Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Muôn vàn thắc mắc về "cách ly toàn xã hội"

Muôn vàn thắc mắc về "cách ly toàn xã hội"
Việc cách ly xã hội hiện tại thực sự cần thiết nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống online cho người dân, ngay cả shipper. Với tinh thần ủng hộ hoàn toàn việc cách ly cả nước để ngăn dịch Covid-19, tuy nhiên không ít dân mạng cũng bày tỏ thắc mắc về thông tin xung quanh việc ngành nghề nào vẫn đi làm, việc di chuyển của người dân sẽ bị hạn chế ra sao? Có người giám sát việc "cách ly toàn xã hội" hay không?
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, ngày 31/3, Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

"Thuốc trường sinh rẻ nhất trên đời là gì?"

"Thuốc trường sinh rẻ nhất trên đời là gì?"
Ai cũng nên biết nếu muốn quây quần cùng con cháu với 3 chữ giúp con người sống an yên, khỏe mạnh đến già khi câu hỏi "thuốc trường sinh rẻ nhất trên đời là gì?" và câu trả lời giúp tất cả chúng ta hưởng lợi của 3 chữ sau đây chính là thứ thuốc trường sinh rẻ nhất trên đời!
Bạn có bao giờ từng trải qua những tình huống như thế này:
Khi bất đồng quan điểm với người trong gia đình, bạn thường hay tranh cãi không thôi, tranh cãi đến khi tức tối, cả giận mất khôn. Có những lúc rõ ràng bản thân đã muốn nhẹ nhàng nói chuyện nhưng lời ra đến miệng là mất kiểm soát, thành lớn tiếng la mắng.

Đánh thức nước Mỹ - lợi nhuận quan trọng hơn mạng người

Đánh thức nước Mỹ khi một số người nghĩ lợi nhuận quan trọng hơn mạng người
The Hill, Tác giả: Ana Kasparian,
Dịch giả: Trúc Lam, 29-3-2020
Khi số người chết do virus corona tiếp tục gia tăng ở Mỹ, người Mỹ đã được thông báo bởi các chuyên gia bảo thủ, các chính trị gia và quan trọng hơn là Tổng thống Donald Trump rằng, đã đến lúc nới lỏng các hướng dẫn của liên bang về cách ly xã hội để mở cửa nền kinh tế, bắt đầu từ Chủ nhật của lễ Phục sinh.
Đây là một kẻ tư duy "lợi nhuận quan trọng 
hơn mạng người" (ảnh của chủ Blog này)
Các quan chức y tế, gồm bác sĩ Anthony Fauci, là Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, đã cảnh báo rằng, khuyến khích mọi người quay trở lại làm việc sẽ phá hoại những nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus gây chết người. Một phần của vấn đề là, các quan chức y tế này dường như nghĩ rằng, Trump và những người đứng đầu đưa ra những tuyên bố công khai này, không hề biết rằng họ khiến cuộc sống của mọi người gặp nguy hiểm.

Kinh tế trong cơn đại dịch Covid-19 và bài học 2008

Bài này nhìn lại kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 làm bài học cho cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 năm nay.
Kinh tế trong cơn đại dịch Covid-19
Nhân mùa đại dịch Covid-19 kinh tế thế giới nghiêng ngả, chuỗi dây cung ứng quốc tế bị ngưng trệ hoàn toàn, thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ trồi sụt bất thường, có lúc lên hay xuống cả ngàn điểm (khi chạm vào giới hạn lên xuống 7% nên phải "đóng cầu giao", hoặc trước lúc thị trường mở cửa hay ngay trong ngày, không cho trao đổi chứng khoán trong vòng 15 phút hay hơn, tuỳ mức độ lên xuống và vào lúc nào, để giới hạn thiệt hại), cuối ngày lại xuống hai, ba ngàn điểm - chúng ta nên có một cuộc duyệt xét lại tình hình kinh tế thế giới để hiểu phần nào, tại sao chỉ vì dịch corona virus mà thị trường chứng khoán toàn cầu lại chao đảo kinh hoàng như vậy?

Diễn biến chỉ số chứng khoán Dow Jones theo thời gian
Nhiều người gọi tình trạng coronavirus gây xáo trộn kinh tế là ‘thiên nga đen’ (black swan). Thiên nga đen là một sự kiện vượt quá những gì thường được dự kiến về một tình huống nào đó và có những hậu quả nghiêm trọng. Hy vọng qua cuộc duyệt xét tạm gọi là tổng quan ngắn gọn này, chúng ta, đặc biệt là các kinh tế gia người Việt quan tâm đến tình hình đất nước sẽ học được những kinh nghiệm quý báu của thế giới, góp phần vào việc xây dựng một hệ thống kinh tế phù hợp với đất nước và con người Việt Nam mai sau.

Trung cộng và âm mưu kiểm soát toàn diện thế giới

Trong khi thế giới phát triển theo hướng dân chủ, tự do, tôn trọng quyền riêng tư của con người thì có những nhà nước đi theo chiều ngược lại. Không rõ thông tin trong bài dưới đây đúng hay sai, nhưng là con người thì cũng cần biết để cảnh giác.
Trung cộng và âm mưu kiểm soát toàn diện thế giới
Trong khi thế giới đang loay hoay tìm cách ngăn ngừa đại dịch do virus Vũ Hán gây ra thì Trung cộng lại giở trò lợi dụng nước đục thả câu để đưa ra đề nghị Liên Hiệp Quốc (UNO) thay đổi cấu trúc internet toàn cầu. Đề nghị này do Huawei của Trung cộng khởi xướng. Với kỹ thuật có tên New IP các nước có thể kiểm soát toàn diện người dân. Đây có lẽ là âm mưu toàn cầu hóa việc theo dõi bất cứ ai, ở đâu và lúc nào của Trung cộng. (1)

Khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán và Bắc Kinh đã dùng mạng network WeChat do chính Trung cộng lập ra để kiểm soát người dân ở những nơi bị phong tỏa cấm đi lại.

Người Mỹ nói về cách chống dịch khác nhau của VN và Mỹ

Người Mỹ nói về cách chống dịch khác nhau của VN và Mỹ
Gia đình Paul về Mỹ từ Việt Nam đã thấy sự khác biệt rõ rệt trong cách chống dịch của 2 nước. Gia đình Paul Neville rời Việt Nam khi Mỹ khuyến cáo công dân ở nước ngoài về nước, nhưng sửng sốt với cách chống Covid-19 ở quê nhà Seattle.
Paul Neville (trái) cùng vợ và hai con ở sân 
bay tại TP HCM hôm 20/3. Ảnh: Seattle Times.
Cách đây hai tuần, Paul Neville, người đang điều hành một nền tảng giáo dục trực tuyến ở Việt Nam, không có ý định đưa vợ và hai con rời khỏi đây để về Mỹ, ngay cả khi Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.

Tác dụng, tác hại của mạng xã hội thời dịch bệnh

Tác dụng, tác hại của mạng xã hội thời dịch bệnh
Hà Mi - Việc tìm hiểu nguồn tin (đăng ở đâu, trên báo/trang mạng nào, có đáng tin cậy hay không), kiểm tra tin có chính xác không (người được trích dẫn có đúng không, người đó có nói như vậy không, người đó có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn này không, quan điểm của người đó là gì), đồng thời tìm thêm các thông tin liên quan tới đề tài này từ các trang đáng tin cậy khác khi đọc tin, là một việc tôi cho là nên làm để có thể sàng lọc cho mình các thông tin chính xác.
Lâu nay mạng xã hội vẫn được không ít người tại Việt Nam tin tưởng là nơi tìm thông tin như một nguồn đáng tin cậy bên cạnh các kênh thông tin chính thống. Vì thế với thiện chí muốn giúp nhau cập nhật về những diễn biến của bệnh dịch và có thêm các thông tin phòng chống, rất nhiều người đã không ngần ngại chuyển tiếp qua mạng xã hội các tin thiếu chính xác, sai khoa học liên quan tới virus corona.

Đặt giấy vệ sinh chiều nào mới đúng?

Cách đặt giấy vệ sinh "phiên bản gốc" là mặt giấy hướng ra ngoài. Tôi cũng dùng cách này. Có một ưu điểm nữa của cách đặt này mà bài viết dưới đây không nêu; đó là khi đó có thể kéo cuộn giấy dễ dàng hơn so với khi mặt giấy sát tường.
Đặt giấy vệ sinh chiều nào mới đúng?
Chiều đặt giấy vệ sinh đúng có khi làm bạn phải giật mình. Thế giới chia ra làm 2 phe: một bên để giấy vệ sinh quay ra ngoài, một bên quay vào trong. Vậy cách nào mới là đúng?
Chuyện đặt cuộn giấy vệ sinh thế nào tưởng đơn giản hóa ra cũng là vấn đề gây tranh cãi trên toàn thế giới. Trải qua hàng trăm năm, con người vẫn chia bè phái xung quanh chuyện đặt giấy quay ra ngoài hay vào trong. Bên nào cũng có lý luận của riêng mình. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, đáp án đúng đến từ một tờ giấy có niên đại hơn 100 năm.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Tại sao Covid-19 lây với tốc độ nhanh khủng khiếp ?

2 lý do khiến Covid-19 lây lan với tốc độ nhanh khủng khiếp
 Theo 1 chuyên gia Vn cho biết có 2 lý do khiến dịch Covid-19 lây lan với tốc độ nhanh khủng khiếp trên thế giới như hiện nay. Nếu ai cũng biết rõ những nguyên nhân này thì chắc chắn dịch bệnh sẽ được dập tắt. 
dich covid 19 cuoc chien cam go cua loai nguoi
Tốc độ lây lan nhanh
Covid-19 là bệnh nhiễm coronavirus chủng mới được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đặt tên là SARS-CoV2. Dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện và lây lan tại thành Phố Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng 12/2019, sau đó lan khắp Trung Quốc rồi đạt đỉnh vào ngày 5/2/2020.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Sự nguy hiểm của Virut ích kỷ, vô cảm

Bài này có điểm tôi đồng ý, có điểm tôi chưa thực sự tán thành. Ví dụ đối với những khu cách lý có điều kiện sinh hoạt quá kém, đồ ăn thức uống quá thiếu, thì cũng nên cho phép người thân gửi một vài thứ hỗ trợ người bị cách ly. Hoặc cũng không nên vơ đũa cả nắm khi phê phán "Nhiều công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về nước với đủ mọi tầng lớp trong xã hội tự gắn cho mình cái vỏ bọc thượng đẳng, tinh hoa của quốc gia khác cộng với sự chiều chuộng vô lối của cha mẹ". Tôi không tin là "đủ mọi tầng lớp trong xã hội" đã hành xử như thế. Điều quan trọng khi nhìn dòng người xếp hàng gửi đồ cho người thân... là câu hỏi tại sao phải như thế. Câu trả lời chỉ có thể là quan hệ nhân quả. Chính sách ngu dân làm cho dân ngu; dân ngu thì họ hành xử như con lợn ích kỷ là quá đúng với lô gíc rồi. Muốn người dân cư xử có văn hóa thì phải để người dân được tự do tiếp thu các giá trị văn hóa và nhân văn của nhân loại, được tự do suy nghĩ và tự do khuyên bảo nhau cùng làm theo cái đúng...
Sự nguy hiểm của Virut ích kỷ, vô cảm
27/3/2020 (PLVN) - Trong thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19 tại Việt Nam, khi mà chính quyền, quân đội, y bác sỹ, nhân dân… Khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S này đang phải căng mình ra chống dịch thì ở nhiều nơi đã và đang xuất hiện một loại virus nguy hiểm hơn khiến công tác chống dịch gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn có nguy cơ đổ sông, đổ bể đó là Virut ích kỷ, vô cảm.

Việc nhiều gia đình tiếp tế thực phẩm, đồ dùng cho người thân đang bị cách ly tại các khu cách ly tập trung với mong muốn người thân của họ trong đó sẽ không bị thiếu thốn thứ gì. Việc một cô gái đã bỏ trốn tại khu cách ly để bay sang một đất nước khác đang có nguy cơ vỡ trận vì covid -19 hay việc nhiều người không trung thực trong việc khai báo y tế để không phải bị cách ly đã khiến bao công sức chống dịch trong thời gian qua trở nên vô nghĩa. Những con người này, họ nghĩ rằng họ đã có tất cả nhưng họ không biết rằng thứ mà họ cần phải tiếp tế là một tâm hồn đẹp và phẩm chất văn hóa.

Kinh tế sẽ ra sao sau đại dịch?

Trong bài này, TS Bảo chỉ đưa ra những phân tích dự báo chung chung có tính nguyên tắc chứ không cụ thể nên cuối cùng đọc xong cũng không biết tình hình sẽ đi tới đâu, giải pháp sẽ phải như thế nào. Tôi đồng ý với TS là sự phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc vào y tế. Chỉ khi khống chế được hoàn toàn dịch bệnh thì cuộc sống mới có thể quay trở lại bình thường, khi đó kinh tế mới bắt đầu phục hồi được, và khoảng thời gian phục hồi chắc chắn cũng cần tới ít nhất cũng 1,5-2 năm tùy năng lực từng nền kinh tế và năng lực lãnh đạo của chính phủ các quốc gia. Do đó tôi tán thành các chính sách quyết liệt chống dịch hiện nay của chính phủ VN. Tuy nhiên tôi không có rằng dịch bệnh này đang tạo ra một cú sốc dài hạn mà thực tế chúng ta đã bắt đầu bước vào cú sốc dài hạn từ khi bắt đầu cách mạng 4.0 và khi D. Trump lên nắm quyền ở Mỹ rồi. Đại dịch này chỉ là nhân tố tiếp sức cho cú sốc dài hạn đang diễn ra đã bắt đầu từ nhiều năm nay mà thôi. Hai đặc điểm của sốc dài hạn đang diễn ra là: (i) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, theo đó người máy với trí khôn nhân tạo (robot thế hệ mới) sẽ thay thế hoàn toàn cho con người; nhờ đó các nước công nghiệp sẽ không cần phân tán cơ sở kinh tế sang các nước nghèo để khai thác nguồn nhân công rẻ mạt nữa mà có thể sản xuất ngay tại chính quốc; (ii) Xu hướng giảm dần hội nhập kinh tế quốc tế; mỗi nước tự lo sản xuất cho riêng mình, đảm bảo an ninh hàng hóa cho riêng mình... như giai đoạn trước năm 1995 sẽ ngày càng mạnh. Dịch bệnh đã chứng minh cho các nước giầu thấy bố trí sản xuất ở nước ngoài nhiều, đến khi dịch bệnh hay bất cứ khủng hoảng lớn nào xảy ra ở trong nước hay nước ngoài đều có khả năng gây mất an ninh trong nước, nên không thể cứ tiếp tục phân tán sản xuất ra nước ngoài được nữa. Thực tế các nước hiện nay đang rất ích kỷ; dịch bệnh lan tràn khắp 200 quốc gia nhưng không nước nào muốn giúp đỡ nước khác, cấm xuất khẩu hàng hóa sang nước khác để giữ lo cho bản thân; điển hình là Mỹ không muốn giúp thế giới; khối EU bỏ mặc Italy; khối Ả rập bỏ mặc Iran;... Thế giới đã chuyển biến cơ cấu, nhưng đáng tiếc đất nước ta thì không. Nhà nước VN vẫn bám theo con đường phát triển dựa vào các doanh nghiệp nước ngoài và vốn nước ngoài; coi nhẹ các DN trong nước, nhất là các DN ngoài quốc doanh. Tới đây khi các doanh nghiệp nước ngoài rút dần về nước thì nền kinh tế VN sẽ dựa vào cái gì để tiếp tục tăng trưởng ?
Kinh tế sẽ ra sao sau đại dịch?
Dũng Nguyễn 26/3/2020 (TBKTSG Online) - Kịch bản kinh tế hậu Covid-19 như thế nào sẽ còn phụ thuộc vào 2 tuần kế tiếp cân não chống dịch của Chính phủ và toàn dân Việt Nam. Nhưng dù sao đi nữa thì cấu trúc nền kinh tế có thể sẽ thay đổi cơ bản trong thời gian tới. Khi đó, một số các mô hình kinh doanh truyền thống hiện nay buộc phải thay đổi nếu muốn tồn tại. Đây những nội dung mà TBKTSG Online ghi nhận sau buổi trao đổi với PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Trưởng khoa Tài chính - Đại học Kinh tế TPHCM về câu chuyện này.

Khi nền kinh tế Việt Nam quay trở lại với điều kiện vận hành bình thường, ngay cả trong kịch bản chống dịch thành công, thì hiệu quả, mức độ phục hồi như thế nào vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của thế giới. Ảnh minh họa: TTXVN

Đảng CSVN: Đề cử người không đủ tiêu chuẩn sẽ bị xử lý

Thôi chết tôi rồi. Với hướng dẫn 03 của Ban Bí thư bác Vượng vừa ký dưới đây thì có khi tôi sắp bị xử lý rồi. Tôi tiếp tục được bầu làm Phó bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2020-2023, vừa qua tham dự đại hội đảng cấp trên tôi đã mạnh tay bầu mấy chục đồng chí vào cấp ủy và thường vụ đảng ủy, trong khi tôi chẳng biết mặt ai chứ chưa nói tới chuyện biết họ có đủ tiêu chuẩn hay không. Quả này sau đại hội, nếu xác minh những người được tôi đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì chắc tôi sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng rồi. Hu hu... May mà quy định của bác Vượng chỉ áp dụng trong Đảng. Nếu áp dụng cả trong bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì chắc nhiều người dân sẽ bị xử lý. Sợ quá. Không hiểu tới đây bác Vượng làm Tổng bí thư thì đất nước sẽ thế nào.

Bầu cử trong Đảng: Đề cử người không đủ tiêu chuẩn sẽ bị xử lý
27/03/2020 Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành hướng dẫn 03 của Ban Bí thư về một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng. Hướng dẫn nêu rõ, người đề cử nhân sự tham gia cấp uỷ phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp uỷ của người mà mình đề cử. Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.
Ảnh minh họa
Số dư và danh sách bầu cử
Liên quan đến việc cho rút và không cho rút khỏi danh sách bầu cử, hướng dẫn quy định, Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử tại đại hội và những người xin rút khỏi danh sách bầu cử; đề xuất cho rút khỏi danh sách bầu cử những trường hợp vi phạm Quy chế bầu cử trong Đảng, những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử để báo cáo đại hội xem xét, quyết định bằng hình thức biểu quyết bằng phiếu hoặc giơ tay.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Nhà hàng, quán nhậu…vẫn hoạt động dù có lệnh cấm

Sáng nay 26/3 có việc phải đi bộ ra ngân hàng, tôi vẫn thấy nhiều quán cà phê, hàng ăn trong khu Đoàn ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (nơi tôi ở) vẫn hoạt động và vẫn có khá đông khách ăn uống. Đáng nói thêm là do ăn uống và trò chuyện nên gần như 100% khách hàng vẫn ngồi sát nhau và đều không đeo khẩu trang.
Tại Hà Nội, hàng loạt nhà hàng, quán nhậu…vẫn hoạt động bất chấp lệnh cấm
26/03/20 Tuy đã được phổ biến từ trước về lệnh đóng cửa tất cả hàng quán trên địa bàn đến hết ngày 5/4 nhưng nhiều cơ sở như nhà hàng, quán nhậu… tại Hà Nội vẫn bất chấp, mở cửa hoạt động.
Nhiều nhà hàng, quán nhậu… tại Hà Nội vẫn hoạt 
động bất chấp lệnh cấm. (Ảnh qua thanhnien)
Ngày 24/3, TP. Hà Nội đã có văn bản vận động, nhắc nhở các nhà hàng, quán nhậu, quán cà phê, rạp chiếu phim, quán bar… đóng cửa đến ngày 5/4, trừ những cơ sở kinh doanh dịch vụ, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày để phòng chống dịch Vũ Hán. Đến chiều tối 25/3, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Vũ Hán, lệnh cấm trên được Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung thông báo chính thức có hiệu lực.

Hỏi Phó TT Vũ Đức ĐAM và Bộ trưởng Mạnh Hùng

Nhìn cũng cách làm việc và phát ngôn của Tổng bí thư Trọng, Thủ tướng Phúc và Chủ tịch QH Ngân mình hay nghĩ đến mấy đứa lâu la của các bác này. Và mình rất ghét ba ông lâu la Đinh Văn Ân, Mai Tiến Dũng và Nguyễn Hạnh Phúc của ba bác. Các bác trên đi đâu ba lâu la này đều đi theo, không lúc nào thiếu, làm mình luôn nghĩ đến hình ảnh những con chó trung thành bám gót chủ. Do đó mình rất thương hại họ; họ đã đánh mất bản thân mình. Làm, nói, suy nghĩ, thậm chí cả ăn cũng phải theo ý chủ; không còn thời gian riêng cho bản thân mình. Đi theo chủ thì chủ cho ăn gì buộc phải ăn nấy là đương nhiên. Hàng chục năm nay hầu như mình không xem tivi thời sự của Đảng vì toàn tin lăng nhăng nhưng dịp COVID-19 này thì mình xem khá chăm. Ngoài ba lâu la kia, mình còn phát hiện ra một người rất chăm dự tất cả các phiên họp, cuộc họp nào cấp chính phủ đều có ông ta; đó là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ông này như cục thịt, không thấy tivi chiếu cảnh ông phát biểu; không thấy ngành Thông tin và Truyền thông đưa các tuyên bố của ông dù trước đó ông liên tục đưa ra nhiều phát ngôn sốc, nói thẳng là ngu xuẩn, bị dư luận chê cười. Nhìn ông Hùng mình có cảm tưởng ông không có việc ở Bộ nên lang thang đến đó chơi, trong khi chắc chắn Bộ không thiếu gì việc vì công tác quản lý thông tin và truyền thông đang vô cùng tồi tệ (phản dân chủ). Trong bài dưới đây TS Quang A đã phê phán một yếu kém quá đơn giản của Bộ Thông tin và Truyền thông mà ông là người chịu trách nhiệm. Ông Đam thì mình đã nhận xét nhiều lần trên Blog này: Trình độ kém, chủ quan, phân tích và dự báo toàn sai nhưng không biết rút kinh nghiệm. Người được mình đánh giá cao trong chỉ đạo chống dịch COVID-19  là Thủ tướng Phúc vì ông thẳng thắn, quyết tâm và mạnh tay chi tiền để thực hiện các giải pháp, nhất là giải pháp cách ly ngay từ nguồn và cách ly rộng rãi.
Hỏi Phó TT Vũ Đức ĐAM và Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
fb Nguyễn Quang A - Trưa nay trên VTV vẫn hô hào khách đi trên 7-8 chuyến bay phải liên hệ với các nhà chức trách để khai báo vì các chuyến bay đó đã có người nhiễm Covid-19. Các ông đều quen với ngành ITC sao lại để quản lý luộm thuộm đến vậy? Bắt công an, mặt trận, y tế đi tìm từng người rồi khai nữa, rất tốn chi phí và không kịp thời.

Tất cả các hành khách trên chuyến bay đó và các chuyến bay khác từ nước ngoài về ĐÃ PHẢI KHAI BÁO, có số ĐIỆN THOẠI, có Địa Chỉ,... Tức là đã có CƠ SƠ DỮ LIỆU tập trung về họ.

Hoan hô và ủng hộ Chủ tịch Nguyễn Đức Chung

Hoan hô và ủng hộ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Tôi rất tán thành việc Chủ tịch Chung liên tục dùng những từ, câu rất mạnh mô tả tình trạng khẩn cấp quốc gia hiện nay; ví dụ như ông khẳng định  “chỉ có sự tham gia của tất cả người dân, với ý thức bảo vệ cho mình, gia đình mình, cộng đồng, trách nhiệm với đất nước, mới chiến thắng được dịch bệnh"; hay nhiều người dân vẫn còn tụ tập thì công sức của Chính phủ, thành phố và những người dân khác sẽ bị đổ xuống sông xuống biển... Tôi rất ủng hộ việc Chủ tịch cho dừng tất cả quán cà phê, bar, nhà hàng, phòng gym, bể bơi... mặc dù tôi là người bị ảnh hưởng vì từ hôm qua 25/3 Trung tâm thể thao Ba Đình nơi tôi ngày nào cũng đến luyện tập đã bị đóng cửa, hay các tuyến xe buýt tôi thường đi đều giảm tần suất. Thời điểm này đóng góp lớn nhất của mỗi người đối với đất nước là hãy ở nhà; và chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Tôi rất tiếc vì có nhiều việc vẫn phải ra khỏi nhà do Nhà nước không hoãn tiến độ cho dân, ví dụ như phải hoàn thuế thu nhập cá nhân trước 30/3/2020 (nhiều thủ tục giấy tờ buộc tôi phải đi khắp nơi xin giấy xác nhận), hay việc dạy, học, giao tiếp và họp online là mới nên giáo viên vẫn phải đến trường học kỹ thuật tin học...
Chủ tịch Hà Nội: Dừng tất cả quán cà phê, bar, nhà hàng, phòng gym...
Thanh Niên Online 25/03/2020 “Chỉ có sự tham gia của tất cả người dân, với ý thức bảo vệ cho mình, gia đình mình, cho cộng đồng, trách nhiệm với đất nước, mới chiến thắng được dịch Covid-19”, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Việc tụ tập đông người gây ra nguy cơ 
rất lớn lây lan Covid-19 ra cộng đồng. 
Chiều 25.3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chính thức ra lệnh đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn đến ngày 5.4, trừ hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm. Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, do tình hình dịch bệnh của thành phố đã bước vào giai đoạn hết sức căng thẳng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nên chính quyền sẽ phải áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn.

Vũ Kim Hạnh và Bọn buôn gạo, Bọn buôn chữ...

Ủng hộ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tạm dừng xuất khẩu gạo để đảm bảo lương thực cho nhân dân.
Bọn buôn gạo, bọn buôn chữ và nông dân miền Tây Nam Bộ, ai khóc ai cười hôm nay?!
fb Đàm Ngọc Tuyên - Trong những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề CÓ CẦN VÀ CÓ NÊN HAY "KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG NÊN DỪNG XUẤT KHẨU GẠO". Câu chuyện xuất phát từ việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tổng cục Hải quan ngưng xuất khẩu gạo, để đảm bảo lương thực cho nhân dân. Khi mà đại dịch Viêm phổi cấp Wuhan đang diễn biến phức tạp, tại VN. Bên cạnh đó, thảm họa khô hạn, nhiễm mặn diện rộng tại ĐBSCL bởi thượng nguồn sông Mê Kông bị Trung Quốc ngăn đập giữ nước. Ngoài ra, cùng thời điểm, người Trung Quốc gia tăng thu mua lúa, gạo với giá tăng vọt bất thường.
Dư luận càng nóng lên, bởi chính Bộ Công Thương là Bộ đề xuất cho TT Phúc đưa ra quyết sách trên, vào chiều ngày 23/3, thì đến ngày 24/3, Bộ này lại hỏa tốc thông báo cho VPCP là tiếp tục xuất khẩu gạo, rồi cũng chính Bộ này, chiều ngày 25/3, lại bảo "nếu tiếp tục xuất khẩu gạo thì VN sẽ thiếu gạo". Tuy nhiên, bài viết này, không đi sâu vào chuyện thay đổi xoèn xoẹt của ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương).

Thư gửi người Việt (hải ngoại) yêu thương

Tôi rất kính trọng Việt Kiều, nhất là Việt Kiều những năm 1975-1990. Không có họ gửi tiền và hàng hóa mua bằng máu và nước mắt của họ sau những ngày lao động cực khổ, không ngừng không nghỉ ở xứ người gửi về cho người thân trong nước thời đó thì không biết đất nước mình đã như thế nào, bao nhiêu người dân đã chết đói, bao nhiêu gia đình Việt đã tan nát ? Phải biết, phải nhớ để kính trọng họ, để ngăn cho đất nước không bao giờ trở lại những ngày đen tối đó.
Thư gửi người Việt yêu thương
03/24/2020 - VietTuSaiGon
Thưa những người Việt xa quê thân yêu! 
Trong lúc tôi ngồi viết những dòng chữ này, quí vị đang ở đâu đó trên mặt địa cầu này như Mỹ Quốc, Pháp, Châu Âu, Úc châu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Phillipines… Và cũng như chúng tôi, quí vị đang thúc thủ, ngồi bó gối trong nhà hoặc tự cách ly mình với thế giới bên ngoài để phòng dịch họa cho bản thân, người thân và cộng đồng. Những người thuộc thế hệ trẻ Việt Nam như chúng tôi không biết nói gì hơn, chỉ xin cầu nguyện Thượng Đế nhân từ luôn đoái hoài và ban cho quí vị, ban cho chúng ta ân sủng được bình an, mạnh khỏe và vượt qua mọi khó khăn, chân cứng đá mềm!
Image result for Việt Kiều
Thưa quí vị, tôi viết thư này với tất cả thành tâm và lòng biết ơn dành gửi đến quí vị. Bởi lẽ, trong những năm tháng Việt Nam nghèo khó, gạo không đủ ăn, đường sá chật chội và đèo núi heo hút… Thiếu thốn đủ mọi bề và không biết trông chờ vào đâu cũng như mọi thứ đều u ám, xám xịt. Thì không ai khác, chính quí vị, những người Việt xa quê mà chúng tôi còn gọi là người Việt hải ngoại (hay mạo phạm là Việt Kiều) đã chắt chiu từng đồng, từng ngày lương, từng giọt mồ hôi để gửi về gia đình, người thân, bằng hữu. 

Đồ Mắc Dịch

Đồ Mắc Dịch
Dịch bệnh làm Trung Quốc rớt đài. Sébastien Falletti - Le Figaro
Tưởng Năng Tiến - Với tuổi đời, mỗi lúc tôi một thêm nghễnh ngãng. Thiên hạ xôn xao về bệnh (Cúm Vũ Hán) thế mà tôi chả nghe lọt tai được một câu nào. Điếc không sợ súng nên thay vì ở yên một chỗ cho nó an toàn thì tôi cứ vẫn thản nhiên đeo ba lô đi ta bà, tứ xứ.
Chiều qua, khi chiếc phi cơ cánh quạt của Myanmar National Airlines đáp xuống Tachilek (một thành phố nhỏ ở phía Đông Miến Điện, ráp gianh với tỉnh Mae Sai của Thái Lan) tôi mới biết là trên đời này có một cái phi bé tí (ngó) như nhà ga tỉnh lẻ vậy đó. Toilet không có xà phòng, cũng không có giấy lau tay, chỉ treo tòng teng một cái khăn lông nhầu nhĩ thôi hà. Vốn quen thói ẩu tả và cẩu thả nên khi thấy ai cũng dùng nó lau tay thì tôi cũng làm theo, thay vì chùi vào quần áo.
Cứ theo chỉ dẫn của google thì từ đây về đến nhà trọ cũng không xa lắm (chỉ vài ba cây số thôi) nhưng mấy cha nội xe ôm đòi tới 5 ngàn Kyats, gần 4 Mỹ Kim nên tôi lắc đầu quầy quậy. Thôi, cứ chịu khó cuốc bộ chút xíu cho nó thể dục/thể thao và cũng đỡ… hao!

Thượng viện Mỹ thông qua gói giải cứu KT 2.000 tỉ USD...

Gói giải cứu kinh tế 2.000 tỉ USD đã được Thượng viện thông qua
Thượng viện Mỹ thông qua gói giải cứu kinh tế 2.000 tỉ USD. Mỗi người lớn sẽ được hỗ trợ 1.200 USD và mỗi trẻ em sẽ được hỗ trợ 500 USD, tất cả sẽ được chi trả trực tiếp một lần duy nhất. Washington cũng nâng mức trợ cấp thất nghiệp và cung cấp gói hỗ trợ 367 tỉ USD cho các doanh nghiệp nhỏ để đảm bảo các nhân viên làm việc tại nhà vẫn được trả lương. Người lao động sẽ vẫn nhận được các khoản hỗ trợ thất nghiệp theo quy định của từng bang, cộng thêm 600 USD/tuần tiền hỗ trợ của chính phủ liên bang. Đáng chú ý, lần đầu tiên các nhân viên làm việc theo hợp đồng "đối tác" như tài xế Uber cũng được hưởng khoản trợ cấp này.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (trái), Giám đốc về các vấn đề lập pháp của Nhà Trắng Eric Ueland (giữa) và quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows. Ảnh: AP

Giấy vệ sinh lên ngôi

Giấy vệ sinh lên ngôi
Lê Hữu: Giấy vệ sinh lên ngôi, đấy không phải chuyện đùa mà là chuyện “người thật, việc thật” trong mùa đại dịch coronavirus này. Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở vào thời đại hoàng kim của những cuộn giấy vệ sinh, là thời đại những cuộn giấy tròn này lên điểm vùn vụt và được săn đón tận tình. Nói cách khác, giấy vệ sinh đã thực sự lên ngôi.

Câu chuyện thế này, tháng trước, Haidee Janetzki, một phụ nữ 33 tuổi ở thành phố Toowomba tiểu bang Queensland bên Úc, đặt mua trên mạng 48 cuộn giấy vệ sinh gửi về địa chỉ nhà cô, nhưng không hiểu lơ đãng thế nào mà cô lại gõ lên bàn phím là 48… thùng giấy vệ sinh. Kết quả là ít ngày sau hai chiếc xe truck lớn chở hàng đậu trước nhà, lần lượt dỡ hàng đổ xuống nhiều thùng lớn chứa toàn giấy vệ sinh. Sau phút choáng váng, hiểu ra rằng lỗi sơ ý của mình đã khiến “sai một ly đi một dặm”, cô và ông chồng cười sặc sụa. Haidee đã phải trả số tiền lên đến AU$3,264 (trên US$2,100) cho 48 thùng giấy vệ sinh ấy. Mỗi thùng có 48 cuộn, 48 thùng là 2304 cuộn, nếu dùng nhanh lắm, cứ hai ngày thay một cuộn thì cũng phài mất đến 12 năm mới sử dụng hết.

Sinh kế vỉa hè Sài Gòn quay quắt trong dịch Covid-19

Sinh kế vỉa hè Sài Gòn quay quắt trong dịch Covid-19
Những gánh hàng rong; những chiếc xe chở rau quả, bánh mì, nước uống... len lỏi khắp ngõ ngách Sài Gòn đang quay quắt với dịch Covid-19. Biết bao người Sài Gòn lúc này thấy nhớ lắm những gánh hàng rong, chiếc xe đẩy, tiếng rao đêm...quen thuộc giờ vắng bóng...? 

Vỉa hè ở TP.HCM, Hà Nội... là nơi sinh kế của nhiều người và cũng là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam trong mắt du khách quốc tế. Thế nhưng dịch Covid-19 đang khiến hàng ngàn, hàng vạn người gắn bó với những vỉa hè, lòng phố lao đao.

Giữa trời nắng, một tài xế GrabBike ngồi xổm dưới bóng râm xem điện thoại. Hỏi anh sao không vào quán cà phê đối diện ngồi cho mát. Anh lắc đầu bảo, anh thường ngồi quán cà phê vỉa hè của bà Tư nhưng nay bà Tư không dọn hàng nên anh ngồi tạm đây. "Cà phê đá của bà Tư chỉ 9.000 đồng/ly, ngồi có khách gọi, gởi lại lát về uống tiếp. Vô đó (chỉ tay vào quán cà phê trong chung cư H1, Hoàng Diệu, quận 4) ít nhất cũng phải 15.000 đồng mà đâu gởi lại được. Dạo này dịch bệnh, khách vắng, từ sáng giờ tôi mới chạy được một cuốc 22.000 đồng. Ngồi đây lát có khách chạy luôn". Gương mặt khắc khổ của anh xạm lại dưới cái nắng như đổ lửa của Sài Gòn những ngày cuối tháng 3.

Singapore: người từ hải ngoại về nhận 'lời cay nghiệt'

Những ngày này lại càng thấm thía câu nói của Anhxtanh "không thể cãi nhau với những đứa ngu vì chúng đông quá". Dân chúng đua nhau ném đá những người ở nước ngoài về và những người đang sống trong các khu cách ly dám bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình... Do đó dịch bệnh đã phơi bày điểm yếu của những xã hội có vẻ hiện đại bề ngoài nhưng đạo đức xã hội còn phải cải thiện nhiều. Những đất nước mà sự giàu có thịnh vượng đạt được rất nhanh do tập trung phát triển kinh tế mà xem nhẹ, hoặc đầu tư không tương xứng việc xây dựng nền tảng văn hóa, các giá trị nhân bản, và liên kết giữa con người với nhau, giữa con người với xã hội.
Singapore: người từ hải ngoại về nhận 'lời lẽ cay nghiệt'
Michael Nguyễn - Hóa ra cái thái độ khinh khi, ghét bỏ đồng bào sinh sống, làm việc ở nước ngoài về Tổ quốc trong thời điểm khó khăn, không hẳn là do sợ nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm, cũng không hẳn là do khác biệt về ý thức hệ, về chính trị, tôn giáo (cộng sản đối với tư bản, bảo thủ đối với công đảng, người lương đối với người giáo), hay do tâm lý "ghen ghét" với những người được cho là có nhiều lựa chọn trong cuộc sống hơn bản thân mình.
Nhiều người dân Singapore đeo khẩu trang 
như một biện pháp phòng chống virus corona
Có thể nó xuất phát từ một tập hợp dân cư lỏng lẻo, chia rẽ vì sự bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội, vì nền tảng đạo đức đi xuống mà không được củng cố, vì mất lòng tin đối với cách điều hành xã hội. Những tập hợp dân cư đó thiếu một liên kết cộng đồng chặt chẽ (mặc dù họ có thể cùng một dân tộc) để có thể hòa nhập, hòa hợp với bất cứ đồng bào nào của họ dù ở đâu như người Do Thái hay các nước Scandinavian.

Người đang bị cách ly: ‘Chúng tôi cần được cảm thông’

Tôi tin tác giả mô tả đúng thực trạng nơi chị bị cách ly nên tôi đồng tình với bài viết này và thông cảm với những người như chị. Tình trạng mất vệ sinh, luộm thuộm tồn tại khắp nơi trên cả nước, kể cả ở các nhà riêng và trong các quán ăn, nên tại các khu cách ly cũng là bình thường. Tôi cũng không hiểu tại sao người VN vui vẻ chấp nhận tình trạng đó; có lẽ do nhận thức vệ sinh, văn minh của người VN quá kém. Có lẽ đa số người VN không hiểu thế nào là vệ sinh, văn minh. Nếu có điều kiện, các bạn nên đến thăm một ký túc xá sinh viên ở các nước công nghiệp. Rất sạch sẽ, khác hẳn ở VN. Ngoài ra, nhìn khẩu phần ăn và số tiền ăn của mỗi người không quá 40-60 nghìn đồng/ngày, tôi không hiểu họ có đủ sức khỏe không. Nếu là tôi, chắc chắn sẽ đói; và đã đói thì đầu óc sẽ không bình thường... Tuy cùng quan điểm với tác giả bài này nhưng trước nay tôi né tránh chưa muốn thể hiện rõ vì không muốn đụng chạm tới chính quyền vào thời khắc "thời chiến" này. Chính quyền đang muốn dẫn dắt dư luận tham gia cùng trấn áp những ai không ngoan ngoãn chấp hành và ca ngợi mọi biện pháp áp đặt của chính quyền; sẵn sàng phạt, thậm chí có thể bắt giam những ai dám "đưa thông tin sai sự thật", thực ra chỉ là thông tin trái chiều. Theo tôi, tốt nhất nhà nước nên chấp nhận cho phép những người đang bị cách ly nói lên sự thật nơi cách ly, đồng thời cho phép họ được nhận một số đồ sinh hoạt tối thiểu, trước hết là đồ vệ sinh và đồ ăn. Mặt khác, vừa thừa nhận sự thật, nhà nước nên vừa động viên người đang cách ly chấp nhận chịu đựng sống trong hoàn cảnh đó vì điều kiện đất nước hiện nay chỉ có vậy. Cuối cùng nhà nước nên cam kết sau khi dịch bệnh kết thúc, sẽ làm cuộc cách mạng về văn hóa vệ sinh và cuộc sống văn minh cho người VN; làm cho người VN bớt tiêu dùng vật chất, dành tiền tiết kiệm đó để nâng cao công tác vệ sinh. Người Pháp có câu: "Je mange moins mais je mange bien", hiểu theo bối cảnh VN có nghĩa là chúng ta tiêu dùng ít nhưng tiêu dùng tốt, vệ sinh và văn minh thì tốt hơn.

Virus corrona: Người đang bị cách ly ở TP HCM: ‘Chúng tôi cần được cảm thông’
Bùi Thư 25 tháng 3 2020 - Chị phân tích: “Nhiều người lên án việc chúng tôi đã được nhường cho chỗ để ở còn chê than. Nhưng chúng tôi không chê là tại sao nhà nước lại cho ở một nơi như vầy. Tâm lý chung khi bước vào đây là ngỡ ngàng, vì sao những bạn đi học đại học, những người tương lai của đất nước, sống văn minh nhưng lại có thể ở kém vệ sinh như vậy”. “Khi tôi bước vào, phòng ốc rất tệ, xung quanh mạng nhện tứ bề. Bồn cầu, bồn rửa mặt đen thui, ao tù nước đọng. Cũng may không có mùi hôi nhưng thực sự rất dơ. Giường rỉ sét, mọi thứ đều rất bụi bặm”.

Các bạn du học sinh được đưa về khu 
cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM
Kinh nghiệm sống trong khung cảnh cách ly tại khu ký túc xá ĐH Quốc gia TP HCM theo lời kể của Lan Anh, một người trở về Việt Nam hôm 22/3 sau hai tuần đến Úc thăm người thân. Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt, chị Lan Anh (tên đã được đổi) cho biết khi dân mạng ‘ném đá’ chửi việc những người trong khu cách ly này nhận nhiều tiếp tế của người thân, tâm lý của chị trở nên bất ổn hơn.

Tạm dừng “đề xuất tạm dừng”, Tuấn Anh làm gì vậy?

Vài giờ sau khi Tổng cục Hải quan ký công văn gửi các Cục hải quan tỉnh, thành phố và một số đơn vị trực thuộc yêu cầu tạm dừng thông quan các lô hàng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/03/2020 thì Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh lại có kiến nghị Thủ tướng cho phép hoãn áp dụng việc dừng xuất khẩu gạo. Hiếm khi báo chí chính thống có một bài chê trách Bộ trưởng trực tiếp như thế này. Rất mong cách làm này được các báo khác học tập. Ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Phúc: “Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”.
Tạm dừng ngay “đề xuất tạm dừng”, Bộ trưởng đang làm gì vậy?
25/03/2020 - PNO - 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một quyết định nhất quán và cần thiết, dù cấp tham mưu của ông - cụ thể ở đây là Bộ Công thương, trực tiếp là công văn có chữ ký đỏ chót của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - có vẻ tiến thoái thậm thụt.
.
Đặt trong diễn biến khốc liệt của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh: “Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo”. Ngày 23/3, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Công thương đã có đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Thủ tướng đồng ý với đề xuất này.

Làm sao để giảng viên không sợ dạy học online ?

Làm sao để giảng viên không sợ dạy học online ?
TS Nguyễn Thị Hồng Hoa - Hàng xóm của tôi là giáo viên giáo dục đặc biệt, mới ngoài 30 tuổi, có bằng thạc sỹ chuyên ngành từ 8 năm trước từ một trường đại học tư nhỏ ở New York, và hoàn toàn lúng túng với công nghệ.
Cách đây ít tuần, cô chia sẻ mình mới bị hỏng máy tính và mất toàn bộ giáo án đã soạn nhiều năm nay. Tôi hỏi cô có biết về Google Drive hay Dropbox, là những “ổ cứng đám mây" mà tôi sẽ bỏ tất cả các tài liệu vào và không bao giờ sợ đến một ngày máy tính hỏng. Cô ấy nói không mấy khi mở kiểm tra email, và đương nhiên là không biết tới Google Docs hay Google Slides. Mới đây, cô cũng chia sẻ không biết sẽ làm thế nào nếu Sở Giáo dục New York yêu cầu dạy online. Mối lo này chắc chắn không phải là cá biệt trong cộng đồng các trường phổ thông của nước Mỹ.

Sao cứ ra ngoài khi ở nhà sẽ cứu được nghìn người ?

Bài này hay. Giới trẻ cần là một hình mẫu để noi theo. Và có lẽ đó là điều họ đang thiếu nhất lúc này - từ chính khách, người nổi tiếng, cho đến những người xung quanh. Tuyên bố về cuộc khủng hoảng Covid-19 của các chính khách phương Tây đang khá mơ hồ. Một mặt, họ khuyến cáo người dân ở nhà. Mặt khác, họ muốn hạn chế thiệt hại kinh tế và do đó lại kêu gọi mọi người tiếp tục đi làm trong trường hợp không thể làm ở nhà. Nếu các chính khách chỉ rõ rằng họ ưu tiên cứu sống người dân hơn là cứu nền kinh tế, nếu các nhà văn hay người nổi tiếng không lãng mạn hoá một cách không cần thiết và coi nhẹ tầm quan trọng của việc tự cách ly, nếu người lớn tuổi không thường xuyên ra ngoài chạy bộ bất chấp lệnh cấm… thì giới trẻ chắc chắn sẽ có trách nhiệm hơn và do đó, họ cũng không vô tư lự trượt ván ngoài đường vào thời điểm mà mỗi cá nhân cần kiên nhẫn hơn bao giờ hết. Ít nhất là trong vài tuần sắp tới.
Sao lại ra ngoài khi ở nhà sẽ cứu được hàng nghìn người ?
Sự an toàn của cộng đồng phải được ưu tiên hàng đầu để chấp nhận hy sinh những thói quen, thú vui và sở thích cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Mỗi cá nhân cần ghi nhớ rằng kìm nén và gạt bỏ những thú vui cá nhân đó có thể góp phần cứu hàng nghìn mạng người. Louis Raymond là nhà báo người Pháp gốc Việt, hiện sinh sống và làm việc tại Nantes. Sau khi tốt nghiệp École normale supérieure de Lyon, Raymond sang làm việc ở Việt Nam trong vài năm. Anh từng công tác tại Tổng Lãnh sự quán Pháp ở TP.HCM. Đây là bài viết riêng của anh cho Zing.vn.

Vào một đêm sau khi lệnh phong toả có hiệu lực trên toàn nước Pháp, tôi đã phải tự hỏi liệu mình có đang vào vai Người Nhện khi để tên côn đồ trốn thoát và sau đó phải chứng kiến chính tên ấy bắn chết chú của mình.

BV Bạch Mai làm xét nghiệm cho gần 5.000 người

Mỗi sơ xuất nhỏ có thể gây ra hậu quả rất lớn. Hoan hô Đảng và Nhà nước và tp Hà Nội đã khẩn trương, không ngại tốn kém thực hiện các biện pháp kiên quyết phòng chống dịch.
BV Bạch Mai sẽ làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho gần 5.000 nhân viên y tế và bệnh nhân
Thái Bình - 25/03/2020 BV Bạch Mai đã xây dựng kế hoạch làm xét nghiệm sàng lọc virus gây dịch bệnh COVID-19 cho tất cả nhân viên (gần 4.000 người) và gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại đây, đồng thời BV đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm tải số lượng người đến BV.
Sáng ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ Y tế -PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn chủ trì buổi họp với BV Bạch Mai về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại BV. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo các Vu/Cục chức năng trực thuộc Bộ Y tế. Ảnh Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn phát biểu tại buổi làm việc với BV Bạch Mai sáng ngày 25/3 về công tác phòng chống dịch COVID- 19 của BV

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Nên gọi là 'virus Vũ Hán', 'virus corona' hay tên khác?

Nên gọi là 'virus Vũ Hán', 'virus corona' hay tên khác?
Mấy ngày trước đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục dùng cụm từ “virus Trung Quốc” khi đề cập đến dịch viêm phổi cấp Covid-19 đang lây lan khắp thế giới, bất chấp những phản ứng của Bắc Kinh, khiến Mỹ - Trung "khẩu chiến" căng thẳng vì mầm bệnh gây chết người này, vì vậy virus corona hiện đã được đặt tên - và cái tên đó đã gây rắc rối. Hóa ra đặt tên virus là cả một quá trình khó khăn đáng ngạc nhiên, bởi sai một li là đi một dặm, nó có thể gây nên khủng hoảng ngoại giao. Trong lúc các trường hợp nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng thì phía sau hậu trường, người ta vẫn tranh luận căng thẳng về việc gọi tên virus là gì ?
Câu chuyện 'cúm heo'
Vào ngày 27/4/2009, vị thứ trưởng y tế Israel tổ chức họp báo khẩn cấp.
Một loại virus cúm mới bí ẩn đang hoành hành và nước này dự kiến sẽ sớm công bố ca bệnh đầu tiên.

Phù thuỷ thời xưa và Phù thuỷ thời nay

Phù thuỷ
fb Đàm Hà Phú 24-3-202 - Vào thế kỷ thứ 14, có một đại dịch xảy ra, được cho là bệnh dịch hạch, nó lan từ châu Á sang châu Âu, giết chết gần nửa dân số châu Âu. Số người chết (chỉ riêng vì bệnh này) ở châu Âu ước tính lên đến 50 triệu người. Đại dịch gây ra một nỗi sợ kinh hoàng, nhưng tại thời điểm đó, người ta cho rằng, nó do quỷ và các phù thuỷ gây ra. Hàng trăm ngàn người bị quy kết là phù thuỷ và bị thiêu sống ở khắp châu Âu.Nhiều người bị bắt giữ vì bị tình nghi là phù thủy. Họ bị tra tấn bằng các dụng cụ rùng rợn, cuối cùng họ phải nhận tội. Nguồn: TRT

Cố làm cho tòa Bạch Ốc lắng nghe sự thật về đại dịch

TS Anthony Fauci cố làm cho tòa Bạch Ốc lắng nghe sự thật về đại dịch
Sience Magazine, Tác giả: Jon Cohen, Dịch giả: Châu Minh Dũng
22-3-2020 - 
Anthony Fauci, nhân vật mà trong mắt nhiều người theo dõi các cuộc họp báo bây giờ đã trở nên thường lệ ở tòa Bạch Ốc về đại dịch, hiện trở thành tiếng nói khoa học về phương pháp đối phó với virus corona chủng mới, thường chạy từ nơi này sang nơi khác trong ngày và phải làm việc trong nhiều giờ.Anthony Fauci (ngoài cùng bên phải) tham dự cuộc họp báo gần đây của White House về đại dịch. Ảnh: Al Drago / Bloomberg/ Getty Images

Họp báo của Trump "nguy hiểm và gây hại" ???

Trong chiến dịch chống Corona này, Trump nhiều lần phát ngôn thiếu chính xác, rất mất uy tín với dân Mỹ và quốc tế. Nếu cứ thế này trong khi không kiểm soát được dịch bệnh đồng thời kinh tế Mỹ suy thoái thì ông ta rất dễ thất cử trong tranh cử tổng thống tháng 11 tới. VN thì có ông Vũ Đức Đam phát biểu rất chán. Tối nay 25/3 xem vô tuyến thấy ông vung tay kể lể 4 biện pháp phòng ngừa Corona quá nhàm chán; không hiểu sao đến giờ này mà ông ta vẫn lảm nhảm những điều sơ đẳng như vậy trong cuộc họp và trên truyền hình. Rất may cho ông là ông được làm Phó thủ tướng nhờ Đảng bố trí nhân sự chứ không phải dân bầu, nên tới đây nếu ông được bố trí vào Bộ chính trị để tiếp tục làm Phó thủ tướng thì cũng là điều bình thường ở nước VN này (tuy nhiên, nếu tiếp tục làm Phó thủ tướng thêm 1 khóa thì ông sẽ có 2,5 khóa làm Phó thủ tướng, tức vi phạm quy định không giữ cùng 1 chức vụ quá hai nhiệm kỳ).
Hầu hết các kênh truyền hình Mỹ đồng loạt cắt sóng phát biểu của Trump
Hầu hết các kênh truyền hình lớn tại Mỹ, hôm 23/3đồng loạt cắt sóng cuộc họp báo của Trump về Covid-19 ngoại trừ trừ Fox News. 
Margaret Sullivan, chuyên gia truyền thông của Washington Post, hôm 24/3 cho rằng các nhà đài nên ngừng phát sóng trực tiếp các cuộc họp báo về Covid-19 của Trump bởi chúng "nguy hiểm và gây hại". "Các cuộc họp báo tại Nhà Trắng, vốn có nghĩa vụ cung cấp cho công chúng những thông tin quan trọng và trung thực về cuộc khủng hoảng đáng sợ này, thực tế đang có tác dụng ngược"

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc
 họp báo ở Nhà Trắng hôm 23/3. AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch tổ chức họp báo về Covid-19 vào 17h30 ngày 23/3, nhưng sự kiện bắt đầu muộn hơn dự kiến 30 phút. Cuộc họp báo có sự tham dự của Phó tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Tư pháp William Barr và tiến sĩ Deborah Birx của nhóm chuyên trách chống Covid-19 của Nhà Trắng.

Vì sao được cách ly tại khách sạn giữa Thủ đô?

Bài này nói về những du học sinh là con cháu gia đình có điều kiện được ưu ái cách ly tại khách sạn ở trung tâm Hà Nội; việc ưu ái này có nguy cơ làm bùng phát các ổ dịch.
Vì sao hai du học sinh được cách ly tại khách sạn ở trung tâm Thủ đô?
24/03/2020 (GDVN) - Hai trường hợp này về Việt Nam trên chuyến bay VN054, được cách ly tại Khách sạn Hòa Bình (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau đó dương tính với Covid-19. Việc đưa một số ngoài ở nước ngoài về cách ly tại Khách sạn Hòa Bình (nằm ngay tại ngã tư Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền - quận Hoàn Kiếm) liệu có hợp lý. Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô cho hay "kiên quyết không để công dân vào cách ly tại khách sạn, vì sẽ sinh ra so sánh giữa người có tiền và không có tiền, gây bất ổn trong xã hội".
Cụ thể, bệnh nhân 108 là nam, 19 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Cầu Giấy, Hà Nội, là du học sinh Việt Nam tại Anh về nước ngày 18/3 trên chuyến bay VN054 (số ghế 3K), sau đó được cách ly tập trung tại khách sạn Hòa Bình, Hoàn Kiếm (kết quả sàng lọc lúc nhập cảnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 18/3 là âm tính).

Không lo cho tương lai mới là điều đáng lo nhất

Bài này dài nhưng nội dung khá tốt. Cơ bản tôi đồng tình.
Việt Nam vẫn có thể lật ngược tình thế tăng trưởng nếu chống dịch Covid-19 cho kết quả tốt
PGS. Trần Đình Thiên: Dịch bệnh chỉ có tính giai đoạn. Ở Việt Nam đang làm tốt việc chống dịch. Nhưng không thể cứ chỉ "mải mê" chống dịch. Cũng cần tính toán để chuyển nhanh xã hội và nền kinh tế sang trạng thái bình thường, chứ cứ "căng cứng" mãi, cứ lo sợ và tập trung hết vào dịch bệnh kéo dài thì không ổn. Trong giai đoạn này, vẫn cần phải lo đến nhiều vấn đề còn nghiêm trọng không kém dịch bệnh, thậm chí về dài hạn, còn đáng lo ngại hơn. Không lo cho tương lai, lúc này mới là điều đáng lo nhất.

Trước khi xuất hiện bệnh nhân số 17 nhiễm virus Covid 19, nhiều dự báo chỉ nói về việc tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 sẽ giảm nhẹ. Tuy nhiên, kể từ lúc số ca nhiễm mới liên tục tăng, chưa có các dự báo cụ thể về tác động của dịch Covid-19. Theo của ông, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ra sao trong tình hình mới?

Không cần và không nên dừng xuất khẩu gạo

Tôi không rõ thực tế sản xuất gạo năm nay thế nào, nhưng với tình hình khô hạn và nhiễm phèn nặng ở đồng bằng sông Cửu Long và dịch bệnh dự kiến sẽ còn kéo dài với những diễn biến phức tạp khó lường như hiện nay thì tôi vẫn cho rằng việc tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3/2020 là một quyết định đúng đắn của Chính phủ VN để đảm bảo an ninh lương thực và tâm lý người dân. Đây chỉ là tạm dừng; sau này căn cứ sản lượng thực tế và diễn biến dịch bệnh, có thể sẽ lại tiếp tục xuất khẩu gạo; điều này không khó. Điều quan trọng nhất trong giai đoạn khó khăn hiện nay là đảm bảo an ninh lương thực, nhân tố nền tảng để an dân và chiến thắng được dịch bệnh. Nếu để xảy ra thiếu lương thực cục bộ cộng với tâm lý lo sợ khan hiếm sẵn có trong dân thời dịch bệnh, thì hậu quả chính trị xã hội sẽ vô cùng khó lường.
Không cần và không nên dừng xuất khẩu gạo
fb Vũ Kim Hạnh 25-3-2020 - Stt cách đây 2 ngày, tôi đã nói rõ: Con số Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo tới 600% không có ý nghĩa. Nghe mức tăng quá khủng nhưng nếu xem lại, năm 2019 họ giảm mức nhập gạo VN chỉ còn 8% tổng lượng nhập gạo của họ, đến tháng 1/2020, chỉ còn 5,4% thì đâu có gì phải lo: Tăng nhập 600% cũng chỉ có 66.000 tấn, trị giá chừng 37 triệu USD.
Image result for dừng xuất khẩu gạo
Ảnh minh họa của Blog này
Sản lượng gạo VN năm nào cũng dư 6 – 7 triệu tấn để xuất khẩu. Năm nay cũng vậy. Hạn, mặn làm giảm sản lượng lúa đông xuân nhưng ĐBSCL vào vụ Đông Xuân từ trước Tết nên tháng 2, 3 là đoạn cuối. Nhìn chung, vụ Đông Xuân 2019-2020 tuy thiệt hại nhưng tổng thể vẫn thu được nhiều lúa.

Nhân sự đại hội: Ai chạy ai?

Rất tiếc bài này chỉ bàn vấn đề lý thuyết chứ không nói cụ thể tình hình "Ai chạy ai" đã và đang diễn ra trong bố trí nhân sự Đại hội 13 như thế nào và kết cục đến thời điểm hiện nay ra sao. Do đó nó không có nhiều thông tin người dân muốn biết. Tại sao dân muốn biết ? Vì như TS Chu phân tích, nhân sự là vấn đề của Đảng, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến Nhân Dân. Tôi là người dân nên tôi cũng quan tâm. Đáng tiếc theo những thông tin tôi được biết, kết cục tại thời điểm hiện nay chẳng có gì mới. Cách làm cũ rích nên nhân sự cũng cũ rích. Lớp sóng trước tan đi thì lớp phía sau xô tới. Biển vẫn thế và đất nước vẫn thế. Cứ đà này, kết cục sau Đại hội người dân sẽ lại phải quay trở về với cái máng của mình.
Nhân sự đại hội: Ai chạy ai?
fb Nguyễn Ngọc Chu 25-3-2020 - Trong lúc chống dịch virus Vũ Hán đang ở vào cao trào thì thấy việc bổ nhiệm nhân sự cũng liên tục xuất hiện trên truyền thông. Trước khi Bộ Chính Trị (BCT) họp về dịch sáng ngày 20/2020 thì Tổng bí thư cũng đã chủ trì Tiểu Ban nhân sự Đại hội 13 họp ngày 19/3/2020. Để thấy được việc làm nhân sự cho Đại hội 13 đang được tiến hành gấp rút.
Image result for Tổng bí thư cũng đã chủ trì Tiểu Ban nhân sự Đại hội 13
Một vấn đề được bàn luận công khai bởi các cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng là việc chạy nhân sự trung ương. Đây là vấn đề của Đảng, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến Nhân Dân. Còn chạy nhân sự trong Đảng thì hàng ngũ cán bộ mãi còn yếu kém, nạn hối lộ, tham nhũng còn gia tăng, quốc khố bị rút ruột, kinh tế bị tàn phá, xã hội bị băng hoại. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng chạy nhân sự ở cấp tỉnh thành và trung ương?

Chuyện gì xảy ra khi tới đỉnh dịch của Covid-19?

Chuyện gì xảy ra khi tới đỉnh dịch của Covid-19?
Các chuyên gia đang dự đoán tới đỉnh dịch Covid-19 thế giới sẽ như thế nào. Như một cơn sóng thủy triều, COVID-19 đang tác động mạnh đến hệ thống y tế của nhiều quốc gia, khiến các nhà nghiên cứu chạy đua trong việc tìm ra thời điểm COVID-19 đạt đỉnh và rồi kết thúc. Những nhân viên y tế của Ý đã ví dịch bệnh COVID-19 như một “cơn sóng thần”. Liệu “cơn sóng thần” kinh hoàng này sẽ để lại những hậu quả gì? Sẽ là một cơn suy thoái chung rồi trở về trạng thái bình thường hay là sự tái phát làm quá tải các bệnh viện?
Bình yên trước cơn bão?
Cơn sóng này dường như đã lắng xuống tại Trung Quốc, nơi mà chủng virus corona mới đã bùng phát vào cuối năm ngoái: Trong những ngày gần đây, không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận. Nhưng chuyên gia y tế công cộng, nhà dịch tễ học người Pháp Antoine Flahault đã tự hỏi trên tạp chí y khoa Lancet liệu có phải điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.

TQ khẩn cấp thu mua, VN ngừng xuất khẩu gạo

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), sản lượng lúa thế giới năm 2020 có thể giảm khoảng 2,7 triệu tấn, trong khi nhu cầu lại tăng 3,7 triệu tấn. Do đó tôi cho rằng việc tạm dừng xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3/2020 là một quyết định đúng đắn của Chính phủ VNđể đảm bảo an ninh lương thực và tâm lý người dân trong bối cảnh dịch bệnh dự kiến sẽ còn kéo dài với những diễn biến phức tạp khó lường như hiện nay. Vẫn nhớ đến câu nói của người xưa: “Dân chúng có thể chỉ chê trách Chính phủ quản lý kinh tế yếu kém khi để giá thịt lợn tăng gấp đôi, nhưng họ sẽ nổi dậy chống lại chính quyền nếu để giá gạo tăng gấp đôi”.
Trung Quốc khẩn cấp thu mua - Việt Nam ngừng xuất khẩu gạo
Sau 2 năm trầm lắng, thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng đột biến, với mức tăng 595% về lượng và 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn (tương đương 37 triệu USD). Điều này trái ngược với năm 2018 và 2019, khi kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm mạnh. Để biết được lý do vì sao lại có sự tăng đột biến này, cùng NTDVN.COM điểm lại “hành trình” sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020.
Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines nhập khẩu gạo từ Việt Nam trên tàu chở hàng Vĩnh Phước khi công nhân đang bốc dỡ 10.800 tấn gạo tại cảng Tabaco, Manila vào ngày 5/7/2007. (JAY DIRECTO / AFP / Getty Images)

Thanh toán tại IKEA: Dùng thời gian thay tài sản

Đọc bài này nhớ IKEA và cuộc sống trời Tây quá. Trong thời gian sống ở Pháp và Thụy Sĩ, mỗi khi cần đến đồ nội thất, bao giờ tôi cũng nghĩ đến IKEA. Đồ của họ vừa thích hợp với gia đình bình dân và hay di chuyển, vừa hợp túi tiền. Đặc biệt quán cà phê nghỉ chân và các loại hoa và cây cảnh của họ thật tuyệt vời. Đây là vài cái ảnh của tôi ở IKEA Geneva, Thụy Sĩ; có dịp ngày nào tôi cũng ghé nơi đây dùng cafe và bánh ngọt. Mới đó mà đã 6 năm. Càng già càng thấy thời gian trôi nhanh...

Thanh toán tại IKEA: Dùng thời gian thay tài sản
Những ai là fan hâm mộ của IKEA có lẽ đều biết, cuộc hành trình để tới cửa hàng và mang cho mình những món đồ ưng ý là cả một sự nhẫn nại. Hầu hết các cửa hàng của IKEA đều nằm ở vùng ngoại ô của thành phố, khiến chúng giống như một địa điểm du lịch vậy. Trong chiến dịch quảng cáo mới nhất vừa qua của IKEA Dubai do Agency Memac Ogilvy thực hiện, họ đã truyền tải một thông điệp rất thú vị. Ông lớn trong ngành nội thất này đã gửi lời cảm ơn đến người mua khi họ dành một số lượng lớn thời gian và công sức để tới mua sắm tại IKEA. Vì vậy, họ đã cho phép khách hàng thanh toán tiền bằng: thời gian! 

Công ty đã chuyển đổi giá của sản phẩm sang giá được tính bằng thời gian trong cửa hàng mới Jebel Ali. Đơn vị tiền tệ thời gian được tính dựa theo Google Map.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

“Mình là “dân trong nghề” đừng đổ thừa nhau!”

Tôi rất ghét Nguyễn Đức Chung, thường xách mé gọi Chung là Chung Con. Tôi đã nhiều lần gửi thư tới Tổng bí thư, Thủ tướng Chính phủ... tố cáo những sai phạm của Chung đồng thời mở trên Blog này 1 trang chuyên đề kéo dài 3 năm chỉ nói về sai phạm của Chung Con, gần đây mới tháo gỡ. Tuy nhiên trong vụ dịch COVID-19 này, tôi lại thích và ủng hộ Chung vì Chung là người duy nhất luôn luôn nhấn mạnh nguy cơ khủng khiếp của dịch để người dân không chủ quan và thực tế Chung đã hành động rất kiên quyết để chống dịch, trong khi những người khác như Phúc, Đam... chỉ nói nửa vời, thậm chí luôn mồm khoe VN đang kiểm soát tốt dịch, đang thành công, còn mấy ngày nữa thì tuyên bố hết dịch... Hình ảnh Đam ôm đầu khi nghe tin bệnh nhân số 17 xuất hiện là minh họa rất sinh động việc Đam quá chủ quan, khinh thường con virus nên lúc nghe tin đó đã bị sốc nặng. Do đó cần phải cám ơn và ghi công đầu cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong chiến dịch chống COVID-19. Nhờ có Chủ tịch Chung nên các ổ dịch ở Hà Nội vừa phát sinh đã bị chặn đứng. Về bài viết dưới đây, tôi rất đồng tình với bác Chung. Bác khuyên con ở nhà 3 tháng là đúng, và vì tự cách ly nên phải mua đồ ăn tích trữ để khỏi phải ra ngoài cũng là điều đương nhiên. Ở Tây do cuộc sống công nghiệp nên người dân thường mua 1 lần đủ ăn cho cả tuần; chỉ có dân VN quen ăn thực phẩm tươi sống nên thường đi chợ hàng ngày hay 2 ngày/lần, nhất là sinh viên. Vì vậy nay bác dặn con tích trữ nhiều hơn là quá bình thường. Cũng nên nhớ dự trữ hàng hóa và năng lực sản xuất thêm của các nước phương Tây rất lớn chứ không yếu như ở VN; họ là những nước luôn luôn có năng lực sản xuất (cung) lớn hơn cầu. 

“Mình là “dân trong nghề” đừng đổ thừa nhau!”
Mai Bá Kiếm 24-3-2020 - Ngày 23/3, họp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết cách đây 3 tuần ông có khuyên con mua dự trữ thức ăn và ở yên trong nhà 3 tháng tại Mỹ. Lập tức, MXH “ném đá” rằng ổng khoe có con du học ở Mỹ. Nhưng tôi lại khoái ông Chung đã nói rất thật. Và, biết đâu ông nêu gương biết khuyên con ở lại Mỹ, không như các quan chức khác gọi con ùn ùn về VN tránh dịch, gây hậu quả các cơ sở cách ly quá tải.
Ảnh: Báo TT
Các lãnh đạo khi nói về chủ trương đường lối đều có chung “giọng điệu đồng phục tuyên giáo”, nhưng khi nói chuyện bên lề, nhiều lãnh đạo có khi rất hồn nhiên trong sáng. Như, ông Nguyễn Thiện Nhân nói với bà con Thủ Thiêm: “Tôi nói giọng Bắc nhưng tôi người Nam không gạt bà con”. Trái lại, có khi lãnh đạo nói rất thật, nhưng hàm ý “ngửa bài” để “nắn gân” nội bộ!

Tài xế hất chén cơm có làm bể nồi cơm BOT?

Một số lãnh đạo thượng tầng rất cao đang quyết tâm bảo vệ các trạm BOT BẨN bất chấp ý kiến không đồng tình, đề nghị dỡ bỏ của cả người dân lẫn một số đoàn đại biểu Quốc hội (Hà Nội, Tiền Giang...). Nhiều cá nhân và cộng đồng, trong đó có tôi, đã gửi thư kiến nghị lên Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo hàng chục cơ quan cấp Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ rõ tính phi pháp, phi lý và trái lòng dân của những dự án BOT này, nhưng họ dường như câm, điếc, mù về những BOT BẨN và những tiếng kêu của người dân. Thực hiện chỉ đạo của họ, hàng trăm công an phải chầu chực bảo vệ các trạm BOT (tôi tin là hầu hết trong số họ đều không muốn thi hành nhiệm vụ này); hàng chục vụ công an bắt người phản đối BOT BẨN, cố tình biến các vụ tranh chấp dân sự giữa người dân và doanh nghiệp BOT thành án hình sự. Nhiều người bạn của tôi đang ở tù nhiều năm vì dám dẫn đầu các cuộc phản đối BOT BẨN. Rất thương những người như anh Hải trong bài dưới đây mà không thể giúp gì được anh ngoài đăng lại bài này để hy vọng có thêm nhiều người quan tâm tới anh, hiểu được tại sao anh phải có những hành động cực đoan như vậy. Mong sớm đến ngày luật nhân quả giáng đòn trừng phạt lên đầu những kẻ vẽ ra và thực hiện các dự án BOT BẨN ở nước ta.
Tài xế hất chén cơm có làm bể nồi cơm BOT?
Báo Sạch - Thanh Nhã 24-3-2020 - Không đồng tình vì nhân viên BOT ở xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa hạ barie bất ngờ, gây cản trở giao thông, Phan Minh Hải, một tài xế ở địa phương đã hắt chén cơm vào nhà điều hành. Rất nhanh sau đó, công an xã Ninh Xuân ban hành “Thông báo truy tìm đối tượng” số 01 ký ngày 24/3/2020 do đại úy Hoàng Hải Minh, chức vụ trưởng công an xã ký. Thông báo nêu rõ, công an cấp xã ở địa phương đang lập hồ sơ điều tra vụ vi phạm hành chính về An ninh trật tự toàn xã hội.Thông báo này cũng xác định chứng cứ từ camera là đối tượng Phan Minh Hải đã hắt chén cơm vào cửa và thềm nhà điều hành…
Thông báo của công an xã Ninh Xuân. Ảnh: internet
Chúng ta nhìn thấy gì trong Thông báo số 01 này của Trưởng công an xã Ninh Xuân? Theo Pháp lệnh Công an xã 2008, cụ thể là 14 khoản của Điều 9 về Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã được hướng dẫn bởi Chương 2, Thông tư 12/2010/TT-BCA đều không nhắc đến thẩm quyền điều tra của lực lượng công an xã. Nói cách khác, công an xã không có chức năng điều tra!

Suy đi nghĩ lại về lời cảnh báo TQ thu gom gạo?

Buồn cho cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta với cách làm “trên” vẫn chỉ đạo, “áp” mệnh lệnh trong sản xuất nông nghiệp và chỉ tiêu đảm bảo an ninh lương thực với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 9-10%/năm, phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp phải đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD! Chẳng ở đâu làm nông nghiệp bền vững, phát triển “thuận thiên”, hướng tới phá thế độc canh cây lúa, khuyến khích làm lúa giá trị cao, giảm 3 vụ lúa xuống để đất phục hồi... Việc TQ gom thu gạo, tôi đã nghĩ ngay từ khi dịch lan rộng ra các nước Hàn Quốc, Nhật Bản và đã từng viết trên Blog này. Rõ ràng sốc cung rất lớn (giảm cung) kèm theo sốc cầu (giảm nhẹ và tạm thời). Mất cân đối cung cầu sẽ làm cho giá cả đa số các hàng hóa thông thường, nhất là hàng thiết yếu, tăng lên. Tình trạng người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ và giá tăng lên đã phản ánh điều đó. Dịch bệnh càng kéo dài, khan hiếm hàng hóa sẽ càng lớn. Giai đoạn đầu sau dịch bệnh sẽ nghiêm trọng hơn vì cung phục hồi chậm chạp trong khi cầu tăng nhanh. Gạo là hàng hóa thiết yếu quan trọng bậc nhất đối với phần lớn các nước. Trung Quốc có 1,45 tỷ dân, sống chủ yếu bằng gạo; an ninh lương thực đối với TQ là mệnh lệnh sống còn của chế độ, nên TQ phải thu gom gạo lúc này là rất chính xác.
Suy đi nghĩ lại về lời cảnh báo Trung Quốc thu gom gạo?
Vũ Kim Hạnh – Thái Lan có...Chợ Đào, ta không làm thì Thái SX bán gạo Nàng Hương Chợ Đào ở Mỹ thôi trong khi các bạn Việt Kiều "hóng" ST25 quá chừng. Gạo đồng bằng giờ vang danh”Ngon nhất thế giới”. Ngay thị trường nội địa hiện nay, gạo ST24, ST25 vẫn đang đánh bạt gạo Miên, gạo Thái để đứng nhất bảng, hút khách nhất, mà không có để bán. (Tôi đã suy nghĩ lại và đổi tựa bài. Mong các bạn nghĩ sâu và xa hơn về tương lai ngành lúa gạo, nông nghiệp VN).
Râm ran dư luận này tuần qua. Lên tiếng cảnh báo để bảo vệ an ninh lương thực Việt Nam là hợp lòng dư luận nhất. Nhưng xem xét kỹ số liệu, rồi trao đổi với các nhà xuất nhập khẩu gạo, tôi thử đặt vần đề trái chiều, mong mọi người cùng bàn...Thực lòng, lúc này, tình hình quá bất định, TQ đang mưu tính gì, rồi sau đại dịch, lại càng khó đoán, chỉ có trời biết...

Covid-19 sẽ qua nhưng ám ảnh còn mãi

Buồn thật. Tôi đã có hơn chục lần đến Italy, đã lái xe hàng vạn km trên đất nước thanh bình và người dân dễ mến này; nay đọc tin về Italy thấy rất xót xa, thương cảm. Từ bài học của Italy và nhiều nước đang gian khổ chiến đấu với đại dịch, càng thấy chính sách phong tỏa, cách ly ngay từ đầu những người có khả năng lây nhiễm của Nhà nước ta là chính xác. Có thể chi phí bỏ ra rất lớn, nhưng nếu tiết kiệm chúng lúc này thì khi để dịch bệnh bùng phát mạnh ra toàn cộng đồng ngoài tầm kiểm soát, hậu quả sẽ vô cùng khó lường. Bài học của Italy và nhiều nước khác là những minh chứng. Chỉ có điều tôi mong mỏi các nhà lãnh đạo VN nên khiêm tốn và thận trọng. Cứ lặng lẽ mà làm; kêu gọi dân cùng làm... Nhưng đừng liên tục đưa ra những khẳng định chủ quan làm mê hoặc người dân như ông Vũ Đức Đam đã và đang làm; ví dụ như khẳng định sáng hôm qua (xem ảnh). "Kiểm soát tốt dịch bệnh" mà vẫn để lọt lưới nhiều trường hợp, dẫn đến phát sinh nhiều ổ dịch; nhiều thôn xóm đường phố phải bị cách ly... là sao ?  Ngay hôm nay 24/3 mới phát sinh thêm ổ dịch mới tại quán bar Buddha ở số 7 đường Thảo Điền, quận 2, tp HCM làm 4 người dương tính với Covid-19 gồm các bệnh nhân 91, 97, 98, 120. Ngoài ra còn có 3 người khác được xác định dương tính với Covid-19 lần 1 và đang chờ xác định lại từ Viện Pasteur TP.HCM. Bên cạnh đó có thêm 30 người liên quan đến quán bar này đang cách ly và chờ kết quả xét nghiệm...
Covid-19 sẽ qua nhưng ám ảnh còn mãi
Những ai am tường về cuộc sống tại Italy thường nghĩ đến những gương mặt thân thiện, cởi mở tràn ngập niềm vui, sức sống, đến bề dày lịch sử của đất nước tuyệt đẹp này. Song hiện tại, cũng chính ở đất nước này, người dân đang chết trong cô đơn và chỉ được nhắc tên trong lễ hoả táng. Ký ức này, cho dù cơn đại dịch corona có qua đi, sẽ vẫn là nỗi đau khôn nguôi ám ảnh đất nước Italy. Và tuỳ theo diễn biến kịch tính của đại dịch COVID-19, ký ức này sẽ còn đeo đẳng toàn châu Âu. Bài viết dưới đây của nhà báo Đức Christoph Strack cho thấy một cái nhìn và cảm nhận sâu sắc về đại dịch COVID-19 đang diễn ra.