Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Vì sao nhà văn Trang Hạ bị “ném đá” tơi bời?

Không thể hiểu nổi tại sao cô nhà văn này lại nổi tiếng ? Có lẽ vì cô biết "đanh đá" đúng chỗ, trừ trường hợp không may nêu trong bài này.
Vì sao nhà văn Trang Hạ bị “ném đá” tơi bời?
GiadinhNet - Sau khi “Giai điệu tự hào” được phát sóng trên VTV, trên các diễn đàn, nhà văn Trang Hạ (khách mời bình luận chương trình) bị công chúng phản ứng mạnh mẽ, bị cư dân mạng “ném đá” tơi bời vì họ cho rằng những nhận xét của cô đã lãng quên quá khứ...
Nhà văn Trang Hạ (bìa phải) - khách mời
bình luận đang bị “ném đá” tơi bời
Nhà văn “ăn”… mắng!
Trên các diễn đàn đã có hàng trăm bình luận “sốc” liên quan đến các khách mời. Nhiều cư dân mạng còn thả cửa văng tục, chửi bậy để thể hiện sự bức xúc. Rất nhiều những bình luận kiểu như: “Không khác gì lấy pizza chấm vào mắm tôm. Người ta cảm thụ nghệ thuật phải đặt vào hệ quy chiếu của quá khứ, của lịch sử chứ …”; “Bài ca năm tấn hay như vậy mà nhà văn Trang Hạ nói làm tôi quá thất vọng”…

“Những năm tháng ấy cả dân tộc ở hậu phương dành dụm từng hạt thóc để tiếp sức cho tiền tuyến đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Thật là xấu hổ trong thế hệ hiện nay có người mang danh là nhà văn mà lại hồ đồ quên hết quá khứ xương máu mà cha ông để lại cho thế hệ chúng ta…'', nickname Doan Hieu bức xúc.

Có những bình luận mang tính mai mỉa như: “Trang Hạ nói, mà mấy anh chị ngồi trên phải quay lại nhìn. Nhà văn kiểu gì mà đến cái tinh thần cũng không nhận ra, chỉ nhìn thấy cái xác của câu chữ, cân đo đong đếm câu chữ. P/S: Vâng, chị ấy là người thành phố có trách nhiệm”, nickname Lavie Ngọc nói.

“Trang Hạ nói khó nghe quá! Nhà văn khi nói trước công luận thì phải nghĩ một chút? Giai điệu bài hát này, thập kỷ đó khi đất nước chìm trong bom đạn, tiền tuyến cần lương thực, bài hát có tác dụng phát động phong trào. Cô nhà văn này sinh sau đẻ muộn không trân trọng thành quả ông bà đã phải gánh chịu mà chỉ biết hưởng thụ...”, nickname Hoa Nguyen phản ứng.
Có người còn tỏ ra bức xúc khi phân tích cả một đoạn dài: “Làm tổn thương xã hội này”, nhà văn tên Hạ nói như đấm vào tai. Bài hát “Bài ca 5 tấn” cổ vũ tinh thần người nông dân hăng say sản xuất, cấy cày. Sao lại có thể làm tổn thương xã hội ngày nay? Liệu cổ vũ cho người nông dân hăng say sản xuất là làm tổn thương xã hội ngày nay chăng?... Trang Hạ liên tưởng hình ảnh “lấy cái mông con trâu làm thước ngắm” thật là thô thiển và khiếm nhã.

Bình thường đang ngồi tán gẫu bạn bè, nói câu ấy cũng không sao, nhưng đang bình luận về bài hát thì thật là quá xúc phạm tác giả… Ôi thật là thảm họa. Từ bài hát “Bài ca năm tấn”, Trang Hạ liên tưởng tới mông trâu và thế hệ trẻ... Từ kỷ vật chiếc kẻng, Trang Hạ phán một câu “còn các bạn trẻ thành phố chưa nhìn thấy, nghe thấy tiếng kẻng thì thể nào các bạn cũng nghe tới câu nói “ăn cơm trước kẻng”. Ừ nhỉ? Nghe cũng có từ kẻng đấy! Nhưng kẻng đấy nói toạc ra là tình dục, là chuyện chăn gối. Sự liên tưởng quái dị?”…, nickname Suaxungxinh bình luận.

“Sau khi nghe 2 lần chương trình “Giai điệu tự hào” tôi thấy chương trình cần phải xem xét nhân cách một số khách mời. Nhà văn Trang Hạ không hiểu sự khó khăn của thời chiến tranh, bài hát cổ vũ tinh thần của bà con nông dân...”, nickname Vu Dinh Hien gay gắt. Thậm chí, một nickname khác mang tên Yêu Việt Nam còn bức xúc “đề nghị” một số khách mời “ra khỏi chương trình này”!

Chính Trang Hạ cũng thấy… phản cảm!

Nhà văn Trang Hạ, sau khi chương trình “Giai điệu tự hào” phát sóng, đã vấp phải những phản hồi của người xem truyền hình cả nước, nghĩ gì và sẽ tiếp tục nhận xét như thế nào trong các chương trình tiếp theo?

“Tôi không đọc các diễn đàn nhưng tôi có theo dõi trên fanpage của chương trình và đối với các diễn đàn thì tôi biết chắc chắn sẽ bị khán, thính giả phản ứng như thế. Chính tôi còn thấy phản cảm nữa là người xem truyền hình”, nhà văn Trang Hạ không hề ngạc nhiên khi được hỏi có biết cư dân mạng đang phản ứng dữ dội về phần bình luận của chị.

Trang Hạ khẳng định: “Ngay khi xem chương trình đầu tiên, tôi đã bị “sốc nặng”. Không khí của chương trình thực tế và chương trình trên truyền hình khác hẳn nhau. Khi quay ở trường quay, cả ekip phải làm việc 9 tiếng đồng hồ liên tục để quay xong được một chương trình nhưng khi lên sóng thì tất cả thời lượng chỉ có 90 phút, cho nên việc dẫn đến sự phản ứng của khán giả như thế là hoàn toàn dễ hiểu. Có những câu nói, hoặc những kỷ vật lẽ ra phải cần đến sự bình luận nhiều chiều và đủ thời lượng nhưng khi sóng nhà đài không cho phép thì thành ra như thế. Ở chương trình số 2, kỷ vật chiếc khăn tay còn không được nói đến một câu nào, chỉ có đúng một lời giới thiệu. Còn câu chuyện liên quan đến chiếc kẻng trong chương trình số 1 của tôi thì bị cắt hết, chỉ còn lại mỗi câu “ăn cơm trước kẻng”.

Tuy nhiên, bên cạnh việc nhiều khán giả “ném đá” khách mời, dòng chủ lưu khán giả là những người yêu thích chương trình “Giai điệu tự hào”. Họ cho rằng các ca khúc cách mạng trước đây chỉ được trình diễn trong những chương trình mang tính chất cổ động và không thu hút được nhiều khán giả trẻ yêu thích, thì nay trở thành chất dẫn truyện, đưa đến cho người xem những cảm xúc tuyệt vời, cộng thêm cả những bình luận trái chiều đối lập nhau như vậy nên họ thấy rất thú vị.
Mời bạn xem tiếp kỳ sau: Biên kịch Phan Huyền Thư nói gì sau việc bùng phát những dư luận trái chiều về chương trình?




Sẽ chỉ nói trong vòng… 20 giây
“Ngay khi khi xem chương trình đầu tiên, tôi đã hiểu rằng với các chương trình sau, mình chỉ có thể nói trong vòng 20 giây thôi. Không thể tham lam nói dài được. Tôi không có hy vọng trình diễn bản thân, trình diễn cá tính trên truyền hình hoặc trở nên khác người. Tôi mong muốn câu trả lời của tôi phải có đủ năm yếu tố: Quan tâm đến thời cuộc, hiểu biết về lịch sử, có cảm xúc về nghệ thuật, trân trọng những giá trị của các thế hệ đi trước và muốn gửi gắm thông điệp với giới trẻ rằng ca khúc là cầu nối khiến chúng ta hiểu nhau hơn”.

(Nhà văn Trang Hạ)


Minh Tuệ

http://giadinh.net.vn/van-hoa/vi-sao-nha-van-trang-ha-bi-nem-da-toi-boi-20140314101236685.htm#sendbl

PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC(16)
Htt (15/03/2014 13:33)
@Nguyệt: 8x có đọc HHT không? Trang Hạ là cây bút nổi tiếng trên HHT từ những năm 90 đấy cùng thời với Jap Tiên sinh.
Trang Nhung (15/03/2014 00:17)

Nói thật thì mất lòng thôi! Tôi thích những người dám nói thật lòng mình và không xu nịnh!
nguyenoanh (14/03/2014 21:11)

Xin lỗi, cô ấy chỉ là Trang Hạ!
Truongdong (14/03/2014 19:39)

Không được xúc phạm những cống hiến hết mình của những nhạc sĩ đã từng theo kháng chiến, quên mình xông pha lửa đạn mới có những tác phẩm bất hủ. Những bài hát là những liều biêt dược thúc đẩy tinh thần yêu nước. Họ quên mất giá tri mà chính ông cha họ đã phải hy sinh mới có được .Tôi không thể chấp nhận lời nhận xét xúc phạm và phủ nhận những công lao của các bâc tiền bối.
Nguyệt (14/03/2014 18:26)

Tôi vốn là thế hệ 8X, cũng thấy mình nhiều thiếu sót, hiểu biết với quá khứ hào hùng của dân tộc, nhưng vẫn rất thích nghe những ca khúc đi cùng năm tháng. Và hôm coi giai điệu tự hào, nội chuyện VTV1 mời TH bình luận là điều khiến tôi không thể hiểu nổi. TH nổi lên từ mạng, chứ không hẳn là nhà văn chính thống. Tác phẩm gây mưa gió do cách giật tít, câu “view” là Xin lỗi, em chỉ là con đĩ dịch từ tác phẩm TQ. Ngoài ra, tôi chưa hề biết TH có tác phẩm nào nổi tiếng hay có thể xem là đọc được cả. Mặt khác, nếu ai đã từng đọc những văng tục của chị này (tôi biết từ thời blog và không còn ghé vào trang nào của TH nữa nên không biết giờ còn kiểu văng tục thế không) thì chắc hẳn sẽ hiểu. Thậm chí có những phát ngôn gây sốc, những lời chửi rất Chí Phèo. Mong rằng, các chương trình chính thống, đàng hoàng, đừng mời chị này nữa, để những khán giả như tôi đỡ khổ sở vì nghe lời rỗng.
Nguyễn Anh Ngọc (14/03/2014 17:09)

Ngày trước ở ngoài chiến hào chúng tôi nghe những bài hát như: Đường cày đảm đang, bài ca năm tấn chúng tôi như được tiếp thêm sức mạnh chiến đấu thắng quân thù. Dù có ác liệt,khó khăn đến mấy cũng phải vượt qua để xứng đáng với sự vất vả của các mẹ ,các chị,các em ở hậu phương,xứng đáng với tình yêu thương giành cho chúng tôi ngoài tiền tuyến. Sao ngày nay lại có những nhà văn quên quá khứ hào hùng của cha anh? Chả trách ngày nay toàn chuyện bạo lực và chuyên sex, các vụ án mà thôi hoặc cô này cởi quần cô kia cởi áo ...
Hoang Thuong (14/03/2014 17:06)

Tôi không nhất trí cách bình luận thô thiển như vậy!
thong (14/03/2014 16:28)

Tôi cho rằng. Đây là một chiêu trò của ban tổ chức. Khổ nhục kế để được nhiều người biết đến.
SỰ THẬT (14/03/2014 16:23)

Mình chưa xem chương trình đó. Sao báo không đăng hết nội dung phần bình của NV Trang Hạ? Nếu theo lời phân trần của NV Trang Hạ thì khán giả nên "quay mũi dùi" về phía người quyết định trong việc cắt bỏ bớt lời bình của NV Trang Hạ để đưa lên phát sóng. Khi nói về 1 vấn đề gì mà người nghe không được nghe hết toàn bộ nội dung thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như người cắt bớt không hiểu đúng ý của NV Trang Hạ và cắt theo ý riêng hoặc cắt đại. Không biết NV Trang Hạ có "mâu thuẩn" gì với người này không?
XIN CHIA BUỒN VỚI CHỊ VÌ ĐÃ BỊ SỰ CỐ LỚN NGOÀI Ý MUỐN. EM ĐÃ ĐỌC NHIỀU BÀI VIẾT CỦA CHỊ VÀ THẤY CHỊ VIẾT RẤT HAY, RẤT SÂU SẮC, RẤT THẲNG THẮNG, RẤT MẠNH MẼ, RẤT CÓ CÁ TÍNH. SỰ THẬT THƯỜNG "MẤT LÒNG" NHƯNG KHÔNG VÌ THẾ MÀ KHÔNG NÓI, VÀ NHÀ VĂN NÊN LÀ NGƯỜI TIÊN PHONG NÓI LÊN LẼ PHẢI, NÓI LÊN ĐIỀU ĐÚNG, ĐIỀU THẬT, NÓI THẲNG THẮNG...CHO DÙ PHẢI "MẤT LÒNG".
HA THANH (14/03/2014 15:32)

Trang Hạ chắc không được giáo dục, đào tạo đến nơi đến chốn. Thật buồn. Phải xin lỗi tác giả và đồng bào Việt Nam yêu nước đi.

Vũ Xuân Trường (14/03/2014 14:59)

Một nhà văn khi bình luận thì nhìn sự việc một chiều, không có tính nhân văn, nói thiếu suy nghĩ và cẩu thả ko nên cho bình luận.
Đào Côn Bách (14/03/2014 14:53)

Nghe cô này bình luận nếu k có giới thiệu tôi nghĩ chắc cô ta là người vô học và cả vô cảm nữa
Tran Thi Binh (14/03/2014 13:15)

Nếu xây dựng chương trình Giai điệu tự hào tôi ủng hộ vì những giai điệu trong thời kỳ cả nước đang sôi sục khí thế chiến đấu và giải phóng Miền Nam, xây dựng đất nước... Không thể nào phai mờ trong tâm trí của thế hệ các ông các bà... Nhà văn TH cũng như nhiều đại diện cho lớp trẻ được nói lên tâm trạng về từng ca khúc đã từng một thời phủ sóng cả miền Bắc trên các phương tiện thông tin đại chúng và chính những ca khúc những giai điệu đó đã một phần không nhỏ làm nên lịch sử để có ngày hôm nay...Thực sự tôi nghĩ: Chỉ cần nghe lại các ca khúc đó đã thấy được giai điệu đó thật là hào hùng trang sử dân tộc rồi... Không cần thiết phải có các nhà nọ nhà kia đại diện ....để phát biểu những tư duy nhỏ nhoi của mình, nó không thể sánh được những giai điệu đã một thời làm rung động bao trái tim con người VN trong thời khắc lịch sử đó.
Thu Thu (14/03/2014 12:54)

Cái cô nhà văn Trang Hạ phát biểu thiếu suy nghĩ về "Bài ca năm tấn " quá. Chẳng phải hàng ngày cô vẫn ăn cơm người nông dân làm ra sao, không có cơm ăn liệu cô có nhả ra chữ không mà gọi là nhà văn. Nói thẳng ra con người sống đưọc nhờ ăn cơm chứ không đọc văn thì chẳng ai chết cả.
Nguyễn Chí Kiên (14/03/2014 12:30)

Nghe nhà văn này nhận xét mình rất ghét và bức xúc. Chưa biết cô ta giỏi đến đâu nhưng việc nhận xét về quá khứ hào hùng của dân tộc ta, các khó khăn mà thế hệ trước ta phải gánh chịu thì theo mình không đáng gọi là nhà văn. Nên phải học lại lịch sử dân tộc ta mà có cái nhìn chuẩn hơn để dạy thế hệ con cháu. Cần phải hiểu hết nghĩa "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây" trước khi viết văn.
Tiến Mai (14/03/2014 11:07)

Về góc độ Văn học thì nhà văn Trang Hạ đã bị lạc đề khi bình luận, còn về Lịch sử , nếu cho điểm thì chắc chắn bình luận của nhà văn được điểm 0 tròn trĩnh !

1 nhận xét:

  1. chưa nói đến nội dung hay quan điểm ,lập trường gì cả ,chỉ riêng nhìn người và nghe giọng nói của Trang Hạ tôi đã thấy mất cảm tình .
    Còn nội dng thì giống chửi nhau ở chợ hơn là đang bình luận .cho dù thế hệ sau 0 hiểu được tinh thần ở thời đó

    Trả lờiXóa