Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Vụ xử ông Thanh là 'mũi tên bắn nhiều con chim'

Vụ xử ông Thanh là 'mũi tên bắn nhiều con chim'
19 tháng 1 2018 - "Chuyện Trịnh Xuân Thanh xin đi qua Đức để sống với vợ con thì đó là một chuyện buồn cười, ảo tưởng, không có chuyện đó. Còn trường hợp ở tù, nếu người nhà là cha mẹ hay người thân thiết mà có thể bệnh, từ trần, thì có thể người ta cho về để tang. Việc đó đã có tiền lệ, hoặc có trường hợp nào đó cho về một tí, tạm đình chỉ thi hành án trong một thời gian, có người áp tải về nhà. Trường hợp đó như anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, khi người nhà chết, thì anh cũng có về đốt nhang.
Bên ngoài phiên tòa xét xử các ông 
Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Việc xét xử ông Trịnh Xuân Thanh là một mũi tên 'bắn vào nhiều con chim', trong khi phiên tòa với các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh 'có màu sắc chính trị nội bộ', một nguyên là Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC Tiếng Việt.

Chưa có phiên tòa nào xử nhanh như thế và những phiên tòa như thế này, theo chúng tôi biết ở Việt Nam, nó có một định hướng nào đấy, nó hơi lai lai như một vụ án có màu sắc chính trị, mà chính trị nội bộLuật sư Trần Quốc Thuận

"Việc xử Trịnh Xuân Thanh, tôi đánh giá là một mũi tên bắn nhiều con chim. Một là xử nhanh, như chúng ta thấy chưa có phiên tòa nào xử nhanh như thế và những phiên tòa như thế này, theo chúng tôi biết ở Việt Nam, nó có một định hướng nào đấy, nó hơi lai lai như một vụ án có màu sắc chính trị, mà chính trị nội bộ.

"Khi Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh có án rồi, những cơ quan khác, những người có ý kiến tham gia, thì có lẽ không tham gia được và Việt Nam cũng muốn chứng minh cho Đức biết rằng Trịnh Xuân Thanh là một người có tội, rồi sau này có những bước tiến.

"Cho nên việc nói qua, nói lại để đòi hỏi chuyển Trịnh Xuân Thanh đi sang Đức có lẽ tạo cho bên phía Đức, theo tôi nghĩ, yếu thế hơn."

'Chuyện buồn cười, ảo tưởng'

Những bị cáo chủ chốt trong vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản tại PVN và PVC nói lời cuối cùng trước khi nghị án.

Bình luận về những lời đề nghị và nguyện vọng của các bị cáo tại phiên tòa, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp:

"Chuyện Trịnh Xuân Thanh xin đi qua Đức để sống với vợ con thì đó là một chuyện buồn cười, ảo tưởng, không có chuyện đó.

"Còn trường hợp ở tù, nếu người nhà là cha mẹ hay người thân thiết mà có thể bệnh, từ trần, thì có thể người ta cho về để tang. Việc đó đã có tiền lệ, hoặc có trường hợp nào đó cho về một tí, tạm đình chỉ thi hành án trong một thời gian, có người áp tải về nhà. Trường hợp đó như anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, khi người nhà chết, thì anh cũng có về đốt nhang.

Về trong nội bộ, theo tôi được biết, thì không phải 100% người ta đồng tình. Có người cho rằng thường chỉ trừ tội phản quốc, tội này kia, không nên xử đến Bộ Chính trị, hoặc là cao hơn thế này, thế kia, thì nó dẫn tới những vụ án nữa - LS Trần Quốc Thuận

"Trường hợp đó thì có, còn trường hợp ở tù mà cho về thế này, thế kia, mà nhất là đi qua Đức, thì đúng là chuyện hão huyền."

Khi được hỏi vụ án và phiên xử mang 'màu sắc chính trị nội bộ' là thế nào, Luật sư Trần Quốc Thuận nói tiếp:

"Về trong nội bộ, theo tôi được biết, thì không phải 100% người ta đồng tình. "Có người cho rằng thường chỉ trừ tội phản quốc, tội này kia, không nên xử đến Bộ Chính trị, hoặc là cao hơn thế này, thế kia, thì nó dẫn tới những vụ án nữa..."

"Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình," ông Thanh nói.

Trước câu hỏi về vấn đề có nên chỉ rõ 'vùng cấm' hay không trong vụ án này, kể cả tới các vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư hay Thủ tướng, nếu vi phạm pháp luật, Luật sư Thuận nêu quan điểm:

"Ở Việt Nam hiện nay, theo qui định của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì không bao giờ Tòa, hay Viện Kiểm sát, công an Việt Nam được khởi tố, truy tố một đảng viên cả. Nếu một đảng viên bị khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử thì đảng viên đó hoặc là phải bị đình chỉ tư cách đảng viên, hoặc phải bị khai trừ đảng, thì lúc đó mới xử.

"Chứ Tòa án và công an Việt Nam không bao giờ xử, truy tố một đảng viên, vì đảng viên đó phải có một cấp ủy quản lý. Còn đối với những người cấp cao, chúng ta biết như là ông Đinh La Thăng, thì phải là Bộ Chính trị.

"Ông Đinh La Thăng lúc đó hết Ủy viên Bộ Chính trị rồi, thì ông còn là Ủy viên Trung ương Đảng, thì giao cho Ban Chấp hành Trung ương. Có một qui định là có quyền đình chỉ nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Trung ương… Vùng cấm này được hiểu như thế nào, thì đó lại là một câu chuyện khác."

Bấm vào bấm vào đường dẫn này theo dõi hội luận tại Bàn tròn thứ Năm hôm 18/01/2018.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42738540

1 nhận xét: