Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Ảnh 3D giải phẫu bộ não người

Ảnh 3D giải phẫu bộ não người
Chùm ảnh dưới đây sẽ đem đến cho bạn cái nhìn rõ nét và hiểu hơn về bộ não con người – cơ quan “đầu não” của cơ thể. Bộ sưu tập hình ảnh bộ não người của tiến sĩ Rhoton.
Não phải
Bộ não con người nặng khoảng 1,4kg, bao gồm chất béo, các mô và tế bào thần kinh. Nó có tới một nghìn tỉ tế bào thần kinh làm việc với nhau để điều phối các hoạt động thể chất và quá trình tâm thần của con người.

Vừa qua, bằng cách sử dụng phần mềm 3D trực tuyến, tiến sĩ Albert Rhoton của ĐH Florida (Mỹ) đã thu thập và tạo ra một thư viện tuyệt vời về hình ảnh giải phẫu não người. Những mạch máu được nhuộm màu xanh và đỏ sẽ giúp cho các bác sĩ phẫu thuật có cái nhìn tinh tế hơn về cấu trúc não người với độ chuẩn xác cao.

Bộ não được phân chia thành 2 bán cầu đối xứng - não trái và não phải. Dù hoạt động cùng nhau, nhưng não trái thiên về suy nghĩ mang tính phân tích và lý trí cùng khả năng ngôn ngữ, trong khi đó, năng lực tập trung, sáng tạo, sâu sắc phụ thuộc vào não phải. Hình ảnh trên ghi lại phần não phải của chúng ta.


Ở hình ảnh này, phần bán cầu não trái đã gần như được loại bỏ, để lộ phần bề mặt não phải cùng điểm trung gian. Trên hình, các động mạch và tĩnh mạch ở não “chạy ngoằn ngoèo” qua các mô não.

Dịch não tủy (CSF) là một chất lỏng không màu, nằm ở trong đệm não và có chức năng bảo vệ cho não. Dịch não tủy hình thành chủ yếu trong hệ thống não thất, do sự bài tiết của đám rối màng mạch trong não. Đám rối này nằm trong hai não thất bên, số lượng dịch não tủy ở người trưởng thành khoảng 140ml và được đổi mới từ 3 – 4 lần trong 24 giờ.


Tiểu não vẫn nhận được thông tin từ các bộ phận khác, thông qua các kết nối đến một phần của não gọi là cầu não.

Tiểu não là phần thần kinh trung ương nằm ở hố sọ sau, ngay phía sau thân não. Tiểu não gồm một thuỳ nhộng ở giữa và hai bán cầu tiểu não ở hai bên. Trên bề mặt tiểu não có nhiều khe chia tiểu não ra làm nhiều thuỳ. Tiểu não dính vào thân não bởi 3 cặp cuống tiểu não trên, giữa và dưới.

Các phần của thân não có cấu tạo chất trắng ở ngoài, chất xám nằm sâu bên trong. Còn tiểu não thì ngược lại, chất xám phủ bên ngoài, tạo nên vỏ tiểu não, chất trắng bên trong tạo nên thể tuỷ. Ngoài ra còn có các nhân xám tiểu não như nhân răng, nhân cầu…


Hình ảnh này cho thấy các “bề mặt dưới chẩm” của tiểu não, chụp từ dưới lên.

Tiểu não là một cơ quan kiểm soát và điều chỉnh các vận động cả tự động lẫn chủ động, có chức năng điều hòa trương lực cơ, qua đó giữ thăng bằng cho cơ thể. Tiểu não sẽ truyền những xung động đi xuống (qua các bó tiểu não – tiền đình, tiểu não – nhân đỏ ở não giữa) để điều hòa trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể.


Sau khi vùng tiểu não được loại bỏ, phần phía trên cùng của cột sống xuất hiện. Đây được gọi là phần trên cùng của tủy sống, gắn với vùng não gọi là tủy não. Nó giữ chức năng quan trọng là sự phản xạ. Tủy não gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.


Toàn bộ máu nuôi não trở về tim qua hai hệ thống tĩnh mạch: hệ sâu và hệ nông. Hệ tĩnh mạch sâu nhận máu của các tổ chức dưới vỏ não và hệ tĩnh mạch nông nhận máu từ các tổ chức vỏ não. Các tĩnh mạch hợp nhất lại thành các xoang tĩnh mạch màng cứng đưa máu về tim qua hai tĩnh mạch cảnh trong. Hình ảnh trên ghi lại tĩnh mạch lớn ở trong não (được hiển thị bằng màu xanh).

Tuyến tùng có hình dạng giống như quả tùng nhỏ, nằm gần trung tâm, giữa hai bán cầu có nhiệm vụ tạo ra melatonin dẫn xuất từ serotonin – hormone tác động lên nhịp thức/ngủ cũng được nhìn thấy ở đây.


Tuyến yên có hình hạt đậu và trọng lượng cũng chỉ bằng hạt đậu. Nó nằm dính liền dưới não và được che chở bằng một cấu trúc xương. Những hoá chất do tuyến tiết ra đi thẳng vào máu để được dẫn đi khắp cơ thể. Được gọi là “tuyến tổng thể,” tuyến yên giải phóng kích thích tố, điều tiết sự tăng trưởng, kiểm soát hoạt động của các tuyến nội tiết khác.


Vùng Brainstem (trên cùng cột sống, gần cổ) là khu vực quan trọng bậc nhất trong sự phát triển bộ não. Nó điều khiển toàn bộ phản xạ như giật mình, khóc, đồng thời duy trì các chức năng cơ bản như thở, huyết áp, nhịp tim và giấc ngủ REM. Vùng Brainstem còn kiểm soát một số cảm xúc, đặc biệt là sự lo lắng cũng giúp giữ bình tĩnh.

Các tế bào thần kinh ở vùng này cũng chịu trách nhiệm truyền cảm giác, thông tin giữa não và cơ thể qua thân não.


Hình ảnh các dây thần kinh và động mạch ở “góc cầu tiểu não” – điểm giữa tiểu não và cầu não. Những dây thần kinh này sẽ có nhiệm vụ chuyển thông tin giữa tiểu não và phần còn lại của não. Do đó, các bác sĩ phẫu thuật rất cẩn thận khi tiếp cận các dây thần kinh, mạch máu này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét