm rõ liệu có ai bao che cho Trịnh Văn Quyết"

Tôi sợ là nếu truy tìm người ẩn sâu nhất để bao che cho Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu hết lần này đến lần khác, thì có khi là... bọn bành trướngTàu. Theo wiki, kết thúc ngày giao dịch trên sàn chứng khoán cuối cùng của năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận tổng tài sản 58.851 tỷ đồng. Tài sản này đến từ 318,5 triệu cổ phiếu ROS, hơn 135 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Dù có tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 2,5 tỷ USD, ông Quyết vẫn không có tên trong bất kỳ xếp hạng tỷ phú nào của thế giới. Ông Quyết 47 tuổi, mới phất lên từ năm 2010, nhưng mau chóng trở thành một trong những người giàu nhất VN thì rất đáng để chúng ta ngạc nhiên và tự hỏi có phải ông ta đã tự mình kiếm được nhiều tiền như vậy không, hay có nguồn tiền từ đâu tuồn vào tay ông ?
"Cần làm rõ liệu có ai bao che cho Trịnh Văn Quyết bán chui cổ phiếu"
Quang Phong 30/03/2022 - (Dân trí) - Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cơ quan điều tra cần làm rõ liệu có ai bao che cho Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu hết lần này đến lần khác?
 
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, cơ quan điều tra cần phải làm rõ liệu có ai bao che cho hành vi của ông Trịnh Văn Quyết hay không.

Ông Quyết bị bắt, có phải vì “thao túng thị trường chứng khoán….”?

Ông Trịnh Văn Quyết FLC bị bắt, có phải vì “thao túng thị trường chứng khoán….”?
Gió Bấc 2022.03.30 Sau hai ngày dư luận ồn ào đồn đoán, báo chí nhà nước kẻ đấm người xoa chuyện “tạm hoãn xuất cảnh”, “khởi tố”, thị trường chứng khoán rung lắc, cổ phiếu FLC bị nằm sàn, chiều 29-3, báo chí đồng loạt đưa tin theo Bộ Công An: đã khởi tố bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết, Chủ Tịch Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC về hành vi thao túng thị trường chứng khoán….

Trước hết xin minh định việc khởi tố, bắt giam ông Quyết là không oan. Cũng như rất nhiều đại gia khác của Việt Nam hiện nay, con đường làm giàu của ông Quyết khởi đầu và kết tụ từ đất đai, mồ hôi nước mắt và số phận bị thảm khốn cùng của hàng vạn người dân rơi vào vùng dự án, là bao tài nguyên môi sinh bị tàn phá để xây nên những resort, khu vui chơi du lịch. Trong nền hành chính nổi tiếng trì trệ và tham nhũng, những dự án thần tốc của ông Quyết chắc hẳn phải tiêu tốn hàng núi tiền để bôi trơn.

Văn hóa Việt cộng làm náo loạn sân túc cầu Nhật Bản

Đọc những bài như thế này quá buồn vì văn hóa của rất nhiều người Việt hiện nay. Thời những năm 1960, 1970, tôi thường xuyên vào sân vận động Hàng Đẫy xem bóng đá; rất vui và có văn hóa. Thời đó dân ta cổ vũ rất vô tư, vỗ tay khen ngợi cả hai bên cho đoàn kết chứ không chỉ cổ động đội nhà. Sau mỗi trận đấu, chúng tôi còn tràn xuống sân cỏ bắt tay các cầu thủ... Từ những năm 1980 thì khác và bây giờ càng khác. Xã hội càng ngày càng vô văn hóa; người Việt ở đâu cũng nói cười ầm ĩ, bình luận lố bịch, hơi một tý là chửi nhau, ném rác ra xung quanh... Do đó từ rất lâu tôi không vào các sân vận động hay nơi công cộng ở VN, nhất là ở Hà Nội. Đôi khi tôi có tới sân Mỹ Đình xem bóng đá, nhưng đó là khi có giấy mời và ngồi riêng trong phòng kính có tivi xem lại... Thời Covid anh em bạn bè cứ thắc mắc tại sao tôi đi khắp nơi, nhất là ngày nào cũng đi xe buýt, đi siêu thị, đi dạy học và đến trung tâm thể thao đông người, nhưng không bị nhiễm. Có lẽ vì đến đâu tôi cũng né tránh, giữ khoảng cách với mọi người. Tôi thường đùa chen nhau trong chỗ đông người, riêng ngửi rắm của họ cũng đã tổn thọ nên tốt nhất là tránh xa.
Văn hóa Việt cộng làm náo loạn sân túc cầu Nhật Bản
Như Hồ - 
SÀI GòN NHỎ 30-3-22 - Các nhân viên trên sân túc cầu tuyệt vọng nhắc nhở các cổ động viên Việt Nam. Báo chí Nhật Bản liên tục nói về tình trạng vô tổ chức của cổ động viên người Việt trên sân bóng Saitama 2022, khi hai đội Nhật Bản và Việt Nam gặp nhau trong vòng loại World Cup Qatar. Trận đấu diễn ra vào ngày 29 Tháng Ba là trận đấu cuối cùng của vòng loại chung kết châu Á.

Đây là sân có sức chứa khoảng 40,000 người nhưng ban tổ chức đã khéo léo sắp xếp để dồn các cổ động viên mặc áo cờ đỏ sao vàng, mang hình Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp vào riêng một góc sân để kiểm soát. Hầu hết những người đến để ủng hộ trận đấu này đều phần lớn là những người ở phía Bắc Việt Nam, là lao động có thời hạn hoặc du học sinh. Bài hát quen thuộc của những người này là “Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, luôn được hát ầm ĩ để cổ động. Có nhiều người đi và còn đội nón cối như một nét đặc trưng của văn hóa Việt cộng.

Bài toán khó của Ukraine

Lãnh đạo Ukraine ngu xuẩn đẩy người dân và đất nước vào thế khó khi ngả theo NATO, cho phép NATO dùng lãnh thổ để đe dọa an ninh của Nga; thậm chí còn dọa tái trang bị vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh học... Nga là nước lớn, sợ gì không đáp trả. Thực tế Nga đã hành động đúng khi thực hiện chiến dịch quân sự hiện nay. Và khi Nga đã hy sinh nhiều thứ cho chiến dịch, nhất là bị tất cả các nước phương tây hùa nhau cấm vận toàn diện, thì Nga phải đòi hỏi Ukraine trả giá cao hơn, chứ không thể chỉ cần Ukraine chấp nhận trung lập như trước chiến dịch. Tôi tin chắc cuối cùng sẽ có một thỏa thuận tay đôi giữa Nga và Ukraine chứ Nga không chấp nhận quốc tế hóa mâu thuẫn giữa hai nước. Hơn nữa, Crimea chắc chắn sẽ thuộc Nga đồng thời Nga cũng không chấp nhận phương án từ bỏ Donbas. Nga sẽ chiếm toàn bộ miền Nam Ukraine để nối nước Nga với Crimea bằng đường bộ; đây là điều cực kỳ quan trọng cho an ninh lâu dài của nước Nga. Kết quả chung cuộc là Nga bị cấm vận, nhưng giành được một diện tích rất lớn với đầy tài nguyên và cơ sở kinh tế quan trọng nhất của Ukraine, lại thêm toàn bộ biển Azov của Ukraine. Lợi ích quá lớn so với chi phí cơ hội phải trả. Ukraine là bài học cho lãnh đạo và người dân VN, đừng hy vọng chọn phe, đừng hy vọng dựa vào nước khác để đối lập hoàn toàn với Trung Quốc. Tôi luôn luôn ủng hộ chính sách trung lập và mở rộng quan hệ với tất cả các nước của Đảng và Nhà nước VN. Chỉ đáng tiếc là trong khi chính sách đối ngoại mềm mỏng với TQ khá tốt, thì chính sách phát triển kinh tế và xã hội trong nước của Đảng và Nhà nước VN lại sai lầm, dẫn tới đất nước không phát triển, nội lực hầu như không có..., nên kết quả là cứ phải nhượng bộ TQ hết lần này sang lần khác.
Bài toán khó của Ukraine
Duy Anh - Trong khi quy chế trung lập là điều Kyiv dường như đã chấp nhận, vấn đề khó giải quyết nhất trong các lựa chọn của Ukraine là các lãnh thổ Crimea, Donetsk và Luhansk. 
Hiển nhiên, chính quyền Tổng thống Zelensky mong muốn đạt được một thỏa thuận đẩy các lực lượng Nga về biên giới kiểm soát trước năm 2014. Nhưng thực tế tương quan lực lượng giữa hai bên cho thấy nhiều khả năng ông Zelensky sẽ phải tìm cách thuyết phục người dân Ukraine nhượng bộ để có thể chấm dứt chiến sự.

Không ảnh cho thấy thành phố Mariupol bị phá hủy gần như hoàn toàn. Ảnh: Space. 
Vòng đàm phán mới đây giữa Nga và Ukraine hôm 29/3 ở Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc với tuyên bố của các bên về những dấu hiệu tích cực. Ukraine đưa ra một số đề xuất với Nga, mà đáng chú ý nhất là phương án duy trì tư cách trung lập đổi lấy bảo đảm an ninh.

Cung đường xuyên Việt đẹp mê ly, rất ít dấu chân phượt thủ

Tôi rất mê du lịch, hè này nếu không thể du lịch ra nước ngoài vì lo ngại các chính sách kiểm soát dịch của các nước đó, thì sẽ lại phải đi xuyên Việt trong nước. Bài này viết về tuyến đường xuyên Việt thứ 3 ngoài đường ven biển (QL1A) và đường Trường Sơn, đọc thấy rất thú vị.
Cung đường xuyên Việt đẹp mê ly, rất ít dấu chân phượt thủ
Trần Đặng Đăng Khoa 11/1/2017 Tôi ví con đường mới như chiếc bánh kẹp giữa quốc lộ 1 và tuyến đường Hồ Chí Minh, cho chúng ta cơ hội khám phá rất nhiều địa danh còn lạ lẫm.

Hai tuyến đường xuyên Việt phổ biến xưa nay là quốc lộ 1 ven biển, hoặc đường Hồ Chí Minh, nên các tỉnh, huyện ở vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi và vùng biển bị bỏ qua. Nếu đi thêm đường này, chúng ta sẽ khám phá được thêm rất nhiều địa danh, vùng đất, các bản làng người đồng bào thiểu số và các con đường nằm giữa Hà Nội và TP.HCM.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Nhà tiên tri mù Vanga dự báo về Putin 43 năm trước

Nhà tiên tri mù Vanga dự báo về Putin và nước Nga từ 43 năm trước
Trước khi nhà tiên tri mù Vanga qua đời vào năm 1996 ở tuổi 85, trong suốt 50 năm sự nghiệp, nhà tiên tri Baba Vanga đã đưa ra hàng trăm dự đoán về thiên tai, chiến tranh, tai nạn… trên toàn thế giới, trong đó có rất nhiều lời tiên tri về tương lai, nhà tiên tri mù người Bulgaria cũng đã đưa ra những dự đoán về nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin.

Sinh thời, Baba Vanga được mệnh danh là "Nostradamus của vùng Balkan". Bà nổi tiếng với khả năng "nhìn trước" tương lai và giao tiếp cùng người đã khuất. Vanga bị mù sau một trận bão lớn năm bà 12 tuổi. Khi được gia đình tìm thấy, bà gần như chỉ còn chút hơi tàn, đôi mắt nhắm nghiền loang lổ máu.

Cũng chính từ khi đó, Vanga dường như có thể liên hệ với thế lực siêu nhiên. Nhiều người tin rằng bà đã gặp gỡ một thiên thần trong trận bão và đồng ý đánh đổi đôi mắt để có được khả năng dự đoán tương lai.

Đằng sau lá phiếu trắng của VN về vấn đề Ukraine

Tôi ủng hộ lá phiếu trắng của VN.
Đằng sau lá phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine
Thái Quỳnh | 28/03/2022 Về lá phiếu trắng của Việt Nam, ông 
Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cho rằng đây là một lá phiếu hợp lý, với vị thế Việt Nam và xuất phát từ lợi ích của chính Việt Nam. Mỗi lần Việt Nam bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc, không vì bất cứ sự ủng hộ của ai, mà xuất phát từ chính lợi ích của Việt Nam, thể hiện chính sách ngoại giao độc lập của Việt Nam và đã cân nhắc kỹ lưỡng về quan hệ ngoại giao với tất cả các bên.

Ông Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ cho rằng, địa chính trị nước lớn, cường quyền của các nước lớn là điều đã tồn tại từ xưa đến nay trong lịch sử, và vẫn đang tồn tại ở nhiều dạng thức.

Tướng Ba Lan tuyên bố muốn "đòi lại Kaliningrad từ tay Nga"

Như vừa bình luận trong bài trước, trong số các nước Đông Âu, tôi ghét nhất Ba Lan vì đây là tên lính xung kích của NATO và phương Tây.
Tướng Ba Lan tuyên bố muốn "đòi lại Kaliningrad từ tay Nga"
Hữu Hiển | 28/03/2022 Ngày 26/3, cựu Tư lệnh quân đội Ba Lan Waldemar Skrzypczak cho biết, Ba Lan có quyền đưa ra yêu sách về Kaliningrad, vốn đã bị "chiếm đóng bởi Nga" từ năm 1945. 
Trang tin Wiadomosci của Ba Lan ngày 26/3 đưa tin, cựu Tư lệnh quân đội Ba Lan Waldemar Skrzypczak trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "Super Express" của nước này cho biết: "Vùng Kaliningrad là vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm đóng từ năm 1945, đưa ra yêu sách về vùng lãnh thổ này là việc nên làm".

Ảnh chụp màn hình bài viết trên trang tin Wiadomosci của Ba Lan.
Ông Skrzypczak nói: "Phải nói rằng đó chưa bao giờ là lãnh thổ của Nga. Đối với tôi, dường như nó là một phần lãnh thổ của Ba Lan. Chúng tôi có quyền đưa ra yêu sách về khu vực này do Nga chiếm đóng".

Cựu Tư lệnh quân đội Ba Lan Waldemar Skrzypczak.

Nga loại phương Tây khỏi đàm phán với Ukraine

Hoan hô nước Nga rất cứng rắn trước phương Tây. Đừng để phương Tây mãi mãi tin tưởng chúng là bố của nhân dân thế giới. 
Nga loại phương Tây khỏi đàm phán với Ukraine
NAM TRUNG 29/03/2022 - Kinhtedothi - RT ngày 28/3 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, Moscow đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng không cần bất kỳ sự trung gian hòa giải nào của phương Tây trong các cuộc đàm phán với Kiev. "Chúng tôi sẵn sàng cho ngoại giao một cơ hội. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhất trí với các cuộc trao đổi, hiện đang nối lại ở Istanbul," ông Lavrov nói hôm 28/3.

Phái đoàn đàm phán Nga và Ukraine sẽ có vòng đàm phán thứ 5 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 29-30/3.

Theo ông Lavrov, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine - đã và đang nỗ lực để đưa hai bên ngồi vào bàn đàm phán, nhưng không cần thiết phải đưa Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ vào tiến trình hòa bình này.

Tỷ lệ tín nhiệm ông Biden thấp chưa từng thấy

Tỷ lệ tín nhiệm ông Biden thấp chưa từng thấy
28/03/2022 Kết quả một cuộc khảo sát mới đây cho thấy tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã rơi xuống 40%, thấp nhất kể từ thời điểm ông mới nhậm chức. Cụ thể, mức tín nhiệm đã giảm 3% so với hồi tháng 1, trong khi tỷ lệ cử tri không tán thành với những công việc của ông Biden tại Nhà Trắng đã tăng 1 điểm lên 55%, theo khảo sát được NBC News công bố.

Tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm ông mới nhậm chức cho đến nay. Ảnh: AP

Cuộc chiến thông tin Nga - Ukraine

Cuộc chiến thông tin Nga - Ukraine
28/03/2022 Giảng viên Hoàng Việt (Đại học Luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật Biển và hải đảo, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Kể từ khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine, dư luận thế giới nhanh chóng cảm nhận được sự hỗn loạn trên mặt trận thông tin. Khu trung tâm thương mại ở Kiev bị phá hủy sau một trận không kích của Nga. Ảnh: REX

Từ cuối thế kỷ trước, nhiều chuyên gia đã đi đến kết luận rằng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các tập đoàn lớn và xã hội sẽ mở rộng khả năng giải quyết các vấn đề chính trị bằng cách định hướng thông tin lên các chủ thể.

Tâm tư của người Việt tại Nga

Tâm tư của người Việt tại Nga
Thu Hằng - Bất định là tâm trạng chung của nhiều người Việt tại Nga khi quốc gia này ngày càng hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế. Nhiều người tính phương án trở về Việt Nam.

Gia đình anh Vũ Ngọc Tùng đã sống tại Nga hơn 7 năm. Ảnh: NVCC.
Lẽ ra, ngày 25/3, vợ anh Vũ Ngọc Tùng sẽ từ Việt Nam trở về Nga sau khi đưa 3 đứa con về nước lánh nạn tạm thời. Thế nhưng, 3 ngày trước đó, Vietnam Airlines tuyên bố tạm dừng khai thác đường bay Việt Nam - Nga từ 25/3. Đây là hãng bay duy nhất khai thác đường bay thẳng này. Vậy là vợ anh Tùng kẹt lại Việt Nam.

Trung lập kiểu Ukraine sẽ ra sao?

Giới chính trị ở Ukraine quá ngu. Để chiến tranh nổ ra, đất nước trở thành đống gạch vụn, gần 4 triệu người chạy ra nước ngoài, gần chục triệu người khác sơ tán trong nước (chạy sang miền Tây...), thì dù đánh giá kiểu gì cũng đều phải khẳng định là ngu. Thế giới bây giờ khác hẳn cách đây nửa thế kỷ, không dễ gì một nước đem quân sang đánh nước khác. Nếu Ukraine đàm phán hòa bình với Nga từ trước, chấp nhận không gia nhập NATO và không chống người Nga ở Ukraine, thì mọi việc được giải quyết dễ dàng. Còn khi Ukraine kiên quyết theo phương Tây chống Nga, buộc người Nga phải đem quân sang đánh, thì Nga sẽ phải đòi hỏi rất nhiều yêu cầu trước kia không đặt ra. Kết quả sẽ được quyết định từ thực tế hiện trường; đó là một sự thật cơ bản. Bất kể cuộc thảo luận, đàm phán nào đang diễn ra ở Belarus hay Istanbul cũng đều chỉ là màn trình diễn bên lề. Bây giờ Ukraine muốn trung lập kiểu Áo chắc chắn cũng rất khó khăn. Khả năng lớn là Nga sẽ chiếm toàn bộ phía đông và nam Ukraine, chiếm khoảng 1/4-1/3 diện tích Ukraine, lập ra một quốc gia hoàn toàn theo Nga, thậm chí sát nhập vào Nga. Còn phần phía Tây dù là quốc gia độc lập nhưng vẫn phải ngoan ngoãn nghe Nga, không nghe không được, vì sau một số năm, khi Nga vững mạnh trở lại, Nga có thể sẽ đánh chiếm nốt. Tuy nhiên, tôi quý mến nhân dân Ukraine, tôi chỉ cực ghét giới lãnh đạo Ukraine và đặc biệt ghét giới lãnh đạo Ba Lan. Ba Lan đích thực là tên lính xung kích của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.
Trung lập kiểu Ukraine sẽ ra sao?
Minh An - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kyiv sẵn sàng chấp nhận tình trạng trung lập. Dù vậy, con đường hòa bình vẫn còn chông gai. 

Đoàn đàm phán hai bên đã tổ chức 4 vòng thương lượng. Ảnh: TASS.
Trong khi cuộc giao tranh ở Ukraine diễn ra dữ dội, các quan chức nước này và Nga vẫn đang đàm phán để tìm cách chấm dứt xung đột. "Trung lập" là một trong những nguyên tắc chính mà Kyiv và Moscow thỏa luận hiện nay.

Nga siết chặt gọng kìm Mariupol

Nga siết chặt gọng kìm Mariupol
Việt Hà 29/3/2022 Trong những ngày qua, đà tấn công của Nga ở các hướng Kyiv, Kharkiv hay miền Nam Ukraine dường như chậm lại, nhưng Moscow vẫn đang “tiến vững chắc” ở Mariupol. Trong báo cáo ngày 28/3, Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đang đạt được những tiến triển ở thành phố cảng Mariupol, tỉnh Donetsk, Ukraine.


Tình hình chiến sự tại Ukraine tính đến 3h ngày 28/3 (giờ Việt Nam). Đồ họa: ISW.

Điện Kremlin nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine

Điện Kremlin nói gì về việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bên thứ ba tham gia vào xung đột ở Ukraine
29/03/2022 (PLVN) - Trả lời câu hỏi hỏi liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có đề nghị trong tuyên bố trước đó rằng ông sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bên thứ ba tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói "không".
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars trong một buổi lễ gửi khí tài quân sự đến gần Moscow để chuẩn bị cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: Getty

Xung đột Nga - Ukraine: thêm chia rẽ trong khối ASEAN

Xung đột Nga - Ukraine, thêm một chia rẽ trong khối ASEAN
Trần Hoàng Hải2022.03.27. ASEAN vẫn bất lực trước vấn đề Myanmar. Prak Sokhonn, đặc phái viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đã có chuyến thăm tới Myanmar từ ngày 21 đến ngày 23/3 vừa qua (1). Ông ta đã tiến hành hội đàm với người đứng đầu lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021.

Nhóm phụ trách thông tin của chính quyền quân sự Myanmar cho biết hai bên đã thảo luận về “tình hình biểu tình và bạo lực xuất phát từ bất đồng chính trị” và hợp tác nhân đạo. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, người Brunei, cũng có mặt tại cuộc họp cùng với Ngoại trưởng của chính quyền quân sự Myanmar Wunna Maung Lwin. Tuy nhiên, ông Sokhonn đã không gặp gỡ nhà lãnh đạo dân chủ bị lật đổ Aung San Suu Kyi.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2022

"Nếu ngã xuống - Tôi sẽ vẫn nhớ cách đã lấy lại Mariupol"

Người lính Nga: "Nếu ngã xuống - Tôi sẽ vẫn nhớ cách chúng tôi đã lấy lại Mariupol"
Hoài Giang | 26/03/2022 
Tờ Svpressa mới đây đã có cuộc phỏng vấn nhanh và vô cùng ấn tượng với một binh sĩ Thủy quân lục chiến Nga ngay tại chiến trường tây Mariupol. Ít giờ trước, tờ Svpressa đã có bài viết căn cứ vào những gì được ghi chép lại trong cuộc phỏng vấn nhanh với một quân nhân thuộc Lực lượng Thủy quân lục chiến Nga có tên Sergei về tình hình ở mặt trận tây Mariupol. Chúng tôi xin được lược dịch bài viết dưới đây.

Dọn dẹp cả 1 thành phố không phải việc nhẹ nhàng
Dọn dẹp một thành phố là công việc khó khăn, mệt mỏi. Bạn ở trong trạng thái căng thẳng suốt cả ngày. Bạn phải hiểu rằng mình có thể dễ dàng trở thành con mồi cho một tay bắn tỉa, vì vậy bạn phải chạy giữa các ngôi nhà, cúi thật thấp đầu.

Nga gần như hoàn tất giai đoạn đầu chiến dịch ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố gần như hoàn tất giai đoạn đầu chiến dịch ở Ukraine
Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/3 thông báo giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự ở Ukraine “nhìn chung đã hoàn tất”. Trong thời gian tới, quân đội Nga sẽ tập trung “giải phóng hoàn toàn” khu vực Donbass ở miền Đông Ukraine.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 25/3, đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết chiến dịch quân sự ở Ukraine (khai màn ngày 24/2) hiện đang diễn ra theo đúng kế hoạch. “Nhìn chung, lực lượng Nga đã đạt được các mục tiêu chính trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch”, một quan chức quân đội cấp cao của Nga - ông Sergey Rudskoy - tuyên bố.

Cuộc sống về đêm ở TP.HCM, Hà Nội ngày càng đắt đỏ

Đọc bài này để nhớ đến sự đểu cáng, khốn nạn của Tổng cục Thống kê và các quan chức cấp cao chính phủ khi khăng khăng tỷ lệ lạm phát ở nước ta cả năm qua chưa đến 2%. Ai cũng thấy giá tăng hàng chục phần trăm trong năm qua, chỉ có chúng là cố tình giả vờ không thấy để công bố những con số lừa dân.
Cuộc sống về đêm ở TP.HCM, Hà Nội ngày càng đắt đỏ
Thảo Thu Phương Thảo 24/3/2022 - Để bù đắp chi phí thuê người lao động và nguyên liệu tăng cao thời bão giá, nhiều chủ quán bar, pub, cà phê mở xuyên đêm buộc phải tăng giá dịch vụ hoặc cắt giảm nhân sự.

Nhiều chủ quán phải xoay xở liên tục trước tình hình bão giá và dịch bệnh.

Hai tuần vừa qua là những ngày khó khăn với anh Sơn, chủ quán Chạng Vạng Rooftop (trên đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh, TP.HCM) vì phần lớn các nguyên liệu, mặt hàng cần thiết đều đồng loạt tăng giá.

Từ chiến tranh Ukraine lo số phận Việt Nam

Tôi không tán thành các phân tích và quan điểm trong bài dưới đây, nhưng cũng nên đọc để biết người khác nghĩ gì.
Từ chiến tranh Ukraine lo số phận Việt Nam
Hiếu Chân - SÀI GÒN NHỎ - 23-3-22 Cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế nghĩ tới một hành động tương tự của Tập Cận Bình ở Đông Á.

Cuộc xâm lược của Vladimir Putin tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế nghĩ tới một hành động tương tự của Tập Cận Bình ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Trong một bài bình luận đăng trên báo Nikkei Asia Review hôm thứ Hai 21 Tháng Ba, ông Derek Grossman, chuyên viên phân tích quốc phòng tại tổ chức nghiên cứu RAND Corp., cựu cố vấn tình báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cho rằng khả năng xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc cao hơn là giữa Trung Quốc với Đài Loan. Điều đó có nghĩa là Việt Nam chứ không phải Đài Loan có nguy cơ trở thành miếng mồi ngon của Trung Quốc trong tương lai, giống như Ukraine đang là mục tiêu xâm lược của Putin.

CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM

CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM
Trên biên giới An Giang - Nguyễn Minh Đào
Tiến tới kỷ niệm 45 năm ngày Khmer Đỏ gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam trên toàn tuyến biên giới An Giang ngày 30/4/1977 – 30/4/2022 và kỷ niệm 43 năm quân ta đánh chiếm Phnom-Penh Campuchia kết thúc cuộc chiến tranh này ngày 7/1/1979 – 7/1/2022. Theo yêu cầu cung cấp tư liệu về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Ban biên tập Lịch sử tỉnh An Giang. Tôi đăng lại bài “Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam trên biên giới An Giang”. 

Bài viết trước vào tháng 1 năm 2014 có những sự thật đau buồn tôi muốn quên đi, bạn bè tôi gọi là “nhạy cảm” khuyên tôi không nên viết, nhưng tôi nghĩ đã là lịch sử phải khách quan và chân thật, tôi không thể viết lấp lửng nửa thật nửa không. Ngạn ngữ phương Tây có câu “Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Để tôn trọng sự thật lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam nay đã lùi xa, tôi mạnh dạn viết bài này phản ánh tất cả những gì tôi nghe thấy hầu bạn đọc tham khảo.

Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để chúng ta có cái nhìn nhất quán và nhớ lại những kỷ niệm đau thương về cuộc chiến tranh quỷ quái khốc liệt này diển ra trên vùng đất biên cương tỉnh nhà.

“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?

“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam: Họ là ai?
Ái Châu 2022.03.23 - Việt Nam cho đến nay chỉ chọn 3 nước làm “đối tác chiến lược toàn diện" là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ. Mỹ đã đề nghị 3 lần nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên “đối tác chiến lược" (thấp hơn “đối tác chiến lược toàn diện" một bậc) nhưng Việt Nam chưa trả lời.

Hôm 21/3/2022, Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Marc Knapper đề nghị nâng tầm quan hệ Việt Mỹ lên “đối tác chiến lược”. Mỹ ít nhất đã đề nghị nâng quan hệ lên thành “đối tác chiến lược" với Việt Nam từ thời Ngoại trưởng Hillary Clinton. Gần đây nhất, trong chuyến thăm tháng 8/ 2021, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã nhắc lại đề xuất nâng cấp quan hệ thành “đối tác chiến lược". Cả ba lần nêu trên, Mỹ đều là phía chủ động, nhưng Việt Nam vẫn im lặng.

Bài viết này đánh giá lựa chọn nói trên của Việt Nam thông qua số liệu và tình hình thực tế.

Chuyện tình của những cô gái Lào làm dâu trên đất Việt

Khoảng 2 tháng nay hầu như ngày nào, tuần nào mình cũng nhớ tới nước Lào. Đó là vì trước đây mình có một số năm tham gia đoàn chuyên gia cấp cao Chính phủ VN giúp Chính phủ Lào về quản lý kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, còn nay thì ngày nào, tuần nào mình đến Câu lạc bộ Ba Đình chơi thể thao đều được nghe các bài hát Việt Lào do các chị em mở băng vừa nghe vừa tập. Hồi làm chuyên gia, mình đi Lào mấy chục lần và thường xuyên dự các buổi liên hoan ở đó. Phải nói là nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào rất giỏi tiếng Việt và hát những bài hát bằng tiếng Việt cực hay. Do đó, khi nghe lại mỗi bài hát mình lại nhớ tới những buổi liên hoan và múa lăm vông bên đó.
Chuyện tình xuyên biên giới của những cô gái Lào làm dâu trên đất Việt
25/03/2022 - Trong chuyến công tác về với xã miền núi Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, theo chân Trung tá Võ Đình Thuần, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cà Roòng, tôi đã có dịp đến với bản Tuộc - một bản làng nằm giáp biên giới Việt - Lào.


Giữa những khó khăn của cuộc sống thường nhật, nơi đây vẫn tràn ngập niềm vui, tiếng cười với những mối lương duyên xuyên biên giới thật đẹp, đặc biệt chuyện tình của Đinh Chay (SN 1958) và cô vợ người Lào là Y Cúc. Tình thương yêu mà cặp đôi Việt - Lào này dành cho nhau suốt hàng chục năm qua, cả bản Tuộc và chính những người lính biên phòng, giáo viên cắm bản ai cũng ngưỡng mộ.

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2022

Cựu TT Nga Medvedev tuyên bố cứng rắn với Nhật Bản

Hoan hô ông Medvedev phát biểu rất đúng.
Cựu Thủ tướng Nga Medvedev tuyên bố cứng rắn với Nhật Bản
Ông Medvedev là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, nói sự phát triển của quần đảo Kuril quan trọng hơn là đàm phán với Nhật Bản. “Nga đã từ chối đàm phán về việc ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Đây là một bước đi hợp lý và hoàn toàn công bằng”.

Theo ông Medvedev, “rõ ràng” là Nga và Nhật Bản sẽ không bao giờ đạt được sự đồng thuận trong vấn đề tranh chấp quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc).

“Hai bên đều biết điều đó. Đàm phán về vấn đề tranh chấp quần đảo Kuril từ lâu chỉ mang tính chất hình thức”, ông Medvedev nói, theo TASS.

Sau tuyên bố của TT Nga, giá đồng ruble tăng vọt

Hoan hô Tổng thống Nga Putin sáng suốt
Sau tuyên bố của Tổng thống Nga, giá đồng ruble tăng vọt
Ngày 23/3, giá đồng ruble đã tăng sau khi có thông báo một số nước phương Tây sẽ phải mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.Theo đài RT, thông báo này khiến đồng tiền của Nga ngay lập tức tăng lên mức giá cao nhất trong ba tuần, ở mức 95 ruble đổi 1 USD. Giá đồng ruble cũng tăng 3,5% so với tiền tệ của Liên minh châu Âu khi giao dịch ở mức 110,5 ruble đổi 1 euro.

Đồng ruble đã giảm giá xuống mức thấp nhất lịch sử vào đầu tháng này khi các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây giáng vào nền kinh tế Nga. Khi đó, cần tới 132 ruble mới đổi được 1 USD và 147 ruble chỉ đổi được 1 euro vào ngày 7/3. Vào giữa tháng 2, tỷ giá hối đoái của đồng ruble là khoảng 75 ruble/USD và 85 ruble/euro.

Thay đổi trong cách chuẩn bị nghỉ hưu của người Việt

Từ lâu tôi rất ủng hộ quan điểm "làm giàu nhanh, nghỉ hưu sớm". Tiếc là bản thân tôi lại không thực hiện được điều này. "Làm giàu nhanh" thì dường như tôi cũng tạm coi là đã thực hiện được vì gia tài cũng không dưới triệu đô la Mỹ; nhưng kế hoạch "nghỉ hưu sớm" thì đã hoàn toàn phá sản, vì ngay khi nghỉ hưu ở cơ quan nhà nước cách đây gần chục năm, tôi lại chuyển sang làm giảng viên cơ hữu ở một trường đại học. Ở trường này thì có thể làm việc tới 70-80 tuổi hoặc hơn. Đã có lần tôi muốn bỏ việc để nghỉ hưu hẳn, nhưng rồi bị anh em động viên nên lại làm tiếp. Anh em bảo làm việc tiếp thì trí óc mới minh mẫn và người mới khỏe... Từ tháng 4 tới tôi sẽ giảm khối lượng giảng dạy mỗi tuần, không nghiên cứu khoa học, dành thời gian đọc tiểu thuyết và xem phim cho sướng, và dự định sẽ đi du lịch + leo núi quanh Hà Nội.
Thay đổi trong cách chuẩn bị nghỉ hưu của người Việt
22/3/2022, TP HCM - Kết quả một số khảo sát cho thấy nếu được lựa chọn, đa số người Việt muốn nghỉ hưu ở ngưỡng tuổi 50, rất ít người đợi đủ tuổi. Một khảo sát trên VnExpress có hơn 4.300 độc giả trả lời, chỉ 9% xác định lúc nào đến tuổi nghỉ hưu mới nghỉ. Còn lại 7% muốn nghỉ hưu dưới tuổi 40, 32% muốn nghỉ trong độ tuổi 40-50 và 52% muốn nghỉ từ 50 đến dưới tuổi nghỉ hưu theo luật. Điều này cho thấy hầu hết người Việt có mong muốn nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi quy định, thậm chí một số người đã bắt đầu thực hiện mong muốn này.

Một trong những thú vui anh Huynh chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu là làm vườn, bằng việc đã tạo ra một khu vườn trên sân thượng 300 m2, mô phỏng lại những xóm làng ở quê cũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chuyến đi Thái Lan dở khóc dở cười của khách Việt

Hai năm nay do dịch nên mình không được ra nước ngoài, trong khi đi du lịch trong nước ngày càng nhàm chán. Rất tiếc các tour du lịch nước ngoài hiện nay còn rất ít và phiền phức như trong bài dưới đây. Trong các ngày 31/3-3/4 tới, Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị du lịch tại Cung văn hóa hữu nghị Việt - Xô, mình sẽ tới tham quan và tìm cơ hội mua tour.
Chuyến đi Thái Lan dở khóc dở cười của khách Việt
24/3/2022, Âm tính Covid-19 bằng PCR ở Việt Nam song Thùy Giang nhận kết quả dương tính khi sang Thái Lan, phải cách ly 10 ngày, tốn 19 triệu đồng. Dương Thùy Giang, Hà Nội, ngày 12/3 lên đường du lịch Thái Lan, kết hợp mua sắm sau khi nước này mở cửa trở lại. Để hoàn tất thủ tục, ngày 10/3 Giang xét nghiệm PCR tại bệnh viện Việt Nam và nhận kết quả âm tính. Trước khi lên đường, để cẩn thận cô tự làm test nhanh hai ngày liên tiếp 11 và sáng 12/3 trước giờ bay. Tất cả đều có kết quả âm tính.
Giang sau 10 ngày cách ly tại khách sạn. Ảnh: NVCC
Khi đến Pattaya, Giang tới bệnh viện Bangkok Pattaya thực hiện xét nghiệm và về khách sạn đã đặt trước tự cách ly theo quy trình. Sáng ngày 13/3, bệnh viện liên hệ và thông báo kết quả xét nghiệm của cô dương tính với Covid-19, chỉ số CT (nồng độ virus) 34.08-38.86 và yêu cầu cách ly 10 ngày tại khách sạn do bệnh viện chỉ định.

Từ Ukraine nhìn về Đông Á, đâu là cuộc khủng hoảng kế tiếp?

Đọc bài này thấy buồn cho VN quá. Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, nhưng do sự lãnh đạo sai lầm của Đảng, nên đất nước ngày càng sa sút, yếu kém, nhất là lực lượng quốc phòng. Nguy hiểm và tai hại lớn nhất là tầng lớp lãnh đạo và người dân đều không còn quan tâm đến lợi ích của đất nước, của quốc gia, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, gia đình..., nên nếu có chiến tranh xảy ra thì cũng không mấy ai muốn tham gia để bảo vệ tổ quốc. Đau đớn nhất là những điều này đã được tôi dự báo và phát biểu từ đầu thập kỷ 1990, nhưng không ai chú ý, quan tâm. Khi đó tôi đã viết bài, trình bày ở các cuộc họp, dự báo đến năm 2010, khi đã đủ sức mạnh, chắc chắn TQ sẽ khống chế biển Đông để khai thác, đồng thời chèn ép VN buộc VN phải hoàn toàn nghe theo TQ. Tôi cũng đã viết chỉ cần TQ bắn vài chục quả tên lửa qua biên giới VN là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chạy sạch khỏi VN và quá trình phát triển của VN sẽ chấm dứt. Vì thời gian hòa bình cực hiếm và cực quý ở VN nên lãnh đạo VN cần tận dụng tối đa để phát triển,  vì có nội lực mới có thể bảo vệ được đất nước... Nhưng cũng rất tiếc là cũng chẳng ai quan tâm.
Từ Ukraine nhìn về Đông Á, đâu là cuộc khủng hoảng kế tiếp?
March 22, 2022 Hiếu Chân/Người Việt - Cuộc chiến tranh của ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, tại Ukraine làm cho dư luận quốc tế phải nghĩ tới một hành động tương tự của ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, ở Đông Á. Nhưng trong hai khu vực bị Trung Quốc nhắm tới – đảo quốc Đài Loan và các nước Đông Nam Á có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông như Philippines và Việt Nam – giới phân tích ngày càng nghiêng về khả năng Việt Nam chứ không phải Đài Loan mới là nơi xảy ra cuộc xung đột kế tiếp của thế giới.

Có thể người dân Việt bây giờ không còn hào hứng với lý tưởng cầm súng bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị xâm lăng để bảo vệ một chế độ Cộng Sản cực quyền. Trong hình, nhiều người dân Việt Nam xuống đường hôm 10 Tháng Sáu, 2018, phản đối nhà cầm quyền CSVN cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Từ những cuộc biểu tình này, nhiều người bị chế độ bắt cầm tù. (Hình minh họa: AFP via Getty Images)

Trung Quốc và Nga – bộ đôi bất hảo

Hợp tác với TQ cần bản lĩnh, trình độ và lòng yêu nước

Bài này hay, tuy nhiên tôi vẫn có vài băn khoăn: Một là tác giả viết: "Trong quan hệ với Trung Quốc, Đảng và Dân tộc Việt Nam là một, cả Dân tộc luôn đoàn kết bên Đảng". Chẳng lẽ tác giả muốn nói chỉ trong quan hệ với Trung Quốc, Đảng và Dân tộc Việt Nam mới là một, cả Dân tộc mới luôn đoàn kết bên Đảng. Còn trong những việc khác thì không có chuyện đó ? Điều này trái với quan điểm của Đảng và các tuyên truyền tuyên giáo từ xưa đến nay. Cá nhân tôi không bao giờ cho rằng "Đảng và Dân tộc Việt Nam là một"; đó là hai thực thể khác nhau. Hai là tác giả cho rằng các nước Anh, Pháp, Đức… phản đối TQ ở Biển Đông chỉ nhằm bảo vệ "hòa bình, ổn định, trật tự pháp lý quốc tế" vì những sự việc xảy ra ở Biển Đông đâu có đụng chạm trực tiếp tới họ. Tôi thì nghĩ Biển Đông vẫn rất cần cho họ và vì họ phải theo Mỹ chống TQ, ngăn chặn Trung Quốc trở thành cường quốc số một thế giới. Nếu Mỹ mất vị thế số 1 thế giới thì các nước trên cũng mất lợi thế độc quyền nhóm thống trị thế giới của mình. Ba là tác giả viết "Thế giới ngày nay đã không còn chia thành phe". Tôi thì nghĩ ngược lại, các phe nhóm ngày càng nhiều trong xu thế liên kết, hội nhập hiện nay... Tuy nhiên, tôi ủng hộ VN không nên chọn phe, nhất là không theo phe có xu hướng chống Trung Quốc. Bài học Ukraine đang nhãn tiền. Tôi rất tán thành quan điểm chúng ta phải dựa vào nội lực của chính mình, không cần bất kỳ một sự “chống lưng” của ai. Chúng ta, như hầu hết các quốc gia trên thế giới, không nhất thiết phải dựa vào ai mới có thể tồn tại và phát triển.
Hợp tác hiệu quả với Trung Quốc cần bản lĩnh, trình độ và lòng yêu nước
23/03/2022 Việc vừa qua phía Trung Quốc tập trận xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng vào thời điểm đang diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở Đông Âu đã gây ra những tranh luận và suy luận trong nội bộ nhiều người Việt Nam.

Mục tiêu của Việt Nam là giữ hòa bình, ổn định và bảo vệ chủ quyền biển đảo. 
Ngày 7/3/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã có phản ứng về vấn đề này. Không phải là chuyên gia về Trung Quốc, nhưng do có một thời gian được tham gia đàm phán về biên giới lãnh thổ nên tôi muốn được chia sẻ đôi điều suy nghĩ của mình. Mong rằng sẽ không ai cho là “múa rìu qua mắt thợ”.

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2022

Tên lửa Kh-101 của Nga: Vô địch thiên hạ

Vô cùng khâm phục nhân dân Nga. Trí tuệ của người Nga quá tuyệt vời.
Tên lửa Kh-101 của Nga: Vô địch thiên hạ
Tên lửa Kh-101 của Nga: Tiêu diệt mọi mục tiêu trên trái đất. Với tầm bắn tới 10.000 km và khả năng tàng hình trước radar, tên lửa Kh-101 của Nga tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên thế giới.

Bộ Quốc phòng Nga từng sử dụng oanh tạc cơ chiến lược Tu-95MS để phóng tên lửa hành trình tàng hình Kh-101 vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Đây là một trong những loại vũ khí có uy lực lớn nhất hiện nay trong biên chế không quân Nga.

Tên lửa Kh-101 của Nga.

Chuyên gia quân sự Dave Majumdar cho biết tên lửa hành trình Kh-101 được Phòng thiết kế (OKB) Raduga phát triển từ năm 1995, nhằm thay thế những phiên bản cũ hơn như Kh-55 (NATO định danh: AS-15 Kent). Ban đầu Kh-101 chỉ được trang bị cho máy bay ném bom siêu âm chiến lược Tu-160, nhưng loại tên lửa này đã bắt đầu triển khai trên những chiếc Tu-95MS kể từ năm 2016.

Một người Nhật nhìn người Việt

Một người Nhật nhìn người Việt
16/03/2022 Có một giai thoại thế này: Một lần, nhà văn Nga A. Chekhov đến Tomsk - một thành phố nhỏ ở Nga. Thấy dân nơi đây hờ hững. Chán. Ông viết truyện ngắn “Hạt dẻ”. Trong truyện, ông chê thành phố Tomsk “không đáng một xu”. Thành phố rất buồn tẻ, và người dân ở đây “là những người buồn tẻ nhất”.
Ông Ito Tetsuji và cuốn sách Ngõ phố Hà Nội những khám phá.
Ông vào quán trọ nghỉ. Ông khen món ăn, nhưng lại chê phụ nữ là những người khó tiếp xúc. Đọc truyện này, dân thành phố Tomsk rất ghét Chekhov. Họ bàn nhau cách trả thù nhà văn. Và họ dựng một bức tượng Chekhov đặt trong thành phố. Chân dung ông cao nghều. Mặc áo khoác dài. Cổ áo dựng đứng. Mặt dài, nhưng đeo kính mắt tròn. Hai mắt như trợn lên. Đầu đội mũ phớt lệch. Cái ô cắp ngang sau lưng. Hai chân dạng ra. Ngộ nghĩnh hơn, ai đó đã quàng cho ông một cái khăn màu tím. Bức tượng này có tên là “Chekhov dưới cái nhìn của một người đàn ông say rượu, không đọc truyện ngắn “Hạt dẻ”.

Khoe con như thế khác gì hại con!

Khoe con như thế khác gì hại con!
Nhận được giấy chứng nhận “siêu anh hùng nhí” của con trai 8 tuổi sau khi kết thúc một khóa học trực tuyến về kỹ năng sống, mẹ cậu bé liền đăng lên mạng xã hội (MXH). Dưới bức ảnh là hàng loạt những lời bình luận chúc mừng mẹ, khen bé giỏi, bé yêu... Nhận những lời tán dương đó, bà mẹ nhiệt tình nhắn tin lại cảm ơn, kể lể phải đầu tư bao nhiêu kinh phí cho con học tập để được giáo viên khen ngợi.

Thực tế, đó chỉ là khóa học kỹ năng sống, mà lại là học trực tuyến chủ yếu cung cấp kiến thức chứ phần thực hành không nhiều. Với trẻ nhỏ, các cô chủ yếu khen ngợi, động viên là chính. Thế nhưng mẹ của bé lại cho rằng cái chứng nhận “siêu anh hùng nhí” là rất “oách”, rất đáng tự hào nên cứ vô tư đăng lên MXH để khoe. Từ khi đăng bức ảnh này, bao nhiêu thông tin khác của con, mẹ cũng lôi ra kể lể thành những câu chuyện liên tu bất tận.

Lo lạm phát: Phong trào 'chạy trốn', chôn hết vào đất

Đọc xong bài này có thể rút ra kết luận là không ai tin vào các số liệu báo cáo kinh tế, nhất là lạm phát, của Tổng cục Thống kê. Từ lâu tôi đã viết cả xã hội nước ta đã biến thành xã hội nói dối, trong đó kẻ dối trá nhất, dối tra đến mức "lừa đảo", chính là Tổng cục Thống kê. Dĩ nhiên Tổng cục Thống kê không dám dối trá, lừa đảo đến mức khủng khiếp như thế; họ chỉ dám làm thế khi có chỉ đạo của cấp trên.
Lo lạm phát, Tiền nhiều biết làm gì: Phong trào 'chạy trốn', chôn hết vào đất
20/03/2022 Ngày nghỉ cuối tuần trong tháng 3 này, nhiều người từ nội thành Hà Nội đổ lên Quốc Oai, Ba Vì tìm đất. Phong trào mua đất đã sôi động suốt cả năm 2021 tại khu vực này, tiếp tục rầm rộ không dứt.

“Chạy trốn” lạm phát đầu tư tiền nhàn rỗi vào đất.
"Chôn" tiền vào đất
Chị Hoa đang làm việc tại một DN nước ngoài ở Hà Nội, kể, có số tiền nhàn rỗi hơn 2 tỷ đồng, chị quyết định tìm mua một mảnh đất thay vì gửi tiết kiệm. Theo chị Hoa, nếu gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng với lãi suất cố định khoảng 5,9%/năm, nhưng lạm phát tăng lên thì lãi thực dương được hưởng sẽ giảm, thậm chí không có lãi. Lạm phát tăng thì chuyển tiền nhàn rỗi vào bất động sản vẫn là an toàn nhất.

Nguy cơ: Mỏ dầu cũ hút kiệt, tìm mỏ mới quá khó

Tôi cực kỳ phản đối chính sách khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên của đất nước để làm giàu cho thế hệ này mà quên mất phải dành tài nguyên cho các thế hệ sau. Đất nước 4000 năm rừng vàng biển bạc, nhưng chỉ trong chưa đầy nửa thế kỷ (1975-2022), dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt, chúng ta đã cơ bản bán hết để ăn, đến đất mồ mả cha ông cũng đem bán hết..., thì thế hệ ngay kế tiếp đây sẽ sống bằng gì ngoài con đường xuất khẩu lao động và làm thuê cho người nước ngoài ngay tại chính quê hương mình ?
Việt Nam đối mặt nguy cơ: Mỏ dầu cũ hút kiệt, tìm mỏ mới quá khó
21/03/2022 Sự sụt giảm của dầu thô khai thác trong nước thể hiện rất rõ trong những năm gần đây. Nếu làm thêm nhà máy lọc dầu mới thì cũng sẽ phải nhập dầu thô từ nước ngoài về lọc. 
Các khu vực truyền thống có tiềm năng dầu khí đã được thăm dò khá chi tiết, nhất là ở bể Cửu Long nên các phát hiện phần lớn đều nhỏ, do vậy đòi hỏi phải mở rộng hoạt động tìm kiếm thăm dò ra các khu vực nước sâu, xa bờ. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ.

Khai thác dầu thô ngày càng cạn kiệt
Khai thác dầu thô giảm mạnh
Kể từ năm 2018, Việt Nam bắt đầu nhập một lượng dầu thô đáng kể nhằm cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng sản lượng khai thác dầu khí trong 5 năm (2016-2020) đạt 121,14 triệu tấn quy dầu, trong đó khai thác dầu đạt 71,27 triệu tấn. Trong số 71,27 triệu tấn này, khai thác trong nước đạt 61,45 triệu tấn, bằng 122,9% so với quy hoạch giai đoạn 2016-2020; ở nước ngoài đạt 9,82 triệu tấn, bằng 98,2% so với quy hoạch.

Điểm yếu của nền kinh tế 'pháo đài Nga'

Điểm yếu của nền kinh tế 'pháo đài Nga'
Ngọc Phương Linh - Dù nỗ lực xây dựng chính sách phát triển tự lực trong nước, các ngành kinh tế ở Nga vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu. 
Nga có thể chủ động trong lĩnh vực năng lượng nhưng bị động đối với những lĩnh vực cần hàng nhập khẩu. Ảnh: BBC.

Theo Wall Street Journal, Nga đã dành nhiều năm hạn chế hàng hóa nhập khẩu để củng cố nền kinh tế trước các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Tuy nhiên, những tác động của biện pháp trừng phạt lúc này đang cho thấy sự nỗ lực của Nga chưa thật sự hiệu quả. Càng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, Nga càng đối mặt với nhiều áp lực kinh tế.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

Cựu đặc vụ CIA: Hoa Kỳ đã tuyên bố chiến tranh với Nga

Tôi cũng cho rằng Thế chiến thứ 3 đã thực sự bắt đầu, dù chưa lan rộng ra nhiều nước. Những hành động của Mỹ và phương Tây đã thực sự phát động chiến tranh với Nga, mặc dù hai bên chưa dùng từ tuyên chiến hay chiến tranh. Việc Mỹ và khoảng 30 nước phương Tây đua nhau cấm vận, ngăn chặn vô cùng hà khắc mọi hoạt động kinh tế của Nga là bất hợp pháp. Đặc biệt việc NATO và nhiều nước ngoài NATO cung cấp vũ khí và tin tức tình báo cho Ukraine để giết lính Nga thực chất là tuyên chiến với Nga. Viện trợ vũ khí quân trang, quân dụng ồ ạt cho Ukraine trong lúc này chính là ngầm thừa nhận Ukraine là một đồng minh. Cấm vận kinh tế, chặn việc mua bán dầu và khí đốt của Nga chẳng khác gì cắt ống oxy của máy trợ thở. Lời cảnh tỉnh của Cựu nhân viên CIA Bryan Dean Wright rất đúng. Chính quyền và đảng Dân Chủ đang hướng sự chú ý của dư luận sang cuộc chiến ở Ukraine để né tránh những vấn đề bức bối trong nước. Nếu Mỹ và phương Tây tiếp tục làm cho cuộc chiến Ukraine trở nên khó khăn, gây thiệt hại nhiều hơn cho Nga, thì việc Nga phải dùng tới vũ khí hạt nhân là rất cao, đến khi đó chắc chắn Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào Thế chiến thứ Ba, vì vậy Hoa Kỳ nên hạn chế đổ dầu vào lửa, nhất là về chính sách ngoại giao cũng như về chính sách đối với NATO và Ukraine.
Cựu đặc vụ CIA: Hoa Kỳ đã tuyên bố chiến tranh với Nga
Cựu nhân viên CIA Bryan Dean Wright nói với Tucker Carlson hôm thứ Sáu rằng Mỹ đã tuyên chiến với Nga. Hiểu rằng trên thực tế, chúng tôi đã tuyên chiến chống lại Nga. Chúng tôi đã làm được ba điều. Một, chúng tôi đã làm tê liệt nền kinh tế của họ. Hai, chúng tôi đang viện trợ tất cả những vũ khí này. Và, thứ ba, điều này không nhận được nhiều báo chí. Chúng tôi đang cung cấp thông tin tình báo chiến thuật cho chính phủ Ukraine để đánh dấu X trên trán của một người lính Nga và các thiết bị của Nga. Hãy để tôi nói nó hơi khác một chút. Các gián điệp và vệ tinh của chúng tôi đang giúp người Ukraine giết người Nga. Vì vậy, chúng tôi đã tuyên chiến.

Với cuộc chiến vô cớ của Nga với Ukraine hiện đã bước sang tuần thứ tư, những người bảo vệ đất nước cho đến nay đã làm chậm bước tiến của lực lượng của Vladimir Putin .

Làng quê trở “sốt”

Làng quê trở “sốt”
Nguyễn An Nam 20/03/2022 (KTSG) – Người nông dân quanh năm nhem nhuốc với đồng áng, mùa được mùa mất bỗng “rũ bùn đứng dậy” trong cơn sốt đất. Nhiều người thức thời, quay lưng không tiếc nuối với đất đai – thứ đối với họ đã là biểu tượng bao đời của cơ hàn khắc khổ. Bị cuốn vào khát vọng đổi đời, có những người hôm qua còn bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhưng đến khi cầm bạc tỉ trong tay lại rơi vào tình trạng hoang mang. Rồi họ đứng trước mối lo âu khác: của cải đến quá nhanh thì cũng đi rất lẹ.
Đất đai ở các miền quê lại trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Ảnh: H.P

Thêm một DN Việt lâu đời sắp về tay Thái Lan

Đọc những bài thế này buồn quá. Với chính sách coi trọng đầu tư nước ngoài và coi nhẹ đầu tư trong nước của chính phủ VN, VN đang ngày càng trở thành miếng bánh mầu mỡ cho các nhà tư bản quốc tế; kinh tế dân tộc biến mất, người dân cả nước thành lao động làm thuê cho nước ngoài.
Thêm một doanh nghiệp Việt lâu đời sắp về tay đại gia tỷ USD Thái Lan
(Dân trí) - Các tập đoàn tỷ USD của Thái Lan liên tục thâu tóm những doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa, bao bì. Trong thông tin chào mua công khai, Indorama công bố giá mục tiêu là 26.219 đồng/cổ phần. Để mua lại toàn bộ hơn 81 triệu cổ phiếu Nhựa Ngọc Nghĩa, phía đối tác nước ngoài sẽ chi ra hơn 2.100 tỷ đồng. Như vậy, mức định giá doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam chỉ tương đương với tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán.

Nhà đầu tư ngoại chào mua, cổ đông đăng ký thoái hết vốn
Công ty Indorama Netherlands vừa công bố chào mua công khai 100% vốn của Công ty Cổ phần Công nghiệp - Dịch vụ - Thương mại Ngọc Nghĩa (Nhựa Ngọc Nghĩa). Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt là đại lý thực hiện thương vụ chào mua công khai này.

'Ko thể so sánh Chiến tranh Việt-Trung 1979 và Nga - Ukraine'

'Không thể so sánh Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979 và Nga xâm lược Ukraine'
20 tháng 3 2022, 
Thoạt nhìn thì cuộc chiến tranh biên giới 1979 và cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine giống nhau, đó là một cường quốc tấn công quốc gia láng giềng nhỏ hơn. Chính vì thế, trong vài tuần qua, cuộc chiến tại Ukraine khiến nhiều người dân ở Việt Nam nhớ lại việc Trung Quốc đưa quân tấn công vào biên giới vào năm 1979.

Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.

Ukraine và những hệ quả không định trước

Tôi hoàn toàn không tán thành bài này, đọc để nắm thông tin và tham khảo. Bài khá dài.
Ukraine và những hệ quả không định trước
Nguyễn Quang Dy - Đại dịch Corona chưa qua thì xung đột Ukraine đã ập tới như “tai họa kép”. Putin đã tung hàng trăm ngàn quân xâm lược Ukraine từ 24/2/2022, vi phạm luật quốc tế và đe dọa trật tự thế giới. Đó là một biến số (game changer) tạo ra bước ngoặt mới cho một thời kỳ xung đột giữa các nước lớn như trong thế kỷ 20. Sự kiện đó đang làm đảo lộn bàn cờ địa chính trị tại châu Âu, với những hệ quả không định trước (unintended consequences).

Diễn biến bất ngờ

Một nguyên tắc cơ bản trong binh pháp là “biết mình biết người”. Putin đã mắc sai lầm lớn vì đánh giá quá thấp đối phương và đánh giá quá cao bản thân. Ông quá tự tin vào sức mạnh của mình vì thói ngạo mạn của người cầm quyền quá lâu trong thể chế độc tài, quen được người ta sùng bái. Putin tưởng rằng chỉ cần tập trung quân dọc biên giới là đủ làm Ukraine sụp đổ, và chiến dịch quân sự đặc biệt là “một cuộc dạo chơi” (pushover).

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

Putin được gì khi xâm lược Ukraine?

Putin được gì khi xâm lược Ukraine?
Một bài viết được ghi lại như những dòng hồi ký bỏi một chứng nhân sống, đã cho chúng ta hiẻu thêm về bản chất đen tối, khát máu của nhà độc tài Putin trong chính sách tạo ra một xã hội băng hoại, một nền đạo đức suy đồi, thối nát, tham những từ trung ương đến địa phương, không ngoài mục đích nhằm củng cố quyền lực cho ông ta cho đến ngày nay, mà nhiều người trong chúng ta thật sự không thể ngờ !

Thu Dương - Với mình, một đứa đã lang thang trong thời trẻ trâu dọc nước Nga, từ thủ đô tới Sibêri, qua đến Saint Petersburg, cái thời đáng ra phải đi học nhưng đi buôn là chính, từng được sống với tất cả sự nồng ấm chân thành của người dân Nga ngay sau khi liên bang Xô viết sụp đổ, từ tính cách của người dân đến lịch sử chính trị của đất nước này, việc quân đội Nga sa lầy như hiện nay giữa chiến trường Ukraina thực sự mình không ngạc nhiên.

Một thường dân Ukraine được sơ tán khỏi một căn hộ ở Kyiv, Ukraine, bị thương do những mảnh kính bay vào, trong cuộc không kích của quân xâm lược Nga Sô

THỬ NHÌN PUTIN QUA LĂNG KÍNH PHÂN TÂM HỌC

Đọc để biết. Tôi không tán thành quan điểm trong bài này.
THỬ NHÌN PUTIN QUA LĂNG KÍNH PHÂN TÂM HỌC
Người lính già oregon - 
Thưa quý vị, quý bạn,
Bàn về phân tâm học (psychanalyse, psychoanalysis), người ta nghĩ ngay đến chữ mặc cảm (complexe, complex). Đại khái, theo Freud, tổ sư về phân tâm học, đó là một chuỗi tình cảm và kỷ niệm, một phần hay trọn vẹn, bị dồn nén lâu ngày trong tiềm thức và khi có dịp bung ra, liền chi phối cá tính và hành vi của một người.

Quả vậy, từ ngày Putin xua quân tiến đánh Ukraine một cách vô cớ, tiện nhân thấy rất bất mãn và phẫn nộ, cũng như dân chúng khắp cùng thế giới. Bèn viết một bài mọn, sau đây, để tìm hiểu con người của y cũng như của những nhân sự dính líu đến cuộc chiến. Tiện nhân phải thú nhận trước rằng văn phong trong bài này rất ư là bựa, thẳng thừng, nếu không muốn nói sống sượng, với những lập luận rất chủ quan, không giống ai, và khác xa những bài bình luận, tường thuật về cuộc chiến Nga-Ukraine, vô cùng lịch sự, từ tốn, có dẫn chứng đường hoàng ‒mà quý vị đã đọc trong hai tuần lễ nay. Nếu có điều gì không phải, xin quý vị bỏ quá cho.

Tại sao Putin chưa chiếm được Ukraine?

Tại sao Putin chưa chiếm được Ukraine?
PGSTS Nguyễn Phương Mai, gửi tới BBC từ Amsterdam, Hà Lan, 17 tháng 3 2022
Theo GS. Henrik Paulsson (ĐH Quân sự Thụy Điển), các thông tin tình báo cho thấy kế hoạch của Putin là chiếm được Kyiv trong vòng 48 tiếng. Tuy nhiên, sau hơn ba tuần chiến sự, điều này vẫn chưa thành hiện thực. Ngoài rất nhiều lý do mà chúng ta không thể đề cập đến trong phạm vi một bài viết nhỏ, hãy cùng xem xét một giả thuyết thú vị như sau: "Liệu có thể nào kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Putin đã bị cản trở, dù chỉ là một phần nhỏ, bởi lỗi của một kẻ có tên là khảo sát"?

Nội dung báo cáo bị rò rỉ của cơ quan tình báo Nga

"Biết địch biết ta trăm trận thắng". Đây là câu trong binh pháp Tôn Tử, nhưng cũng là điều mà các nhà cầm quân từ cổ chí kim, từ đông sang tây đều nằm lòng. Vây nên khi Putin quyết định tấn công Ukraine, tình báo Nga chắc chắn đã cung cấp cho ông nhiều thông số, bao gồm cả kết quả của một cuộc khảo sát. Nội dung mà tình báo Nga khảo sát đã bị rò rỉ, hé lộ rằng cuộc lấy ý kiến này được thực hiện vào đầu tháng 2, tức là các thông số đã cập nhật hết sức có thể.

TÔI THIẾT THA KIẾN NGHỊ !

TÔI THIẾT THA KIẾN NGHỊ !
FB Nguyễn Đình Bin 14-3-22 Ngày 14 – 3 – 2022 là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sỹ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta (14 – 3 – 1988).

Hơn 14 năm trước đó, ngày 19 – 1 – 1974, 75 sĩ quan và binh sỹ của Hải quân Việt Nam Cộng hòa cũng đã hy sinh tại cuộc hải chiến Hoàng Sa chống lại cũng chính quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm nốt phần phía Đông quần đảo này của nước ta mà họ đã đánh chiếm một phần năm 1956.

Đến nay, như đã biết, “TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SỸ GẠC MA” đã được xây dựng và hoàn thành ở Cam Ranh.

Sau Ukraine, “điểm nóng” tiếp theo sẽ ở đâu?

Sau Ukraine, “điểm nóng” tiếp theo sẽ ở đâu?
RFA Đinh Hoàng Thắng - Trước đây, có thể là một trong hai nơi: Đài Loan hoặc Việt Nam. Nhưng nay, Trung Quốc đang rút ra những sai lầm từ cuộc xâm lược Ukraine của Putin và có thể sẽ có điều chỉnh. Trước mắt, “chảo dầu” trên Biển Đông vẫn tiếp tục sôi.

Từ các chiến trường Nga – Ukraine…

Theo tin từ Washington DC, Tổng thống Joe Biden sẽ nói chuyện “phải quấy” với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc qua trực tuyến, vào ngày 18/3 này. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo từ tháng 11 năm ngoái đến nay.

Bản tin của CNN cho hay, bà Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng, loan báo việc này chỉ ít ngày sau khi một công điện ngoại giao Mỹ được công bố, theo đó, Trung Quốc bày tỏ sự sẵn sàng cung cấp sự hỗ trợ về quân sự và tài chính cho Nga trong cuộc xâm lăng vào Ukraine.

Đã đến lúc chọn lọc đầu tư FDI

Đọc bài này càng buồn cho đầu tư nước ngoài ở VN. Tôi luôn luôn phản đối chính sách huy động đầu tư nước ngoài ồ ạt, không chọn lọc và quy mô quá lớn so với nền kinh tế. Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài và GDP do khu vực đầu tư nước ngoài không nên vượt quá 15% tổng vốn đầu tư và GDP của cả nước; nếu dưới 10% thì càng tốt. Tuy nhiên, thực tế khu vực này chiếm tới 40-50%, quá khủng khiếp. Đầu tư nước ngoài chủ yếu đem lại lợi ích cho người nước ngoài, đồng thời ngăn chặn các doanh nghiệp nội địa phát triển. Có thể nói người dân VN đang bước vào thời đại chưa từng có: Đua nhau đi xuất khẩu lao động và đua nhau vào doanh nghiệp FDP làm thuê cho nước ngoài. Đến bây giờ mới đặt vấn đề chọn lọc đầu tư FDI thì quá chậm, lẽ ra phải làm từ 20-25 năm trước.
Đã đến lúc chọn lọc đầu tư FDI
19/03/2022 TTO - Hiện Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng bộ tiêu chí chọn lọc đầu tư FDI trong bối cảnh có tới hơn 14.100 doanh nghiệp FDI đang đầu tư kinh doanh thua lỗ và một số vấn đề khác. 
Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc chọn lọc đầu tư FDI cần làm sớm để khắc phục nghịch lý doanh nghiệp FDI vừa mở rộng đầu tư kinh doanh, vừa báo lỗ để trốn thuế cũng như khắc phục những hạn chế hiện tại. Đó là những hạn chế nào và khắc phục ra sao?

Công nhân làm việc tại Công ty Vexos (100% vốn nước ngoài) trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Cụ ông U.80 'kỳ lạ"

Khâm phục cụ ông U.80 này quá. Mình mới U70 mà đã chán đời, chẳng muốn học hành hay làm việc gì có ích cho xã hội, chỉ thích rong chơi và ăn ngủ. Cảm ơn bài viết đã mang lại nguồn năng lượng tích cực cho mọi người và mọi gia đình trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, văn hóa và nhân cách! Tôi rất thích câu cuối: "quan trọng nhất là muốn làm gương cho con cháu, để mỗi khi thấy nản lòng, con cháu nhìn vào cụ ông U.80 vẫn chong đèn đọc sách, làm nghiên cứu, các con sẽ suy nghĩ lại mà học hành, làm việc đàng hoàng, làm người tử tế”.
Cụ ông U.80 'kỳ lạ"
Bảo Vy - 19/03/2022 Ở tuổi U.80, ông Hải vẫn đạp xe băng băng, vẫn đi dạy học, vận động xây cầu, xây nhà tình nghĩa, giúp bà con được khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí. Đáng chú ý, cụ ông còn đang học lên tiến sĩ.

Ông Hải vẫn đạp xe đạp mỗi ngày
“Lúc nào tôi cũng muốn học”
Cụ ông Đoàn Hoàng Hải, 72 tuổi, cán bộ Bưu điện TP.HCM nghỉ hưu, trú ở khu dân cư Phong Phú 5, xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP.HCM.

NA dẫn đầu cả nước về người đi xuất khẩu lao động

Đọc bài này thấy nhục thật. Cũng lạ là thằng nhà báo viết bài này không thấy nhục. "Dù dẫn đầu cả nước nhưng công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nghệ An còn chưa tương xứng với tiềm năng" và "kết quả XKLĐ trong năm 2021 chưa đạt được như kỳ vọng và chưa xứng với tiềm năng cũng như nhu cầu của người lao động trên địa bàn". Vậy nó muốn cả tỉnh đi xuất khẩu lao động hết à ? Rồi "lao động ở nước ngoài gửi về 15-30 triệu đồng/người/tháng". Vậy tại sao người trong nước không tự kiếm sống mà lại trông chờ vào tiền của người lao động gửi về ? Nghệ An là quê hương Chủ tịch HCM, tỷ lệ người Nghệ An trong giới quan chức lãnh đạo nước ta rất cao...; thế mà địa phương thuộc loại nghèo nhất nước và dẫn đầu cả nước về người đi xuất khẩu lao động; vậy có nhục không ? Nhục nhất là "khoảng 5% lao động là sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học cũng tham gia xuất khẩu". Vậy thì học cao tốn tiền để làm gì ?
Địa phương dẫn đầu cả nước về người đi xuất khẩu lao động
Hoàng Lam 19/03/2022 - (Dân trí) - Dù dẫn đầu cả nước nhưng công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nghệ An còn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong năm 2022, địa phương này đề ra mục tiêu đưa 13.550 người đi XKLĐ, tăng 20% so với 2021.

Lao động Nghệ An làm việc tại Hàn Quốc (Ảnh: N.Linh).
Lao động ở nước ngoài gửi về 15-30 triệu đồng/người/tháng
Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng sâu, rộng của dịch Covid-19 nhưng công tác giải quyết việc làm của tỉnh Nghệ An vẫn vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 40.294 người (đạt 104,66% kế hoạch) trong đó đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 11.210 người (đạt 89,69% kế hoạch), tiếp tục dẫn đầu cả nước về số người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Những ngày tuyệt vọng ở thành phố cảng Mariupol !

Thương người dân Ukraine quá, và vô cùng căm thù chủ nghĩa đế quốc Mỹ và phương Tây. Chúng là nguyên nhân sâu xa của các hỗn loạn thế giới ngày nay. Chúng tìm mọi cách tiêu diệt bất cứ cá nhân, quốc gia nào dám chống lại ách thống trị của chúng. Hàng ngày, hàng giờ chúng đều tìm cách chống phá Nga và mở rộng NATO sang sát biên giới Nga. Nếu người Nga không kháng cự, thì ngày mất nước sẽ chẳng còn bao xa; khi đó người Nga cũng sẽ phải chịu thảm cảnh chiến tranh như người Ukraine hôm nay, thậm chí sẽ tàn khốc hơn nhiều vì tư bản phương Tây tàn ác, dã man gấp trăm lần người Nga. Trong đầu chúng chỉ có lợi ích của chúng mà không có lợi ích của bất cứ ai khác. Do đó, khi người Nga vùng lên, mặc dù rất thương người dân Ukraine, nhưng tôi vẫn luôn luôn ủng hộ người Nga. Họ đã thực hiện chiến dịch quân sự rất từ tốn để không tàn phá các công trình dân sự và làm chết thường dân. Người dân Ukraine chỉ có thể tự trách mình vì ủng hộ gia nhập NATO, vì theo đuôi phương Tây chống Nga,... và nhất là đã bầu một thằng hề lên làm tổng thống. Đây là bài học rất sâu sắc cho VN vì cũng phải sống bên cạnh một nước lớn giống Ukraine.
Những ngày tuyệt vọng ở thành phố cảng Mariupol: Từ thiên đường biến thành địa ngục!
Nam Anh | 19/03/2022 
Thành phố cảng chiến lược Mariupol dần rơi vào hỗn loạn và tuyệt vọng khi nhiều tòa nhà dân và tòa nhà chính quyền, cũng như nhiều khu vực quan trọng khác trúng bom và đạn pháo.

Một góc Mariupol tan hoang do chiến sự. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP News, ước tính khoảng 350.000 người vẫn còn đang bị mắc kẹt ở Mariupol trong điều kiện không điện, nước. Thành phố cảng biển chiến lược Mariupol của Ukraine đã bị lực lượng Nga khép vòng vây kể từ ngày 1/3 đến nay và đang bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn.

Người Ukraine chạy loạn, tại sao Mỹ Anh ko đón nhận ?

Hai nước chủ mưu của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới và bóc lột nhân dân thế giới thậm tệ nhất là Mỹ và Anh đều không mặn mà đón tiếp dân tỵ nạn. Tôi luôn luôn đánh giá đây là hai nước đểu cáng nhất thế giới. Tôi ủng hộ mô hình dân chủ của Mỹ và Anh nhưng chúng chỉ dân chủ với người dân của chúng và của khoảng 30 nước chư hầu giầu có, trong khi cư xử vô cùng tàn nhẫn, bất nhân với nhân dân gần 200 nước khác. Chủ nghĩa tư bản đặt tiền lên trên tất cả; mọi hành động của chúng đều nhằm kiếm tiền. Vì tiền và cuộc sống giầu sang phè phỡn, chúng sẵn sàng tàn phá tài nguyên, môi trường ở các nước khác, thậm chí tìm mọi cách biến nhân dân thế giới thành nô lệ hiện đại. Tôi mong Nga và Trung Quốc hợp sức lật đổ ách thống trị của phương Tây. Chủ nghĩa xã hội có thể không làm giầu nhanh như phương Tây (vì không cướp bóc tàn nhẫn như các nước phương Tây hiện nay), nhưng vật chất đối với con người như hiện nay là đủ rồi; vấn đề là con người sống phải yêu thương lẫn nhau, là công bằng với tất cả mọi người, là phân chia lợi ích cho cả người nghèo chứ không để thế giới phương Tây sống trên lưng người người nghèo như trong ách thống trị của phương Tây như hiện nay. Hy vọng sẽ có những nhà lãnh đạo tài ba và vì dân sẽ nắm quyền ở Nga và Trung Quốc để xây dựng một thể chế văn minh, dân chủ và phát triển  cho toàn thế giới, như đã từng có Lý Quang Diệu ở Singapore, Park Chung Hy ở Hàn Quốc, Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan...
Hơn 3 triệu người Ukraine phải chạy loạn, tại sao Mỹ không đón nhận một ai?
Linh Anh | 19/03/2022 - 
"Tôi sẽ chào đón những người tị nạn Ukraine", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói từ Nhà Trắng hôm 11/3. Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi thực tế rằng chẳng người tị nạn nào trong số 3 triệu người phải rời bỏ gia đình, quê hương chạy trốn xung đột có thể tới được Mỹ.

Chỉ có khoảng 690 người Ukraine tới Mỹ tị nạn từ tháng 10 năm ngoái, đồng nghĩa với về cơ bản, không ai trong số 3 triệu người chạy trốn xung đột khỏi Ukraine được phép tới Mỹ.

Công hãm Mariupol - Những giờ cuối cùng của quân Ukraine!

Công hãm Mariupol - Những giờ cuối cùng của quân Ukraine!

Hoài Giang | 19/03/2022 - 
Ít giờ trước tờ Vz.ru đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Cuộc giải phóng Mariupol sẽ diễn ra như thế nào?". Dưới đây chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Các tay súng Chechnya khai hỏa vào một ổ đề kháng của phía Ukraine trong Mariupol (Nguồn: Người đứng đầu Chechnya Ramzan Kadyrov).

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Nga bỏ chủ nghĩa toàn cầu, TQ tăng sức mạnh, phương Tây suy yếu

Nga rời bỏ chủ nghĩa toàn cầu, Trung Quốc gia tăng sức mạnh, phương Tây suy yếu
Trà Nguyễn • 17/03/22 Từ góc nhìn kinh tế, rõ ràng Nga đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, hưởng lợi từ đó nhưng Nga cũng sẵn sàng rời bỏ toàn cầu hoá. Thay vào đó, Nga và Trung Quốc đã thiết lập một sân chơi mới cạnh tranh với sân chơi toàn cầu hoá lãnh đạo bởi phương tây. Cuộc xâm lược Ukraine của Nga không chỉ đẩy lùi quá trình toàn cầu hoá, gia tăng sức mạnh cho Trung Quốc mà còn làm suy yếu Mỹ và Châu Âu....

Cuộc xâm lược Ukraine đã mang lại các lệnh trừng phạt và sự cô lập về kinh tế lên Nga, ngăn chặn kỷ nguyên toàn cầu hóa mà người Nga được hưởng sau khi Liên Xô tan rã. Các quốc gia đã từ ít hội nhập với nền kinh tế toàn cầu trở nên hội nhập ngày một chặt chẽ. Tuy nhiên, đây có thể là lần đầu tiên cư dân của một quốc gia trải qua sự kết thúc đột ngột đối với toàn cầu hóa sau khi tận hưởng nó trong nhiều năm.

Nga tham gia sâu vào toàn cầu hoá, kinh tế suy yếu sau khi chiếm Crimea

Hậu quả từ bệnh cuồng Nga của một số người Việt

Tôi là người ủng hộ Nga và Putin, tôi bác bỏ tất cả các lập luận chống những người Việt ủng hộ Nga và Putin trong bài dưới đây. Chúng tôi là những người có lý trí, không phải cãi cùn, cuồng Nga như tác giả bài viết. Riêng việc tác giả và nhiều người dùng từ "cuồng Nga" để áp đặt cho chúng tôi đã cho thấy họ thiếu văn hóa tranh luận như thế nào. Chắc chắn chúng tôi cũng “nhìn từ góc độ lợi ích Việt Nam” khi bình luận về vấn đề Ukraine hiện nay. Vì thế chúng tôi luôn cho rằng VN nên là một nước trung lập.
Hậu quả từ bệnh cuồng Nga của một số người Việt
Lê Đông Hải 2022.03.16 - Các “chuyên gia quân sự” ủng hộ Nga và Putin. Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraina đã sang tuần thứ ba liên tiếp nhưng dường như chiến sự vẫn chưa hề giảm bớt. Những tin tức về người chết, thương vong, các cơ sở bị tàn phá, vẫn liên tiếp xuất hiện trên truyền thông, khiến người ta không khỏi đau lòng.

Sự kiện Ukraina một lần nữa cho thấy sự chia rẽ trong dư luận Việt Nam. Rất đông người dân lên tiếng ủng hộ Ukraina, nhưng cũng có nhiều người, đặc biệt là những “chuyên gia quân sự” lại ủng hộ quyết liệt cho nước Nga và Tổng thống Putin. Trong số những người ủng hộ “vô điều kiện” đó, phải kể đến ba “chuyên gia quân sự” nổi đình nổi đám ở Việt Nam, đó là Thiếu tướng Lê Văn Cương, Đại tá Lê Thế Mẫu và Lê Ngọc Thống - một cựu sĩ quan Hải quân, một chuyên gia bình luận quân sự.

Đưa lư hương trở lại trước tượng đài Trần Hưng Đạo

Đúng là tin rất vui. Chỉ có điều ngạc nhiên là không hiểu tại sao chính quyền lại chọn đêm tối để đưa lư hương trở lại trước tượng đài Trần Hưng Đạo ? Chẳng lẽ đây là việc làm bất hợp pháp hay đáng xấu hổ nên chính quyền mới làm âm thầm trong đêm như vậy ? Hay là sợ đông đảo người dân đến hoan hô và thắp hương ngay sau khi lư hương được đặt về chỗ cũ ?
Đưa lư hương trở lại trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng
17/03/2022, Đêm 16.3, rạng sáng 17.3, lư hương Đức thành Trần đã an vị tại vị trí vốn có trước đây, phía dưới bức tượng Hưng Đạo Đại Vương. Tối 16.3, lực lượng chức năng đã thực hiện di chuyển lư hương từ đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo (đường Võ Thị Sáu, quận 1) về lại khu vực chân tượng đài tại Công viên Mê Linh. Đến gần 23h, lư hương đã được di chuyển an toàn về lại vị trí chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở Công viên Mê Linh. Cùng với việc an vị lư hương, sáng nay Sở Xây dựng TP.HCM cũng tổ chức lễ khánh thành Dự án chỉnh trang hai công viên Mê Linh và bến Bạch Đằng.
Lư hương được cung thỉnh tại tượng đài Trần Hưng Đạo rạng sáng 17.3 - Ảnh: Trung Sơn/VNE. Như vậy, sau hơn 1.000 ngày, chiếc lư hương đã trở lại vị trí cũ. Trước đó, tháng 2.2019 quận 1 chỉnh trang lại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, đồng thời dời lư hương trước tượng đài về đền thờ trên đường Võ Thị Sáu.

Moscow không bao giờ lùi bước ở Ukraine

Tổng thống Nga tuyên bố Moscow không bao giờ lùi bước, bị buộc phải tiến hành chiến dịch ở Ukraine
Baoquocte.vn. Ngày 16/3, trong một bài phát biểu mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, phương Tây cần hiểu Moscow sẽ không bao giờ chấp nhận lùi bước.

Tổng thống Nga Putin nói rằng, Moscow bị buộc phải tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. (Nguồn: Anadolu)

Ba Lan trở thành trụ cột của NATO trong cuộc chiến ở Ukraine

Trong số các nước Đông Âu, tôi ghét nhất Ba Lan vì Ba Lan là tên lính xung kích hung hăng nhất của Mỹ và phương Tây trong việc chống Nga. Nga chắc chắn sẽ tìm cách trả đũa Ba Lan bằng cách này hay cách khác, thậm chí sẽ can thiệp và Ba Lan như đối với Ukraine. Người Nga sẵn sàng chiến đấu vì độc lập chủ quyền của đất nước, nên NATO chẳng là cái gì trong mắt của người Nga.
Vì sao Ba Lan trở thành trụ cột của NATO trong cuộc chiến ở Ukraine?
17/03/2022 Phương Tây không còn phớt lờ cảnh báo của Warsaw về Nga, khi Ba Lan ngày càng giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược ứng phó khủng hoảng Ukraine của NATO. Các nhà lãnh đạo Ba Lan từ lâu đã hối thúc các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với Ukraine, viện dẫn mối đe dọa từ Nga, nhưng đều bị bỏ ngoài tai. Phương Tây đã thay đổi thái độ sau khi Nga phát động chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine.

Xe tăng của Ba Lan (đi đầu) cùng các xe thiết giáp của Mỹ và Italia tham gia cuộc tập trận Namejs 2021 của NATO tại Kadaga, Latvia tháng 9/2021. Ảnh: AP

Tiết lộ chi tiết kế hoạch hòa bình Ukraine

Haha, nước Nga và Putin quả là vĩ đại. Mỹ và phương Tây luôn luôn tìm mọi cách tiêu diệt nước Nga, chưa biết kết cục cuối cùng sẽ ra sao, nhưng hiện giờ có vẻ như nước Nga đang đạt được tất cả những mục đích đề ra của mình. Thậm chí còn bất ngờ chiếm được toàn bộ miền Đông Ukraine (vùng Donbass) và các tỉnh phía Nam, mở được tuyến đường bộ thênh thang nối nước Nga với bán đảo Crimea, thậm chí chiếm được hầu hết vùng đất và vùng biển phía Nam của Ukraine. Ukraine không những mất hết các hạm đội mà còn gần như mất sạch cả biển, trở thành nước không có biển như nước Lào. Dân số Ukraine từ 43 triệu người trước chiến tranh sẽ giảm xuống còn khoảng 30 triệu sau khi mất các vùng đất này vào tay Nga. Ngược lại, dân số Nga sẽ tăng từ 145 triệu lên khoảng 160 triệu. Dân số đông thì binh hùng tướng mạnh, nước Nga như hổ thêm cánh, càng ngày càng lợi hại hơn trên trường quốc tế. Dân Ukraine đúng là đã nhầm lẫn nghiêm trọng khi tin vào Mỹ và phương Tây, khi bầu một chú hề lên làm Tổng thống. Cứ nghĩ đến cảnh hơn 3 triệu người Ukraine phải chạy ra nước ngoài và hàng triệu người khác chạy loạn trong nước, mình thấy thương họ quá, và căm giận Mỹ, các nước phương Tây và chính quyền Ukraine đã buộc nước Nga tới hành động chiến tranh và đẩy hàng triệu người dân Ukraine vào cảnh lầm than. Rất may là việc Nga tàn sát các đô thị Ukraine và chiến tranh hạt nhân còn chưa xảy ra.
Tiết lộ chi tiết kế hoạch hòa bình Ukraine
17/3/2022 - (PLO)- Ukraine và Nga đã thực hiện các bước hướng tới "kế hoạch hòa bình 15 điểm", bao gồm việc các lực lượng Nga sẽ rút lui để đổi lấy cam kết trung lập của Ukraine.

Các quan chức Nga và Ukraine đàm phán hòa bình tại Belarus hôm 3-3. 
Theo tờ Financial Times, Ukraine và Nga đã thực hiện các bước hướng tới "kế hoạch hòa bình 15 điểm", bao gồm việc các lực lượng Nga sẽ rút lui để đổi lấy cam kết trung lập của Ukraine.