Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

TRỤC LỢI NGAY TRONG 2 LẦN QUỐC TANG

Sợ dân không lộ vẻ buồn rầu trong mấy ngày quốc tang nên các sếp nghĩ ra mẹo thiên tài này, một tên trúng hai chim: Vừa tăng thu ngân sách, vừa bắt chúng nó buồn cho đúng không khí quốc tang.
TRỤC LỢI NGAY TRONG 2 LẦN QUỐC TANG
Chỉ một thời gian ngắn cả nước phải chịu 2 lần quốc tang. Khắp nơi ngưng các hoạt động vui chơi giải trí nơi công cộng, cờ Tổ Quốc rủ xuống trong giải băng tang. Thông qua các nghi lễ quốc tang, Nhà nước cũng hàm ý nhắc nhở toàn dân kiềm nén mọi bức xúc để hướng niềm tiếc thương đến người đã khuất.
Nhưng có 2 cơ quan nhà nước, là Bộ Tài chính và Bộ Công thương, không có chút mảy may nhận thức được ý nghĩa của những ngày này. Trước không tăng, sau không tăng, mà họ đã quyết định tăng giá xăng dầu đúng vào ngày quốc tang, lần trước cũng vậy, lần này cũng vậy. Họ muốn biến niềm tiếc thương trong sạch mà Nhà nước muốn người dân phải có thành sự oán trách chế độ chăng ?

HẬU QUẢ CỦA VIỆC XĂNG LÊN GIÁ

Sống nghèo đói từ bé nên mình hiểu khi người ta đói thì thì ta nghĩ gì ? Trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến miếng ăn. Muốn có miếng ăn thì phải đi lừa đảo, cướp tiền (vì không còn con đường nào khác). Cho nên mình rất thông cảm với những người cướp đồ ăn vì chắc chắn đói quá họ mới làm vậy. Trường hợp Chính phủ cũng vậy, ngân sách cạn kiệt trong khi phải nuôi bộ máy Đảng Đoàn và vô số loại người ăn bám khác, tình cảnh chẳng khác những kẻ đói khát lang thang ngoài chợ. Do đó cũng chỉ còn con đường cướp, ở đây là cướp của dân. Tuy nhiên, cướp của Chính phủ là hợp pháp vì dân trao cho Chính phủ quyền tăng thuế mà không có biện pháp giám sát ngăn chặn Chính phủ lợi dụng để bóc lột dân. Đoạn này hay: Trong vô vàn người lao động đó sẽ có rất nhiều các anh chị, cô chú còn độc thân phải dành dụm để cho việc cưới hỏi sau này.., thì sau một thời gian họ kham khổ do tăng giá xăng như vậy, tới lúc có em bé, thì con nghĩ coi lứa trẻ con ra đời đó sẽ có nền tảng thể trạng như thế nào??? Nó tàn phá “TƯƠNG LAI CỦA CẢ MỘT DÂN TỘC” lận đó
HẬU QUẢ CỦA VIỆC XĂNG LÊN GIÁ
Chiều nay chở con đi học, sẵn trớn vụ xăng lên giá nên giải thích cho bé hiểu, giờ ngồi cafe ghi lại :
Con biết không, khi xăng lên giá thì:
Cái ông chạy xe chở rau về cho vựa, sẽ tăng thêm chút tiền công vận chuyển, để bù vào phần tiền phải trả thêm cho việc xăng lên giá.
Bà vựa rau sẽ tăng giá tiền của mỗi bó rau lên 1 chút để bù vào tiền vận chuyển tăng+ với sự tăng giá của người trồng. Con gái cắt ngang: sao người trồng tăng giá vậy ba?

Ký ức về đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười

Đã từng làm việc với ông Trân và ông Mười, thậm chí vài lần giúp ông Trân viết các bài phát biểu, hồi ức về thời hoạt động của ông, nên tôi cũng nghe được một số thông tin. Theo tôi nhớ, khi giải phóng miền Nam, hai người lãnh đạo cao nhất vào tiếp quản và chỉ huy toàn diện là ông Phạm Hùng, lúc đó là Bí thư Trung ương Cục, phụ trách công tác Đảng, và ông Nguyễn Văn Trân, ủy viên thường vụ Trung ương Cục. Ông Trân là đại diện Chính phủ, là lãnh đạo cao nhất của Chính phủ tại miền Nam, kiêm trực tiếp phụ trách công tác cải tạo công thương nghiệp miền Nam (trong bài dưới gọi là đánh tư sản). Ông Trân quyền cao chức trọng hơn ông Mười. Ông Trân là người kết nạp ông Mười vào Đảng, là Bí thư Trung ương Đảng từ tháng 1 năm 1961, Bí thư thành ủy Hà Nội từ năm 1968 đến 1974, trong khi ông Mười đến năm 1969 mới lên được chức Phó Thủ tướng. 
Ông Trân là Trưởng ban cải tạo tư sản miền Nam đầu tiên, đợt I; trong khi ông Mười làm Trưởng ban đợt II. Ông Trân bị đánh giá là không kiên quyết cải tạo tư sản, nên bị cắt chức; để có nơi làm việc cho ông Trân, Bộ chính trị quyết định thành lập Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (quyết định do Tổng bí thư Lê Duẩn ký) và đưa ông Trân sang đó làm Viện trưởng, giao nhiệm vụ Trưởng ban cải tạo tư sản cho ông Mười. 
Ông Mười bản chất võ biền, rất hăng hái thực hiện chỉ đạo của cấp trên, nhưng trong chuyện này ông còn tích cực hơn vì bài học của ông Trân sờ sờ ngay đó; nếu ông Mười không hăng hái, sẽ bị đánh giá là nhân nhượng, thỏa hiệp với tư sản, dễ dàng mất chức, kết thúc sự nghiệp chính trị y như ông Trân. Trung ương hồi đó rất kiên quyết, liên tiếp có nhiều nghị quyết về vấn đề này; ông Mười không chấp hành không được. Ông Nguyễn Văn Linh, Bí thư thành ủy Sài Gòn (sau này là Tổng bí thư), vì chần chừ thực hiện một số chỉ đạo đánh tư sản của cấp trên mà bị mất chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương, Bí thư thành ủy Sài Gòn và cả chức Trưởng ban Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa của Trung ương, bị điều về làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. 
Bài "cải tạo công thương nghiệp" trên trang wikipedia có đoạn: "Ngày 04/9/1975 chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần I. Ngày 15/7/1976, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12 năm 1976, chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiến hành Chiến dịch cải tạo tư sản lần II. Tiếp theo, Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3 năm 1977 quyết định hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978. Tại trung ương lúc đó có một ban chuyên thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư doanh có tên Ban cải tạo công thương nghiệp tư doanh Trung ương. Đến năm 1983, Ban này được giải tán, song lại thành lập Vụ cải tạo công thương nghiệp tư doanh thuộc Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. Tại TP HCM, lúc đó, ông Đỗ Mười là người đứng ra thực hiện công tác cải tạo và làm rất tích cực".
Ký ức về những đợt đánh tư sản dưới trướng Đỗ Mười
Diễm Thi, RFA 2018-10-04 - Đối với nhiều người, khi đề cập đến nhân vật Đỗ Mười họ không thể quên chiến dịch đánh tư sản sau năm 1975 trên toàn miền Nam. Cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội gọi là Cải tạo kinh tế tại miền Nam Việt Nam tiếp quản từ Việt Nam Cộng Hòa. Nhà báo Huy Đức dẫn lời ông Võ Văn Kiệt thừa nhận rằng "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn."

Tổng bí thư ĐCSVN Đỗ Mười nói chuyện với các nhà báo trong thời gian nghỉ tại Đại hội đảng lần thứ 8 tại Hà Nội ngày 30 tháng 6 năm 1996.

Hơn 165.000 ca ung thư mới tại VN năm 2018

Hơn 165.000 người bị phát hiện ung thư tại Việt Nam trong năm 2018
RFA 2018-10-05 - Số ca mắc ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng trong thời gian qua với con số người mới bị phát hiện mắc ung thư trong năm 2018 là 165.000 người trên hơn 96 triệu dân, theo số liệu thống kê mới đây nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hiện Việt Nam xếp ở vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ mắc ung thư là 151,4/100.000 dân, xếp thứ 19 ở châu Á và thứ 5 khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam cũng tương đối lớn theo số liệu thống kê mới, ở mức 104,4/100.000 dân. Trong số gần 165.000 ca mắc bệnh năm 2018, gần 70% trường hợp đã tử vong, tương đương 115.000 ca.
Hình minh họa. Một người đàn ông hút thuốc lá ở một tiệm cà phê ở Hà Nội hôm 19/6/2012. Thuốc lá được chứng minh là gây nguy cơ ung thư phổi cao.

Hội nghị 8 ‘thay đổi cấu trúc quyền lực’ ở Việt Nam

Thú vị: BBC đưa cái ảnh bác Cả nhắm tịt mắt lúc làm vua.
Hội nghị 8 ‘thay đổi cấu trúc quyền lực’ ở Việt Nam
5 tháng 10 2018- Một quyết định lớn của Hội nghị Trung ương 8 ở Hà Nội "sẽ làm yếu đi" cơ chế kiểm tra, cân bằng trong Đảng Cộng sản Việt Nam, theo ý kiến một người nước ngoài. Hội nghị Trung ương lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã thống nhất tuyệt đối (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định đưa ra sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời đột ngột.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
 Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
'Mạng lưới những người trung thành'
Chuyên gia nghiên cứu Việt Nam lâu năm, Carl Thayer, nói với BBC rằng sự kiện này sẽ tác động đến cơ cấu quyền lực của Việt Nam đã tồn tại từ khi Việt Nam bước sang giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh. Ông giải thích rằng Bộ Chính trị Việt Nam lâu nay hoạt động dựa theo "sự đồng thuận". "Dàn trải quyền lực giữa đảng và nhà nước đem lại một chút kiểm tra và cân bằng trong hệ thống độc đoán."

Chuyện lạ lần ông Mười được bầu làm Thủ tướng

'Chuyện chưa từng có' lần ông Đỗ Mười được bầu giữ chức Thủ tướng
03/10/2018 - Lần đầu tiên và duy nhất đến nay trên nghị trường, có hai ứng viên được giới thiệu để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiều năm tham gia Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội, ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại giữ những kỷ niệm, ấn tượng sâu sắc về cố Tổng bí thư Đỗ Mười. Trong đó có sự kiện ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt cùng được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) vào năm 1988.
Cố Tổng bí thư Đỗ Mười (trái) và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh tư liệu
"Đây là chuyện chưa từng có trước đó và là một dấu son dân chủ trong bầu cử ở Việt Nam", ông Vũ Mão chia sẻ. Ngày 10/3/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đột ngột qua đời. Theo quy định của Hiến pháp, ngày 11/3/1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công ký quyết định cử ông Võ Văn Kiệt khi ấy đang là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Bộ trưởng làm quyền Chủ tịch Hội đồng cho đến khi Quốc hội bầu lãnh đạo Chính phủ mới.

ĐÉO MẸ! Việt Nam thành cường quốc... mồ mả

Khắp từ Nam chí Bắc / Toàn lăng tẩm các ngài / Việt Nam thành cường quốc / Về mồ mả không sai.
ĐÉO MẸ!
Thái Bá Tân
25 Tháng 9 lúc 00:58
Đang nghĩ rồi bác Trọng,
Bác Phúc và bác Ngân
Ngộ nhỡ chết, xây mộ,
Mất bao đất của dân?
Vì cùng bậc tứ trụ,
Tất nhiên phải đàng hoàng.
Chí ít cũng hoành tráng
Như mộ phần bác Quang.

Cách chức: Từ Nguyễn Bắc Son đến... Vua Hùng

Có lẽ không ỏ đâu trên thế giới lại có hình thức kỉ luật lạ lùng và ngớ ngẩn như vậy. Chỉ có dưới thời cụ Chúa Tổng, giờ cụ sắp kiêm chức Vua nữa. Lo thay.
CÁCH CHỨC
Thái Bá Tân
Đặng Văn Sinh - Nhân việc Hội nghị 8 BCH Trung ương khóa XII của bác Trọng, vừa thi hành kỷ luật cách tuột MỌI CHỨC TƯỚC ĐÃ KHÔNG CÒN của ông Nguyễn Bắc Son, lại xin dẫn một bài thơ của bác Thái Bá Tân để mọi người cùng thư giãn cuối tuần.
Về hưu từ tám hoánh,
Còn cách chức, thật hay.
Vậy thì theo lô-gich,
Dân suy luận thế này:
Image result for cách chức vụ quá khứ
Đảng làm, chắc phải đúng.
Ai, chức to đến đâu,
Về hưu hay đã chết,
Thì hậu quả về sau

(4) Chuyện về ông Đỗ Mười: Vi hành

BÁC ĐỖ MƯỜI
FB Lão Tạ - Trước những lời kết tội bác là hung thần làm tan hoang miền Nam khiến hàng triệu người bỏ đất nước ra đi, hay những lời đồn dai dẳng về “mật ước” Thành Đô khiến Việt Nam quay trở lại lệ thuộc Trung Quốc, thì tôi chỉ biết rõ nhất một điều: Mình không đủ thông tin và trong cả hai sự kiện tai tiếng ấy, bác Đỗ Mười đều là người thực thi nhiệm vụ được giao. (Thời triệt hạ nền kinh tế miền Nam sau năm 1975, bác Đỗ Mười còn “bé tí” so với hàng chục ông lớn khác). Cơ chế ở ta là tập thể lãnh đạo, tập thể đưa ra quyết định. Một khi được giao nhiệm vụ, cỡ như bác Đỗ Mười có muốn thoái thác cũng khó! 
Tôi gọi bằng bác, vì ông hơn bố tôi gần mười tuổi. Ông lại là rể quê tôi. Vợ chính thất của ông, bà Tạ Thị Thanh, cùng họ, ở xã bên. Có ông con rể to cỡ bác Đỗ Mười đâu phải cứ muốn là được!

(3) Chuyện về ông Đỗ Mười: Mười Cúc và Mười Cống

Giai thoại này đúng là buồn cười.
Chuyện ông MƯỜI CÚC dặn ông MƯỜI CỐNG
Có câu chuyện truyền tụng rằng: Ông Nguyễn Văn Linh khi nghỉ chức Tổng bí thư, bàn giao cho Ông Đỗ 10 xong. Một chiều thư thả, ông Mười Cúc (Linh) mời ông Mười Cống (Mười) đến tư gia uống trà trò chuyện thong dong cả buổi chiều. Lúc ra về, thấy ông Mười có vẻ lo lắng, rất thân mật, ông Linh vỗ vỗ vai ông Mười:

Image result for "Những việc cần làm ngay"
Image result for Nguyễn Văn Linh và đỗ mười
- Anh cứ yên tâm mà làm. Mọi việc tôi đã thiết kế đâu đấy rồi. Anh cứ thế mà làm. Cứ tôi làm gì thì anh làm thế. Cứ thế mà làm, anh nhé...
Ông Mười chỉ biết gật gật. Rồi, ông Linh ghé tai ông Mười:
- À mà này, có việc này tôi dặn anh nhớ kỹ này: Anh cứ thế mà làm, cứ theo tôi mà làm. Nhưng riêng việc viết :"Những việc cần làm ngay" thì anh đừng làm theo tôi. Tuyệt đối không làm theo đấy nhé.

(2) Chuyện về ông Đỗ Mười: Tôi là anh hoạn lợn

Tôi là anh hoạn lợn... thật
Phương Lý - Hồi Bố mình (một Nghệ sĩ và gạo cội của ngành Điện ảnh Việt Nam) mất, bác Đỗ Mười đi vắng. Khi về, bác đến nhà riêng thăm hỏi gia đình mình (ở Nghĩa Tân, HN). Lúc đầu mình rất cảm động, Mẹ mình mời bác uống nước chè xanh. Sau, thấy một cậu (chắc là thư ký), mượn và viết chia buồn vào sổ tang của Bố mình rồi đưa cho bác ý ký. Thế là mình không cảm động nữa.

- Chuyện khác là khi mình là phóng viên Ban Kinh tế của VOV, các bạn ở Văn phòng Bộ TM từng phải cuống lên tìm mình xin cái băng cát-xét ghi âm buổi nói chuyện của bác Đỗ Mười tại buổi họp (hình như sơ kết 6 tháng) của ngành mà mình có dự. Bác đến đột xuất nhưng (đứng) phát biểu hơn 2 tiếng rưỡi đồng hồ. Hồi ý chưa có từ “chém gió” nhưng bác nói chuyện mà hai tay luôn luôn chíu chíu vào không khí thật. Và chỉ đạo thì dân dã. Chi tiết buồn cười mình nhớ nhất - giờ vẫn không quên, là khi nói gì đó liên quan đến hoạt động thương nghiệp ở nông thôn, bác bảo “có cái bài báo viết, kể là khi đi hoạt động cách mạng ở vùng nông thôn, tôi đóng giả là anh hoạn lợn - (rồi bác bảo) : giả đâu, tôi làm thật chứ !”. Cả hội trường cười lăn ...

(1) Chuyện về ông Đỗ Mười: Kỷ nịm với Bác...

Kỷ nịm với Bác...
Ky Mai 22 Tháng 9 - Nhà mình ở Lò Đúc, đầu ngã 5. Đi vài chục mét là đến Phạm Đình Hổ, nơi Bác ở. Đối diện nhà Bác (bây giờ) là nhà Sơn "cá rán" một đại gia Đông Âu, cách nhà Bác một số nhà là nhà "năm chiếc cúc áo tố cáo tội ác" từng rúng động cả nước 35 năm trước. Image result for Đỗ Mười trẻ em
Ngắn gọn để thấy, mình và Bác tuy xa về tuổi tác địa vị mà rất gần - nếu ở quê họ sẽ bảo "Chúng tôi lớn lên bên bờ tre gốc rạ, đi học về lại cưỡi trâu ra đồng hay đi đơm cá, bắt cua cùng nhau". Cùng phường gần phố cách vài chục số nhà, và thi thoảng đi học qua vẫn thấy Bác chui ra chui vào chiếc xe com-măng-ca đen xì mà.

Bác Đỗ Mười trong lòng dân Đông Mỹ

Bác Đỗ Mười trong lòng dân Đông Mỹ
5/10/2018 - Ông Đỗ Mười có năm đặc điểm rất quan trọng, có thể nói là năm đặc điểm khác người. Thứ nhất là dù không được đào tạo cơ bản nhưng ông Đỗ Mười rất giỏi, đọc sách rất hay, đọc mọi thứ rồi nghiền ngẫm. Chưa bao giờ ông Đỗ Mười rời sách! Vì kinh qua nhiều chức vụ, ở nhiều lĩnh vực nên cái gì ông Đỗ Mười cũng hiểu. Thứ hai là ông Đỗ Mười rất chịu khó lắng nghe, ủng hộ cái đúng, không định kiến cán bộ. Người ông đã tin là ông tin tuyệt đối. Người không tin thì ông ít gặp nhưng không bao giờ trù dập hay thành kiến. Thứ ba là ông Đỗ Mười rất thương cán bộ là con em liệt sĩ. Với nhiều trường hợp, ông Đỗ Mười nâng đỡ đến cùng. Thứ tư là ông Đỗ Mười năng động, sáng tạo, nói là làm. Thứ năm là trong quan hệ với Trung Quốc, ông Đỗ Mười nhất quán quan điểm phải giữ được độc lập, tự chủ. Ông ấy kỹ càng trong quan hệ với Trung Quốc lắm, nhất là khi tiếp nhận những lời mời.

(PL)- Với người dân xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội - quê hương của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, bác Đỗ Mười là một người rất giản dị và thân tình.

"Bác Đỗ Mười ơi, thế hệ đi sau mãi ghi nhớ công ơn Bác!"

Thế hệ sau mãi ghi nhớ công ơn Bác hay làm gì Bác, ai mà đoán trước được. Tiêu đề bài này dài quá, ko cắt ngắn cho vừa ô được. Cũng không thể viết tắt tên Bác được. Chán quá, bà Ngân thâm thật. Không thấy báo nào đưa ảnh chụp bản viết sổ tang bác Mười của giáo sư Trọng
"Bác Đỗ Mười ơi, thế hệ đi sau mãi ghi nhớ công ơn Bác!"
06/10/2018 - Sau lễ viếng, các lãnh đạo cấp cao ghi sổ tang tưởng niệm cố Tổng Bí thư Đỗ Mười. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân viết trong sổ tang: "Với lòng tiếc thương vô hạn, xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng, người lãnh đạo đức độ, mẫu mực, tài năng, kiên trung của Đảng. Cả cuộc đời người đã cống hiến vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, thống nhất Tổ quốc, vì hòa bình, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Bác Đỗ Mười ơi, thế hệ đi sau mãi ghi nhớ công ơn Bác. Xin thắp nén hương thơm tiễn đưa Bác về nơi yên nghỉ vĩnh hằng". 


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thắp hương
 kính viếng cố Tổng Bí thư Đỗ Mười
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã từ trần hồi 23h12, ngày 1/10 (tức ngày 22/8 năm Mậu Tuất), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội. Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười diễn ra trong hai ngày 6 và 7/10. Lễ viếng được bắt đầu từ 7h sáng nay (ngày 6/10) tại Nhà Tang lễ Quốc gia.

Cử tri truy trách nhiệm Thành ủy bán rẻ 32 ha đất

Cử tri truy trách nhiệm Thành ủy TP HCM bán rẻ 320.000 m2 đất
Giọng gay gắt, bà Nguyễn Thị Dung đặt nghi vấn có bao che sai phạm của cán bộ Thành ủy trong sai phạm ở Công ty Tân Thuận. Chiều 5/10, tại hội nghị tiếp xúc cử tri quận 9 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, bà Nguyễn Thị Dung nói rằng, từ 10-15 năm trước thành phố đã xảy ra nhiều tiêu cực liên quan đất đai, quy hoạch như các địa phương khác. Nhưng gần đây Thanh tra Chính phủ vào cuộc quyết liệt thì các vụ sai phạm mới được phanh phui, một số lãnh đạo TP HCM bị xử lý.
Bà Nguyễn Thị Dung phát biểu tại 
buổi tiếp xúc cử tri. Ảnh: Mạnh Tùng.
Bà Dung dẫn chứng sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2), hay vụ bán 320.000 m2 đất công giá rẻ ở Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy). Trong đó, bà Dung không đồng ý quan điểm của Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM khi cho rằng "việc bán đất cho Quốc Cường Gia Lai chưa gây thiệt hại kinh tế" do kịp thời thu hồi.

Khu lưu niệm lãnh đạo cấp cao rộng dưới 1.000 m2

Diện tích khu lưu niệm các lãnh đạo cấp cao được quy định thế nào?
Theo Kết luận 88-KL/TW ban hành ngày 18.2.2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế, sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu, thì khu lưu niệm các lãnh đạo bao gồm các di tích, nhà lưu niệm, nhà tưởng niệm. Kết luận của Bộ Chính trị nêu rõ, khu lưu niệm các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nếu là đất cấp mới diện tích không quá 1.000 m2 ở nông thôn và không quá 500 m2 ở đô thị.

Khu đất được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư
 Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
[VIDEO] Cận cảnh nơi an nghỉ cuối cùng của cố tổng Bí thư Đỗ Mười
Việc xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm chỉ được thực hiện khi các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu đã hi sinh, từ trần. 
Khu lưu niệm, nhà lưu niệm phải gắn với di tích gốc như nhà ở, vườn, nơi làm việc, hoặc từ đường dòng họ của các lãnh đạo đó.

Bệnh viện 175 xin Mỹ viện trợ máy bay trực thăng

Bệnh viện Quân Y 175 đề nghị Mỹ viện trợ máy bay trực thăng
05/10/2018 - Thông tin trên được Thiếu tướng PSG.TS.BS Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM) cho biết sau buổi làm việc với ông Randall Shriver - Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào hôm nay (5.10). Thiếu tướng PSG.TS.BS Nguyễn Hồng Sơn cho biết trong chuyến thăm và làm việc của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randall Shriver tại Bệnh viện Quân Y 175 hai bên đã đánh giá cao về công tác đào tạo, huấn luyện cho Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 mà Việt Nam mới đưa sang Nam Sudan đợt 1 vừa qua; đồng thời lên kế hoạch chuẩn bị cho Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 sẽ lên đường vào năm 2020.Ông Randall Shriver - Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm và làm việc tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) vào sáng nay (5.10) - Ảnh: PV

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Không ai sung sướng nhưng không ai muốn chết !

KHÔNG AI SUNG SƯỚNG CẢ!
Có một câu chuyện ngụ ngôn khiến người ta phải suy ngẫm:
Hai vợ chồng nhà nọ nuôi một con trâu và một con chó. Con chó được ở trong nhà còn con trâu phải ở riêng ngoài chuồng. Mỗi ngày trâu ra đồng cày bừa từ sáng sớm đến chạng vạng tối mới về, còn chó chỉ việc nằm ở cổng rào canh chừng cửa.

Một hôm nọ trâu đi làm về, thấy chó nằm trước cửa nhà phe phẩy cái đuôi trông thật sướng, đang lúc mệt nhoài nó nổi cáu bảo:
- Không có ai sung sướng bằng mày, chỉ ăn rồi nằm. Thật là đồ vô tích sự!
Con chó nghe con trâu hậm hực nặng nhẹ mình thì buồn bã trong lòng, nghĩ trâu tuy to xác nhưng không có trí. Nó bèn nói với trâu:

Asia Times: Mọi quyền lực ở VN vào tay ông Trọng

Asia Times : Mọi quyền lực ở Việt Nam vào tay ông Trọng
Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm nhiệm chức chủ tịch nước, một sự củng cố quyền lực chưa từng có, đưa ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đăng trên mạng ngày 04/10/2018. Nhưng với việc nắm rất nhiều quyền lực trong hai năm tới, không có gì bảo đảm là ông Trọng sẽ tuân thủ các quy định của đảng về giới hạn nhiệm kỳ. Hiện nay, theo quy định, tổng bí thư đảng không thể nắm quyền quá 2 nhiệm kỳ, cho nên ông Trọng trên nguyên tắc sẽ phải rút lui vào năm 2021. Tuy nhiên, có thêm quyền trong tay, có thể là ông sẽ sửa đổi quy định về giới hạn nhiệm kỳ, để có thể tiếp tục ra ứng cử tổng bí thư cũng như chủ tịch nước, để thật sự trở thành một Tập Cận Bình ở Việt Nam.
Sau khi ông Trần Đại Quang qua đời ngày 21/09, đã có nhiều lời đồn đoán về việc thay thế ông sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến chính trị Việt Nam. Nhưng mọi đồn đoán đó đã chấm dứt vào tối 03/10, khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhất trí quyết định người thay thế ông Quang sẽ là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vốn đã là nhân vật có thế lực nhất ở Việt Nam hiện nay.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trọng làm Chủ tịch nước?

Suy nghĩ gì trước ngày TBT Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước?
05/10/2018 (Dân trí) - Khi là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, ông đã là “người đốt lò vĩ đại” thì một khi còn đứng đầu Nhà nước, quyền lực tập trung hơn, chắc chắn công cuộc chỉnh đốn Đảng và phòng chống tham nhũng sẽ được nâng lên một mức mới. Không chỉ có quyền lực “cứng”, ông Nguyễn Phú Trọng còn có một quyền lực “mềm”, đó là phong cách và nhân cách cá nhân. Cả hai điều này, ông là tấm gương mẫu mực. Tới đây sẽ là thời điểm mạnh mẽ và quyết liệt trong công tác chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng.

Theo thông tin từ Văn phòng Trung ương Đảng, tại Hội nghị TƯ 8, Ban Chấp hành TƯ thống nhất 100% giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Đây là thông tin cực kỳ quan trọng nhưng không ngạc nhiên bởi sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, không chỉ trong Đảng mà trong Nhân dân, nhiều người đã nghĩ đến điều này.

Nên ủng hộ VinFast vì dám dấn thân, nghĩ khác

Phạm Chi Lan: Nên ủng hộ tinh thần của VinFast vì dám dấn thân, nghĩ khác
Dân trí - Tôi rất chia sẻ lo lắng, rủi ro cho doanh nghiệp bởi va vào lĩnh vực này chúng ta không có lợi thế và khó hơn, nhưng tinh thần chung là nên ủng hộ VinFast bởi nếu Việt Nam mãi sợ, không dám dấn thân, mạnh dạn, nghĩ khác, làm khác, bỏ tiền của đầu tư thì đến bao giờ mới có sản phẩm để đưa ra cho người Việt Nam. Nhân chuyện VinFast ra mắt hai chiếc xe hơi tại Pháp, phóng viên Dân Trí đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về góc nhìn, đánh giá một sản phẩm và tinh thần Việt Nam, cùng bài học về nội địa hóa một sản phẩm công nghệ, kỹ thuật cao trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đang thay đổi sản xuất thế giới hàng ngày, hàng giờ.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Thưa bà, lần đầu tiên, doanh nghiệp Việt ghi dấu trên trường quốc tế bằng ra mắt sản phẩm sản xuất, kỹ thuật cao là xe hơi thương hiệu Việt, bà có đánh giá thế nào về việc này?
- Cần đánh giá cao nhất là tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vào ngành mới, đầy thách thức cạnh tranh quyết liệt với các đại gia đã thành công rất lớn.

Hòa hợp dân tộc ở Việt Nam: Con đường xa ngái

Mình thích đoạn này: "Dân tộc Việt Nam hôm nay thật ra chỉ là một dân tộc rời rạc và ích kỷ, chưa bao giờ biết yêu thương và tương kính nhau thật lòng". Trịnh nói “...Gia tài của mẹ để lại cho con là nước Việt buồn!”; còn mình thì thỉnh thoảng viết trên blog này: “...Gia tài của Đảng để lại cho con là nước Việt vô văn hóa đến cùng cực!”. Có thể nói từ khi sinh ra tới nay, chưa bao giờ mình chứng kiến người Việt vô văn hóa như bây giờ. Mọi cá nhân, từ trẻ đến già, từ nhân viên hót rác đến những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất,... đều là một đám vô văn hóa, tham lam, ích kỷ, chỉ biết duy nhất đến lợi ích của bản thân mình, sẵn sàng chà đạp lên đất nước, lên dân tộc (đơn giản nhất là vô tư vứt rác ra đường, sang nhà hàng xóm, chống tham nhũng chỉ chống những thằng chống mình...). Vì thế mình đồng ý là nên nhất thể hóa hai chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước theo trào lưu thế giới và để tăng hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước, và cũng dự đoán TBT đương nhiệm sẽ ôm lấy chức CTN. Nhưng trong thâm tâm, mình rất buồn, vì với nhân sự như thế thì "vô văn hóa cùng cực" của đất nước sẽ còn tiếp tục tụt xuống nữa. Thế giới văn minh tiếp tục phát triển theo hướng Đông, Việt Nam dưới sự lãnh đạo anh minh, thiên tài của cụ Tổng sẽ vẫn kiên định lập trường đi theo hướng Tây... Lo lắng nhất của mình là quyền lực tập trung hết vào một cụ già và dường như cụ không quan tâm tới đào tạo người kế tục. Vậy lỡ cụ đột tử thì đất nước sẽ ra sao ? Tổng bí thư - Chủ tịch nước: "Thời điểm đã chín muồi!" (TVN 4-10-18), ‘Giới thiệu Tổng bí thư để bầu làm Chủ tịch nước là phương án tốt nhất’ (VNN 4-10-18)
Hòa hợp dân tộc ở Việt Nam: Con đường xa ngái
Nguyễn Trọng Bình
“...Gia tài của mẹ để lại cho con là nước Việt buồn!” - Trịnh Công Sơn
1. Khi niềm tin của người dân không còn
Có thể nói, từ cổ chí kim không một quốc nào phát triển và thịnh vượng mà bên trong quốc gia ấy không có sự thống nhất, hòa hợp của cả cộng đồng dân tộc. 
Và thước đo cho sự hòa hợp này chính là chỉ số niềm tin của mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên ba mối quan hệ căn bản sau:
Image result for nước Việt buồn!
Thứ nhất, niềm tin giữa đại bộ phận dân chúng với chính quyền Nhà nước;
Thứ hai, niềm tin giữa những người dân với nhau;
Thứ ba, niềm tin hay đức tin tôn giáo của mỗi cá nhân trong xã hội.

Vì sao “xét lại” mức kỷ luật em trai cựu Bí thư Thành uỷ?

Vì sao TP.HCM “xét lại” mức kỷ luật em trai cựu Bí thư Thành uỷ?
04/10/2018 - Những sai phạm ở Tổng Công ty nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV (nay gọi là Sagri - Công ty mẹ) được Kiểm toán Nhà nước công bố và hình thức kỷ luật đối với Tổng Giám đốc Sagri Lê Tấn Hùng là những nội dung được quan tâm tại phiên họp báo định kỳ về tình hình văn hóa - kinh tế - xã hội của TP.HCM 9 tháng đầu năm diễn ra chiều 1.10. Ông Hùng là em trai ông Lê Thanh Hải, từng giữ cương vị bí thư Thành ủy TP.HCM hai nhiệm kỳ (từ tháng 6.2006 đến tháng 10.2015) và một nhiệm kỳ chủ tịch UBND TP.HCM (5.2001 đến tháng 7.2006).
Ông Lê Tấn Hùng. Ảnh: PLo
Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết UBND TP.HCM đã chỉ đạo thành lập Hội đồng kỷ luật mới, xem xét lại mức kỷ luật khiển trách đối với Tổng Giám đốc Lê Tấn Hùng được công bố hồi tháng 3.2018. "UBND TP.HCM đã bàn bạc và thấy rằng mức kỷ luật đó chưa đúng, chưa chính xác…” - ông Hoan nói.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Nơi yên nghỉ của Nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười

Nơi yên nghỉ của Nguyên Tổng Bí Thư Đỗ Mười

Quê nhà chuẩn bị lễ Quốc tang nguyên TBT Đỗ Mười

Quê nhà chuẩn bị lễ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười
04/10/2018  - Công tác chuẩn bị cho lễ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tại quê nhà, xã Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) được chuẩn bị gấp rút. Bí thư xã Đông Mỹ Lê Tuấn Minh cho biết, lúc sinh thời, tâm nguyện của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười là khi qua đời, được trở về quê cha đất mẹ.

Ngôi nhà đơn sơ nơi nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười lớn lên
"Sau khi có ý kiến của gia đình, được sự đồng ý của các cấp TƯ, thành phố, xã đã dành một khu đất cao ráo thuộc thôn 1 để làm mộ và khu nhà tưởng niệm nguyên Tổng bí thư. Việc xây dựng này được nhân dân đồng tình ủng hộ", ông Minh nói. Khu đất này xung quanh đã kè đá, trên mặt được lát gạch để đảm bảo về mặt môi trường. Sau khi an táng nguyên Tổng bí thư, các phần việc còn lại sẽ được tiếp tục làm.

Ko ai dại gì ký kết để VN thành một tỉnh của TQ

Theo ông Lược, câu nổi tiếng nhất của ông Mười, tạo nền tảng cho hội nhập sâu rộng của Việt Nam là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Vì sao cải tạo công thương nghiệp ở Miền Nam trước đó chỉ hơn một thập kỷ lại được thực thi triệt để như vậy? Ông giải thích: “Ông Mười là người đặc biệt quyết đoán trong việc làm theo nghị quyết của Đảng. Những gì Đảng đã quyết và giao cho ông làm thì ông làm rất triệt để. Nhưng sau này khi giữ vai trò lãnh đạo thì ông lại rất thận trọng dù vẫn quyết đoán”.
“Ông Đỗ Mười là người đặc biệt quyết đoán”
03/10/2018  - “Ông Đỗ Mười là người đặc biệt quyết đoán trong việc làm theo nghị quyết của Đảng. Những gì Đảng đã quyết và giao cho, ông làm rất triệt để”, ông Võ Đại Lược kể. Liên quan đến Hội nghị Thành Đô mà người ta đồn thổi trên mạng như nào là Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc, nào sát nhập … tôi hỏi ông Lược xem chuyện đó thực hư ra sao. Ông đáp: “Tôi đã hỏi ông Đỗ Mười vài lần, anh là người đã tham gia Hội nghị và sau đó người ta có bàn tán đến một vài điểm, thực hư ra sao? Ông Mười khẳng định: làm gì có chuyện đó, ai dại gì ký kết như vậy”. Là một nhà nghiên cứu, ông Lược cũng tham khảo thêm nhiều nguồn nhưng không thể tìm ra văn bản nào có nội dung liên quan. Ông Lược nói: “Tôi khẳng định không có văn bản như vậy. Tất cả chỉ là tin đồn hoàn toàn bịa đặt”.

Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachov tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười trong chuyến thăm Liên Xô, ngày 7/5/1991, tại điện Kremlin ở thủ đô Moskva

Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức ỦV TW khoá XI

Ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Ủy viên Trung ương khoá XI
4/10/2018, Do vi phạm liên quan dự án MobiFone mua AVG, nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI. Tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII đang diễn ra tại Hà Nội (từ ngày 2 đến 6/10), Ban chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định kỷ luật ông Nguyễn Bắc Son - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông.
Ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng 
Thông tin Truyền thông. Ảnh: Quochoi.

Cụ thể, ông Nguyễn Bắc Son bị cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 - 2016. Theo quy định hiện hành, hình thức kỷ luật đối với đảng viên gồm 4 mức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật. Về quy trình, đảng viên sau khi bị thi hành kỷ luật về Đảng thì cơ quan nhà nước liên quan sẽ xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo quy định.

GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu

"Câu hỏi lớn nhất cho nhất thể hoá là liệu 'quyền lực tuyệt đối' có 'dẫn đến tha hoá tuyệt đối', mà Lord Acton đã cảnh báo từ thế kỷ 19. Điều tôi lo ngại nữa là vừa ham quyền lực, vừa bị sức ép đã ngồi lên lưng cọp thì phải tiếp tục ngồi, nhảy xuống là bị cọp thịt, nên GS sẽ phải lao lực làm việc, và vì vậy có thể đột tử bất cứ lúc nào. Khi 'quyền lực tuyệt đối' đột nhiên mất đi trong khi không có người thừa kế, thì xã hội rất dễ đại loạn.
GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu
David Hutt suy nghĩ rằng có thể do thiếu ứng cử viên, nên việc nhất thể hóa vị trí của ông Trọng hiện nay chỉ là tạm thời cho đến Đại hội Đảng sắp tới. Nhưng tác giả cũng nói: "Nhưng sau khi đã cho ông Trọng quyền lực đáng kể trong hai năm nữa, không có gì đảm bảo là ông Trọng sẽ tuân theo hay bị buộc tuân theo các quy định của Đảng Cộng sản về chia sẻ quyền lực và nhiệm kỳ." "Với nhiều quyền lực hơn trong tay, biết đâu ông có thể quyết định thay đổi các quy định về nhiệm kỳ và tiếp tục tranh cử để làm Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước, vào năm 2021. Điều này sẽ khiến ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam," tác giả của bài viết trên Asia Times bình luận.
Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông 
Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017
Truyền thông nước ngoài và giới bình luận người Việt có đánh giá khác nhau về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng Cộng sản "tín nhiệm giới thiệu" kiêm chức Chủ tịch nước Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước sau quyết định của Hội nghị Trung ương 8, mặc dù theo lý thuyết, còn chờ Quốc hội bỏ phiếu thông qua.

VN vô cùng biết ơn sự hy sinh của liệt sĩ TQ’

Việt Nam vô cùng biết ơn sự hy sinh của liệt sĩ Trung Quốc’
04/10/2018 - Sự kiện phái đoàn Đại sứ quán Trung Quốc cùng một số quan chức Việt Nam đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc hôm 30/9 ở Hà Nội được truyền thông Trung Quốc tường thuật chi tiết, nói rằng Việt Nam “trân quý” và “vô cùng biết ơn” sự hy sinh của các liệt sĩ nước này trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Trong khi đó, sự kiện vốn được tường thuật hằng năm lại hoàn toàn vắng bóng trên truyền thông chính thống của Việt Nam gần đây, giữa bối cảnh âm hưởng làn sóng bài Trung vẫn chưa dứt sau các cuộc biểu tình “chưa từng có” diễn ra trên cả nước hồi tháng 6.
Phái đoàn Trung-Việt đến viếng nghĩa trang liệt sĩ 
Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, ngày 30/9/2018.
Theo tường thuật của Tân Hoa Xã và Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc hôm 2/10, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Doãn Hải Hồng, đã dẫn đầu một nhóm bao gồm đại diện các công ty Trung Quốc, lưu học sinh và “các đồng chí Việt Nam” đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm, Hà Nội, nhân Ngày Liệt sĩ của Trung Quốc (30/9).

TBT Trọng kiêm chủ tịch nước: Góc nhìn từ TQ và Mỹ

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí nước ngoài trong buổi họp báo thường kỳ hôm 4/10 rằng việc đề cử ông Trọng là “theo nguyện vọng của cử tri và nhân dân”. Trong khi đó, trong một bài phân tích, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, nhận định rằng việc đó “sẽ làm suy yếu, nếu không nói là làm xói mòn việc kiểm soát quyền lực lẫn nhau đã có kể từ khi thông qua Hiến pháp 1992”.
TBT Trọng kiêm chủ tịch nước: Góc nhìn từ Trung Quốc và Mỹ
04/10/2018 - Một chuyên gia người Mỹ nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “đang học theo mô hình” của ông Tập Cận Bình, trong khi một nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng “đảng trưởng” của Việt Nam “không thân” Bắc Kinh và “không có ai khác phù hợp hơn ông Trọng” để đảm nhiệm đồng thời cả hai vị trí đứng đầu đất nước. Đánh giá của hai nhà nghiên cứu kỳ cựu về Việt Nam của Mỹ và Trung Quốc được đưa ra sau khi Hội nghị Trung ương 8 hôm 3/10 “thống nhất 100%”, giới thiệu ông Trọng ra Quốc hội để bầu làm chủ tịch nước, nhất thể hóa hai vị trí trong “tứ trụ”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên quan tài của cố Chủ tịch Trần Đại Quang hôm 27/9.

Tham tán ngủ ở LHQ: 7 điều rút ra về người Việt

Đoạn này hay: Phóng viên phương Tây sẽ không bao giờ chụp hình người đang ngủ vào đúng giờ ngủ để đem bán. Phóng viên Don Emmert, người chụp hình ở Liên Hiệp Quốc từ năm 1985, nói người ta có thể hiểu bức ảnh theo hai cách. Một là tham tán thiếu tôn trọng diễn giả và những người xung quanh. Hoặc tham tán chắc đã làm việc quá nhiều mới mệt đến thế. “Tôi không chụp tấm ảnh đó để có đánh giá tích cực hay tiêu cực về Liên Hiệp Quốc hay các đại biểu. Tôi ở đó để cho công chúng thấy những gì xảy ra trong các cuộc họp.”
Tham tán ngủ ở New York: Bảy điều rút ra về người Việt
03/10/2018 Nguyễn Hùng - Vụ Tiến sỹ Nguyễn Nam Dương, tham tán của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ngủ gật có lẽ sẽ qua nhanh và ít ầm ĩ hơn rất nhiều nếu không có nhiều người muốn chứng minh anh ngủ đúng giờ chứ không phải ngủ trong giờ làm việc. Nguyên tắc đầu tiên của xử lý khủng hoảng là đưa ra những thông tin chính xác và kịp thời. Việc tồn tại những tin vịt quanh bức ảnh đã đổ thêm dầu vào lửa khiến nó cháy lâu hơn. Vụ việc cũng cho thấy đôi điều về người Việt và con người nói chung.

1. Hiểu biết nói chung của người ta về tin tức còn kém. Nhiều người không hiểu rằng phóng viên phương Tây sẽ không bao giờ chụp hình người đang ngủ vào đúng giờ ngủ để đem bán. Đúng giờ người ta ngủ thì mắc mớ gì mà chụp. Và chụp bán cũng không ai mua cả vì biết chú thích sao đây. ‘Ông Việt Nam ngủ vào giờ nghỉ’ đâu phải là điều gì hấp dẫn người đọc. Và quan trọng hơn là luôn đọc tất cả mọi điều với một chút nghi ngờ trong thời tin vịt lên ngôi này. Hãy kiểm tra với nhiều nguồn khác nhau, kể cả những nguồn mình không thích.

Khi Mỹ vẽ lại lịch sử chiến tranh VN để tiếp tục phản bội

Khi Mỹ vẽ lại lịch sử chiến tranh VN để tiếp tục phản bội
Lữ Giang - Hôm 14.9.2018, một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam lại được tổ chức tại Cơ quan Văn khố Quốc gia Mỹ với đề tài “The Vietnam War Revisited” (Nhìn lại Chiến tranh Việt Nam) do Tập hợp vì Dân chủ cho Việt Nam (ADVN)thực hiện. Có 15 diễn giả được mời thuyết trình. Qua các bài thuyết trình, chúng ta có thể thấy rất rõ Mỹ đang tiếp tục vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam để thực hiện mục tiêu mới như họ đã làm trong những năm gần đây, đó là đạp VNCH xuống sâu hơn và nâng CHXHCNVN lên cao hơn, với mục tiêu biến CSVN thành "Tiền đồn chống Trung quốc ở Đông Nam Á" thay VNCH trước đây. Mặc dầu vậy, ngoài hai đài RFA và VOA tiếng Việt, không cơ quan truyền thông hay đấu tranh nào của người Việt lên tiếng. Cũng như trước 1975, họ là những người đấu tranh không cần biết Đồng Minh và Địch đang làm gì cho đến khi bỏ chạy.
Văn Khố Quốc Gia Hoa Kỳ ở Washington DC
Trước khi trình bày những ngụy biện của các diễn giả chính trong buổi hội thảo nói trên, chúng tôi xin tóm lược lại các tài liệu lịch sử đã được công bố, diễn biến của cuộc chiến và thủ đoạn vẽ lại lịch sử để đánh lừa dư luận của chính phủ Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Tổng bí thư Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước

Đúng như dự đoán của mình viết trong 1 bình luận trong 1 bài lúc bác Quang mất. Rất nhiều người điên cái đầu đây. Số bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đen thật. Cầm Cu chưa được một tháng.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu làm Chủ tịch nước
03/10/2018 - Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất 100% việc giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. Chiều nay 3/10, Hội nghị Trung ương 8 làm việc tại Hội trường về công tác nhân sự. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại 
Hội 
nghị Trung ương 8. Ảnh: Đoàn Bắc.
Cũng tại phiên họp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung hai ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khoá XII là các ông Võ Thái Nguyên và Trần Đức Thắng. Cùng ngày, hội nghị thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

(4) 6 năm kinh hoàng của đại gia từng nghiện ma túy

Kỳ 4: Đào hết vườn nhà thành địa đạo để cai nghiện
Lê Trung Tuấn 26/9/2018 - Hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn sau cơn phê. Chim hót líu lo, nghe cả tiếng cá chép vật mình đau đẻ ngoài ao. Vậy là một mùa cá chép nữa trôi qua.

Doanh nhân Lê Trung Tuấn (Ảnh: NVCC)
Dưới cái ao nhà cậu thằng Dũng Sơn La, dưới Như Quỳnh (Hưng Yên) ấy, hôm tôi say rượu rồi bị sĩ diện hão, yêng hùng hão và sự hư đốn dụ dỗ dùng thuốc phiện lần đầu tiên, hôm ấy cũng vào dịp cá chép lục sục giãy đẻ làm nhàu nhĩ các đám bèo tây như thế này. Hôm đó tôi cũng tỉnh dậy sau cơn say dài lê thê khi vướng vào ả Phù Dung lần đầu. Thiên nhiên đẹp quá, nó vượt qua hư đốn của tôi và đám bạn nhục nhã kia, mặc tôi mục ruỗng cả thể xác và tinh thần trong một năm qua, mùa đến, chim vẫn hót và cá chép vẫn vật mình sinh nở. Thiên nhiên đưa tôi về với tuổi thơ, với lòng biết ơn mẹ cha từ trong máu thịt.

(3) 6 năm kinh hoàng của đại gia từng nghiện ma túy

6 năm kinh hoàng của một doanh nhân thành đạt từng là con nghiện ma túy
Kỳ 3: Phá xích, kéo theo mảng bê tông sàn nhà ở chân đi mua ma túy
Lê Trung Tuấn 25/9/2018 - Trước đó, ở Hà Nam, có vụ án kinh hoàng: đứa con nghiện, lên cơn, mẹ không còn xu nào là chưa bị con bòn rút mất, nên mẹ bảo mẹ hết tiền rồi. Đứa con giết luôn bà mẹ để tìm tiền đi hút hít. Nó vùi xác mẹ xuống ruộng cấy nhà người ta. Mùa đến, con trâu hiền lành cặm cụi kéo cày qua mảnh ruộng ấy bỗng lồng lên dữ dội. Dường như có một sự tàn độc khiến cả loài trâu cũng kinh hãi!

Doanh nhân Lê Trung Tuấn (Ảnh: NVCC)
Hình ảnh con trâu lồng lên bữa đó đã ám ảnh mẹ tôi. Bà vẫn thường nhắc lại nó mỗi khi nghĩ về sự điên rồ, điên loạn và mê lú vì ma túy của tôi. Bà không ghét, không sợ, không đề phòng tôi, nhưng chuyện đó chưa bao giờ dứt ra khỏi được tâm trí của bà.

(2) 6 năm kinh hoàng của đại gia từng nghiện ma túy

Ký sự 6 năm kinh hoàng của một doanh nhân thành đạt từng là con nghiện ma túy
Kỳ 2: Nghiện lúc nào không hay
Lê Trung Tuấn 24/9/2018 - VietTimes — "Bố tôi vẫn thường bảo, đồng tiền vào tay người lao động nó rít lắm, chặt lắm, khó rơi ra lắm, vì tay họ sần chai nhiều, mồ hôi nhiều, con ạ. Bố bới đất lật cỏ để có được đồng tiền cho tôi mang đi, những tưởng con dùi mài kinh sử nên người, ai ngờ lại đổ đời vào thuốc phiện, heroin, rồi bao nhiêu trò mạt hạng khác nữa" - Lê Trung Tuấn chia sẻ.

Lê Trung Tuấn (ảnh nhân vật cung cấp)
Đầu tiên là hút thử để chơi, để biết, để tỏ ra mình cũng là người sành điệu không kém chị kém anh! Sau này tôi mới hiểu, ông cậu của thằng Dũng, thằng Quân và các bạn của nó đã tụ bạ nhau ở ngôi nhà ấy, ở khu nghĩa địa hoang vắng ấy hút hít với nhau nhục nhã đến mức nào. Họ đói khát, trộm cắp, lừa lọc, chui rúc như những con vật ngoài các ngôi mộ mới chen lẫn mộ cũ để hút và chích. Rạc rài trong cơn khát tiền, họ lập mưu rủ những đứa như tôi vào để có chỗ bòn rút tiền hút hít. Tiền của bố mẹ tôi còng lưng trồng rau, cấy lúa, nuôi gà gửi cho tôi, tôi không chỉ đốt hết mà còn đem cho chúng rúc đầu vào nghĩa địa hút chích.

(1) 6 năm kinh hoàng của đại gia từng nghiện ma túy

Đại gia Ninh Bình: “Trên đời, ma túy là thứ hủy hoại nhân cách con người nhanh và tàn khốc nhất". "Bây giờ thì tôi hiểu, nếu trên thế gian này thật sự có ma, thì con ma đáng sợ nhất mà nhân loại biết được đáng sợ hơn cả ma cà rồng. Nó là Ma Túy".
6 năm kinh hoàng của một đại gia từng là con nghiện ma túy:
Kỳ 1: Tuổi thơ êm đềm và kiêu hãnh
Lê Trung Tuấn / Chủ Nhật, ngày 23/9/2018 - 
Lời Tòa soạn: “Cai có gì mà khó. Tao cai đi cai lại cả mấy chục lần đây này”. Những người nghiện vẫn thường đùa như thế với nhau. Khi trở thành kẻ khốn cùng vì nghiện, họ mới thường lỡ làng nhận ra hành trình xuống địa ngục đó thường đều chỉ bắt đầu bằng một hành động anh hùng rơm. Bị bạn bé khiêu khích, thách đố, nổi máu tự ái lên tặc lưỡi làm một hơi. Rồi nghiện từ lúc nào không hay.

Doanh nhân Lê Trung Tuấn (Ảnh nhân vật cung cấp)
Suốt 6 năm trời vật lộn với ma túy, Lê Trung Tuấn đánh mất tất cả: đang là lớp trưởng, sinh viên năm cuối trường cao đẳng, từng thi sinh viên thanh lịch thì bị đuổi học. Bị xích vào sàn nhà thì nhổ bật cả mảng bê tông dưới chân, mang theo xích loảng xoảng chạy đi mua ma túy. Hết tiền thì đe dọa ngay cả mẹ đẻ, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn vũ khí lậu, trở thành đại bàng trong tù, hai lần tự tử… hầu như chưa việc gì xấu xa mà ma túy chưa mang lại cho người thanh niên từng là niềm hy vọng của gia đình này.