Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Cựu nữ tù chính trị kể chuyện trại giam

Cựu nữ tù chính trị kể chuyện trại giam
RFA 2018-02-28 Điều ấn tượng nhất tôi không thể quên là những tù nhân chúng tôi đoàn kết với nhau để chống lại chế độ hà khắc trong tù. Có người chịu án rất cao, có người án thấp nhưng chị em chúng tôi cũng bảo nhau tuyệt thực tập thể, đưa ra những yêu sách để trại giam phải đảm bảo quyền lợi cho những người tù. Cấn Thị Thêu nói.

Bà Cấn Thị Thêu được bà con dân oan và người thân
 tiếp đón nồng hậu sau khi mãn án  RFA
Người ta thường nói: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ở tù dài bằng nghìn năm ở ngoài). Đối với những tù nhân nam chuyện ở tù đã khổ cực, thì gian khổ của những phụ nữ đi tù còn gấp bội phần. Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, chúng tôi trò chuyện cùng hai cựu nữ tù chính trị về trải nghiệm của họ trong thời gian phải chịu cảnh tù đày.

Đảng có kiểm soát nổi kinh tế thị trường?

Đảng có kiểm soát nổi kinh tế thị trường?
PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Học Viện Chính sách & Phát triển
Tự do kinh tế liên quan mật thiết tới tự do chính trị và "Tự do chính trị nghĩa là không có sự cưỡng ép của một người đối với những người xung quanh… "Bằng cách loại bỏ sự kiểm soát của thế lực chính trị lên các tổ chức hoạt động kinh tế, thị trường sẽ được giải phóng khỏi quyền lực cưỡng chế đó. Điều này cho phép sức mạnh kinh tế trở thành thứ kiểm soát quyền lực chính trị hơn là sự củng cố cho chính nó," như nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, khôi nguyên giải Nobel năm 1976, Milton Friedman, đã khẳng định rõ ràng.
Hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra như những thách thức với đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình chuyển đổi thể chế, cải tổ nền kinh tế trước mong muốn ổn định chính trị của ban lãnh đạo, theo giới chuyên gia.

Francis Fukuyama: 'Việt Nam làm khác Trung Quốc"

Francis Fukuyama: 'Việt Nam làm khác Trung Quốc"
Triết gia Mỹ Francis Fukuyama nói với BBC rằng ông Tập Cận Bình đi theo truyền thống 'Hoàng đế xấu' và Việt Nam đi con đường khác Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng việc hiến pháp đã được sửa đổi trong tuần này cho thấy rằng hệ thống tư pháp độc lập đó đơn giản là không tồn tại. Hiến pháp này hoàn toàn ủng hộ đảng cộng sản của ông ta, cũng có nghĩa nó ủng hộ quyết định của chính Tập Cận Bình.
Triết gia, nhà nghiên cứu chính trị học Francis Fukuyama nhận sách từ Mikhail Gorbachev trong một lần thăm Moscow năm 2007. Trả lời phỏng vấn của Vincent Ni, phóng viên BBC World Service, qua điện thoại hôm 01/03/2018 từ San Francisco, ông đánh giá tin mới nhất rằng Trung Quốc có thể xóa giới hạn hai nhiệm kỳ để ông Tập Cận Bình cầm quyền quá 2023.

Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'?

"Những người muốn theo đạo Phật hay theo thế giới tâm linh lẽ ra chỉ cần làm một điều quan trọng nhất, đó là "tu tại tâm". Điều duy nhất mà họ cần làm là làm việc thiện. Chưa nói đến kiếp luân hồi hay luật nhân quả, mà đơn giản là khi tất cả mọi người trên thế giới cùng làm việc thiện thì thế giới sẽ tốt đẹp lên rất nhiều, và đương nhiên bạn cũng được hưởng cái thành quả chung đó."
Cúng lễ vì mất niềm tin vào 'cõi dương'?
2 tháng 3 2018 -Hiện tượng người dân đi lễ cầu an, giải hạn, cúng bái trong những năm gần đây đang "tăng dần đều" vì người dân mất lòng tin vào 'cõi dương' nên tìm chỗ dựa ở 'cõi âm', một chuyên gia về minh triết Phương Đông trong quản trị nói với BBC. Truyền thông Việt Nam mấy ngày qua đưa tin vào dịp đầu năm Mậu Tuất, người dân và cả cán bộ nhà nước đổ đến các đền chùa miếu mạo để đi lễ, cúng bái.
Nhiều người đi lễ đầu năm để cầu tài cầu lộc
Tiêu biểu là hiện tượng biển người đổ về dự lễ cầu an, chen chân xin lộc ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội và hàng ngàn người rồng rắn xếp hàng về xin ấn từ 5 giờ sáng ở Đền Trần, Nam Định, theo báo chí Việt Nam. "Đang có một cuộc khủng hoảng trong xã hội về mặt giá trị", Bà Giang Hà, chuyên gia về ứng dụng minh triết Phương Đông trong quản trị, nói với BBC hôm 2/3.

"Я люблю тебя, жизнь" Cuộc sống ơi ta mến yêu người

Я ЛЮБЛЮ ТЕБЯ ЖИЗНЬ - CUỘC SỐNG ƠI TA MẾN YÊU NGƯỜI
Bài hát “Я ЛЮБЛЮ ТЕБЯ ЖИЗНЬ - CUỘC SỐNG ƠI TA MẾN YÊU NGƯỜI” đã được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu bài hát Nga biết đến. Đây là lời Nga và dịch giả tiếng Việt của nhà thơ Thụy Anh.
Lời: Ваншенкин К. Nhạc: Колмановский Э.
Я люблю тебя, жизнь,
Что само по себе и не ново,
Я люблю тебя, жизнь,
Я люблю тебя снова и снова.

Một đất nước u mê và mông muội: giải hạn đầu năm

Sợ thật, đất nước này người ta không quan tâm tới văn hóa, phim ảnh nghệ thuật, thể thao... Nói đến đi xa là nghĩ ngay đến đi chùa, và cũng chỉ có thể đi chùa chứ chẳng có mấy nơi nào khác còn văn hóa để giải trí. Có một câu được nhiều người thường nói: Ở đâu càng nhiều chùa chiền, người dân càng đi chùa chiền nhiều, thì ở đó càng lạc hậu.
CÓ NỎ THẦN CÒN MẤT NƯỚC
Luân Lê - Hơn một vạn rưỡi (15.000) người này đang ngồi ngoài đường để cùng nhau làm lễ cầu sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) vào đêm qua. Tôi vẫn tự hỏi, hạn của họ, nếu có, là gì trong đời thường? Thần thánh hoặc các đấng tâm linh nào đó có thực sẽ giải hạn được cho họ hay không?Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đám đông và ngoài trời
Dù họ có bỏ tiền của ra để cầu bái, khấn vái sao cho tai quan nạn khỏi, thì mọi nan đề cuộc sống (những cái hạn thực sự mà họ phải đối mặt hàng ngày) vẫn còn nguyên đó: giá xăng tăng; thuế phí tăng, học phí và viện phí tăng; giáo dục vẫn lạc hậu; thực phẩm vẫn bẩn và độc hại; xã hội vẫn bạo lực và hành xử gian trá với nhau; luật pháp vẫn rối ren và môi trường vẫn ô nhiễm ngày càng nặng nề; đường giao thông vẫn xuống cấp và ùn, tắc mỗi ngày; tai nạn giao thông và bệnh ung thư ngày càng tăng cao; nạn chạy chọt, tham nhũng và háo danh (bằng cấp) vẫn hoành hành xã hội...

Quy định mới về bảo vệ sức khỏe cán bộ cấp cao

Đọc tin này thấy sốc. Một mặt, trong khi sức khỏe của dân được để mặc cho cơ chế kinh tế thị trường thì sức khỏe của quan, kể cả các quan hưu trí, được Đảng chăm lo quá đầy đủ. Mặt khác, bằng quy định mới này, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Trung ương, một Ban chẳng mấy ai biết tới, dường như đã được nâng lên ngang tầm với Ủy ban Kiểm tra trung ương, Ban Tổ chức trung ương hay Ban Nội chính trung ương về công tác cán bộ, vì Ban này sẽ quyết định việc các quan chức có đủ sức khỏe để tiếp tục “cống hiến cho Đảng” hay không ? Hàng chục nghìn quan chức Đảng từ Trung ương tới tỉnh/thành sẽ phải kiểm tra sức khỏe hàng tuần, thậm chí hàng ngày, dù họ có muốn hay không. Gặp nhau mỗi tuần, các quan sẽ chào nhau bằng câu “đã kiểm tra sức khỏe định kỳ chưa ?”, “sức khỏe còn đủ không ?”. Nếu câu trả lời là không thì số phận chính trị coi như là “xong”. Như vậy, cùng với “nhất thể hóa” và “luân chuyển cán bộ”, có vẻ “kiểm tra sức khỏe” đang là mối quan tâm lớn nhất hiện nay của đội ngũ quan chức.
Cán bộ Ban Bí thư quản lý phải có kết luận sức khỏe trước tái bổ nhiệm
01/03/2018 17:17 - Ban Bí thư T.Ư Đảng vừa ban hành quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo đó, cán bộ thuộc diện nêu trên được định kỳ 6 tháng một lần thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe. Trường hợp có bệnh lý thì khám, kiểm tra sức khỏe theo chỉ định của Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ.

Ban Bí thư vừa ban hành quy định về công tác 
bảo vệ, chăm sóc cán bộ cấp cao - Ảnh Lê Hiệp
Đáng chú ý, quy định này cũng nêu rõ yêu cầu thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện và kết luận phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu nhân sự ứng cử vào các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Bắt Chước Người Việt Nam

Bắt Chước Người Việt Nam
Nghe Joe, tên bạn chung sở mời cuối tuần tới nhà hắn ăn sinh nhật đứa con, David tính từ chối vì anh dự định nằm nhà đọc cho xong quyển sách và xem bộ phim mới mua nhưng nhìn gương mặt hắn cười cười có vẻ thần bí nên David nổi máu tò mò thay đổi ý định.

David ăn phở
Trong bữa tiệc, Nga, cô vợ Việt Nam của Joe cứ theo David hỏi dò về tình cảnh độc thân của anh và nói:
- Tôi có một cô khách hàng rất dễ thương, mới từ Việt Nam qua đây cỡ 1 năm. Cô ấy vừa đi làm vừa đi học, hiền và chịu khó lắm, lại còn độc thân. David có thích không tôi giới thiệu cho.

Có phải khối ngân hàng ngoại đang rút khỏi Việt Nam?

Có phải khối ngân hàng ngoại đang rút khỏi Việt Nam?
Kính Hòa RFA 2018-02-28 Một số ngân hàng rút vốn ? Theo thông tin từ báo chí Việt Nam, vào tháng Giêng năm nay, 2018, một ngân hàng Mỹ là Standard Chartered đã bán toàn bộ 8,75% cổ phần của mình trong liên doanh với Ngân hàng Á châu của Việt Nam.

Ngân hàng Hong Kong và Thượng Hải,
 tại Hà Nội. Ảnh chụp tháng 8/2011.
Trong năm 2017, người ta cũng nhận thấy hai ngân hàng có tên tuổi của nước ngoài là BNP Paribas của Pháp, HSBC của Hongkong, và Commonwealth của Úc cũng bán cổ phần của mình trong các liên doanh với những ngân hàng địa phương của Việt Nam.

Lễ hội đầu năm, tín ngưỡng hay mê tín

Lễ hội đầu năm, tín ngưỡng hay mê tín
03-01Chừng chưa đầy mười năm trở lại đây, tình hình lễ hội đầu năm ngày càng trở nên nóng hổi và có dấu hiệu mất khả năng kiềm chế. Dường như tính mê tín dị đoan đã hoàn toàn thay thế cho nhu cầu tâm linh. Và dịp lễ hội đầu năm là dịp để người ta thỏa sức vay lộc, xin lộc, cúng trả lộc rồi lại vay lộc. Cái vòng lẩn quẩn đầy tính dị đoan này nhanh chóng đẩy các lễ hội đến chỗ chụp giật, hung hăng và sẵn sàng đạp lên nhau, thậm chí đấm nhau, chém nhau cũng vì một biểu tượng lộc trời, lộc bề trên nào đó.

Lễ hội Gióng năm 2018 tại Khu di tích Lịch sử 
đền Sóc, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội hôm 21/2/2018.

Tranh nhau cướp lộc

Ông Đàm Ngọc Hoàng, một cư dân Lạng Sơn, nơi có lễ hội đầu pháo, một lễ hội lớn nhất tỉnh Lạng Sơn, chia sẻ:“Hiện tại thì người ta treo không cái đầu pháo lên để thanh niên trai tráng, người ta cướp. Nó giá trị về cả tinh thần lẫn hiện vật, vì người ta tặng nhau một số tiền, lợn quay, lễ vật…. rồi họ cướp được cái đó thì may mắn, làm ăn cả năm ấy, gia đình thuộc diện may mắn. Nhiều người người ta bán lại cái đầu pháo ấy cả mấy trăm triệu đồng ấy, người khác họ mua lại mà.”

Giao thông và văn hóa ứng xử: Chỉ có mình đúng

Giao thông và văn hóa ứng xử
Dường như có một quy luật rất ít người để ý đến, đó là tình trạng giao thông, phong cách ứng xử của người đi đường biểu lộ trình độ, nếp sống văn hóa của một dân tộc. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác, sự tự tôn, tâm lý kẻ cả, lúc nào cũng nghĩ rằng mình phải, mình đúng, dù có trái lè ra. Những tính xấu này dễ dàng biểu lộ khi “tham gia giao thông”.
Một cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam. Ảnh: báo TN
Tuần vừa qua, trong một stt trên Facebook, một người bạn phàn nàn, đúng hơn là bực tức lẫn giận dữ, đưa lên những “sự cố” mà bạn đã gặp trong một khoảng thời gian chưa tới một tiếng đồng hồ “tham gia giao thông” như sau:

Điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra khi Vietnam vỡ nợ công ?

Điều khủng khiếp gì sẽ xảy ra khi Vietnam vỡ nợ công lên hơn 2,7 triệu tỷ đồng ?
Liệu chúng ta đã đứng trên bờ vỡ nợ? Câu trả lời là: Chắc chắn. Chỉ là không biết sẽ vỡ vào lúc nào mà thôi. Dự đoán vỡ nợ không bao giờ là chính xác. Đơn cử như Nhật Bản đã được dự báo vỡ nợ từ 12 năm trước, đến nay vẫn đứng vững. Nhưng khoan hãy vui mừng nghĩ rằngViệt Nam cũng thế. Kinh tế Nhật mạnh hơn ta và khả năng quản lý tốt hơn ta gấp n+1 lần.
Nợ công có thể được coi là vấn đề tiêu biểu nhất của việc: Cha chung không ai khóc – nhức nhối nhất trong xã hội ta từ xưa tới giờ. Mọi người đều nghĩ nó không liên quan gì tới mình nên thờ ơ sống và “KHÔNG QUAN TÂM”.

TQ trấn áp ý kiến bất đồng về đưa Tập lên ‘ngôi hoàng đế’

TQ trấn áp ý kiến bất đồng với đề xuất đưa chủ tịch lên ‘ngôi hoàng đế’
27/02/2018 - Nhà chức trách Trung Quốc bắt đầu mạnh tay trấn áp các ý kiến bất đồng bình luận trên mạng xã hội, phản đối việc giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm các sửa đổi hiến pháp để hủy bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo cho chức vụ chủ tịch. Hàng loạt các từ khóa bị chặn trên mạng như “sửa đổi hiến pháp”, “quy định của hiến pháp”, “hoàng đế”, thậm chí cụm từ “tôi không đồng ý” cũng bị kiểm duyệt trên trang mạng xã hội SinaWeibo.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nhiều người rất ngạc nhiên trước tuyên bố này và liên tục phản đối trên mạng, bất chấp việc chính phủ tìm cách bịt miệng các tiếng nói phản kháng. Thông báo này đưa ra không đầy một tuần trước khi Quốc hội Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nhóm họp. Trong kỳ họp quốc hội dự kiến kéo dài đến khoảng giữa tháng 3, nhiều khả năng đề xuất xóa giới hạn nhiệm kỳ hai năm của chủ tịch Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực.

GS Dũng đưa vụ Bộ trưởng ‘tự đạo văn’ lên TBT Trọng

GS Dũng tính đưa vụ bộ trưởng ‘tự đạo văn’ lên TBT Trọng
26/02/2018 - Ông Nguyễn Tiến Dũng, giáo sư gốc Việt ở Pháp, không loại trừ khả năng nêu vụ Bộ trưởng Nhạ “tự đạo văn” lên Tổng bí thư (TBT) Đảng Nguyễn Phú Trọng, sau khi một tờ báo Việt Nam mới đây lên tiếng về vụ này nhưng đã rút bài nhanh chóng sau đó. Họ tìm mọi cách không minh bạch, không đàng hoàng để che lấp đi những sự giả dối trong khoa học. Tất cả những cách đấy chỉ chứng tỏ thêm họ thiếu tư cách.
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng trả lời phỏng vấn VOA. Bài báo có tên “Nói thẳng: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng”, được báo Người Lao Động đăng hồi 7h sáng ngày 26/2, cho hay, trong những ngày gần đây, báo cáo của Giáo sư (GS) Dũng và cộng sự chứa đựng bằng chứng cho thấy Bộ trưởng Nhạ “tự đạo văn” đã gây sốt trên mạng xã hội.

NÓI THẲNG: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng

NÓI THẲNG: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên lên tiếng 

(Bài trên NLĐ đã bị gỡ sau vài giờ)
Trên mạng xã hội những ngày gần đây đưa thông tin Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ “tự đạo văn” qua “Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ”, thực hiện bởi GS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự. Nội dung chính của báo cáo chứng minh GS Nhạ "tự đạo văn", "trích dẫn khống", một số nghiên cứu được cho là công bố quốc tế nhưng thực ra là đăng trên một tạp chí "giả khoa học", cũng như kém về tiếng Anh.
Kết quả hình ảnh cho Phùng Xuân Nhạ
Thông tin trên lập tức gây sốt trên mạng, đặc biệt là trong giới trí thức khoa bảng Việt Nam. Báo cáo trên đã được GS Nguyễn Tiến Dũng gửi đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam (HĐCDGSNN) hôm 18-2. Theo GS Dũng, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký HĐCDGSNN, đã nhận được báo cáo này nhưng chưa hồi âm.

Nghi vấn gian lận xét GS, PGS: Bằng chứng đây

Nghi vấn gian lận xét Giáo sư, Phó giáo sư: Bằng chứng đây
PHƯƠNG LINH0 26/02/18 (GDVN) - Tiến sĩ Phạm Thế Dân – Giảng viên chính, nguyên Phó Trưởng khoa, Bí thư chi bộ khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (đã nghỉ hưu) vừa gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đơn tố cáo có liên quan đến việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư 2017 với ông Trần Thiện Thanh. Tiến sĩ Phạm Thế Dân tố, bằng Tiến sĩ của ông Trần Thiện Thanh được cấp không đúng quy định của pháp luật, nhưng vẫn được xét đạt tiêu chuẩn Phó Giáo sư 2017.
Đơn của Tiến sĩ Phạm Thế Dân về trường
 hợp của ông Trần Thiện Thanh (ảnh: P.L)
Hiện ông Thanh đang là giảng viên của khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

VN có vị thế trong danh sách cường quốc quân sự thế giới

Cường quốc không có vũ khí hạt nhân, biển đảo của mình nhưng để nước khác quản lý hộ, chiều cao lính thấp nhất thế giới, tướng tâm tư, lính bất cần...
Việt Nam vượt cả Triều Tiên khẳng định vị thế trong danh sách cường quốc quân sự thế giới
26.02.2018 - Danh sách sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2017 đã được trang Global Firepower công bố, đáng chú ý là Việt Nam đứng thứ 16, vượt qua cả Thái Lan, Úc, thậm chí là Triều Tiên.
Danh sách 25 cường quốc quân sự thế giới năm 2017 được đưa ra với lời khẳng định đánh giá toàn diện sức mạnh quân sự từng quốc gia. Bảng xếp hạng cuối cùng của Global Firepower dựa trên hơn 50 yếu tố để xác định chỉ số sức mạnh Power Index (PwrIndx). 

Văn Hóa - Yếu tố quyết định sự phát triển của mọi dân tộc

Văn Hóa - Yếu Tố Quyết Định Trong Sự Nghiệp Phát Triển Của Mọi Dân Tộc
Trương Quang Đệ - Từ đầu thế kỷ 20, luồng tư tưởng duy vật trở thành chủ đạo trong mọi sinh hoạt của nhân loại, dẫn đến việc đánh giá sự thăng tiến của các quốc gia trên cơ sở kinh tế và mặc nhiên coi kinh tế là tiêu chí duy nhất để phấn đấu cho mọi quốc gia.
Kết quả hình ảnh cho Văn Hóa - Yếu tố quyết định sự phát triển
Chẳng hạn tham vọng của nhà lãnh đạo Liên Xô những năm 60 của thế kỉ trước, ông Nikita Khroutchev là tìm cách đuổi kịp Mỹ vào năm 1970, vượt Mỹ vào năm 1980 và sau đó các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Việt Nam, Mông cổ vv sẽ dắt tay nhau tiến vào chủ nghĩa cộng sản, tức là làm tùy năng(lực), hưởng tùy nhu (cầu), sống tự do hoàn toàn trong một xã hội hết sức phồn vinh. Muốn vậy, phải vượt Mỹ về các chỉ tiêu kinh tế như số lượng dầu mỏ, thép, than, xi măng, máy kéo, xe tải, vệ tinh vv.

Bến… không chồng

Bến… không chồng
28/02/2018 - Định kiến 'không chồng mà chửa' vẫn còn khá khắc nghiệt ở một số địa phương, buộc nhiều cô gái phải trốn gia đình tìm đến các nhà tạm lánh. Nhiều năm qua, nơi đây như bến đỗ an toàn của họ.

Chuẩn bị bữa cơm chiều ở nhà tạm lánh Mai Tiến, ẢNH: LAM NGỌC
Chiều tàn, con hẻm nhỏ bên hông giáo xứ Tây Hải (KP.4, P.Hố Nai, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) vắng tanh. Đi qua một khúc đường vắng, hai bên là những nấm mộ hài nhi bị bỏ rơi được người từ tâm nhặt về chôn cất, chúng tôi mới tới được nhà tạm lánh Mai Tiến. Khu nhà đơn sơ khoảng hơn chục phòng, có bếp chung, khu sinh hoạt cá nhân, ít tiếng chuyện trò. Đây là bến tạm của gần 30 phụ nữ “không chồng mà chửa”. Ở đây, họ cùng chia sẻ nỗi đau, giúp nhau vượt qua tủi hờn. Không ít cô gái đã mạnh mẽ vươn lên làm lại cuộc đời ngay bến tạm đó.

Vì sao nhiều ngân hàng nước ngoài tháo chạy khỏi VN?

"Việt Nam (cùng với Thổ Nhĩ Kỳ) là nước có nguy cơ chính trị cao nhất trong số 15 quốc gia có nguy cơ cao trên toàn cầu. Sự kết hợp giữa phá sản ngân hàng, sự bất hòa trong nội bộ đảng và những dấu hiệu cho thấy sự bất mãn gia tăng ở cấp địa phương có thể đủ nguy cơ để nhiều ngân hàng nước ngoài tìm đường tháo thân".
Vì sao nhiều ngân hàng nước ngoài tháo chạy khỏi VN?
27 tháng 2 2018 Việt Nam đang chứng kiến số lượng ngày càng tăng các ngân hàng nước ngoài rút lui, dấu hiệu mới nhất cho thấy không phải tình hình như giới chức Hà Nội khẳng định, theo một chuyên gia kinh tế. Ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập không được chính quyền công nhận vừa có bài phân tích nguyên nhân của xu thế này trên tờ Asia Times.

Hàng loạt ngân hàng nước ngoài rút khỏi thị trường VN
Xu thế này bắt đầu từ năm 2015, và tăng tốc đang kể năm 2016, theo ông Dũng. Tháng 9/2016, HSBC Việt Nam thoái vốn khỏi Techcombank do không thu được lãi từ nguồn vốn bỏ ra. Tháng 4/2017, ANZ đóng cửa, chuyển giao chi nhánh, sáu văn phòng giao dịch và 125.000 khách hàng cá nhân sang Ngân hàng Shinhan. Tháng 7/2017, Ngân hàng Commonwealth Bank của Úc (CBA) bán chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB), sau khi duy trì kể từ năm 2008.

Gia hạn nhiệm kỳ cho Tập Cận Bình sẽ là "trò hề"

Sợ rằng trò hề này sẽ sớm lan sang Việt Nam !!!
Liệu ông Tập có rời sân bóng sau 2023?
28 tháng 2 2018 - Gia hạn nhiệm kỳ cho Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ là "trò hề", theo ý kiến nêu công khai của ông Lý Đại Đồng, cựu tổng biên tập một tạp chí của Trung Quốc. Nhà báo từng phụ trách tạp chí Băng Điểm của nhật báo Đoàn Thanh niên Trung Quốc đã gửi thư tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Kinh, nơi ông cư trú, phản đối đề nghị gia hạn các nhiệm kỳ chủ tịch và phó chủ tịch nước.

Có ý kiến nói kiến nghị sửa Hiến pháp sẽ cho phép ông Tập Cận Bình cầm quyền quá nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ nhì dự kiến kết thúc năm 2023

GS Trịnh Hồng Sơn: Dại dột, ngu dốt khi từ chối thăng chức ?

GS Trịnh Hồng Sơn: Dại dột, ngu dốt khi từ chối thăng chức ?
Chức danh đầy đủ của bác sĩ Trịnh Hồng Sơn rất dài: GS. TS. Nhà giáo nhân dân. PGĐ Bệnh viện Việt Đức. GĐ Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia. Nhưng trong cuộc trò chuyện này, tôi chỉ gọi anh là BÁC SĨ - với tất cả những ý nghĩa tốt đẹp, tử tế và xứng đáng nhất mà tôi nghĩ về từ này.
Tô Lan Hương: Hai năm trước, khi anh viết tâm thư từ chối làm Giám đốc BV Hữu Nghị Việt - Xô gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, tôi đã gọi điện cho anh vì rất muốn biết lý do đằng sau bức tâm thư đó. Nhưng anh đã từ chối với lý do bận mổ…

Những kẻ cơ hội trong vụ ông Phùng Xuân Nhạ (???)

Một bài viết chạy "án dư luận" cho ông Nhạ. Tuy nhiên, trong phần bình luận, gần như 100% các ý kiến không tán thành.
Những kẻ cơ hội trong vụ việc liên quan đến ông Phùng Xuân Nhạ
26.02.2018, Vừa qua, giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng cùng một ekip – có sự chuẩn bị từ trước – đã công kích, hạ thấp tuy tín của Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Vụ việc này, không đơn giản chỉ mang mục đích làm “trong sạch hóa” hệ thống giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học nước nhà, mà đằng sau đó còn ẩn chứa những “mưu đồ chính trị” mà một số kẻ cơ hội đã khéo léo khai thác.

Giáo sư toán học Nguyễn Tiến Dũng
Đối với chuyện tự đạo văn mà ekip của ông Dũng vin vào để tấn công ông Nhạ: Theo thông lệ, một số tạp chí kinh tế và các ngành khoa học xã hội khác trên thế giới có cho phép tác giả sử dụng lại bài báo của mình – mặc dù đã đăng ở nơi khác. Chẳng hạn, American Economic Review hay Economic Bulletin – hai tạp chí kinh tế vào loại uy tín hàng đầu đều có chính sách như vậy. 

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

0h đêm nay: Lễ mật "Linh Tinh Tình phộc" ở miếu Đụ Đị

0h ĐÊM NAY: LỄ MẬT "LINH TINH TÌNH PHỘC" Ở MIẾU ĐỤ ĐỊ
Nguyễn Xuân Diện - Thưa chư vị, Đây là một phim tư liệu đặc sắc về lễ mật trong ngôi đền thiêng thôn Miếu Trò (Miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Cặp linh vật. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng. Xuân Canh Dần (2010)

Sau khi hát thờ trước điện, xin âm dương, cụ thủ từ trèo lên khám thờ lấy ra cặp dương vật, âm vật bằng gỗ (sơn màu đỏ, tả thực) đưa cho một cặp trai gái. Khi ấy đèn nến đã tắt hoàn toàn. Cụ thủ từ hô "Linh tinh tình ...Phộc" 3 lần. Mỗi lần như vậy, trong đêm tối mịt mùng và trong im lặng, người đàn ông cầm dương vật gỗ đâm vào lỗ âm vật gỗ trên tay người phụ nữ. Nếu đâm trúng cả 3 lần thì cả năm đó làng được nhân khang vật thịnh, mùa màng tươi tốt. Nếu đâm trượt thì năm đó coi như mùa màng thất bát, người vật đều không thịnh.

ĐIÊN À! DÂNG BÁNH DÀY 2 TẤN ĐỂ LÀM GÌ?

DÂNG BÁNH DÀY 2 TẤN ĐỂ LÀM GÌ?
Thanh Niên - 26/02/2018 TP.Sầm Sơn (Thanh Hóa) muốn dâng lên đền Hùng (Phú Thọ) chiếc bánh dày 'khủng' nặng 2 tấn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia và ngành văn hóa không đồng ý. 

 
Bánh dày 'khủng' từng được làm ở Sầm Sơn. Ảnh: Phúc Ngư
Bánh “khủng” từng bị tai tiếng
GS-TS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, phản đối đề nghị dâng bánh dày nặng 2 tấn lên đền Hùng dịp giỗ Tổ. “Tôi không ủng hộ việc dâng cúng bánh 2 tấn như thế. Anh định đưa lên đền Hùng, leo từng đó bậc thang bằng cách nào? Không gian tiếp nhận ở đền Hùng không phù hợp. Nếu Phú Thọ có hỏi ý kiến thì tôi cũng sẽ nói là không nên nhận”, ông Bền nói.

Nhân dân Thanh Hoá thắp hương Bí thư sớm nhỉ!

Thân đa anh Chiến đâm thẳng xuống cái bánh dày chị Quỳnh Anh. Điềm tốt hay xấu cho cặp đôi này trong năm mới đây ?
Chuyện ở Thanh Hóa và cũng ở nhiều nơi khác trên đất Việt
Phạm Viết Muôn Nhân dân Thanh Hoá thắp hương Bí thư sớm nhỉ!


Dâng ai? Mừng ai? Không lẽ Đảng Bộ, Chính quyền Thanh Hoá không biết hay biết mà ủng hộ? Thật buồn với nhãn quan chính trị của cán bộ như thế này!
Sao mà xuân này lắm thứ kệch cỡm đến thế!
Chả nhẽ cái gì TBT cũng phải có nhắc nhở!

Bệnh viện cho dân & Nghĩa trang cho quan

Bệnh viện cho dân & Nghĩa trang cho quan
Đi vay 25 triệu USD (~570 tỷ) để đầu tư cho bệnh viện, trong khi dùng gần gấp 3 lần số đó, 1400 tỷ, từ ngân sách quốc gia, tức tiền thuế của dân, để xây nghĩa trang cho quan chức, đủ để thấy đâu là ưu tiên của những người cầm quyền. Nếu chúng ta thực sự tin rằng người thân chúng ta lúc ốm đau bệnh tật xứng đáng có cơ hội được chữa trị tốt hơn, với một khả năng sống sót và hồi phục cao hơn, chúng ta phải làm gì đó thêm nữa, hơn là chỉ than vãn.
Hình minh họa
Ưu tiên nghĩa trang hơn là bệnh viên, tức là ưu tiên người chết hơn người sống (hoặc còn khả năng sống), nghe có vẻ bất hợp lý, song đối với những người ra quyết định này, lại hợp lý vô cùng. Vì sao ư?

Tăng thuế xăng dầu: Bộ Tài chính không biết gì về quản lý?

Tăng thuế xăng dầu: Bộ Tài chính từ bỏ hay không biết gì về quản lý?
Trong khi quỹ BVMT đang dư 3.240 tỷ đồng thì tại sao lại đề xuất tăng thu? “Có lẽ, đây là một trong vô số các đề xuất của Bộ tài chính (BTC) thể hiện rõ nét nhất về vai trò lẫn năng lực quản lý của cơ quan nằm quyền sinh tử đối với lĩnh vực kinh tế Việt Nam hiện nay. Đề xuất của BTC không dựa trên nguyên tắc quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, hay nói cách khác là không hề biết đến nguyên tắc quản lý kinh tế vĩ mô trong chính sách thuế.

Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, người tiêu dùng lãnh đủ?
Gía cả phụ thuộc thị trường, đối với các sản phẩm, hàng hóa chiến lược phải áp dụng quản lý giá cả là biện pháp can thiệp vĩ mô của nhà nước để điều tiết, phục phụ phát triển kinh tế chứ không phải chỉ để thu lợi từ chênh lệch giá.”.

Tăng giá xăng: BT Đinh Tiến Dũng có ‘ăn chịu’ với Petrolimex?

Tăng giá xăng: Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng có ‘ăn chịu’ với Petrolimex?
Cho đến lúc này, người ta phải đặt một dấu hỏi lớn về đạo đức công chức của Bộ trưởng tài chính Việt Nam – ông Đinh Tiến Dũng: vì sao sau quá nhiều lần dư luận xã hội phẫn nộ phản ứng Bộ Tài chính về việc bộ này cam tâm đề xuất chính phủ và quốc hội tăng thuế “bảo vệ môi trường” từ 3.000 đồng lên đến 8.000 đồng/lít xăng như một cách làm kiệt quệ sức dân, sức doanh nghiệp và kích động lạm phát, ông Đinh Tiến Dũng vẫn khăng khăng giữ quan điểm tăng thuế xăng dầu, còn giới quan chức lãnh đạo chính phủ như thể “á khẩu”? Không biết “Người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng có biết thực chất câu chuyện quá bỉ bôi và rất đáng được thanh tra – điều tra ấy?
“Thủ phạm” tăng thuế xăng dầu: Bộ trưởng 
tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Viết Đào
Chưa thể tăng ngay được thuế “bảo vệ môi trường” lên 8.000 đồng/lít xăng, mới đây bộ này đã đề xuất tăng sắc thuế này lên 4.000 đồng/lít xăng. Cách tăng dần, tăng từng bước này đã được một đại biểu quốc hội mớm ý “tăng thuế cứ như vặt lông vịt. Phải vặt từ từ để vịt khỏi kêu toáng lên”.

Về trích dẫn khống và khả năng tiếng Anh của ông Nhạ

Bao nhiêu Tiến sỹ giỏi phương pháp luận và tiếng Anh hơn ông Nhạ?
Ông Nhạ sau khi được cho là tự đạo văn mình thì đã có một giáo sư Pháp gốc Việt và cộng sự bỏ công viết một bài phân tích tỉ mỷ các bài báo khoa học của vị “tư lệnh ngành giáo dục” Việt nam. Trong đó có hai điểm mà không phải chỉ ông Nhạ mà e rằng có rất rất nhiều người trong số hàng vạn thạc sỹ – tiến sỹ hiện nay ở Việt nam đã mắc phải mà chưa bị ai khui ra như trường hợp ông Nhạ đó là hành vi trích dẫn khống và viết tiếng anh không chính xác. Báo cáo phân tích sơ bộ về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ do Gs Nguyễn Tiến Dũng cùng các đồng sự thực hiện.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Trích dẫn khống
Về hành vi “trích dẫn khống”, Giáo sư Dũng đã nêu rõ là không có ghi rõ nguồn của các trích dẫn và phải trích dẫn đúng để cho người đọc tiện bề theo dõi hoặc tra cứu. Theo giáo sư Dũng thì “ Ông Phùng Xuân Nhạ đã không biết đến hoặc không tôn trọng những chuẩn mực khoa học tối thiểu này trong các bài báo của mình”.

Việt Nam và Pháp bảo vệ con người như thế nào?

Đồng tình với bài viết này của GS Dũng. Quan chức cộng sản đa phần là một lũ thấm nhuần đạo lý "hèn với địch, ác với dân"; cụ thể là cực kỳ hèn nhát trước kẻ mạnh, cứng đầu, kể cả đám ma cô chợ búa, nhưng rất ác với người hiền lành, nhẫn nhục, cam chịu những áp bức của chúng. Bài học rút ra là phải cứng đầu đối phó với chúng. Nếu chúng ta cứng đầu, có dư luận nhân dân phía sau bảo vệ, ủng hộ; như trường hợp GS Dũng còn có nhà nước Pháp bảo vệ, thì chúng sẽ vội vàng lùi bước. Tiếc rằng người Việt bây giờ đâu còn đoàn kết, dũng mãnh như ngày xưa. Họ sợ hãi, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Hơn nửa số dân chìm đắm trong những hủ tục mê tín dị đoan, nhờ cậy vào đủ các loại thánh thần. Quanh năm chỉ biết đi chùa để cầu cúng hy vọng sự giúp đỡ, ban ơn của các đấng bề trên cho sự giàu có của họ. Số còn lại đa phần im lặng ngậm miệng ăn tiền hoặc tranh thủ cơ hội, tranh thủ các mối quan hệ với các cấp chính quyền, từ địa phương đến trung ương để làm giàu bằng mọi cách, kể cả bằng những thủ đoạn bẩn thỉu, ác độc, vô lương tâm nhất. Do đó, nếu có ai đó cứng đầu trước chính quyền thì người đó thường đơn độc, rất dễ bị chính quyền thẳng tay đàn áp. Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng. Nhưng nếu mất nước vào tay một nước văn minh thì còn đỡ nhục, chứ mất nước vào tay Trung Quốc thì còn mặt mũi nào xuống suối vàng nhìn thấy tổ tiên nữa ? Nhân đây cũng xin được nhắc lại nhận xét từ 4 thập kỷ trước của mình: Trong giới quan chức Việt Nam, đám vô văn hóa và vô lương tâm nhất là công an và ngoại giao.
Nước Pháp bảo vệ con người như thế nào?
GS Nguyễn Tiến Dũng - Kể chuyện ngày xưa, cách đây hơn 20 năm, khi tôi mới là công chức quèn và chưa có quốc tịch Pháp. Thời đó hộ chiếu VN của tôi hết hạn, yêu cầu ĐSQ VN cấp hộ chiếu mới thì bị họ om 1 năm liền không cấp. Khi tôi viết thư hỏi thì còn nhận được thư trả lời "việc này không thể làm theo toan tính cá nhân của anh!"

GS Nguyễn Tiến Dũng
Tôi chẳng hiểu "toan tính cá nhân" là cái đếch gì, nhưng tôi là công dân của VN (và chỉ VN) ở nước ngoài thì họ làm cho tôi rơi vào tình trạng bất hợp pháp cả năm nếu họ không cấp giấy tờ cho tôi, và như thế là trái ngược với trách nhiệm "bảo vệ công dân ở nước ngoài". Tôi dò hỏi thì được biết lãnh sự quán là một bộ máy tham nhũng chuyên ăn tiền, ai muốn giấy tờ cũng phải nộp tiền vượt trên nhiều lần so với mức quy định, vì tôi trong thư xin cấp tuy đã nộp tiền mặt (mà họ chỉ thích tiền mặt thôi) vượt mức quy định nhưng có lẽ còn thấp nên họ còn "chưa hài lòng".

Dở phải bỏ ngay, Hay Mới nên học

Dở phải bỏ ngay, Hay Mới nên học
Dương Đình Giao - Vì lợi ích của đất nước, bất tất phải theo phép xưa. Tôi căm thù bọn xâm lược Trung Quốc đang tìm mọi cách để thôn tính nước ta, nguyền rủa bọn Việt gian bán nước nhắm mắt làm ngơ trước những thù đoạn đê hèn và trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng tôi mong những người có trách nhiệm với đất nước noi gương một ông vua của nước Triệu cách nay hơn hai nghìn năm dám từ bỏ gánh nặng của quá khứ, thay đổi để dân nhanh giàu, nước mau mạnh.

Hình minh họa
Đọc sử Trung Quốc thấy có đoạn nói về Triệu Ung: Ông là vua nước Triệu, một trong những nước chư hầu của nhà Chu. Khi ông lên ngôi, nước Triệu hèn yếu, bị đe dọa bởi đủ mọi các nước xung quanh: nước mạnh ở phía tây là nước Tần mấy lần xâm lược, chiếm được nhiều vùng của nước Triệu. Hung Nô, Lâm Hồ, … là các dân tộc thiểu số ở phương bắc cũng thường quấy nhiễu biên giới. Một nước nhỏ là Trung Sơn được sự ủng hộ của nước Tề cũng không ngừng bắt nạt.

Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng

Một Việt Nam như bây giờ thì mất nước cũng đáng
Hãy tỉnh lại đi cho dù đã muộn. Tỉnh sớm được ngày nào hay ngày ấy. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước thì Tổ Tiên chúng ta chưa bao giờ (cố tình) để nhân dân lao vào con đường mê muội như thế này và cũng chưa bao giờ phải lo đến việc dẹp giặc ngay trong lòng quê hương. Các bạn, những ai đang sống ở Việt Nam sẽ là những người quyết định vận mệnh của đất nước. Việt Nam bị xóa sổ trên bản đồ thế giới hay không sẽ do các bạn hoàn toàn quyết định. 

Công an ngăn chặn cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước 
sứ quán Philippines tại Hà Nội, ngày 17/07/2016 REUTERS
Khi nói đến Việt Nam, người ta thường mang lịch sử 4000 năm chống quân xâm lược để khẳng định rằng nếu lũ giặc xâm lược Bắc Kinh có kéo quân vào Việt Nam thì sẽ lại bị đánh tan tác, phải ôm đầu rút chạy như cha ông của chúng.

Lể cụ Khổng, cô gái thành đạt và làm quan rất to…(?)

Lễ cụ Khổng, cô gái thành đạt và làm quan rất to… (?)
FB Chu Mộng Long - Cụ Khổng ngồi đọc sách. Sau khi chết đã hơn 2000 năm, cụ vẫn miệt mài đọc sách. Cho nên thiên hạ tôn cụ làm Thánh để con cháu noi gương hiếu học của cụ. Chủ nhân cao nhất mà cụ Khổng dạy là Thiên triều, thời ấy là nhà Chu. (Không phải liệt tổ liệt tông của Chu Mộng Long đâu à nhen!)
Thiên hạ đồn rằng, ở đâu có đền cụ Khổng, ở đó có truyền thống hiếu học. Học phép tắc (Lễ) nhà Chu để trung thành với chủ. Tiên học lễ, hậu học văn. Học trò chỉ cần đến làm lễ vái cụ, cụ sẽ phù trợ thi cử đậu đạt mà làm quan to. Có nơi nhờ người ta tổ chức cúng cụ nhiều lễ lộc mà cả đoàn học sinh đi thi đoạt luôn cả giải vàng quốc tế làm vẻ vang cho nòi giống.

Nhà khoa học không muốn đứng cùng giáo sư, PGS “rởm“

Người làm khoa học đích thực không muốn đứng cùng giáo sư, PGS “rởm“
23/02/2018 VOV.VN -Đã đến lúc cần trả lại giá trị thật sự của chức danh giáo sư, phó giáo sư; không thể để mang tiếng cho hệ thống phong học hàm của quốc gia. Nếu cứ phong hàm “giáo sư, phó giáo sư” một cách dễ dãi thì sẽ tạo ra hậu họa vô cùng lớn. Nếu những vị giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn, không thực tài trà trộn vào hệ thống đào tạo, bình xét, chấm điểm, phản biện các dự án, công trình khoa học mang tầm cỡ ngành, quốc gia thì đất nước này sẽ đi về đâu?

Hệ thống đào tạo đại học, sau đại học hiện nay rất 
thiếu những người giảng dạy có năng lực. (ảnh minh họa)
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2.

Thêm cái nhìn tĩnh lặng về Thủ tướng Phan Văn Khải

Bác Khải là người trung thực, đàng hoàng, tử tế với anh em cán bộ; trong công việc cũng chỉ là người cố gắng làm tròn vai; không có ý tưởng và cũng không dám làm gì đột phá. Tầm cỡ không được như bác Võ Văn Kiệt nên bác Khải chỉ là người chấp hành; việc lớn đã có các cố vấn Ban chấp hành TW và Tổng bí thư quyết. Tuy nhiên, trong thời buổi đểu cáng lên ngôi này, có được người lãnh đạo có nhân cách như bác cũng là mừng, nhất là so với nhân cách đểu cáng vô lương tâm của người kế tục bác (Ba Dũng). Năm 2001, ai cũng nghĩ Đức sẽ trúng thầu Sân vận động quốc gia Mỹ Đình vì họ thiết kế sân này từ trên nhìn xuống là mặt trống đồng cực kỳ ấn tượng. Dư luận đều thấy hợp lý, lại đảm bảo có chất lương châu Âu. Ông Hà Quang Dự, khi đó là bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT, đã có văn bản gửi Chính phủ đề nghị chọn nhà thầu Philipp Holzmann đồng thời Hội đồng thẩm định đấu thầu do thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch đã có văn bản khẳng định phương án kiến trúc do HISG (Trung Quốc) thiết kế không đạt yêu cầu. Tuy nhiên, Chính phủ của bác Khải đã chấm cho nhà thầu Trung Quốc thắng, để rồi ông Dự than vãn "nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng sân vận động Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm ngành thể thao không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua". Hài hước nữa là hôm dự lễ động thổ, bác Khải nói thêm một câu ngoài văn bản chuẩn bị trước, đại ý: "Cứ làm cho tốt và đúng tiến độ, nếu kinh phí khó khăn sẽ tính toán bổ sung". Như vậy bác không những thừa nhận đấu thầu giả vờ, mà còn công khai chấp hành mọi yêu cầu kể cả vô lý của nhà thầu Trung Quốc. Xem thêm trong wikipedia.
Thêm cái nhìn tĩnh lặng về Thủ tướng Phan Văn Khải
FB HOÀNG HẢI VÂN - Trong stt trước (“NHÀ NƯỚC CHỈ LÀM NHỮNG GÌ NGƯỜI DÂN KHÔNG LÀM ĐƯỢC”), tôi có đề cập đến công lao không ai có thể phủ nhận được của Thủ tướng Phan Văn Khải đối với sự phát triển của đất nước. Sau này khi đất nước vận hành trong một thể chế thị trường đầy đủ và trở nên cường thịnh, tôi tin rằng các thế hệ sau vẫn ngưỡng mộ ông.
Thủ tướng Phan Văn Khải và Bill Gate
Một người làm nhật báo như tôi phải sau một thời gian dài mới đủ tĩnh lặng gác sang một bên những bức xúc thời sự để có thể nhìn nhận được như trên. Còn thời ông đương chức, tôi vẫn nhìn thấy được điều đó, nhưng lại để tâm nhiều hơn đến những điều tiêu cực. Một trong những điều tiêu cực như vậy là quyết định của ông về Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Ông Khải: Người kế nhiệm xứng đáng ông Võ Văn Kiệt

Ông Phan Văn Khải: Người kế nhiệm xứng đáng của Thủ tướng Võ Văn Kiệt
22/2/2018 VietTimes -- “Nói về ông Khải, cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhớ mãi hình ảnh rất đẹp của ông. Không phải chỉ đến khi ông đã trở thành Thủ tướng, là người đứng đầu Chính phủ rồi đâu”, bà Phạm Chi Lan với tách trà nóng, vần giữa hai bàn tay. Bà không uống ngay, mà ngước nhìn lên phía trần nhà.
Thủ tướng Phan Văn Khải là Thủ tướng đầu tiên của nước 
Việt Nam thống nhất thăm chính thức Hoa Kỳ. (Ảnh: TTXVN)
Chúng tôi phiền bà trong một chiều giáp Tết, cách đây vài tuần, khi hay tin sức khỏe nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải diễn biến xấu. Với vai trò là thành viên tổ tư vấn (Ban Nghiên cứu) xuyên suốt hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, cùng vốn kiến thức sâu sắc về kinh tế, sự am tường đầy thực tiễn về môi trường kinh doanh, nguyên Phó Chủ tịch VCCI Phạm Chi Lan là một địa chỉ uy tín để tìm hiểu về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đặc biệt là về những đóng góp của ông cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đảng CSTQ đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước

Nhà độc tài Trung Quốc sẽ sớm chính thức xuất hiện. Vận mệnh tương đồng... Bao giờ đến lượt nhà độc tài Việt Nam tái xuất sau hơn 30 năm vắng bóng (sau Lê Duẩn từ năm 1986)?
Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước
25/02/2018 Nếu đề xuất bỏ giới hạn nhiệm kỳ được thông qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục tại vị vô hạn định. Tân Hoa xã ngày 25.2 đưa tin Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ quy định giới hạn về nhiệm kỳ đối với chức danh chủ tịch và phó chủ tịch nước. Theo đề xuất, quy định trong Hiến pháp về việc các vị trí lãnh đạo này “không được phục vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tục” sẽ được dỡ bỏ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tại vị quá 2 nhiệm kỳ nếu đề xuất được thông qua - Reuters - Ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc từ năm 2013 và quy định này buộc ông không được tiếp tục tái cử khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2023, theo AFP.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

(10VN) Học giả Phạm Quỳnh bị giết 3 lần

Học giả Phạm Quỳnh bị giết 3 lần
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Họ bị trói và đưa xuống đò. Người chèo đò kể: đi quanh đi quất trên sông Bồ, gần một giờ sáng thì táp vào bờ, đến gần hai bụi tre thì giết ba người. Người chèo đò không được lên bờ, chỉ nghe thấy tiếng thét lớn bằng giọng Bắc “Quân sát nhân!” sau đó là ba phát súng. (Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Huân đều nói giọng đặc Huế). “Một người nấp trong bụi cây gần đấy thấy Phạm Quỳnh bị đánh vào đầu bằng xẻng hoặc cuốc rồi mới bị bắn ba phát. Ngô Đình Khôi không bị đánh chỉ bị bắn ba phát. Ngô Đình Huân hoảng sợ vùng chạy, bị bắt lại, rồi bị bắn ngay vào đầu. “Cả ba bị xô xuống mương rồi vội vàng lấp đất”. Phạm Quỳnh ở dưới cùng, đầu hướng về phía núi, Khôi và Huân nằm đè lên, đầu hướng về phía sông. Khi cải táng, ông Phạm Tuân thấy sọ của thân phụ có một vết nứt ngang như vết cuốc, xẻng đánh mạnh vào
Phạm Quỳnh (1892 – 1945)
Nguyễn Ngọc Lanh - Vì sao ông bị bắt?
Vì các vị lãnh đạo cướp chính quyền ở Huế đặt Phạm Quỳnh ở vị trí số 1 trong danh sách Việt gian do các vị lập ra. Sau này, mỗi khi có dịp nói về Phạm Quỳnh, các vị thấy gọi “Việt gian” chưa đủ, còn phải thêm các tính từ, như “đầu sỏ”, “nguy hiểm”, “đại bợm”… mới thỏa lòng căm ghét. Một cuộc cướp chính quyền có biết bao việc phải làm, nhưng việc bắt giam Phạm Quỳnh được các vị coi là một trong những việc quan trọng nhất. Có nguyên nhân.

(9VN) Bộ ngũ học giả với kết cục đáng buồn

Bộ ngũ học giả với kết cục đáng buồn
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”: Năm vị học giả nổi tiếng từ trước 1945
Nguyễn Ngọc Lanh - Đây là các trí thức, không những vậy, mà họ còn đạt tới trình độ học giả, cùng yêu nước theo cách đấu tranh ôn hòa (con đường Phan Chu Trinh). Họ thuộc thế hệ 3, nghĩa là hoạt động chủ yếu trước 1945. Cùng thế hệ 3, nhưng chọn cách đấu tranh bằng bạo lực là cụ Nguyễn Ái Quốc, theo con đường Phan Bội Châu. Dù vậy, trước 1945 hai bên vẫn hiểu nhau, quan hệ thân mật và tôn trọng nhau. Vậy mà trí thức thế hệ 4 và 5, nếu yêu nước bằng đấu tranh bạo lực, đã bôi nhọ, kể cả kết tội, thậm chí giết hại, thế hệ cha-chú mình thuộc phái ôn hòa. Đó là chuyện sau 1945 – khi phái bạo lực giành được quyền lực chính trị.

Năm 5 vị thượng thư tân học Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Chỉ có cụ Phạm Quỳnh là có số phận bi thảm

(8VN) Đủ điều kiện để tranh đấu ôn hòa thành công

Đủ điều kiện để tranh đấu ôn hòa thành công
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Nguyễn Ngọc Lanh - Thời cụ Phan sống ở Pháp, phái hữu chủ trương khai thác thuộc địa, nhưng không phải như sách Lịch Sử mô tả dưới dạng văn học (“một cổ hai tròng”, “bóc lột đến xương tủy”; kiếp ngựa trâu…). Nước Pháp cần tài nguyên, khoáng sản; thế thì chính quyền thuộc địa kêu gọi giới tư bản đầu tư vào hầm mỏ, kể cả đầu tư vào giao thông, thương mại, xuất nhập khẩu… Giống như ngày nay nước nghèo kêu gọi các nhà tư bản đầu tư để có ngân quỹ canh tân đất nước. Trong đó, tất cả các bên đều có lợi. Chớ nghĩ rằng cứ phái hữu là xấu.
Các phong trào bất bạo động có mức độ thành công (đạt được toàn bộ hay phần lớn các mục tiêu của phong trào) là 53% trong khi con số tương tự của các phong trào bạo động là 25%. Lẽ thường tình - Giặc đến nhà? Đánh! và đánh! Đó là lẽ thường tình. Xin nhớ: Ta đã từng đuổi Tống, quét Nguyên. Nhưng khi giặc đã chiếm nước ta? Càng phải đánh. Xin nhớ: Lê Lợi sau 10 năm đã tống khứ giặc Minh. Bởi vậy, chuyện tiếp tục phong trào Cần vương chỉ là theo lẽ thường tình của mọi người dân, huống hồ cụ Phan Bội Châu là một sĩ phu hừng hực lòng yêu nước?. Tâm thức “nơm nớp lo mất nước” từ ngàn xưa truyền đến lúc đó, âu cũng là chuyện thường tình.

(7VN) Cụ Phan Bội Châu có diễn biến hòa bình?

Cụ Phan Bội Châu có diễn biến hòa bình?
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Thời nay khó tự hình dung cách mà thức tòa án thực dân xử một đối tượng “phản động” sao lại.. ngu vậy? Tòa cứ để mọi người tự do tới dự (do vậy, rất đông); phóng viên tha hồ tác nghiệp… cứ như chế độ muốn dạy mọi người thế nào là phiên xử công khai, hoặc muốn khoe thế nào là tranh luận để có sự thật và công lý. Trạng sư (2 người Pháp) đã “cãi ra cãi”, có phiên dịch để bị cáo hiểu mà biện bạch hoặc cãi lại… Đó là một số đặc trưng, dễ thấy. Dẫu sao, cần khẳng định: Đây chỉ là “dân chủ tư sản” (dân chủ giả hiệu). Nhận định này giúp tạo ra “tòa án XHCN” (một khi cách mạng thành công). Đó là cứ làm ngược lại mọi đặc trưng của “tòa án thực dân” sẽ thành “tòa án XHCN”?
Nguyễn Ngọc Lanh - Hoạt động của Hội Quang Phục: Vẫn “thiết huyết”
Hội Duy Tân tan rã, phong trào Đông Du cũng tàn tạ, vừa may năm 1911 cách mạng Tân Hợi thành công, Trung Quốc chuyển sang chế độ dân chủ… Đây là cảm hứng để ngay giữa năm sau (1912) cụ Phan Bội Châu lập hội mới. Vẫn phương pháp đấu tranh “thiết huyết” (sắt máu) nhưng cụ thay mục tiêu quân chủ lập hiến bằng dân chủ. Đó là Hội Quang Phục, vẫn để hoàng thân Cường Để đứng đầu; nhưng chính cụ mới là linh hồn của Hội. Xin nói ngay: Chỉ năm sau, cả hoàng thân lẫn cụ Phan đều bị Pháp kết án tử hình vắng mặt chính vì những hoạt động “thiết huyết” của Hội. Nhưng 12 năm sau cụ Phan mới bị dẫn độ về nước, chính thức ra tòa và từ đó chấm dứt mọi hoạt động chống Pháp.

(6VN) Hai cụ Phan để lại những gì ?

Hai cụ Phan để lại những gì
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Bài học lớn đã được của cụ PCT dạy: Dẫu giành được Độc lập nếu dân trí vẫn thấp hèn, dân khí vẫn nhu nhược, thì nguy cơ là giới cầm quyền sẽ thành ông chủ mới. Số phận người dân vẫn phụ thuộc vào thiện chí của giới cầm quyền. Dân trí Việt Nam hiện nay thế nào? Vì sao các quyền dân ghi trong Hiến Pháp hầu hết là “hư quyền” hoặc vẫn nằm trên giấy? Dân khí người Việt hiện nay thế nào?
Nguyễn Ngọc Lanh - Về vai trò lịch sử của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh (xin viết tắt là PBC và PCT) vàquan hệ giữa hai cụ với nhau… đã có nhiều bài rất giá trị và trung thực. Nếu ít thời gian, muốn đọc ngắn để hiểu tương đối đầy đủ và gần sự thật nhất (so với sách Giáo Khoa), thiết tưởng, có 2 tài liệu đáng đọc:

(5VN) ĐỘC LẬP và CANH TÂN – cái gì trước?

Trí thức thế hệ 2: Vẫn câu hỏi ĐỘC LẬP và CANH TÂN – cái gì trước?
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Dân các tỉnh miền Trung do chịu sưu thuế cao, đã đấu tranh ngày càng quyết liệt, xu hướng bạo động ngày càng rõ. Khi Pháp đàn áp “vụ chống thuế”, cụ Trần Quý Cáp và nhiều người khác bị xử theo luật Gia Long (tử hình, chém ngang lưng). Cụ Phan Chu Trinh đang ở Hà Nội (tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục) cũng bị triều đình gán tội (án tử hình). Thoát án, cụ càng không tán thành cách đấu tranh bạo động, vì chắc chắn sẽ thất bại, mà còn đưa đến cái chết vô ích cho rất nhiều người.
Phan Chu Trinh và phong trào Duy Tân
Nguyễn Ngọc Lanh - Ảnh hưởng quyết định của Tân Thư
“Tân Thư” (sách mới) thực ra là những sách có từ lâu bên châu Âu, nhưng lại rất mới với châu Á và Việt Nam. Sách chủ yếu trong tân thư là các tác phẩm của Montesquieu (Mạnh Đức Tư Cưu, 1689-1775) và J. Rousseau (Lư Thoa, 1712-1778); rồi các sách ra đời muộn hơn của Khang Hữu Vy, Lương Khải Siêu và một số tác giả Nhật.

(4VN) Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ

Trí thức nước ta và việc chọn ý thức hệ
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Trước năm 1906 kho từ vựng chưa có từ “trí thức”, nhưng đã có sẵn rất nhiều danh từ để chỉ “người có học” (ví dụ, nhà bác học, nhà khoa học, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, tiến sĩ…). Dù sao, họ chưa phải là trí thức. Nhưng nếu một người “có học” – ngoài chuyện hành nghề theo chuyên môn – còn vạch ra những bất cập và bất công của xã hội, đề xuất các biện pháp giải quyết (nay gọi là phản biện), ông ta trở thành trí thức (trí tuệ và thức tỉnh). Hoạt động xã hội của trí thức, đều – gián tiếp hay trực tiếp – có tác dụng nâng cao dân trí. Trước Nguyễn Trường Tộ, chưa thể có trí thức ở nước ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích học hành là để làm quan. Còn thi cử là để chọn người làm quan (phải nhất nhất làm theo lệnh vua). Dũng cảm nhất của quan, chỉ là dám can vua và dám từ quan.

Quân Pháp xâm lược Bắc Kì, trận chiếm thành Hải Dương .
Nguyễn Ngọc Lanh - Năm 1906 lần đầu tiên trên tiêu đề của một bài báo (ở Pháp) xuất hiện từ mới toanh, trước đó chưa hề có: “trí thức”. Từ này dành cho nhà văn Zola vì hành động cao cả và dũng cảm của ông. Cụ thể, ông đã lên tiếng phản đối, và phản đối tới cùng, một bản án bất công do giới quyền lực áp đặt cho một nghi can là người Do Thái. Trớ trêu, dư luận xã hội – do kỳ thị chủng tộc – đã nhiệt liệt ủng hộ bản án phi nghĩa này. Nhà văn rất ý thức về sự nguy hiểm cho bản thân, nhưng ông trọng công lý và sự thật hơn lợi ích riêng.

(3VN) Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi

Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” 
Việt Nam có Nguyễn Trường Tộ là tặng phẩm quá đặc biệt Trời cho, quá diễm phúc (nhưng không có số hưởng phúc). Fuku nếu sinh ở Việt Nam chắc đâu đã làm được như Nguyến Trưởng Tộ, trong điều kiện Nho Giáo còn quá thâm căn, cố đế? Những Nguyễn Trường Tộ hiện đại: Các cụ Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Tô Văn Trường, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đình Cống (gồm cả 72 hiền sĩ kiến nghị bản Hiến Pháp tự soạn), cùng hàng trăm vị khác… thực chất là những Nguyễn Trường Tộ hiện đại. Khó khăn mà họ đang gặp – về đại thể – giống hệt tiền bối. Họ cũng được phép gửi Điều Trần suốt đời…
Yukichi Fukuzawa
Nguyễn Ngọc Lanh - Wikipedia đã nêu rất đủ về Nguyễn Trường TộFukuzawa Yukichi (xin gọi tắt là cụ Nguyễn và cụ Fuku). Để so sánh, ai cũng nhận ra: Cả hai cụ sinh cùng thời, cùng đề xướng cải cách, nhưng một cụ thất bại, cụ kia thành công. Chỉ cần gõ hai cụm từ “nguyễn trường tộ” và “fuku yukichi” ta sẽ được google cung cấp hàng ngàn kết quả, trong đó không thiếu những so sánh cụ thể, chi tiết, để tìm ra nguyên nhân thất bại và thành công.

(2VN) Nguyễn Trường Tộ trao lại những gì?

Nguyễn Trường Tộ trao lại những gì?
Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi”
Nguyễn Ngọc Lanh - Khi nước đã mất, chính thực dân sẽ thực hiện – và thực hiện nhiều hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ hơn – các nội dung mà cụ Nguyễn đã đề xuất. Nói khác, những gì cụ Nguyễn đề xuất là quá ít và quá thấp so với dự kiến của thực dân Pháp. Cứ cho là cụ Nguyễn sống thêm 30 năm nữa, cụ cũng không dám kiến nghị triều đình bắc chiếc cầu sắt kếch sù đến vậy qua sông Hồng. Nhưng ngay khi chưa bình định xong các cuộc khởi nghĩa chống đối (ví dụ, của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế), Pháp đã xây xong cầu Long Biên. Lý do? Rất đơn giản, nếu chúng ta hiểu “thực dân” là gì. Thực dân “thứ thiệt” có mục đích lập nghiệp vĩnh viễn ở thuộc địa, chứ không phải đó là lũ chỉ biết ăn xổi.
Nguyễn Trường Tộ đang làm việc
Số phận các bản điều trần
Nói chung, chúng không được thực hiện vì không đủ cả thời gian lẫn điều kiện. Nhưng bao trùm lên tất cả là vua Tự Đức không thể dứt bỏ ý thức hệ Nho Giáo, mặc dù đến lúc ấy đã trở thành phản động khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đang đua nhau tìm kiếm thị trường và thuộc địa.