Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2020

Chuyện cứu hộ miền Trung: Miệng quan trôn trẻ

Miệng quan trôn trẻ; các cụ nói cấm có sai. Hôm nay quan khẳng định thế này, trên giấy trắng mực đen hẳn hoi, ngày mai quan nói ngược lại hoàn toàn 180°, hoặc đổ cho dân ngu không hiểu ý tứ thông thái của chúng trong văn bản, hoặc thừa nhận "nhiều lúc trong câu từ, văn bản cũng diễn đạt chưa hết ý, và chúng tôi cũng như các ban ngành sẽ giải thích thêm". 
Lỗi diễn đạt của nhà quan?
fb Lâm Viên - Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: “Vừa rồi chúng tôi phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon. Như thế là hỏng hết. Lương khô này gửi cho dân. Người dân đang cần”.
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Phát biểu của tướng Chiêm sau khi cho biết Bộ đã cấp 22 tấn lương khô cho các tỉnh miền Trung bị lũ lụt. Tuy nhiên chỉ một ngày sau phát biểu dậy sóng này, ngày 23-10-2020, tướng Chiêm ‘nói lại’ đây là việc từng xảy ra trong quá khứ và “đó là bài học kinh nghiệm phải chấn chỉnh, đề phòng, không để lặp lại”.

Lo Phúc lại ‘hứa hão’ tiền cứu trợ bão lụt miền Trung

Lo Nguyễn Xuân Phúc lại ‘hứa hão’ chi tiền cứu trợ bão lụt miền Trung
QUẢNG BÌNH, Việt Nam (NV) – Người ta chưa biết người dân năm tỉnh miền Trung bị bão lụt đã nhận được khoản chi viện khẩn 500 tỷ đồng ($21.5 triệu) mà thủ tướng CSVN tuyên bố bốn ngày trước hay chưa, trong khi chỉ biết người dân vùng lũ đang được các đoàn từ thiện tư nhân giúp đỡ. Hiện tại, theo ghi nhận của các báo nhà nước, người dân bị ảnh hưởng bão lụt tại Quảng Bình, Quảng Trị… chủ yếu được các đoàn từ thiện tư nhân giúp đỡ, chứ không phải quốc doanh.
Ông Nguyễn Xuân Phúc (phải), thủ tướng VN, chỉ góp tiền cứu trợ chứ không đi thị sát bão lụt miền Trung. (Hình: Báo Ảnh Việt Nam)

TT yêu cầu sửa NĐ 64, 'không gây khó nhà hảo tâm'

TT yêu cầu sửa nghị định 64, 'không gây khó nhà hảo tâm'
Thủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thay thế Nghị định 64 gây tranh cãi liên quan đến việc quyên góp tự nguyện để hỗ trợ vùng thiên tai, trong khi lại có bão mới dự kiến ảnh hưởng miền Trung.

'Không gây khó nhà hảo tâm'
Hôm 24/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung - nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do hai cơn bão vừa qua gây ra. Ông Phúc nêu "những việc cần làm ngay". Theo đó, ông Phúc yêu cầu không để người dân đói, rét, màn trời chiếu đất, học sinh sớm trở lại trường học.

Lũ lụt Miền Trung: Nguyên nhân và hệ quả

Hoan hô bác Dy đã nói thẳng "Khi chạy các dự án “thủy điện cóc”, mục tiêu của chủ đầu tư không phải là làm ra điện mà là khai thác gỗ" vì các dự án này được quyền khai thác gỗ trong khu bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng. Thời nhỏ 2 lần sơ tán thời chống Mỹ ở gần rừng mình đã thấy yêu rừng. Rồi khi có những hiểu biết về tầm quan trọng của rừng học ở phổ thông và đại học, mình đã biết căm giận bọn phá rừng. Sau này càng trưởng thành càng căm thù bọn chúng. Đọc những bài như của bác Dy dưới đây, chắc không ai không phẫn nộ với chúng và những quan chức chính quyền bảo kê cho chúng. Bài này bác Dy chỉ tổng hợp các thông tin trên mạng, nhưng khá đầy đủ và hay.
Lũ lụt Miền Trung: Nguyên nhân và hệ quả
Nguyễn Quang Dy - “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” (Abutalip) Người ta thường làm dự án thủy điện nhỏ ở sâu trong núi vì ba lý do chỉnh. Một là tránh xa được tai mắt của nhân dân. Hai là không tốn tiền đền bù và di dời nhà dân. Ba là có thể tự do khai thác rừng nguyên sinh có nhiều giá trị lâm sản, tạo ra nguồn tiền đủ để đầu tư làm thủy điện. Vì vậy, làm thủy điện cóc là kênh đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận, mà những yếu tố môi trường, kỹ thuật thiết kế, xây dựng và vận hành hầu như không bị giám sát.

Thủy điện Rào Trăng 3 trên thượng nguồn
sông Bồ nhìn từ máy bay trực thăng 
Như “đến hẹn lại lên” trong hai thập kỷ qua, cứ đến mùa mưa bão thì Miền Trung lại phải chịu ngập lụt tang thương, năm sau còn tệ hơn năm trước, như một định mệnh (Karma). Năm nay, hơn một trăm người đã thiệt mạng, hàng ngàn ngôi nhà bị vùi lấp hay ngập sâu, thiệt hại còn lớn hơn cả đại dịch Covid-19. Nhưng điều đáng nói không chỉ là con số tử vong, gồm hai cấp tướng, hàng chục cấp tá, và một số cán bộ trung/cao cấp khác, mà là hiểm họa lâu dài về môi trường, kinh tế, và an ninh quốc phòng, tiếp theo đại dịch như “thảm họa kép”.

Hoan hô quyết định hợp Lòng Dân của Thủ tướng

Hoan hô thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dũng cảm nhận lỗi và quyết định sửa sai. Hôm trước trên blog cá nhân và fb tôi đã phê phán ông định lôi Nghị định 64 ra xử lý nghiêm Thủy Tiên và các bạn tôi đang huy động tiền và đồ dùng để ủng hộ trực tiếp đến tay người dân. Tôi đã khẳng định nếu ông làm thế, sẽ có người xuống đường biểu tình phản đối ông và ủng hộ Thủy Tiên. Rất may hôm nay, trước búa rìu của dư luận, đầu óc ông đã sáng ra. Nếu ông tiếp tục sáng thêm chút nữa, dám kiến nghị Hội nghị trung ương sắp tới phải đổi mới toàn bộ các dự thảo văn kiện đại hội XIII quá bảo thủ, lạc hậu hiện nay, thì với tư cách là một đảng viên luôn luôn ủng hộ tôn chỉ mục đích của Đảng, tôi sẽ rất sung sướng khi ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng khóa tới. Ảnh dưới đây quá kệch cỡm. Đã đóng phim thì sao không cõng hay cho cụ lên cáng khiêng cho hoành tráng nhỉ ? Trông thế này không khác gì bắt tội phạm lên đồn.
Hoan hô quyết định hợp Lòng Dân của Thủ tướng
Lưu Trọng Văn - Thuận lòng Dân, Dân ủng hộ. Lãnh đạo nhà nước khó chi mô...nờ.
Hàng ngàn người từ hai đầu Đất nước kéo về miền Trung cùng chính quyền, quân đội, công an địa phương cứu giúp bà con bị lũ lụt. Riêng ca sĩ Thuỷ Tiên huy động được hơn 100 tỷ và điều không ai muốn xảy ra khi đối chiếu nghị định 64 do bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh đề xuất, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt CP ban hành năm 2008 thì việc huy động cứu trợ, phát cứu trợ của tư nhân là phạm luật.
Dấy lên làn sóng phản ứng của mọi tầng lớp Nhân dân vì cứu giúp đồng bào là nghĩa cử đồng loại không kẻ nào có quyền cản trở bằng luật độc quyền được. Điều khó hiểu và khó chấp nhận là nghị định 64 này đã ngang nhiên tồn tại 12 năm mà không kì họp QH nào có tiếng nói phản ứng và các hội đoàn Mặt trận TQ gần Dân nhất cũng lặng im để hưởng quy chế nước chảy chỗ trũng của mình.

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Nghị định 64 vs “con cưng” của công chúng

Tôi đồng ý với nhận định của bác Mạnh trong bài này, đó là chính quyền không dại gì làm khó cho người đang là “con cưng” của công chúng lúc này. Hơn nữa, con số 100 tỷ có thể lớn với một cá nhân hay một tổ chức, nhưng không phải là con số quá lớn với chính quyền đến mức họ phải xử lý để rồi phải nhận sự giận dữ của công chúng trút vào mình. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp quan chức chính quyền đột nhiên nổi cơn điên lên thì việc gì chúng cũng dám làm, ví dụ như cho người sang tận Đức bắt Trịnh Xuân Thanh hay xông vào nhà riêng bắn chết cụ Lê Đình Kình trong đêm tối. Thực tế ai cũng hiểu nhiều quan to lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang nóng mặt, tức giận vì một cô gái nhỏ bé mới 35 tuổi, lại cùng quê Kiên Giang với gian thần Nguyễn Tấn Dũng, mà uy tín hơn, huy động được nhiều tiền hơn tất cả các cơ quan đoàn thể và doanh nghiệp của hệ thống chính trị cộng lại. Nhiều người còn cầu mong cô ấy trở thành nguyên thủ quốc gia, thành Thủ tướng... Với tính cách độc tài, quen coi dân như cỏ rác, những quan chức cấp cao này không nổi điên mới là lạ. Giờ này tôi chỉ mong họ dũng cảm thừa nhận thực tế, chấp nhận việc làm của Thủy Tiên cũng như của hàng vạn người khác đang ngày đêm hối hả quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Nghị định 64 vs “con cưng” của công chúng
fb Đặng Đình Mạnh 23-10-2020 - Trong những ngày gần đây, Nghị định 64 được nhiều người đề cập đến khi theo dõi câu chuyện làm từ thiện của cô ca sĩ Thủy Tiên. Đa phần, sự đề cập đến văn bản ấy là giúp cảnh báo về rắc rối pháp lý mà cô Thủy Tiên có thể phải đối diện. Số rất ít còn lại, viện dẫn văn bản này để quy kết việc quyên góp từ thiện của cô ấy là bất hợp pháp.
Vậy Nghị định 64 là gì? Nội dung như thế nào mà đã trở thành con “ngáo ộp” đe dọa cô Thủy Tiên, “con cưng” của công chúng lúc này?

Ai đòi thâu tóm tiền từ thiện ‘béo bở’ của cá nhân?

Thỉnh thoảng mình vẫn ủng hộ tiền cho người nghèo thông qua cơ quan, đoàn thể nhà nước. Gần đây nhất, cũng dịp này năm 2018, khi còn làm Trưởng ban quản trị tòa nhà, mình có đến UBND phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, giao cho MTQT phường số tiền cư dân tòa nhà ủng hộ, trong đó riêng mình ủng hộ 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, mình quan niệm tiền người dân ủng hộ giao cho cá nhân hay cơ quan nào, thì cá nhân và cơ quan đó có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, không được phép chuyển cho cá nhân hay cơ quan khác sử dụng. Do đó, trong tất cả các trường hợp, nếu mình phát hiện nơi nhận tiền ủng hộ của mình đưa cho người khác, ví dụ cô Thủy Tiên trong bài này, thì mình sẽ đòi lại. Trước đây mình không đòi, nhưng thấy ấm ức trong họng, hàng chục năm đã trôi qua mà nỗi ấm ức đó vẫn không nuốt trôi được. Thủy Tiên ơi cố lên; nếu chính quyền gây sức ép đòi tiền của em, dọa xử lý em, người dân sẽ xuống đường biểu tình ủng hộ em.
Ai đòi thâu tóm tiền từ thiện ‘béo bở’ của cá nhân ?
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau khi nhiều cá nhân, điển hình là ca sĩ Thủy Tiên nhận được hơn 100 tỷ đồng (hơn $4.3 triệu), đi cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, còn các hội đoàn nhà nước không nhận được bao nhiêu, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị muốn “giám sát” khoản tiền từ thiện “béo bở” này từ người dân.

Hôm 21 Tháng Mười, trang Thông Tin Chính Phủ phát đi chỉ thị mới nhất của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, rằng ông Phúc yêu cầu Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương “giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ, bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị Định 64/2008.”

Thưa ông: Đó đích thị là tham nhũng!

Không thể tưởng tượng được một người làm tới chức Trung tướng công an, Ủy viên BCT, Phó Thủ tướng Chính phủ mà không biết thế nào là tham nhũng. Trình độ như thế bảo sao đất nước không ngày lạc hậu, nhân dân không càng ngày càng sống như nô lệ. Thế mà nó còn đang chạy để tiếp tục ở lại cống hiến và lên chức to hơn. Đau xót là nhiều khả năng điều này sẽ thành hiện thực. Với loại người này, sao bác Mai Quốc Ấn phải thưa gửi với nó nhỉ ?
Hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Thưa Phó thủ tướng: Đó đích thị là tham nhũng!
Mai Quốc Ấn - “Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết Bộ đã cấp 22 tấn lương khô cho các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; riêng với tỉnh Quảng Trị, quân đội hỗ trợ 7 xuồng máy, 36 máy phát điện, 3 máy bơm nước để tẩy rửa vệ sinh sau lũ, 1.000 phao cứu sinh.
 
 Thượng tướng Lê Chiêm
Ông Chiêm đề nghị lãnh đạo địa phương đưa lương khô vào ngay cho dân vùng lũ. "Vừa rồi chúng tôi phát hiện một số lãnh đạo địa phương (cấp cơ sở) chia lương khô cứu trợ cho cán bộ như làm quà, vì thứ này ngon. Như thế là hỏng hết. Lương khô này gửi cho dân. Người dân đang cần", tướng Chiêm nói.

Ngư dân Quảng Bình đòi VTV đính chính và xin lỗi

Sao VTV bây giờ lắm phốt quá. Vừa hôm kia đã bị dư luận lên án chiếu phim lên án phát xít Nhật đúng lúc Thủ tướng Nhật Suka đang thăm VN, ngay hôm qua lại dám tố cáo "Thuyền cứu trợ của các đoàn thiện nguyện tự đi không những không đạt hiệu quả, mà còn làm ảnh hưởng đến công tác cứu trợ của chính quyền, có thể gây sập nhà dân". Thật không thể hiểu nổi văn hóa của những cán bộ VTV thấp đến mức nào. Chẳng trách để cô Kiều Chinh phụ trách phòng văn hóa suốt mấy mươi năm. Trách nhiệm cao nhất tất nhiên thuộc về Tổng giám đốc Trần Bình Minh.
VTV bị dư luận yêu cầu đính chính và xin lỗi ngư dân Quảng Bình
Dư luận tại Việt Nam bức xúc trước bản tin do VTV1 phát đi hôm 21/10 liên quan đến việc cứu trợ người dân vùng lũ Quảng Bình. Họ yêu cầu VTV phải đính chính và xin lỗi ngư dân Quảng Bình.

Bản tin do VTV1 phát đi hôm 21/10. (Ảnh chụp màn hình)
Bản tin do biên tập viên Liên Liên dẫn chương trình cho biết: “… Thuyền cứu trợ của các đoàn thiện nguyện tự đi không những không đạt hiệu quả, mà còn làm ảnh hưởng đến công tác cứu trợ của chính quyền, có thể gây sập nhà dân…”. Phản ứng trước thông tin trên, dư luận tại Việt Nam cho rằng VTV đã xúc phạm ngư dân và yêu cầu nhà đài phải đính chính, xin lỗi.

TRÁI TIM NGƯỜI CHA !

TRÁI TIM NGƯỜI CHA !
Một ngày nọ, Cha tới mượn tiền tôi. Cha nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho Cha.
Không ngờ, chưa được bao lâu, Cha lại gọi điện tới, nói muốn mua một chiếc xe điện 3 bánh. Tôi lưỡng lự một lúc, Cha dường như nghe thấy sự do dự của tôi bèn nói:
“Con cho Cha một nửa, Cha tự bỏ ra một nửa, đem bán mấy con dê nhà nuôi”.

Nghe thấy vậy, tôi liền mềm lòng. Mấy năm gần đây, Cha tôi đã nuôi hơn chục con dê, nuôi lớn rồi lại đem bán để trang trải chi tiêu hàng ngày. Sau khi Mẹ tôi mất đi, tôi muốn đón Cha lên thành phố ở chung, Cha quyết không chịu đi.

Quán bún "chém" đoàn làm từ thiện ở Hà Tĩnh ?

Quán bún bị phản ánh "chặt chém" đoàn làm từ thiện ở Hà Tĩnh
Sau khi có dự luận phản ảnh việc một quán bún trên địa bàn TP Hà Tĩnh có dấu hiệu bán chặt chém đoàn công tác từ thiện, lực lượng chức năng đã vào cuộc và xử phạt chủ quán số tiền 750.000 đồng vì bán hàng không niêm yết giá bán.
Quán bún Thu Huế bị phạt 750.000 đồng
Sáng ngày 23-10, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trương Quang Thắng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT Hà Tĩnh, cho biết sau khi có thông tin phản ánh về quán bún Thu Huế (số 249, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) bán giá cao đăng tải trên mạng xã hội, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời đến xác minh. 

BÍ MẬT TRONG CHIẾC ÁO ẤM CŨ...!

BÍ MẬT TRONG CHIẾC ÁO ẤM CŨ...!
Sau những trận lũ liên tiếp, tài sản của vợ chồng Ông Bình chẳng còn gì hết. Mấy bao lúa và cái hũ đựng gạo cũng chẳng còn.
Vợ chồng ông nuôi được cặp heo và mấy chục con gà, trong đó có hơn mười con là gà trống thiến. Đây là tài sản lớn nhất của vợ chồng ông để bán và mua sắm trong dịp Tết đến. Nhưng lũ về cuốn trôi đi tất cả.
Đau xót là thấy heo, gà bị cuốn trôi nhưng hai vợ chồng chỉ biết khóc nhìn theo. May mà còn leo kịp lên nóc nhà, chứ không thì cũng bị trôi mất rồi.
Sau lũ, nhiều đoàn cứu trợ từ các vùng miền trên cả nước về nơi ông ở để hỗ trợ. Ngoài những thùng mì gói và một số nhu yếu phẩm, vợ chồng ông cũng nhận được số tiền ít ỏi đủ để sống tạm vài tuần.

Sự giàu có của Tên Bán Máu

Bài này viết về một vùng quê ở Quảng Nam nhưng giống hệt như viết về cả nước. Một nền kinh tế bán tài nguyên quốc gia có thể thỏa mãn khao khát giàu sang trước mắt nhưng không tránh được sự suy kiệt toàn diện về lâu về dài. Tiền bán đất lâu ngày cũng cạn, nhưng người dân VN không có nhiều tri thức hơn để làm giàu, không có nhiều động lực hơn để sáng tạo các giá trị mới mà lại phải chịu thêm cái nguy cơ bị chèn ép bởi người Trung Quốc trong tương lai. Tương lai đất nước sẽ về đâu nếu không phải về Tàu ?
Sự giàu có của Tên Bán Máu
Huỳnh Thục Vy - Tôi sinh ra ở một vùng duyên hải xa xôi của cái xứ "chó ăn cát gà ăn muối" - Quảng Nam. Nhà tôi ở ngay chỗ tiếp giáp giữa ba xã Tam Phú-Tam Thanh-Tam Tiến với sự giao thoa ba tập quán sinh sống của nghề biển, nghề sông và nghề nông. Cũng như nhiều người dân vùng cát khác, dù đi xa quê nhiều ngày tháng, hương vị món canh chua xương rồng tôi không thể nào quên được.

Cách đây chỉ năm năm thôi, cây xương rồng còn mọc hoang khắp nơi, muốn nấu một nồi canh chua xương rồng chỉ cần ra sau nhà hoặc đi quanh chòm xóm thì có thể tìm thấy những đọt xương rồng non mướt. Nhưng giờ tôi trở về quê, bãi biển Tam Thanh đã khác xưa quá nhiều, các khu dân cư mới mọc lên, nhà cửa khang trang xây dựng san sát nhau, khách sạn nhà nghỉ như nấm sau mưa. Cô tôi muốn nấu cho tôi nồi canh chua ngon phải đi tìm mua xương rồng khó khăn lắm.

Vì sao một số quan chức cấm người dân cứu trợ ?

Vì sao một số quan chức cấm người dân tự do cứu trợ ?
Tôi cho rằng không phải nhà nước có chủ trương cấm người dân tự do cứu trợ cho nhau mà chỉ một bộ phận quan chức như vậy. Bọn này là những kẻ thiếu học và rất cực đoan, đồng thời cũng rất thâm độc y như bọn Tàu. Chúng thường ngăn cản không cho người tốt và dân thường vào các nơi ngập lụt cứu trợ. Chúng thà để người bị nạn chết dần mòn rồi mới ban phát lương thực thực phẩm nhỏ giọt cho dân để người dân có ấn tượng và nhớ lâu, qua đó biết ơn chúng và muốn được ban ơn hơn nữa. 
Chúng muốn dân nghĩ là tiền và quà của Đảng và Chính phủ giúp đỡ chứ không phải của những người hảo tâm, và phải qua tay chúng người dân mới được nhận. Chúng muốn dân gặp nạn phải ghi nhớ, khắc sâu công ơn của Đảng, của chính phủ và của chế độ, chứ không phải ghi nhớ lòng tốt của người dân cứu trợ thiện lành. 

MUÔN KIỂU BỊ LỪA MẤT TIỀN

MUÔN KIỂU BỊ LỪA MẤT TIỀN
FB Hien Nguyen - Mọi người nên cảnh giác. Người dân đã khổ lắm rồi
Chủ Nhật vừa rồi tài khoản ngân hàng của mình tự nhiên nhận được khoản tiền trị giá 36 triệu đồng với nội dung “ cô hiền mượn “..
Truy tìm mãi không biết ai gởi tiền thì có một phụ nữ gọi điện thoại nói là chuyển nhầm và xin lại tiền.

Chuyển nhầm thì đương nhiên phải trả lại rồi.
Tuy nhiên mình cũng cẩn thận và có chút ít kiến thức ngân hàng nên mình yêu cầu người chuyển nhầm phải có giấy xác nhận của ngân hàng rằng cô ta đúng là chủ tài khoản đó. Cô ta ấp úng và lặn luôn từ hôm qua tới giờ.

Thủy điện nhỏ, tác hại lớn

Thủy điện nhỏ, tác hại lớn
SGGP 21/10/2020 - Để thủy điện nhỏ gây nhiều hệ lụy như hiện nay có trách nhiệm của chính quyền các địa phương và bộ ngành liên quan. Trong đó, Bộ NN-PTNT được giao trách nhiệm giữ rừng đã làm gì, ở đâu khi các dự án được cấp phép xây dựng công khai trong khu bảo tồn, giữa lõi rừng già dù đã có đủ chủ trương, chính sách bảo vệ rừng? Bộ TN-MT đã ở đâu trong vấn đề đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện nhỏ khi để xây dựng phải phá rừng, tận diệt khoáng sản, đe dọa đa dạng sinh học…? Bộ Công thương có kiểm tra, rà soát, đề nghị chính quyền địa phương loại bỏ những dự án không cần thiết? Bộ Xây dựng có kiểm tra, đảm bảo tính an toàn hồ đập tại các dự án thủy điện nhỏ và vừa? 
Những ngày này, người dân miền Trung gồng mình chống chọi với những đợt mưa lũ lịch sử liên tiếp, đã chịu thiệt hại nghiêm trọng cả người và tài sản. Nguyên nhân chính được lý giải là bởi thiên tai ngày càng cực đoan và khó lường. Nhưng đâu chỉ có thế! Hàng loạt thủy điện nhỏ xả lũ cấp tập, khiến những dòng nước cuồn cuộn thêm xiết, cuốn phăng mọi thứ trên đường từ thượng nguồn đổ về hạ du.

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Tại sao kẻ gây ra lũ lụt ko cứu trợ nạn nhân lũ lụt ?

Tại sao những kẻ gây ra lũ lụt kinh hoàng không tham gia cứu trợ nạn nhân lũ lụt ?
Mấy hôm nay tôi cứ thắc mắc không thấy những kẻ chủ mưu hoặc trực tiếp tham gia các hoạt động gây ra cảnh lũ lụt kinh hoàng với hàng trăm người chết, hàng trăm nghìn hay thậm chí hàng triệu người mất nhà cửa phải sống cảnh màn trời chiếu đất, thiệt hại kinh tế, văn hóa vô cùng to lớn... xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng để xin lỗi nhân dân và đóng góp cứu trợ người dân. Điều này lạ thật; chẳng lẽ chúng không có chút ân hận, hối lỗi và cũng không muốn làm gì để giảm quả báo cho bản thân chúng và các thế hệ con cháu chúng sau này hay sao ?
Hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười
Ảnh minh họa. Vô học nhưng thành tỷ phú đô la nhờ rừng
Trước tiên, phải kể ra chúng là những ai ? Rõ ràng ai cũng thấy, đó là những kẻ trực tiếp phá rừng lấy gỗ, đốt rừng lấy khai hoang chiếm đất, đào hồ xây đập làm thủy điện... Chúng có mặt ở khắp các vừng núi, phá rừng và xây đập vô tội vạ, có tổ chức và không có tổ chức. Loại này rất đông, nhưng thường chỉ là những người dân lao động nghèo và chủ doanh nghiệp nhỏ.

Không thể tin được 5 triệu/chuyến đò trao quà hỗ trợ

Không thể tin được 5 triệu/chuyến đò trao quà hỗ trợ
Như chủ Blog này nhấn mạnh nhiều lần, an sinh xã hội thuộc trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước thu thuế của dân thì phải có trách nhiệm tổ chức bài bản việc cứu trợ cho người dân bị thiệt hại vì lũ, nhất là cứu trợ từ lực lượng chuyên nghiệp của nhà nước. Sự tham gia của người dân chỉ có tính chất hỗ trợ. 
Do đó, nhà nước phải biết cách tổ chức, phân công, hướng dẫn để vừa tạo thuận lợi cho người dân làm công tác nhân đạo, vừa can thiệp hỗ trợ dân vượt qua những khó khăn trong quá trình cứu trợ người bị nạn. Nếu nhà nước yếu kém trong vấn đề phòng chống lũ hoặc khắc phục hậu quả hoặc hỗ trợ người dân làm công tác nhân đạo thì nhà nước đó không xứng đáng là nhà nước của dân, do dân và vì dân, cần phải được hạ bệ.

VIỆC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO LÀ… ĐỘC QUYỀN?

Đoạn này hay. "Xin chia buồn cùng bà con huyện Hải Lăng. Nếu như các cá nhân và các đoàn cứu trợ họ không dám đến Hải Lăng vì phải xin phép, và sợ bị chính quyền giám sát chặt chẽ, thì đó không phải là lỗi của họ. Chính là do chính quyền huyện Hải Lăng đã xua đuổi họ, làm họ sợ và không dám đến đó nữa".
VIỆC CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO LÀ… ĐỘC QUYỀN?
fb Thảo Ngọc - Bão lũ liên tục đổ xuống dải đất miền Trung trong những ngày qua khiến cho hàng ngàn người dân mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, lâm vào cảnh trắng tay. Nói về nguyên nhân của việc lở đất và lũ lụt này, Tiến sĩ Bùi Văn Đức, giảng viên trường Đại học Mỏ - Địa chất cho rằng, đây là nhân tai, do con người tạo ra. Vì miền Trung, lũ lụt năm nào chẳng có. Nhưng trước đây làm gì có việc lở đất gây ra lũ ống lũ quét như ngày nay.

Trước thảm cảnh đó, đã có rất nhiều nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái, vượt hàng ngàn cây số, bất chấp mọi nguy hiểm rình rập, đi vào nơi rốn lũ để trực tiếp trao tận tay những phần quà cứu trợ cho những nạn nhân, là những người với nón mê và áo tơi rách nát, đã chìa bàn tay gầy guộc run rẩy nhận lấy những món quà trong mưa gió bão bùng.

Xem ảnh thấy có... tởm lợm không ?

Xem ảnh thấy có... tởm lợm không ?

Chuyện quan lớn bệnh nặng và dân đen

Ngay khi xảy ra lũ lụt lớn, nhiều người dân thấy chính quyền không có những hoạt động cần thiết nên đã sốt ruột, tự tổ chức từng nhóm, quyên góp rồi lên đường cứu trợ. Họ thường phải hỏi nhau gửi tiền ủng hộ ở đâu, cho ai để có thể kiểm soát được? Những lúc thế này rất cần có sự chỉ đạo , hướng dẫn, tổ chức cao nhất về cứu hộ, cứu nạn để hạn chế thấp nhất số người chết và giảm thiệt hại tan nhà nát cửa cho dân. Thậm chí Quốc Hội phải “ban bố” tình trạng khẩn cấp hay quốc tang (hàng trăm người đã chết trong đó có khoảng 40 quân nhân lực lượng vũ trang). Nhưng các quan đang làm gì ? Khắp nơi họ đang lo đại hội đảng và các hội nghị trong nước và quốc tế vô bổ, rồi Quốc hội khai mạc hôm 20/10 và sẽ họp gần 1 tháng thời... Nghĩ mà buồn, nhất là nhìn ra nước ngoài, xem lãnh đạo nước ngoài họ hành xử vì dân như thế nào.
Chuyện quan lớn bệnh nặng và dân đen
Quan bị bệnh rất nặng. chỗ nào cũng chê. May vào chỗ mình, mình mát tay, quan khỏe. Quan nằm viện, phòng VIP. Bệnh nặng, bác sĩ đã không cho thăm nuôi, nhưng ngày nào cũng có các quan nhỏ hơn đứng xếp hàng chờ đợi. Khi ra về, trong các túi quà, có phong bì nho nhỏ vài chục triệu…
 
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hương, khoa thận nhân tạo của một bệnh viện thuộc tỉnh Bình Dương, kể tiếp câu chuyện về ‘quan nằm viện’:
“Sáng, quan tâm sự: Tối qua, để tỏ lòng yêu mến phụ nữ, à quên, yêu mến vợ nhân ngày 20 tháng 10, quan mời vợ đi ăn bữa ăn đặc biệt 7 triệu đồng!.
Em điều dưỡng than thầm với tôi: “Bằng cả tháng lương của con!”.

Cứu trợ vùng lũ: Lúc này đừng có giở luật ra

Tôi không ủng hộ bác Phong khi nói "lúc này đừng có giở luật ra; miễn làm sao phải hiệu quả, phải đưa tiền và hàng đến tay người khó khăn nhanh nhất... Có vậy thôi. Còn tổ chức, cá nhân nào lợi dụng việc làm từ thiện để kiếm chác, để đánh bóng tên tuổi của họ thì sớm hay muộn cũng sẽ bị quả báo mà thôi". Trong một nhà nước pháp quyền, quan chức nhà nước và nhân dân trong mọi trường hợp đều phải thượng tôn pháp luật; không phải vì cần phải đưa tiền và hàng đến tay người khó khăn nhanh nhất mà dẫn tới làm ẩu, vi phạm pháp luật tùm lum. Có điều tôi đồng ý với bác là có thể châm chước một số ít trường hợp vi phạm pháp luật vì nhiều luật của nước ta không phù hợp với thực tế. Ở đây có vai trò của Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Các cơ quan, cá nhân này phải nhanh chóng có ngay công văn chỉ đạo, cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia cứu trợ được phép làm một số việc trái luật. Đáng tiếc là họ chưa bao giờ làm. Tôi cũng cùng quan điểm với bác Phong là các cơ quan nhà nước phải theo dõi, điều tiết cứu trợ theo nghĩa chỗ nào cứu trợ tự nguyện của dân nhiều thì giảm của nhà nước; ngược lại chỗ cứu trợ tự nguyện của dân khó đến được thì nhất thiết nhà nước phải làm chủ lực. Cuối cùng, đừng mặc kệ bọn "lợi dụng việc làm từ thiện để kiếm chác, để đánh bóng tên tuổi vì sớm hay muộn cũng sẽ bị quả báo", vì tuy chúng bị quả báo nhưng tài sản, của cải của đất nước, của nhân dân bị mất đi thì không bao giờ có thể thu hồi lại.
Lúc này đừng có giở luật ra
Nguyễn Như Phong - Lúc này đừng có giở luật ra. Thiên tai bão lũ hoành hành. Hàng chục vạn gia đình đang khốn khó đủ đường. Nhà nước có sự cứu trợ của Nhà nước. Còn các tập thể, các nhà hảo tâm họ quyên góp, mang tiền hàng đi cho bà copn là xuất phát từ tấm lòng của họ.
Việc quan trọng nhất của các cấp chính quyền vùng bị thiên tai là phải tạo điều kiện tốt nhất có thể để các đoàn từ thiện mang được hàng hóa, tiền bạc tới cho bà con, chứ không phải ra các lệnh mang tính " kiểm soát, ngăn cản"...
 
Bà con đội mưa đi nhận đồ cứu trợ. Ảnh Dương Vũ Linh.
Người đi làm từ thiện ngoài việc tìm những nơi khó khăn nhất để giúp dân thì có thể họ cũng có chút " tình riêng" như muốn giúp đỡ cho quê hương mình, thậm chí quê hương của bạn bè, của người mà họ yêu quý... Cho nên họ rất không thích " sự áp đặt" của chính quyền rằng phải thế nọ, phải thế kia.

LỜI KÊU GỌI ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG

Anh chị em đang rủ mình cuối tháng này tham gia đoàn vào miền Trung, nhưng mình phải dạy học hầu hết các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật, nên chắc không đi được rồi. Thật tiếc khi không được góp sức với các ace thân thiết cùng nhóm phản đối các BOT BẨN.
LỜI KÊU GỌI
Tổ Truyền Thông chính thức lên tiếng kêu gọi ủng hộ đồng bào Miền Trung ruột thịt!
Kính thưa các mạnh thường quân, các doanh nghiệp,cá nhân, tổ chức,các tấm lòng vàng .
Và đặc biệt là anh chị em lái xe tỉnh nhà cùng anh chị em đồng nghiệp lái xe cả nước .

Trong những ngày qua, nhân dân cả nước ta đều đang hướng về miền trung ruột thịt .
Nơi người dân và chiến sỹ đang phải lâm vào cảnh mất mát đau thương cả tính mạng, tinh thần và vật chất.
Gia đình ly tán,gia đình mất đi người thân, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn nhìn mà khiến chúng ta không cầm lòng nổi

Tổ chức cứu trợ miền Trung sao cho hiệu quả ?

Đúng rồi, đòi chính quyền huyện, xã trong vùng lũ phải quản lý, phải điều phối tiền hàng cứu trợ tự nguyện (do dân tự quyên góp) là giết chết lòng trắc ẩn, là bóp nghẹt tinh thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân cả nước. Vì người dân chưa tin nhà nước, nhất là các cơ quan nhà nước cấp Trung ương và Tỉnh, nên hãy để cho các đoàn cứu trợ nhân dân tự đến gặp người dân cần được cứu trợ hoặc một số cán bộ huyện, xã có lương tâm để đưa hàng cứu trợ.
Cứu trợ !
Huy Đức - Nếu chính quyền thiết lập được niềm tin thì không những các đoàn cứu trợ nhân dân sẽ rất đỡ vất vả mà người dân địa phương cũng được nhờ. Đòi chính quyền huyện, xã trong vùng lũ phải quản lý, phải điều phối tiền hàng cứu trợ tự nguyện là giết chết lòng trắc ẩn, là bóp nghẹt tinh thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân cả nước.
Ca sĩ Thủy Tiên cứu trợ đồng bào vùng lũ
Trong mùa lũ này, ở miền Trung đã có một số cán bộ huyện, xã hy sinh khi giúp dân, cứu trợ. Nhiều cán bộ địa phương không có thời gian để lo cho nhà mình. Trong vòng sáu năm qua, chúng tôi đã chuyển hàng chục tỷ đồng qua những cán bộ MTTQ, lãnh đạo xã ở Quảng Bình đến dân mà không thất thoát đồng nào. Cũng cán bộ xã hiểu rõ gia đình nào cần giúp cái gì nhất.

OÁI OĂM THAY !

Phải đem mấy thằng quan chức chủ trì phê duyệt và thi công các dự án thủy điện trong rừng nguyên sinh ra xử bắn ngay tại cái tấm biển này thì mới có tác dụng răn đe.
OÁI OĂM THAY !
Fb Hà Thụy Như - Cái bảng khẩu hiệu còn sót lại ở Trạm kiểm lâm tiểu khu 67, trong khi tất cả cái trạm này bị vùi lấp, xứng đáng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia về kỳ tích nói một đằng làm một nẻo ở Thừa Thiên Huế sau khi duyệt 3 dự án thủy điện tàn phá 200 ha rừng chưa kể diện tích rừng bị phá để làm 25 km đường và các công trình phụ trợ.

Hình như ông trời cố tình để lại cái khẩu hiệu này giúp cho Bộ Công thương, Bộ NNPTNT, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế và các nhóm lợi ích chống mắt lên mà xem các vụ sạt lở đất còn khốc liệt hơn sẽ diễn ra do hậu quả phá rừng và chặn dòng ngăn nước làm thủy điện ở một vùng đứt gãy địa chất mà các nhà khoa học đã cảnh báo từ nhiều năm trước sẽ bị sạt lở nếu làm thủy điện.

Chuyện Tess đi mua phép lạ

Chuyện Tess đi mua phép lạ
Tess là một đứa bé tám tuổi khôn ngoan; nó có một người em trai tên là Andrew. Nó nghe bố mẹ thầm thì là em nó bị bệnh rất nặng và gia đình nó đã hết sạch tiền. Họ sẽ phải chuyển đến sống ở một chung cư dành cho người nghèo tháng tới vì bố nó không có đủ tiền để trả bác sĩ và tiền nhà. Chỉ có một cuộc giải phẫu thật tốn kém mới cứu sống được em nó, và dường như không có ai chịụ cho bố mẹ nó vay tiền. Nó nghe bố nó thầm thì bằng một giọng nói tuyệt vọng với mẹ nó đang khóc nức nở: “Chỉ có một phép lạ mới có thể cứu sống được nó bây giờ.”

Tess vào phòng nó và lấy ra một cái lọ thủy tinh trước đây đựng mứt nó đã giấu kỹ trong tủ áo. Nó đổ hết tiền xu ra sàn và đếm thật cẩn thận. Nó còn đếm tất cả ba lần. Số tiền nó có phải thật chính xác, không thể có sự sai nhầm. Nó cẩn thận bỏ các đồng xu vào cái lọ và đậy nắp lại. Nó lén ra cửa sau và đi bộ tám dãy phố để đến Tiệm Thuốc Tây Rexall có bảng hiệu Người Da Đỏ bên trên cửa.

MẸ KẾ

MẸ KẾ
Mẹ bỏ nhà đi khi cô còn bé, cô sống với cha đến năm 5 tuổi thì cô có mẹ kế. Cha con cô sống ở nhà mẹ kế, mọi chi tiêu đều nhờ vào tiền của bà. Bà có một cửa hàng bán trái cây, bà đối xử với cha con cô cũng rất tốt. Mẹ kế có một người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô nhưng rất ít nói, thỉnh thoảng lại dùng ánh mắt lạnh lùng nhìn cô. 
Kể từ ngày mẹ đẻ bỏ cô mà đi, cô sống khép kín, ít nói, không thân thiện với mẹ kế. Bà đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc nhưng cũng không đến nỗi khổ sở.

Phản đối Thủy Tiên dùng tiền cứu trợ vùng lũ cho việc khác

Tôi hết sức phản đối ý định của Thủy Tiên dùng tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt chi mục đích khác. Đây là một trong các nguyên nhân làm tôi chán không tham gia các hoạt động từ thiện. Đối với Chính phủ, khi biết Chính phủ dùng một phần tiền người dân ủng hộ đồng bào vùng lũ cho mục đích khác, tôi đã rất không đồng tình và không còn nhiệt tình ủng hộ. Đối với các hội nhóm, đã có một số lần những người chủ trì lấy tiền ủng hộ cho việc này để chi cho việc khác, dù vẫn là cho hoạt động nhân đạo, tôi lên tiếng không đồng ý, nhưng họ vẫn cứ làm theo ý họ. Thậm chí với số tiền của riêng tôi đưa vào quỹ chung để ủng hộ đích danh một cá nhân nào đó, họ cũng tự tiện chia nhỏ để trao cho nhiều người... Tôi không chấp nhận nên đành rút ra khỏi các nhóm. Nguyên tắc tài chính của tôi là tiền huy động vào mục đích gì thì chỉ được chi cho đúng mục đích đó, xong việc là thôi không huy động nữa. Nếu trong quá trình đó phát sinh thêm việc mới cần tiền, thì lập một quỹ mới và huy động tiền cho riêng việc đó. Tôi rất mong nhà nước cho phép tư nhân thành lập các công ty chuyên hoạt động nhân đạo, có quy chế tài chính minh bạch, công khai và được kiểm toán hàng năm. Khi đó người dân có tiền ủng hộ đưa vào đó rất yên tâm vì tiền được sử dụng đúng mục đích. Nhiều lúc tôi nghĩ nếu chẳng may mình chết sớm, con cái ở nước ngoài không cần tiền thừa kế, hoặc con cái ăn chơi hư hỏng mình không muốn cho chúng thừa kế, vậy sẽ phải đem tiền làm từ thiện. Nhưng biết giao trứng cho ai bây giờ ? Đưa cho Mặt trận Tổ quốc hay Hội chữ thập đỏ vài trăm triệu hay một hai tỷ thì thôi đành chấp nhận cho xong việc dù biết là sẽ bị chúng tiêu lăng nhăng chứ không đến tay người cần, nhưng có hàng trăm tỷ mà đưa cho chúng thì quá lãng phí, chẳng khác đem công sức lao động của ông bà, bố mẹ và của bản thân mình biếu không cho lũ quan tham.
Dân mạng tranh cãi khi Thủy Tiên xin trích tiền cứu trợ vùng lũ cho việc khác
22/10/2020 (VTC News) - Việc Thủy Tiên xin trích tiền cứu trợ vùng lũ miền Trung để giúp người Việt gặp khó khăn ở Nhật đang tạo ra hai luồng quan điểm trái chiều trên mạng xã hội.

Tối 21/10, Thuỷ Tiên khiến cộng đồng mạng xôn xao khi đăng tải bài viết xin ý kiến những người quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ miền trung về việc trích một phần trong khoản tiền này để giúp đỡ những trường hợp khó khăn khác.

VTV chiếu phim ‘chống Nhật’ lúc TT Suga thăm Hà Nội

Biết tin này Tập Cận Bình vui lắm. VN cứ lên án TQ thoải mái nhưng hành động thì cứ theo cách này của VTV mà làm. Chắc Trần Bình Minh sẽ được chuyển sang ngồi chiếc ghế khác to lớn. Theo nhận thức của mình, Nhật Bản là nước tốt nhất với VN kể từ khi đất nước mở cửa 1089-1990 đến nay. Vậy mà chúng ta đối xử với họ cũng như những nước khác, lúc nào cũng đứng trung lập để ăn lộc của cả đôi bên. Ăn ở như thế nên VN không có nước bạn thân thiết nào là phải. Có hơn chục đối tác chiến lược với toàn diện... nhưng khi bị TQ chiếm mất Biển Đông, cấm khai thác dầu khí, thì VN kêu nhưng chẳng ai ủng hộ ngoài Mỹ. Bản thân Mỹ cũng chỉ ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế 2014 khôgn công đường lưỡi bò thuộc về TQ nhằm giữ quyền tự do đi lại trên Biển Đông, thế thôi.
VTV chiếu phim ‘chống Nhật’ trong lúc Thủ Tướng Suga thăm Hà Nội
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ngày sau khi Thủ Tướng Nhật Bản Yoshihide Suga rời Hà Nội, công luận vẫn bàn tán về vụ Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) chiếu phim tài liệu có nội dung “chống Nhật” ngay thời điểm này. Bộ phim tài liệu “Tiếng Trống Kim Sơn” được phát sóng vào đầu buổi sáng 20 Tháng Mười, gây hoang mang cho công luận trong lúc các báo nhà nước đang đăng nhiều bài mô tả quan hệ hữu nghị Việt-Nhật “tiến triển tốt đẹp.” Nội dung phim được ghi nhận là tố cáo phát xít Nhật đàn áp và tàn sát người Việt trong cuộc khởi nghĩa kháng Nhật tại Kim Sơn, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng hồi 1945.

Bộ phim “Tiếng Trống Kim Sơn” được phát vào 
sáng sớm 20 Tháng Mười. (Hình chụp qua màn hình)
Luật gia, đạo diễn Trần Đình Thu bình luận trên trang cá nhân: “Vẫn biết lịch sử là lịch sử nhưng đây là trò láu tôm láu cá. Dùng trò này thì anh mãi mãi không trưởng thành lên được đâu. Xin lỗi, đối với Nhật thì Việt Nam chẳng là cái đinh gì cả. Nếu anh tình cảm thì họ tình cảm lại còn anh chơi kiểu móc méo thì họ cũng chẳng cần nhé.”

TT Trump hiểu người Mỹ khao khát việc làm bền vững

Người Mỹ khao khát việc làm dài hạn và bền vững - TT Trump thấu hiểu điều đó (Phần 2)
Trà Nguyễn - Thuỷ Tiên • Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở thành “lá phiếu nặng cân” để Tổng thống Trump đi tiếp “4 năm nữa”. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế - chính trị - ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có bài phát biểu đặc biệt vào ngày khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, vào ngày 21 tháng 1 năm 2020 (Ảnh của Jason Alden / Bloomberg qua Getty Images)

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

Cứu trợ nạn nhân lũ lụt: Dân tin ca sĩ hơn nhà nước

Nhà văn - nhà báo kỳ cựu Nguyễn Như Phong nói câu này hay. “Làm từ thiện mà cứ giao khoán cho mấy tổ chức đoàn thể là khéo mất toi. Nói thật là tôi mất niềm tin vào các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... và không bao giờ tôi phối hợp với các tổ chức này”. Trước đây mình lười và nghĩ thôi thì làm từ thiện có bị thất thoát chút ít cũng không sao nên thường đóng nhiều tiền cho cơ quan, chính quyền địa phương để nộp cho Mặt trận Tổ quốc. Không biết bị tham nhũng thất thoát nhiều không, nhưng chỉ riêng việc một phần của số tiền này bị đưa cho Bộ Tài chính để dùng vào các việc khác, mình đã thấy không thể chấp nhận được. Tiền MTQT nhận được đều không được công bố công khai, không được cơ quan độc lập kiểm toán... thì tham nhũng, thất thoát nhiều là đương nhiên. Còn cái tổ chức Hội chữ thập đỏ VN cũng thế. Họ còn tổ chức những ngày hiến máu nhân đạo, có máu rồi thì giao cho bệnh viện bán giá cao cho bệnh nhân lấy tiền; bệnh nhân không có tiền thì không chữa. Không biết tiền đó được dùng làm gì. Tất cả đều không công khai, minh bạch.
Cứu trợ nạn nhân lũ lụt: Dân Việt tin ca sĩ hơn tổ chức quốc doanh
Nhiều người gửi tiền để Thủy Tiên chuyển đến nạn nhân lũ lụt “vì họ tin”. “Họ tin cô sẽ làm từ thiện bằng cái Tâm của mình. Họ tin cô không ăn bớt, ăn xén. Họ tin là cô thực làm... Còn thực sự là họ không tin được chính quyền... Mặc dù phường, xã, tổ dân phố đến gõ từng nhà bắt nộp... Dân không tin chính quyền trong công tác từ thiện, đó là một thực tế”, ông Phong, từng là Phó Tổng biên tập báo Công An Nhân Dân và Tổng biên tập báo PetroTimes, viết.
Ca sĩ Thủy Tiên
Khi lũ lụt ở các tỉnh miền trung Việt Nam đẩy hàng chục vạn người dân vào cảnh khốn khó, hôm 14/10, ca sĩ Thủy Tiên kêu gọi quyên góp để cứu trợ các nạn nhân. Đến ngày 20/10, nữ ca sĩ nổi tiếng nhận được hơn 100 tỷ đồng từ nhiều người dân có hảo tâm, theo tin của Zing, VTC News, VietnamNet, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác ở trong nước.

Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, theo luật là phi pháp ?

Trong bài này, LS Ngô Ngọc Trai phân tích đúng, còn luật sư Vũ Quang Bá giải thích sai. Do đó VN cần nhanh chóng sửa luật... Mình bắt đầu thấy khâm phục cô ca sĩ Thủy Tiên. Trước đây mình tình cờ có xem 1 đoạn video cô ca sĩ này hát, thấy không có cảm tình, nên không quan tâm. Nói thật là mình cũng chẳng quan tâm tới ca sĩ nào của VN cả vì hát toàn những bài tô hồng mình không thích. Nhưng bây giờ thấy cô một mình xông xáo giúp đỡ đồng bào lũ lụt bất kể khó khăn, hiểm nguy, mình thấy đáng khâm phục. Mình định viết 1 bài về cách tổ chức hệ thống an sinh xã hội và từ thiện ở phương Tây nhưng lười nên thôi. Ý chủ đạo của mình là (i) Ở các nước phương Tây, chính phủ có trách nhiệm cao nhất và trực tiếp nhất đối với an sinh xã hội, nhất là chống thiên tai, bảo vệ người dân; không có người dân, nhà nước vẫn phải làm tốt. Điều này khác hẳn với ở VN; (ii) Các nước này cũng không có cá nhân trực tiếp làm từ thiện mà sẽ có những công ty, những quỹ từ thiện chuyên nghiệp, có đăng ký, được kiểm toán hàng năm... Các cá nhân, tổ chức muốn ủng hộ thì góp tiền vào đây để họ làm thì mới đảm bảo minh bạch, hiệu quả, khoa học. Tiếc rằng điều này ở VN cũng không có. Kết quả là trước đây mình thường ủng hộ tại cơ quan, địa phương; thường mình là người ủng hộ cao nhất, nhưng số tiền vẫn không cao như mong muốn vì không thể đóng góp vượt mặt cấp trên quá nhiều (cấp trên cũng không dám ủng hộ quá nhiều vì sợ cán bộ bàn tán gây tai tiếng), rồi nghe những người cùng cơ quan nói tiền đó đem về được đưa vào ngân sách nhà nước và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau chứ không dành toàn bộ ủng hộ người nghèo, làm mình chán (dù mình đã chấp nhận có thất thoát một tỷ lệ thấp cũng không sao). Sau đó mình tham gia làm trực tiếp với 1 số nhóm, nhưng cũng thấy có nhiều vấn đề... Mấy năm làm trưởng ban quản trị tòa nhà thì mình vận động cư dân đóng góp rồi đem ra UBND phường nộp... Từ năm ngoái không làm nữa thì phong trào cũng chấm dứt. Bây giờ thì quả thật không biết nên đưa tiền ủng hộ cho đâu... ? Mong sao đất nước đến ngày dân chủ, các công ty và quỹ thiện nguyện như ở phương Tây xuất hiện, khi đó việc làm từ thiện mới dễ dàng, thuận lợi, tin tưởng và có ý nghĩa. 
Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?
Tại Việt Nam, nhiều cá nhân đã giúp quyên góp tiền bạc cứu trợ trong bối cảnh lũ lụt đang gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung. Tuy nhiên, có luật sư chỉ ra rằng một văn bản pháp luật "lạc hậu" có thể khiến các việc làm thiện nguyện bị xem là phi pháp.
Nụ cười tươi của nữ ca sĩ Thủy Tiên giữa bốn bề nước lũ
Những ngày gần đây, ca sĩ Thủy Tiên là một trong những cá nhân nổi bật khi đã kêu gọi đóng góp và nhận được hàng chục tỷ đồng cho đồng bào miền Trung. Hôm 20/10, trên Facebook cá nhân, cô Thủy Tiên thông báo: "Số tiền quyên góp trong vòng 1 tuần cho đến thời điểm này là hơn 100 tỷ rồi."

Phục hồi rừng để chống lũ lụt có dễ không?

Bài này của nhà báo Hoàng Hải Vân là một chứng minh cho nhận định của tôi trong bài "Nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là ko đúng", đồng thời cũng là một cái tát vào mặt tên bịp bợm Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp. Nhà báo đã khẳng định "Mất rừng, không chỉ có thảm họa do lũ lụt. Mất rừng, mạch nước ngầm cũng sẽ cạn kiệt, sự sống của con người và cỏ cây sinh vật cũng bị thu hẹp...". Đọc bài này thấy thương bác Hoàng Đình Bá quá. Hồi đó dù còn rất ít tuổi, nhưng tôi đã biết nhiều người bị trù dập, đàn áp như bác Bá. Họ không chỉ là những người thuộc nhóm Nhân Văn Giai Phẩm hay Xét Lại Chống Đảng, mà cả những nhân sĩ trí thức có tư tưởng, trình độ tiến bộ, muốn làm nhiều việc theo đúng tinh thần khoa học để cho đất nước tốt hơn, nhân dân đỡ khổ hơn, nhưng cuối cùng bị cô lập, thậm chí bị kỷ luật, tù đầy. Ngay một người chỉ làm trong lĩnh vực nông nghiệp là Viện sĩ Đào Thế Tuấn cũng chán nản, muốn bỏ nghiên cứu nông nghiệp, chuyển sang làm chính trị và chính sách vĩ mô, vì bác thấy nếu ở trên không thay đổi tư tưởng và cách nghĩ, thì ở dưới không bao giờ tiến bộ được. Tôi khá thân với bác Tuấn ngay từ khi mới bắt đầu đi làm nên thường được bác tâm sự và thấy rất thương bác. Theo wiki, Giáo sư, Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1931-2011); nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; là con trai cả của cụ Đào Duy Anh, một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại. Bác đã được trao danh hiệu Anh hùng Lao động Xã hội Chủ nghĩa và được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Bác từng nói "chúng ta mải mê theo học thuyết Mác Lê nin, mà quên đi nhiều học thuyết khác, ví dụ lý luận của nữ tác giả người Thụy Điển Boserup, giải thích các điều kiện để có thể đa canh, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp...".
Phục hồi rừng để chống lũ lụt có dễ không?
Hoàng Hải Vân - Xin thưa là : Không dễ ! Và xin thưa, rừng nguyên sinh mà phá thì vĩnh viễn mất, không bao giờ có thể hồi phục lại được. Nhưng chúng ta vẫn có thể phục hồi thành rừng tái sinh, dù thiên nan vạn nan. Thiên nan vạn nan nhưng không phải là bất khả.
Ảnh minh họa
Cho đến năm 1975, sau nhiều năm bị bom đạn và chất hóa học cùng với việc phá rừng làm rẫy lấy lương thực nuôi quân, nhưng dãy Trường Sơn và rừng đầu nguồn ở miền trung phần lớn vẫn còn rừng nguyên sinh. Sau đó, tốc độ phá rừng đã diễn ra chóng mặt. Ngày nay, rừng nguyên sinh không còn nữa, chỉ còn ở một số khu bảo tồn nhưng luôn luôn bị đe dọa.

"Nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là ko đúng"

CỘNG SẢN LÀ NÓI LÁO, NÓI DỐI. Do đó, chúng ta không lạ khi Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp dõng dạc tuyên bố: "Nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là không đúng". Với những loại người này, tranh luận với chúng là ngu. Rừng ở VN cơ bản đã bị tiêu diệt hết từ trước năm 2000, giờ chỉ còn một ít khu rừng nguyên sinh, nhưng lượng cây to và rừng cây nhiều tầng còn rất ít nên hầu như không còn khả năng ngăn nước, giữ nước mỗi khi mưa bão. Đấy là rừng nguyên sinh; còn rừng trồng thì khả năng ngăn nước, giữ nước rất thấp vì là rừng thưa. Thời Bí thư Trần Kiên tổ chức phá rừng ào ạt sau năm 1975 để lấy đất phát triển cây công nghiệp và khai thác gỗ xuất khẩu sang Đông Âu, mình đã rất bất mãn. Theo tiểu sử, từ tháng 12-1975, ông là Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, từ năm 1977 đến 1978 là Bí thư Tỉnh ủy Ðác Lắc, từ năm 1979 đến 1980 là Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, từ tháng 12-1980 là Bí thư Tỉnh ủy Nghĩa Bình (nay là Quảng Ngãi và Bình Ðịnh). Sau đó tại Ðại hội Ðảng lần thứ V (3/1982), ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương và làm Trưởng ban Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Do đó, ông đã có một đoạn thời gian không nhỏ chỉ đạo phá rừng ở Tây Nguyên. Thời đó càng khai hoang (phá) được nhiều rừng, càng khai thác được nhiều gỗ thì càng được khen thưởng. Nếu vào Tây Nguyên những năm 1975-1985, sẽ nhìn thấy rất nhiều đoàn xe khổng lồ chở gỗ chạy từ Tây Nguyên xuống đồng bằng; chúng là những hung thần trên đường núi vì gây ra rất nhiều tai nạn. Năm 2005 khi mình làm chuyên gia ở Lào, lúc làm việc với Phó Thủ tướng Thoong Lun Sisulit (nay là đương kim Thủ tướng Lào), nhân nói về phát triển lâm nghiệp, có đồng chí lãnh đạo cao cấp ghé tai bảo mình ông Thoong Lun từng khen (mỉa mai) "Bộ đội VN giỏi thật, cây to đến mấy, nằm ở đỉnh núi cao đến mấy, trong khu rừng hiểm trở đến mấy, họ đều vào khai thác được hết".
Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: 
Phát triển rừng là con đường ngắn nhất chống biến đổi khí hậu
N.Lê- Anh Thơ 21/10/2020 Trước nhiều ý kiến dư luận cho rằng, lũ lụt ở miền Trung những ngày qua có một phần nguyên nhân là do phá rừng, PV Dân Việt đã phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT). Ông Trị cho rằng: Nói lũ lụt ở miền Trung do phá rừng là không đúng.
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng
 Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT.
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở miền Trung gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, đã có những ý kiến cho rằng, một phần nguyên nhân khiến mưa lũ, sạt lở ngày càng phức tạp hơn là do tình trạng phá rừng, độ che phủ rừng thấp. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Xảo trá ngôn từ: Bóng Hồng Cửu Vạn

Bóng Hồng Cửu Vạn
fb Tưởng Năng Tiến –  Ông Trương Minh Tuấn cắp nón rời khỏi Bộ Thông Tin & Truyền Thông, với nét mặt âu lo, giữa tiếng vỗ tay hoan hô vang dội của rất nhiều người. Nhân vật kế nhiệm, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng – tiếc thay – cũng không được chào đón nồng nhiệt gì cho lắm. Lúc ông mới nhậm chức, và vừa mở miệng (“) là đã bị la ó um xù

G.S Tương Lai: “Liệu làm con đà điểu rúc đầu vào cát thì có khiến cho những thảm trạng u tối đang trùm lấp cuộc sống mất đi được không nhỉ?
FB Nguyễn Thịnh: “Không phải tin tốt hay tin xấu mà từ góc nhìn, cách đưa tin, tức là văn hóa người viết, người duyệt bài và cả người thẩm (đọc) bài. Bộ nhất định không thể làm thay hay yêu cầu. Báo chí không thể chỉ có một tổng biên tập.”

VN thất bại với Thủy điện trên sông Mekong ?

Thủy điện trên sông Mekong
(Phần 1: Cái bẫy Luang Prabang dành cho Việt Nam)
Tác động của các đập thủy điện trên dòng chính Mekong, từ thượng nguồn là sông Lancang (Lan Thương) trong lãnh thổ Trung Quốc đến hạ nguồn kể từ lãnh thổ Lào ra đến Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, là vấn đề nóng bỏng về mặt môi trường, kinh tế, xã hội và chính trị ở Đông Nam Á. Gần đây một công ty quốc doanh của Việt Nam là PV Power quyết định đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Luang Prabang trên sông Mekong ở Lào. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ phỏng vấn nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi ở Canada về vấn đề này.
Phần 1: Thủy điện trên sông Mekong (Phần 1: Cái bẫy Luang Prabang dành cho Việt Nam). Phần 2: Thủy điện trên sông Mekong (Phần 2: Những tổn thương và việc cần làm)
Câu hỏi: Xin được bắt đầu với đập thủy điện Luang Prabang mà Việt Nam đang định xây dựng trên sông Mekong bên Lào. Theo ông, đập thủy điện Luang Prabang có vị trí như thế nào trong tổng thể hệ thống thủy điện trên sông Mekong và thượng nguồn Lan Can trong lãnh thổ Trung Quốc?

Lấp đầy nền sản xuất rỗng và tách rời Trung Quốc (Phần 1)

Tôi chắc chắn Tổng thống D. Trump sẽ thắng cử vì ông đã và đang thực thi chương trình cắt giảm nhiều loại thuế rất mạnh mẽ, trong khi lịch sử cho thấy doanh nghiệp và người dân Mỹ luôn luôn ủng hộ người cắt giảm thuế. Cắt giảm thì cũng là giảm sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế thị trường. Biden sai lầm là đề ra chính sách tăng thuế. Lòng tham của Trung Quốc không chỉ là soán ngôi Mỹ về công nghệ, quân sự, mà là phá bỏ hoàn toàn giá trị cốt lõi mà Mỹ theo đuổi ngay trong lòng nước Mỹ. Bởi vậy, Mỹ không chỉ mất việc làm, mà còn mất sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ vào tay Trung Quốc. Dòng tiền đầu tư của Mỹ còn chảy vào các doanh nghiệp nhà nước buôn bán vũ khí của Trung Quốc để chống lại Mỹ và các giá trị mà Mỹ hiệp trợ trên khắp toàn cầu… Khi nền sản xuất thực bị rỗng, khi Mỹ không thể bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trí tuệ của người Mỹ bên ngoài nước Mỹ, nước Mỹ sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán khiến người dân Mỹ chân chính nhìn rõ hơn mối nguy phụ thuộc sản xuất, chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Cả nước Mỹ ngơ ngác trước các kệ hàng hóa trống rỗng trong siêu thị thời đầu Covid. Nhập khẩu bị đình trệ trong khi sản xuất trong nước tê liệt vì 80% đầu vào sản xuất trong nước phụ thuộc vào Trung Quốc - đối thủ chính trị của Mỹ... Rất may nước Mỹ đã có ông Trump là TT đúng thời kỳ khủng hoảng này. Chỉ 9 tháng, dù vẫn trong tâm dịch, chỉ số sản xuất công nghiệp của Mỹ đã trở về mức tương đương với năm 2016 - thời điểm Tổng thống Trump bước vào Nhà trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. VN nên học Mỹ, nếu ông Phúc và ông Huệ làm TBT và TT nhiệm kỳ tới thì nên học và làm theo D. Trump.
Lấp đầy nền sản xuất rỗng và tách rời Trung Quốc (Phần 1)
Trà Nguyễn • 21/10/20 Lấp đầy nền sản xuất trống rỗng suốt 3 năm đầu tiên đã tạo cho Tổng thống Trump tấm chắn thép hiệu quả ngăn chặn suy thoái kinh tế do đại dịch viêm phổi Vũ Hán vào năm cuối nhiệm kỳ, giúp Mỹ phục hồi niềm tin tiêu dùng, sản xuất vượt kỳ vọng ngay giữa tâm dịch. Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi Đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở lá phiếu nặng cân để Tổng thống Trump đi tiếp ‘4 năm nữa’. Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế - chính trị - ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này… 
Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh tranh cử tại Rodeo Arena tại Jefferson County Fairgrounds 29 tháng 10, 2016 ở Golden, Colorado (Ảnh của Chip Somodevilla / Getty Images)

Cách ẩn tên Wi-Fi để khỏi bị 'dùng chùa'

Cách ẩn tên Wi-Fi để khỏi có ai 'dùng chùa' mạng Internet
Khi sử dụng Wi-Fi thì chắc chắn không ai tránh khỏi việc mình bị hàng xóm "xài ké" kết nối mạng của mình một cách khó chịu. Nhất là khi bạn đã… tỏ thái độ bằng cách thay đổi mật khẩu thì có khi họ vẫn vô tư "vác mặt" đến xin! Nếu bạn không cho thì dễ mất lòng nhau, nhưng nếu cho thì … cả xóm đều biết. 
Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một giải pháp rất hay để khỏi có ai dùng chùa mạng Wi-Fi internet của bạn, đó chính là ẩn luôn tên Wi-Fi thay vì xuất hiện công khai khi dò tìm như lúc trước.

Bài học chống lũ thuận tự nhiên của Trung Quốc

Ghét TQ song phải thừa nhận mọi tầng lớp lãnh đạo TQ giỏi hơn mọi tầng lớp lãnh đạo VN. TQ tự chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo cách không giống ai; vừa đi vừa rút kinh nghiệm và nghĩ cách đi tiếp. Kết quả là họ đã thành công. Lãnh đạo VN cũng học và đi theo con đường của TQ, nhưng vì vừa lười học, vừa ngu và vừa tham nên học dốt, làm sai và phá hoại là chính; kết quả VN chưa thành rồng đã kiệt sức, tụt thành giun. Có lẽ lĩnh vực bị phá hoại khủng khiếp nhất ở VN là môi trường, nhất là rừng. Hậu quả là ô nhiễm, lụt lội khắp nơi, năm sau khủng khiếp hơn năm trước. Mưa bão không phải thế kỷ này, chế độ này mới có. Đất nước đã trải qua những trận bão lụt được gọi là lịch sử nhưng cha ông đã biết cách đi sống chung với bão lụt và có nhiều biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu sự nguy hiểm của bão lụt. Ngày trước rừng tự nhiên có ở khắp nơi. Rừng là tấm thảm hút nước rất tốt, đặc biệt là rừng nguyên sinh ở vùng nhiệt đới như ở nước ta. Rừng nguyên sinh có nhiều tầng cây và lớp gỗ, lá mục tơi xốp. Khi mưa, nhiều tầng lá cây hứng đỡ làm giảm lượng nước xối trực tiếp xuống đất, tiếp đến lớp gỗ, lá mục hấp thụ lượng nước dư rơi xuống đất, rồi thấm dần xuống đất chảy ra các dòng suối, đổ ra sông. Bản thân cây cũng hút nước. Không có rừng nước sẽ xối xuống đất và làm nhão đất; đất không còn vững chắc sẽ lở; ngoài ra nước sẽ trôi tuột hết nên gây thiếu nước vào mùa khô. Cho nên cách tốt nhất để chung sống với bão, chống được lũ và sạt lở ở vùng núi là bảo vệ rừng. Rừng trồng hay rừng sản xuất hiện nay vừa ít, vừa kém, rừng này chỉ có một tầng lá cây nên hiêụ quả tán nước mưa thấp hơn rừng tự nhiên rất nhiều. Nhưng dù sao có rừng vẫn hơn.
Bài học chống lũ thuận tự nhiên của Trung Quốc
Trận lụt lịch sử năm 1998 buộc Trung Quốc suy nghĩ lại về chiến lược ứng phó thiên tai, dựa nhiều hơn vào trồng rừng và phục hồi vùng bãi bồi ven sông. Trung Quốc đã khởi động một số đại dự án phục hồi sinh thái, trồng hàng tỷ cây xanh nhằm ngăn nước trên vùng núi đổ ra sông và giữ thêm nước ở thượng nguồn. Khi chúng ta trồng nhiều rừng ở thượng nguồn, chúng có thể làm giảm tốc độ dòng chảy. Điều này vô cùng hữu ích trong việc giảm thiểu lũ lụt. Tùy thuộc vào bối cảnh, địa hình, việc trồng rừng có thể giúp giảm lũ lụt tới 30%.

Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, TQ,
xả lũ ngày 19/7. Ảnh: Xinhua.
Mùa mưa ở miền nam Trung Quốc năm nay kéo dài gần gấp đôi so với bình thường. Lượng mưa kỷ lục khiến Trường Giang, con sông dài nhất Trung Quốc, liên tục tràn bờ, gây ngập lụt dọc các vùng trung lưu và hạ lưu.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?
Nhà báo Trần Đăng đặt câu hỏi vận mệnh của đất nước sau 20 năm: "Người chết thì không hề ít hơn trận lụt từ 20 năm trước; người khổ thì vẫn không giảm hơn sau những lần nhà chìm trong lũ dữ … tất cả vẫn y nguyên như 20 năm trước. Hai mươi năm là quãng thời gian đủ để làm thay đổi số phận một đời người, số phận của một quốc gia."Ấy thế mà, nón mê và áo tơi rách nát vẫn đùm bọc đôi bàn tay gầy guộc chìa ra nhận lấy những gói mì tôm trong mưa gió bão bùng. Quá khứ luôn đặt ra những câu hỏi cho tương lai. Mà tương lai thì đang xếp hàng chờ đến lượt mình nhận quà trong nước lụt", ông viết.

Nguồn hình ảnh, EPA. 
Lũ đặc biệt lớn trên sông Kiến Giang (Lệ Thủy - Quảng Bình) vượt mức lũ lịch sử năm 1979. Thêm nhiều người chết, mất tích do lũ. Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ từ ngày 6 đến hết ngày 18/10 tại các tỉnh miền Trung cướp đi 84 sinh mạng, 38 người mất tích, khoảng 52.933 nhà bị ngập và 461.627 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Ở ta, muốn làm to thì phải ngu ?

Từ sau năm 1990 mới lộ ra là văn chương của các quan chức rất kém, thậm chí rất ngu dốt. Chuyện “ủng hộ bão lũ miền Trung” diễn ra khắp nơi, nhưng nếu bạn góp ý cho chủ nhà thì đều bị coi là quan trọng hóa một việc bình thường và cho là bạn phá đám họ.
Lãnh đạo sao mà ngu thế?
Vũ Hữu Sự - Nhìn bức ảnh chụp ông thủ tướng và bà chủ tịch quốc hội cười tươi như hoa nở, tay cầm cái phong bì (có lẽ là đựng tiền) bỏ vào một cái hòm, mặt trước cái hòm là dùng chữ “ủng hộ bão lũ miền Trung”, sao mà buồn đến tê tái cả người. Định cho qua vì “kệ mẹ chúng nó. Chấp với thằng ngu, chả hóa ra mình cũng ngang hàng với thằng ngu hay sao ?”. Nhưng rồi cầm lòng không đậu, đành phải viết mấy dòng.

Thưa ông thủ tướng và bà chủ tịch quốc hội. Ủng hộ, ở đây là ủng hộ con người, chứ không ai ủng hộ trâu bò, không ai ủng hộ rừng núi sông suối, lại càng không ai ủng hộ bão lũ cả. Con người ở đây là hàng triệu đồng bào miền Trung đang chìm ngập trong mưa lũ và đá trôi, đất lở. Đã có gần trăm cái chết tức tưởi, bị dìm trong lũ hay bị vùi dưới đất rồi. Có gia đình 6 người đã bị tận diệt cả 6.

KHI CÔNG CHÚA BÁO THÙ

KHI CÔNG CHÚA BÁO THÙ
Bạc Điềm Điềm , con gái ngoài giá thú của Bạc Hy Lai với ngôi sao Mã Hiểu Khánh, sinh viên Đại học Thanh Hoa, chính là người phụ trách liên lạc với nhà Biden dưới thời Giang Trạch Dân. Sau khi chứng kiến cha mình bị Tập thanh trừng và nhà Biden chuyển sang ngoại giao với Tập, cô đã mang tất cả tang chứng làm ăn trước đây nộp cho Trump và Bộ Tư Pháp.
 
 
Cái chết vì GÁI là cái chết ... TÊ TÁI
Thông tin thêm về 3 ổ cứng. Ba " ổ cứng " bị hậu duệ nhà họ Bạc tung ra làm giật cả mình, giờ nổ súng là sao ?!