Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Chui túi nilong vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip?

Đọc để biết thêm suy nghĩ của người khác chứ tôi tin con suối có thể không sâu quá đầu người, nhưng vẫn rất rộng và rất nguy hiểm nếu các cô giáo phải bơi qua đó để đi dạy học, đặc biệt vào mùa đông gió rét này. Lưu ý các cô chắc chắn thấp hơn các chàng trai nhiều; nhiều cô người vùng cao chỉ cao 1,5 mét.
Chui túi nilong vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip?
Ngày 17/3/2014, báo Tuổi trẻ đăng phóng sự “Chui túi nilong để…qua suối”. Phóng sự và clip đi kèm đã nói về những cô trò bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phải băng rừng, vượt suối để đến với trường với lớp. Clip do cô giáo Tòng Thị Minh (giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang) cung cấp đã lan truyền rất nhanh và gây xúc động mạnh trong cộng đồng.

Cầu suối Nậm Pồ có 4 nhịp vào mùa cạn
Lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã vào cuộc, Bộ trưởng Đinh La Thăng (ngài nói là làm) đã ra lệnh triển khai xây cầu treo để phục vụ người dân đi lại và cô trò qua sông. Tuổi trẻ đã thành công, thầy cô và học trò bản Sam Lang hẳn sẽ rất vui mừng. 
Nhưng bình tĩnh, chúng ta hãy xem kỹ clip.

Đây là cây cầu Nậm Pồ vào mùa cạn. Mùa nước lũ cầu được rút đi và thầy trò phải vượt lũ dữ bằng cách chui vào bao nilong.

Theo quan sát của ofviet: Chiếc cầu này có 4 trụ, mỗi trụ cách nhau tầm khoảng 4 đến 5m. Các trụ cầu hình như được bao bằng liếp tre nứa (cốt trụ cầu là gì thì chúng tôi không rõ). Chiều dài cầu ước chừng 20 tới 25m.

Vậy mùa nước lũ suối Nậm Pồ rộng bao nhiêu, nước lũ hung tợn thế nào? Những bức hình dưới đây sẽ cho các bạn thấy rõ hơn.


Chuẩn bị vượt suối

Đây là hình ảnh người đàn ông chuẩn bị cho cô bé vượt suối bằng cách chui vào túi nilong. Bạn hãy thử so sánh hình ảnh cây cầu mùa cạn với hình ảnh con suối mùa nước lũ? Độ rộng của suối Nậm Pô trong bức hình là bao?

Hình ảnh dưới đây sẽ giúp các bạn rõ hơn. 


Sáu bước chân ra giữa dòng suối

Đây là hình ảnh người đàn ông đưa một bé nam vượt suối trong bao nilong.

Tại thời điểm này ofviet nhận thấy người đàn ông bước đi tổng cộng bẩy bước. Trong đó thời điểm gần bờ anh ta bước một bước ngang, sau đó tiến 6 bước. Với 6 bước tiến người đàn ông đi được tầm 2.4m và anh ta đã ra tới giữa suối, nước ngập ngang thân.

Trong clip gốc minh họa cho bài viết ”Chui túi nilong để…qua suối“ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 17/3 cho thấy: Thời điểm người phụ nữ bắt đầu chui vào túi nilong buộc túi cho đến khi sang tới bờ bên kia tất cả chỉ có 34s.

Clip gốc xem tại đây


Sải bơi đầu tiên

Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị (như để cô gái ngồi yên trong bao, buộc bao nilong), người đàn ông đã thực hiện những sải bơi đầu tiên tại thời điểm 9s11 (clip do cô giáo Tòng Thị Minh cung cấp cho Tuổi trẻ). 


Đến bờ rồi

Đến thời điểm 34s12 trong clip, sau câu: “Đến bờ rồi…!” chuyến vượt suối đã hoàn thành an toàn tốt đẹp.

Tổng cộng vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa nước lũ hết đúng 24s, theo đúng clip gốc. Điều đáng tiếc là Tuổi trẻ online đã biên tập lại clip, thời gian vượt suối đã được nâng lên 40s, nhưng tôi nghĩ rằng họ không thể nâng lên 2p, hay 2p30s cho việc vượt suối???

Có thể các bạn sẽ quan sát kỹ hơn clip và rút ra những điều hữu ích.


Như vậy, vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ mất đúng 24s, và chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối.

Và con suối rộng như vậy còn nó hung dữ thế nào?

Trong clip của báo Tuổi trẻ online dù đã được biên tập lại thì vẫn còn có hình những đứa trẻ mặc quần cộc ướt sũng, chạy chơi trên bờ, hình ảnh người phụ nữ vừa gỡ cái cần câu của mình. Và hình ảnh được cắt từ clip gốc dưới đây sẽ cho thấy sự hung dữ của con suối Nậm Pô mùa nước lũ? 


Đùa với suối dữ?

Clip gốc cho thấy tại thời điểm những người đàn ông khiêng chiếc xe máy này qua có ít nhất hai người đang bơi ùm ùm phía bên kia suối. Và hình ảnh khiêng xe máy qua suối cũng cho ta biết độ sâu thực tế của con suối này.

Hiển nhiên là ba người đàn ông này không thể bơi khi cùng nhau san sẻ gánh nặng của một chiếc xe máy nặng gần trăm kg trên lưng. Họ không bơi mà là họ lội, độ sâu thực tế của suối Nậm Pô: chưa ngập quá cằm những người đàn ông trong hình.

Tức là suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ chỉ sâu chỉ tầm 1.45 m đến 1.55m.

Vâng 6 bước chân ra đến giữa suối, vượt suối bằng bao nilong hết đúng 24s và độ sâu của suối trên dưới 1.5m quả thực là quá nguy hiểm.

Theo Tuổi trẻ online thì cô giáo Tòng Thị Minh cho biết: Vượt suối thế này bình thường như cân đường hộp sữa: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.

Như vậy chúng ta sẽ suy nghĩ gì đây? Con suối rộng không quá 5m (chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối), độ sâu tầm 1.5m; giữa núi rừng với những người đàn ông bơi lội giỏi, nhiệt tình sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình và… người khác để vượt suối rốt lại đã không chịu làm một cây cầu, bằng tre, bạch đàn hay bất cứ cây rừng nào có thể.
Vượt một con suối như vậy có rất nhiều sự lựa chọn cho cả cô, thầy, trò và những người người dân. Chui bao nilong phó mặc số phận của mình cho người khác không hẳn là điều tốt nhất. Có hay chăng để cô giáo vào túi nilong kéo qua suối chỉ là một trò đùa mạo hiểm mang tính trêu chọc của mấy anh trai bản?

Đảng và nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt tới vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những chương trình hỗ trợ sự phát triển của các huyện vùng cao là không thiếu. Ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng từng đi thị sát không ít nơi, những gì tốt nhất cho sự phát triển của biên giới hải đảo, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cả người dân đang làm.

Một clip của Tuổi trẻ sẽ đem lại những hiệu ứng gì, người dân sẽ nghĩ sao? Tính chân thật của clip này đến đâu?

Điều đáng suy nghĩ là Tuổi trẻ cho xuất bản bài phóng sự kèm clip: “chui vào túi nilong để… qua suối” đúng vào sự vụ NSUT Chánh Tính nợ 10 tỷ, có nguy cơ mất nhà và đang xin cộng động giúp đỡ để giữ lại ngôi biệt thự của mình. Hẳn đây cũng là một sự kiện truyền thông tạo hiệu ứng ghê gớm!

Ofviet hi vọng có một cuộc điều tra rõ ràng và xác thực về địa điểm quay clip kể cả phương tiện quay để làm rõ hơn tình hình thực tế và biết đâu cũng có thể giúp chúng ta xây dựng một cây cầu với kinh phí thấp nhất và an toàn nhất có thể.

Hiện tại thì ofviet cùng những người bạn đang khảo sát địa điểm thích hợp nhất để có thể tiến hành clip rievew – trải nghiệm thực tế việc chui túi nilong vượt suối trong 24s. Chúng tôi hi vọng clip trải nghiệm này sẽ có thể ra mắt độc giả sớm nhất.

Ps? Để đảm bảo sự trung thực của hình ảnh, toàn bộ ảnh được sử dụng trong bài viết được ofviet cắt từ clip gốc.

5 nhận xét:

  1. Đọc bài này lại phải lên tiếng. Tên VC viết bài này nó đi "vạch lá tìm sâu", muốn chứng minh là thời gian qua suối ít hơn là trong clip và đối với nó chẳng có gì là quan trọng. Cái vấn đề là không phải thời gian ít hay nhiều, mà là tên tại sao trong một đất nước tự cho là XHCN mà có một đám chóp bi ăn trên ngồi trước, ăn chận tiền viện trợ quốc tế nhằm giúp việc kiến thiết cầu cống, đường xá, giàu bạc tỉ trong khi đó thì đại đa số người dân vẫn phải sống trong cảnh "màn trời chiếu đất"...

    Trả lờiXóa
  2. Người viết bài này cần phải cho qua suối này mùa lũ. Thế thôi

    Trả lờiXóa
  3. Thang viet bai nay dang bi nho vao mat

    Trả lờiXóa
  4. Nhứng cái trụ cầu bên trong là đá hộc nằm trong rọ lưới bằng sắt,bên ngoài là tre đan.Vào mùa nước cạn đặt gỗ ván để đi qua.Khi mưa lũ về dỡ cất ván gỗ.Do cấu tạo trụ cầu bằng xếp đá nên có độ hở, nước tràn qua và lòn qua kẽ đá dể chảy mà không cuốn trôi trụ.Khi cạn nước lại lát ván gỗ để đi.BUTNHUA

    Trả lờiXóa
  5. Thực tế là có quá suối = túi ni long .và có thể chết bất kỳ lúc nào la thực còn nói gì nữa hở tác giả này . Vô cảm quà

    Trả lờiXóa