Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Đường sắt 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi ko dám đi!

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350 km/h, chuyên gia kinh tế: Tôi không dám đi!
Tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2019 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách sáng nay (11/7), các chuyên gia kinh tế đã có nhiều ý kiến khác nhau về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, với tốc độ đường sắt 350 km/giờ ở Việt Nam sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. "Thời tiết khí hậu của Việt Nam khắc nghiệt, đường sắt Bắc Nam đi qua nhiều địa hình hiểm trở như núi cao, biển. Chỉ một chi tiết sai lầm nhỏ sẽ gây nguy hiểm cho đoàn tàu. Nếu có tàu cao tốc 350 km/giờ, tôi cũng không dám đi". Với điều kiện vốn của Việt Nam, phương án Bộ KH&ĐT đưa ra cải tạo, rồi dần dần xây mới với chi phí 26 tỷ USD là hợp lý hơn"Việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam có tốc độ vừa phải, như nhiều nước phát triển đang sử dụng là hợp lý, chúng ta cũng sẽ xây dựng theo từng đoạn. Đoạn nào đông khách làm trước để giảm chi phí, tăng cơ hội cho đoạn tiếp theo".

TS Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện CIEM
Xung quanh vấn đề nóng đang tranh luận giữa Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT đang được dư luận quan tâm là xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, nhóm chuyên gia kinh tế đã có những phản biện rất rõ.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Lỗ cũng nên làm?

Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Lỗ cũng nên làm?
Chọn sai phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao dẫn đến lãng phí là có tội với dân, với nước - Kỹ sư cầu đường Trần Văn Tường. Cây bút Lê Kiến thì viết trên Facebook cá nhân: "Đường sắt tốc độ cao, lỗ cũng phải làm". Tôi mà còn sống được dăm chục năm nữa thì vẫn khẳng định với quý vị là làm đường sắt sẽ lỗ, lỗ và lỗ. Hiện nay đường sắt lỗ trên toàn thế giới, từ Anh, Pháp, Đức, Nhật…, lỗ hết, Nhà nước phải trợ giá hoặc phải "ôm" lấy hạ tầng." "Vậy lỗ thì có làm không? Lỗ vẫn phải làm quý vị ạ. Đó là bài toán tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội phải cân đối thôi. Quý vị có nhớ không, cách đây một thập kỷ, tổng số người chết vì tai nạn giao thông ở VN có năm lên đến gần 13.000 người. Chính phủ quyết tâm làm xong Quốc lộ 1, số người chết giảm đi, giờ khoảng 8.000.
Bao giờ Việt Nam có đường sắt cao tốc?
Báo cáo về kế hoạch đường sắt cao tốc Bắc Nam giữa hai cơ quan cấp bộ của Việt Nam chênh nhau tới 32 tỷ đồng. Bộ Giao thông Vận tải đưa ra mức đầu tư 58,7 tỷ đô la cho tàu tốc độ 350 km/h. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi đó, nói loại tàu 200 km/h hiệu quả hơn, kinh phí chỉ 26 tỷ đô la.

Đâu ra mà lắm nữ hoàng thế?

Đâu ra mà lắm nữ hoàng thế?
Trần Phương - 11/07/2019 (GDVN) - Nữ hoàng văn hóa tâm linh, Nữ hoàng thực phẩm, nữ hoàng khoáng sản, nữ hoàng giày da… đang được "đẻ" ra ở những cuộc thi kỳ lạ. Gần đây, cộng đồng đã nhắc rất nhiều tới danh xưng Nữ hoàng văn hóa tâm linh và danh hiệu Nữ hoàng thực phẩm. Họ được vinh danh với ý nghĩa và mục đích gì? Tiêu chí ra sao khi đặt ra cuộc thi có phần khá lạ này…

Không thiếu các "nữ hoàng" xuất hiện tại các cuộc 
thi trời ơi đất hỡi. (Ảnh: Tổng hợp từ mạng xã hội)
Trên thư mời của chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 13/7/2019 tới đây có ghi đích danh một doanh nhân là Nữ hoàng thực phẩm. Tên danh hiệu khá lạ này khiến công chúng không khỏi thắc mắc, để được gọi là nữ hoàng của ngành thực phẩm hẳn là phải am hiểu về thực phẩm, hoặc đứng đầu ngành thực phẩm của Việt Nam. Tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội và công cụ tìm kiếm google mới thấy Việt Nam bây giờ sao lắm… nữ hoàng thế.

VN: Vấn đề Đảng CS xác định ba 'thế lực thù địch'

Việt Nam và vấn đề Đảng CS xác định ba 'thế lực thù địch'
Lê Văn Sinh, gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội
11 tháng 7 2019 - 
"Chủ nghĩa cộng sản một chủ nghĩa có những chính sách chống lại con người" - Quốc Hội Châu Âu. "Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp... "Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người " - Tổng thống Mỹ, Donald Trump nói tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (27/9/2018)
Ông Võ Văn Thưởng (thứ hai, trái sang, hàng trước) cùng các đại biểu tại Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. "Trên thế giới này, không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn," đó là câu nói được nhiều người biết đến từ thế kỷ trước của cố Thủ tướng Anh, ngài Winston Churchill (1874-1965). Sở dĩ tôi chợt nhớ tới câu nói này vì mới đây tại Việt Nam, báo chí và truyền thông có đưa tin bài về một phát biểu của đương kim Trưởng Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản, ông Võ Văn Thưởng.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Mở thầu cao tốc B-N: Nhìn đâu cũng thấy Trung Quốc

Mở thầu sơ tuyển 7 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam: Nhìn đâu cũng thấy Trung Quốc
Trần Lưu - 11/07/2019 (VNF) - Trong tổng số 51 nhà đầu tư nộp hồ sơ tham gia sơ tuyển các dự án thành phần thuộc đường cao tốc Bắc - Nam thì có tới 36 nhà đầu tư đến từ các nước khác. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung Quốc đều "phủ sóng" tại 7/8 dự án. Trước đó, trả lời câu hỏi của VietnamFinance về việc có rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc - Nam, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư - Bộ Giao thông vận tải nói rằng đây là điều hoàn toàn bình thường. Nhà đầu tư Trung Quốc giống như các nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác, vì thế không nên phân biệt đối xử.
Đã có 7/8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam mở thầu sơ tuyển
Tính đến ngày 11/7, đã có 7/8 dự án thành phần thuộc cao tốc Bắc - Nam thực hiện theo hình thức công tư (PPP) tiến hành mở thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư. Các dự án này bao gồm: Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Hiện chỉ còn dự án Phan Thiết - Dầu Giây chưa tổ chức sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư.

"Phương án đường sắt BN của Bộ KH-ĐT là lạc hậu"

TS Thủy nguyên là cán bộ của Bộ Giao thông vận tải nên phát biểu ủng hộ Bộ này là điều bình thường. Trong cả bài trả lời phỏng vấn dưới đây, TS Thủy toàn theo quan điểm của Bộ Giao thông. Tôi không tán thành tất cả các nội dung trong đoạn 1 bài này (nên chia đường sắt cao tốc Bắc - Nam thành 2 giai đoạn), nhất là quan điểm đường sắt phải cạnh tranh được với hàng không. Theo tôi đối tượng của hai loại hình giao thông này khác nhau nên hai bên hợp tác chứ ít cạnh tranh; phân khúc giao thông đường ngắn thì lợi thế thuộc về đường sắt nhưng giao thông tầm xa thì phải dành cho hàng không. Tuy nhiên, tôi đồng tình với TS Thủy trong đoạn 1 bài này: Đường sắt nên được chọn là mạch máu chính của giao thông. Quan điểm này rất đúng, nhất là với một nước có địa hình kéo dài như ở VN. Hãy hình dung hệ thông giao thông chủ lực của VN tương lai là một hoặc hai tuyến đường sắt chạy suốt từ Bắc vào Nam làm trục chính và một số nhánh ngang làm đường sắt xương cá. Hàng hóa và hành khách chủ yếu được vận chuyển trên tuyến này, sau khi đến ga, sẽ được chuyển sang tuyến đường bộ, khi đó giá thành vận chuyển sẽ rất rẻ, thời gian vận chuyển sẽ rất nhanh. Như đã từng viết trên blog này, Tôi thì nghiêng về thứ tự ưu tiên vận tải như sau: "đường sắt, đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa rồi cuối cùng mới là đường ống".
TS Nguyễn Xuân Thủy: 'Đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Bộ KH-ĐT là lạc hậu'
Trần Lưu - 10/07/2019 (VNF) - TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải cho rằng đề xuất xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) với chi phí khoảng 26 tỷ USD để đạt tốc độ 200km/h là lạc hậu, không nắm bắt được công nghệ thế giới và không cạnh tranh được với hàng không.

TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng nên chia 
đường sắt cao tốc Bắc - Nam thành 2 giai đoạn
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo gửi Thủ tướng về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ này đưa các phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan rằng với chiều dài hàng nghìn km, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200 km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỷ USD, giảm hơn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải. Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra phương án là 58 tỷ USD với tốc độ đạt 350km/h.

Công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019

Lần đầu tiên công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019
Lê Nguyễn - 10/07/2019 Chiều 10/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức lễ công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. Nội dung Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 gồm những thông tin cơ bản đánh giá mức độ phát triển của doanh nghiệp cả nước và các địa phương giai đoạn 2016 – 2018. Dự kiến, ngày 22/7/2019, ấn phẩm Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 sẽ được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê. Ngày 1/8/2019, bản in ấn phẩm Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 sẽ được phát hành.
Sách gồm 4 phần: bối cảnh phát triển của doanh nghiệp năm 2018, tổng quan phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2018 và giai đoạn 2016 – 2018, các giải pháp phát triển doanh nghiệp, bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016 – 2018 (toàn quốc), bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển doanh nghiệp năm 2018 và giai đoạn 2016 – 2018 (địa phương).

Mấy nguy cơ lớn Việt Nam phải đối phó

Mấy nguy cơ lớn Việt Nam phải đối phó
Nguyễn Quang Dy - Mấy năm qua, thế giới biến động “khó lường”, làm trật tự thế giới biến đổi sâu sắc. Nay đối đầu Mỹ-Trung đang làm các nước khác như Việt Nam bị mắc kẹt, vì “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Bài này chỉ đề cập vắn tắt mấy nguy cơ lớn có thể gây ra hệ lụy cho đất nước, phải cảnh giác. Muốn “biến nguy thành cơ”, Việt Nam cần khôn ngoan và linh hoạt, nhưng quan trọng nhất phải đổi mới thể chế, hệ quy chiếu, và tư duy quản trị/điều hành.
Cái cần nhất của một quốc gia là lòng người thống nhất, vạn người như một thì dẫu khó khăn cũng sẽ vẫn trụ vững.
Cần đánh thức tinh thần dân tộc của các quan chức
Mấy nguy cơ lớn
Thứ nhất, các nguy cơ do đối đầu Mỹ-Trung, đặc biệt là chiến tranh thương mại “vừa đánh vừa đàm” chưa có hồi kết, như “con dao hai lưỡi”, làm Việt Nam “vừa được vừa mất” (a winner and loser). Theo Investor’s Services, có 4 nước được lợi là Malaysia, Thailand, Taiwan, Việt Nam, và 4 nước bị thiệt hại là Mongolia, Singapore, Hong Kong, Việt Nam.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Lá bùa hộ mệnh của đại gia Lê Thanh Thản

Dùng câu "sử xanh lưu truyền" thì thật là dở hơi! Sử xanh là thanh sử, tục viết sử bằng cách khắc lên các miếng tre xanh, ghi lại các điều tốt điều hay đáng lưu truyền. Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh (truyện Kiều). Còn Mường Thanh toàn một bọn rác rưới, đại gia móc ngoặc với quan chức có quyền hoặc làm chân rửa tiền cho các quan chức, ca ngợi chúng mà không thấy nhục sao ? Mấy câu đề tặng của bác Trọng đối với Tập đoàn khách sạn Mường Thanh với tư cách Tổng bí thư đang dẫn đầu đoàn công tác rất sai vì bác đã công khai ca ngợi Mường Thanh đến cao ngất ngưởng "sử xanh lưu truyền", lại còn khoe "tình xưa nghĩa cũ", trong khi Tập đoàn MT chí là doanh nghiệp kinh doanh thuần túy, chẳng có công lao với đất nước, chưa được cơ quan nhà nước nào khen thưởng... Như thế là phạm điều cấm đảng viên không được làm. Đó là chưa nói đến hàng chục vụ lùm xùm vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và xây dựng sai phép của Tập đoàn MT tại nhiều địa phương và từ lâu đã có tin đồn khởi tố Tập đoàn MT vi phạm pháp luật ... Đi công tác thì tất nhiên phải nghỉ ở khách sạn, nhưng phải trả tiền thanh toán sòng phẳng chứ không được để đại gia này bao. Nếu các ông bà tứ trụ đến đây ăn nghỉ do Mường Thanh bao thì đã phạm vào tội nhận hối lộ. Trong khi làm việc thì là cộng tác, là đối tác mà lại nói chuyện nghĩa tình thì không chấp nhận được. Thế nên dân gian mới có câu "Ngán thay cái mũi vô duyên; Câu thơ Phú Trọng, con thuyền Nghệ An!" ( Nhái thơ Cao Bá Quát !)
Lá bùa hộ mệnh của đại gia Lê Thanh Thản
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về khách sạn của ông Lê Thanh Thản 
Tễu Blog: Thế mà gần đây có tin sẽ khởi tố ông Lê Thanh Thản. Xem ra chỉ là tin vịt mà thôi! Với bài thơ này, Ông Nguyễn Phú Trọng - người thợ đốt lò vĩ đại đã chứng nhận:
Câu 1-
Lần trước tôi đã đến, lần này tôi lại đến nữa với Phương Đông - Mường Thanh. Qua lại đã quen lối, quen chân, quen thung quen thổ lắm rồi!

Câu 2 - Tôi với ông Lê Thanh Thản và anh chị em ở đây là Tình Xưa Nghĩa Cũ. Tình Xưa không thể bỏ, Nghĩa cũ không thể phai. Đã thế nay lại càng MẶN NỒNG nữa. Tình chỉ thêm mặn nồng chứ không hề phôi pha.
Câu 3 - Yên tâm làm ăn đi, cố lên nhé, các anh chị. Có tôi đây rồi! Hiệu triệu rồi!
Câu 4 - Tập đoàn Mường Thanh sẽ vĩnh viễn tồn tại, càng ngày càng tốt đẹp. và được ghi vào trong sử sách để lưu truyền mãi.
Thế thì kẻ nào dám bắt, dám khởi tố nào! Cả Tứ Trụ Triều Đình đã từng ăn nghỉ ở đây, xiết bao "mặn nồng", lẽ nào....!

Vì sao chưa bắt tạm giam Lê Thanh Thản ?

Có lẽ tội "Lừa dối khách hàng" chỉ là bước một. Sau khi khởi tố, khám nhà và cơ quan, CA sẽ bổ sung hồ sơ để bắt tạm giam. Dự kiến đây cũng chỉ là bước hai. Bước ba sẽ mở rộng danh sách những người liên quan bị bắt... Trong bài này có đoạn Giám đốc Công an TP Hà Nội giải thích đang chờ Bộ Công an quyết định khởi tố ông Thản chung với các vi phạm của Mường Thanh ở 21 địa phương. Thản đúng là vì lỡ tham gia thấy sai không rút ra được, nay xảy ra vụ việc, là Chủ tịch thì Thản phải chịu thôi.
Vì sao chưa bắt tạm giam Lê Thanh Thản ?
Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản bị khởi tố
10/07/2019 (NLĐO)- 
Theo Quyết định phê chuẩn khởi tố bị can thì ông Lê Thanh Thản bị khởi tố về tội "Lừa dối khách hàng" theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015. Theo quy định của pháp luật, đây là tội ít nghiêm trọng nên người phạm tội này sau khi nhận tống đạt Quyết định khởi tố bị can thì không bị tiến hành tạm giam và được tại ngoại.
ông Lê Thanh Thản đã bị khởi tố - Ảnh: VTC
Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh. Cuối giờ chiều nay 10-7, theo nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ôngLê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh.

Khởi tố chủ tịch Mường Thanh Lê Thanh Thản

Cuối cùng điều mọi người mong chờ từ 3 năm nay đã tới. Sao không thấy công bố bắt tạm giam hay cấm đi khỏi nơi cư trú nhỉ? Thản chỉ là đầy tớ của một loạt quan chức cấp cao rửa tiền qua Tập đoàn Mường Thanh.
Khởi tố chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản
10/07/2019 TTO - Ông Lê Thanh Thản, chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, bị khởi tố, điều tra về hàng loạt sai phạm tại các dự án xây dựng do đơn vị này làm chủ đầu tư. Ngày 10-7, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Lê Thanh Thản (hay còn gọi "đại gia điếu cày") để điều tra về hành vi lừa dối khách hàng. 

"Đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản - Ảnh: Cafef.vn
Bước đầu cơ quan chức năng xác định nhiều dự án xây dựng của Tập đoàn Mường Thanh vướng vào 2 sai phạm lớn là xây dựng vượt tầng - phá vỡ quy hoạch được duyệt và có các sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm dự án. Trước đó, trong báo cáo kết quả xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng được nêu trong 12 kết luận thanh tra được UBND TP Hà Nội gửi HĐND TP này ghi nhận hàng loạt dự án liên quan tới Tập đoàn Mường Thanh. Những sai phạm này đã được chuyển cơ quan điều tra làm rõ.

“Vị thế Việt Nam” có thực như lời lãnh đạo ?

“Vị thế Việt Nam” có thực như lời lãnh đạo!
Cao Nguyên 2019-07-09 - Học giả Đỗ Thông Minh giải thích, sở dĩ các lãnh đạo cấp cao luôn phải nhắc đi nhắc lại cái gọi là “vị thế nước ta chưa bao giờ cao như ngày hôm nay” là vì Nhà cầm quyền bao giờ cũng phải tự đánh bóng mình để mang tính chính danh cho việc cai trị của mình chứ có khi nào mà người lãnh đạo Việt Nam lại tuyên bố tôi thất bại, tôi xin nhường quyền, trả lại quyn cho dân đâu.”. Còn ông Trần Bang thì cho rằng đó là “truyền thống” của Cộng sản rồi “Vì người Cộng sản phải  bách chiến bách thắng, họ chưa nhn thua ai bao giờ cả, chiến tranh cũng thắng, làm kinh tế, chính trị cũng phải là nhất.

Lễ ký EVFTA giữa EU và Việt Nam hôm 30/6/2019
Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/7 dẫn lại phát biểu của ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng “Vị thế đất nước chưa bao giờ được quốc tế đánh giá cao như thế” tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương khi đánh giá tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Người đứng đầu Chính phủ Hà Nội dẫn chứng cho phát biểu của mình bằng các sự kiện mà Việt Nam đã tham gia và tổ chức trong thời gian vừa qua như việc ký Hiệp định thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), trúng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hay tổ chức Hội nghị Mỹ Triều tại Hà Nội.

Hà Nội lại đổ thêm tiền vào đường sắt CL-HĐ

Hà Nội lại đổ thêm tiền vào dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Diễm Thi, RFA 2019-07-08 - Hôm 8/7/2019, Hội đồng nhân dân TP Hà Nội đã thông qua kế hoạch vay hơn 98 triệu USD (khoảng 2.300 tỉ đồng) với mục đích được nêu ra là nhằm vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Đây là khoản vay lại phần vốn vay nước ngoài của dự án. Ảnh Giao thông trên đường phố Hà Nội dưới công trình dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ảnh chụp hôm 7 tháng 4 năm 2013.
Người dân bất bình, mất niềm tin
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải từ Hà Nội phản đối việc vay thêm tiền như vậy. Ông cho rằng dân phải è cổ đóng thuế trả nợ nước ngoài trong khi người dân không hề được hỏi ý kiến, và người dân cũng không hề được biết chi tiết dùng số tiền 2.300 tỷ đồng để vận hành, khai thác như thế nào và thời gian cụ thể ra sao. Ông nói: “Tại sao họp Hội đồng Nhân dân không có một ông, một bà nào hỏi ý kiến của dân? Với tư cách là một người Hà Nội, tôi thuộc lòng đường từ nhà tôi đến Hà Đông, trước hết tôi phản đối việc làm đường sắt trên cao tuyến Cát Linh. Cái thứ hai là ai ký kết, tiền là bao nhiêu, thời hạn là bao nhiêu tại sao không công bố ngay lúc đầu. Bây giờ đề nghị thêm 2.300 tỷ chúng tôi không chấp nhận vì cái gì cũng phải có thời hạn.”

Những sai lầm của Bộ GTVT về đường sắt Bắc – Nam

Bác Nguyễn Ngọc Chu phân tích quá hay và thấu đáo. Đúng là tư duy của một nhà toán học. Bọn TEDI làm gì có kinh nghiệm, kiến thức về đường sắt cáo tốc mà được chọn làm tư vấn! Chúng vừa là con đẻ, vừa là cái loa của Bộ GTVT thôi. Bộ GTVT là một trong những Bộ hoang phí ngân khố quốc gia nhiều nhất, cũng là một trong những Bộ bắt người dân phải gánh chịu những chi phí vô lý vì sự quản lý yếu kém trong sự lộng hành thao túng của các nhóm lợi ích. Đường sắt tốc độ 200 km/h rất thông dụng ở Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ... Đã là đường sắt thì phải đảm bảo chức năng vận chuyển hành khách kết hợp vận chuyển hàng hoá. Trong nhiều trường hợp thì vận chuyển hàng hoá còn được ưu tiên hơn, nhất là với một nước nằm trải dài như nước ta. Hiện nay việc vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam hoặc ngược lại đều bằng xe tải nên chi phí rất cao. Do đó uyến đường sắt Bắc - Nam với tốc độ 200km/h được xây dựng sẽ tạo thuận lợi vô cùng cho lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền. Tôi hoàn toàn ủng hộ xây dựng đường sắt tốc độ 200km/h kết hợp với vận chuyển hàng hoá.
Những nhận định sai lầm của Bộ GTVT về đường sắt Bắc – Nam
FB Nguyễn Ngọc Chu 10-7-2019 - Bệnh ảo tưởng là một căn bệnh nặng ở nước ta. Nghèo đói nhưng lại đi vay để sắm cái đắt tiền nhất mà người giàu hơn nhiều lần cũng không dám sắm. Đã lạc hậu, nhưng lại mơ tưởng đi tiên phong trước cả các nước tiên phong. Cho nên mới đề ra những câu khẩu hiệu phi thực tế loại: “Đi tắt đón đầu”, “Tiến thẳng lên CNXH không qua TBCN”.
Trong hình ảnh có thể có: đám mây, bầu trời, cầu, thực vật, ngoài trời, thiên nhiên và nước
Biện hộ cho con số 58,7 tỷ USD, liên quan đến ước lượng 26 tỷ USD cho đường sắt Bắc – Nam tốc độ 200 km/giờ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Tổng giám đốc công ty tư vấn TEDI Phạm Hữu Sơn nêu ra mấy điểm dưới đây (Vnexpress 09/7/2019): “Chi phí xây lắp đường sắt tốc độ 200 km/h giảm so với đường sắt tốc độ 350 km/h là 10%; chi phí thiết bị giảm 26%; các hệ thống thông tin tín hiệu, thiết bị phụ trợ có mức đầu tư cơ bản như nhau. Do đó, không thể có việc tổng mức đầu tư giảm hơn một nửa nếu xây dựng đường sắt Bắc Nam tốc độ 200 km/h thay vì 350 km/h.

Nhóm Hải Heo đang bị ‘song kiếm hợp bích’?

Nhóm ăn đất Thủ Thiêm đang phải chịu ‘song kiếm hợp bích’?
08/07/2019 Phạm Chí Dũng - Ở Sài Gòn, cái tên Lê Thanh Hải (bí danh Hai Nhựt) bị người dân và cả một số công chức gọi là “Hải Heo,” là một trong những kẻ bị dư luận xã hội căm ghét nhất và lên án nhiều nhất. Vào thời còn là chủ tịch thành phố, Lê Thanh Hải đã “dọn đường” cho việc thay đổi quy hoạch Thủ Thiêm giải tỏa lố sang 160 hécta đất mà trước đó dùng làm khu vực tái định cư cho dân, đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ. Cho đến giờ phút này, kịch bản vụ Thủ Thiêm chìm xuồng là gần như không thể. Vấn đề còn lại chỉ là Lê Thanh Hải và nhóm quan chức cao cấp ‘ăn đất’ trong Thành ủy TP.HCM sẽ phải chịu hậu quả đến mức nào - xử lý kỷ luật đảng hay sẽ theo chân Đinh La Thăng để phải gào lên trong một phiên tòa lịch sử “Hãy đối xử với bị cáo như một con người!”.…
Lê Thanh Hải, hàng sau bên trái, lúc còn đương chức.
Tương lai của nhóm quan chức cao cấp ăn đất Thủ Thiêm đang trở nên mờ mịt và nguy khốn hơn hẳn năm 2018. Vụ Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) Lê Tấn Hùng vừa bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt khẩn cấp vào ngày 6/7/2019 vì ‘ăn bẫm’ 13,3 tỷ đồng lại rất có thể dẫn đến ông anh ruột là ‘bố già’ Lê Thanh Hải - từng một thời là chủ tịch và bí thư TP.HCM đầy tai tiếng và cả tội ác ngút trời ở vùng đất Thủ Thiêm.

VN tính làm đường sắt cao tốc là "hoang tưởng"

Đoạn này hay: “họ càng muốn làm nhiều dự án và với dự toán ngân sách càng nhiều càng tốt để họ tham nhũng. Đấy là nguyên nhân chính để họ cổ súy cho những dự án nhiều tiền, không cần biết hiệu quả như thế nào”.
GS Võ Đại Lược: VN tính làm đường sắt cao tốc là ‘hơi hoang tưởng’
Hai bộ của Việt Nam đưa ra dự toán riêng rẽ về đường sắt cao tốc và đường sắt tốc độ cao với mức chênh lệch tới 32 tỷ đôla, theo báo chí trong nước hôm 9/7. Một chuyên gia kỳ cựu về kinh tế và đầu tư bình luận với VOA rằng ở mức độ phát triển hiện nay, Việt Nam “hơi hoang tưởng” khi nghĩ đến việc làm đường sắt cao tốc. Nhật Bản là nước phát triển có Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) lẫn thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhiều lần, song đường sắt cao tốc của họ vẫn “không thu lợi được mà chỉ hòa vốn, thậm chí nhà nước phải bù lỗ”. Còn tại Trung Quốc, tình hình “không khá hơn gì”

Một đoàn tàu chạy qua trung tâm Hà Nội, tháng 12/2011
Các báo trong đó có Tuổi Trẻ, Tiền Phong và VNExpress cho hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới báo cáo với thủ tướng rằng có thể đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ cần đến 26 tỷ đôla, tức là chưa đến một nửa so với đề xuất về đường sắt cao tốc của Bộ Giao thông - Vận tải. Bộ Kế hoạch và Đầu tư dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng với chiều dài hàng nghìn kilômet, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/h là đạt “hiệu quả kinh tế”, theo các bản tin.

Tâm tư thằng ghi đề

Tâm tư thằng ghi đề
FB Boy Gia’s - Sáng ra thằng hàng xóm làm nghề bắt dê hớt hải phóng wave tàu chạy đến, miệng lắp bắp như chó phải bả hỏi này này, con Xoan vợ chú sinh nắm mấy?
Mình bảo tao biết đéo đâu được, hồi mới lấy nhau nó bảo sinh năm 85, đẻ xong bốn đứa bây giờ tao đoán nó sinh năm 58. Nhưng làm sao? Nó đập cái vào vai nói :
“Tối qua tui mơ ngủ với hắn”.

Mình điên tiết nói tổ cha mi. Mơ ngủ với ai không mơ, răng mơ ngủ với vợ tao.
Nó xòe tập tiền lẻ toàn tờ 10 nghìn ra bảo, bình thường tui hay mơ thấy chó lẹo chắc, nỏ hiểu răng tối qua mơ ôm vợ ông ngủ, mần hẳn hai nháy luôn mới kinh, ông ghi cho tôi cặp 02 – 20 mỗi con tám chục.
Đưa cho nó cái cáp đề, mình ân cần dặn “Lần sau có mơ thì mơ cho đứng đắn nha, ví dụ mơ thấy tao ngủ với vợ mày chẳng hạn!” Nó nói ờ ờ để tui rút kinh nghiệm, rồi nhảy lên con wave tàu cong đít phóng xe đi mất.

EVFTA ảnh hưởng mạnh đến nông nghiệp VN

Hiệp định EVFTA ảnh hưởng đến nông nghiệp Việt Nam như thế nào?
GS.TS VÕ TÒNG XUÂN - (HIỆU TRƯỞNG ĐH NAM CẦN THƠ)
EVFTA là một thách thức lớn, nhưng cũng là cơ hội để cảnh tỉnh ngành nông nghiệp VN chuyển mình thực sự để vươn lên và bay xa, nếu không, sẽ bị thua ngay trên sân nhà. Nông dân và DN nông nghiệp VN trước cánh cửa EVFTA mở rộng phải tổ chức lại sản xuất, chế biến... Trước hết, nông dân cần liên kết lại trong HTX kiểu mới và phải thực hành nghiêm quy trình sản xuất bền vững bằng cách giảm lượng phân thuốc hóa học, tăng cường phân hữu cơ và phân vi sinh để cây trồng khôi phục lại sức đề kháng thiên nhiên với sâu bệnh và nông sản an toàn hơn. 

GS.TS Võ Tòng Xuân trong lần hướng dẫn chuyên gia nông nghiệp Nhật Bản đến thăm trang trại chuối xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Nhật Bản của nông dân Võ Quan Huy (Long An). Ảnh: LỤC TÙNG

Tranh luận về hai phương án đường sắt cao tốc

Tôi vẫn kiên quyết ủng hộ phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tôi không tin những bao biện của ông Phạm Hữu Sơn - Tổng giám đốc TEDI, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Tranh luận về hai phương án đường sắt cao tốc 'chênh nhau 32 tỷ USD'
9/7/2019 - Tư vấn TEDI cho rằng đường sắt tốc độ 200 km mỗi giờ "không thể giảm hơn một nửa chi phí đầu tư so với tốc độ 350 km/h". Là đơn vị tư vấn nghiên cứu báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, ông Phạm Hữu Sơn - Tổng giám đốc TEDI (đại diện liên danh tư vấn TEDI - TRICC - TEDIS) nhận định, tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là "không có cơ sở". Ngược lại, với góc nhìn chuyên gia, GS Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Giao thông Vận tải nêu quan điểm giống Bộ Kế hoạch và Đầu tưÔng Lê Công Nhường - đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cũng cho rằng, phương án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư "sát với tính toán trước đây của tôi". "Tham khảo tuyến đường sắt từ Nong Khai đi Bangkok (Thái Lan) khoảng 800 km có chi phí hơn 8 tỷ USD, tôi ước tính đường sắt Bắc Nam của chúng ta khoảng 1.600 km, dự kiến 20 tỷ USD. Vì vậy tôi ủng hộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư"

Tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản.
Trong văn bản gửi Thủ tướng về dự án đường sắt cao tốc trục Bắc - Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tổng vốn đầu tư dự án này chỉ khoảng 26 tỷ USD áp dụng cho đường sắt tốc độ 200 km/h; trong khi trước đó Bộ Giao thông Vận tải đề xuất phương án tàu tốc độ 350 km/h, với tổng vốn 58,7 tỷ USD.

Tâm Phật giữa đời thường

Tâm Phật giữa đời thường
Bà nông dân bỏ nửa tỷ đồng cứu chàng trai trong căn nhà dột
8/7/2019 - Thấy chàng trai lạ nằm thoi thóp trong căn nhà dột nát, ngước ánh mắt tuyệt vọng, bà Thương xin chồng cho mang về nhà, dốc hết tiền cứu. 2 năm nay, nhờ tình yêu của bà Thương, Hảo cũng khỏe mạnh hơn, không còn phải nhờ mẹ làm giúp những việc vệ sinh cá nhân. Anh có cái loa nhỏ, thỉnh thoảng lại bật nhạc lên kêu bố mẹ và em gái qua hát cùng trong căn "nhà riêng" dựng tạm kế bên nhà bố mẹ.
Bà Thương tìm thấy Hảo khi cậu đang nằm chờ chết, 
và đã chăm sóc cho cậu hơn 7 năm qua. Ảnh: Diệu Nhi.
Từ Hà Nội trở về sau vài ngày trị liệu đau vai, vừa bước xuống xe, bà Đinh Thị Thương (60 tuổi, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) tất tả chạy qua căn nhà nhỏ của đứa con nuôi Phạm Văn Hảo (30 tuổi) ở kế nhà mình, đôi dép lê loẹt quẹt cọ vào sân nhà. "Bừa bộn thế này ế vợ chứ chẳng chơi đâu con ạ!", miệng vừa nói vừa cười, tay bà xốc mớ đồ để ngổn ngang trên bàn làm việc của con. Nhoắng một cái, mấy chục thớ da bò, da cá sấu - nguyên liệu để Hảo làm đồ da thủ công - đã nằm đúng vị trí. Dũa, đục, kim chỉ... cũng được để lại gọn gàng. Chàng thanh niên chỉ còn nửa thân người ngồi ở góc giường gãi đầu, nói "Thôi ở với mẹ cả đời vậy".

Chỉ có ở VN: Thu phí phương tiện vào nội đô

Hàng chục điểm BOT sẽ được đặt trên các tuyến đường vào nội đô. Tưởng tượng như vậy người Việt đã thấy khiếp chứ chưa nói tới khách nườc ngoài.
Chỉ có ở VN: Thu phí phương tiện vào nội đô

Quý 4 năm nay, Hà Nội sẽ trình đề án thu phí phương tiện vào nội đô
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, quý 4 năm nay, Sở này sẽ trình UBND thành phố phê duyệt đề án thu phí phương tiện vào nội đôBáo cáo tại phiên chất vấn của HĐND TP.Hà Nội sáng 9.7, Giám đốc Sở GTVT Vũ Văn Viện cho biết, đề án thu phí phương tiện vào nội đô đang được khẩn trương hoàn thiện. Cụ thể, do phí phương tiện vào nội đô chưa nằm trong danh mục phí và lệ phí do Quốc hội ban hành, nên UBND TP.Hà Nội đã phải báo cáo Chính phủ xin ý kiến. Tháng 10.2018, Chính phủ có văn bản đồng ý để Hà Nội xây dựng đề án này, nên ngày 10.5, Sở GTVT đã có tờ trình và sau đó 10 ngày (ngày 20.5), UBND TP có văn bản chấp thuận chủ trương, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu xây dựng đề án.

Có thể sang 2020, người dân Hà Nội sẽ 
phải trả phí phương tiện vào nội đô
Ông Viện cho biết, Sở GTVT sẽ hoàn thiện đề án và trình UBND TP thông qua vào quý 4 tới. Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cũng cho rằng, đây là vấn đề rất nhạy cảm do liên quan đến hoạt động thường ngày của người dân, tuy nhiên, vẫn tiếp tục phải làm.

13 lý do khiến người TQ (VN) muốn di cư đến Mỹ

13 lý do khiến rất nhiều người Trung Quốc muốn di cư đến Mỹ
Thanh Bình, 06/07/2019 Từ trước đến nay, Mỹ luôn là quốc gia mà người Trung Quốc ưu tiên lựa chọn để di cư đến. Những năm gần đây, do tình hình nhân quyền của đại lục không ngừng xấu đi, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng lên từng ngày nên ngày càng có nhiều người Trung Quốc đến Mỹ mua nhà, du học, sinh con… Vậy thì rốt cuộc Mỹ có điều gì thu hút người Trung Quốc đến thế? Theo tờ Đây mới là Mỹ Quốc, một người Hoa đã tổng kết 13 lý do di cư đến Mỹ dưới đây:
Đời sống
“Đến bây giờ vẫn còn nhớ, ngày đầu tiên tới Mỹ nhìn thấy một bà cụ khoảng 60 hoặc 70 tuổi, tóc đã bạc trắng một mình lái xe trên đường cao tốc rồi đỗ xe trước cửa một tiệm Starbucks, chậm rãi mở cửa xe, chống nạng thong thả đi mua một ly cà phê.”

Văn hóa giao thông ĐMM thời Sản

Văn hóa giao thông ĐMM thời Sản
Theo FB Hoang Hai Nguyen - Tôi rất hay vượt đèn đỏ các bạn ạ, cứ lừa lừa đường thoáng là tôi vượt vì tôi hay đi làm muộn. Tôi còn không bao giờ đội mũ bảo hiểm nên các anh 141 phạt tôi không dưới 10 lần với số tiền 150 k quy đổi bằng 3 cái biên lai phạt 50k. Riêng đội 141 trên đường Phạm Hùng phạt tôi đến lần thứ 6 thì cái anh đội trưởng nản quá. Anh gọi riêng tôi ra 1 góc rồi bảo rằng:
- Anh biết chú không thích đội mũ bảo hiểm, anh cũng không thích đội mũ bảo hiểm y như chú. Nhưng chú phải hiểu rằng, khi luật pháp quy định thì chú không được phép làm khác. Lần này anh không phạt chú nữa, vì phạt mãi chú vẫn cứ vi phạm thì vô ích. Anh chỉ mong rằng chú hiểu rằng tôn trọng pháp luật là văn hóa giao thông của mỗi người chứ không phải từ những cái vé phạt. Mỗi người chỉ cần góp 1 phần nhỏ của mình để xây dựng văn hóa giao thông thì Hà Nội sẽ chẳng còn cảnh tắc đường với chen lấn xô đẩy nữa …

Hai Bộ đập nhau choang choảng vì 58,7 tỷ USD

Bộ GTVT mấy chục năm nay năng lực cán bộ rất yếu kém, kể cả hồi Đinh La Thăng về cũng không tiến bộ được bao nhiêu, thậm chí còn làm cho hàng loạt thứ trưởng bị kỷ luật, bản thân bác Thăng đi tù, dự kiến bác Thể đến lúc nghỉ hưu cũng sẽ theo gót các bác trên... Điều vô cùng tệ hại là Bộ GTVT toàn đề xuất xây dựng các công trình không cấp bách, thậm chí không cần thiết, nhưng vốn đầu tư rất lớn,... làm tốn tiền nhân dân, tạo điều kiện cho rất đông cán bộ tham nhũng, làm đất nước thêm lạc hậu, tăng nhanh nợ nước ngoài... Tôi đề nghị giải tán Bộ GTVT, sáp nhập Bộ GTVT vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giao thêm Bộ Kế hoạch và Đầu tư tất cả các chức năng, nhiệm vụ của Bộ GTVT. Mọi dự án đầu tư đều phải công khai và phải được sự đồng ý của người dân có liên quan tới dự án. Lưu ý là dù  hai Bộ có đập nhau choang choảng thì quyết định cuối cùng vẫn do một Bộ chỉ có 17 cán bộ ban hành, đó là Bộ Chính trị.
Hai Bộ đập nhau choang choảng vì 58,7 tỷ USD
Bạch Huệ, FB Bạch Huệ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi Thủ tướng phương án xây đường sắt Bắc - Nam có 26 tỷ USD, tiết kiệm hẳn 32 tỷ USD so với đề xuất của Bộ anh Thể. Kinh khủng, tiết kiệm 32 tỷ USD mà các ông làm cứ như 32 ngàn đồng vậy.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, bộ vét và văn bản
Ngu quá Thể
Trước đó, Bộ anh Thể trong nhiều phương án đề xuất đều khăng khăng tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD cho tổng chiều dài 1.559 km, tốc độ 350km/h (bình quân 862 tỷ/km) trong bối cảnh nợ công chồng chất, mỗi người dân Việt đang phải gánh trên 30 triệu đồng nợ. Bộ Giao thông là nơi sản sinh các siêu dự án như cao tốc Bắc Nam, sân bay Long Thành và cả siêu dự án đường sắt Bắc Nam này nữa. Huy động vốn xã hội thì sau này lại sinh ra các BOT hàng không, BOT đường sắt, BOT cảng các kiểu thôi… cuối cùng chỉ khổ dân, nợ thêm nợ.

VN sắp có hãng hàng không thứ 6: Vinpearl Air?

Việt Nam sắp có hãng hàng không mới Vinpearl Air?
Lê Hoàn, 10/07/2019 • Đại diện Tập đoàn Vingroup cho biết tập đoàn này vừa thành lập Công ty Vinpearl Air có vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng, trụ sở chính đặt tại khu đô thị Vinhomes Riverside, quận Long Biên, Hà Nội. Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), Công ty cổ phần hàng không Vinpearl Air được thành lập từ ngày 22/4/2019. Địa chỉ trụ sở của công ty là tại khu Vinhomes Riverside Long Biên, Hà Nội. Công ty có vốn điều lệ 1.300 tỷ đồng. Công ty đăng ký 9 ngành nghề kinh doanh, trong đó ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách hàng không.
(Ảnh minh họa: Minh Thùy)
Vinpearl Air có 3 cổ đông sáng lập. Trong đó, Công ty Cổ phần Phát triển Du lịch VinAsia nắm 45%, ông Hoàng Quốc Thủy nắm 30% và ông Phạm Khắc Phương nắm 25%. Người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thanh Hương, SN 1972. Bà Hương giữ vị trí Chủ tịch HĐQT công ty, trong khi trước đó bà nắm giữ vị trí tổng giám đốc.

Diễn văn tái tranh cử tổng thống Donald Trump

Diễn văn tuyên bố tái tranh cử tổng thống Mỹ của Donald Trump
21/06/2019 - “Đây là thành phố tuyệt vời của Florida, một nơi rất lịch sử, bởi vì chính xác vào tuần này cách đây 4 năm, tôi đã tuyên bố chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ và nó đã trở thành một điều lớn hơn cả một chiến dịch chính trị. Nó đã trở thành một phong trào chính trị vĩ đại bởi vì có các bạn. Một phong trào tuyệt vời. Đó là một phong trào được tạo nên bởi những người lao động yêu nước, những người yêu nước, yêu lá cờ, yêu con trẻ và tin tưởng rằng một quốc gia phải quan tâm đến người dân của mình trước nhất. Cùng nhau, chúng ta nhìn thẳng vào tập đoàn chính trị lợi ích và chúng ta khôi phục một chính phủ của dân, do dân và vì dân.
Tại thành phố Orlando bang Flordia, tối ngày 18/6/2019:
Đất nước chúng ta đang vươn lên, thịnh vượng và phát triển. Nó đang bay lên những tầm cao mới đáng kinh ngạc. Nền kinh tế của chúng ta đang là sự ganh tỵ của thế giới, có lẽ đó là nền kinh tế tốt nhất mà ta từng có trong lịch sử. Chừng nào mà các bạn giữ đội ngũ này ở nguyên vị trí, chúng ta còn có một con đường to lớn để đi. Tương lai của chúng ta chưa bao giờ nhìn tươi sáng và sắc sảo hơn.

'Thành trì 'đệ nhất gia tộc' Sài Gòn đã lung lay

Gia tộc Lê Thanh Hải, một thành trì bất khả xâm phạm mấy chục năm qua, trở thành biểu tượng "Nam phương bất bại"... Nhưng nay nhờ có câu "Lò nóng lên thì củi tươi cũng cháy" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nên "Muỗi đã đốt thủng inox". Nghe nói ở ngoài Hà Nội, Bí thư và Chủ tịch đương nhiệm cũng đang ăn không ngon, ngủ không yên; nhân viên tạp vụ cứ vài phút lại phải lau chùi ghế của các ngài vì lo sợ quá nên các ngài liên tục vãi.... ra ghế. Rất tuyệt vời. Dân chúng cám ơn bác Trọng và đang nóng nòng chờ ngày top các gia tộc tham nhũng lớn nhất VN trong 2 thập kỷ qua phải vào lò.
Bắt Lê Tấn Hùng: 'Thành trì 'đệ nhất gia tộc' ở Sài Gòn đã lung lay
Hoàng Trúc, gửi tới BBC News Tiếng Việt từ TPHCM
9 tháng 7 2019 - Ý kiến nói vụ bắt ông Lê Tấn Hùng diễn ra trong bối cảnh nhiều năm qua, mọi cuộc điều tra hướng tới gia tộc họ Lê "đều đi tới ngõ cụt hoặc có kết thúc như hài kịch". Cafe Vườn Hồng của khách sạn Rex, nơi lui tới của giới quý tộc mới, người có quyền lực và doanh nhân đã rúng động với tin bắt ông Lê Tấn Hùng. Họ không quan trọng ông Lê Tấn Hùng vi phạm như thế nào mà vì đây là em ruột Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, chỉ dấu của việc thành trì của 'đệ nhất gia tộc' ở đô thị này đã lung lay. Nhiều gương mặt lo lắng, có ông còn ví von rằng vụ này giống như "muỗi đã đốt thủng inox".

Nhà chức trách khám xét trụ sở 
Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri)
'Đồng tình mạnh mẽ'
Chỉ mới đây thôi, hôm 29/6 ông Lê Thanh Hải đã có tham luận đọc vang giữa hội trường uy nghiêm nhất thành phố về phẩm chất cán bộ Đảng viên, nêu cao tinh thần chống tham nhũng, tự chuyển hóa... Ngay sau đó, em ruột của ông là Lê Tấn Hùng đã bị bắt và di lý cấp tốc ra Hà Nội vì nhóm hành vi liên quan đến tham nhũng và chức vụ quyền hạn. Mạng xã hội tràn ngập những status "vui mừng". Hiếm có một hành động nào từ cơ quan pháp luật được sự đồng tình mạnh mẽ như vậy.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Đúng sai tại… mồm - Nhân nói về chúa Trịnh

Đúng sai tại… mồm - Nhân nói về chúa Trịnh
Nguyễn Thông 8-7-2019 - Ghét lưỡng đầu chế, ghét chúa Trịnh, nhưng người cộng sản lại công khai bộ máy cai trị lưỡng đầu chế. Đảng tồn tại trên cả nhà nước. Họ sổ toẹt ra “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” (nhà nước chỉ là anh làm thuê), “đảng là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi”, v.v.. Đừng biến nhà nước thành bù nhìn, như chính họ từng chế nhạo triều đình vua Lê khi xưa. Đó là chưa nói, một bộ máy song trùng tồn tại và hoạt động gây tốn phí của dân, của xã hội không biết bao nhiêu mà kể. Vậy mà họ vẫn tự cho mình là đỉnh cao, đúng đắn, vẫn kiêu ngạo một cách rất buồn cười. Phủ chúa bây giờ, còn kinh khiếp hơn cha con ông cháu họ Trịnh khi xưa nhiều. Cùng một thể dạng, bản chất, chỉ khác nhau sự đúng sai bởi tại cái mồm kẻ có quyền. Sử như thế, thái độ méo mó với tiền nhân như thế, học trò chán học sử là phải.
Image result for Đảng tồn tại trên cả nhà nước
Mỗi dân tộc, đất nước đều có lịch sử. Đó là những sự kiện, con người trôi theo dòng thời gian. Biên chép lại chúng một cách khách quan, thì đó là lịch sử. Vẫn biết vậy, nhưng xứ này kể từ khi lọt vào tay những người cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp thì lịch sử, cũng như mọi thứ khác, bị nhào nặn trong bàn tay của họ. Nhà cai trị không thèm giấu diếm quan điểm “sử phải có định hướng”, sử phải có lợi cho công cuộc cai trị.

Nhà thầu Trung Quốc và CAO TỐC BẮC-NAM

Theo quan điểm của cá nhân tôi thì dự án đường bộ cao tốc chưa khẩn cấp, chưa nên làm ngay. Nên dùng số tiền làm dự án này để làm hệ thống đê biển bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long và những đồng bằng khác có nguy cơ chìm trong nước biển vào cuối thế kỷ 21 này. Tiếp đó làm hai dự án ưu tiên là (i) đầu tư đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, (ii) đầu tư làm đường sắt cao tốc Bắc Nam theo phương án của Bộ KHĐT.
NHÀ THẦU TRUNG QUỐC và CAO TỐC BẮC - NAM
(Cafe đắng đầu tuần)
Quốc Ấn Mai - Tôi đồ rằng các chính trị gia hàng đầu nước ta có một góc nhìn sâu, rộng về Trung Quốc hơn các thường dân rất nhiều. Chí ít, họ có các báo cáo thường xuyên, thậm chí là các báo cáo mật và tuyệt mật. Nhưng thực trạng quốc gia lại nói lên một điều khác... Ít nhất, hãy hành động cho đúng với khẩu hiệu "của dân, do dân, vì dân" và "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra" mà Đảng và Nhà nước hay tuyên truyền đã. Thay vì "Bộ Chính trị đã quyết, phải bàn cho ra..." đầy duy ý chí. Bởi tôi cũng tin các báo cáo tổng hợp về "bẫy nợ" Trung Quốc đều có cả.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Trước tết năm 2015, tôi được phân công viết về các công trình tiêu biểu của Tp.HCM, trong đó có kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tôi từ chối và nói rõ đấy là 1 nguy cơ "phản thông tin" bởi nguy cơ xuống cấp công trình sẽ xuất hiện nhanh. Dự đoán đúng ngay sau đó, 2016. Đến 2017 thì thanh tra phát hiện 74 sai phạm của nhà thầu Trung Quốc. Đường bên kênh sạt lở, người dân khổ sở, cán bộ địa phương bị kỷ luật. Tôi không coi việc thoát "kiếp bưng bô" thầu Trung Quốc qua việc từ chối gián tiếp ca ngợi công trình Nhiêu Lộc - Thị Nghè trên bài báo Tết không viết là may mắn. Tuyệt đại đa số các công trình của họ đều như vậy!

Nhân dân “ở đâu” trong các dự án cao tốc ?

Trong bài này tác giả đặt ra 2 câu hỏi: 1) Kiểm soát đảm bảo chất lượng các công trình như thế nào ? 2) Tại sao không trưng cầu ý kiến nhân dân về các dự án cao tốc ? Câu hỏi 1 rõ ràng thuộc trách nhiệm của Bộ KHĐT; thực tế Bộ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm và đã báo cáo lãnh đạo Trung ương nhiều giải pháp xử lý nhưng Trung ương không quyết liệt xử lý. Bộ chỉ là cơ quan tham mưu tổng hợp cho Đảng và Nhà nước; quyền hạn của Bộ chỉ có vậy vì nên lực bất tòng tâm. Câu 2 không thuộc trách nhiệm của Bộ. Luật trưng cầu ý dân năm 2015 quy định chỉ có Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội mới có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân; và chỉ Quốc hội mới có quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân. Do đó tôi vẫn hoan hô Bộ KHĐT đã dũng cảm đưa ra quan điểm đầu tư hoàn toàn khác biệt với Bộ GTVT và cách nghĩ phổ biến của các cơ quan nhà nước và người dân.
Nhân dân “ở đâu”?
Mai Quốc Ấn 9-7-2019 - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng, với chiều dài hàng nghìn km và tốc độ chạy tàu 200km/h, dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam chỉ có tổng mức đầu tư khoảng 26 tỉ USD. Trong khi Bộ GT-VT đã trình Thủ tướng phương án nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam với tổng vốn xây dựng lên tới khoảng 58,7 tỉ USD. Đã có người vội khen Bộ KHĐT và chỉ trích Bộ GTVT. Rất ít người nhận ra vấn đề khác trong các đề xuất này!
Ảnh trên mạng. Có những hình ảnh kinh khủng hơn
Cao tốc Bắc – Nam về cả đường bộ lẫn đường sắt đều phải vay nước ngoài, tiền vay sẽ tính vào thuế dân. Việc đề xuất giảm giá thành cho cao tốc chỉ là một mặt vấn đề. Những mặt khác còn lại như chậm tiến độ, đội vốn, chất lượng kém mà đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông là ví dụ không thấy ai nhắc đến. Và hình như chẳng ai chú ý đến cảm xúc thất vọng của nhân dân khi những đồng thuế chắt chiu bị đem “hoá vàng” không thương tiếc.

TẬP ĐOÀN TRUNG QUỐC YÊU VIỆT NAM

TẬP ĐOÀN TRUNG QUỐC YÊU VIỆT NAM 
Minh Hữu Quang - Nếu hiện nay bầu chọn cho ai yêu Việt Nam nhất thì tôi chọn Tập đoàn Xây Dựng Thái Bình Dương của Trung Quốc. Có vẻ như họ yêu nước ta hơn cả chúng ta. Trong một năm rưỡi qua, Tập đoàn này chạy khắp nơi ngược xuôi cả nước Việt Nam. Họ đi từ Đồng Nai, Bình Dương, TpHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng... để “năn nỉ” cả nước Việt Nam để họ xây dựng hạ tầng và cho Việt Nam vay tiền. 
Tôi cho là nếu 64 tỉnh thành của Việt Nam lúc này muốn mượn tiền của họ để xây dựng thì họ gật đầu ngay tức khắc. Không chỉ khổ công ở cấp địa phương, tập đoàn này còn khổ công với cấp chính phủ khi nhiều lần năn nỉ Việt Nam lấy tiền của họ để làm cao tốc Bắc Nam. Thuyết phục bên chính phủ chưa đủ, khi nghe Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi thăm Trung Quốc, tập đoàn này còn tranh thủ vận động cả Quốc Hội. Hôm nay Chủ tịch tập đoàn này là ông Nghiêm Giới Hoà đã có buổi tiếp kiến đoàn Quốc hội Việt Nam.

Buôn bán phụ nữ: Hội phụ nữ Việt Nam đã làm gì?

Câu này hay: "Các lãnh đạo nữ Việt Nam trong trang phục áo dài lộng lẫy đi công du thế giới, có bao giờ nghĩ đến đồng hương của mình phải cởi y phục cho người nước ngoài lựa chọn mua bán như nô lệ?". Không biết bà Chủ tịch Quốc hội có đọc câu này không ?
Buôn bán phụ nữ: Liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam đã làm gì?
1. Đầu thế kỷ 16, những người nô lệ bắt đầu thường xuyên bị buôn bán như súc vật tại chợ ( Tây Ban Nha – 1517, Anh Quốc – 1592…). Người Đan Mạch tiên phong trong bãi bỏ buôn bán nô lệ (1792), theo sau đó là người Anh (1807). Nhưng phải một thế kỷ sau chế độ buôn bán nô lệ mới chấm dứt ( Mỹ - 1863, Ả Rập – 1873, Cuba – 1886, Brazil – 1888). Buôn bán nô lệ là một vết nhục đau thương của tiến bộ nhân loại. Tưởng nó đã chấm hết vào thế kỷ 19. Nhưng không ai ngờ biến tướng của nó lại xuất hiện vào đầu thế kỷ 21, khi mà loài người có những sáng chế công nghệ thần diệu làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, và tiến bộ nhân quyền đã cải thiện căn bản sự phân biệt số phận con người. Đó cũng là mâu thuẫn trớ trêu cay đắng.
2. Thật tủi nhục khi trên internet Trung Quốc , Hàn Quốc rao bán phụ nữ Việt Nam làm vợ với giá rẻ mạt (6000 USD). Trong đó nêu ra những tiêu chuẩn đê tiện của chủng loại hàng hóa: Đảm bảo còn trinh; Giao hàng tận nhà sau 90 ngày không thu thêm phụ phí; Thay cô dâu miễn phí trong 1 năm nếu bỏ trốn… Trăm ngàn nỗi xót đau, có nỗi xót đau nào ê chề như thế này không?

Asanzo và nước mắt cá sấu?

Người Việt nên tẩy chay hàng của Asanzo. Bộ Công Thương, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và các cơ quan pháp luật nên điều tra, xử lý nghiêm khắc doanh nghiệp bán hàng rởm này.
Asanzo và nước mắt cá sấu?
FB Lê Xuân Thọ - Trong lùm xùm, ông Tam CEO của Asanzo đã lên tiếng phản đối việc một số cửa hàng điện máy, trung tâm thương mại đã tiến hành ngừng bán, thu hồi và đổi trả sản phẩm cho khách hàng đã mua sản phẩm của Asanzo. Nếu là một doanh nhân đúng nghĩa, ông Tam nên hiểu đó là cách hành xử văn minh, tiến bộ. Bởi không ai ngu gì tự dưng ngừng kinh doanh, hay thu hồi, đổi trả sản phẩm đang rõ ràng về nguồn gốc hay không có những vấn đề tiêu cực khác.
Vài giờ đồng hồ trước, báo chí loan tin ông Tam, còn có "tâm thư" gửi cơ quan chức năng sớm có kết luận về nghi án xuất xứ sản phẩm của Asanzo.
Việc này chẳng khác gì câu chuyện nước mắt cá sấu.
Bởi vấn đề của Asanzo, là câu chuyện người tiêu dùng bị lừa là hàng Việt khi mà Asanzo, theo điều tra của báo Tuổi Trẻ, nhập nguyên hàng từ Trung Quốc về, rồi xoá nhãn Made in China để dập, dán chồng nhãn hàng Việt lên.

Hàng giả được tán tụng trong đời sống văn chương

Đoạn này hay: "Đa số sách của các nhà văn được khẳng định trong mấy chục năm qua, thì nay không bán được. Số lượng in mỗi cuốn thường không quá 1.000 bản. Sách thật, có chất lượng chỉ chiếm một phần mười thị trường sách. Điều ấy nói lên vấn đề gì? Có người lý giải đó là sự xuống cấp của văn hóa đọc, sự cáo chung của xuất bản giấy. Rõ ràng đời sống văn học nghệ thuật của chúng ta là không bình thường, đang có sự loạn chuẩn, đang khủng hoảng. Điều đáng lo ngại là những người có trách nhiệm lại không mấy quan tâm đến vấn đề này, và những người được giao đảm trách công việc này lại không có đủ năng lực tương xứng với nhiệm vụ. Nên những điều họ làm thì lại càng làm cho tình hình rối tung lên".
Hàng giả được tán tụng trong đời sống văn chương
2 Tháng Bảy, 2019, Đinh Quang Tốn, (Vanchuongphuongnam.vn) 
Hàng “xịn” và hàng giả ư? Khái niệm này đúng là trong cơ chế thị trường mới xuất hiện. Nhưng thực ra, thật và giả cũng có tự thuở xa xưa. Thời nỏ thần Kim Quy bị Trọng Thủy đánh cắp thay bằng lẫy nỏ giả. Thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh, lúc đầu chưa có tiền hối lộ cũng bị đưa cho bộ kinh giả đấy thôi. Rồi trong Hồng lâu mộng, chàng Giả Bảo Ngọc lấy vợ đã bị tráo Lâm Đại Ngọc bằng Tiết Bảo Thoa…
Nhà văn Đinh Quang Tốn
Tôi có một người bạn, nhà thơ nông thôn Nguyễn Thành, từ thời kỳ đầu đổi mới anh đã có thơ về hàng “xịn” và hàng giả rồi, chứ không phải chậm chễ như tôi đến giờ mới nói. Trong bài thơ “Lời người bán hoa giả” (1990), anh viết: “Là hoa giả mười mươi/ Mà nom như hoa thật/ Chợ đông, người bán đắt/ Khách hàng chen nhau mua”. Bây giờ thì không chỉ có hoa giả, mà hàng giả tràn lan. Trong văn chương nghệ thuật thì sách giả đã làm chao đảo thị trường sách. Nhưng còn có một loại sách thật chứ không phải là sách nhái, mà lại là hàng giả. Đó là những sách chất lượng kém. Đối với sách văn học thì đó chưa phải là văn chương.

Lý luận phê bình và thị hiếu thẩm mỹ công chúng

Mình thích đọc phê bình văn học trước năm 1975 và trước đổi mới 1986; khi đó có nhiều nhà phê bình dám nói thẳng, nói thật. Từ sau năm 1986 thì phê bình thường hời hợt, xa rời thực tế và công chúng, trong khi xu hướng nịnh bợ, bồi bút phát triển mạnh. Có thể nói văn học nghệ thuật vị nghệ thuật đang lấn át văn học nghệ thuật vị nhân sinh. Trong bài có đoạn cuối hay "hầu hết các lý thuyết phê bình văn học (hiện hành) mang vẻ giả dối đến nỗi trở thành khô khan không hiểu được ngay cả đối với tầng lớp độc giả phổ quát khá thông minh. Trong ý kiến trên, chúng ta thấy vấn đề sự lưu tâm của công chúng, vấn đề hướng đến ngôn ngữ văn hóa quần chúng, xem đó là cơ sở và cũng là tiêu chí để đánh giá thành tựu lý luận phê bình".
Lý luận phê bình và thị hiếu thẩm mỹ công chúng
07/07/2019 Tác giả: Hà Quảng - Ở đâu đó trong các cuộc bàn tròn nghệ thuật người ta hay nói đến hai phương diện lý tính, cảm tính trong lý luận phê bình, nói về sự phê bình có lý thuyết và không có lý thuyết, hoặc phê bình kiểu báo chí, phê bình kiểu hàn lâm… Đó là một điều đáng mừng vì đã xới xáo lên một vấn đề đang sốt dẻo…
Nguồn Internet
Thực tiễn, nhiều tác giả lý luận phê bình đang thiên về lối cảm nhận, đánh giá tác phẩm trên bình diện chủ quan đem các thang giá trị mà nhà phê bình quan niệm rồi chiếu các thang giá trị đó lên tác phẩm để đo đếm, trong lúc thực tiễn lại có nhiều vấn đề nảy sinh từ bình diện thứ hai, từ vai trò tiếp nhận, từ thị hiếu thẩm mỹ của công chúng yêu nghệ thuật lại ít được chú ý đến! Nhận xét về chặng đường văn học đã qua, có tác giả cho rằng “… Có thể nói sự đổi mới của văn học nước nhà chủ yếu là nhờ độc giả. Cách đọc, cách nghĩ, cách bàn về văn học của độc giả những năm ấy đổi thay gần như là đột khởi. Tôi nghĩ rằng chính nhờ độc giả nên Đổi Mới văn học mới mở màn được ngoạn mục đến thế…[1]

Cán bộ huyện tôi phần lớn là bằng tại chức

Cán bộ huyện tôi phần lớn là bằng tại chức
08/07/2019 (GDVN) - Giá như không có những kiểu học tắt, học như không học như thế thì nhiều sinh viên giỏi, học chính quy không bị “cướp” chỗ làm đến mức thấp nghiệp nhiều thế. Vì dạy con học mà hai vợ chồng đồng nghiệp của tôi đã cãi nhau biết bao lần. Người vợ thấy con học hành chểnh mảng nên la “Học như con thì sau này có bốc mắm mà ăn”.

Xã hội đang dần có những góc nhìn khác về 
văn bằng, chứng chỉ. ảnh minh họa: vov.
Người chồng lại có quan điểm khác, con học đến đâu là tùy sức mà không có ép buộc. Nhiều khi bức xúc khi thấy vợ luôn tạo áp lực cho con, anh chồng nói rằng học giỏi như tôi với bà mà suốt đời cũng chỉ là giáo viên quèn ăn mấy đồng lương nên nghèo rớt mùng tơi cả đời. Nhìn xem cán bộ huyện mình có ông bà nào học đại học chính quy mà bây giờ họ cũng là ông nọ bà kia, một bước xe, nhà cao cửa rộng, con cái du học nước này nước kia?

Chuyện BOT: Chia tay đòi quà!

Chia tay đòi quà!
Đầu tư BOT: Lời ăn lỗ phải chịu, không thể trả được
02/07/2019 TTO - Nghe chuyện trạm thu phí BOT đòi trả trạm thấy lạ quá ông à!
- Quá lạ! Làm ăn phải tính toán, đã làm rồi, giờ kêu lỗ đòi trả.
- Ha ha, lời khẳm thì có nghe nói gì đâu, giờ lỗ thì kêu. Mà vì sao lỗ?
- Có thể do lúc đầu mấy ổng tính toàn chuyện lời nhờ... đặt nhầm chỗ, nhờ... không minh bạch. Giờ bị lộ, bị tài xế phản ứng, không thu được, kêu lỗ đòi trả.
Image result for Phản Đối Trạm Thu Phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
- Chuyện như hài hước, tui thấy y như mấy hợp đồng hôn nhân của người đẹp và đại gia quá!
- Ủa sao so sánh kỳ vậy?
- Thì có một số người đẹp tìm đến đại gia muốn "đào mỏ", đến khi đổ bể thì đòi tiền lại ì xèo đó mà.
- Đòi tiền gì? Họ có gì mà đòi?

Bộ KH-ĐT: Đường sắt cao tốco Bắc-Nam chỉ 26 tỉ USD

Hoan hô Bộ Kế hoạch và đầu tư đã dũng cảm đưa ra con số 26 tỉ USD. Phương án của Bộ này cũng hợp lý. Hồi năm 2005-2006 đã có một số lần mình họp với Tổng cục Đường sắt và Bộ Giao thông vận tải, con số thời đây cũng khoảng như vậy (28-32 tỉ USD). Sau này Bộ GTVT tăng lên tới 58-65 tỷ USD danh nghĩa để xây đường sắt tốc độ cao hơn, nhưng thực chất do phong trào tham nhũng thời thủ tướng 3X quá phát triển nên có lẽ các bác Bộ GTVT cũng tăng mạnh giá lên để kiếm chác.
Bộ KH-ĐT tính toán xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỉ USD
09/07/2019 TTO - Bộ Kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) tính toán tổng vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải (GTVT). 
Hai bộ đang có phương án khác nhau về dự án đường sắt tốc độ cao. Theo Bộ KH-ĐT, với mức đầu tư này, tốc độ chạy tàu vẫn đảm bảo khoảng 200km/h, bảo đảm hiệu quả kinh tế. 
Tàu hỏa chạy trong nội thành TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Vốn đầu tư có thể giảm sâu hơn
Bộ KH-ĐT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về phương án thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Bộ này dẫn phân tích của các chuyên gia Đức và Hà Lan cho rằng với chiều dài hàng nghìn kilômet, tốc độ chạy tàu trên trục Bắc - Nam khoảng 200km/h là hiệu quả, tổng mức đầu tư dự án khoảng 26 tỉ USD, giảm hơn 32 tỉ USD so với đề xuất của Bộ GTVT. Đặc biệt, nếu tính đến các yếu tố khác như sự hợp lý của hướng tuyến, giảm chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao thì tổng mức đầu tư sẽ tiếp tục giảm. Các chuyên gia cũng khẳng định với tốc độ khai thác 200km/h, thời gian di chuyển giữa Hà Nội - TP.HCM khoảng 8 giờ là khá hợp lý.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Vũ Văn Ninh: Từ Huân chương hạng Nhất đến Kỷ luật

Ông Vũ Văn Ninh: Con đường từ Huân chương hạng Nhất đến kỷ luật
Vào ngày 20/6/2017, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng và Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Hôm nay (8/7), hai năm sau đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản nói ông Vũ Văn Ninh có vi phạm "nghiêm trọng", và đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật. Thông cáo của Ủy ban kỷ luật của Đảng nói khi làm phó thủ tướng, ông Vũ Văn Ninh có vi phạm, khuyết điểm trong việc quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huy hiệu 50 năm, 45 năm và 30 năm tuổi Đảng cho các ông Trần Quốc Toản, Đoàn Mạnh Giao và Vũ Văn Ninh

Vinh quang họ Lê - Vinh quang họ Cướp


Vinh quang họ Lê
Vinh quang họ Cướp
Chu Mộng Long 7-7-2019 - Dân mạng hàm hồ xỉa xói, sỉ mắng đồng chí Lê Thanh Hải kính mến khi em ruột đồng chí là Lê Tấn Hùng vừa bị bắt về tội tham nhũng. Trước đó, vợ đồng chí bị kỷ luật, con trai của đồng chí, tài tử Lê Trương Hải Hiếu hủ hóa cũng bị kỷ luật, điều này đã từng làm cư dân mạng hả hê. Nhiều người rủa sả rằng nhà Lê uy trấn Sài Gòn – Gia Định một thời đã tàn và đang phải ăn bùn. Nhiều người còn lôi chuyện đất đai ở Thủ Thiêm ra bôi nhọ cả nhà họ Lê, xem đồng chí Lê Thanh Hải khả kính của chúng ta như là trùm tướng cướp vậy.
Theo tôi, sự thật không phải như vậy. Lẽ nào một ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy thành phố mang tên Bác đã từng được tôi luyện thành thép trong lịch sử cách mạng thành phố mà lại dễ dàng tự chuyển hóa và suy thoái đến mức thành tướng cướp?
Trong Hội thảo khoa học 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc bản tổng kết thành tích vẻ vang của mình, đồng chí Lê Thanh Hải viết rõ:

Tuyên Bố Thủ Thiêm 4

Tuyên Bố Thủ Thiêm 4
I. Tình hình
Sau hai mươi năm ròng rã đợi chờ và đấu tranh đòi công lý, sau hai năm đợi chờ theo hứa hẹn của nhà nước, của bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân với câu nói nổi tiếng “tôi không gạt bà con đâu”, ngày 26 tháng 6 năm 2019, người dân Thủ Thiêm cùng với toàn thể quốc dân mới chứng kiến việc công bố bản thông báo của Thanh tra Chính phủ mang số 1041 TB-TTCP. Nội dung bản thanh tra này gồm hai vấn đề:
1. Khẳng định sai lầm, vi phạm cố ý của UBND thành phố HCM và các ban ngành kể cả trung ương đã không thực hiện dự án đô thị mới Thủ Thiêm theo quy hoạch của chính phủ, cố ý vi phạm pháp luật và các quy định của thủ tướng chính phủ; tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích băm nát dự án đô thị mới Thủ Thiêm thành các dự án bất động sản manh mún để kinh doanh kiếm lời.
2. Khẳng dịnh sai lầm, vi phạm nói trên đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước trên 26 ngàn tỷ đồng và nhiều thiệt hại khác

Gốc của dân oan mất đất là Luật Đất đai và tham quan

Gốc của dân oan mất đất là Luật Đất đai và tham quan
FB Nguyễn Đức 8-7-2019 - Từ 15.000 hộ dân Thủ Thiêm đến hàng trăm ngàn hộ dân: Lộc Hưng, Long Hưng, Văn Giang, Đồng Tâm… Rồi tiếng súng Đoàn Văn Vươn, Đặng Văn Hiến giữ đất… Bản chất của nạn dân mất đất là luật đất đai đã bỏ quên quyền lợi người dân – chủ sở hữu mảnh đất. Khi người dân không có quyền tư hữu mảnh đất mình thì tiếng kêu cứu, oán than ngày càng nhiều.
Trẻ thơ không nhà.
Quy định về đền bù giải phóng mặt bằng được tập trung trong Điều 62, Luật Đất đai 2013: Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Điều 62 quy định việc “đền bù giải phóng mặt bằng % giá đất được tính theo khung giá của Nhà nước quy định. Từ đây các “nhóm thân hữu” giữa chính quyền và cty hình thành.