Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

VN đủ năng lực đón 2 vạn người về “tránh dịch”?

Việt Nam có đủ năng lực để đón 20000 người từ vùng dịch về “tránh dịch”?
Cao Nguyên 2020-02-28 Truyền thông trong nước hôm 27/2 loan tin số lượng người từ Hàn Quốc đổ về “tránh dịch” ngày càng đông nên hiện đang có tình trạng ùn ứ tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cho biết hiện lượng người về từ Hàn Quốc rất đông, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.500 người nhập cảnh qua Nội Bài, trong khi khả năng tiếp nhận của khu cách ly tập trung ở Hà Nội có hạn, dẫn đến việc quá tải ở sân bay và các cơ sở cách ly.

Khu vực cách ly tại bệnh viện Công an Hà Nội
Tại tỉnh Khánh Hoà, tờ Tuổi Trẻ online dẫn lời bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, giám đốc Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, cho biết ba ngày vừa qua, lượng người từ Hàn Quốc đổ về sân bay Cam Ranh ngày một tăng.
Đến ngày 27/2, sân bay Cam Ranh có 3 phòng cách ly có sức chứa tối đa 100 người. Tuy nhiên, số người phải cách ly hiện khoảng 200 người.

Quyền tấn công của chủ nhà Mỹ khi thấy kẻ đột nhập

Quyền tấn công của chủ nhà Mỹ khi phát hiện kẻ đột nhập
Nhà riêng ở Mỹ được ví như lâu đài vì thế bất khả xâm phạm, gia chủ có quyền sử dụng vũ lực. Theo Thoughtco, nguyên tắc lâu đài ("Castle doctrine") hay còn gọi là luật tự vệ tại nơi ở là nguyên tắc pháp lý bắt nguồn từ truyền thống pháp luật của Thông luật Anh. Theo nguyên tắc này, nhà riêng của một người được ví như "lâu đài" (lãnh thổ bất khả xâm phạm) của người đó nên họ có quyền sử dụng vũ lực hợp lý (kể cả gây chết người) để bảo vệ bản thân khỏi kẻ đột nhập mà không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Image result for "Castle doctrine"
Dù mỗi bang quy định việc này khác nhau song đa số đều đặt ra những yêu cầu cơ bản với người muốn được bào chữa bằng "nguyên tắc lâu đài": Bị cáo phải ở trong nhà khi bị tấn công: Ngôi nhà phải là nơi sinh hoạt thường xuyên của bị cáo, có thể là nhà cố định hoặc di động. Chủ nhà không được dùng vũ lực gây chết người kể cả khi đứng trên khoảnh sân trước nhà.

Choáng mặt với tốc độ lây lan của virus Corona

Choáng mặt với tốc độ lây lan của virus Corona
Covid-19 đã lan ra 60 quốc gia, vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc. Thật là khủng khiếp. Đến bao giờ nó mới là đỉnh điểm? Đến bao giờ mới chấm dứt?
Theo báo cáo của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, tính đến 8 giờ ngày 29-2 trên thế giới đã ghi nhận ca mắc viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (Covid-19) tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Có thể nhân dịch bệnh COVID-19 để ‘thoát Trung’?

Trong bài này có ý kiến thống nhất của một loạt nhà kinh tế tên tuổi là ‘thoát Trung’. Tôi tin là họ nói cho vui thôi chứ bản thân họ biết với chính thể này, với những nhà lãnh đạo này thì đất nước không bao giờ ‘thoát Trung’ được.
Kinh tế Việt Nam có thể nhân dịch bệnh COVID-19 để ‘thoát Trung’?
RFA 2020-02-26 - Cho đến nay, tôi chưa thấy có một đề án về tái cơ cấu và đa phương hóa, đa dạng hóa mà công việc đó hiện nay là Bộ Công thương đang chịu trách nhiệm chủ trì về việc tìm kiếm thị trường mới. Các doanh nghiệp cũng đang rất nỗ lực. Nếu mà xây dựng một phương án tổng thể thì cần phải có Thủ tướng chỉ đạo và có sự tham gia của các bộ, các viện và các ngành -Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Công nhân Việt Nam làm việc tại nhà máy
 sản xuất xe hơi Ford ở tỉnh Hải Dương.
Cơ hội thoát Trung
Trong một cuộc phỏng vấn với Trí Thứ Trẻ liên quan tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam, được đăng tải vào hôm 19/2, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh-Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân nhận định rằng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng ngay tức thì vì là quốc gia láng giềng với Trung Quốc và khi hai nước có tổng xuất nhập khẩu lên đến khoảng 450 tỷ đô la Mỹ (USD).

Để râu hay ko để râu? Câu hỏi trong mùa corona

Để râu hay ko để râu? Câu hỏi trong mùa dịch cúm
Mộc Trà • 28/02/20 Trong bối cảnh dịch cúm Coronavirus đang hoành hành khắp thế giới, khẩu trang là một “tấm khiên” đắc lực giúp mỗi người có thể tự bảo vệ bản thân mình. Tuy nhiên, khi nói đến việc làm sao để đeo khẩu trang đúng cách và hiệu quả, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã có một số lưu ý bất ngờ về việc... để râu.

Việc để râu của phái nam cũng là một vấn đề 
cần chú ý trong mùa dịch Covid-19. (Ảnh: CDC)
Các kiểu râu và hiệu quả của khẩu trang. (Ảnh: CDC)
Theo CDC, một chiếc khẩu trang ít nhất phải che được mũi, miệng và có tác dụng bảo vệ người đeo chống lại các hạt (các tác nhân truyền nhiễm). Tuy nhiên, ngoài nơi làm việc và chỗ đông người, CDC không khuyến nghị người dùng sử dụng khẩu trang thường xuyên.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Tôi bị khuyên không viết Facebook nữa

PGS. TS luật Ngô Huy Cương là giảng viên cao cấp Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội.

Tôi bị khuyên không viết Facebook nữa
Ngô Huy Cương 27-2-2020 Tôi vốn không thích facebook từ trước, nhưng nay tôi ý thức được nó là một phương tiện quan trọng giúp cho người dân nói lên được tiếng nói của mình, đấu tranh với những thói hư tật xấu trong xã hội, kể cả thói hư tật xấu của chính mình. Thử hỏi nếu không có facebook, mạng xã hội khác, thì người dân thực hiện “quyền làm chủ tập thể”, “quyền dân chủ Xã hội chủ nghĩa”, quyền giám sát đối với bộ máy nhà nước và cán bộ công chức như thế nào?
Ảnh: FB tác giả
“Mặc mẹ chúng nó, viết làm gì cho mệt người ra, đi chơi cho sướng!” – một vài người bạn khuyên tôi. “Thôi không viết nữa! Viết thế người ta ghét cho à!” – người nhà tôi khuyên.

Số người nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tăng vọt...

Số người nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tăng vọt lên gần 1.800, dự đoán sẽ lên tới 10.000
Trong ngày hôm nay 27/2, Hàn Quốc ghi nhận thêm tổng cộng 505 ca nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19), tăng mạnh nhất kể từ khi dịch bùng phát ở nước này. Ngân hàng JPMorgan Chase dự đoán 10.000 người tại Hàn Quốc có thể nhiễm virus corona chủng mới khi dịch bệnh lên đến đỉnh điểm vào tháng tới.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc tăng mạnh. (Ảnh: Getty)
Yonhap dẫn số liệu từ Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết, chiều nay số ca nhiễm mới Covid-19 ở nước này tăng thêm 171 ca, nâng tổng số người nhiễm virus corona ở đây lên 1.766 ca. Số ca tử vong vì virus corona tại Hàn Quốc tính đến thời điểm hiện tại là 13 người.

Anh lên kịch bản xấu nhất: 500.000 người tử vong

Anh lên kịch bản xấu nhất: 80% dân số Anh nhiễm Covid-19, 500.000 người tử vong
Trước tình trạng Covid-19 bùng phát mạnh ở châu Âu, ngày 26/2, chính phủ Anh đã công bố một báo cáo với tên “Covid-19: Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra”. Báo cáo ước tính khi Covid-19 lây lan tại Anh, trong trường hợp xấu nhất có thể khiến 80% dân số Anh nhiễm dịch và 500.000 người tử vong. Bộ trưởng Bộ Y tế Anh, ông Matt Hancock tuyên bố rằng các công dân Anh tình nguyện cách ly tại nhà sẽ được hưởng lương nghỉ ốm trong thời gian cách ly.

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson ký tên vào cuốn sổ chia buồn trong chuyến thăm Hội Đồng Nhân Dân Thurrock ở Thurrock, Đông London ngày 28 tháng 10, 2019. (Stefan Rousseau/POOL/AFP via Getty Images)

Nhật Bản đóng cửa tất cả trường học đến tháng 4

Thủ tướng Nhật Bản lệnh đóng cửa tất cả trường học đến tháng 4
27/02/20 17:58 - Tất cả các trường học ở Nhật Bản được yêu cầu cho học sinh nghỉ học hơn 1 tháng để phòng dịch Covid-19. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã yêu cầu tất cả các trường tiểu học và trung học của nước này đóng cửa từ ngày 2/3 đến hết kỳ nghỉ Xuân, vào đầu tháng 4. "Thời điểm 1-2 tuần tới rất quan trọng. Chính phủ đặt vấn đề sức khỏe và sự an toàn của trẻ em lên hàng đầu," ông Abe nói trong cuộc họp nội các chính phủ chiều ngày 27/2, theo Japan Times.

Học sinh tiểu học tại quận Ebisu, thành phố Tokyo. (Ảnh: Getty.)
Thông báo bất ngờ của ông Abe đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang có hơn 200 người nhiễm Covid-19, chưa kể hơn 700 người nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Pricess ở ngoài khơi nước này.

Chửi Hàn

Đám chửi này là một đội quân hùng hậu chỉ có làm hai việc: 1/ Khen đại giáo chủ hết lời, khen kiểu anh Ba, anh Tư… bận việc nước việc nhà, vậy mà còn phải “tự cầm cu đi đái” thương cho anh quá … 2/ Chửi mạt sát tất cả những ai dám nói ngược lại lời đại giáo chủ.
Chửi Hàn
fb Trần Thái Hòa 02/26/20 - Nguyên đám có logo cờ đỏ, giành bổng lộc của dân, nhảy vào đủ tất cả các diễn đàn, chửi dân Hàn thậm tệ bằng tiếng Anh, tiếng Việt và cả bằng tiếng Hàn Google Translate. Nguyên nhân thì từ một người Hàn bị cách li phát biểu hơi thô nhưng không sai, họ nói nhiều nhưng đại loại đa phần người Việt đi làm thuê như đầy tớ Osin cho dân Hàn (đúng), họ nói 30% GDP của Việt Nam là từ SamSung của Hàn Quốc mà ra cũng đúng …
Nếu có tự trọng dân tộc thì đừng nên làm đầy tớ cho ngoại bang. Nếu có lòng tự trọng thì khi có đại dịch, có quyền tự đóng cửa biên giới mà không cần phải đi xin phép ai, lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa đang bị giặc ngoại xâm cướp. Nếu có lòng tự trọng dân tộc thì hãy tìm cách đưa đất nước phát triển thành top 5 top 10 kinh tế của thế giới, thì đó mới là điều đáng làm.

Người Việt trong nhóm hành xử xấu nhất thế giới

Đồng ý với bài này. Người Việt hành xử rất kém văn hóa. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dòng họ nhà tôi hàng chục thế hệ cũng sống ở ngay quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, có nhà thờ tổ và hàng chục nhà thờ của các chi nhánh. Ông bà tôi có ngôi biệt thự lớn nhất phía Nam Hà Nội với hàng nghìn m2 đất. Nhà tôi đang ở được xây từ thế kỷ 19 tức cách đây hơn 100 năm. Bản thân tôi còn có gần 20 năm sống ở đất Âu Mỹ. Với lịch sử như thế, tôi vẫn phải nói thật là rất buồn khi thấy văn hóa người Việt bây giờ thua xa thời trước chưa nói tới so với các nước văn minh phương Tây. Ra khỏi nhà là thấy buồn vì rác rưởi và bẩn thỉu khắp nơi. Lên xe buýt thì thấy 80% nhân viên cư xử lỗ mãng, đụng chút là quát mắng hành khách. Hỏi đường thì nhiều người không trả lời hoặc không biết nhưng vẫn chỉ lung tung; hỏi xe ôm thì gần như 100% không muốn giúp đỡ mà chỉ muốn người hỏi trả tiền để họ đưa đến đó dù điểm đến có thể chỉ cách vài trăm mét. Đến trung tâm thể thao thì thấy người ta ăn uống xong vứt nylon gói xôi, vỏ hộp sữa, hộp bánh bất cứ chỗ nào, thường xuyên nhổ nước bọt ra sàn nhà. Vòi tắm nước nóng nước lạnh cứ cho chảy thoải mái dù chưa dùng. 100% phương tiện lưu thông không có khái niệm nhường đường cho người đi bộ... Kể ra thì nhiều lắm. Nhưng nói ra chẳng thay đổi được gì, nhiều khi lại nhận họa về mình. Do đó cách sống của tôi là chỉ giao lưu với những người cùng quan niệm, cách sống với mình và hạn chế việc tiếp xúc không cần thiết với xã hội. Mọi việc chủ động lo cho mình tới mức tối đa, không cần đến xã hội. Ví dụ chỉ mua hàng trong siêu thị hoặc vài người bán hàng quen biết; cả đời gần như không dùng xe ôm; hiếm khi dùng taxi; hạn chế ăn ngoài; không tham gia các hội bạn bè, cơ quan hay dòng tộc... 
Microsoft: Người Việt trên mạng trong nhóm hành xử xấu xí nhất thế giới
26/02/2020 Khánh An-VOA - Những người hay đưa ra ý kiến phản biện hoặc những bài viết phản biện trên mạng luôn là nạn nhân của những hành vi “kém văn minh”. “Tất cả những phản biện đó, theo mình, là giá trị của văn minh. Nhưng có một đạo quân mà người ta gọi là ‘dư luận viên’, đạo quân này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, ngay cả để bảo vệ cho một ca sĩ thôi”.

Giới trẻ "lướt mạng" trong một quán cà phê ở Hà Nội.
Hãng
công nghệ khổng lồ Microsoft vừa đưa ra một khảo sát cho thấy cư dân mạng  Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước có lối hành xử kém văn minh nhất thế giới. Trong bảng kết quả khảo sát về Chỉ số văn minh trên không gian mạng (DCI) năm 2019 do Microsoft vừa công bố nhân ngày Safer Internet Day, Việt Nam đứng thứ 21 trong số 25 quốc gia được khảo sát khi người sử dụng mạng phải đối diện với nhiều rủi ro do những hành vi kém văn minh gây ra.

Chạy đua với thời gian ngăn nCoV lây lan toàn cầu

Chạy đua với thời gian ngăn nCoV lây lan toàn cầu
Chạy đua với thời gian ngăn nCoV thành đại dịch. Cuộc chiến chống Covid-19 của Trung Quốc đã cho thế giới có thêm thời gian để chuẩn bị, nhưng có thể vẫn không ngăn nổi nCoV lây lan toàn cầu. "Thời gian còn quý hơn vàng trong cuộc chiến với dịch bệnh này. Với Covid-19, mỗi ngày trôi qua đều có thể tạo ra sự khác biệt", tiến sĩ Aylward cho hay. Nancy Foster, phó chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện Mỹ, cho rằng nếu dịch Covid-19 lây lan trên toàn cầu, mọi người đều có khả năng lây nhiễm nó. 

Dòng người đeo khẩu trang đi trên phố ở quận
 Chuo, Tokyo, Nhật Bản sáng 20/2. Ảnh: AP.
Kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đầu tháng 12/2019, Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát dịch: hạn chế đi lại, thiết lập những khu cách ly lớn và phong tỏa hoàn toàn nhiều thành phố. Không chỉ giúp giảm tốc độ lây lan của dịch ở Trung Quốc, những biện pháp này còn giúp thế giới có thêm khoảng thời gian quý giá để chuẩn bị cho đợt bùng phát có thể xảy ra trên toàn cầu.

Sự nhân ái đã thay đổi số phận nhiều người

Sự nhân ái đã thay đổi số phận của nhiều người
Xuân Trường • 27/02/20 - Sau vụ tấn công Trân Châu Cảng, chính phủ Mỹ đã ban hành một sắc lệnh áp đặt lên những người Mỹ gốc Nhật đang sinh sống tại quốc gia này, điều đó khiến nhiều người phải bỏ lại tài sản để đến các trại tập trung. Nhưng cũng nhờ nó, một 'nhân cách Mỹ' đã toát lên làm thay đổi số phận của nhiều người. Dưới đây là câu chuyện về một người đàn ông Mỹ đã dám từ bỏ công việc của một thanh tra nông nghiệp để trở thành người hùng chở che cho những người hàng xóm của ông gặp hoạn nạn vào thời loạn ly trong Thế chiến...
Sắc lệnh thời chiến
8 giờ sáng ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công phủ đầu căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng trên đảo Oahu (Hawaii) khiến hơn 2.400 lính Mỹ tử trận cùng nhiều tàu chiến và máy bay bị phá hủy. Một ngày sau, ngày 8/12/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã gọi đó là ngày Ô nhục và đọc Tuyên cáo chiến tranh, chính thức công bố Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản. 

Dịch bệnh là khủng hoảng lớn nhất đối với Tập Cận Bình

Truyền thông Đức: Dịch bệnh là khủng hoảng lớn nhất đối với ông Tập Cận Bình
Mặc dù dịch bệnh là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt kể từ khi nhậm chức, nhưng tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh vẫn chưa hạ gục được ông. Các nhà lãnh đạo cao cấp trong đảng, đặc biệt là những người phản đối ông Tập Cận Bình, đã không dám và không thể tận dụng sự bất mãn trong xã hội để cộng hưởng phản đối chống lại ông. Có thể nói trong đảng chưa có một ai dám làm vậy. Nhiều quan chức có thể đang âm thầm chuẩn bị rời chiếc thuyền đắm bỏ chạy, nhưng không ai muốn làm người đầu tiên công khai phản đối và đều chỉ muốn "ngồi tạm để quá giang". Đây là tình hình hiện tại.

Thời báo Deutsche Welle đã đăng một bài bình luận nói rằng: Đấu tranh là triết lý hành động của ĐCSTQ. Sau khi dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, mặc dù ngoại giới không rõ nó sẽ gây ra các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong giới cầm quyền như thế nào, nhưng chắc chắn việc đấu tranh quyền lực là có tồn tại...

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Tiền nhiều để làm gì?

Tiền nhiều để làm gì?
Đỗ Duy Ngọc 26-2-2020 - Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch của tập đoàn cà phê Trung Nguyên, khi ra toà để ly dị vợ và phân chia tài sản có nói một câu mà sau đó nhiều người hay nhắc lại: Tiền nhiều để làm gì?
Trong hình ảnh có thể có: nhà chọc trời và ngoài trời
Tiền vung vãi
Ừ! Tiền nhiều để làm gì khi gia đình tan vỡ, vợ tố chồng giữa toà án, chồng đay nghiến vợ trên truyền thông. Nhiều tiền chưa hẳn là hạnh phúc. Đúng là khi nghèo khổ, cơ cực, người ta mong ước có tiền, nhưng đến một lúc nào đó, tiền không phải là tất cả.

Thằng Bất Hảo

Thằng Bất Hảo
Tưởng Năng Tiến – Nhiều người cho rằng, Cambodia đã đi trước Việt Nam một bậc về mặt dân chủ, rằng xã hội dân sự đã nở hoa, rằng quốc gia này sẽ là người tiên phong của vùng Đông Dương về tự do, dân chủ và sự phát triển kinh tế – kinh trị. Vài năm sau, chúng ta bắt đầu khóc than về một nền dân chủ kiệt sức và hấp hối. Điều gì đã xảy ra? - Nguyễn Quốc Tấn Trung

Bởi tính hà tiện (và cũng vì thói quen luôn thức sớm) tôi hay rời Bangkok lúc trời còn tối, và đến Phnom Penh khi vừa sáng bạch. Chuyến bay đầu ngày bao giờ cũng rẻ, ít ra thì cũng rẻ hơn được năm/bẩy Mỹ Kim. Đỡ được đồng nào hay đồng đó.

Kinh tế: Hậu quả từ cơn khủng hoảng coronavirus?

Kinh tế thế giới và VN: Rút ra được gì từ cơn khủng hoảng coronavirus?
Mạnh Kim - Diễn biến dịch cúm Vũ Hán ngày càng nghiêm trọng và đang tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế thật sự. Một hiệu ứng “chết chùm” đang xảy ra. Làm sao thoát khỏi?

Hơn 76.000 người tại ít nhất 27 quốc gia đang nhiễm coronavirus. Con số này không chỉ là một thống kê liên quan lĩnh vực y tế. Nó cho thấy một cuộc khủng hoảng dây chuyền đang diễn ra. Một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề là hàng không. The Guardian (23-2-2020) cho biết, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo tình trạng hành khách tụt giảm có thể khiến công nghiệp hàng không mất 29,3 tỷ USD trong năm nay. 

Cảnh báo: Covid-19 có thể trở thành ‘bệnh X’ đầu tiên

Chuyên gia cảnh báo: Covid-19 có thể trở thành ‘bệnh X’ đầu tiên
Một số chuyên gia về virus đã chỉ ra rằng các triệu chứng của Covid-19 phù hợp với các triệu chứng của "bệnh X" được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán vào năm 2018, tức một mầm bệnh không rõ nguồn gốc gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu.
Chuyên gia Koopmans cảnh báo Covid-19
 có thể trở thành "bệnh X" đầu tiên.
Năm 2018, WHO đã sửa lại "Kế hoạch chi tiết phòng ngừa dịch bệnh ưu tiên", trong đó liệt kê 9 loại bệnh cần cảnh giác, bao gồm Ebola, Zika, v.v., dựa trên khả năng lây nhiễm tiềm ẩn hoặc những sơ hở trong phòng chống dịch bệnh. Xếp thứ 9 trong danh sách này là một "bệnh X", đại diện cho một "mầm bệnh không rõ nguồn gốc gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên toàn cầu”.

Nhìn COVID ở Hàn, VN bớt ‘phấn khởi, lạc quan’?

Nhìn COVID-19 ở Nam Hàn, Việt Nam sẽ bớt ‘phấn khởi, lạc quan’?
25/02/2020 Trân Văn - 
Nên xem diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (COVID-19) gây ra tại Nam Hàn là hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, đặc biệt là khi có nhiều biểu hiện cho thấy hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam nghiêng về những yếu tố nặng tính… thành tích!
Tại một trung tâm y tế ở Daegu, Nam Hàn, 24 tháng Hai.
Cách nay năm ngày, Nam Hàn cho biết, tính đến 9 giờ sáng ngày 18 tháng 2 (hai tháng sau khi viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 trở thành một loại dịch đe dọa toàn cầu), quốc gia này chỉ có 31 người nhiễm COVID -19 (1). Tuy nhiên 4 giờ chiều ngày hôm sau (19 tháng 2), số người nhiễm COVID-19 đã tăng lên 51, trong 20 ca nhiễm mới có 18 người cư trú tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang (2). Cũng kể từ đó, số người nhiễm COVID-19 tại Nam Hàn tăng không ngừng. Tính tới 4 giờ chiều ngày 23 tháng 2, số người nhiễm COVID-19 đã là 602 người (3). So với ngày 18 tháng 2, chỉ trong vòng năm ngày, số người nhiễm COVID-19 tăng 19,5 lần và đã có năm người thiệt mạng!

Covid-19 và những biến số khó lường

Khi Peter Navaro viết cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc”, chắc ông không biết có ngày Vũ Hán bị Covid-19 biến thành tử địa. Nay người dân Vũ Hán và các nơi khác ở Trung Quốc đang trở thành nạn nhân của Covid-19. Đó là điều mà Bắc Kinh tự chuốc lấy khi để dịch mới bùng phát và biến thành khủng hoảng lớn. Với ý nghĩa đó, Covid-19 có “công lớn” làm cho người dân Trung Quốc đang tỉnh ngộ. Đó là bước ngoặt khi “phẫn nộ vượt qua sợ hãi”, khi bác sỹ Lý Văn Lượng đã nói lên một sự thật đơn giản trước khi chết: “Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói”.
Covid-19 và những biến số khó lường 
“Một xã hội lành mạnh không nên chỉ 
có một tiếng nói” (Bs Lý Văn Lượng). 
Nguyễn Quang Dy - Trước giao thừa năm Canh Tý (2020), khi Hà Nội chuẩn bị bắn pháo hoa để tiễn năm cũ (con heo) và đón năm mới (con chuột) thì trời bỗng nổi sấm chớp và mưa rào như giữa mùa hè. Một hiện tượng lạ chưa bao giờ thấy! Dù đó là do biến đổi khí hậu hay Thượng đế báo hiệu điềm gở cho năm mới (như “một năm vi-rút”), biến cố Đồng Tâm gây đổ máu đã được bồi tiếp bằng dịch Vũ Hán gây hoảng loạn, như là “khủng hoảng kép” (double crises). Image result for Covid-19 Tập Cận Bình
Kể từ khi dịch bùng phát tại Vũ Hán cách đây hơn hai tháng, thế giới chỉ biết là Coronavirus, nay gọi là Covid-19. Trung Quốc và thế giới chỉ biết rất ít về vi-rút mới. Trong khi nhiều câu hỏi vẫn chưa được giải đáp, thì vi-rút mới này đã trở thành “yếu tố thay đổi to lớn” làm bộc lộ “gót chân A-Sin” của Trung Quốc. Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn và bước ngoặt mới cho Trung Quốc sau Thiên An Môn, với những biến số khó lường.

Tp HCM lo sợ vỡ trận nếu 1000 người mắc virus corona

Tp HCM lo sợ vỡ trận nếu xảy ra 1000 người mắc virus corona
Hôm nay Tp HCM đã có cuộc họp để nâng cao phòng chống virus corona trong tình hình mới. Hiện đang ngày càng có nhiều quốc gia xuất hiện người nhiễm virus corona. Điều này khiến VN không thể chủ quan vì virus corona có khả năng lây nhiễm nhanh và rất cao. Ông Nguyễn Thành Phong cho biết tổng số giường để điều trị nCoV của TP HCM là 900, nếu số người nhiễm vượt giới hạn đỏ này sẽ bị "vỡ trận".
Kiểm tra y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch nCoV của TP HCM tối 25/2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói diễn biến dịch bệnh đang rất phức tạp, thế giới mỗi ngày càng thêm khiếp sợ. Tâm điểm mới tuần trước là Trung Quốc, bây giờ đã chuyển sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Vì vậy, dù đã đạt được một số kết quả trong chống dịch, các sở ngành không được lơ là.

Ngạo mạn: VN đã thắng mở màn chống Covid-19

Mới chỉ có rất ít người mắc bệnh và mới làm được một chút mà ông PTT đã vội khoe chiến thắng thì quả là vội vàng, thậm chí là ngạo mạn trước các nước khác đang khó khăn như Nhật, Hàn Quốc... và cả TQ. Có câu 30 chưa phải là Tết. Nếu bệnh đột nhiên bùng phát và lan rộng trên cả nước thì sao nhỉ ? Chủ tịch tỉnh ủy thành phố Sài Gòn Nguyễn Thành Phong cho biết Tp.HCM có tổng số giường điều trị nCoV là 900, và nếu số người nhiễm vượt giới hạn đỏ này, thành phố sẽ "vỡ trận". Nếu có khoảng 1.000 người phải điều trị cách ly thì thật sự quá tải đối với thành phố. Chưa kể mỗi ca lây nhiễm cần khoảng 20 ngày điều trị, mỗi ngày cần 12 bác sĩ và điều dưỡng cho một người bệnh. Vậy với 1.000 ca bệnh thì không tìm đâu ra 12.000 bác sĩ, y tá để điều trị. Đây là giới hạn đỏ, vượt qua là vỡ trận ngay". Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam thường giỏi tự khen hơn tổ chức phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Chỉ một ngày sau khi hệ thống truyền thông chính thức giới thiệu bài thơ của một cô giáo ở Gia Lai khen việc phòng chống dịch, Văn phòng Chính phủ đã soạn - phát hành ngay công văn khen lại tác giả và khen thêm chính mình. Nếu đảng, nhà nước, chính phủ và Thủ tướng thật sự có trách nhiệm trong phòng chống dịch COVID – 19 và việc “chỉ đạo, triển khai thực hiện” thật sự có hiệu quả thì tại sao trẻ con phải dùng giấy thay khẩu trang để che mũi, miệng ? Tại sao hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương có thể thi nhau khen một cô giáo làm thơ khen mình nhưng lại cùng làm ngơ khi cả hệ thống y tế lẫn dân chúng loay hoay trong việc thiếu khẩu trang hợp cách và loại hàng hóa đơn giản nhưng hết sức cần thiết này vẫn tiếp tục được gom ở mức nhiều tấn để chuyển sang Trung Quốc? Tại sao đảng, nhà nước, chính phủ và Thủ tướng không chỉ đạo điều tra, tìm giải pháp khắc phục tình trạng trẻ con phải dùng giấy thay khẩu trang mà để Sở GDĐT Nghệ An và Phòng GDĐT huyện Kỳ Sơn thành lập Hội đồng Kỷ luật để “phê bình, nhắc nhở” những người phản ánh sự thật này?..

Phó Thủ tướng: Việt Nam đã chiến thắng mở màn chống Covid-19
25/02/2020 - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, chống dịch Covid-19 như một cuộc chiến, đến thời điểm này chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, dịch Covid-19 còn nhiều phức tạp, Việt Nam mới dành được chiến thắng ở chiến dịch mở màn

Ngoại trưởng Mỹ: TQ che giấu dịch bệnh gây nguy hại

Ngoại trưởng Pompeo: Trung Quốc và Iran che giấu dịch bệnh gây nguy hại cho toàn cầu
Minh Thanh • 26/02/20 - Hôm thứ Ba (25/2), Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo đã chỉ trích hệ thống kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc và Iran cố ý che đậy dịch bệnh Covid-19, và cảnh báo rằng động thái đó sẽ gây hại cho hoạt động chống dịch bệnh trên toàn cầu, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hôm thứ Hai (24/2), AFP đưa tin, theo thông tấn xã ISNA của Iran, Ủy viên Hội đồng Thành phố Qom của Iran, ông Ahmad Amirabadi Farahani đã cáo buộc chính quyền Tehran che giấu tình hình dịch bệnh, bởi vì thành phố này đã có "50 bệnh nhân tử vong”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo
Sau khi kết thúc chuyến đi kéo dài mười ngày, Ngoại trưởng Pompeo đã trao đổi với các phóng viên trong một cuộc họp giao ban thường kỳ tại Tòa nhà Quốc hội vào hôm thứ Ba (25/2). Ông cho biết Bắc Kinh đang che đậy thông tin về Covid-19, vì vậy khiến dịch bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

CÁI GIÁ CỦA SỰ NGẠO MẠN!

Lãnh đạo ngu thì chỉ chết người dân. Ngu quá thể vậy mà lúc nào cũng vỗ ngực tự hào mình "lãnh đạo sáng suốt, tài tình" quá. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo nhưng làm như mèo mửa. Báo cáo thì ngược lại, cái xấu che đậy; toàn tô hồng, thổi phồng thành tích, bốc phép đạt bao nhiều kỳ tích phi thường thế giới chưa làm được, thậm chí lúc nào cũng Việt Nam vô địch.
CÁI GIÁ CỦA SỰ NGẠO MẠN!
fb Ngô Trường An - Mỹ vừa loại VN ra khỏi danh sách những nước đang phát triển. Điều này có nghĩa rằng, Mỹ xem VN là đất nước phát triển ngang hàng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.... Mặc dù bình quân GDP thu nhập đầu người của VN trong năm 2019 là 2.900 USD, trong khi đó Singapore thu nhập gấp 15 lần của ta (44.352 USD), Hàn Quốc 31.791 USD, hơn ta gấp 11 lần.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, văn bản
Những nước phát triển sẽ không nhận được viện trợ, cứu trợ từ Mỹ qua các chính sách: nông nghiệp, ngư nghiệp, y tế, giáo dục, thiên tai... Không được trợ giá, hoặc không được hưởng các khoản thuế ưu đãi trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Tất cả đều phải bình đẳng, vì đều là những nước phát triển như nhau!

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Virus corona: TQ từ Đại nhảy vọt đến Đại thụt lùi

Virus corona : Trung Quốc từ Đại Nhảy Vọt đến Đại Thụt Lùi
25/02/2020 - Trong cơn hoạn nạn lần này, Trung Quốc thực sự chỉ có một người bạn duy nhất là Hun Sen, thủ tướng Cam Bốt. Ông này bị Le Figaro gọi là "một chư hầu của Bắc Kinh". Một điểm tựa duy nhất như vậy làm lộ rõ thế yếu của ngành ngoại giao Trung Quốc. Chưa hết, Covid-19 còn phơi bày ra ánh sáng những bất cập, nếu không muốn nói là những "xấu xa" hay nhược điểm của siêu cường kinh tế thứ nhì trên thế giới mà Trung Quốc từ trước đến nay vẫn che đậy từ hệ thống y tế cho đến các màn kiểm duyệt, che giấu thông tin...
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên trang bìa
 tạp chí L'Express tuần lễ từ 14 đến 21/02/2020. 
Thanh Hà - Covid-19 đẩy cuộc bầu cử Quốc Hội Iran, chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ, phiên tòa tại Luân Đôn xử Julian Assange sáng lập viên WikiLeaks... xuống hàng thứ yếu. Từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên virus corona phủ kín các mặt báo Paris ngày 24/02/2020. Như vết dầu loang, Covid-19 từ Trung Quốc đã tràn sang tới Hàn Quốc, Ý và cả Iran. Nhưng trước hết xin điểm bài xã luận trên Le Figaro.

Xây thêm trạm thu phí trên tuyến tránh BOT Cai Lậy

Xây thêm trạm thu phí trên tuyến tránh BOT Cai Lậy
Trạm thu phí được cho là hút máu dân, từ lâu đã khiến người dân bức xúc. Mới đây Bộ GTVT thống nhất chọn phương án xây thêm trạm thu phí trên tuyến tránh BOT Cai Lậy. Đồng thời tiến hành thu, trạm nào hoàn vốn xong sẽ dỡ bỏ. Trạm thu phí hiện hữu sẽ thực hiện hoàn vốn cho phần tăng cường mặt đường quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang), còn trạm thu phí sắp xây trên tuyến tránh sẽ hoàn vốn cho phần đầu tư, xây dựng tuyến tránh Cai Lậy.

Ngày 25-2, thông tin báo chí, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho hay cơ quan này và các đơn vị có liên quan thống nhất chọn phương án đầu tư thêm trạm thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy để thực hiện hoàn vốn cho dự án BOT Cai Lậy. Như vậy, dự án BOT Cai Lậy (đầu tư xây dựng truyến tránh và tăng cường mặt đường quốc lộ 1) sẽ có hai trạm thu phí, gồm trạm thu phí hiện hữu và trạm thu phí mới sẽ được xây dựng trên tuyến tránh.

Tiếp tục nghi ngờ nguồn gốc của COVID-19

Giới nghiên cứu tiếp tục nghi ngờ về nguồn gốc của COVID-19
25/02/20 - Từ khi dịch “viêm phổi Vũ Hán” (COVID-19) bùng phát tại Trung Quốc, đã lây lan ra hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, nhưng nguồn gốc của virus đến nay vẫn chưa có kết luận. Tờ New York Post gần đây đã tuyên bố rằng mọi người không nên tin Trung Quốc về nguồn gốc của Coronavirus, trong khi đó một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện khoa học Trung Quốc mới đây cũng nhận định rằng chợ hải sản Hoa Nam không phải là nơi bắt nguồn của dịch viêm phổi COVID-19. 

Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét của 
SARS-CoV-2 (màu vàng). (Ảnh: Wikipedia)
Tờ New York Post cuối tuần qua đưa thông tin tuyên bố rằng mọi người không nên tin Trung Quốc về nguồn gốc của virus Corona, đồng thời chỉ ra các chi tiết và đăt nghi vấn virus này có thể đến từ phòng thí nghiệm sinh học của Trung Quốc. Tờ New York Post đưa tin rằng lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã nói về sự cần thiết phải tăng cường an toàn sinh học tại các phòng thí nghiệm do những lo ngại về an ninh quốc gia.

"Virus Corona sẽ lây nhiễm cho 70% nhân loại"

Nhà khoa học từ Đại học Harvard: Virus Corona sẽ lây nhiễm cho 70% nhân loại
Nhà nghiên cứu dịch tễ học của Đại học Harvard, ông Marc Lipsitch, dự đoán sự lây lan của virus Corona "cuối cùng sẽ không thể ngăn chặn được" và trong vòng một năm, virus này sẽ lây nhiễm cho khoảng 40% đến 70% nhân loại, theo tin từ The Atlantic. Tuy vậy cũng đừng quá hoảng sợ. Nhà nghiên cứu này chỉ ra rằng nhiều người trong số những người bị lây nhiễm sẽ bị bệnh nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng gì, như đã thấy trước đó với nhiều người có xét nghiệm dương tính với virus này.

Sân trường Đại học Harvard. (Ảnh: Wikipedia)
Ông cho rằng đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng khiến dịch bệnh này không thể ngăn chặn được. Các chủng virus như SARS, MERS và cúm gia cầm có thể ngăn chặn được một phần là do những bệnh này chuyển biến nặng và có tỷ lệ tử vong cao hơn. Nói cách khác, nếu một người bị nhiễm virus SARS, rất có thể là người đó không ra khỏi nhà. Nhưng vì Virus Corona, hay tên chính thức là COVID-19, có thể không làm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, hoặc triệu chứng rất nhẹ, nên có nhiều khả năng người nhiễm sẽ đi lại sinh hoạt như bình thường. Điều này khiến người ta khó theo dõi và ngăn chặn bệnh hơn. 

Cập nhật Covid-19: Virus “đang gõ cửa nhà bạn”

Cập nhật tình hình Covid-19: Virus “đang gõ cửa nhà bạn”
25/02/20 - Chỉ trong vài ngày, số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 ngày Đại Lục đã tăng vọt. Reuters đưa tin: vào ngày 25/2, chính quyền Hồng Kông đã thông báo kéo dài thời gian nghỉ học đến ít nhất là ngày 20/4 để kiềm chế sự lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus Corona (SARS-CoV-2 ) gây ra, trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng mạnh mẽ ngoài Trung Quốc. Ngày 24/2, quan chức thành phố Vũ Hán đã tuyên bố nới lỏng các biện pháp phong tỏa, nhưng họ đã rút lại tuyên bố này chỉ sau chưa đầy 4 tiếng đồng hồ. 
Việt Nam - Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao lập tức thông báo cho Hàn Quốc và các nước đang có dịch biện pháp phòng ngừa của Việt Nam: "dừng nhập cảnh người đến hoặc đi qua vùng có dịch của Hàn Quốc và của các nước khác", trong bối cảnh Covid-19 bùng phát ngoài Đại Lục - tại Nhật Bản, Iran, Italy, và đặc biệt tại Hàn Quốc. Những người nhập cảnh đến Việt Nam vì mục đích công vụ hoặc trường hợp đặc biệt sẽ phải khai báo y tế và cách ly tập trung 14 ngày.

Thật khó tìm được lãnh đạo có bản lĩnh!

Nghèo đi đôi với hèn quả không sai. Dân mình thì chúng nó tống vào khu doanh trại cách ly còn đối với bọn Hàn thì vâng dạ nghe chúng đòi hỏi hết thứ này thứ nọ rồi quyết liệt phục vụ chúng. Bí thư Đà Nẵng là thằng bạn học phổ thông với mình, nên mình quá hiểu; vào Đà Nẵng mấy năm chẳng làm được gì cho dân, bị dân khinh bỉ quá trời nên đành chấp nhận chờ hết khóa thì về hưu. Buồn cho tư cách đám lãnh đạo thời nay. Nghe nói tiêu chuẩn ăn của "bạn" TQ ở khu vực cách ly là 150.000đ/ngày (do ngân sách địa phương chi trả), trong khi của người lao động VN về nước phải chịu cách ly chỉ 40-60.000 đ/ ngày. Số phận sinh ra làm dân đen thời XHCN thổ tả thì đành phải chịu vậy thôi. Buồn và Nhục.
Thật khó tìm được lãnh đạo có bản lĩnh!
fb Nguyễn Ngọc Chu 24-2-2020
1. Vừa khen ông Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mạnh mẽ vì ra lệnh cách ly 14 ngày toàn bộ 80 hành khách đến từ vùng dịch bệnh Daegu Hàn Quốc, thì phải thất vọng đến ngao ngán.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, giày và ngoài trời
2. Số là chuyến bay chở 80 khách từ Daegu Hàn Quốc đến Đà Nẵng 10h43 sáng nay, thì 58 người Việt Nam được chuyển vào khu cách ly quân đội, khách nước ngoài được chuyển đến Bệnh viện Phổi, còn Phi hành đoàn cách ly tại Bệnh viện 199 (Bộ Công an). Nhưng 20 khách Hàn Quốc chuyển thẳng đến bệnh viện Phổi lại không chịu vào vùng cách ly. Như Vnexpress (24/2/2020, Khách Hàn Quốc không muốn vào khu cách ly) cho biết thì:

“Phi thường lắm” – Không thể tiêu hóa được

Mình rất ghét những kẻ xu nịnh, bưng bô... Mình thường gọi chúng là đám đại đại bồi bút. Trước đây chúng chủ yếu là những nhà văn, nhà thơ, nhà báo, sau lan dần sang các nhà chính trị, nhà giáo và rồi đến các giáo sư kinh tế thường xuất hiện trên tivi cũng trở thành đại đại bồi bút. Mình đã viết nhiều bài về chuyện này, có lần được TS kinh tế có tiếng định cư tại Singapore Phan Minh Ngọc nhắc tới (xem ảnh, http://phan-minh-ngoc.blogspot.com/2013/11/boi-but-cua-bac-lai-tran-mai.html). Bây giờ là cô giáo Thanh. Không thể không nhắc đi nhắc lại trường hợp điển hình này vì nó rất hữu ích và là bài học cho những kẻ thích nịnh bợ lãnh đạo cũng như cho những nhà lãnh đạo thích được nịnh.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
“Phi thường lắm” – Không thể tiêu hóa được
Phạm Liêm 24-2-2020 - Cô Thanh không ý thức được đạo đức và trách nhiệm của một giáo viên. Nên cô đã đặt những thứ hão huyền, vớ vẩn của du thuyền lên trên tính mạng học sinh và tính mạng cộng đồng, trong đó có cô và gia đình cô. Cô Thanh viết “làm được những điều phi thường lắm”. Cô dạy học sinh những điều “phi thường,” mà quên chỉ bảo các em những việc bình thường: Rửa tay, ăn chín, uống sạch, đi ngủ sớm, vệ sinh cá nhân và biết cách tự bảo vệ mình.
Cô Chu Ngọc Thanh, giáo viên Trường 
THCS Hùng Vương, Gia Lai. Ảnh: Thanh Niên
Tôi không bình thơ. Tôi không bàn tới ngôn ngữ, nhạc điệu, niêm luật, hay dở. Tôi chỉ đơn thuần bàn tới tính đạo đức và ý thức trách nhiệm của bài thơ “Tổ quốc ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh. Tôi nêu ra vài tình huống, để bạn đọc và cô Thanh suy nghĩ.
Một em học sinh đang chết đuối giữa dòng nước chảy xiết. Các em trên bờ không biết bơi hoặc bơi kém. Nên hay không nhảy xuống cứu bạn?

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Lần đầu tiên trong lịch sử TQ: hoãn họp quốc hội

Trung Quốc hoãn họp quốc hội
24/2/2020 Trung Quốc lùi kỳ họp quốc hội dự kiến khai mạc đầu tháng 3 nhằm đối phó virus corona, động thái chưa từng có tiền lệ trong 25 năm. "Quyết định đã nói rõ rằng kỳ họp thứ ba Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 13 sẽ được hoãn lại một cách thích hợp. Thời gian cụ thể của cuộc họp sẽ được quyết định thêm bởi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc", đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV hôm nay đưa tin.

Phiên họp quốc hội Trung Quốc hồi tháng 3/2019. Ảnh: Xinhua.
Kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội Trung Quốc, luôn được tổ chức vào tháng 3 hàng năm kể từ 1995, nhằm thông qua các đạo luật và công bố mục tiêu kinh tế trong năm. Kỳ họp thứ ba quốc hội Trung Quốc khóa 13 dự kiến khai mạc ngày 5/3 và kéo dài trong 10 ngày, với sự có mặt của hơn 5.000 đại biểu từ khắp Trung Quốc. Ngày họp trở lại hiện chưa được xác định.

Tiếp tục nghỉ học- biện pháp khôn ngoan

Đúng là chỉ trong 1 ngày mà tình hình xấu đi quá nhanh. Tôi tán thành đề xuất của PGS Vinh trong bài này là cần phải cho học sinh tiếp tục nghỉ học để theo dõi tình hình. Học thì cả đời, lúc nào cũng có thể học được, còn nếu để bùng phát dịch ở VN thì không chỉ rất nhiều người chết, người tàn tật mà nền kinh tế ốm yếu của chúng ta cũng tan hoang. TQ chỉ trong 2 tháng dịch đã mất đi 200 tỷ USD về GDP và hàng nghìn tỷ USD về cổ phần cổ phiếu. Nguy cơ thể hiện rõ qua nhiều ý kiến chuyên gia đã được tôi đưa lên Blog này, hôm nay là của giáo sư dịch tễ học Marc Lipsitch (Đại học Y tế công cộng Harvard, Trưởng trung tâm Động học bệnh truyền nhiễm Harvard): “Tôi nghĩ rằng, có thể chúng ta sẽ chứng kiến một đại dịch toàn cầu. Nếu đại dịch xảy ra, 40-70% dân số thế giới có thể nhiễm trùng trong năm tới. Đây thực sự là vấn đề toàn cầu mà sẽ không biến mất trong 1-2 tuần. Điều làm dịch này khó kiểm soát hơn SARS là nó có thể lây nhiễm khi bạn chưa có triệu chứng bệnh. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên chuẩn bị cho một tình huống tương đương với một mùa cúm rất, rất xấu”.
Tiếp tục nghỉ học- biện pháp khôn ngoan
Dịch lần này rất nguy hiểm, Trung Quốc dường như đã không còn kiểm soát được và tất cả chỉ còn mong trời nắng nóng lên, để hy vọng virus tự nó dừng lại. Chuyên gia dịch tễ, phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Quang Vinh - giảng viên Trường đại học Y Dược TPHCM - nhận định: “Ai cũng thắc mắc, tại sao UBND TPHCM lại đưa ra kiến nghị về việc cho học sinh nghỉ hết tháng Ba? Chắc chắn lãnh đạo TPHCM có sự tham khảo ý kiến của giới chuyên môn trước khi đưa kiến nghị. Tôi ủng hộ quan điểm này”.|

Học sinh Trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận 
Đống Đa, Hà Nội) đeo khẩu trang trong giờ học
Phóng viên: Vì sao ông ủng hộ, thưa ông?
Phó giáo sư - tiến sĩ Bùi Quang Vinh: Dịch lần này rất nguy hiểm, diễn biến thật khó lường. Tình hình ở Trung Quốc dường như đã không còn kiểm soát được và tất cả chỉ còn mong chờ tới khi trời nắng nóng lên, để hy vọng virus tự nó dừng lại.

Corona khiến TQ mất 1,3 nghìn tỷ (200 tỷ USD)

Cựu phó chủ tịch IMF: Dịch bệnh khiến Trung Quốc mất 1,3 nghìn tỷ
Ngày 24/02/2020, Chu Dân - cựu Phó chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết trong một buổi phát sóng qua mạng rằng bệnh dịch viêm phổi coronavirus (COVID-19) mới gây chết người đã khiến nhu cầu mua sắm và du lịch tại Trung Quốc bị suy yếu, có thể gây ra những thiệt hại về mặt kinh tế lên tới 1,3 nghìn tỷ nhân dân tệ (RMB) cho Trung Quốc trong hai tháng đầu năm nay.

Hình ảnh cho thấy Phó Chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Chu Dân, phát biểu tại Hội nghị Thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - Ngân hàng Thế giới tại Washington, DC vào ngày 9 tháng 10 năm 2013. (SAUL LOEB / AFP qua Getty Images)

Nhiều nơi ở Trung Quốc đông nghịt người tụ tập

Một số cư dân mạng TQ cho biết: "Mỗi ngày tôi xem báo cáo của CCTV, tình hình đều rất tốt đẹp. Hôm nay có thể tụ tập dạo chơi ở công viên. Ngày mai có thể bị nhiễm bệnh. Đúng là chính quyền hại người dân". "Người dân đã bị các tin tức giả của chính phủ lừa gạt. Họ nghĩ rằng dịch bệnh đã qua. Làm sao họ có thể ngờ rằng chính phủ lấy lý do vừa qua là kỳ nghỉ dài để khuyến khích mọi người trở lại làm việc". "Điều này giống như đêm trước khi xảy ra trận bùng phát lớn hơn. Bây giờ là thời điểm nguy hiểm nhất. Nếu bạn có thể ở nhà, thì hãy ở nhà. Đừng nghe lời lừa dối mà đi làm lại. Không đáng để đánh cược cuộc sống của chính bạn".
Nhiều nơi ở Trung Quốc đông nghịt người tụ tập
Minh Thanh • 24/02/20 - Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lan rộng, nhưng người dân Trung Quốc đại lục đã bắt đầu đi làm trở lại, các siêu thị lớn và các điểm du lịch đã hoạt động trở lại. Người dân nghe thông tin nhà nước, nghĩ rằng cảnh báo dịch bệnh đã được dỡ bỏ, tấp nập đi mua bán. Một lượng lớn khách du lịch đổ về Hương Sơn ở Bắc Kinh, và dòng người đông tới mức khiến giao thông bị tắc nghẽn, siêu thị Costco ở Thượng Hải lại thấy đông người xếp hàng dài.

Covid-19 tiếp tục lan rộng, nhưng một lượng lớn khách du lịch đổ về Hương Sơn, Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình video). Trong dịch bệnh, nhiều nơi ở Trung Quốc đông nghịt người, tụ tập uống trà và không đeo khẩu trang

Nguy hiểm quá: Trung Quốc cho dân rời khỏi Vũ Hán

Nguy hiểm quá: Trung Quốc cho dân rời khỏi Vũ Hán
Trung Quốc mới đây đã cho phép người dân rời khỏi Vũ Hán. Đồng thời giảm 2 cấp cảnh báo phòng dịch virus Corona tại 4 tỉnh Trung Quốc. Trong đó có tỉnh Vân Nam. Trung Quốc tuyên bố cho phép những người khỏe mạnh không có hộ khẩu ở Vũ Hán được rời khỏi tâm dịch. Ngoài ra, 4 tỉnh của Trung Quốc hạ mức cảnh báo khẩn cấp với Covid-19 là Vân Nam (giáp biên giới với nước ta), Quảng Đông, Sơn Tây và Quý Châu. Ủy ban y tế các tỉnh này hôm nay đã hạ thấp các biện pháp ứng phó khẩn cấp đối với coronavirus của họ.
Trung Quốc đã có thêm 150 trường hợp mới tử vong do coronavirus được xác nhận vào Chủ nhật hôm qua 23.2, Ủy ban Y tế Quốc gia nước này vừa công bố vào sáng nay, đẩy số người chết trên toàn quốc lên 2.592. Con số 150 là cao hơn gấp rưỡi một ngày trước đó vốn được ghi nhận 97 người tử vong.

Thế giới đang tiệm cận điểm bùng phát COVID-19

Thế giới đang tiệm cận điểm bùng phát lây lan COVID-19
The Guardian dẫn lời các chuyên gia y khoa hàng đầu cảnh báo rằng thế giới chúng ta đang nhanh chóng tiệm cận điểm bùng phát lây lan dịch COVID-19. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng sau điểm bùng phát này, khả năng ngăn chặn đại dịch toàn cầu sẽ không còn nữa. Cảnh báo này được các chuyên gia đưa ra sau khi Hàn Quốc, Iran và Ý đang gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm virus corona chủng mới (nCoV).

Hình ảnh virus corona chủng mới dưới kính 
hiển vi điện tử truyền qua (TEM) – Ảnh: NIAID
Trong thời điểm các phóng viên tờ The Guardian phỏng vấn các chuyên gia, toàn cầu đã có gần 78.000 ca COVID-18. Các chuyên gia y khoa cho rằng tình hình bệnh dịch này sẽ sớm đạt tới ngưỡng tới hạn quan trọng hay còn gọi là điểm bùng phát về lây lan.

Chuyên gia Nhật: 40% dân số TQ sẽ nhiễm dịch

Chuyên gia Nhật: 40% dân số TQ sẽ nhiễm dịch
Một số học giả Nhật Bản ước tính dịch bệnh sẽ lên tới đỉnh điểm từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 5 và khoảng 40% dân số Trung Quốc sẽ bị nhiễm bệnh. Dịch Covid-19 bùng phát và tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc, thậm chí tại một số bệnh viện đã xảy ra nhiễm dịch cụm và tình hình rất nghiêm trọng. Ngày 21/2, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cho biết tình hình phát triển dịch bệnh vẫn chưa đến ‘điểm ngoặt’. Vậy thời kỳ bùng phát đỉnh cao sẽ rơi vào thời điểm nào? Các chuyên gia quốc tế về bệnh truyền nhiễm có những nhận định khác nhau. 

Những người đeo khẩu trang bảo vệ đi bộ trên cầu vượt ở Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)

Chưa nên vội vã cho trẻ em trở lại trường học ???

Tình hình chuyển biến khá nhanh và có nguy cơ bùng phát mạnh ở VN. Trường hợp bệnh viện của Hàn Quốc, chỉ 1 người nhiễm bệnh đến khám mà hàng trăm người khác nhiễm và lây ra cả bác sĩ, y tá, trong khi nhận thức của người dân và khả năng cách ly của chính quyền nước ta đều yếu cho thấy nguy cơ này. Không chừng chưa nên vội vã cho trẻ em trở lại trường học. Tiếc là Bộ giáo dục ban hành công văn hơi sớm, dự kiến "cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 02/3/2020" nhưng hôm kia mới 22/2 đã vội ra thông báo.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản

'Đề nghị truyền thông nâng mức cảnh báo vì Hà Nội rất đáng lo lắng' về Covid

23/02/2020 Việc dịch Covid-19 lây lan mạnh tại Hàn Quốc trong thời gian ngắn đã khiến lãnh đạo Hà Nội hết sức lo lắng về khả năng lây nhiễm tại Thủ đô, vì thường xuyên có khoảng 20.000 - 25.000 người Hàn cư trú tại thành phố. Điều khiến Hà Nội lo lắng là hiện chưa có bất cứ biện pháp phòng dịch nào được áp dụng với công dân của những nước có dịch, trừ Trung Quốc.

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu không được chủ
 quan trước những diễn biến mới của Covid-19

Hà Nội lo đón hàng chục ngàn người từ vùng dịch

Hà Nội lo đón hàng chục ngàn người từ vùng dịch
Hà Nội có thể phải đón đến hàng chục ngàn người từ Nam Hàn, nước đang có diễn biến dịch COVID - 19 phức tạp trong những ngày qua và vừa phải nâng mức báo động lên mức cao nhất sau ca tử vong thứ 5 hôm 23/2. Hiện ở thành phố Daegu và Gyeongbuk (hai thành phố tâm dịch ở Nam Hàn) có hơn 4.000 lao động Việt Nam. Giới chức sở Y tế Hà Nội cho biết hiện có khoảng 26.000 người Việt tại hai tỉnh có dịch của Nam Hàn. Diễn biến rất phức tạp, vì 15 - 20 ngày qua, người Hàn Quốc vẫn qua lại Việt Nam bình thường và lượng người Hàn Quốc ở Hà Nội là rất lớn. Người Việt Nam lao động, học tập ở Hàn Quốc cũng rất nhiều.
Hình chụp hôm 19/2/2020 ở Daegu, Nam Hàn: các nhân viên y tế đang phun thuốc khử trùng ở một chi nhánh của nhóm đạo Shincheonji nơi có nhiều người bị nhiễm COVID - 19

Cập nhật tình hình Covid-19 (sáng 24/02)...

Cập nhật tình hình Covid-19 (sáng 24/02)...
Hàn Quốc tiếp tục trở thành điểm bùng phát dịch nhanh trên thế giới.
Việt Nam Hà Nội—Hai vợ chồng huấn luyện viên Park Hang Seo đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 21h30 để chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia tại vòng loại World Cup 2022. Sau khoảng 30 phút lấy hành lý và kiểm tra y tế, ông cùng vợ mình trở về nhà (tại Hà Nội). Tỉnh Bắc Gyeongsang là quê nhà của ông Park, thuộc một trong hai khu vực vùng bùng phát dịch Covid-19 tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, VFF cho biết HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam ở tại Seoul trong thời gian vừa qua.

Tp.HCM—Ngày 23/2, Sở Y tế thành phố đã kiến nghị Bộ Y tế cho phép thực hiện khai báo y tế và cách ly kiểm dịch đối với người nhập cảnh đến từ Hàn Quốc hoặc quá cảnh Hàn Quốc, nhằm kiểm soát dịch Covid-19 phát tán vào Việt Nam. Tp.HCM tiếp nhận số lượng đông đảo hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc nên nguy cơ xâm nhập dịch bệnh rất cao.
Không có mô tả ảnh.

Tỷ lệ chết của BN COVID-19 nặng cao hơn SARS

Gay thật. Theo thông tin từ một bác sĩ tuyến đầu ở Vũ Hán, viêm phổi Vũ Hán không có thuốc đặc trị. Sau khi bệnh nhân nặng nhập viện, chỉ có thể cứu sống được 10%. Số bệnh nhân nặng còn lại hầu hết chỉ được điều trị triệu chứng. Về cơ bản không cần đặt ống nội khí quản, tức là chấp nhận cứ để thế chờ chết. Do trong phổi chứa đầy dịch nên cuối cùng họ sẽ rơi vào tình trạng “chết đuối trên cạn”. 
Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19 nặng là cao hơn SARS
Hương Xuân • 24/02/20 Sự bùng phát dịch viêm phổi (COVID-19) tại Trung Quốc đại lục đã nằm ngoài tầm kiểm soát, riêng tình hình ở Vũ Hán thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do, một tình nguyện viên phi chính phủ ở Vũ Hán cho biết, lò hỏa táng địa phương có thể đốt 1.000 đến 2.000 thi thể mỗi ngày và đã hoạt động trong hơn 20 ngày. 

Bé gái đang chơi một mình tại quảng trường ở 
thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 15/01/2020.
Trong khu cách ly, một bệnh nhân chứng kiến ​​cái chết của một bệnh nhân khác và một số bác sĩ đã mang thi thể ra ngoài. Xu Wenli, tình nguyện viên dân sự ở Vũ Hán, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng, các thiết bị bảo hộ của nhân viên y tế tuyến đầu là khan hiếm. Một số người mặc một bộ đồ bảo hộ trong hai ngày liền, còn một số người khác phải mặc đồ bảo hộ tự chế. Và các nhân viên y tế ở Vũ Hán lại trở thành nhóm người dễ bị lây nhiễm nhất.

Covid-19: 'VN đang chịu thiệt hại lớn về kinh tế'

Dịch Covid-19: 'Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại lớn về kinh tế'
23 tháng 2 2020 - Việt Nam có thể chỉ có 16 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19, nhưng virus corona vẫn đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế của nước này, Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin. Bài báo nói các nhà máy đối diện thực trạng khó khăn bảo đảm nguyên liệu thô mà họ cần từ nước láng giềng Trung Quốc.
Một số doanh nghiệp phát khẩu trang
 miễn phí để đẩy thêm doanh thu.
Adam McCarty, kinh tế gia trưởng tại Mekong Economics ở Hà Nội cho biết "Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc". "Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và có thể 20% công nhân thiếu việc làm do sự sụt giảm về nhu cầu và đầu vào của Trung Quốc vì dịch bệnh Covid-19," ông McCarty nói.

Tin khó tin: Xuất tiếp 6 xe khẩu trang y tế sang TQ

Đúng là tin quá khó tin. Trong khi khắp nơi trong cả nước, nhất là các trường học, đang thiếu khẩu trang trầm trọng và các địa phương chuẩn bị cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, thì Việt Nam lại xuất khẩu thêm 6 xe khẩu trang y tế sang Trung Quốc. Sao lại phi lý quá thể như vậy ? Dịch bệnh khủng khiếp, khả năng lây lan rất nhanh không rõ nguyên nhân; người dân ai cũng lo lắng. Vậy mà người nhà không lo lại chạy sang lo cho thằng hàng xóm. Rõ ràng phải có điều gì đó không bình thường ẩn phía sau, có thể là những cam kết giúp đỡ nhau, giống như VN cam kết muốn đóng cửa biên giới thì phải được sự đồng ý của thằng hàng xóm.
Xuất tiếp 6 xe khẩu trang y tế sang Trung Quốc
VTC 20/02/20 Chỉ trong ngày 19/2, Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu 6 xe khẩu trang y tế sang Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn). Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo về tình hình giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Theo đó, trong ngày 19/2, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) 204 xe container gồm nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, khẩu trang, máy móc, hàng may mặc được xuất sang Trung Quốc.

Nhu cầu mua khẩu trang cao khiến có thời điểm người dân phải chen lấn, tranh giành nhau để mua hàng. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Thoát Trung Quốc nào có dễ!

Đoạn này nói chính xác thực trạng hiện nay "Về vấn đề tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ nước khác và thị trường mới thay thế thị trường Trung Quốc thì sao? Nói thì quá dễ, nhưng với hơn 30 năm lăn lộn trên thương trường, tôi không thể tiếp tục đánh đố hay tưởng tượng hai chuyện đó giống như từ tay phải chuyển sang tay trái một cách dễ dàng được. Hầu như mọi chủ doanh nghiệp đều cùng chung suy nghĩ của tôi". Lại nhớ lời cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: "Một thời đại Bắc thuộc mới lại bắt đầu". Rõ ràng đây là một thành công vĩ đại của chính quyền Trung Quốc, đồng thời là một thất bại thảm hại của chính quyền Việt Nam. Chắc chắn chính quyền Trung Quốc chủ động để VN phụ thuộc hoàn toàn vào họ để từng bước sáp nhập VN vào nước họ. Không biết chính quyền VN có chủ động ngả mình vào vòng tay nước mẹ không ? Có thể chính quyền VN đã và đang chủ động trong suốt 30 năm qua nhưng nhân dân VN thì không bao giờ muốn mà do cơ chế nên họ đã bị đẩy vào đó.
Rời xa Trung Quốc nào có dễ!
Đỗ Long, Tổng giám đốc Bita’s, 23/2/2020
(TBKTSG) - Không có cơ sở để kết luận toàn bộ kinh tế Việt Nam đều ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, với nền kinh tế mà doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% và lệ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc, tác động của việc tạm thời gián đoạn giao thương với “công xưởng thế giới” là một cơn ác mộng đối với họ. Về con số GDP của quốc gia - chắc chắn sẽ giảm, hãy để các bộ ngành tính toán, đưa ra đánh giá.

Nguyên phụ liệu ngành giày dép phụ thuộc nhiều
 từ thị trường Trung Quốc. Ảnh: Thành Hoa
Riêng cá nhân tôi, sẽ nhìn vào cách thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về cơn dịch là khả quan hay nguy hiểm hơn để chẩn đoán tình hình kinh tế. Nói đúng hơn là để đánh giá trực tiếp sức khỏe của doanh nghiệp mình, và ngành hàng có liên quan là giày dép.

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

TQ sẽ dùng vũ khí sinh học để quét sạch nước Mỹ

"Chỉ có thể sử dụng loại vũ khí không huỷ diệt, nhưng có khả năng giết nhiều người chúng ta mới có thể giành lấy nước Mỹ cho chúng ta. Công nghệ sinh học hiện đại đang phát triển nhanh chóng, và các loại vũ khí sinh học mới được phát minh nối tiếp nhau. Trong những năm qua chúng ta đã nắm được khả năng trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ. Khi đồng chí Đặng Tiểu Bình còn sống, Ban chấp hành trung ương Đảng đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn là không phát triển các nhóm tàu sân bay và thay vào đó, tập trung phát triển các loại vũ khí sinh học có thể thủ tiêu hàng loạt dân chúng của nước thù địch". Đây thực sự là một suy nghĩ cực kỳ tàn ác đối với nhân loại. Cho dù chỉ là suy nghĩ cá nhân thì vẫn thể hiện là những tên khủng bố thế giới. Nếu những con người này thực hiện được ý đồ này thì thế giới sẽ bị hủy diệt. Bản thân chúng cũng chưa chắc tồn tại được sau cuộc chiến. Trung Quốc đang phải chịu đựng quả báo khủng khiếp là đại dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới. Virus này có thể do chính bọn bất nhân đang lãnh đạo TQ tạo ra.
Trung Quốc sẽ dùng vũ khí sinh học để quét sạch nước Mỹ
Phạm Đức Bảo - Bài phát biểu của tướng Trì Hạo Điền - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai tổ chức năm 2005 … đã thể hiện sự tàn ác vô nhân tính của lãnh đạo Trung Quốc.
(Tài liệu được công bố trên Tạp chí Các vấn đề chiến lược, Ấn Độ, 15.4.2009)

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tuyên bố sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn mang tính chất hoà bình và rằng Trung Quốc không có tham vọng bành trướng. Tuy nhiên, bài phát biểu của Bộ trưởng quốc phòng tại hội nghị các tướng lĩnh Trung Quốc về Chiến lược chiến tranh tương lai cách đây 4 năm lại cho thấy viên tướng này coi người Trung Quốc là chủng tộc siêu đẳng nhất thế giới và họ có sứ mệnh phải quét sạch nước Mỹ để làm bá chủ thế giới. Sự thay đổi của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân chiến lược, ít nhất là ở khu vực châu Á. Nhưng không ai có thể biết được khuôn hình và kết quả tương lai của sự thay đổi đó. Dư luận rộng rãi trên thế giới nghi ngờ về tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Đây là một quá trình không thể dừng lại được. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Tướng Trì Hạo Điền phản ánh một số khía cạnh của tư duy chiến lược của Trung Quốc hiện nay.