Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Kẻ trộm và người đuổi bắt trộm

Kẻ trộm và người đuổi bắt trộm
Về vụ Dương Chí Dũng khai trước tòa rằng đã hối lộ cho thứ trưởng công an phụ trách điều tra chuyên án của hắn những hơn 1 triệu USD, có thể suy diễn vài khả năng.
- Dũng nghĩ: Đằng nào cũng mang án tử hình rồi, cứ khui ra, may ra được giảm nhẹ.
- Trước khi đưa Dũng ra xử tội, chắc có vị nào to lắm xúi Dũng cứ mạnh dạn khai ra, chúng tớ sẽ miễn tội chết cho! Có lẽ vì thế mà Dũng đã lạc quan… đọc thơ trước khi bị tuyên án tử hình.

- Về phía ông thứ trưởng bộ công an. Ông ta có thể cãi rằng Dũng là kẻ “trâu lấm vẩy quàng”, buộc lòng những người làm án phải chấp nhận ghép thêm cho Dương Chí Dũng tội vu khống. Bởi vì không có căn cứ buộc tội ông này nhận hối lộ và xúi giục kẻ phạm tội chạy trốn, nên cơ quan điều tra đành “bótay. com”

- Về tình tiết ông thứ trưởng mật báo cho Dũng chạy trốn, có thể là hoàn toàn sự thật. Bởi nếu hắn trốn thoát thì số tiền ông nhận được từ hắn ông ăn ngon lành, vụ án đối với Vinalins bế tắc rồi “chìm xuồng”. Tại cái số ông đen, đến cơn vận xúi.

- Rất có thể đây là màn kịch đã được sắp đặt sẵn nhằm hạ bệ tướng Ngọ của phe phái đối lập. Dương Chí Dũng sẽ vẫn bị giết để diệt khẩu. Còn tướng Ngọ dẫu không bị truy cứu trách nhiệm thì cũng không còn đủ tín nhiệm giữ chức thứ trưởng công an nữa mà phải “hạ cánh an toàn” đồng nghĩa với thất sủng trên đường hoạn lộ. Người ta thừa biết chính khách nước nhà không mấy ai không có vện vết, chỉ ở mức độ khác nhau mà thôi. Đồng chí thứ trưởng có thừa tiền để tiêu xài hàng ngàn đời không hết. Chỉ tiếc rằng bệnh ông đã đến giai đoạn cuối, chả sống mãi được mà ăn.

Nghĩ về vụ kì án “làm lộ bí mật trong công tác” có thể đặt ra câu hỏi như sau

- Đứng trước tòa là hai người, một là kẻ trộm, một là người đuổi bắt trộm. Quan tòa sẽ tin vào lời khai của kẻ trộm hay tin vào lời khai của người đuổi bắt trộm?

Nếu tin vào lời khai kẻ trộm, hóa ra đồng lõa với kẻ phạm tội! Buộc lòng phải bênh vực người đuổi bắt trộm, mặc dù nghĩ rằng họ cùng một duộc, việc đuổi bắt chỉ là việc che mắt thế gian, mật báo, khua khoắng để kẻ trộm chạy thoát nhưng chẳng may bọn lâu la lại túm được kẻ trộm. Thế mới có tình huống bi hài là hai người phải đối mặt trước tòa! Cuối cùng là “khẩu thiệt vô bằng”, lời nói gió bay, xử cho qua chuyện để bảo toàn danh dự, uy tín cho “phía đàng mình” !

Không có “tam quyền phân lập”, đồng nghĩa với việc không có người giám sát kẻ trộm và người bắt trộm, trong khi kẻ trộm và người bắt trộm tuy hai mà một (chỉ ở vị trí xã hội khác nhau mà thôi). Do đó những vụ việc phức tạp kiểu này sẽ dẫn đến… hòa cả làng!

http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/01/ke-trom-va-nguoi-uoi-bat-trom.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét