Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

Bao giờ Việt Nam sửa Luật Đất đai?

Kinh hoàng với cơ chế cướp đất của dân theo các luật Đất đai được thực hiện trong suốt triều đại cộng sản. Chỉ cần thuyết phục hay lobby được ông, bà bí thư hay chủ tịch tỉnh thì mọi doanh nghiệp đều có thể dễ dàng lấy được sự chấp thuận của Hội đồng nhân dân để cướp đất của dân. Luật đã quy định nếu người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế (Điều 71 của Luật). Đây không phải là dùng bạo lực để cướp thì là cái gì ?
Bao giờ Việt Nam sửa Luật Đất đai?
FB Nguyễn Nam - Nguy cơ “nhóm lợi ích” có thể hình thành trong công tác giải phóng mặt bằng bắt đầu từ khái niệm “dự án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ lợi ích quốc gia” trong Điều 62, Luật Đất đai 2013. Khoảng trống trong luật khiến nhiều doanh nghiệp khi thực hiện dự án ở địa phương đều đi theo hướng gắn dự án với tính chất “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia”. Như vậy, việc đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do Nhà nước thu hồi, giá đất đền bù theo khung giá Nhà nước quy định, không phải thỏa thuận với người dân và dĩ nhiên là thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Điều 62, Luật Đất đai 2013 nói về việc Nhà nước được quyền thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên điều luật này lại có nội dung mang tính chung chung, với khái niệm “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” khiến phạm vi các dự án được Nhà nước thu hồi đất là quá rộng. Trong đó, các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận cũng bao hàm quá rộng, có cả các dự án khu đô thị mới, dự án khu dân cư nông thôn, dự án chế biến nông, lâm, thủy, hải sản…


Sau khi thất bại chuyện thu hồi đất để xây dựng chung cư thương mãi, thì cũng trên chính diện tích đất ấy, người ta lại nhân danh dự án xây dựng trường học và công viên để thu hồi đất đai và phá hủy nhà cửa của người dân khu vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, là một dẫn chứng cho thấy sự tàn khốc của điều luật số 62, Luật Đất đai 2013.

Nguy cơ “nhóm lợi ích” có thể hình thành trong công tác giải phóng mặt bằng bắt đầu từ khái niệm “dự án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ lợi ích quốc gia” trong Điều 62, Luật Đất đai 2013.

Qua quan sát tin tức từ báo chí Việt Nam, dễ dàng nhận thấy rằng dự án phát triển kinh tế - xã hội nào cũng có thể lấy căn cứ vì lợi ích quốc gia. Việc phân định giữa dự án phát triển kinh tế và dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia trở nên mơ hồ.

Khoảng trống trong luật khiến nhiều doanh nghiệp khi thực hiện dự án ở địa phương đều đi theo hướng gắn dự án với tính chất “phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia”. Như vậy, việc đền bù giải phóng mặt bằng sẽ do Nhà nước thu hồi, giá đất đền bù theo khung giá Nhà nước quy định, không phải thỏa thuận với người dân và dĩ nhiên là thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

Một vấn đề khác cũng cần lưu tâm để có thể giải quyết vấn đề mang tính tận gốc, đó là với việc phạm vi thu hồi đất được mở rộng vô hạn độ như nêu ở điều luật số 62 của Luật Đất đai, trong cơ chế dân chủ nhất nguyên về chính trị ở Việt Nam, xem ra bất cứ một ‘ông lớn’ nào muốn đẩy nông dân ra khỏi ruộng vườn của họ để lấy đất làm dự án, chỉ cần thuyết phục hay lobby được ông, bà bí thư hay chủ tịch tỉnh thì đều có thể dễ dàng lấy được sự chấp thuận của Hội đồng nhân dân.

Người viết bài này không có ý coi thường các vị chức sắc, vì có thấy báo chí đăng rất nhiều bí thư và chủ tịch tỉnh một lòng vì dân vì nước. Điều muốn nói là một điều luật như điều luật trên đang dễ dàng tạo điều kiện cho người xấu làm việc xấu và rất có thể ‘chuyển hóa’ một người tốt thành một người xấu, trong khi mục đích tối thượng của luật pháp là ngăn chặn người xấu không làm việc xấu.

Và dường như hậu thuẫn cho điều luật số 62 đó là điều luật số 69 của Luật Đất đai.

Khoản d, điều luật số 69 ghi: “Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này”.

Rõ ràng quy định nói trên là một áp đặt của miệng nhà quan có gang, có thép. Đáng lẽ ra nếu người dân không chấp hành giao đất thì họ phải có quyền khởi kiện ra tòa. Tòa mới có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất có hợp pháp hay không, chứ không phải chính quyền.

Khi người dân không giao đất tức là họ cho rằng chính quyền làm chưa đúng, cũng có nghĩa giữa hai bên có tranh chấp, và tòa án là bên thứ 3 có thẩm quyền quyết định ai đúng, ai sai. Đàng này điều luật số 69 lại cho phép chính quyền dùng sức mạnh của số đông sắc phục, súng ống… để giải quyết tranh chấp là dẫm lên công lý, thiếu nhân văn - nhân đạo.

Sở dĩ gọi là thiếu nhân văn - nhân đạo vì qua tin tức báo chí, chúng ta đã đọc nhiều trường hợp người dân không chấp nhận rời khỏi ruộng vườn đã phản ứng bằng bạo lực với lực lượng cưỡng chế; máu của dân và máu của viên chức làm nhiệm vụ cưỡng chế đều là máu của người vô tội.

Nguyễn Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét