Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Phố gà Ri ở cửa ngõ Hà Nội

Phố gà Ri ở cửa ngõ Hà Nội
Gà ri là món ăn có tiếng ở Hòa Lạc – Hà Nội. Nơi đây đã hình thành cả phố gà ri với vô số nhà hàng chuyên các món gà. Con phố này ngày càng trở nên nổi tiếng khi gà ri khó nuôi nhôt, lượng gà thả rông không nhiều lại khó vận chuyển đường dài… Nhờ đó, phố gà ri có thêm lợi thế độc quyền để hút khách.
Dày đặc hàng đặc sản gà ri.
Đặt cọc tiền ăn dần
Gần chục năm nay, khu vực cuối đại lộ Thăng Long, ngã ba Hòa Lạc đi Sơn Tây hay đi Xuân Mai, hai bên đường có hàng chục quán “đặc sản gà ri”, biến nơi đây thành một Phố Gà ri đặc trưng nơi cửa ngõ Hà Nội.

Ban đầu, khi đường Láng – Hòa Lạc mới mở, chỉ lác đác vài quán phục vụ khách đường dài hay dân tập lái xe mọc lên. Nhưng rồi, cùng với sự mở rộng các tuyến giao thông và sự hấp dẫn của món gà ri nên người ăn ngày càng đông, người bán ngày càng nhiều. Phố Gà ri ngày càng phát triển.

Hàng ngày, có cả ngàn lượt khách hàng tới đây để thưởng thức món ăn này. Đặc biệt, phố gà chở nên tấp nập vào cuối tuần hay các ngày lễ trong năm.

Là chủ của một nhà hàng có tiếng, chị Nguyễn Trang Lâm chia sẻ: “có thời điểm các nhà hàng ở đây bị cấm bán gà do dịch cúm gia cầm, nhiều khách vẫn sẵn sàng vào ăn vì chỉ muốn thưởng thức gà ri xịn. Có khách hàng từ Hà Nội đến nhà hàng chị nhiều đến nỗi thân thiết, họ đặt luôn 10 triệu rồi cứ đến ăn, khi nào ăn hết thì họ đặt tiếp”.

Nhiều khách hàng đi du lịch hoặc đi công tác qua Hòa Lạc đều ghé qua nhà hàng của chị vì muốn được thưởng thức đặc sản này. Ăn xong còn đặt mua về nhà làm quà.

Theo chị Lâm, dịp đầu năm là lúc các nhà hàng bận rộn nhất, bởi không chỉ bán cho khách mà còn nhiều người đặt gà đi lễ hay mang về Hà Nội. Giá trung bình mỗi suất ăn cho 2 người từ 200-250 nghìn đồng. Tuy nhiên, với trường hợp khách hàng mua gà sống về chị đều từ chối, không phải vì lý do giữ hàng mà vì giống gà này khó nuôi, khó vận chuyển, khách đưa về nhà dễ chết nên người bán dễ mang tiếng.

Theo những chủ quản lâu năm ở Hòa Lạc, ở đâu cũng treo biển gà ri nhưng không phải 100% nhà hảng ở Hòa Lạc cho khách ăn đúng loại gà ri “xịn”.

Anh Trần Văn Mười (Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội) một tiểu thương chuyên cung cấp gà cho biêt: “Vì lợi nhuận, không ít nhà hàng trộn lấn các loại gà khác, những khách sành ăn vẫn nhận ra và bị tẩy chay. Có nhà hàng tử tế hơn thì chọn gà ri làm gà hấp, còn gà khác để dành cho món nướng và làm lẩu để lừa khách”.

Cũng theo anh Mười, ở phố gà, các nhà hàng kinh doanh gà làm ăn phát đạt, nhiều người nhờ gà mà có nhà lầu, ô tô, cửa hàng to. Không những thế, kinh doanh gà phát đạt, nhiều ông chủ nơi khác cũng về đây mở cửa hàng làm ăn Các tiểu thương mua gom và nông dân nuôi gà nhờ đó cũng có thêm thu nhập.

Gà ri nuôi nhất rất nhanh chết.

Không bán gà tết

Gà ri nổi tiếng nhưng không mấy tay buôn có đủ kinh nghiệm để kinh doanh thành công. Theo giới kinh doanh, đây là giống gà sống trên vùng núi của tỉnh Hòa Bình với nhiệt độ khá thấp so với đồng bằng. Chúng rất khó tính, điều kiện vận chuyển khó khăn, nếu mang về khu vực đồng bằng nuôi nhốt chỉ khoảng 3 ngày là chết. Do vậy, tiểu thương buôn gà không dám mạo hiểm khi kinh doanh quy mô lớn.

Là người buôn gà ri có nhiều kinh nghiệm, anh Đinh Quang Hải (Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội) chia sẻ, do không thể buôn theo kiểu nuôi nhốt hay om hàng lâu ngày nên mỗi lần có đơn đặt hàng, anh mới đi thu mua. Trung bình mỗi tuần 3 lần phải lên tận huyện Lạc Sơn - Hòa Bình vào các bản làng để để thu gom gà.

“Kinh doanh gà ri rất mạo hiểm, phải có kinh nghiệm mới có thể làm, đếm trên đầu ngón tay ở Hòa Lạc chỉ vài người dám buôn. Chỉ cần sơ sảy, mỗi chuyến chết vài con là mất lãi. Cách đây 5 năm mới vào nghề, do thiếu kinh nghiệm không phân biệt được gà có bệnh Tụ Huyết Trùng, anh đã lỗ hơn 10 triệu đồng”, anh Hải cho biết..

Đôi chân đặc trưng của gà Ri.

Anh Vũ Minh Trung ( Hòa Lạc – Thạch Thất – Hà Nội) cũng khá vất vả với nghề buôn gà. Do nhu cầu lớn, nguồn cung lại ở xa, gần như tất cả các ngày trong tuần anh đều lặn lội lên Hòa Bình để thu mua. Thậm chí có ngày phải đi hai chuyến mới đủ đơn hàng. Nhiều đợt, gà khan hiếm, chợ đầu mối không cung cấp đủ số lượng, anh còn phải vào tận nhà dân ở các bản để thu mua theo yêu cầu của khách. Ngoài các nhà hàng ở “phố gà ri” Hòa Lạc, anh Trung còn có thêm khách hàng ở Hưng Yên, Bắc Ninh.

Nổi tiếng gà ngon nhưng khách phương xa muốn mua về rất khó. Dịp tết nhiều người muốn đặt gà về ăn tết nhưng thường bị từ chối vì không thể nuôi nhốt đến 30 tết do gà đưa về phố, nuôi nhốt được 3 ngày là lăn ra chết. Còn nếu thịt sẵn để tủ lạnh mang đi biếu hoặc để thắp hương thì lúc ăn không con vị đặc trưng của đặc sản này.

Các tiểu thương khẳng định giống gà này chất lượng đứng đầu bảng ngoài Bắc thường gọi là “gà ri Hòa Bình”. Gà ri dễ nhận biết hơn các loại gà khác do chân nhỏ như gà tre, khối lượng trung bình 1,2-1,3kg, giá từ 120 – 140 nghìn đồng/kg, gà trống to hơn cũng chỉ nặng đến 1,6kg, giá từ 140 – 160 nghìn đồng/kg.

Một điểm nhận biết là khi mổ gà, lòng mề gà ri rất nhỏ do gà ri chỉ nuôi thả bộ ở các hộ gia đình trong bản, rất khó nuôi tăng trọng như các loại gà khác, nếu nuôi ép rất hay bị chết hàng loạt.

Tuấn Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét