Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Kỳ vọng bùng phát kinh tế nhờ FTA với châu Âu

Việt Nam kỳ vọng bùng phát kinh tế nhờ FTA với châu Âu
Thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ được phê chuẩn trong năm nay sẽ thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam mà không cần đến sự trợ giúp từ thị trường Mỹ, các nhà phân tích nói. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu đã hoàn tất đàm phán năm 2015, nếu được ký kết, sẽ giúp đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam thêm nửa phần trăm, tức trên 7% vào năm 2019, theo số liệu từ công ty tư vấn kinh doanh Dezan Shira & Associates.

Công nhân làm việc tại một xưởng may mặc ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà văn và văn hóa dân tộc

Nhà văn và văn hóa dân tộc
28/06/2018 - Lê Thành Nghị - Những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng ta đang chứng kiến một trạng thái thời cuộc đầy bất ngờ. Đó là, với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, có cảm giác trái đất đang thu hẹp lại. Không gian địa lý của các quốc gia, các dân tộc, khoảng cách giữa con người với con người, những con sông, những đỉnh núi, theo đó là những vùng văn hóa của các dân tộc cũng đang đứng cạnh nhau, hòa vào nhau trong một thế giới nhiều màu sắc, đầy quyến rũ, có sức mạnh lan tỏa, nhưng cũng chứa đựng không ít những đắn đo cùng những lo âu.
Hội nhập quốc tế trên đây diễn ranhư một quy luật, một xu thế mang tính thời đại, ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Mọi quốc gia hình như cũng đều ưu tiên cho sự tăng trưởng kinh tế. Nó được nhận diện ở phương diện vật chất, là qui trình chuyển giao công nghệ, là sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, là quá trình mở cửa cho những dự án khổng lồ, những đầu tư của những tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, là cơ hội có việc làm và mất việc làm…

Bao giờ đất nước mới hết “Mùa … đạo văn”?

Mùa … đạo văn
25/06/18 (GDVN) - “Đạo văn” hiện nay chưa bị xử lý hình sự, chủ yếu là sự lên án của dư luận nên khó khiến người vi phạm lo sợ. Năm 2018 này chứng kiến nhiều vụ việc sao chép tài liệu, công trình của người khác mà đỉnh điểm là vụ việc liên quan giữa hai vị Giáo sư có tên tuổi là ông Nguyễn Đức Tồn và ông Trần Ngọc Thêm. Vụ việc khiến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải “yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ nghi vấn đạo văn của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn, bảo đảm nghiêm minh, khách quan”. [1]

Ảnh trên website kiểm tra đạo văn plagscout.com
Báo điện tử Vtc.vn viết: “Một thành viên trong Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học cho biết, muốn giải quyết nghi vấn Giáo sư Nguyễn Đức Tồn có đạo văn hay không phải đưa lên các cấp cao hơn để giải quyết và cần có sự can thiệp của bên tòa án, sở hữu trí tuệ để xác minh”. [2] Vụ việc hơn 40 người bị loại khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư vừa qua cho thấy sự trung thực trong khoa học đang bị xem nhẹ một cách có hệ thống, từ các cá nhân đến Hội đồng chức danh các cấp.

Mất chủ quyền khi là con nợ của Trung Quốc

Khi đã thành con nợ của Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ cũng khó giữ được
30/06/18 (GDVN) - Trung Quốc sẽ liên tục cho con nợ vay đến mức đủ lớn để không tổ chức tài chính nào dám cho vay thêm. Đến lúc đó họ ép đàm phán các hợp đồng chuyển nhượng đất. Tiếp theo phần 1, Trung Quốc đã bẫy và ép Sri Lanka "hai tay dâng cảng chiến lược" như thế nào?, chúng tôi xin giới thiệu phần còn lại của bài phân tích đăng trên The New York Times ngày 25/6 hầu bạn đọc tham khảo chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc tại Sri Lanka.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và
Tổng thống Sri 
Lanka, Mahinda Rajakapsa
Hối lộ quan chức sở tại là cách nhà thầu Trung Quốc có được dự án
Sau gần 5 năm triển khai, mở rộng "sáng kiến" Vành đai và Con đường, các quan chức Trung Quốc đang lặng lẽ tìm cách đánh giá xem có bao nhiêu giao dịch đã hoàn thành, và Trung Quốc có khả năng đối mặt với những rủi ro tài chính nào. Một số quan chức Trung Quốc "lo lắng", đi theo các dự án Vành đai và Con đường là các hoạt động hối lộ đã phát triển thành cơ chế (của doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc với quan chức nước sở tại).

Trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’ hay là "đại đại bồi bút" ?

Mình thích đoạn này: "Trong thực tế, đảng cộng sản Việt Nam luôn tìm cách lôi kéo những trí thức có tiếng với mưu đồ thuần phục họ. Đó là lý do một số trí thức được tôn vinh hết mực. Họ thường xuyên được xuất hiện trên truyền hình quốc gia và hệ thống báo chí quốc doanh phát biểu về những vấn đề quan trọng. Đổi lại họ cũng được nhận mức trả công xứng đáng từ chế độ như được mời tham gia vào các chương trình nghiên cứu của nhà nước với những khoản kinh phí, thu nhập béo bở, được sắp xếp vào những vị trí quan trọng ở những viện, những tổ chức học thuật quốc doanh". Hồi cuối những năm 1970, đầu 1980, khi còn là sinh viên, thỉnh thoảng mình có đến nghe các nhà "trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’" kể chuyện văn chương, như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Chế Lan Viên...; kết luận chung rút ra khi đó là "đều là đám đại đại bồi bút", nhất là Hà Minh Đức, cả đời chỉ có một việc là ca ngợi, thần thánh hóa thơ văn Hồ Chủ Tịch và Tố Hữu.
Trí thức ‘xã hội chủ nghĩa’
RFA 2018-06-27 - Ông Giáo sư Hà Minh Đức, nguyên Chủ nhiệm Khoa Báo chí, trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Văn học kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học… được truyền thông nhà nước Việt Nam tôn vinh với những công trình nghiên cứu lớn về Hồ Chí Minh. Theo đó ông Hà Minh Đức đã dành rất nhiều tâm sức để nghiên cứu văn, thơ Hồ Chí Minh với các chuyên luận: “Chủ tịch Hồ Chí Minh-nhà thơ lớn của dân tộc”, “Tác phẩm văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “Báo chí Hồ Chí Minh”...

Giáo sư Phan Huy Lê nhận Giải thưởng 
"Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2011"
Năm 2005, ông Hà Minh Đức cho xuất bản giáo trình do ông biên soạn với tựa đề “ Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú”. Ông Hà Minh Đức đã nhân được rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và cả trong lĩnh vực… Khoa học – Công nghệ nhờ những nghiên cứu văn chương của mình.

Vì sao trí thức Tây học lại... chống Tây?

Nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi: 
Vì sao trí thức Tây học lại... chống Tây?
13/06/2018 - Nhà giáo, nhà nghiên cứu Vũ Thế Khôi là trưởng nam của cố giáo sư Vũ Đình Hòe. Chính vì vậy, ông hiểu rõ ràng, sâu sắc về giáo sư Vũ Đình Hòe nói riêng và một lớp trí thức Tây học đầu thế kỷ 20 nói chung. Ông chia sẻ rằng, bài học lớn nhất của lớp trí thức này là mặc dù học trường Tây nhưng sau đó lại trở thành một lớp người chống Tây, kiên quyết bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Khi danh hiệu GS bị đưa ra làm trò cười...

Mình thích đoạn này: "Người làm khoa học ở Mỹ có một nét đặc biệt, không kể xuất xứ, ấy là họ đều làm việc rất chăm. Tôi biết rất nhiều nhà khoa học tuổi đã trên 60, thậm chí 70, vẫn đi lại tham dự hội nghị, không ngừng có kết quả mới, mà kết quả hay, nổi bật hẳn hoi. Về lý mà suy, họ không còn mục tiêu cá nhân nào để phấn đấu, cả ở phương diện địa vị lẫn tài chính. Đó là nét làm việc đặc trưng của người Mỹ, họ yêu lao động và ham học hỏi". Từ lâu mình có suy nghĩ người Việt Nam quá lười lao động chứ không phải chăm chỉ như chúng ta thường tự khen nhau. Trẻ em chỉ biết sống bám vào bố mẹ, hơi ngã lập tức có người nâng, 30 tuổi có khi vẫn chưa tự nuôi sống được mình, trong khi trẻ em phương Tây từ bé tý đã biết tự chăm lo cho bản thân, đến tuổi lao động (tuổi 15) đã có ý thức kiếm tiền để năm 18 tuổi tách ra sống độc lập với bố mẹ. Người về hưu ở nước ta chỉ biết hưởng thụ, sáng ra quán ăn phở rồi về đọc báo, xem tin, chiều đi thể thao, tối xem tivi giải trí, hoàn toàn vô trách nhiệm với xã hội; trong khi người già ở phương Tây tự nguyện tham gia các lao động công ích, hoàn toàn không nhận thù lao; ví dụ hàng ngày ra công viên quét dọn hay đứng ở các đường phố chặn xe để trẻ em, người già qua lại dễ dàng... Đấy là chưa kể người phương Tây rất hào phóng đóng góp số tiền lương hưu ít ỏi của họ cho các tổ chức từ thiện. Lạ nữa là người Việt rất quen sống chung với rác. Rác có mặt ở khắp nơi, thậm chí rác rất bẩn thỉu năm ngay bên cửa sổ nhà mình, nhưng vẫn coi như bình thường, hàng ngày vẫn mở cửa sổ đón gió.
Giáo sư Vũ Hà Văn (khoa Toán, Đại học Yale, Mỹ): 
“Trong rừng, phải có nhiều cây 30m mới hy vọng có được một, hai cây 100m…”
26/06/2018 - Cùng với giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu, GS toán học Vũ Hà Văn, con trai nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương có lẽ là một trong hiếm hoi những trí thức Việt Nam đã và đang khẳng định được giá trị của mình ở tầm thế giới. Từng đoạt giải thưởng danh giá Pólya (SIAM) của Mỹ dành cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực toán học và đang là GS ở Đại học Yale uy tín nhưng GS Vũ Hà Văn không chỉ trăn trở với những vấn đề của riêng ngành toán, mà còn đặc biệt quan tâm và không ngại đưa ra những phát biểu của mình về những vấn đề khác như giáo dục và các mô hình phát triển kinh tế, xã hội...
Nhận lời làm khách mời của chuyên mục "Đối thoại & Suy ngẫm" kỳ này, GS Vũ Hà Văn đã chia sẻ rất thẳng thắn những suy nghĩ cá nhân về vấn đề trí thức Việt Nam hiện đại - những chia sẻ mà với một bộ phận người nào đó có thể là "không dễ nghe" nhưng chắc chắn là đầy thành ý.

Việt kiều Mỹ phản đối TQ đầu tư ở Quận Cam

Việt kiều Mỹ phản đối TQ đầu tư ở Quận Cam
29 tháng 6 2018 - Giữa lúc không khí phản đối Trung Quốc và dự luật đặc khu ở Việt Nam chưa lắng xuống, thì cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng đang kịch liệt phản đối một dự án đầu tư bất động sản của Trung Quốc tại Nam California. Bà Dina lý giải trong lá thư rằng, "Nhiều năm qua, cộng đồng người Việt-Mỹ ở Garden Grove và các thành phố lân cận rất nhạy cảm với các nước cộng sản, bởi vì các nước này chính là lý do mà họ phải sang tỵ nạn ở Hoa Kỳ…"
Người Việt ở Quận Cam
Đầu tháng 6, cộng đồng người Việt tại thành phố Garden Grove, Quận Cam, lại đệ đơn phản đối giới chức thành phố bán khách sạn Hyatt Regency Orange County và một khu đất quy hoạch cho tập đoàn Shanghai Construction (SCG), một tập đoàn nhà nước của Trung Quốc.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen

Chuyện làng toán, chuyện làng văn... Đọc mà buồn. Lại nhớ năm 1984, anh Nguyễn Văn Thiều (giới toán kinh tế lúc đó đều biết anh) có tổng kết 10 cuộc chiến tranh đình đám giữa các giáo sư toán học. Đồng thời gian này, cũng có nhiều cuộc chiến tranh không có hồi kết giữa các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học. Buồn ở chỗ trong các cuộc chiến này, ai cũng nghĩ mình giỏi hơn người khác, lúc nào cũng nghĩ người khác ăn cắp công trình của mình (nay được gọi là đạo văn). Nội bộ như thế thì đâu có sự đoàn kết đê phát triển. Nói chuyện với một số nhà phê bình văn học và dịch giả (có tên trong bài dưới này) cách đây chỉ 2-3 năm, có vị còn hùng hồn nói với mình, nguyên văn: "Tôi mà viết thì hay gấp vạn lần tất cả các bài đang có". Mình đã hỏi lại: "Vậy tại sao bác không viết đi". Họ thường không trả lời. Phải chăng chém gió, tranh công đang là trào lưu của VN xã hội chủ nghĩa ? Mình là người rất quen nhưng không thân của anh Boristo Nguyên. Anh Nguyên học ở Nga, tốt nghiệp đại học về nước làm ở Viện khoa học giáo dục VN một số năm, rồi sang Nga học tiếp tiến sĩ và định cư luôn bên đó.
Vài lời đáp lại ông Boristo Nguyen(1)
Nguyễn Huệ Chi
 Tôi rất khâm phục ông thưa ông Boristo Nguyen, trong việc ông chuẩn bị rất bài bản bài viết này để hạ nhục tôi sát đất, bằng nhiều cách khôn khéo. Chẳng hạn ngay mở đầu ông đã trình ra mấy lời tôi “tự khoe khoang” làm độc giả mất cảm tình, mà mấy lời đó chỉ là phản ứng tức thời của tôi viết trên Facebook của ông Sơn Kiều Mai nhằm chống lại dụng tâm của ông Sơn Kiều Mai mượn miệng ông Nguyễn Văn Hoàn (không biết thật hay giả) nói những lời mạt sát tôi về tư cách nhà nghiên cứu. 
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, bầu trời, ngoài trời và nước
Boristo Nguyen (tên thật là Nguyễn Hùng Phong, 
con trai cả của GS Nguyễn Đình Chú)
Tiếp đó ông trưng một cái hình mập mờ về bản khai lý lịch khoa học của tôi (nhưng lại cố tình ghi ở dưới là bút tích cụ Đào Phương Bình), để bạn đọc nhìn vào tưởng nhầm rằng mấy lời trên là ông trích từ lý lịch tự khai của cá nhân tôi, nhưng do cụ Đào Phương Bình sao chép (nghĩa là bảo đảm rất thật). 

Trẻ em và tình cảnh khốn khổ mùa hè ngày nay

Trẻ em và mùa hè ngày nay
2018-06-07 - Mùa hè, theo cha mẹ đi làm đồng áng, đi bắt cá, bắt ốc, mò cua, đi bán vé số, đi chăn trâu, chăn bò, chăn dê thuê, đi bưng nước cho các quán... Đó là tất cả những công việc có được của trẻ em con nhà nghèo ở thôn quê hoặc tá túc nơi thành phố. Trẻ em thời bây giờ, ngoài chuyện phải cật lực làm việc, còn có thêm mối lo bị bắt cóc bán sang Trung Quốc.

Không phải đứa trẻ nào cũng có điều kiện đón hè.

Càng ngày xã hội càng bất an

Ông Nguyễn Năm, phụ huynh học sinh ở Năm Căn, Cà Mau, vì hoàn cảnh khó khăn, phải cho con đi bán vé số hai buổi mỗi tuần để cháu có thêm chút tiền vào mùa học mà chi phí việc học thêm, chia sẻ:“Hổng có đâu, nhiều khi đi bán vé số với lại đi lại quán cà phê bán phụ nên không có chế độ gì cả! Nó cứ gài (thế) thử việc vài ba tháng nên chăng có chế độ bảo  hiểm hay bảo hộ gì đâu! Nhiều khi do khó khăn quá mà để con đi bán vé số, đi làm thêm, mối nguy rất là lớn vì có thể bị gài vào những đường dây nguy hiểm...”.

Bỏ xăng Ron 95: Chỉ có lợi cho doanh nghiệp xăng

Bỏ xăng Ron 95, lợi hay hại?
Nói cho cùng, việc thay xăng Ron thành xăng E chỉ có lợi cho doanh nghiệp bán xăng và ngành xăng dầu nhưng hoàn toàn không có lợi cho người tiêu dùng. Tình trạng xe chạy giữa đường bị chết máy hoặc trương nở các bộ phận điều chế hòa khí bằng kim loại chịu nhiệt thấp dường như xảy ra thường xuyên khi những chiếc xe hơi dùng xăng E. Xăng E chạy hao hơn rất nhiều so với xăng Ron 95 bởi trong quá trình đốt, xăng E cháy không bốc và dẫn đến một lượng xăng thừa thải ra theo đường khói. Điều này dẫn đến hệ quả là xăng E gây ô nhiễm môi trường trầm trọng so với xăng Ron. Về phía người dùng xe hơi, xăng E gây tốn kém nhiều hơn và gây nguy hiểm cao hơn, bởi xe đang chạy có tốc độ mà tắt máy sẽ kéo theo hiện tượng mất phanh và mọi nguy hiểm có thể ập đến nếu tài xế không có kinh nghiệm. Các xe mô tô cũng gặp sự cố trục trặc trên đường đi do xăng ngày càng nhiều.

Hai dòng xăng phổ biến ở các cây xăng Việt Nam hiện nay
Hiện nay, trên thị trường xăng Việt Nam có hai loại xăng gồm Ron, tức xăng A, và xăng E. Xăng Ron được xem là dòng xăng không chì. Hiện tại, nhà nước khuyến cáo dùng xăng E tức xăng sinh học có pha từ 5% Ethanol trở lên để thay thế các loại xăng Ron và có thể trong thời gian tới, xăng E sẽ chiếm toàn bộ thị trường xăng Việt Nam. Vấn đề này gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong người tiêu dùng. Bởi hầu hết các dòng xe đều gặp trục trặc khi chạy xăng E.

Quốc hội thanh minh tình trạng song tịch của đại biểu

Quốc hội Việt Nam thanh minh tình trạng song tịch của đại biểu
RFA 2018-06-27 - Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam, ông Nguyễn Hạnh Phúc, vào ngày 27 tháng 6, được truyền thông trong nước dẫn phát biểu thanh minh về việc Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Thân, đoàn tỉnh Thái Bình, có hai quốc tịch: Việt Nam và Ba Lan.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân.
Theo lời ông Nguyễn Hạnh Phúc nói với báo chí trong nước thì Ba Lan có quyết định cho ông Nguyễn Văn Thân thôi quốc tịch nước này theo đơn xin thôi quốc tịch của ông từ tháng 1/2016, trước thời điểm ông Nguyễn Văn Thân ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.

Đến khi nào VN thôi “bắt tay” với doanh nghiệp TQ?

Đến khi nào Việt Nam thôi “bắt tay” với doanh nghiệp Trung Quốc?
RFA 2018-06-25 Có thể lúc đầu thì chưa thân lắm, nhưng rồi qua công việc, qua những cái “hoa hồng” đấy rồi dẫn cái thân rồi dần dần thành nếp. Đấy là một cái mà tôi cho rằng nhược điểm rất lớn trong hệ thông quản lý ở Việt Nam mà cần phải khắc phục bắt đầu từ việc bài trừ chủ nghĩa thân hữu - GS Đặng Hùng Võ

Dự án nhà máy thép 6000 tỷ liên danh với 
Trung Quốc đang nằm đắp chiếu CafeF
Bộ Công Thương mới đây có văn bản gửi Thủ tướng, báo cáo phương án hợp tác đầu tư một số dự án nhà máy nhiệt điện. Theo đó, Bộ này kiến nghị Thủ tướng giao liên danh thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) thay cho Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV). Lý do là vì TKV không đáp ứng được nhu cầu vốn triển khai dự án đúng tiến độ và gặp khó khăn trong huy động vốn từ 2 nhà đầu tư là Kospo và Samtan (Hàn Quốc).

Quảng Ninh đã chuẩn bị 'đặc khu Vân Đồn' ra sao

Quảng Ninh đã chuẩn bị 'đặc khu Vân Đồn' ra sao
27 tháng 6 2018 - Hôm 17/6, tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập dự luật đặc khu. Ông Trọng được dẫn lời nói Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã lắng nghe, tiếp thu, dừng lại nghiên cứu tiếp, bao giờ hoàn thiện tốt mới thông qua. Theo báo Nhân dân, ông Trọng nói thêm: "Pháp luật hiện thời quy định không cho thuê đất quá 70 năm, vì đây là đặc khu nên dự kiến ban đầu cho thuê đất không quá 99 năm để khuyến khích, song còn qua bao nhiêu quy trình phải thực hiện, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới được làm."
Ông Phạm Minh Chính tại cuộc họp
Quốc hội lần thứ hai hồi tháng 10/2017
Dư luận Việt Nam vốn xôn xao nghi vấn dự luật đặc khu đe doạ chủ quyền đất nước, giờ e ngại hơn trước thông tin cho thấy Trung Quốc đã có một ảnh hưởng không nhỏ đến đề án đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh. Cuối tháng Giêng 2018, truyền thông trong nước đưa tin ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm tỉnh Quảng Đông.

Bái phục cụ bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Bái phục cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
28/06/2018 (NLĐO)- Dân phượt chuyên nghiệp cũng phải ngả mũ bái phục cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng khi một năm ông này công du nước ngoài 163 ngày, ngốn không biết bao tiền ngân sách. Bộ trưởng suốt thời gian làm việc cứ công du nước ngoài; không biết đã học hỏi được kinh nghiệm gì mang về phục vụ đất nước. Nhưng, những cái lồ lộ ai cũng thấy. Đó là ngoài hàng chục dự án đội vốn, đắp chiếu vì không thể hoạt động, gây lãng phí hàng ngàn tỉ đồng; những vụ đại án kinh tế; những quyết định bổ nhiệm nhân sự bị hủy bỏ sau nhiệm kỳ… 
Image result for bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Cha con ông Hoàng
Mấy ngày qua dư luận xôn xao khi Thanh tra Chính phủ công bố việc cán bộ của vài bộ và vài địa phương đi nước ngoài, đã ngốn hết 1.004 tỉ đồng. Trong con số khủng khiếp này, cái tên "Vũ Huy Hoàng - cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương" nổi bần bật khi có năm ông này đi nước ngoài hết 163 ngày - công du nhiều đến mức bị gọi bằng cái tên là bộ trưởng bộ... công du.

Nỗi lòng trí thức chạy Grab mưu sinh

Nỗi lòng trí thức chạy Grab mưu sinh
24/06/2018 “Bén duyên” với Grab (xe ôm công nghệ) được 6 tháng, mặc dù thu nhập cao gấp đôi thời còn làm ở công ty tin học, nhưng việc chạy xe ôm cũng có nhiều nguy hiểm rình rập. Đó là chia sẻ của Phạm Văn Chung (quận Bình Thạnh) - cử nhân công nghệ thông tin.
Chung tốt nghiệp khoa công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ TP HCM 2 năm nay vẫn chưa xin được việc. "Em nộp hồ sơ vào mấy công ty tin học nhỏ, công việc chủ yếu là sửa máy tính, bảo hành bảo trì cho các công ty. Việc ít nên lương chỉ 5 triệu/tháng, làm mấy chỗ em chán bỏ đi làm nhân viên chăm sóc khách hàng rồi cũng chẳng đâu vào đâu. Giờ làm xe ôm như vầy lại khỏe, em chạy từ 6h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Thu nhập 9-10 triệu/tháng "tiền tươi, thóc thật"" - Chung vui vẻ.

Giảm diện tích Hà Nội và lập tỉnh Thăng Long.

Hà Nội mở rộng - mười năm nhìn lại
22/06/2018 - Đưa diện tích Hà Nội về mức trước 2008 và lập tỉnh Thăng Long. Diện tích Hà Nội trở về mức trước khi mở rộng vào năm 2008, phần diện tích còn lại hình thành địa giới một tỉnh gọi tên là Thăng Long. Có thể cân nhắc việc mở rộng tỉnh này ra một số diện tích lân cận thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên. Theo kinh nghiệm quốc tế trong trường hợp tương tự, chủ tịch UBND thành phố (thị trưởng) nên đồng thời là chủ tịch UBND tỉnh (tỉnh trưởng) để tiện phối hợp các hoạt động phát triển của hai địa phương.
Hình ảnh thường thấy: ùn tắc kéo dài từ sáng sớm trên trục đường Trần Phú - Nguyễn Trãi về phía trung tâm thành phố Hà Nội. Ảnh: TL. 
Tính từ cuối tháng 5.2008 Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng Hà Nội đến tháng 5.2018 là tròn 10 năm. Thời gian đó đủ để đánh giá những thành tựu cùng các hậu quả và triển vọng của việc mở rộng Hà Nội. Ngoài đánh giá từ góc nhìn chính trị - hành chính, còn có đánh giá của một số chuyên gia từ các góc nhìn khác, như phát triển bền vững, hiệu quả đầu tư, địa chất thủy văn, thậm chí từ quan điểm phong thủy... Riêng người viết bài này muốn xem xét vấn đề theo quan điểm đô thị học.

50 tỷ USD từ VN chảy sang TQ mỗi năm

Khoảng 50 tỷ USD từ VN chảy sang TQ mỗi năm qua các cửa khẩu biên giới
22/06/2018 TheLEADER - Những con số rất đáng chú ý trong một công văn của Bộ Tài chính gửi Bộ Công thương về tình hình hoạt động các cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc qua các cửa khẩu/lối mở biên giới giai đoạn 2013 - 2018 đã lên tới hơn 250 tỷ USD.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, một trong những điểm giao
 thương quan trọng bậc nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc
Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi qua các cửa khẩu/lối mở biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2018 (số liệu tính đến quý I/2018) tăng đều qua các năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 tỷ USD, chiếm tỷ lệ trung bình 29,06% trong kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước Việt Nam - Trung Quốc.

Cử tri ĐN: "Giám đốc CA lấy tiền đâu mua biệt thự?"

"Giám đốc công an Đà Nẵng lấy tiền đâu mua biệt thự?"

© Ảnh: Viettimes
Cử tri Đà Nẵng: "Giám đốc công an lấy tiền đâu mua biệt thự?".
Cử tri Hoàng Đình Cảnh đề nghị các trường hợp cán bộ giàu bất thường phải làm rõ có sân sau, chống lưng cho các công ty làm ăn vi phạm pháp luật hay không. Ông Cảnh cũng cho hay rất nhiều cán bộ sở hữu biệt thự, biệt phủ mà báo chí đã phản ánh. "Riêng ở Đà Nẵng, ông Lê Văn Tam sở hữu biệt phủ thì lấy tiền đâu để mua?", cử tri Cảnh đặt câu hỏi.

Ngày 21/6, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp tục có cuộc tiếp xúc cử tri quận Ngũ Hành Sơn để thông báo kết quả kỳ họp Quốc hội vừa qua. Đoàn đã thông báo tình hình chung của kỳ họp Quốc hội cũng như ý kiến trả lời của các Bộ, ban ngành về những ý kiến của cử tri TP Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng. Tại cuộc tiếp xúc, cử tri quận Ngũ Hành Sơn tiếp tục có các ý kiến chất vấn Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng.

VN làm gì với du khách '0 đồng' từ TQ?

VN làm gì với du khách '0 đồng' từ TQ?
Năm 2017, có tới 130,5 triệu du khách Trung Quốc đi ra nước ngoái, tăng ba lần so với một thập niên trước. Điều này mang lại lợi nhuận cho kinh tế nhiều nước nhưng cũng gây ra vấn đề môi trường. Một thống kê của hãng Nielsen nói tính trung bình, một du khách Trung Quốc chi 3 nghìn USD ở Hàn Quốc, 2 nghìn 971 USD ở Singapore và 2 nghìn 952 USD ở Nhật Bản. Nhưng ở Việt Nam, vấn đề hiện nay là có dòng du khách Trung Quốc chi tiêu 'không đồng' (zero-dollar).
Du khách Trung Quốc ở Nha Trang
Một nhà tư vấn nhắc lại vụ du khách Trung Quốc mặt áo T-shirt có đường Lưỡi bò để lên vấn đề hơn thiệt về kinh tế của luồng du khách Trung Quốc tới Việt Nam. Viết trên trang eastasiaforum.org (23/06/2018), ông Gary Sands từ Wikistrat và cũng là một giám đốc của quỹ đầu tư Highway West Capital Advisors cho rằng Việt Nam chắc muốn để vụ áo T-shirt có hình lưỡi bò xảy ra hồi tháng 5 'chìm xuồng' đi. Vấn đề tiếp theo và có vẻ lâu dài hơn là du khách Trung Quốc đem lại lợi ích thế nào cho Việt Nam.

Vị trí đặc khu 'xứng đáng có tương lai khác'

Vị trí đặc khu 'xứng đáng có tương lai khác'
TS Nguyễn Huy Vũ gửi đến BBC từ Oslo, Na Uy
Một trong các lý do mà các nhà làm chính sách ở Việt Nam biện minh cho quyết định thành lập ba đặc khu là những kinh nghiệm từ Trung Quốc. 
Theo cách lập luận này, các đặc khu đã đóng góp và làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt của nền kinh tế nước láng giềng. Vì vậy mà trước khi đi vào chuyện Việt Nam thông qua dự luật đặc khu, cần phải nhìn lại bối cảnh và vài bài học của các đặc khu kinh tế Trung Quốc.
Thâm Quyến của Trung Quốc ra đời nhờ lợi thế nằm sát Hong Kong
Sau hàng thập kỷ áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập trung dẫn đến bế tắt, đầu thập niên 1980 Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa nền kinh tế. Để áp dụng các chính sách nhằm làm chuyển đổi Trung Quốc một cách từ từ, tránh sự thay đổi nhanh chóng làm mất ổn định vĩ mô dẫn đến xáo trộn và làm sụp đổ nền kinh tế, chính quyền cấp trung ương của Trung Quốc quyết tâm cho thành lập bốn đặc khu kinh tế ở Quảng Đông và Phúc Kiến.

Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong dân chủ'

Lý do biểu tình: 'Chống TQ và mong mỏi dân chủ'
22 tháng 6 2018 - Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. "Chủ tịch QH Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam, " Reuters viết.
Biểu tình ở TPHCM 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam. Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

“2 hành lang, 1 vành đai”, “1 vành đai, 1 con đường”

“Hai hành lang, một vành đai kinh tế” kết nối hiệu quả với “Một vành đai, một con đường”
22/06/2017 Hợp tác kinh tế – thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu có 3 đặc điểm: một là, quy mô thương mại mở rộng nhanh; hai là tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước đang được cải thiện; ba là buôn bán biên mậu đóng vai trò quan trọng nổi bật trong thương mại giữa hai nước. Ngoài ra, hai nước đã xác định sớm tiến hành tham vấn và đưa ra phương án tổng thể xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới nhằm phát huy có hiệu quả các dự án cơ sở hạ tầng kết nối.
Image result for “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”
Đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới thăm Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi tiếp tục giữ vị trí này trong nhiệm kỳ mới, cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc ngay trong những ngày đầu năm mới. 

Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường Mỹ - Trung

Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường trong trò chơi quyền lực mới
Nguyễn Quang Dy
Image result for hai siêu cường
Lời mở đầu  
Tại hội thảo hè năm ngoái (31/8/2017), tôi có góp một bài (Việt Nam cô đơn trong một thế giới bất an và bất định, NQD, Viet-studies, 14/8/2017). Lúc đó chính quyền Trump chưa định hình chiến lược (chưa có NDS, NSS, và NPR), chưa tuyên bố tầm nhìn Indo-Pacific và chưa khởi động lại nhóm “Tứ cường” (Quad) gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Úc. Trung Quốc chưa họp đại hội Đảng 19, “Tư tưởng Tập Cận Bình” chưa được ghi vào điều lệ Đảng, và Quốc hội chưa bỏ hạn chế hai nhiệm kỳ để Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc như “hoàng đế đỏ”. Khủng hoảng tên lửa và hạt nhân Triều Tiên còn là nỗi ác mộng, và triển vọng gặp cấp cao Liên Triều và Mỹ-Triều chưa trở thành hiện thực. Việt Nam và Repsol buộc phải dừng khoan dầu khí tại lô 136-03 vì Trung Quốc dọa tấn công Trường Sa, nhưng chưa dừng dự án Cá Rồng Đỏ (lô 03-07). Hội nghị cấp cao APEC chưa diễn ra và mẫu hạm USS Carl Vinson chưa tới thăm Đà Nẵng. Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chưa ra tòa và Trương Minh Tuấn vẫn vô can. Út trọc, Vũ Nhôm và các tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, Phan Văn Vĩnh và Phan Hữu Tuấn chưa bị bắt. Lúc đó, TW6 và TW7 chưa họp và “người đốt lò vĩ đại” chưa bắt hổ bỏ lò. Ông Trần Đai Quang (và Đinh Thế Huynh) mới “biến mất”, nhưng chưa “tái xuất”… Những góc khuất về quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa bị dư luận lên án như một đại án…