Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Ai thiệt hại nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraine?

Tin tức thường nhấn mạnh thiệt hại khổng lồ của Nga mà không tính tới những mặt lợi Nga thu được, và cũng không tính tới những thiệt hại tương ứng của phương Tây (an ninh, kinh tế, chứng khoán... đều đi xuống). Đối với Nga, ngoài được toàn quyền chủ động về an ninh quốc gia sau khi có Crimea (một cái lợi vô giá), Nga sẽ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi quý do không phải bán rẻ khí đốt cho Ukraine, tiết kiệm 100 triệu USD tiền thuê căn cứ Sevastopol, tiết kiệm hàng tỷ đô la hối lộ hàng năm cho các quan chức Ukraine... Còn thị trường chứng khoán Nga đang giảm thì đến khi tình hình ổn định (nếu không xảy ra chiến tranh thế giới), nó sẽ phục hồi rất nhanh, chẳng đáng lo nhiều. Tài nguyên của Nga quá lớn để đảm bảo cho thị trường này.
Ai thiệt hại nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraine?
(CATP) Hôm qua, 14-3-2014, nhiều chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đã đáp xuống căn cứ không quân Lask ở Ba Lan trong một động thái ủng hộ các thành viên phía đông của NATO trước tình hình căng thẳng leo thang ở Ukraine. Trong khi đó, Nga đã dồn hàng chục ngàn quân tới sát biên giới Ukraine để tham gia tập trận. Những động thái trên dồn dập diễn ra vài ngày trước cuộc trưng cầu dân ý quyết định bán đảo Crimea có sát nhập với Nga hay không vào chủ nhật này.

Chiến đấu cơ Mỹ bay tới một căn cứ ở Ba Lan hôm thứ năm
Hôm thứ sáu lãnh đạo Crimea cho biết có tới 80% dân địa phương mong muốn mình thuộc về Nga. Vậy điều gì sẽ diễn ra sau khi kết quả được công bố? Ai thiệt hại nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng này?

Ian Bremmer - Chủ tịch Eurasia Group, công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới - vừa có bài viết cho Reuters về đề tài này. Dưới đây là một số nội dung chính:

Nếu mục tiêu của Mỹ là kềm giữ cho bạo lực ở Ukraine và căng thẳng giữa các cường quốc bên ngoài ở mức tối thiểu thì họ đã vướng vào hàng loạt sai lầm đáng kể. Mỹ đã không hỗ trợ kinh tế cho chính phủ Ukraine trước khi các sự kiện lên tới đỉnh điểm. Cựu tổng thống Viktor Yanukovych không chỉ muốn làm việc với Nga, ông ta cũng tìm cách đạt được sự cân bằng giữa Nga và EU trong khi kinh tế đang trên bờ vực. Châu Âu ép người quá đáng, còn IMF thì không có động thái gì vào thời điểm đó. Thiếu sự ủng hộ từ phương Tây đã đẩy ông Yanukovych nghiêng về phía Nga, đưa các cuộc biểu tình ở Kiev lên đến đỉnh điểm không quay đầu lại được.

Hôm 21-2, các nhân vật đối lập chủ chốt của Ukraine và Tổng thống Yanukovych ký một thỏa thuận có sự trung gian của nhóm Ngoại trưởng châu Âu. Nhưng hiệp định không được tôn trọng và ông Yanukovych phải bỏ trốn. Mỹ lúc đó mới hăm hở làm việc với tân chính phủ thân phương Tây của Kiev. Đây là một sai lầm. Washington lẽ ra ít nhất phải thúc giục các bên tôn trọng thỏa thuận đã ký, như một yếu tố trong việc xác định tiến trình chính trị hướng về phía trước. Thể hiện sự ủng hộ công khai ở tư thế đó sẽ là một thừa nhận quan trọng đối với Nga rằng Mỹ tôn trọng lợi ích của Nga. 


Ở Syria cách đây sáu tháng, Mỹ cũng hết sức vui mừng giả cách rằng thỏa thuận vũ khí hóa học là một bước ngoặt tiến đến giải quyết các xung đột tiềm ẩn, mặc dù đó chỉ là “màn khói” để làm nhẹ bớt nghĩa vụ phải can thiệp quân sự của ông Obama. Người Mỹ lẽ ra phải đưa ra cho người Nga một cử chỉ có tính cách giữ thể diện tương tự ở đây, nhưng họ đã không làm được điều đó.

Mỹ lẽ ra cũng nên quyết liệt thúc giục chính phủ mới của Ukraine tôn trọng những lợi ích chính đáng của Nga ở Ukraine... Thay vì vậy, họ lại hăm hở bày tỏ sự ủng hộ chính quyền hướng phương Tây mới.

Khi đã rõ là người Nga sắp vào Crimea, chính quyền Obama đã đưa ra một loạt đe dọa rỗng tuếch, cảnh báo rằng sẽ phải “trả giá đắt cho mọi can thiệp quân sự ở Ukraine”. Những đe dọa không thể thực hiện này chỉ làm giảm uy tín của Mỹ ở nước ngoài...

Khi Mỹ rõ ràng đã bỏ lỡ cơ hội phá vỡ leo thang căng thẳng thì ưu thế đang nghiêng về phía Nga. Nhưng Nga cũng chịu tổn thất không ít từ vấn đề Ukraine.

Sau tin Nga đưa quân vào Crimea, đồng rúp của Nga đã rơi tự do. Những thiệt hại trong một ngày của thị trường chứng khoán Nga đã vượt quá chi phí khổng lồ của Olympic Sochi vừa qua.

Khi Crimea thuộc Nga, ảnh hưởng của Moscow ở Ukraine lại phản tác dụng, bởi các cuộc bầu cử ở Ukraine sẽ không còn 1,5 triệu cử tri thân Nga nữa. Những lá phiếu còn lại ở Ukraine chắc chắn sẽ bỏ theo hướng thân phương Tây, dẫn tới triển vọng hội nhập Liên minh hải quan EU và cuối cùng là thành viên EU.

Nhưng nếu Nga đưa quân vào miền đông Ukraine, nội chiến sẽ bùng nổ ở Ukraine, phá hỏng thị trường, gây chấn động địa chính trị, những hậu quả không thể dự đoán được... Đến lúc đó Ukraine vốn đã mất mát nhiều nhất tiếp tục phải gánh chịu tổn thất không nhỏ cho dù có được sự hỗ trợ mạnh từ phương Tây. 

(ĐSPL) - Các báo Pháp số ra ngày 14/3 đều thiên về giả thuyết Ukraine sẽ mất Crimea, nhưng cái giá mà Nga phải trả sẽ rất cao, đặc biệt về kinh tế.
Trên trang quốc tế, nhật báo Le Monde viết “Washington phô trương hậu thuẫn Ukraine, nhưng nghĩ rằng Crimea kể như đã mất”.


Trong lúc Washington luôn nói đến trừng phạt, thì Berlin đưa ra chủ trương “đối thoại”. Nhưng cuộc trưng cầu dân ý tổ chức ở Crimea đã thay đổi ván bài. Cho dù biết rõ Tổng thống Nga Putin nhưng bà Thủ tướng Đức Merkel đã không lường trước được phản ứng của chủ nhân điện Kremly. Phát biểu hôm qua, 13/03, trước Quốc hội Đức, bà Merkel đã nói đến việc “thôn tính” Crimea và cũng gợi ý trừng phạt kinh tế Nga.

Báo kinh tế Les Echos dành nguyên một trang quốc tế để điểm qua những nét chính: “Nga triển khai quân đội xung quanh Ukraina”, trong khi “Kerry và Lavrov cố gắng thương lượng ở London” . Tờ báo đồng thời nêu bật: “Bà Merkel ở tuyến đầu trực diện với Nga”.
Les Echos nhắc lại lời cảnh báo ngày 13/3 của Thủ tướng Đức Angela Merkel rằng nếu ông Putin tiếp tục chính sách hiện nay thì đó cũng sẽ là một “thảm họa” về kinh tế cũng như chính trị.

Cái giá của Crimea: 20 tỷ euro

Theo Le Figaro, hành động sáp nhập Crimea là rất tốn kém đối với Nga. Theo các chuyên gia, về trung hạn, cái giá của hành động sáp nhập Crimea sẽ gần 20 tỷ euro.

Moscow sẽ phải tài trợ cho những người về hưu ở Crimea, vốn có tỷ lệ hưu trí cao hơn Nga tới 17%. Tiền lương tháng trung bình ở Crimea (250 euro) thấp hơn cả các cộng hòa nghèo của Liên bang Nga, do đó không tránh khỏi một cuộc di dân ồ ạt từ Crimea vào Nga.

Mặt khác Nga còn phải bỏ tiền xây dựng lại hạ tầng cơ sở của Crimea. Về năng lượng, khí đốt, dầu hỏa sẽ phải chuyển đến bằng đường biển tốn kém hơn nhiều so với hiện nay khi đi qua Ukraine.

Theo ước tính các chuyên gia, Nga sẽ tốn kém gần 20 tỷ euro trong trung hạn. Vào lúc tình hình kinh tế Nga không mấy tốt đẹp, ngân sách chính phủ khó khăn, Ngân hàng Trung ương Nga lại phải chi hàng tỷ USD để hổ trợ đồng rúp, nhiều người tự hỏi Nga sẽ gánh vác “gánh nặng Crimea như thế nào?

Hạm đội Biển Đen sau khi Liên Xô tan rã

Liên Xô tan rã là cú đòn mạnh giáng vào Hạm đội Biển Đen. Bán đảo Crimea, và cùng với nó là căn cứ quân sự Sevastopol được giao cho Ukraine. Tại Crimea đặt 70% toàn bộ cơ sở hạ tầng của Hạm đội Biển Đen Nga.

Tàu chiến Nga ở Hạm đội Biển Đen. Ảnh: AFP

Hải quân Liên Xô từng chiếm thế thượng phong tại Biển Đen và cạnh tranh tại Địa Trung Hải với các lực lượng của NATO. Nay Hạm đội Biển Đen yếu thế hơn Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ về số lượng tàu, nhưng vẫn vượt trội so với hạm đội các nước khác nằm ven Biển Đen cộng lại.

Hiện trong thành phần Hạm đội Biển Đen có 2.739 tàu, 43 trong số này là tàu chiến. Phần lớn các tàu có tuổi thọ từ 20-35 năm, vì thế hải quân miền Nam của Nga cần “thay máu”.
 
Nga cần Hạm đội Biển Đen làm gì?

Các mục tiên chiến lược chính của Hạm đội Biển Đen:

- Kiểm soát Biển Đen và đảm bảo an ninh cho biên giới phía nam của Nga;

- Đảm bảo cho các lợi ích của Nga và đồng minh ở các biển miền nam. Ví dụ, bảo vệ lãnh hải của Abkhazia;

- Sevastopol có thể sử dụng làm căn cứ triển khai các tàu ở Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. Trong thời kỳ Xô viết, hàng năm có tới 100 tàu chiến đi qua eo Biển Đen để tiến ra các đại dương trên thế giới. Hạm đội Biển Đen có một mạng lưới các căn cứ, từ Ishmael tới Batumi.

Nga thuê của Ukraine căn cứ Sevastopol như thế nào?


Năm 1997, Nga và Ukraine hoàn tất thỏa thuận song phương, cho phép thuê căn cứ của Hạm đội Biển Đen trên lãnh thổ Ukraine tới 28/5/2017. Tiền thuê hàng năm Nga trả cho Ukraine là 97,75 triệu USD.

21/4/2010, các Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Ukraine, Viktor Yanukovich ký thỏa thuận Kharkov ra hạn thời hạn thuê của Hạm đội Biển Đen Nga thêm 25 năm (sau năm 2017) với khả năng tiếp tục ra hạn thêm 5 năm nữa (2042-2047).

Đổi lại, Nga giảm giá bán khí đốt cho Ukraine, nhờ đó, Ukraine tiết kiệm tới 1 tỷ USD/quí.

Cần lưu ý rằng, tuy căn cứ chính của Hạm đội Biển Đen nằm ở Sevastopol, Nga vẫn có các con đường khác ra Biển Đen và các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, ví dụ tại Novorossiysk.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét