Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

Mỹ có nên Trung Lập Hóa Ukraina?

Từ hàng chục năm trước tôi đã viết trên Blog này, chiến tranh thế giới thứ 3 chắc chắn sẽ xảy ra vì lòng tham vô độ của tầng lớp tư bản phương Tây. Nguy cơ chiến tranh nguyên tử đang hiện hữu. Nga biết thua là sẽ mất nước nên Nga không thể thua ở mặt trận Ukraina. Nếu có nguy cơ thua, Nga sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử, trước hết ở Ukraine và Ba Lan, sau đó để triệt hạ đầu não nguyên tử, Nga sẽ đánh cả Mỹ và Âu Châu cùng lúc, chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nổ ra. Phóng xạ sẽ tràn ngập cả trái đất. Lịch sử phê phán, lên án chiến tranh là một chuyện, còn chuyện Nga phải dùng chiến tranh để ngăn cản mưu đồ bành trướng, xâm lược của phương Tây đối với Nga, để đảm bảo không gian sinh tồn, để bảo vệ nền độc lập, để giữ địa vị độc tôn, để triệt hạ đối thủ là việc cần phải làm. Chúng ta cầu nguyện cho người dân vô tội chết oan và chờ xem cuộc chiến Ukraina sẽ tiếp diễn như thế nào và thế giới có bước vào đại chiến lần thứ 3 hay không. Loài người đang phải hủy diệt nhau vì lòng tham vô đáy của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Mỹ có nên Trung Lập Hóa Ukraina?
Đào Văn Bình - CALI TODAY NEWS – Cuộc chiến đã bước sang ngày thứ mười với số thương vong rất lớn ở cả hai bên. Gần 2 triệu dân Ukraina đã phải chạy ra nước ngoài để lánh nạn. Quân Nga đang bao vây Thủ Đô Kiev và người dân Kiev còn ở lại đang chuẩn bị chiến đấu trong thành phố. 

Ô. Lenzsky cầu cứu cả thế giới. 20,000 quân tình nguyện có thể kéo vào Ukraina và Nga nói rằng Nga không coi những “lính đánh thuê” này là tù binh theo công ước quốc tế. Hoa Kỳ đã có kế hoạch đưa Ô. Lezensky lưu vong tại Ba Lan rồi kêu gọi người dân tiến hành cuộc chiến tranh du kích để chống lại quân Nga khi Kiev thất thủ. Cùng lúc Hoa Kỳ bật đèn xanh cho Ba Lan gửi phi cơ chiến đấu cho Ukraina và 17,000 vũ khí các loại của các thành viên NATO đã chuyển tới Ba Lan rồi bằng đường bộ vào Ukraina.

Nếu không có hàng hóa Nga, thế giới sẽ ra sao?

Nếu không có hàng hóa Nga, thế giới sẽ ra sao?
Thế giới sẽ ra sao nếu không có hàng hóa Nga? Từ lâu chuỗi liên kết giữa Nga với nền kinh tế toàn cầu đã rất phức tạp. Nga lần lượt xếp thứ nhất, thứ hai và thứ ba trong số các nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá.

Theo tạp chí The Economist, Nga là nguồn cung phần lớn năng lượng nhập khẩu của châu Âu, chiếm một nửa lượng uranium nhập khẩu của Mỹ, cung cấp 1/10 lượng nhôm và đồng cho thế giới, 1/5 niken cấp độ sản xuất pin. Sự thống lĩnh của nước này về các kim loại quý như palladium – thành phần chủ chốt trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử - thậm chí còn lớn hơn. Nga cũng là nước xuất khẩu lớn về lúa mì và phân bón.

Cho đến nay, xuất khẩu nguyên liệu thô của Nga vẫn chưa bị đưa vào các danh sách trừng phạt toàn diện mà phương Tây đang áp đặt lên một loạt lĩnh vực khác.

2 nước NATO bị 1 phản lực cơ "xuyên thủng": Nga hay Ukraine?

2 nước NATO bị 1 phản lực cơ "xuyên thủng": Nga hay Ukraine?
Phòng không 2 nước NATO bất ngờ bị 1 phản lực cơ "xuyên thủng": Máy bay Ukraine hay Nga? Vào hôm 10/3, 1 phản lực cơ đã rơi xuống thủ đô một nước NATO sau khi vượt qua hàng trăm km trên không phận nước NATO khác. Nó được cho là từ hướng tây - Ukraine.

Thủ đô Zagreb của Croatia hôm đóđã bị đánh thức bởi một vụ nổ lớn và sau đó tại hiện trường xuất hiện một hố lớn và những thứ dường như là các chi tiết máy bay.

Croatia cho biết đây là một "máy bay quân sự không người lái" đã đi vào không phận của nước này từ nước láng giềng Hungary với tốc độ 700 km/h và độ cao 1.300 mét.

Từ các mảnh vỡ tại hiện trường, các nhà phân tích của The War Zone cho rằng đây rất có thể là một máy bay không người lái (UAV) trinh sát Tu-141 "Strizh" của Ukraine.

Nga bắt đầu tấn công vào phía tây Ukraine

Nga nhiều lần thông báo đã làm chủ bầu trời Ukraine. Tôi rất nghi ngờ vì Nga mới tập trung đánh phía Đông Ukraine, các vùng miền Tây vẫn yên tĩnh, các sân bay ở đó vẫn chưa bị đánh phá. Mặt khác, phương Tây còn thảo luận việc chuyển máy bay chiến đấu cho Ukraine, chứng tỏ có một số sân bay vẫn hoạt động. Nước Ukraine quá rộng và hiểm trở, không dễ để chiếm nước này, thậm chí để làm chủ bầu trời nước này.
Nga bắt đầu tấn công vào phía tây Ukraine
Nga đã bắt đầu tấn công vào phía tây Ukraine. Khi chiến sự bước sang ngày thứ 16, các thành phố miền Tây Ukraine, vốn an toàn sau hai tuần xung đột, đã hứng chịu những cuộc không kích của Nga.

Wall Street Journal cho biết Nga đã bắn tên lửa vào sân bay tại hai thành phố Ivano-Frankivsk và Lutsk ở miền Tây Ukraine - nơi hiếm khi bị tấn công trong hai tuần qua. Sân bay của thành phố Dnipro ở miền Trung cũng chịu các cuộc không kích tương tự.

Không quân Ukraine ngày 11/3 cho biết chiến đấu cơ của Nga đã nổ súng vào một khu dân cư trên lãnh thổ Belarus gần biên giới Ukraine. Giới chức Kyiv cáo buộc đây là hành động nhằm tạo cớ để quân đội Belarus tham gia xung đột vũ trang ở Ukraine. Nga và Belarus chưa có phản ứng về thông tin này.

Cực căng: Mỹ cấm cung cấp USD cho Nga

Cực căng: Mỹ cấm cung cấp USD cho Nga
Theo đài RT ngày 11/3, đây là một động thái nữa mà Mỹ thực hiện để tăng cường sức ép kinh tế với Nga sau khi nước này đưa quân vào Ukraine. Mỹ đã cấm xuất khẩu, xuất khẩu lại, bán hoặc cung cấp dù là trực tiếp hay gián tiếp tiền USD từ Mỹ cho chính phủ Nga hoặc người ở Nga. Cấm cung cấp USD cho Nga sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với nước xuất khẩu dầu của nước này vì hầu hết hợp đồng dầu được thanh toán bằng đồng tiền của Mỹ.

Ngày 2/3, Liên minh châu Âu cũng cấm xuất khẩu và nhập khẩu tiền giấy euro sang Nga. Chỉ có ngoại lệ dành cho các cá nhân đến Nga, các phái đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế có quyền miễn trừ pháp lý.

Trước đó, ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ kêu gọi chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Nga. Một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết việc bỏ Quy chế "Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn" với Nga sẽ phải được Quốc hội Mỹ thông qua, song các nghị sỹ từ cả hai viện đều bày tỏ ủng hộ bước đi này. Theo giới chuyên gia, nếu được thực thi, đây là sẽ động thái gia tăng sức ép mới nhất mà Mỹ và các đồng minh đưa ra đối với Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Kremlin "nổi cơn thịnh nộ" vì thất bại tình báo ở Ukraine

Càng ngày càng thất vọng với sức mạnh quân sự Nga. Có lẽ chúng đã bị thổi phồng quá đáng. Nếu thực sự sức mạnh quân sự Nga yếu thì Nga không nên thực hiện chiến dịch đặc biệt ở Ukraine. Mong sao nước Nga sớm kết thúc được cuộc chiến này, vì Nga càng sa lầy thì càng yếu và càng có nguy cơ sớm tan rã thành nhiều quốc gia.
Điện Kremlin "nổi cơn thịnh nộ" vì thất bại tình báo ở Ukraine
Ukraine tiết lộ Điện Kremlin "nổi cơn thịnh nộ" vì thất bại tình báo ở Ukraine. Người đứng đầu Hội đồng An ninh Ukraine Oleksiy Danilov cho biết, Tổng thống Putin đang giận dữ với giới lãnh đạo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) vì những thất bại tình báo nghiêm trọng của họ trong cuộc chiến ở Ukraine, theo tờ Daily Mail của Anh.

Các lực lượng Nga được cho là tiếp tục chịu tổn thất trên chiến trường Ukraine (trong ảnh là một phương tiện bị phá hủy hôm 10/3) sau khi không lường trước được mức độ kháng cự của quân đội Ukraine. Ảnh Daily Mail

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022

Hoan hô Tổng thống Nga cứng rắn với phương Tây

Hoan hô Tổng thống Nga cứng rắn với phương Tây
Ứng phó 'mưa trừng phạt' từ phương Tây, ông Putin tính tung phản đòn
Tổng thống Vladimir Putin để ngỏ khả năng ‘quốc hữu hóa’ tài sản của các công ty nước ngoài sắp rút khỏi Nga, để đối phó với các lệnh trừng phạt từ phương Tây.Theo báo Bưu điện Washington, phát biểu trong cuộc họp với các quan chức chính phủ hôm 10/3, Tổng thống Putin nói rằng, Nga phải "giới thiệu việc quản lý bên ngoài" đối với các doanh nghiệp sắp rời đi, "và sau đó chuyển giao các doanh nghiệp này cho những ai muốn làm việc".
Ông cũng tán thành một dự luật cho phép Chính phủ Nga tiếp quản và sau đó bán các doanh nghiệp đã rời khỏi nước này. “Tôi không nghi ngờ gì về việc các biện pháp trừng phạt (từ phương Tây) sẽ được áp dụng bất kể lý do gì”, ông Putin cho biết. 

Chiến sự Ukraine: Đã đến lúc Mỹ, NATO nói chuyện với Nga

Nếu tôi là Nga, tôi sẽ không chấp nhận phương án do đại tá Mark Cancian nếu trong bài dưới đây. Phương án này cũng sẽ không được Mỹ và NATO chấp nhận vì chúng muốn đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng.
Chiến sự Ukraine: Đã đến lúc Mỹ, NATO nói chuyện với Nga
Không thể để chiến sự ở Ukraine kéo dài hơn nữa, đã đến lúc Mỹ và NATO cần chủ động đối thoại với Nga, cùng nhân nhượng nhau để kết thúc chiến tranh.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine đã kéo dài sang tuần thứ ba nhưng chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong bối cảnh này giới quan sát và phân tích bắt đầu bàn đóng góp phương án giúp sớm kết thúc xung đột.

Trên tạp chí Forbes, ông Mark Cancian, đại tá về hưu từ lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, cố vấn cấp cao của Chương trình An ninh quốc tế của tổ chức Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), đã có bài phân tích tình hình và đề xuất về các nội dung có thể có trong thỏa thuận giúp kết thúc xung đột Nga - Ukraine.

Trừng phạt Nga, phương Tây “tự chuốc lấy thất bại”

Tổng thống Putin: Trừng phạt Nga, phương Tây đang “tự chuốc lấy thất bại”
Tổng thống Nga Putin ngày 10/3 cho biết, các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ gây ảnh hưởng ngược lại đối với phương Tây, khiến giá lương thực và năng lượng cao hơn.
Ông khẳng định Moscow sẽ giải quyết được các vấn đề của mình và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, không có giải pháp nào thay thế cho chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine và Nga không phải là quốc gia có thể chấp nhận thỏa hiệp về chủ quyền để đổi lấy một số lợi ích kinh tế ngắn hạn.
Phát biểu trong cuộc họp của chính phủ Nga, Tổng thống Putin khẳng định: “Các biện pháp trừng phạt này sẽ được áp đặt trong mọi trường hợp. Có rất một số câu hỏi, vấn đề và khó khăn nhưng trước đó chúng ta đã vượt qua và bây giờ cũng sẽ như vậy. Cuối cùng, tất cả điều này sẽ giúp gia tăng sự độc lập, tự cường và chủ quyền của chúng ta”.

Nước nào cũng sợ đụng với Nga

Nước nào cũng sợ đụng với Nga
Do không thể đưa quân vào Ukraina để hỗ trợ Kiev chống trả cuộc xâm lăng của Nga, phương Tây chỉ có thể cung cấp thiết bị quân sự, trong đó có các chiến đấu cơ, để tăng cường khả năng của quân đội Ukraina. Nhưng do nước nào cũng ngán ngại đụng chạm với Nga, cho nên việc giao các chiến đấu cơ Mig-29 của Ba Lan cho Ukraina nay đang gặp bế tắc.

Máy bay tiêm kích Mig-29, cũng như Sukhoi-27 và Sukhoi-25 là những chiến đấu cơ duy nhất mà các phi công Ukraina có thể sử dụng ngay, không cần được huấn luyện. Như vậy, các nước cung cấp các phi cơ này không cần gởi người đến tận nơi để huấn luyện các phi công Ukraina. 

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

Trừng phạt kinh tế Nga - canh bạc lớn của phương Tây

Trừng phạt kinh tế Nga - canh bạc lớn của phương Tây
Nếu chiến sự Ukraine không dứt, việc tung đòn tổng lực trừng phạt kinh tế với Nga là một trận thua lớn của phương Tây. 
Nếu nước Nga nghèo đi mà chẳng lung lay được quyết tâm chính trị của ông Putin, sẽ rất khó để các chính phủ phương Tây giữ được niềm tin vào sức mạnh của các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo cấm nhập dầu Nga hôm 8/3. Ảnh: AP
Từ ngày Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, mỗi buổi sáng khi thị trường mở cửa, các nhà phân tích phải cùng lúc theo dõi hai màn hình. Một màn hình cho cuộc tiến quân của quân Nga và một cho đồ thị giá trị của đồng ruble. Đó là hai mặt trận trong cùng một cuộc đấu.

Kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng Nga - Ukraine

Kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng Nga - Ukraine
Nga cảnh báo các biện pháp đáp trả sẽ diễn ra nhanh chóng và nhằm vào những lĩnh vực nhạy cảm nhất của phương Tây. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba dự kiến hội đàm tại Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 10-3. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24-2.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 9-3 xác nhận ông Lavrov sẽ tham dự diễn đàn ngoại giao quốc tế ở TP Antalya - Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc gặp giữa ông với người đồng cấp Kuleba sẽ diễn ra ở đó.

Phát hiện chuyện 'tày trời' của Ukraine

Phát hiện chuyện 'tày trời' của Ukraine
Nga tuyên bố có bằng chứng Ukraine phát triển vũ khí sinh học gần biên giới Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố, trong chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, Moscow đã thu được các tài liệu chứng minh rằng các phòng thí nghiệm sinh học Ukraine nằm gần biên giới Nga đã phát triển các thành phần của vũ khí sinh học.

"Chúng tôi xác nhận sự thật, được phát hiện trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, về việc Kiev xóa dấu vết của chương trình sinh học quân sự, do Kiev thực hiện với sự tài trợ của Bộ Quốc phòng Mỹ", TASS dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu hôm 9/3.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, các phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Ukraine đã chứng minh các hoạt động bất hợp pháp, vi phạm Công ước về vũ khí sinh học của Washington tại quốc gia Đông Âu.

"Sẽ không có Mosul hoặc Raqqa" ở Ukraine

"Sẽ không có Mosul hoặc Raqqa" ở Ukraine
Topwar.ru mới đây đã đăng tải bài tổng hợp "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine tính tới tối 9/3. Bài viết cũng nêu rất rõ và sâu chiến thuật đang được QĐ Nga áp dụng.
các lực lượng Nga đang sử dụng các chiến thuật cho phép giảm thiểu thương vong. Họ không tạo ra "Raqqa" hoặc "Mosul" (các trận đánh hủy diệt của Mỹ và đồng minh nhằm vào IS) với các thành phố của Ukraine - và họ sẽ không làm như vậy.

"Sẽ không có Mosul hoặc Raqqa"
"Vào ngày thứ 14 của chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, khoảng 24% lãnh thổ cùng 6 triệu dân đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga.

Nhưng các chuyên gia Phương Tây đã bắt đầu đưa ra những tuyên bố lấp lửng rằng "Quân đội Nga đã hụt hơi", rằng "hoạt động không diễn ra theo đúng kế hoạch".

Ném bom bệnh viện phụ sản, nhiều người thương vong

Ủng hộ Nga trong cuộc chiến. Mong Nga sớm kết thúc cuộc chiến để nhân dân 2 nước anh em không còn phải chịu ảnh đau thương này. Tội ác đều từ lòng tham vô đáy của chủ nghĩa tư bản Mỹ và Tây Âu, cũng như sự ngu ngốc của ban lãnh đạo Ukraine.
Ném bom bệnh viện phụ sản, hàng chục người thương vong, Nga đổ lỗi cho Ukraine
Bệnh viện nhi và phụ sản Mariupol bị trúng bom của Nga. Tổng thống Ukraine chỉ trích Nga không kích nhưng phía Nga cáo buộc Ukraine bố trí lực lượng quân sự ở đó. Tổng thống Ukraine chỉ trích Nga không kích bệnh viện nhi và phụ sản Mariupol, còn phía Nga cáo buộc Ukraine bố trí lực lượng quân sự ở đó.

Loạt tiếng nổ lớn hôm 9/3 vang lên làm rung chuyển bệnh viện phụ sản và nhi đồng ở Mariupol, thành phố miền nam Ukraine đang bị lực lượng Nga vây hãm và pháo kích nhiều ngày qua. Giới chức địa phương cho biết không quân Nga đã ném bom vào cơ sở này khiến ít nhất 17 người bị thương, trong đó có một số sản phụ.

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022

Hun và Brze nói về Nga, Ukraine: Tiên tri hay nhầm lẫn?

Huntington và Brzezinski nói về Nga, Ukraine: Tiên tri hay nhầm lẫn?
8 tháng 3 2022 - 
Hai nhà khoa học chính trị có ảnh hưởng sâu rộng của Hoa Kỳ, đều đã qua đời, đã từng đưa ra nhận định của họ về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và Ukraine. Nhà khoa học chính trị người Mỹ Samuel P. Huntington (1927 -2008) rất quen thuộc với độc giả quan tâm chính trị ở Việt Nam, vì cuốn sách"Sự va chạm của các nền văn minh và Xây dựng lại trật tự thế giới" xuất bản năm 1996. Còn Zbigniew Brzezinski (1928-2017) là nhà ngoại giao người Mỹ gốc Ba Lan, từng là Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến năm 1981.

Các tín đồ của Nhà thờ Chính thống Ukraine tham gia một lễ rước tôn giáo ở Kyiv vào ngày 27 tháng 7 năm 2018

Ukraine: VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?

Ukraine: VN có kẹt giữa nghĩa vụ và nguyên tắc?
Bill Hayton, BBC 8 tháng 3 2022 - 
Nhìn chung, có vẻ như Việt Nam đang bị kẹt giữa các nghĩa vụ và các nguyên tắc của mình. Họ cần và coi trọng sự hỗ trợ của Nga cũng như tôn trọng sâu sắc mối quan hệ chính trị với giới lãnh đạo ở Moscow. Những cam kết này vượt trội hơn các cam kết của họ đối với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Việt Nam dường như không tán thành các hành động của Nga ở Ukraine nhưng sẽ không công khai nói như vậy.

Thủ đô Hà Nội của Việt Nam vẫn có tượng 
đài Lênin ở Công viên Lênin, quận Ba Đình
Lập trường của Việt Nam đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là gì? Chính phủ Hà Nội cho biết họ "quan ngại sâu sắc vì xung đột vũ trang" nhưng Việt Nam và nước láng giềng Lào là hai nước ASEAN duy nhất bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc chỉ trích hành động của Nga.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Tại sao Nga phải vội vã tấn công Ukraine ?

Tại sao Nga phải vội vã tấn công Ukraine ?
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU NGA KHÔNG " BÓP CHẾT TỪ TRONG TRỨNG " KẾ HOẠCH KHƠI MÀO THẾ CHIẾN 3 ??? Ngay từ tháng 12 / 2021, Nga đã thu thập được các thông tin tình báo về kế hoạch của Mỹ và NATO : Sẽ bố trí trên lãnh thổ Ucraine 4 cụm tác chiến quân sự ( 2 lữ đoàn lục quân , 1 lữ đoàn hải quân và 1 lữ đoàn không quân ) , trong đó lữ đoàn không quân là lực lượng có khả năng sử dụng các máy bay mang đầu đạn hạt nhân .

Theo những tài liệu này , NATO dự định sẽ triển khai những lực lượng này vào mùa hè 2022 , trong thời gian có phiên họp của Hội đồng bảo an LHQ , cũng theo kế hoạch của NATO , chậm nhất là đến cuối năm 2022 , bọn chúng sẽ bắt đầu các hoạt động khiêu khích , gây xung đột quân sự và thực hiện việc khơi mào thế chiến 3 với việc sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công tổng lực tiêu diệt nước Nga .

Đảm nhiệm vai trò chính trong kế hoạch này là giới lãnh đạo chính quyền và bọn tân phát xít , những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Bandera ở Ucraine dưới sự chỉ đạo của Mỹ .

Nước Nga đối mặt với thách thức trừng phạt chưa từng có

Gấu Nga bị phương Tây xiềng xích trói chân trói tay mấy chục năm, đến khi nó không chịu đựng được nữa phải vùng lên thì cả phương Tây đoàn kết đua nhau phi lao vào nó. Cảnh nước Nga hôm nay không khác gì cảnh một tù nhân nổi loạn bị đám cai ngục khoái trá xông vào đánh hội đồng. Thương cho những nước bị các ông trùm tư bản ngắm trúng để biến thành nơi khai thác thuộc địa kiểu mới và làm giầu cho chúng. Nhưng Nga là một quốc gia vĩ đại, rộng nhất thế giới với rất nhiều tài nguyên khoáng sản. Dân tộc Nga đặc biệt dũng cảm kiên cường, chưa bao giờ  biết chấp nhận ngã gục trước những thử thách và tai họa vô cùng khắc nghiệt trong chiến tranh. Tôi hy vọng Nga đã chuẩn bị trong tay nhiều nguồn lực và một bộ máy hành chính hiệu quả cùng với những chuyên gia kinh tế có trình độ đủ sức đối phó hiệu quả với những khó khăn xuất phát từ vô vàn các biện pháp trừng phạt man rợ và ngặt nghèo của Mỹ và phương Tây áp đặt cho Nga.
Nước Nga đối mặt với thách thức trừng phạt chưa từng có
Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã đồng loạt triển khai một loạt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga đúng như những gì đã cảnh báo trước đó. Có thể nói, Mỹ và phương Tây đã kích hoạt một cuộc chiến tranh khác, chiến tranh kinh tế, với mục tiêu gây thiệt hại lớn nhất có thể cho nền kinh tế "xứ Bạch Dương".
Đòn trừng phạt hàng loạt
Đòn đánh được xem là mạnh nhất là loại 7 ngân hàng thương mại lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, cũng như trừng phạt Ngân hàng trung ương Nga, phong tỏa các tài sản của ngân hàng này ở nước ngoài. 

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Xung đột Nga - Ukraine thêm thách thức cho toàn cầu hóa

Xung đột Nga - Ukraine đẩy thêm thách thức cho kinh tế toàn cầu hóa
Ngọc Phương Linh - Việc Nga đưa quân vào Ukraine và sự xuất hiện của các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Moscow là bằng chứng cho thấy xu hướng toàn cầu hóa dần đi vào ngõ cụt. Theo Washington Post, các chuyên gia kinh tế cho biết chiến sự ở Ukraine sẽ tác động mạnh đến tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm nay, đặc biệt tại khu vực châu Âu. Bên cạnh đó, việc giá dầu thế giới tăng vọt lên hơn 110 USD/thùng cũng như sự gián đoạn của chuỗi cung ứng đang làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát ở Mỹ, vốn ở mức cao nhất trong 40 năm trở lại đây.

Dòng người xếp hàng để rút ngoại tệ từ một máy ATM ở St.Petersburg, Nga. Ảnh: AP.
Tất cả chính phủ, tập đoàn và nhà đầu tư đều đang đối mặt với một thực tế mới. Xét về khía cạnh lâu dài, những hậu quả từ cuộc xung đột có thể nặng nề hơn. Thời hoàng kim của toàn cầu hóa đã kết thúc từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Cuộc chiến tại Ukraine chỉ khiến nó trở nên rõ ràng hơn

Không nên tin các thông tin giả đang tràn lan trên mạng

Không nên tin các thông tin giả đang tràn lan trên mạng
Người dân Kiev ào ạt ném bom xăng, 'xe tăng' Nga chìm trong biển lửa: Sự thật lừa bịp từ một clip gây bão. Mạng xã hội lan truyền đoạn video được cho là "trận mưa bom xăng" trút xuống phương tiện quân sự Nga giữa lòng thủ đô Kiev, Ukraine.

Trong những ngày gần đây, trên mạng xã hội đang lan truyền một đoạn video cho thấy người dân Ukraine dồn dập ném bom xăng vào xe bọc thép Nga ở thủ đô Kiev, Ukraine, khiến chiếc xe mới tiến được vài bước đã bốc cháy dữ dội.

Đoạn video này lần đầu tiên được một tài khoản Facebook chia sẻ vào ngày 26/2, cùng với thông tin: Các công dân Ukraine phá hủy 2 xe tăng Nga [thực chất là xe bọc thép chở quân (APC) - PV] bằng bom xăng ở thủ đô Kiev.

Zelenskiy 'cà cuống' quay sang chỉ trích phương Tây

Zelenskiy 'cà cuống' quay sang chỉ trích phương Tây
Tổng thống Ukraine Zelenskiy chỉ trích phương Tây sau thông báo tấn công mới của Nga. Ông chỉ trích các nhà lãnh đạo phương Tây vì không phản ứng trước thông báo của Bộ Quốc phòng Nga rằng sẽ tấn công khu phức hợp công nghiệp - quân sự của Ukraine. Trong khi đó 
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết giới chức Ukraine đã chuẩn bị sẵn kế hoạch đảm bảo tính liên tục của chính quyền, phòng trường hợp Tổng thống Zelensky bị hạ sát. Phải chăng nhận thấy Zelenskiy có dấu hiệu đầu hàng Nga sau mấy vòng đàm phán nên Mỹ bắt đầu công khai ý định "thay ngựa giữa đường" ? Làm trâu ngựa cho Mỹ lắm khi cũng chết oan uổng như Tổng thống Ngô Đình Diệm.

“Tôi thậm chí không nghe thấy một nhà lãnh đạo thế giới nào phản ứng về điều này. Sự táo bạo của đối thủ là một tín hiệu rõ ràng cho phương Tây rằng các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga là chưa đủ”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trong video phát biểu tối 6/3, theo AP.

Moskva tiếp tục yêu cầu Kiev ngừng kháng cự

Moskva tiếp tục yêu cầu Kiev ngừng kháng cự
Tổng thống Putin nêu điều kiện chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, trong bối cảnh hoạt động sơ tán tại Mariupol tiếp tục bị hủy. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/3 nói rằng chiến dịch quân sự tại Ukraine đang diễn ra theo đúng kế hoạch, sẽ không chấm dứt cho đến khi chính quyền Kiev ngừng hoạt động quân sự và thực hiện những yêu cầu do Moskva đưa ra.

Ông chủ Điện Kremlin nói rằng Nga sẵn sàng đối thoại với Ukraine, nhưng bày tỏ hy vọng các nhà đàm phán của Kiev sẽ áp dụng cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn trong những vòng đối thoại tiếp theo. "Ukraine đang tìm cách kéo dài đàm phán để tranh thủ tập hợp nhân lực và vật lực. Đó là nỗ lực vô vọng", Tổng thống Putin nói khi điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Điều kiện đàm phán của Nga là sự đầu hàng của chính quyền Ukraina

Điều kiện đàm phán của Nga là sự đầu hàng của chính quyền Ukraina
Trưởng đoàn đàm phán Nga với Ukraina là người cổ vũ cho một “nước Đại Nga” mới. Nhân vật được tổng thống Nga lựa chọn vào vị trí viết lại lịch sử nước Nga và để biện minh cho các tham vọng lãnh thổ của chế độ Putin là ông Vladimir Medinsky. Ông này bất ngờ nổi lên từ một nhân vật vốn rất ít được công luận quốc tế biết tới: Người lãnh đạo các đàm phán của Matxcơva với Kiev.

Trợ lý tổng thống Nga Vladimir Medinsky, trưởng phái đoàn Nga, phát biểu trước truyền thông, trước cuộc « hội đàm » dự kiến với đoàn Ukraina ở vùng Brest, Belarus, ngày 03/03/2022. via REUTERS - BELTA

Gửi bà Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam

Gửi bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam
“Tôi nói thẳng là Ukraine chẳng có tư thế gì để khuyên chúng tôi trong chuyện giữ gìn ổn định đất nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình và thậm chí cả phát triển kinh tế”.

Bà Nataliya Zhynkina (áo đỏ) tiếp các nhà ngoại giao phương Tây bên ngoài Đại sứ quán Ukraina ở Hà Nội, 28/2/2022. Ảnh: Facebook.

Trong một bài đăng trên trang Facebook cá nhân của mình vào ngày 2/3/2022, bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraina tại Việt Nam, tuyên bố:

CÓ MỘT VIỆT NAM “NHỎ BÉ” MÀ KIÊN GAN!

CÓ MỘT VIỆT NAM “NHỎ BÉ” MÀ KIÊN GAN!
Tác giả: Đạo sỹ - Mấy hôm trước, bà Nataliya Zhynkina – đại diện lâm thời của Ukraine tại Việt Nam có đăng đàn phát biểu, mong muốn Việt Nam đừng giữ trạng thái trung lập nữa mà hãy đứng ra lên tiếng lên án hành vi “xâm lược” của Nga với Ukraine. Rằng: “Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế.”

Và khi LHQ ra nghị quyết yêu cầu Nga ngừng vũ lực ở Ukraine và rút quân. Có 141 quốc gia bỏ phiếu thuận, 5 quốc gia phản đối , 35 quốc gia bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam – bà cô này đã thất vọng ra mặt lên tiếng: “Việt Nam ơi, quê hương thứ 2 của tôi ơi, tôi rất thất vọng!”

Putin đe dọa xóa bỏ quy chế Nhà nước của Ukraina

Putin đe dọa xóa bỏ quy chế Nhà nước của Ukraina
Bước vào ngày thứ 10 của cuộc chiến, ngày hôm qua, 05/03/2022, tổng thống Nga đe dọa sẽ xóa bỏ « Nhà nước Ukraina », nếu chính quyền Ukraina không thay đổi chính sách, trong lúc cuộc tấn công của Nga chống Ukraina chuyển sang một khúc quanh mới.

Tổng thống Vladimir Putin nói chuyện với các nhân viên trong chuyến thăm trường đào tạo tiếp viên của hãng hàng không Nga Aeroflot,ngoại ô Matxcơva ngày 05/03/2022. AP - Mikhail Klimentyev

Xung đột Nga - Ukraine: Không bên nào thắng

Trên Fb có nhiều bàn tán về quan điểm của tướng Vịnh về sự kiện Nga - Ukraine hiện nay; tôi đăng lại đây cho bạn nào quan tâm thì đọc. Tôi ngạc nhiên khi đọc thấy tướng Vịnh viết: "việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa"; "tạo ra tiền lệ xấu trong việc sử dụng sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế, hòa bình thế giới bị đe dọa". Tôi chả thấy lạ thường gì cả. Trước đó Nga và Mỹ đều đem quân vào nhiều nước, đánh nhau cũng rất dữ dội, nhất là ở Trung Đông và Trung Á. Bên cạnh đó, xung đột quân sự nơi biên giới vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Chỉ có lạ là lần này nó xảy ra ngay giữa châu Âu. Tôi cho rằng kiến nghị giải pháp của tướng Vịnh trong bài này rất đúng, "các quốc gia can dự vào cuộc xung đột này, nhất là Mỹ và EU đều phải "quay xe", lùi lại tức là đều phải nhân nhượng để cho mọi quốc gia đều giữ được thể diện", và "Ukraine trung lập, "3 không" đối với tất cả các bên". Nga cũng chỉ cần có thế. Nếu Mỹ và EU chấp nhận lùi biên giới NATO về trước năm 1997, rút vũ khí ra khỏi các nước Đông Âu và Ukraine trung lập thì Nga cần gì phải nổi khùng như mấy ngày qua. Tuy nhiên, tôi tin tưởng chắc chắn Mỹ và EU không bao giờ chấp nhận giải pháp hòa bình trên vì mục tiêu cuối cùng của họ là phải làm cho nước Nga tan rã để thế giới hoàn toàn ngoan ngoãn chấp nhận sự lãnh đạo tuyệt đối của họ. Một nước Nga phát triển hùng mạnh, có đủ lực để tự vệ và dám lên tiếng phản đối trật tự thế giới do Mỹ áp đặt, luôn luôn là cái gai trong mắt họ, nên mâu thuẫn Nga - Mỹ và NATO là mâu thuẫn một mất, một còn không thể dung hòa, trước sau rồi cũng phải có chiến tranh. Đó là chưa nói đến thế lực thứ ba cũng sẵn sàng sử dụng vũ lực, đó là Trung Quốc.
Xung đột Nga - Ukraine: Không bên nào thắng
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trò chuyện với phóng viên Tuổi Trẻ xung quanh tình hình chiến sự Nga - Ukraine, sự can dự của các bên, dự báo kết cục của xung đột và Việt Nam cần làm gì trong bối cảnh này.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) cho rằng việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine thời điểm này là sự kiện lạ thường xảy ra trong một thế giới hiện đại, giữa kỷ nguyên hội nhập và toàn cầu hóa. Đây là một bất ngờ với cả thế giới, dù trước đó có thể có rất nhiều "thuyết âm mưu".

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Thủ tướng Israel bí mật tới Nga bàn về Ukraine?

Thủ tướng Israel bí mật tới Nga bàn về Ukraine?
Thủ tướng Israel Bennett bí mật tới Moskva gặp Tổng thống Nga Putin tại Điện Kremlin với vai trò như bên hòa giải xung đột ở Ukraine. Điện Kremlin hôm 5/3 ra tuyên bố qua email cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã cùng thảo luận về "các khía cạnh khác nhau của tình hình ở Ukraine trong bối cảnh Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ Donbass".

Nga cho biết Thủ tướng Israel đã có chuyến thăm ngắn tới Moskva, song không nêu thêm chi tiết. Phía Israel giữ kín thông tin về hoạt động này của Thủ tướng Bennett trước khi nó diễn ra, chỉ thông báo riêng với phía Mỹ về chuyến thăm.

Ze'ev Elkin, bộ trưởng Bộ Gia cư Israel, người biết nói tiếng Nga, tháp tùng Thủ tướng Bennet và đóng vai trò phiên dịch trong cuộc thảo luận kéo dài hai tiếng rưỡi giữa hai lãnh đạo. Hiện kết quả hội đàm chưa được các bên công bố.

Ông Putin: Quốc gia nào lập vùng cấm bay ở Ukraine “là tuyên chiến với Nga”

Ông Putin: Quốc gia nào lập vùng cấm bay ở Ukraine “là tuyên chiến với Nga”
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo bất kỳ bên thứ ba nào tuyên bố lập vùng cấm bay ở Ukraine đều là quyết định “tham gia vào cuộc xung đột vũ trang”. 
“Ngay giây phút đó, chúng ta sẽ coi họ là những người tham gia vào cuộc xung đột quân sự và không quan trọng họ là thành viên của tổ chức nào”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Bảy cho biết Moscow sẽ coi bất kỳ tuyên bố nào của bên thứ ba về việc thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine là quyết định “tham gia vào cuộc xung đột vũ trang”.

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ với các nữ phi công ngày hôm nay (5/3), ông Putin cho biết Nga sẽ coi “bất kỳ động thái nào theo hướng này” là sự can thiệp sẽ “gây ra mối đe dọa cho các binh lính của chúng ta”.

Lý giải nguyên nhân của chiến sự Nga - Ukraine

Đây là một bài ủng hộ Ukraine khá hay, tôi đăng để cung cấp thông tin hai chiều. Tôi không cho rằng Nga đánh Ukraine vì vấn đề tài nguyên vì Nga không thiếu tài nguyên. Khi bình luận trả lời anh @Huy, tôi đã viết mấy đoạn như sau: "Em đã sống ở cả Nga và Mỹ + Châu Âu. Em thấy dân Nga cực giầu tài nguyên, không tham tiền nên sống hiền lành tốt bụng, tính tình rộng rãi cởi mở như dân miền Tây Nam Bộ nước ta. Ngược lại bọn tư bản phương Tây quá tham lam và tàn nhẫn, chúng đã và sẽ tiêu diệt cả nhân loại vì lòng tham vô đáy. Người Nga không tham nên không bao giờ muốn gây chiến tranh. Nhưng Nga bị Phương Tây ngày đêm chống phá. Tức nước vỡ bờ thì mới có chiến tranh với Ukraine hôm nay để tiêu diệt địa bàn tiền tuyến chống Nga của Mỹ. Ngược lại, Tây Âu từ nửa thế kỷ trước đã hết sạch tài nguyên. Để có tiền sống phờ phỡn chúng không có cách nào khác là phải dựa Mỹ để bóc lột các nước nghèo. Nga là vùng duy nhất trên thế giới còn rất nhiều tài nguyên nên là trọng điểm đánh phá của chúng". "Độc tài có độc tài tốt và độc tài xấu. Tôi nói thẳng Putin không khác gì Lý Quang Diệu ở Sinh hay Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Park Chung Hy ở Hàn Quốc. Cũng chế độ độc tài đa đảng... nhưng Sinh, Đài và Hàn được Mỹ che chở và bảo vệ nên phát triển. Các nước này là nước nhỏ, cơ bản không phải lo quốc phòng và được phương Tây ra sức ủng hộ nên có thể dồn sức phát triển. Đây cũng là tủ kính của phương Tây trưng bày cho các nước nghèo thấy nếu ngoan ngoãn vâng lời phương Tây thì sẽ được như thế. Trái lại, Nga bị Mỹ và Phương Tây ngày đêm chống phá cấm vận nên phải dồn lực cho quốc phòng, vì thế chậm phát triển. Nhìn nước Nga rộng lớn mà xem phải tốn kém thế nào để bảo vệ. Tất nhiên, Nga cũng có những sai lầm trong chính sách phát triển chứ không phải không có. Một nước bị cấm vận và phải hy sinh rất nhiều nguồn lực cho an ninh quốc phòng thì phát triển được như Nga đã là quá giỏi. 145 triệu người Nga tự làm được đủ thứ cho bản thân, trong khi 100 triệu người Việt hay người các nước khác làm được những gì mà nhiều người dân Việt dám khinh bỉ Nga, dám gọi Nga là Nga Ngố ? Họ ngố vì họ quá tốt bụng với người Việt chúng ta, quá tin tưởng chúng ta nên ta lừa gì họ cũng tưởng thật, bán hàng đểu cho họ họ cũng chấp nhận không phàn nàn. Họ đã xóa nợ cho ta 11 tỷ đô la Mỹ, tính theo giá bây giờ thì bằng 30-40 tỷ đô la, trong khi phương Tây đòi phải trả hết từng xu thì mới bỏ cấm vận. Ai tử tế với VN được như thế ? Đừng nghĩ ta đánh miền Nam là đánh hộ cho Nga, thực chất chúng ta muốn và cần thống nhất đất nước hơn bất kỳ ai trên thế giới. Nhờ thống nhất đất nước, VN mới trở thành nước lớn và được thế giới tôn trọng như ngày nay. Nhìn người Nga du lịch sang VN mà xem, họ hiền lành và tiêu tiền nhiều nhất cho dân ta chứ không phải đám phương Tây bần tiện. Có ai biết Mỹ đã và đang bóc lột thế giới vài nghìn tỷ đô la mỗi năm nhờ cái trật tự thế giới này không ? Chỉ tính riêng việc in đô la bừa bãi để mang ra nước ngoài mua hàng, Mỹ đã kiếm được cả nghìn tỷ từ xương máu của nhân dân thế giới... Mỹ bóc lột được 4-5 nghìn tỷ đô la mỗi năm rồi đem 10 tỷ đi giúp các nước nghèo không khác gì Phạm Nhật Vượng cướp đất bán được tiền tỷ rồi đem vài đồng đi xây nhà tình nghĩa. Chính vì khâm phục người Nga và chứng kiến Nga đang bị áp bức đến tận cùng nên tôi hoàn toàn ủng hộ Nga trong sự kiện này. Tôi ủng hộ nền văn minh, dân chủ ở phương Tây và muốn áp dụng ở VN, nhưng phương Tây chỉ văn minh, dân chủ với nhau thôi, chứ không bao giờ văn minh, dân chủ với các nước khác.
Lý giải nguyên nhân của chiến sự Nga - Ukraine
FB Anh Vũ Ngô - Vì sao Putin lại bỏ ngoài tai sự phản đối của người dân thế giới để phát động cuộc chiến này? Có thực sự người Ukraine đã thiếu khôn ngoan về ngoại giao dẫn đến chọc giận “gấu Nga”? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của Moscow tại Ukraine là ở đâu?Bài dưới đây là một nỗ lực để trả lời những câu hỏi trên một cách chi tiết nhất có thể, hy vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp tất cả những điểm còn mơ hồ.

1. Tiềm năng khoáng sản khổng lồ của Ukraine

Mặc dầu là một cường quốc về quân sự và chính trị. GDP đầu người của Nga chỉ xếp trên mức trung bình thế giới một chút, đứng hàng thấp nhất Châu Âu. Nền kinh tế xấp hạng 11 trên thế giới của Nga được chống đỡ bởi cột trụ mang tên xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Gần 40% khoản thu ngân sách liên bang và 60% tổng giá trị xuất khẩu của Nga đến từ nguyên liệu khoáng dầu và sản phẩm từ dầu.