Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Những cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Những cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
Hàng ngàn xác cá nổi trên sông, băng tan ở Bắc và Nam cực, hạn hán hay lũ lụt là những dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu trên trái đất.

Một phần hồ nhân tạo lớn nhất nước Mỹ, Lake Mead, thuộc bang Nevada, dẫn nước tưới cho 7 tiểu bang của miền tây. 14 năm hạn hán do biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước tưới cho các thành phố, ngành nông nghiệp và dầu khí, đã khiến hồ dần khô cạn.


Hạn hán kéo dài làm sụt giảm đáng kể mực nước tại hồ Powell, trải dài biên giới giữa bang Utah và Arizona, Mỹ. Những hình ảnh do NASA cũng cấp cho thấy phần phía bắc của hồ đã trở thành hố sâu, hẹp, uốn khúc. Mực nước của hồ đã giảm mạnh chỉ sau 5 năm.


Bang California là nguồn cung cấp chủ yếu cà rốt, bơ, dâu tây, hạnh nhân, nho và các loại gia súc cho toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, hạn hán, độ ẩm mặt đất và dưới lòng đất gần như cạn kiệt, cùng các đồng cỏ được đánh giá là “nghèo nàn”, đã đẩy giá lương thực tăng.


Nhiệt độ trái đất được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi nhiệt hành tinh của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu nóng lên từ 150 năm trước. Nguyên nhân của sự tăng nhiệt một phần do sự phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người.
Video
NASA xác nhận hiện tượng nóng dần của trái đất
Video của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cho thấy nhiệt độ trái đất được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi nhiệt hành tinh của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu nóng lên từ 150 năm trước. Nguyên nhân của sự tăng nhiệt một phần do sự phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người.


Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tan chảy các dòng sông băng. Tình trạng băng tan ở Bắc cực và Nam cực đang ở mức báo động.


Bắc cực chứa một tấn khí methane, loại khí nhà kính mạnh và không tốt cho sức khỏe con người. Nếu các sông băng và chỏm băng vùng cực không tồn tại, con người sẽ giống một chiếc sandwich đang ở trong một máy ướp lạnh mà không có đá vào ngày hè nóng nực.


Các dòng sông băng tan chảy dẫn tới mực nước biển tăng cao. Trong những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa tới, quần đảo San Blas của Panama thường xuyên phải đối mặt với các trận lụt lớn và nghiêm trọng. Đó là kết quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu.


Biển sẽ lấn sâu vào đất liền khoảng 66 m trong vài năm tới. Nhiều quốc đảo sẽ bị “nuốt chửng” và một đường bở biển mới dần hình thành ở Bắc Mỹ.


Hiện tượng axit hóa đại dương là kết quả trực tiếp của việc hàm lượng CO2 tăng cao trong bầu khí quyển. CO2 hòa tan trong nước sẽ tạo thành axit cacbonic. Loại axit này làm giảm khả năng hình thành và duy trì vỏ cùng cấu trúc xương của nhiều sinh vật biển, ví dụ như san hô.


Hàng ngàn xác cá nổi trên bờ biển ngoài khơi Marina Del Rey, miền nam California hôm 19/4.



Xác cá nổi lềnh bềnh trên một bến thuyền ở Pultneyville, thành phố New York, hôm 17/5.
Phốt pho từ các trang trại, nước thải và ngành công nghiệp phân bón tổng hợp làm nở rộ tảo lục độc trong hồ Erie ở Bắc Mỹ, khiến 5.000 người không có nước uống.


Hàng nghìn con cá chết nổi phủ đầy mặt hồ Maninjau ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia vào tháng 3/2014.


Hiện tượng tảo biển độc nở rộ trong hồ Erie ở Bắc Mỹ. Không phải tất cả các loại tảo đều có tính hủy diệt, nhưng loài tảo nở rộ trên hồ chủ yếu là microcystis aeruginosa, rất độc đối với loài động vật. Microcystis aeruginosa xuất ra độc tố có màu nâu sậm gọi là microcystin, có khả năng giết chết một con chó đang bơi trong vùng nước nhiễm độc tố này, đồng thời gây kích ứng da, giảm khả năng hô hấp và tiêu hóa ở người.


Theo các nhà khoa học, phốt pho từ các trang trại, nước thải và ngành công nghiệp phân bón tổng hợp làm nở rộ tảo lục. Chúng phát triển sau 5 năm. Hiện tượng này khiến 5.000 người không có nước uống.


Tháng 12/2013, người dân thánh địa Jerusalem, Isareal đối mặt với một cơn bão tuyết hiếm có trong lịch sử kể từ năm 1953.


Người dân di chuyển trên một con đường ngập đổ nát sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào thành phố Tacloban, miền trung Philippines hồi tháng 11/2013. Hơn 10.000 thiệt mạng sau cơn bão được cho là mạnh nhất trong lịch sử theo nhận định của các chuyên gia.


Lính cứu hỏa vật lộn với vụ cháy rừng tại thung lũng Hidden, bang California, Mỹ ngày 3/5/2013.


Một cơn bão bụi tràn qua thành phố Phoenic, bang Arizona, Mỹ hôm 3/7/2014. Những cơn bão bụi lớn hay còn gọi là haboobs (theo tiếng Ả Rập) xuất hiện trong mùa mưa ở Arizona từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.


Một thác nước chảy mạnh đã phá hủy hoàn toàn cây cầu dọc theo đường cao tốc 34 hướng về phía công viên Estes, bang Colorado của Mỹ ngày 13/9/2013. Hàng ngàn người buộc phải sơ tán khẩn cấp sau hiện tượng thiên nhiên đáng sợ này.


Đường lát gỗ FDR ở thành phố New York, Mỹ ngập sâu trong nước, sau khi bão Sandy đổ bộ khiến những con sóng lớn tràn vào bờ hôm 30/10/2012.


Ô tô nằm ngổn ngang tại một bãi đậu xe ngập nước ở New York sau siêu bão Sandy. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công nước Mỹ trong 100 năm qua.


Một người đàn ông di chuyển qua con phố đầy cát sau siêu bão, xung quanh là cảnh tượng hiếm gặp tại New York. Theo ước tính của Bloomberg, tổng thiệt hại do bão Sandy gây ra tại nước này lên tới 40 tỷ USD.


Báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão nhiệt đới sẽ gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Hải Anh
Ảnh: Distractify

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét