Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2019

AVG: Phạm Nhật Vũ đã thực hiện “thỏa thuận nhận tội”?

Vụ AVG: Bị can Phạm Nhật Vũ đã thực hiện “thỏa thuận nhận tội”?
LS Ngô Ngọc Trai - Ở Việt Nam hiện nay, các bị can nói chung bao gồm trong đó các doanh nhân như Phạm Nhật Vũ chẳng may vướng vào vòng lao lý, họ đang chịu thiệt thòi so với bị can ở các nước có cơ chế thỏa thuận nhận tội - Luật sư Ngô Ngọc Trai
Ông Phạm Nhật Vũ khi bị bắt tạm giam trong vụ 
án AVG (hình: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an)
Thông tin mới đây cho biết, vụ án AVG sẽ được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm từ ngày 16/12, dự kiến kéo dài đến ngày 31/12 với 14 bị cáo. Trước đó, hồi tháng 9/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã ra bản Kết luận điều tra về vụ án. Kết luận điều tra có nội dung đáng chú ý là đề nghị áp dụng "chính sách hình sự đặc biệt" đối với bị can Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu, viết tắt là AVG.

Thủ tướng đùa hay dốt nhưng thích khoe nhiều chữ ???

Thủ tướng đùa hay dốt nhưng thích khoe nhiều chữ ???
Mình vừa làm việc vừa nghe lại chương trình thời sự VTV 19h tối 30/11, thấy tin ngài Thủ tướng đến dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ và đến gặp cử tri Hải Phòng. Đang nghĩ công việc thì nghe ngài hùng hồn tuyên bố năm 2019 GDP VN tăng trưởng tới 6,9% đưa VN thành một số ít nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Điều này thì tạm coi là ngài nói đúng vì con số tăng trưởng 6,9% hay 8,9%, thậm chí 10,9% ngài muốn sao nó phải như thế.



Điều mình sốc là ngay sau đó ngài khoe GDP của VN đã ngang với Malaysia là hoàn toàn sai. Để chứng minh, mời các bạn xem số liệu thống kê năm 2019 ở trên. Theo tạp chí dân số thế giới (World Population Review) của Mỹ, GDP năm 2019 của Malaysia là 373,45 tỷ đô la Mỹ, trong khi GDP của VN chỉ là 260,30 tỷ đô la Mỹ, tức là chỉ bằng 69,7% của Malaysia. Nếu như GDP của VN được tăng lên thêm 25,4% theo tính toán lại của Tổng cục Thống kê (chưa thành số chính thức), thì GDP của VN chỉ là 326,42 tỷ đô la Mỹ, tức là chỉ bằng 87,4% của Malaysia.

Cán bộ đi du học Úc rồi xin nghỉ việc: Đau đầu


Cán bộ đi du học Úc rồi xin nghỉ việc: Đau đầu
(Tin tức thời sự) - Ông An cho rằng cần rà soát lại các quy định tránh trường hợp mất tiền cho cán bộ đi du học rồi mất luôn cả cán bộ... Ngày 29/11, trao đổi với báo Đất Việt, ông Nguyễn Hoàng An, Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị này cùng với các sở ngành địa phương đã thống nhất được hình thức kỷ luật với nữ cán bộ đi du học rồi viết đơn xin nghỉ việc gửi về.

Chi cục Biển và Hải đảo Cà Mau, nơi 
bà Dương Hồng Thắm công tác. Ảnh: VNN
Hình thức kỷ luật được Hội đồng kỷ luật của Chi cục Biển và Hải đảo (trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau) đưa ra là buộc thôi việc với bà Dương Hồng Thắm - Phó phòng Quản lý tổng hợp tài nguyên môi trường biển - hiện đang du học tại Úc. Theo ông An, đầu tháng 2/2018, bà Thắm được UBND tỉnh Cà Mau cho phép đi học bồi dưỡng nâng cao về công nghệ và giám sát môi trường tại Úc. Thời gian khóa bồi dưỡng từ tháng 2/2018 đến tháng 7/2019.

Đạo luật Hong Kong và quyền hành pháp của tổng thống

Đạo luật Hong Kong và quyền tùy nghi hành pháp của tổng thống
Trịnh Hữu Long - Trong một động thái được chính giới Mỹ và người biểu tình Hong Kong hoan nghênh, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành hai đạo luật ủng hộ dân chủ và nhân quyền cho Hong Kong. Cho dù chữ ký của tổng thống mang tính biểu tượng là chính do lưỡng viện Quốc hội đã ủng hộ hai đạo luật này gần như tuyệt đối, việc Tổng thống Trump gắn tên mình với sự kiện này khẳng định quan điểm mạnh mẽ của Hoa Kỳ đối với vấn đề Hong Kong. Tuy vậy, ông cũng đưa ra một thông điệp không rõ ràng về việc thực thi một trong hai đạo luật này.

Một biểu ngữ có thông điệp cảm ơn Tổng thống Trump trên đường phố Hong Kong, sau khi ông ký hai đạo luật ngày 27/11/2019. Ảnh: AP.

Ôtô Việt: Công nghệ thua xa Thái Lan, Indonesia, Malaysia

Công nghiệp ôtô Việt: Công nghệ lạc hậu, thua xa Thái Lan, Indonesia
BẠCH HUỆ 28/11/2019 - "Phát triển chậm cả về số lượng và chất lượng so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp. Máy móc, công nghệ còn tương đối lạc hậu"... Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải về ngành công nghiệp ôtô tại Diễn đàn Công nghiệp hỗ trợ 2019 với chủ đề Doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất ôtô toàn cầu diễn ra ngày 28/11.

Công nghiệp hỗ trợ ôtô vẫn loay hoay
 với làm săm lốp, gương, kính...
Vị Thứ trưởng nhấn mạnh, được kỳ vọng là ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Thực tế cho thấy, với điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng đời sống cũng như nhu cầu của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, cơ hội cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.

TQ cấm một số thành viên Quốc hội Mỹ nhập cảnh TQ

Bắc Kinh trả đũa Washington: Cấm một số thành viên Quốc hội Mỹ nhập cảnh vào Trung Quốc
Trong cuộc họp báo diễn ra vào chiều thứ Sáu (29/11), ông Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố, Bắc Kinh sẽ coi các thành viên của Quốc hội Mỹ liên quan đến Đạo luật dân chủ và nhân quyền Hồng Kông là những “nhân vật không được hoan nghênh” (Persona non grata – PNG) và sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Trung Quốc. Vào tuần trước, dự luật về Hồng Kông đã được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua. Theo đó, hai viện lập pháp yêu cầu chính quyền Washington phải thường xuyên báo cáo tình hình ở đặc khu hành chính của Trung Quốc và quy định khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân liên quan.

“Hiển nhiên, Chính phủ Trung Quốc có quyền quyết định liệu những người này có được nhập cảnh Trung Quốc hay không. Và tất nhiên, tất cả những “nhân vật không được hoan nghênh” này sẽ không thể đến thăm Trung Quốc”, ông Cảnh nhấn mạnh.

Tiếng hò đã tắt trên những cung đường hẹp

Tiếng hò đã tắt trên những cung đường hẹp
29/11/2019  Không lẽ, qua bao đổi thay, tiếng hò ấy bỗng một ngày… tắt và gắt lại, như những cung đường hẹp, khúc khuỷu về đồng bằng? Rõ ràng, so với TP.HCM và các tỉnh phía Nam, các dự án kết nối giao thông với Hà Nội, trong đó có tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hải Phòng hầu như chưa phát huy hiệu quả kinh tế. Vậy, tại sao Bộ Giao thông Vận tải vẫn tha thiết triển khai lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tổng mức 100.000 tỷ đồng (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng). Trong khi, tuyến đường sắt Bắc - Nam mang tên Thống Nhất, thực tế chỉ dừng lại ở ga cuối là TP.HCM, còn toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa hề có một ý tưởng chứ đừng nói là quy hoạch, đầu tư. 
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai
Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019, cụm 5 thành phố trực thuộc trung ương, số dự toán thu ngân sách năm 2019 của TP.HCM cao gấp 1,5 lần so với dự toán thu ngân sách của Hà Nội, gấp 6,2 lần so với Hải Phòng, gấp 14,58 lần so với Đà Nẵng và gấp 35,47 lần so với Cần Thơ. Trong khi tỷ lệ ngân sách địa phương được giữ lại của 5 thành phố trên, năm 2019 là: TP.HCM: 18%, Hà Nội: 35%, Hải Phòng: 78%, Đà Nẵng: 68%, Cần Thơ: 91%.

RCEP có phải là cái bẫy của Trung Quốc ?

Cần xem xét kỹ điều kiện để VN tham gia RCEP - Hiệp định đối tác toàn diện vùng mà thực chất là với TQ
TS Vũ Quang Việt 11 - 2019 - RCEP là hiệp định đang được thương thảo mang tính đa phương và toàn diện giữa ASEAN và một số nước trong đó có TQ. Nói là toàn diện vì nó không chỉ liên quan đến buôn bán hàng hóa mà còn dịch vụ trong đó có viễn thông, ngân hàng, v.v. và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lợi ích của hiệp định mang tính đa phương là tạo cơ chế để giải quyết các tranh chấp.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Nhưng câu hỏi cơ bản đặt ra cho VN là liệu nó có làm suy yếu an ninh quốc gia không? Và liệu nó có giúp VN hiện đại hóa không? Tháng 11 vừa qua, Ấn Độ đã thông báo rút khỏ đàm phán RCEP. Thông tin mới nhất (29 tháng 11) cho thấy Nhật sẽ không ký tham dự RCEP nếu Ấn Độ không tham gia.
Vấn đề còn lại vẫn là liệu VN có nên tham dự hiệp định này không? Mời xem bài của TS Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng vụ Tài khoản quốc gia của Liên Hợp Quốc.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Thư của Đại biểu Dương Trung Quốc về Đồng Tâm

Hoan hô ông Dương Trung Quốc đã có một bức thư khá hay. Tôi rất chia sẻ với ông Dương Trung Quốc về hầu hết các nội dung ông viết. Tôi rất thích đoạn này: " Khi tiếp xúc với một số người dân Đồng Tâm tôi luôn yêu cầu sự cầu thị, hợp tác giữa người dân và chính quyền. Cần dẹp sang một bên tâm thế “thắng-thua” nhất là của một số người cầm quyền. Và nếu người cầm quyền nhận thức được rằng “trong mỗi cái sai của người dân có cái lỗi của mình” thì tôi tin rằng sẽ giải tỏa được bức xúc, chỉnh đốn được công việc". Tôi cho rằng trong bất cứ vụ việc gì, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về nhà nước vì nhà nước đã không công khai minh bạch và không biết hướng dẫn làm đúng quy định của pháp luật, không cung cấp đủ thông tin và giải thích thỏa đáng cho người dân. Do đó nhà nước nhất thiết không được đối xử kiểu "ăn thua" với dân. Triết lý xử vụ này phải là Win - Win. Nếu người dân chỉ đúng 30%, trong khi nhà nước đúng tới 70% thì nhà nước cũng nên nhường cho dân thắng vì khi có lỗi thì nhà nước phải gánh 70% trách nhiệm còn người dân chỉ nên chịu 30% trách nhiệm. Chủ tịch HN hãy đến xã Đồng Tâm gặp trực tiếp người dân và hai bên cần đối thoại thẳng thắn với nhau. Đây là mong muốn của tôi ngay khi vụ này nổ ra. Tiếc rằng với tình hình hiện nay, dường như chuyện này rất khó xảy ra, nhất là vì thông tin trong mấy đoạn cuối của ông Quốc cho biết, tp HN dường như đã quyết định sẽ quyết sống chết với dân, như dùng tờ báo của Đảng bộ Thành phố lên án, khủng bố những công dân, đảng viên Đồng Tâm trong khi chưa có một kết luận nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc họ hành động đúng hay sai, hay Chủ tịch HN đã công khai nói trong buổi tiếp ông Quốc trước mặt cử tọa rất đông tại trụ sở thành phố rằng vào thời điểm ông xuống Đồng Tâm, có những người còn “định bắt giữ đại biểu Dương Trung Quốc” mà chẳng đưa ra một căn cứ nào. Nếu điều đó không phải là sự thật thì ông Quốc coi đó là sự xúc phạm không chỉ với cá nhân ông Quốc mà với cả QH... Với con người như vậy, mong chờ gì ông ta dám xuống xã Đồng Tâm một lần nữa ?
Thư của Đại biểu Dương Trung Quốc
Đại biểu Dương Trung Quốc bị “6 đảng viên Đồng Tâm” tố cáo?
29-11-2019, Dương Trung Quốc, nguồn: FB Lão mà chưa an
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội khoá XIV
Đoàn Đại biểu tỉnh Đồng Nai
V/v: Về ý kiến của 6 vị đảng viên Đồng Tâm
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Kính gửi:.............................

Cách đây gần 6 tháng, quý vị đã nhận được “đơn kiến nghị” đề ngày 6-6-2019 của 6 vị đảng viên xã Đồng Tâm “về phát biểu của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc ngày 31-5-2019…” (Tài liệu gửi kèm). Nhưng phải đến ngày 4-10-2019 tôi mới được biết đến thông tin này qua công văn của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung gửi Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình báo cáo về việc xác minh nhân thân 6 vị đảng viên này. Tôi đã có văn bản yêu cầu được cung cấp và cho đến ngày 18-11-2019 tôi mới nhận được từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

Tại sao HLV phải cam kết thành tích với VFF?

Tại sao HLV phải cam kết thành tích với VFF?
LS. Lê Trọng Thêm(*) 28/11/2019 (TBKTSG) - Huấn luyện viên (HLV) Park Hang Seo và các HLV đội tuyển quốc gia trước đây đều phải cam kết thành tích mỗi khi ký kết hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Có nhiều người thắc mắc về ý nghĩa chuyên môn và pháp lý của các cam kết thành tích mà các HLV bóng đá phải thực hiện. Đi tìm lời giải cho câu hỏi này cần xuất phát từ quan hệ giữa HLV và VFF là gì, việc cam kết thành tích có giá trị pháp lý đến đâu?
Huấn luyện viên Park Hang Seo.
HLV làm việc như người lao động của VFF
Mặc dù với chức danh là HLV trưởng của đội tuyển quốc gia Việt Nam nhưng ông Park cũng làm việc cho VFF với tư cách pháp lý như những người lao động bình thường. Theo thông tin từ VFF, vào ngày 5-11-2019, giữa VFF và ông Park đã ký tiếp một hợp đồng mới với thời hạn ba năm. Dù chưa bao giờ đề cập rằng đây là hợp đồng lao động nhưng về bản chất pháp lý, VFF đã ký tiếp hợp đồng lao động xác định thời hạn ba năm với ông Park.

Luật Đặc khu: Lãnh đạo ko dễ đưa lại như trước

Quốc hội, lãnh đạo VN không dễ đưa lại Luật Đặc khu như trước
Một kinh tế gia kỳ cựu chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng Quốc hội và lãnh đạo Việt Nam không dễ đưa lại luật Đặc khu như trước. Lời bình luận này được đưa ra trong bối cảnh công luận quan ngại về chuyện Quốc hội Việt Nam vừa thông qua luật miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển trong lúc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chi phí nghiên cứu lập quy hoạch do chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh phản đối dự
Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng hôm 10/6/2018
Trả lời RFA hôm 27/11, Kinh tế gia Phạm Chi Lan bình luận: “Cho đến bây giờ thì Luật Đặc khu chưa được bàn lại, và nếu bàn lại thì chắc chắn công luận sẽ lên tiếng tiếp, hoặc là phải xem xét chặt chẽ như thế nào. Tôi nghĩ là cũng không dễ dàng để mà Quốc hội hoặc là những nhà lãnh đạo Việt Nam đưa lại Luật Đặc khu theo kiểu như trước đâu.”

Nghịch lý đầu tư đường bộ ở Việt Nam

Chẳng có gì là nghịch lý ở đây cả. Tất cả đều là cố ý và tất yếu kết cục nó phải như thế. Bài này hay vì dám chỉ rõ 2 điểm. Một là nói thẳng việc xây dựng hàng nghìn đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía Tây là sai lầm vì rất kém hiệu quả. Đây không phải là điều gì mới mà đã được nhiều cơ quan, cá nhân có trách nhiệm nêu ra ngay trong giai đoạn đầu triển khai, nhưng bị chính phủ bỏ ngoài tai. Hai là khẳng định "việc chậm trễ trong triển khai các dự án có một phần lỗi của các chính quyền địa phương, nhưng chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải hay nói cách khác là... Trung ương. Hơn thế, lựa chọn như thế nào là do Trung ương quyết định". Tôi xin bổ sung thêm là có trách nhiệm rất lớn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc này.
Nghịch lý đầu tư đường bộ ở Việt Nam
Huỳnh Thế Du 29/11/2019 (TBKTSG) - Với một quốc gia mà nguồn lực luôn giới hạn và khan hiếm thì việc đầu tư cần phải dựa trên hiệu quả để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Việt Nam đã gặp trục trặc trong vấn đề này với điển hình là việc ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trong mấy thập niên qua do các quyết định đầu tư được chi phối bởi các yếu tố không mang tính kinh tế.

Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 1 qua Tây Nguyên bằng
 vốn ngân sách gồm 45 dự án thành phần. Ảnh: Bộ GTVT
Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A
Với địa hình trải dọc như Việt Nam, một trục đường cao tốc huyết mạch từ Bắc vào Nam song song với tuyến quốc lộ 1A ở phía Đông và các hạ tầng giao thông trọng yếu ở các trung tâm kinh tế có tác động rất lớn đối với sự phát triển của Việt Nam. Những nơi đã thành công trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là Trung Quốc cho thấy điều này.

TQ cài người nắm các định chế điều hành thế giới

Trung Quốc cài người nắm các định chế điều hành thế giới
Ngày càng có nhiều người Trung Quốc nắm vị trí đứng đầu các tổ chức quản lý lớn trên toàn cầu, mà gần đây nhất là trường hợp ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) được cử lên lãnh đạo Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO vào tháng 06/2019. Ảnh: Tân tổng giám đốc FAO người Trung Quốc Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu) đã được bầu lên ngày 23/06/2019 tại Roma (Ý).
Theo phân tích của chuyên gia Edouard Tetreau trên nhật báo kinh tế Pháp Les Echos ngày 27/11/2019, sự kiện đó rõ ràng là kết quả của một kế hoạch được vạch ra từ lâu, thế nhưng chỉ gần đây thôi mới được Phương Tây chú ý. Đối với tác giả, phương Tây cần phản ứng nhanh chóng, vì nếu chậm trễ, tất cả các định chế điều hành thế giới sẽ bị Bắc Kinh thâu tóm.

Vụ Nhật Cường: Bắt phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội

Hoan hô bác Tổng Chủ. Cố lên bác. Vụ này bác phải cố gắng bắt bằng được tên chủ mưu cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội chứ cấp nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội chỉ là con tép thôi.
Bắt tạm giam nguyên Phó Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội liên quan vụ Nhật Cường
29/11/2019 (VTC News) - Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Tiến Học, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và 2 bị can liên quan đến vụ Nhật Cường. Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) thông tin về việc điều tra mở rộng vụ án Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, Rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm Nhật Cường (Nhật Cường Software) và các đơn vị có liên quan. Vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo.
Bị can Nguyễn Tiến Học. (Ảnh: Bộ CA)
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 28/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

VinFast made in VN nhưng sao lại đắt ngang xe nhập?

Đọc bài này thấy thương anh Vượn Vin quá. Mỗi chiếc anh Vượn bán cho người tiêu dùng chúng ta, anh đều tặng thêm cho chúng ta tới 300 triệu đồng; số quà quá khủng. Là những người tiêu dùng VN tự trọng, chúng ta không nên lạm dụng lòng tốt của anh, không nên mua xe rẻ như cho của anh nữa. Trước đây chúng ta đã lỡ mua một số xe của anh rồi, lỡ sử dụng rồi nên không trả được xe cho anh, cũng không có 300 triệu trả anh, thì đành cám ơn và xin lỗi anh vậy. Từ nay trở đi, tất cả người tiêu dùng VN chúng ta không nên cứ mặt trơ trán bóng, nghẹo đầu nghẹo cổ hay giả vờ lú lẫn để lạm dụng lòng tốt của anh và mua rẻ xe của anh ấy nữa. Còn chính phủ mới đây đã xin gần 400 xe rất xịn của anh, rồi tới đây rất có thể các cơ quan chính phủ tham rẻ sẽ tích cực dùng tiền thuế của dân để mua xe của anh, thì mong các bác lãnh đạo xem xét có ý kiến.
VinFast là xe Made in Việt Nam nhưng sao lại đắt ngang xe nhập?
27.11.2019 - VinFast vừa tuyên bố lỗ 300 triệu đồng trên mỗi chiếc xe ô tô bán ra. Vì sao VinFast là thương hiệu xe Việt Nam nhưng lại có giá thành đắt ngang xe nhập? Liên quan đến những thắc mắc về chính sách giá của VinFast trong mùa mua sắm cuối năm vừa tăng giá, Phó Tổng Giám đốc thường trực VinFast bà Nguyễn Thị Vân Anh đã lên tiếng giải đáp.

VinFast công bố chi phí cấu thành giá bán xe ô tô
VinFast vừa lần đầu tiên công bố bảng cơ cấu giá thành bán các dòng xe của hãng trong văn bản trả lời câu hỏi của báo chí khiến rất nhiều khách hàng. Đáng chú ý, hãng này nhấn mạnh, với mức giá bán lẻ hiện nay, các mẫu xe VinFast đều đang phải bù lỗ lên tới 300 triệu đồng.

Toàn cảnh các dự án đường sắt cao tốc tại Việt Nam


500 Nghị, 39 “Thùng Nhân” và 60 km đường Cao Tốc

500 Ông Bà Nghị, 39 “Thùng Nhân” và 60 Kí Lô Mét Đường Cao Tốc cho 13 Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Sau Hơn 40 Năm
Quách Hạo Nhiên - ĐBSCL, vùng đất trù phú, giàu tiềm năng này, đang đối mặt với nguy cơ hiện hữu chưa kịp phát triển đã lụn bại, lụi tàn. Hơn 40 năm thống nhất nhưng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ chỉ được những người có trách nhiệm cao nhất của đất nước đầu tư đúng 60 km đường cao tốc (TP HCM – Trung Lương) và 4 cây cầu: Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống… đã nói lên tất cả. Phải chăng đây cũng là lý do mà mới đây, ông Lê Tiến Châu - chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã cay đắng thốt lên rằng: “Không có 13 tỉnh thành cùng kêu thì chưa chắc có đường cao tốc sắp tới (đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận). Phải kêu, thậm chí phải khóc trung ương mới nghe!". Trong khi đó, mặc dù đã có rất nhiều tuyến đường sắt và cao tốc nhưng ngươi ta vẫn lập dự án, “nhờ cậy” Bắc Kinh tư vấn và tài trợ với tổng số vốn 100.000 tỷ cho tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. 
Image result for Đồng Bằng Sông Cửu Long
39 “thùng nhân” và 2 triệu mỗi phút, 1 tỷ 1 một ngày. 
Theo tính toán của các chuyên gia, chi phí trung bình cho mỗi phút họp Quốc hội ở Việt Nam là 2 triệu đồng, tương đương 1 tỷ một ngày [1]. Nếu tính từ ngày khai mạc (21/10/2019) đến nay thì kỳ họp Quốc hội thứ 8, khóa XIV năm nay đã tiêu của dân hơn 30 tỷ đồng. Trong vai trò người nắm quyền lực tuyệt đối ở đất nước này, đại biểu Quốc hội kiêm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đương nhiên cũng tham dự. Điều đó cũng có nghĩa đại biểu Quốc hội Nguyễn Phú trọng cũng góp phần vào công cuộc tiêu tiền của dân trong hơn tháng qua.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Giải thích từ Climate Central về biển dâng ở VN

Tôi hoàn toàn đồng ý với các nhận định và phân tích trong bài này. Dự báo của Climate Central có thể lạc quan hay bi quan, điều đó chúng ta chưa thể biết, nhưng có điều chắc chắn là với tốc độ nóng lên của trái đất như mấy thập kỷ qua và hiện nay, không phải năm 2050 thì 2060 hoặc 2100 tức là trước sau gì miền Nam và nhiều điểm khác ở VN sẽ phải chìm xuống biển. Do đó người Việt chúng ta không nên phản ứng tiêu cực về nghiên cứu của Climate Central mà nên nghĩ và thực hiện các biện pháp đối phó với nguy cơ chắc chắn trên. Rõ ràng chính phủ và người dân VN cần nghiêm túc thực hiện các cảnh báo do LHQ và các tổ chức khác đưa ra về những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.
Giải thích từ Climate Central về nguy cơ biển dâng ở VN
Mỹ Hằng 26 tháng 11 2019 - "Một phần ba dân số Việt Nam đang sống ở những nơi mà, như nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, có khả năng chìm dưới mực nước lũ hàng năm vào giữa thế kỷ này. Có một số lượng dân cư lớn như vậy đang đối mặt với nguy cơ nước biển dâng là một thách thức đối với việc di dân. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng nghiên cứu của chúng tôi chưa tính đến hệ thống phòng thủ bờ biển hiện có và trong tương lai. Và trong khi các dữ liệu độ cao của chúng tôi cải thiện đáng kể so với các số liệu cũ vốn dựa trên các hình ảnh vệ tinh, thì đó vẫn chưa phải là kết quả cuối cùng," ông Strauss nói.
'Việt Nam phải tính di dân từ bây giờ'?
Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Mỹ được báo chí quốc tế đăng tải nêu khả năng nhiều thành phố của Việt Nam có nguy cơ chìm dưới nước biển năm 2050. Bài báo trên New York Times” mới đây cho hay nghiên cứu của một nhóm nhà khoc học thuộc Climate Central, có trụ sở tại New Jersey, Hoa Kỳ, chỉ ra rằng 10% dân số Việt Nam có nguy cơ ảnh hưởng nặng do nước biển dâng. Đặc biệt, miền nam Việt Nam có nguy cơ biến mất hoàn toàn vào năm 2050. Ngay sau đó đã có một số tiếng nói từ Việt Nam bình luận về số liệu mà Climate Central sử dụng trong dự báo.

VN chỉ là 'đối tác', không thể là 'đồng minh' của Mỹ?

Không có đối thoại Mỹ - Việt về quan hệ 'đồng minh quân sự' thời điểm này
26 tháng 11 2019 - "Thứ nhất là không khả thi vì bản thân Mỹ cũng không muốn liên minh với Việt Nam làm gì. Mỹ đặt lại nhiều vấn đề. Ngay cả với Nato, bây giờ Mỹ đòi hỏi các nước đó phải trả tiền cho quân đội Mỹ. "Ngay cả với Hàn Quốc v.v..., Mỹ cũng đòi trả tiền. Như vậy Mỹ có chính sách như kiểu là bây giờ quý vị phải chi trả cho tôi và dĩ nhiên liên minh kiểu đó càng ngày càng giảm xuống so với xưa.
Ông Jake Sullivan trả lời phỏng vấn của
nhà báo Nguyễn Giang hôm 26/11/2019
Hiện chưa thấy có bất kỳ một đối thoại nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về một 'quan hệ đồng minh quân sự', một chuyên gia về chiến lược và nguyên cố vấn về chính sách an ninh quốc gia của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thời Barack Obama nói với BBC News Tiếng Việt.

Vì sao du khách chỉ đến TQ một lần duy nhất?

Vì sao khách du lịch chỉ đến Trung Quốc một lần duy nhất?
FB Phan Cao Tri - Điều thú vị tôi ghi nhận được qua chuyến đi này là do người hướng dẫn sau cùng mang lại. Ông này 64 tuổi, nói tiếng Pháp cũng khá lưu loát. Ngày cuối thì mới thổ lộ ông ta là cựu đại tá công an đã về hưu được 2 năm sau 32 năm phục vụ, nhưng vẫn được phép đi làm kiếm thêm chút tiền. Ông ta tâm sự là vô đảng để được hưởng nhiều quyền lợi, nay thì không còn tin tưởng vào đảng nữa vì tất cả các quan chức cao cấp đều quá tham nhũng, giàu có hàng tỷ yuan. “Bên Tàu còn tệ hơn bên Việt Nam”! Ngày nào quân đội còn nằm trong tay của đảng CS thì không ai dám làm gì cả. Các tướng lãnh đều được trả lương rất cao và được hưởng rất nhiều quyền lợi. Quân đội Tàu mạnh hơn bên công an và cả 2 quyền lực chủ chốt này đều nói “Còn đảng thì còn ta” tức phải tuyệt đối trung thành với đảng.

Tôi vừa đi chơi 2 tuần bên Tàu về. Vâng, tôi vừa thực hiện được ước mơ bấy lâu nay của tôi là đặt chân lên Vạn Lý Trường Thành. Mặc dù ý thức được chuyến đi du lịch bên Tàu của tôi rơi không đúng thời điểm, tôi vẫn bắt buộc phải thực hiện điều này năm nay vì qua năm tới, về hưu, tôi sẽ không còn khả năng tài chánh, và có thể cả sức khỏe để làm được. Vợ chồng tôi đã ghi tên đi theo tour cùng với một số người Pháp. Điều gây ấn tượng nhất đối với tôi qua chuyến đi này là phong cảnh hùng vĩ của nước Tàu và cái phồn vinh (giả tạo?) của các thành phố lớn, nhất là Thượng Hải.

Đặc Khu Kinh Tế và chuyện ‘miễn thị thực’

Đặc Khu Kinh Tế và chuyện ‘miễn thị thực’
27/11/2019 Trân Văn - Khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chuyển động theo tác động của những kẻ cầm dây đứng trong hậu trường thì phải giải quyết nội phản song song với phòng ngừa ngoại xâm. Những cá nhân hữu trách sẵn sàng đem công quyền ra bán sỉ và lẻ, líu lo, khoa chân, múa tay theo ý muốn của những kẻ giựt dây để được chia chác các nguồn lợi, chắc chắn không bận tâm về tiền đồ quốc gia, tương lai dân tộc. Đã táo tợn đến mức bất chấp nhân tâm, dân ý, nếu ngoại nhân chịu trả giá cao, sá gì mà không bán nước?
Biểu tình chống hai dự luật đặc khu 
và an ninh mạng hồi giữa năm 2018.
Người Việt lại sôi sùng sục khi 404 đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa 14, tham dự Kỳ họp thứ tám, vừa bỏ phiếu thông qua “Dự luật sửa Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài”. Theo luật mới, ngoại kiều sẽ được miễn thị thực vào khu kinh tế ven biển nếu thời gian cư trú dưới 30 ngày (1).

Tiến Sỹ Phạm Chí Dũng bị bắt ra sao?

Tiến Sỹ Phạm Chí Dũng bị bắt ra sao?
Nguyễn Tường Thụy (VNTB) - Cho đến lúc này, công luận mới chỉ biết tin Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập bị bắt qua một thông báo trên cổng thông tin điện tử Công an Tp Hồ Chí Minh. Ngoài ra, không có thông tin gì hơn. Vì khi bị bắt, trong nhà chỉ có cô em gái. Những người quan tâm đến anh gần như không ai biết cách liên lạc với gia đình.
Sau khi Phạm Chí Dũng bị bắt tôi đã cố gắng liên lạc với chị Bùi Hồng Loan là vợ anh. Vì không có mặt khi anh bị bắt nên chị chỉ có thể trả lời tôi về những gì chị biết và nghe người thân nói lại. Chị cũng yêu cầu tôi hiểu như vậy. Vì chị cho rằng “em giảng dạy và làm khoa học nên đòi hỏi sự chính xác”. Tôi động viên chị, những gì chị biết thì nói, nếu nghe người nhà kể thì nói là nghe, điều đó không ảnh hưởng gì đến tính trung thực của chị trong câu chuyện. Tôi hỏi chuyện chị Loan để cố gắng tìm hiểu xem Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị bắt như thế nào.

Tính chuyện phá dỡ nhà ga T1 sân bay Nội Bài

Người ta xây công trình nào là đều tính đến vĩnh cửu; còn VN ta xây rồi lại phá; nhà ga T1 mới xây được 20 năm mà đã tính phá đi; lãng phí vô tội vạ. Đây là chuyện xảy ra ở khắp nơi trên lãnh thổ VN. Làm vậy bao giờ đất nước mới giầu lên được ? Tầm nhìn của lãnh đạo không qua được lũy tre làng ?
Để nâng công suất, phải tính chuyện phá dỡ nhà ga T1 sân bay Nội Bài
Lan Nhi 26/11/2019, (TBKTSG Online) - Bảy phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Nội Bài để giảm áp lực quá tải đã được nhà tư vấn nước ngoài trình lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT). Trong đó, hướng phá dỡ nhà ga T1 đã được tính đến. 
Trong 4 năm qua, sản lượng hành khách qua sân bay quốc tế Nội Bài tăng trung bình 10%/năm. Nhà ga T1 đã được xây dựng 20 năm qua, xuống cấp, lạc hậu, không thể đáp ứng tăng tải đến mức 63 triệu hành khách vào 2030.
Các nhà ga nội địa của sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất đều quá tải do thị trường hàng không phát triển quá nóng. Trong ảnh là nhà ga T1 sân bay Nội Bài. Ảnh: TTXVN

Quốc gia, công dân và di dân

Quốc gia, công dân và di dân
Lê Hữu Huy (*), 25/11/2019 (TBKTSG) - 1. Trong những năm 1950, Singapore là điển hình của một thành phố thuộc thế giới thứ ba: tỷ lệ thất nghiệp cao, người bán hàng rong đầy trên đường phố khu vực trung tâm, điều kiện vệ sinh kém, tội phạm, tham nhũng tràn lan. Người Singapore lúc đó chủ yếu là dân nhập cư từ Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, Malaysia và Indonesia, với trình độ học vấn rất thấp. Người Anh cai trị Singapore như một thuộc địa kể từ khi ông Stamford Raffles bắt đầu thiết lập cảng biển tự do thông thương vào năm 1819.
Sau khi thực dân Anh trao quyền tự trị cho đảo Sư tử, đảng Hành động nhân dân (PAP) do luật sư trẻ tuổi Lý Quang Diệu làm Tổng bí thư đã chiến thắng trong cuộc bầu cử với 43 trên tổng số 51 ghế trong Quốc hội vào cuối tháng 5-1959. Tài sản mà người Anh để lại cho Thủ tướng Lý và nội các sau 140 năm thuộc địa là một nền kinh tế èo uột với khoảng 300.000 người thất nghiệp hay không có đủ công ăn việc làm; cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu sau khi bị Nhật chiếm đóng. 

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Thi thể 39 nạn nhân ở Anh sắp được hồi hương

Đoạn này cảm động quá vì tấm lòng của bà con Kiều bào: Cộng đồng người Việt tại Anh hôm 24/11 đã tổ chức đêm nhạc "Tình người viễn xứ" tại Birmingham và quyên góp được 117 ngàn bảng Anh (khoảng 3,5 tỉ đồng) để trợ giúp cho 39 gia đình nạn nhân tại Việt Nam. Nếu chia cho 39 nạn nhân thì mỗi nạn nhân được trợ giúp xấp xỉ 90 triệu đồng, thừa đủ để hồi hương thi thể họ về nước. Hy vọng quan chức nhà nước tận tâm và không kiếm chác gì trong vụ này.
Thi thể 39 nạn nhân ở Anh sắp được hồi hương
Thân nhân của một trong 39 nạn nhân chết ở Anh cho VOA biết rằng thi thể của con trai ông đã được đưa ra sân bay ở Anh để làm thủ tục, và nội trong hôm nay hoặc sáng mai sẽ được đưa lên máy bay để hồi hương. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Bùi Thanh Sơn – cho báo chí biết, các cơ quan chức năng của hai phía đang phối hợp khớp lại lần cuối về kỹ thuật, thủ tục pháp lý trước khi chuyển các nạn nhân về nước. Ông Hoàng Lành, bố của nạn nhân Hoàng Văn Tiếp – 18 tuổi, nói với VOA vào tối 25/11: “Trong vòng ngày nay đến sáng mai là em lên máy bay về nhà. Làm thủ tục xong cả rồi, chừ đưa ra sân bay rồi”.

Cộng đồng người Việt ở Anh tổ chức sự kiện gây quỹ trợ giúp cho gia đình của 39 nạn nhân vào ngày 24/11/2019.

Thủ đoạn kinh tởm trấn lột DN của “nhà báo đen”

Đọc để biết bây giờ ở đâu trên xứ Đông Lào này cũng đều thối nát. Đúng là "Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa; Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi; Tôi bước đi trên đất nước nghẹn lời..." - thơ Bùi Minh Quốc.
Những thủ đoạn kinh tởm trấn lột tiền doanh nghiệp của “nhà báo đen”
Ngay cả những nhà báo chân chính, dù chưa được cấp thẻ hành nghề cũng phải thấy “quá xấu hổ” trước những đồng nghiệp chuyên làm trò “tống tiền” doanh nghiệp. Hạ tiện nhất là một chầu nhậu, em út vui vẻ với phong bì một vài chục triệu. Nếu hiển hách và sang trọng hơn họ còn gặt hái hàng trăm triệu và những lợi ích khác có giá trị cao như nhà, đất, ô tô hoặc hàng trăm ngàn USD. 
Image result for “nhà báo đen”
Vấn đề không ở chỗ làm ở tờ báo lớn hay nhỏ, nhà báo lớn hay nhỏ mà nằm ở chỗ thủ đoạn moi tiền doanh nghiệp, hay nói chính xác hơn là “tống tiền doanh nghiệp”. Hiện tại ở TPHCM và các tỉnh thành cả nước, những bầy kền kền như thế đang tồn tại khá nhiều. Để có đủ chứng cứ cho cơ quan công an bắt giam hoặc truy tố trước pháp luật, chứng cứ là một thứ rất cần thiết nhưng không dễ có vì những con kền kền này rất gian xảo, tinh vi và cẩn thận. Tất nhiên có những nhà báo đen đã từng sa lưới pháp luật.

Sinh viên VN đóng góp ‘gần 1 tỷ đôla’ cho kinh tế Mỹ

Việt Nam hiện có 24.392 sinh viên đang du học tại Hoa Kỳ, đóng góp vào kinh tế Hoa Kỳ gần 1 tỷ đô la, tức là mỗi sinh viên đóng góp xấp xỉ 41 nghìn đô la. Đây là một số tiền rất lớn. Điều này chứng tỏ số rất đông sinh viên du học ở Hoa Kỳ là con quan chức và con đại gia, số còn lại cũng phải là con nhà giầu. Không biết Open Doors có phân loại số sinh viên này theo nguồn gốc gia đình như gia đình quan chức, gia đình trí thức, gia đình công nông dân... ?
Sinh viên Việt Nam đóng góp ‘gần 1 tỷ đôla’ cho kinh tế Mỹ
25/11/2019 - Số du học sinh Việt Nam học bậc đại học tại Hoa Kỳ tăng năm thứ 18 liên tiếp, đóng góp "gần một tỷ đôla" cho nền kinh tế Mỹ, theo báo cáo thường niên Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE). Với gần 25 nghìn sinh viên, tăng 0,3% so với năm học 2017 – 2018, Việt Nam đứng thứ sáu trong số các quốc gia dẫn đầu về con số du học sinh tại Mỹ trong khoảng thời gian từ 2018 tới 2019.

Đứng trước Việt Nam trong danh sách công bố hàng năm hôm 18/11 nhân Tuần lễ Giáo dục Quốc tế là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ảrập Xêút và Canada. Sinh viên của quốc gia đông dân nhất thế giới đứng đầu bảng với gần 370 nghìn sinh viên, đóng góp cho kinh tế Mỹ gần 15 tỷ đôla. Theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ, sinh viên quốc tế đóng góp gần 45 tỷ đôla cho nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2018, tăng 5,5% so với một năm trước đó.

Chính sách QP VN chuyển từ ‘3 ko’ thành ‘4 ko’ và... ?

Người Việt kị số 4 như người Tây kị số 13. 1 là Sinh, 2 là Lão, 3 là Bệnh, 4 là Tử. Vịnh nói đến 4 là đất nước đen rồi. Nhưng rất may thực chất Chính sách quốc phòng VN đã chuyển từ ‘3 không’ thành ‘5 không’ vì còn thêm 1 không nữa là "không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế". Cứ đà này rồi rất nhanh sẽ trở thành 10 không, như thêm "KHÔNG kháng cự khi quân đội Trung Quốc tiến vào xâm chiếm đất nước", "KHÔNG chống lại Trung Quốc vì bất cứ lý do gì, trong bất cứ trường hợp nào"... Tướng Vịnh nói thêm là “tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”..., tức chính sách thực chất là ‘bốn không, một tùy’. Tuy nhiên thực tế bây giờ khác khác xa so với thời đánh Mỹ của bố ông tướng này (bố ông ta là đại tướng Nguyễn Chí Thanh). Với vũ khí rất hiện đại, kể cả vũ khí hạt nhân, quân Tàu chỉ cần vài ngày là đã có thể biến VN đã thành bình địa, biến các ông tướng và lính Việt thành xác chết... thì lúc đó làm cao còn "TÙY" được nữa ! Do đó, không thể lúc đó mới tùy được, mà giải pháp phải là SẴN SÀNG, CHỦ ĐỘNG phương án đối phó với Tàu ngay từ bây giờ, phải chủ động tham gia các liên minh quân sự, liên kết với các nước mạnh để bảo vệ tổ quốc TỪ SỚM, TỪ XA. Chỉ khi chúng ta có thực lực mạnh, có liên minh mạnh, thì Tàu mới sợ mà không dám đụng đến ta. Còn khi nào cũng "không", thực chất là "sợ", thì chắc chắn Tàu được đến chân sẽ lân đến đầu. Nếu vậy thì ngày Hà Nội tràn ngập dân Tàu, phụ nữ VN thành vợ Tàu... sẽ không còn xa.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Chính sách quốc phòng VN chuyển từ ‘3 không’ thành ‘4 không’
25/11/2019 - 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11 ở Hà Nội. Ông Vịnh cho hay điểm mới trong Sách trắng lần này là chính sách "ba không" giờ đây chuyển thành "bốn không". “Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói tại lễ công bố Sách trắng, theo trích dẫn trên Quân Đội Nhân Dân, VNExpress và một số cơ quan báo chí khác ở trong nước.Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh công bố Sách trắng Quốc phòng hôm 25/11/2019. Bảo là không đe dọa sử dụng vũ lực thì nó là vô lý với một nước, một đội quân yếu hơn. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Hồng Kông - ĐCSTQ đối mặt với nhiều phiền phức

Một khi dự luật "Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” có hiệu lực, những người liên quan sẽ phải đối mặt với các chế tài của Mỹ, ví dụ như chế tài đối với quan chức xâm hại nhân quyền, bao gồm từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ... Giá như Mỹ cũng áp dụng một đạo luật "Nhân quyền và Dân chủ" tương tự như thế này cho VN thì tốt nhỉ.
Khủng hoảng Hồng Kông chưa dứt, ĐCSTQ đối mặt với nhiều phiền phức hơn

Các nhân tố đều cho thấy rõ ĐCSTQ đã rơi vào cục diện khó khăn: Kinh tế Trung Quốc hiện nay không mạnh mẽ như cách đây 5 năm; xã hội Trung Quốc vẫn còn đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách một con mà hiện nay họ đã bỏ; các cuộc kháng nghị bùng phát nhiều nơi trên toàn quốc; ngày càng nhiều người Hồi giáo Tân Cương bị bắt vào trong trại tập trung, trở thành nhóm người trôi nổi của Trung Quốc. Tất cả những điềm báo này cho thấy ĐCSTQ sẽ có phiền phức.

Lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, chỉ có 1 phiếu chống, dự luật này đã được nhanh chóng chuyển đến Nhà Trắng để chờ Tổng thống Trump ký thành luật. Có chuyên gia cho biết, một khi quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông có sự thay đổi, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ khó có thể gánh vác hậu quả từ sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc; ngoài ra, ĐCSTQ còn đối mặt với rất nhiều phiền phức đang ùn ùn kéo đến.

Ko bao giờ có đồng thuận Việt-Trung về Biển Đông


Thụy Điển: Sẽ không bao giờ có đồng thuận Việt - Trung về Biển Đông
Trên trang Asia Times ngày 15/11/2019, nhà báo Bertil Lintner nhận định : “Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông”. Những lý do được nhà báo Thụy Điển đưa ra, có thể được tóm lược trong bốn ý chính, nhấn mạnh đến thái độ coi thường luật pháp quốc tế, thiếu trung thực của Trung Quốc, cũng như hành vi cậy lớn ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng. Tác giả Bertil Lintner kết luận, với thái độ coi thường trắng trợn các định chế quốc tế, như Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, cùng với những lập luận nặng tính dân tộc về các hiệp ước dựa trên luật pháp, quan điểm của Trung Quốc về lịch sử hàng hải ở trong vùng sẽ tiếp tục gây nhiều sóng gió trong tương lai.
Không quân Trung Quốc luyện tập bắn đạn thật ở Biển Đông. Ảnh do báo Japan Times chụp lại trên truyền hình Trung Quốc ngày 29/09/2018.

Thủy điện Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền

Khi mà động đất do hồ chứa xảy ra tại nơi mà nhà cửa không đạt tiêu chuẩn chống động đất, mức thiệt hại sẽ lớn hơn gấp bội. Điều này đã được thấy rõ qua những tổn thất rất nặng nề từ mấy trận động đất cho dù chưa phải là quá lớn ở hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên vùng Tây Nam Trung Quốc. Do sự kiêu căng, tham lam và thiển cận của con người không còn làm chủ được khoa học kỹ thuật của mình, sẽ không hoàn toàn là hư cấu khi nghĩ tới tình huống Động Đất gây Vỡ đập Dây Chuyền. Bởi vì với các con đập dòng chính bậc thềm trên suốt dọc con sông Mekong có chiều dài hơn 4800 km ấy, nếu vỡ đập này sẽ dẫn tới vỡ đập dây chuyền, tạo ra một cơn hồng thủy của thiên niên kỷ do chính con người gây ra, sẽ rất khủng khiếp với sức tàn phá của những trái bom nước Megaton có khả năng cuốn băng đi hàng triệu sinh linh, các thành phố, trong đó có cả hai vùng châu thổ Tonle Sap và ĐBSCL nơi với ngót 20 triệu cư dân đang cố bám sống trên vùng đất định mệnh có lịch sử với hơn 300 năm ấy.
Thủy điện Luang Prabang trên vùng động đất Bắc Lào và thảm họa vỡ đập dây chuyền
Ngô Thế Vinh - Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL không 
được quyền có tiếng nói, Gửi nhóm Bạn Cửu Long
Một không khí bi quan. Sự kiện Việt Nam là chủ đầu tư cho dự án thủy điện Luang Prabang có thể được nhiều người xem như một sự kiện đã rồi – fait accompli. Bởi vì, giới lãnh đạo Việt Nam hiện bị thao túng bởi các nhóm lợi ích, với xung lực / momentum quá lớn, thêm vào đó còn bị bao vây quanh bởi một đám cố vấn khoa bảng, nếu không bị mua chuộc thủ lợi thì do không có tầm nhìn chiến lược. Như một điệp khúc họ cho rằng: khi không thể ngăn được Lào xây các đập thủy điện thì Việt Nam buộc phải đầu tư xây dựng đập Luang Prabang, bởi nếu không thì Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào. Và khi Việt Nam xây đập Luang Prabang sẽ chủ động được phần thiết kế, quy trình vận hành, kể cả khả năng mua điện của Lào [sic] thay vì tiếp tục boycott / tẩy chay cuối cùng để Trung Quốc hoàn toàn thao túng thủy điện Lào.

Hình 1a_ Trái: Bản đồ vùng đất Đông Nam Á: những vòng xám/ grey chỉ các vùng phân bố tâm chấn động đất / epicentral distributions; những vòng xanh/ blue ghi dấu các trận động đất ≥ 6.0; những ngôi sao đỏ/ red stars ghi dấu các trận động đất ≥ 7.0. Các đường gạch đỏ/ red lines là biểu thị đường đứt gãy gây động đất / seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009) (4)

Đặc khu trá hình dành cho người Trung Quốc

Đặc khu không mang tên đặc khu dành cho người Trung Quốc
FB Nguyễn Ngọc Chu - Với quy định này người Trung Quốc sẽ tự do ra vào Vân Đồn và Phú Quốc mà không phải xin thị thực. Vân Đồn và Phú Quốc nghiễm nhiên biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần phải thông qua luật đặc khu. Các nhóm lợi ích cuối cùng đã đạt được lợi ích của mình bất chấp phải thí đi lợi ích của Tổ Quốc.
Không có mô tả ảnh.
1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình TV, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei, thì trong phòng lạnh Diên Hồng 404 trên tổng số 446 ĐBQH đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển. “Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).

Tại sao Chung được tặng huân chương của Italia ?

Một số bác cán bộ già hỏi mình Chung Con có công trạng gì "đặc biệt quan trọng cho sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước VN - Italia nói chung và cho Italia nói riêng" để được bạn tặng "huân chương Công trạng" cao quý như thế. Mình không biết, vì thấy hơn 3 năm làm chủ tịch Hà Nội hắn chẳng làm được gì cho thành phố này, thậm chí chỉ biết phá (điển hình là phá tan quy hoạch khu Đoàn ngoại giao nơi mình ở), huống chi đất nước Italia xa xôi thế, làm sao hắn có thể thò tay sang tận đó được, dù ở đó hắn cũng có thể kiếm chác được thứ gì đó. Các bạn có nhiều thông tin mà biết gì về công trạng của thằng này với Italia thì kể cho mọi người biết với.
Ông Nguyễn Đức Chung được tặng huân chương Công trạng của Italia
24/11/2019 Đại sứ CH Italia tại Việt Nam Antonio Alessandro trao Huân chương Công trạng của Italia tặng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Chiều 23/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Cộng hòa Italia tại Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức sự kiện Quảng trường Italia 2019 - Piazza Italia 2019 lần thứ 3 và Tuần lễ Ẩm thực Italia trên toàn thế giới lần thứ 4 tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ.

Ông Nguyễn Đức Chung được trao 
tặng Huân chương Công trạng của Italia
Được sự ủy quyền của Tổng thống CH Italia, Đại sứ CH Italia tại Việt Nam Antonio Alessandro đã trao Huân chương Công trạng tặng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Đây là Huân chương cấp cao nhất trao tặng những cá nhân là người nước ngoài có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước nói chung và cho Italia nói riêng.

Vấn đề Biển Đông trong Sách Trắng quốc phòng 2019

Đọc đoạn này thấy buồn: "Việt Nam không chủ trương tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế". Đoạn đó mâu thuẫn với đoạn sau "Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung". Vậy là chính sách quốc phòng 3 không đã được chuyển thành 4 không.
Việt Nam nêu rõ vấn đề Biển Đông trong Sách Trắng quốc phòng 2019
25/11/2019  Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, làm cho Biển Đông có thời điểm trở thành “điểm nóng”, Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 đánh giá. Sách Trắng quốc phòng Việt Nam 2019 công bố chiều nay nhận định, tình hình Biển Đông thời gian gần đây mặc dù đã có một số chuyển biến tích cực, nhưng có yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp đang đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, bảo vệ hoà bình, ổn định của Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại lễ 
công bố Sách Trắng quốc phòng 2019
Sách Trắng nêu rõ, những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực.

Nhục thay đất nước con người Việt Nam !!!

Đất nước ngày càng lụn bại, bất công ngày càng chồng chất, nhưng các cụ lãnh đạo đương chức cũng như về hưu vẫn rất tự hào và đi đâu cũng khoác lác về đóng góp của các cụ. Nếu có những điểm gì các cụ đành chấp nhận là chưa được tốt thì các cụ đều bảo "Xã hội nào chả có điểm tốt điểm xấu; là dân đen thì các anh cần phải biết sống chung với lũ". Nhiều lần như thế, im lặng mãi cũng chán, nên bất chấp ít tuổi hơn các cụ, đôi khi mình cũng phải phản ứng và hỏi lại các cụ: "Dân đen cần phải biết sống chung với lũ, vậy là lũ nào ? Lũ lụt hay lũ Cướp ?". Và mình nghĩ tới hai câu thơ từ lâu vẫn hay lẩm bẩm trong mồm: "Căm thay lũ cướp đang cười; Nhục thay đất nước con người Việt Nam !!!". Trước đây người dân thường nói nhục, nhưng gần đây thì họ đã nói "siêu nhục". Lào và Campuchia không bị nhục vì vụ visa này thì VN đúng là bị xỉ nhục đến mức siêu nhục rồi còn gì nữa. Thời đại này chính xác là một trong vài thời đại đen tối và nhục nhã nhất trong lịch sử dựng nước của dân tộc VN. Nhục như vậy mà vẫn có đứa bảo "Chưa bao giờ đất nước được như hôm nạy",
Nhục!
FB Lưu Trọng Văn - Mọi người Việt của Giang sơn Đại Việt đều cảm thấy xấu hổ và nhục khi bị thế giới văn minh kỳ thị, khinh miệt. Hộ chiếu VN xanh lá cây lọt vào tốp hộ chiếu quốc gia (QG) không được coi trọng nhất thế giới. Công Dân VN lọt vào một trong 37 công dân các QG hèn kém khi xin visa nhập cảnh vào khối Shenghen của châu Âu phải được cả 28 nước trong khối chấp nhận. Chỉ cần một nước nhỏ bé như Luxembourg không đồng ý thì ... văng.
Nhục!
Nhục hết chỗ nói.

Trong khi đó công dân Lào, Campuchia sát vách không bị cái sự xỉ nhục này vì họ chỉ cần xin visa nhập cảnh một nước trong khối châu Âu kia và được nước đó chấp nhận là xong.
Cùng VN có 36 nước nữa mà đa số là các nước châu Phi nghèo đói, các nước thuộc Liên xô cộng sản và các nước liên quan khung bố.

Giáo viên 'Tây ba lô'

Tôi có cảm giác nhiều người Việt có xu hướng tự cảm thấy thấp kém và lép vế đến mức họ có thể tự kỳ thị chính mình. Tại sao nhiều người Việt có xu hướng sính ngoại, coi cái gì đến từ nước ngoài cũng tốt hơn mình? Tiêu chuẩn làm giáo viên "Tây ba lô" là biết nói tiếng Anh và có ngoại hình Tây (ưa nhìn); thêm tóc vàng, da sáng, mắt xanh thì càng tốt. Ôi văn hóa giáo dục quê hương tôi thời 4.0.
Giáo viên 'Tây ba lô'
Marko Nikolic, Nhà văn, 22/11/2019, Có một cộng đồng giáo viên "Tây ba lô" tại Việt Nam - những người trẻ đến từ các nước phương Tây không phải là giáo viên chuyên môn, được thuê dạy tiếng Anh. Với chiêu quảng cáo ''đội ngũ giáo viên 100% nước ngoài'' nhiều trung tâm Anh ngữ tại Việt Nam đẩy mức học phí "lên trời". Làm ăn phát đạt, thị trường phát triển mạnh, những trung tâm Anh ngữ mới mọc như nấm.
Ảnh minh họa
Tôi hay nghe người ta nói muốn học tiếng Anh chuẩn một cách hiệu quả thì phải học với giáo viên bản ngữ. Bởi theo họ, đa phần giáo viên Việt Nam phát âm không chuẩn, phương pháp dạy lạc hậu, chú trọng ngữ pháp nặng nề trong khi ngày nay người ta có nhu cầu học kỹ năng giao tiếp. Nhiều phụ huynh không ngại bỏ thêm tiền để con học với giáo viên bản xứ: hay gọi cho đúng hơn, giáo viên nước ngoài đến từ phương Tây.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Khi “hạt giống đỏ” đổi màu và bài học cảnh tỉnh

Đọc để biết. Tôi khâm phục khả năng viết bài của anh Phạm Chí Dũng và không ủng hộ việc chính quyền bắt anh vì anh chỉ viết bài đưa tin và quan điểm cá nhân, không có các hành động cụ thể chống phá Nhà nước CHXNCN Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải nói mặc dù anh Dũng phân tích khá hay, nhưng lại dựa trên rất nhiều thông tin không được kiểm chứng, không biết nguồn gốc từ đâu ra, nên dù anh phân tích hay mấy thì những phân tích của anh cũng ít giá trị, không đủ sức thuyết phục. Chính vì vậy mà tôi ít ki lưu bài của anh.
Khi “hạt giống đỏ” đổi màu và bài học cảnh tỉnh
23/11/2019 - Theo thông báo của Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Chí Dũng để điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cái tên Phạm Chí Dũng không hề xa lạ trong giới “dân chủ”. Phạm Chí Dũng thường xuyên viết bài, trả lời phỏng vấn của các báo, đài nước ngoài như Việt Tân, BBC, RFA… với những nội dung sai lệch tình hình thực tiễn, vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Có thể nói, Phạm Chí Dũng là một “tay viết” khá lão luyện trong giới “dân chủ”.

Đường sắt 100.000 tỷ Hải Phòng-TQ tốt cho ai?

Đường sắt 100.000 tỷ đồng liên vận Hải Phòng-Trung Quốc tốt cho ai?
23/11/2019 TPO - Nếu được đầu tư xây dựng, tuyến đường sắt liên vận quốc tế mới khổ ray 1.435mm sẽ nối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) tới Trung Quốc và đi châu Âu, chi phí được tính toán khoảng 100.000 tỷ đồng. Cụ thể, tuyến đường sắt được quy hoạch xuất phát từ Hà Khẩu (Trung Quốc), qua ga Lào Cai. Từ đây, tuyến đường vượt sông Hồng chạy dọc theo cao tốc Lào Cai - Nội Bài để về ga Đông Anh. Tổng chiều dài toàn tuyến đường sắt này gần 393km. Toàn tuyến có 37 ga, xây mới 96 cầu, 26 hầm, xây mới 1.084 hầm chui dân sinh. Tốc độ thiết kế 160km/h.
duong sat lien van quoc te hai phong - trung quoc ton 100.000 ty dong? hinh 1
Liên danh tư vấn giữa Công ty CP Tư vấn đầu tư và xây dựng GTVT (TRICC) - Công ty hữu hạn Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 đường sắt Trung Quốc vừa có báo cáo quy hoạch tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hải Phòng – Trung Quốc gửi Bộ GTVT. Chi phí nghiên cứu xây dựng quy hoạch này do phía Trung Quốc tài trợ.