Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Những chuyến đi làm đất nước nghèo bền vững

Những chuyến đi làm đất nước nghèo bền vững
fb Trần Thị Sánh - Sau chuyến công cán dài ngày hai nước Ấn Độ và Anh với 13 người của “Tổ biên tập văn kiện về kinh tế - xã hội cho ĐH Đảng XIII” do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu, về nước ông Bộ trưởng này đã tổ chức liên hoan ăn uống linh đình mừng thành công của chuyến đi và tiễn thứ trưởng vào làm Phó Bí thư Nghệ An với sự tham dự của gần 200 người, có cả ca sĩ hát múa…
Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng

Ngay sau đó, Bộ trưởng KHĐT lại dẫn bầu đoàn thê tử gồm 22 người vào làm việc tại tỉnh Nghệ An. Cũng như đi Ấn Độ (không có chương trình làm việc tại Anh nhưng đoàn vẫn bay sang Anh chơi), xuống sân bay Vinh (Nghệ An), không có chương trình làm việc tại Hà Tĩnh nhưng đoàn xe của ông bộ trưởng vẫn rồng rắn lũ lượt kéo nhau vào Hà Tĩnh gặp gỡ ăn uống hát hò, càn quét “ Đi mô thì cũng cứ về Hà Tĩnh”. Hôm sau đoàn lại ăn uống, hát hò, giao lưu tại Nghệ An bởi “Nghệ An Xô Viết vẫn là Nghệ An” rồi kéo nhau về quê Bác dâng hương tưởng nhớ, báo công, hứa mãi mãi học tập làm theo tấm gương của Bác.

Dạy học thời covid - COI NHƯ LÀ TOANG

COI NHƯ LÀ TOANG
fb Hà Tùng Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh - Đáng lẽ giờ này tôi đã có mặt ở TSN để lên chuyến bay về QB. Nhưng vào những ngày này, bay hay không nhiều khi không phụ thuộc vào con người mà lại phụ thuộc vào con... covid.
Ở chỗ tôi làm, SV nghỉ học vì dịch bệnh từ Tết đến nay và tình hình này không biết đến khi nào mới đi học trở lại. Ngôi trường không có học trò trông thật ảm đảm nhìn cứ như là một ngôi trường ma nhất là với một trường ngoài công lập. Không đi học thì chúng nó không tội gì mà đóng học phí. Không có học phí thì GV, NV không có lương vì tất tần tật mọi hoạt động của trường đều trông vào nguồn thu học phí của SV. Khác với trường công lập là được nhà nước nuôi dù đóng cửa cả năm vẫn không chết.

Cựu binh Gạc Ma: hơn 1.000 ngày trong nhà tù TQ

Cựu binh Gạc Ma và ký ức hơn 1.000 ngày đày ải trong nhà tù Trung Quốc
Dân trí 14/03/2018 - Sống sót trong trận chiến lịch sử Gạc Ma - Trường Sa và trở về sau gần 4 năm bị giam tại nhà tù Trung Quốc, suốt 30 năm qua, cựu binh Lê Minh Thoa vẫn nhớ như in trận hải chiến đẫm máu năm ấy đã cướp đi mạng sống của 64 đồng đội.
Cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa là 1 trong 9 chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam may mắn còn sống sót trong trận chiến Gạc Ma - Trường Sa (14/3/1988). Giờ đây, anh Thoa quay về với cuộc sống đời thường, mở quán phở mang tên Gạc Ma - Trường Sa để mưu sinh cùng cha mẹ và vợ con.

Trong tâm bão dịch: Đừng quên Gạc Ma

Trong tâm bão dịch: Đừng quên Gạc Ma
fb Nguyễn Ngọc Chu 14-3-2020 - Nhắc lại sự tráo trở của nhà cầm quyền Trung Quốc không phải để gây hận thù, mà để không quên. Nhắc lại Lịch sử Gạc Ma để nhớ công ơn các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc, để không quên lãnh thổ đang bị Trung Quốc chiếm đóng.

1. Đúng 32 năm trước vào sáng ngày 14/3/1988, Hải Quân Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma. Lực lượng tàu chiến của Trung Quốc gồm 3 tàu khu trục:
• Tàu khu trục 502 Nanchong / Nam Sung / 南充, lớp Giang Nam/065 (Jiangnan Class/065). Nặng 1.400 tấn, trang bị 3 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm;

Nhân dân trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh

Anh Nguyễn Văn Phước và nhóm làm sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” cứ tin đi. Trời cao có mắt, đất Việt linh thiêng. Kẻ nào chống lại cuốn sách Trời sẽ vặt cổ, đứa nào cấm in Gạc Ma, Đất sẽ hóa chúng thành ma. Một ngày không xa, sách của các anh được in tràn ngập trong sự đón nhận tràn đầy lòng mến yêu mong đợi của nhân dân Việt Nam. Bởi những người con hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc bao đời khổ đau này đều từ nhân dân mà ra. Vậy các anh làm sách viết về họ, ghi nhớ công lao họ thì đáp lại họ sẽ phù hộ cho các anh. Nhân dân không quên ân nghĩa và trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh hơn bao giờ hết.
Nguyễn Văn Phước cùng nhóm làm sách Gạc Ma: 
Nhân dân trân trọng ghi nhớ tấm lòng của các anh
fb Dương Tự Lập 13-3-2020 - Ngày 17 tháng 2 vừa qua, thì ngày 14 tháng 3 lại tới. Những dấu mốc đánh quân giặc phương Bắc cướp nước của cha ông và đến thế hệ tôi đánh bọn Cộng sản Trung Quốc xâm lược dường như đã hằn sâu trong ký ức người dân nước Việt. Khi biên giới phía Bắc rục rịch, chúng tôi cầm súng chuẩn bị đi đánh bọn Bành trướng Bắc Kinh từ mùa thu năm 1978 ngày ấy, đến nay đều đã trên 60 tuổi cả rồi.
Nguyễn Văn Phước, nhà sáng lập First New. Photo Courtesy
Chục năm sau, năm 1988 các em tôi bị thảm sát thật sự đớn đau ở bãi đá Gạc Ma ngày 14 tháng 3 trong quần đảo Trường Sa của chính mình. Chẳng có sử sách chính thống nào ghi lại vụ thảm sát đẫm máu ấy cho rõ ràng, cụ thể, để thế hệ sau, con cháu chúng ta hiểu rõ hơn lòng lang dạ sói của thằng láng giềng Trung Hoa.

(1) “Trạng nguyên” TQ viết về nền giáo dục nước nhà

Tất cả những người thành công, đều không có ngoại lệ, đều đang làm những gì mà họ cảm thấy hứng thú. Người Mỹ thường chuyển đổi nghề nghiệp nhiều lần. Đây cũng là một quá trình họ liên tục khám phá sở thích của chính mình. Trong khi người đến từ Á Đông mà bắt đầu lại từ đầu luôn bị coi là đặc biệt khó khăn và bẽ mặt.
“Trạng nguyên” Trung Quốc viết về nền giáo dục của nước nhà (P1)
"Cậu bé không gian" Trịnh Nhân Nguyên (Zheng Renyuan), nhà vô địch cuộc thi "Dự án Thanh niên Không gian Trung Quốc - Hoa kỳ" năm 2008, từng nhận được lời mời từ 9 trường đại học Hoa Kỳ. Sau đây là một phần trong cuốn nhật ký của chàng trai trẻ tốt nghiệp Đại học Washington này.

Zheng Renyuan là người đứng đầu kỳ thi tuyển sinh trung học tỉnh Hồ Bắc năm 2005, cũng là nhà vô địch cuộc thi ‘không gian Trung Quốc-Hoa Kỳ’ năm 2008. Anh đã giành được học bổng ASU toàn phần. Sau đó, anh đi học tại Đại học Washington ở Hoa Kỳ. Năm 2010, với tư cách là phóng viên đặc biệt của Thời báo Hoàn cầu, anh đã đến thăm năm quốc gia Đông Nam Á. Năm 2012, Zheng từ chối lời đề nghị trả lương cao của người giàu nhất Nhật Bản, Tadashi Yanai, để thành lập một Tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục dài hạn và tiếp cận các khu vực miền núi nghèo của Trung Quốc.

10 mạng xã hội có nhiều người tham gia nhất

10 mạng xã hội có nhiều người tham gia nhất
Từ công cụ gửi thư đầu tiên được ra đời vào năm 1971, đến nay thế giới đã có trên 150 mạng xã hội lớn nhỏ, có cái phổ biến toàn cầu như Facebook, Youtube, Twitter,… hoặc những cái chỉ hoạt động trong phạm vi 1 nước hoặc một nhóm người như weibo dành cho những người Trung Quốc, Orkut phổ biến ở khu vực Nam Mỹ, CyWorld ở Hàn Quốc, Mixi của Nhật Bản và ở Việt Nam chúng ta có Zingme, Yume, Zalo… Và trong hơn 10 năm trở lại đây, các mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn, không chỉ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thói quen hằng ngày của nhiều người mà còn là một thành tố quan trọng trong nền kinh tế hiện tại.
Mục đích sử dụng mạng xã hội cũng không chỉ đơn thuần là chia sẻ tin tức, mà còn được người dùng sáng tạo và sử dụng cho các mục đích khác nhau.. Hãy cùng Mona Media điểm qua danh sách 10 mạng xã hội bạn nên tham gia nhất, đồng thời khám phá thêm các mục đích sử dụng mới của mạng xã hội có thể bạn không biết.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

Các nước làm gì khi người dân hoảng loạn tích trữ?

Các nước làm gì khi người dân hoảng loạn tích trữ?
Người dân ở mọi vùng dịch Covid-19 đều đang hoảng sợ và tích trữ đồ ăn cho gia đình. Những tin đồn thất thiệt khiến người dân nhiều nước châu Á đổ xô mua đồ tích trữ, buộc các chính phủ mạnh tay can thiệp. "Người tiêu dùng ở châu Á và trên toàn cầu đang ở trạng thái hoảng loạn, với các mức độ khác nhau, khi trải qua Covid-19", tờ Nikkei Asia Review bình luận.

Khách hàng mua gom khẩu trang tại một hiệu 
thuốc khu Akihabara, Tokyo ngày 27/1. Ảnh: AFP
Khẩu trang, thực phẩm và giấy vệ sinh "cháy hàng" dù các chính phủ kêu gọi bình tĩnh. Video đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những quầy kệ trống trơn, thậm chí là ẩu đả để giành hàng hóa. Đến nay, các chính phủ, doanh nghiệp và tài phiệt trong các ngành sản xuất đã hành động để xoa dịu tình hình.

Covid-19: Hơn 500 người liên quan bệnh nhân thứ 21

Báo chí kỳ lạ. Chỗ thì gọi là N.Q.T., chỗ thì gọi là N.Q.Th., chỗ thì gọi là Nguyễn Quang T. hay Nguyễn Quang Th.,... trong khi có lẽ bất cứ ai quan tâm tới Covid-19 đều biết đích thị tên ông này là Nguyễn Quang Thuấn, GSTS, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương. Hội đồng này thường được dân gọi một cách yêu thương là Hội đồng lú lẫn trung ương vì có thời kỳ dài bác Trọng Lú là Chủ tịch Hội đồng. Ai cũng biết thì gọi luôn tên ông ta ra luôn chứ chỉ gọi 90% tên thì có ý nghĩa gì. Điều ngạc nhiên là 2 hôm nay đi đâu cũng thấy dân chửi bác Thuấn thậm tệ, từ anh lái xe buýt, nhân viên bảo vệ, giáo viên yoga... đến các giảng viên đại học hay cán bộ cao cấp về hưu. Họ cũng ngạc nhiên là tại sao Corona dám tấn công cả quan chức siêu hạng của Hội đồng lý luận trung ương và tại sao năng lực chống đỡ của quan chức Hội đồng lý luận trung ương yếu đến thế. Chẳng lẽ mớ lý luận cao siêu của các bác thua một con virus nặng chưa tới phần nghìn tỷ gram ? Hay là mớ lý luận đó chẳng có giá trị hay gram trọng lượng nào ?
Covid-19: Xác định hơn 500 người liên quan đến bệnh nhân thứ 21
10/03/20• Bệnh nhân thứ 21 (ông N.Q.T., 61 tuổi) đã tiếp xúc gần với 116 người (F1), những người này tiếp xúc tiếp với 324 người khác (F2). “Qua xác minh có hơn 500 người tiếp xúc với ca bệnh thứ 21. Các trường hợp tiếp xúc dạng F1, F2 được cách ly y tế, cách ly tại nhà”, Chủ tịch Hà Nội nói. "Đây là bệnh nhân có di chuyển, tiếp xúc phức tạp nhất và có nguy cơ lây lan Covid-19 cao nhất tại thành phố," báo Thanh Niên viết.
Nguyễn Quang Thuấn.jpg

Phun khử trùng trên đường Trúc Bạch
 (Hà Nội), nơi ở của bệnh nhân 21.
Chiều 9/3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố. Hà Nội hiện ghi nhận 4 trường hợp nhiễm Covid-19, chưa có trường hợp tử vong, gồm:
N.H.N. (26 tuổi) - bệnh nhân thứ 17 của Việt Nam
D.Đ.P. (27 tuổi, lái xe cho bệnh nhân N.) - bệnh nhân thứ 19 của Việt Nam
L.T.H. (64 tuổi, bác của bệnh nhân N.) - bệnh nhân thứ 20 của Việt Nam
N.Q.T. (61 tuổi, đi chuyến bay với bệnh nhân N., cùng ngụ Trúc Bạch, quận Ba Đình) - bệnh nhân thứ 21 của Việt Nam.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

GSTS Thuấn có thể là nguồn lây nhiễm cho các quan chức

GSTS Thuấn có thể là nguồn lây nhiễm cho các quan chức Đảng và Nhà nước
BTV Tiếng Dân 8-3-2020 - Nguy hiểm hơn cô Nhung, ông Thuấn có thể là nguồn lây nhiễm cho các quan chức đảng và nhà nước, vì sau khi từ Anh trở về, ông đã tham dự nhiều sự kiện, như dự hai cuộc họp tại Hội đồng Lý luận Trung ương và một cuộc tại Viện Hàn lâm KHXH. Ngoài ra, ông Thuấn còn tới Cơ quan Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương… tiếp xúc với nhiều quan chức cao cấp khác.
GSTS Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch 
Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng CSVN.
Sau khi họp báo công bố ca thứ 17 vào đêm 6/3, Việt Nam liên tiếp xuất hiện thêm 4 ca ngày nữa. Đến chiều 8/3, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận thêm 9 ca dương tính mới với COVID-19, nâng tổng số người nhiễm ở VN lên 30 ca. Nhóm 9 bệnh nhân mới này đều đã cùng có mặt trên chuyến bay VN0054 đưa cô Nguyễn Hồng Nhung, bệnh nhân thứ 17, từ Anh về VN.

Chiến lược chống Covid-19 dễ "vỡ trận"

Bài này hay.
Ông Vũ Tú Thành nói chiến lược chống Covid-19 dễ "vỡ trận"
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực - Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN nói về chiến lược chống dịch virus Corona. Nếu cứ giữ nguyên chiến lược chống Covid-19 giai đoạn I. 
"Thông điệp của 'Cô Vy' rất đơn giản và rõ ràng: Hãy chăm lo cho người già. Làm việc đó tốt sẽ là chìa khóa giải quyết các vấn đề còn lại trong xã hội và nền kinh tế", ông Thành nhấn mạnh.
Không thể giữ nguyên chiến lược cũ
Theo ông Thành, với những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh (số ca nhiễm tăng gần gấp đôi, từ 16 lên 30, trong 2 ngày cuối tuần vừa qua) cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam đã chính thức bước sang giai đoạn mới. Những chiến lược áp dụng cho giai đoạn trước, theo ông, đến thời điểm này đã không còn hiệu quả và phù hợp.

Xét nghiệm virus Corona bí thư Đà Nẵng

Xét nghiệm virus Corona bí thư Đà Nẵng
Ngay sau khi hai du khách Anh dương tính với virus Corona. Ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã bị cách ly. Đưa đi xét nghiệm virus Corona.

Trước đó, ông Nghĩa đi trên chuyến bay của hãng hàng không Vietnam Airlines, khởi hành từ Hà Nội lúc 9 giờ ngày 2.3 và đáp xuống sân bay Đà Nẵng lúc 10 giờ 20 cùng ngày. Trên chuyến bay này có 2 du khách người Anh đã đi trên chuyến bay VN0054 từ Luân Đôn, Anh (cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17 dương tính với COVID-19) đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và nối chuyến đến Đà Nẵng du lịch.

Bị phản ứng dữ dội vì nhắc dân 'cảm ơn lãnh đạo'

Đăng bài này để cảnh báo quan chức Đảng và Nhà nước đừng bắt người dân ca tụng ơn Đảng ơn Nhà nước trong bất kỳ trường hợp nào. Người dân tự biết mình kiến thức nông cạn, sức lực có hạn... nên chấp nhận bầu người có đức có tài làm lãnh đạo họ để giúp họ. Người dân bầu quan chức hay tự quan chức bầu nhau lên làm lãnh đạo thì trách nhiệm của lãnh đạo là phải chăm lo cho người dân; nếu họ làm tốt thì dân tự nguyện khen, còn họ làm không tốt thì dân có quyền phê phán và bầu người khác thay họ. Hiện này chưa biết nguyên nhân dịch cúm corona từ đâu ra. Nếu từ các phòng thí nghiệm sinh học của cơ quan nhà nước thì Đảng và Nhà nước phải thành khẩn xin lỗi dân và bồi thường cho những gia đình có người thân tử vong do dịch này. Xin nhắc lại 1 câu tôi thường phát biểu trong hơn 30 năm qua là trong mọi trường hợp có lỗi, dù là lỗi của người dân hay của nhà nước, thì bao giờ cũng có trách nhiệm của nhà nước và trách nhiệm đó lớn hơn so với trách nhiệm của người dân. 
Bí thư Vũ Hán bị phản ứng dữ dội vì nhắc người dân 'cảm ơn lãnh đạo'
Nguyễn Sơn - "Nếu không do chính phủ thì tình hình đã không tồi tệ như bây giờ," một người dân phản ứng lại sau khi lãnh đạo Vũ Hán kêu gọi lòng biết ơn. Người đứng đầu thành phố Vũ Hán đã bị dư luận chỉ trích sau khi ông nói rằng chính quyền sẽ thực hiện "giáo dục lòng biết ơn" để người dân cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì những nỗ lực chống lại dịch bệnh corona.

Các nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ kiểm tra một người đàn ông lớn tuổi bị ngã và chết trên đường phố gần bệnh viện ở Vũ Hán ngày 30/01/2020. (Ảnh: Getty Images)

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Thêm 8 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam

Việt Nam đã có 29 ca nhiễm Covid-19, tăng 8 ca chỉ trong ngày 8/3
GiadinhNet - Tất cả số ca này đều là hành khách nước ngoài đến Việt Nam trên cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân số 17. Cuối giờ chiều 8/3, Bộ Y tế cho biết đã phát hiện thêm 8 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. 8 ca này đều là người nước ngoài, trong đó có 7 người Anh, 1 người Ireland. Hiện có 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Lào Cai, 2 ca ở Đà Nẵng. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã ghi nhận 29 ca nhiễm COVID-19, trong đó, 16 ca đã được chữa khỏi hoàn toàn. 

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ trước khi phát biện ca bệnh thứ 17, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã yêu cầu các địa phương tăng cường việc giám sát các trường hợp mắc bệnh. Và khi xuất hiện ca thứ 17, Việt Nam siết chặt về việc giám sát, cách ly tất cả những hành khách đi trên chuyến bay này.

Đất nước suy vong, giới trí thức có tội rất nặng

Đất nước suy vong, giới trí thức có tội rất nặng
fb Đỗ T. Công - Sự nhập cuộc của giới trí thức trong cuộc chiến đấu tranh cho công lý hay phúc lợi của nhân dân, lúc nào cũng là những thôi thúc, trăn trở. Trí thức, từ lâu vẫn được người bình dân trọng vọng. Trí thức, họ là những bác sĩ, kỷ sư, sinh viên, chuyên viên, ca sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ v.v... Họ hơn hẳn những bà mẹ nhà quê, những anh em công nhân, những chị em buôn thúng bán bưng nhờ có học, có kiến thức. Họ có học vị, có bằng cấp đầy mình, có trình độ nhận thức đúng sai, họ là tinh hoa của Dân tộc và là tương lai của Đất nước. Họ có uy tín, có tiếng nói, có người nghe, nên Nhân dân trông mong ở họ, tiếng nói của họ, có giá trị quan trọng. Vì vậy, Nhân dân đang nhìn vào họ mà hy vọng, mà trông ngóng, mà đợi chờ.
"Những người đàn bà Thành Persian"
Không phải họ quan trọng hay sao? Khi nước nhà có biến thì ngay cả phụ nữ cũng phải ra trận đánh giặc, đó là thân phận chót nhất trong xã hội. Giặc đến nhà đàn bà, người phụ nữ tay yếu chân mềm, cũng phải đánh. Một cách mặc thị, những người đàn ông, những trí thức, những sĩ phu đã phải ra đường chinh chiến hết rồi. Và khi đất nước thái bình, thì những bậc sĩ phu, những thành phần trí thức lại ra gánh vát việc kinh bang tế thế. 

Ở ca bệnh COVID thứ 17, Việt Nam đã xử lý rất kém

Nếu Bộ Y Tế chưa hoàn toàn minh bạch, thì làm sao có thể yêu cầu sự minh bạch tuyệt đối từ phía người dân? Việc đưa tên bệnh nhân số 17 lên các phương tiện truyền thông một cách rộng rãi cũng là một sai lầm, điều này vô tình tạo ra một nỗi sợ cho các bệnh nhân tương lai. Bằng việc tạo ra một tiền lệ xấu như vậy, chính quyền đã dựng nên một bức tường vô hình mang tên áp lực dư luận cho những người có triệu chứng chưa rõ ràng muốn được xét nghiệm, khiến cho việc phòng dịch càng khó khăn hơn. “Bệnh nhân số 31” của Hàn Quốc nổi tiếng như vậy nhưng mấy ai biết được tên hay mặt mũi của bà ấy? Cần nhìn thẳng vào thực tế là ở ca bệnh thứ 17 này Việt Nam đã xử lý rất kém.
HI VỌNG VÀ SỢ HÃI
Chưa bao giờ người ta có thể cảm nhận rõ xã hội Việt Nam mong manh đến như vậy. Chỉ sau một đêm, Hà Nội đã náo loạn.

Rất nhiều người trút giận lên cô bệnh nhân thứ 17 ấy, lại có người không miệt thị nhưng đòi hỏi một chế tài pháp luật, một bản án để răn đe những kẻ vô ý thức với cộng đồng. Thế nhưng nếu khép tội cô ấy để xử phạt thì dựa trên khung luật nào, dân sự hay hình sự? Chuyện cô ấy về từ Châu Âu đâu chỉ mình cô ấy biết, gia đình và những người bạn thân, anh bạn trai chẳng lẽ không bị truy xét trách nhiệm liên đới hay sao?

"Cần gọi cho đúng tên: vi khuẩn VŨ HÁN (WUHAN virus)"

"Cần gọi cho đúng tên: vi rus VŨ HÁN (WUHAN virus)"
Suốt hơn hai tháng vừa qua, Bắc Kinh và WHO do Tedros làm tổng giám đốc cùng múa may chữ nghĩa, đổi tên xoành xoạch: Wuhan virus qua Corona virus, rồi nCoV-2, COVID-19. Nhưng, cả Washington lẫn Tokyo vẫn im lặng, quan sát, xem xét... Và rồi, NAY ĐÃ TỚI LÚC cần chấm dứt mọi trò múa may mà phải làm cho rõ trắng đen! Bằng cách, trước hết, gọi tên dịch bệnh cho có đầu có ngọn. 
Ông Hiroshi Yamada bên Quốc hội Nhựt Bổn lên tiếng: "Hãy trở lại với tên gọi ban đầu là VIÊM PHỔI VŨ HÁN (Wuhan pneumonia), không thể để cho Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch làm sai lệch thông tin".
Ngày 6/3/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi phát biểu trên Fox News và CNBC, đã gọi: "Virus VŨ HÁN (Wuhan virus)". Và ngay cả khi nói về loại 
virus là loại Corona thì cũng phải rõ ràng nguồn gốc khởi đầu dịch bệnh: "Virus corona VŨ HÁN" (Wuhan coronavirus).

Chống “dịch nước bọt” không thể bằng nước bọt

Chống “dịch nước bọt” không thể bằng nước bọt
Danh Đức (TBKTSG) - Những biện pháp chống dịch Covid-19 quyết liệt như đã thấy ở Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) hay gần đây là việc quyết định mở những khu cách ly ở một số cửa ngõ khu vực và thành phố, hoặc việc điều hướng các chuyến bay đến từ các nước có dịch đến ba sân bay được chỉ định nhằm cách ly những mầm mống dịch bệnh... là rất cần thiết và có ý nghĩa. Song, chừng đó mới chỉ là cần chớ chưa đủ, như ý nghĩa của định đề “cần và đủ”.

Rửa tay trước khi lên máy bay. Ảnh: Bamboo Airways
Thiết tưởng, cần mở rộng trong chiều sâu và chi tiết những chương trình giáo dục về dịch bệnh này cho cả xã hội, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, đặc biệt về cách lây lan và nhất là cách phòng ngừa lây lan, sao cho mọi người đều có thể nắm được sự hiểu biết về những gì được làm và không được làm trong đời sống hàng ngày. Gọi là giáo dục chớ không phải là tuyên truyền do lẽ từ rất lâu rồi khoa học truyền thông đã thôi sử dụng chữ tuyên truyền mà thay bằng chữ giáo dục, cho giảm tính nhồi nhét buộc phải tin và tin chỉ có chừng đó.

Phụ Nữ Việt Nam và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8.3

Phụ Nữ Việt Nam và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8.3
“Phụ nữ không cần quyền đặc biệt, mà là quyền con người!” – Clara Zetkin
Phương Tôn – Chắc hẵn sẽ không có nhiều người phản đối khi tôi khẳng định: Phụ nữ Việt Nam hạnh phúc hơn phụ nữ nước ngoài. Xin lỗi! Nói lại cho đúng là hạnh phúc hơn phụ nữ nước ngoài trong một ngày trong năm: Ngày 8.3
image1
Nếu không tin? Xin cứ mở FB ra mà xem. Ngày này các chị các cô người Việt trong nước (xin nhấn mạnh đối tượng nhắm đến là những người dư ăn dư để chứ những chị em suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cơm còn chưa đủ ăn chứ lấy đâu mà FB) tưng bừng hớn hở post lên FB toàn là hoa và hoa. Tay ôm hoa, miệng cười tươi như hoa … phù dung (sớm nở tối tàn) vì được đàn ông ca tụng, mời đi ăn, đi cà phê. Cả thế giới này hình như đang nằm dưới chân phụ nữ người Việt vào ngày 8.3 mỗi năm.

Các trường đại học Hà Nội nghỉ thêm 1 tuần (9-15/3)

Các trường đại học Hà Nội nghỉ thêm 1 tuần (9-15/3)
Thế là trường mình lại nghỉ học thêm 1 tuần vì COVID-19 vừa mới bùng phát ngay tại Hà Nội. Ngay sau khi nhận được thông báo, nhiều sinh viên đã bắt đầu khăn gói ra đón tàu xe để về quê trong tâm trạng hoang mang vì phải tiếp tục học online rất kém hiệu quả.Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

Ảnh chụp ý kiến của vài sinh viên.
Biết tâm trạng của sinh viên như vậy nên tuần vừa qua mình đã phải giảng tóm tắt lại các bài sinh viên đã học online và cho sinh viên làm thêm nhiều bài tập bổ sung dù là theo quy định thì phải học bài mới. Dự là sinh viên không chỉ nghỉ tiếp tuần tới (9-15/3) mà sẽ phải nghỉ tiếp ít ra là thêm 1 tuần nữa (18-24/3) vì các cá nhân vừa bị nghi nhiễm hoặc dương tính với virus và mới nhập viện sẽ phải chịu cách ly tối thiểu trong 2 tuần tới (14 ngày) để đảm bảo an toàn. Nếu tình hình cứ như vậy thì không hiểu khi thi các bạn sinh viên có làm được bài không vì đề thi thường không dễ chút nào.

Tích trữ thực phẩm vì COVID-19: Nên hay không?

Tích trữ thực phẩm, đồ dùng vì COVID-19: Nên hay không?
03/03/20 WESTMINSTER, California (NV) – Cảnh tượng nhiều người, trong đó có người Việt hay gốc Á Châu, đổ xô vào các siêu thị mua gạo, mì gói, thịt hộp, nước uống, giấy vệ sinh, cồn rửa tay, giấy có chất tẩy trùng, rồi sữa bột, các loại gia vị, đồ khô trong vài ngày nay đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt trong đời sống xã hội Mỹ.

Bởi, việc đi gom đồ không chỉ xảy ra ở vùng Little Saigon, nơi được xem là thủ phủ của người Việt tị nạn, mà ở khắp Orange County, rồi ở cả miền Bắc California, lan sang cả những tiểu bang khác, như Texas, New York, Idaho, Minnesota, Virginia, Florida, Iowa, Washington… Nói chung là ở các nơi tá lả.

Bò đỏ đã húc em 17 sao không húc bác 21 ?

Theo chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cho đến nay đã xác định được sơ bộ hành trình từ sáng mùng 2 cho đến chiều 6/3 của bệnh nhân số 21. Bệnh nhân N.Q.T. từ Việt Nam bay qua Ấn Độ, rồi từ Ấn Độ bay qua Anh, sau đó từ Anh bay về Việt Nam trên chuyến bay VN 0054, theo báo Tuổi trẻ. Theo ông Nguyễn Đức Chung, trên chuyến bay từ Ấn Độ sang Anh, ông N.Q.T. có ngồi cạnh một hành khách người Anh có biểu hiện sốt, ho. Do đó có thể ông T bị lây từ nguồn khác chứ không phải cô N. Ông Chung cũng cho biết, theo xác định sơ bộ thời gian từ sáng 2/3 đến chiều 6/3, bệnh nhân N.Q.T. đã tiếp xúc với 96 người. Hiện nay vẫn đang trong quá trình xác minh tiếp vì ông T tiếp xúc nhiều nơi, có hội nghị đông nhất lên đến 40 người, tiếp xúc gần đây nhất là buổi đi ăn, đi chơi golf… Hàng chục cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước vì ông đã phải chịu cách ly. Như vậy ý thức khai báo bệnh của ông T kém xa cô N. Các anh chị em Bò đỏ đã vô cùng hăng hái húc em số 17, tại sao bây giờ lại không hăng hái húc ông số 21 ?
VIỆT NAM SẼ MẤT KHẢ NĂNG LÝ LUẬN?
fb Dương Quốc Chính - Sáng 8/3, Bộ Y tế đã công bố trường hợp thứ 21 mắc Covid- 19 tại Việt Nam. Đây cũng là bệnh nhân thứ 4 được ghi nhận mắc tại Hà Nội. Bệnh nhân N.Q.T, nam, 61 tuổi, ở Trúc Bạch - Ba Đình - Hà Nội là người ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân Nguyễn Hồng Nhung (ca bệnh đầu tiên của Hà Nội).
Với lý do hoàn toàn tương tự, anh em BĐ (bò đỏ) nên quay sang húc bệnh nhân số 21, thay vì húc em số 17. Bởi vì, BN này cũng không khai báo y tế trong khi đi từ vùng dịch (nước Anh) về, lại còn không chủ động đi khám và xét nghiệm, tức là ý thức còn chưa bằng em Nhung.

HOA HỒNG NHUNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

HOA HỒNG NHUNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ
fb Dương Quốc Chính - Hôm nay, 8/3 - ngày quốc tế phụ nữ, là ngày đáng nhớ nhất với người phụ nữ quốc tế NHN (Nguyễn Hồng Nhung). Em đã bay lượn khắp châu Âu để nhập khẩu virus SARS-CoV-2. Em vô tình làm xã hội hoảng loạn, nhưng đem lại doanh thu khủng cho các siêu thị và chợ, bà con tiểu thương vô cùng hoan hỉ vì hàng bán chạy còn hơn cả tết.
Trước đây mình có viết stt về khẩu trang 3M giả, nhiều người mới vỡ lẽ là hàng giả còn nhiều hơn hàng thật. Nhưng tầm này chắc thật giả thì cũng hết bay. Đúng là cái rủi của người này là cái may của người khác. Em N rơi vào tình huống vô cùng nhạy cảm, là khi WB, IMF đang có gói cứu trợ dịch bệnh hơn 70 tỷ đô, biết đâu em trở thành cái bản lề lật sang trang mới cho việc công khai dịch bệnh để nhận cứu trợ?!

HẬU QUẢ CỦA BỆNH "NỔ" !

Mình vừa bình luận về VN thích nổ và sinh ra những Phúc Nổ, Hùng Nổ.... Thật may vừa thấy có bài "hậu quả của bệnh nổ" dưới đây. Chuyện gì xẩy ra ở VN cũng quái lạ. Bởi vì VN là một nước bất bình thường. Và vì bất bình thường nên VN đã và đang làm được nhiều việc mà cả thế giới không làm được, nhưng cũng không ai tin được... (vì quan chức VN luôn thích nổ cho sướng miệng). Thế giới đang giai đoạn bùng nổ dịch cúm thế này mà VN đã sẵn sàng chờ vài hôm nữa sẽ tự tuyên bố là nước hết dịch thì không là nổ thì là gì ? Đây là câu nói của ông PTT Đam. Ông này bình thường khiêm tốn ít nổ, không hiểu ai ép hay ma nhập thế nào mà hôm 25/2 ông lại nổ mạnh như thế. Hậu quả là đây: Không được tham gia ăn chưa 70,6 tỷ ông Tơn tiền thế giới ưu tiên hỗ trợ cho các nước nghèo chống dịch.

HẬU QUẢ CỦA BỆNH "NỔ" !
Những tổ chức trên thế giới bỏ ra 1 số tiền khổng lồ để viện trợ các nước nghèo đang chống dịch Covid - 19. Cụ thể:
- Tổ chức IMF hỗ trợ: 50 tỷ USD
- Ngân hàng TG (World Bank) viện trợ: 12 tỷ USD
- Mỹ chi ngân sách ủng hộ: 8.5 tỷ USD
- Quỹ từ thiện Bille Gates hỗ trợ: 100 triệu USD.

Tổng số tiền lên đến 70,6 tỷ ông Tơn, ưu tiên hỗ trợ cho các nước nghèo chống dịch.
Xem danh sách gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đang bị dịch, thì trong đó có hơn 1/3 là nước giàu có, như: TQ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Ý, Pháp, Nauy, Thụy Sĩ..... Tất nhiên, những nước giàu này sẽ không được hỗ trợ. Nhưng VN năm nay, nhà nước phải đi vay đến 459.000 tỷ để chi tiêu và trả nợ, (bình quân mỗi người dân, riêng năm nay phải gánh nợ hơn 5 triệu đồng). Sao vẫn không có tên trong danh sách được hỗ trợ? Lạ hè!

KHI NIỀM TIN BỊ ĐỔ VỠ

Cư dân mạng hỏi nhau tên các bệnh nhân thứ 18-21 nhiễm corona. Mình đã bình luận cô thứ 17 vì được chính quyền công bố tên nên đã bị toàn dân xúm vào chửi thậm tệ, gạch đá đủ xây vài nghìn cái dinh thự trên khắp thế giới. Kinh nghiệm sống của mình cho thấy không ở đâu công bố tên bệnh nhân cả và không ai muốn mình mắc bệnh và trở thành gánh nặng cho xã hội cả. Hiểu biết, nhận thức của dân đen là có hạn nên đôi khi họ mắc sai lầm là hoàn toàn bình thường. Bản thân các cơ quan nhà nước cũng sai lầm khi không phát hiện cô ta mang virus nên đã cho phép cô ta nhập cảnh và tự do về nhà. Do đó đừng coi bất cứ người dân nào là thủ phạm, đây là vấn nạn nhân loại chứ không phải của riêng người nào. Khi công dân mắc bệnh thì nhiệm vụ của chính phủ là chữa trị; chứ không phải là sử dụng báo chí chính thống và mạng để lôi kéo dân chúng chửi họ. Sử dụng dân chúng đổ lỗi cho nạn nhân là một trong những cách điển hình của nhà nước nhằm chối bỏ trách nhiệm và sự thất bại trong việc quản lý xã hội. Dân mạng vô tình trở thành công cụ tuyên truyền cho một nhà nước muốn đổ hết lỗi cho bệnh nhân và coi bệnh nhân là tội đồ vì đã phá vỡ thành tích miễn dịch của đất nước và của nhà nước... Rút kinh nghiệm bị phế phán đổ lỗi cho dân từ vụ cô 17 nên chính quyền chắc sẽ ko công bố tên bệnh nhân thứ 18 trở đi đâu, có chăng thì dân mạng tự tìm hiểu và đồn với nhau.
KHI NIỀM TIN BỊ ĐỔ VỠ
Thường niềm tin bị đổ vỡ thì người ta dễ nổi nóng, tìm cách trút giận. Mình chưa bao giờ tin VN có thể an toàn trong dịch và luôn trong trạng thái đề phòng, cân bằng cảm xúc, tất nhiên là không có phấn khởi, tin tưởng. Có lẽ vì thế, khi biết tin HN mắc dịch, mình vẫn có tâm trạng bình thản, tuyệt nhiên không chửi em gái kia làm gì. Vì em đó cũng như bao nhiêu người HN khác mà mình vẫn gặp hàng ngày, họ tin tưởng là VN không dễ bị dịch. VTV và báo chí vẫn đăng tin hàng ngày như vậy mà.
Chính vì không tin là mình bị nhiễm virus, nên em đó mới đi lại loăng quăng khắp nơi. Chứ nếu biết rồi, thì đã không như thế. Mình hiểu tâm lý mọi người khi thấy nguy cơ mắc dịch lù lù trước mắt thì sẽ muốn chửi ai đó bị coi là thủ phạm. Nhưng chửi bây giờ phỏng có ích gì? Chi bằng tự phòng thân cho mình và người thân đi thôi.

Người thứ 17: Chẳng có gì đáng ngạc nhiên

Thỉnh thoảng cũng phải lưu bài có quan điểm thẳng thừng thế này để hiểu rõ câu chuyện tại sao VN sắp hết dịch rồi lại mắc dịch. Chuyện gì xẩy ra ở VN cũng quái lạ. Bởi vì VN là một nước bất bình thường. Và vì không bình thường nên VN đã và đang làm được nhiều việc mà cả thế giới không làm được, nhưng cũng không tin được... Thế giới đang giai đoạn bùng nổ dịch cúm thế này mà VN đã sẵn sàng chờ vài hôm nữa sẽ tự tuyên bố là nước hết dịch; không khác gì tự tuyên bố VN là nước có nền kinh tế thị trường, là nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020...
Người thứ 17: Chẳng có gì đáng ngạc nhiên
Từ Thức 7-3-2020 - Một cô gái bị nhiễm dịch gây hỗn loạn cả một thành phố. Không phải một tỉnh lẻ, nhưng thủ đô Hà Nội, nơi có nhiều phương tiện y khoa nhất nước. Rất lạ, nhưng có nên ngạc nhiên không? Sự thực, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.
– Cả nước xỉ vả cô gái, bởi vì trong một nước độc tài, người ta suốt ngày, suốt tháng, suốt năm bị đàn áp, đè nén, cấm đoán, người ta tìm bất cứ một cơ hội nào để bày tỏ sự phẫn nộ, như một thùng hơi nóng đầy quá, sẵn sàng nổ. Không thể phẫn nộ chống nhà nước tàn bạo, người ta đổ lên đầu những đối tượng ít nguy hiểm hơn. Một cách phẫn nộ với giá rẻ, hay free.

Điểm tan vỡ từ những khác biệt

Bài này hay. Đúng là chính quyền và báo chí chính thống đã và đang đua nhau đưa ra nhiều thông tin đối chọi nhau chan chát, giữa lúc hàng chục triệu người Việt đang ngày đêm dõi theo truyền thông “chính thống” và "mạng" để lựa chọn cách bảo vệ mình. Nhiều thông tin quá lạc quan như của ông Đam, hoặc quá bi quan như của ông Chung, nên người dân có quyền nghi ngờ có những thông tin quan trọng mà chính quyền không công bố. Kinh nghiệm quá khứ đã dạy cho họ quá nhiều bài học đau thương khi mù quáng tin và làm theo chính quyền. Bài học gần đây nhất là xã Đồng Tâm và ông Lê Đình Kình. Do đó không ngạc nhiên khi thấy người dân đua nhau mua đồ tích trữ, thậm chí tệ hơn, có cả những cả những gia đình vội vã chất đồ lên xe riêng, tháo chạy ra khỏi Hà Nội vì họ dự đoán sẽ có những vùng cách ly mới mà nếu gia đình họ bị cách ly thì họ sẽ sống làm sao với số tiền trợ cấp 40-60 nghìn đồng cho mỗi người mỗi ngày... Thế giới mạng đang ca ngợi ông Đam qua bức ảnh chống tay lên cằm lo lắng khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện. Tôi nghĩ ông Đam là người tốt, nhưng sống trong thể chế này, người tốt cũng bất lực. Hơn nữa tôi nghĩ ông Đam không phải là người tài, có nhiều việc vượt quá năng lực của ông, ví dụ như xử lý vụ COVID-19 này. Vì yêu cầu và trách nhiệm quá lớn so với năng lực nên ông đang bế tắc và quá lo lắng. Mặt khác, cũng có thể là ông đang hối hận vì đã quá huyênh hoang, phét lác khi tuyên bố công khai có thể Việt Nam sẽ tuyên bố là nước không có dịch, nếu trong 7 ngày không còn ai nhiễm nữa... trong bố cảnh dịch bệnh đang phát triển rầm rộ, tràn lan khắp thế giới và VN đang mở cửa đón công dân của hàng trăm nước, kể cả từ Trung Quốc và châu Âu.
Điểm tan vỡ từ những khác biệt
Tuấn Khanh - Sự kiện một người phụ nữ thuộc giới thượng lưu của Việt Nam đột ngột ngã bệnh, dẫn đến sự hoang mang lan tràn trong dân chúng, cho thấy xuất hiện điểm tan vỡ của nhiều vấn đề tiềm ẩn, không chỉ là từ dịch bệnh, mà còn cả những điều âm ỉ trong lòng cuộc sống lâu nay.
Ngay trong đêm, khi người dân Hà Nội xao xuyến hỏi nhau về tin tức, đang lan đi đến mức chóng mặt, thì cũng lúc đó, các siêu thị, hàng buôn cũng bắt đầu đón làn sóng khách hàng mua đồ tích trữ, thậm chí tệ hơn, có cả những cả những gia đình chất đồ lên xe riêng, tháo chạy ra khỏi thành phố với dự đoán sẽ có những vùng cách ly mới hình thành.

Cách tốt nhất để ngăn virus là ko sờ tay lên mặt

Cách tốt nhất để ngăn ngừa virus là ko sờ tay lên mặt
Khi bệnh viêm phổi ở Vũ Hán (còn được gọi là COVID-19) tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, nhiều phương pháp phòng ngừa cũng đã được khuyến cáo, như đeo khẩu trang, rửa tay... Nhưng bạn biết gì không? Một trong những cách dễ nhất để ngăn chặn nó lại là cách khó thực hiện nhất. Sawye nói rằng rửa tay và tránh chạm vào mắt, mũi và miệng sẽ giúp làm chậm dịch bệnh, bởi vì đó là một giải pháp có thể thực hiện được trong khi dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng. "Sức khỏe thể chất nằm trong tay bạn", ông nói.
Thói quen chạm tay vào mặt rất khó thay đổi vì mọi người thậm chí không nhận ra họ đang làm điều đó. (Ảnh minh họa: Getty Images)

10 biện pháp tự bảo vệ tránh coronavirus

10 biện pháp tự bảo vệ tránh coronavirus
Dịch viêm phổi do coronavirus gây ra được xác nhận là có thể truyền từ người sang người, bao gồm những người trong thời gian ủ bệnh không có triệu chứng. Ngoài Trung Quốc đại lục, những trường hợp lây truyền từ người sang người gần đây cũng đã xuất hiện ở Đài Loan và Hoa Kỳ. Trước tình hình ngày càng căng thẳng của dịch bệnh lây lan, số người đeo khẩu trang cũng ngày một tăng lên. Vậy bạn nên làm thế nào để tự bảo vệ bản thân mình trong đại dịch này? 10 cách sau đây sẽ giúp bạn ngăn chặn khỏi sự xâm nhập của coronavirus:

Một cặp vợ chồng Trung quốc đeo khẩu trang trong dịp lễ tết năm mới ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 26/01/2020. (Kevin Frayer/Getty Images)

Hồng Nhung và chuyện Thông minh giết người

Nguyên nhân hành xử của những kẻ "Thông minh giết người" như trong bài này là bản tính ích kỷ, không nghĩ gì đến cộng đồng nhưng thích khoe mẽ hơn người. Động cơ của họ là né tránh không muốn bị cách ly. Do đó các thiết chế của một xã hội vận hành tốt không chỉ dựa trên ý thức đạo đức của người dân, mà phải dựa chủ yếu vào việc ban hành và thực thi các quy định, các đạo luật một cách đúng đắn và hiệu quả để ngăn ngừa được những tình huống như thế. Trong những trường hợp này, nếu chính quyền quy định một cách chặt chẽ hơn, kín kẽ hơn về vấn đề kiểm soát nhập cảnh, thì làm sao có chuyện họ xuất phát hoặc đi ngang qua vùng dịch rồi bay vòng vèo qua các thành phố khác hoặc nước khác để xâm nhập vào Việt Nam mà tránh được sự kiểm soát và cách ly bắt buộc. Đáng tiếc là, thay vì tập trung vào việc ngăn chặn, xử phạt kẻ gian dối để làm gương cho những trường hợp khác, chính quyền lại tập trung vào việc xử phạt những người đưa lên mạng các thông tin được cho là chưa hay không chính xác, gây hoang mang cho xã hội, trong khi về lý việc đưa những thông tin như thế là quyền tự do ngôn luận của người dân căn cứ theo thông tin họ nắm được. Trong xã hội thượng tôn pháp luật, người dân có quyền đưa tin tùy ý trên trang cá nhân, trừ một số tin đặc thù như kích động bạo lực hay tình dục. Nếu người đưa tin có đủ uy tín, đủ tri thức, thông tin có tính thuyết phục thì sẽ tác động được đến người tiếp nhận tin, góp phần làm cho xã hội tốt hơn. Trong trường hợp ngược lại, đưa tin sai thì người đọc sẽ tẩy chay, trang mạng đó sẽ bị đào thải. Đây là cơ chế dân chủ trong tự do ngôn luận. Hiện nay trình độ quản lý xã hội và con người của chính quyền rất kém, do đó chính quyền phải dùng công cụ bạo lực trấn áp, rất phi dân chủ. Nguyên nhân là xã hội không có tiếng nói phản biện để giúp chính quyền xây dựng được và thực thi có hiệu quả các đạo luật văn minh, hiện đại...
Thông minh giết người
fb Vũ Kim Hạnh 7-3-3030 - Khuya hôm qua, 7/3/2020, người bạn tôi sống ở Hà Nội gửi qua mạng cho tôi hình ảnh những hộ dân ở khu phố Trúc Bạch gần nhà cô Hồng Nhung đang kéo va li thoát thân khỏi vùng sắp bị cách ly. Và nhắn: Quá khủng khiếp chị ạ, họ chạy thoát nhưng nếu có ai đó đã nhiễm, thì sẽ lây lan, tán phát dịch bệnh tới đâu nữa, vô phương kiểm sóat luôn.
Tối 6/3, thông tin một cô gái sống tại phố Trúc Bạch, Hà Nội có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 gây xôn xao dư luận. Rất nhanh sau đó, danh tính của cô gái đã được tìm ra. Đó là Nguyễn Hồng Nhung sinh năm 1993 có hộ khẩu thường trú tại TP HCM.

Nỗi lo thời “hậu dịch”

“Dịch nào rồi cũng qua, nhưng dịch do đám con nhà giàu (sống bằng tiền của cha mẹ kiếm được bằng hai con đường “Hợp pháp” và “bất chính”) gây ra sẽ là thảm họa lâu dài cho văn hóa Việt“
Nỗi lo thời “hậu dịch”
Nguyễn Như Phong 7-3-2020 - Cứ nhìn hình ảnh này là đủ biết cái “Cô… Nhung” kia từng ăn chơi thác loạn đến thế nào? Và đến bây giờ, khi cô ả con nhà giàu này đang gây họa cho xã hội bằng sự thiếu ý thức, vô cảm với xã hội của mình thì chúng ta đã thấy một thực tế là:
Cô Nguyễn Hồng Nhung, bệnh nhân Covid-19 thứ 17. 
– Việt Nam đang có một lớp thanh niên con nhà giàu, sống bằng tiền của cha mẹ kiếm được bằng hai con đường “Hợp pháp” và “bất chính”… Bọn này sống phè phỡn, ăn chơi đàng điếm và hoàn toàn vô cảm với cộng đồng, vô ý thức chính trị và hành động vô thiên, vô pháp.

TÂM SỰ PHÁO CƯỚI

TÂM SỰ PHÁO CƯỚI
Nguyễn Thùy Dương (fv Nguyễn Thùy Dương)
Ngày 1/3/2020, bầu trời Hà Nội vang lên một loạt những tiếng nổ đì đùng. Nguyên con đường Sóc Sơn tan tác một màu đỏ. Mọi người hết sức hoang mang, cứ ngỡ Trung đoàn Cảnh sát Cơ Động lại nổ súng đâu đó y như đêm 9/1 vừa rồi. Một không khí lo sợ tột độ.
Lòng con Nở đang như lửa đốt. Chả là thằng Phèo - chồng nó đi đâu ở xóm bên chưa về. Nếu mà xảy ra tình trạng như hôm 9/1 thì biết đâu lần này lão Bá Kiến lại sai thằng Phèo đi lấy đất của người ta, rồi lại chết oan uổng lúc nào không hay như 3 thằng đệ tử của lão hôm đó thì khổ. Nghĩ vậy, Nở lấy hết can đảm, bịt hai cái lỗ tai, ngồi thụp xuống cánh cửa, nhẹ nhàng mở ra rồi lộn một vòng ra ngoài đường. Trước đây thị ta cũng xem một vài phim hành động nên nhanh như cắt, mụ bay qua nép vào bờ tường bên này lấp ló quan sát rồi lại phóng nép vào bờ tường bên kia, tâm lý cực kì căng thẳng, mắt tập trung ngó về phía trước chỗ ngôi nhà tụ tập hàng trăm người cùng đoàn xe ô tô sang trọng đỗ đầy hai bên đường, tiếng nổ lúc này vẫn còn rền vang phía bên trong.

Lê Duẩn từ 1973 đã lo bị 'Mao tấn công'

Ông Radchenko cho rằng thắng lợi trong Cuộc chiến Việt Nam chỉ là chiến thắng vô ích (Pyrrhic victory), ít ra là cho Moscow. Ông cũng cảnh báo sự can dự của Moscow ngày nay tại Syria, giống như chiến tranh ở Việt Nam, dễ gây ra hậu quả lâu dài tai hại cho nước Nga.
Lê Duẩn từ 1973 đã lo bị 'Mao tấn công'
Một nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff cho rằng Leonid Brezhnev đồng ý giúp Hà Nội 'chống lại Trung Quốc' từ chuyến thăm của TBT Lê Duẩn sang Moscow năm 1973. Trong bài 'Why Were the Russians in Vietnam?' (Vì sao người Nga có mặt ở Việt Nam?) trên New York Times ̣(27/03/2018), Giáo sư Sergey Radchenko đã đánh giá lại quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh Việt Nam, dựa trên các tài liệu tiếng Nga thời Xô Viết.

Nikita Khrushchev, TBT Đảng Cộng sản Liên Xô, ban đầu chỉ coi vấn đề Việt Nam hoàn toàn có tính ngoại vi, là thứ yếu so với quan hệ Xô - Trung. Thậm chí, Khrushchev còn không tin tưởng ban lãnh đạo Bắc Việt và nói trong số họ có những kẻ 'lai Tàu' (nguyên văn là một từ miệt thị Chinese half-breeds). Nhưng sang thời Leonid Brezhnev, vị thế của Hà Nội được coi trọng hơn.