Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Xuân về lên Suối Giàng thưởng thức chè San tuyết

(Soha.vn) - Người Mông Suối Giàng thường nói về chè San tuyết như một niềm tự hào đặc sản quê mình…
Tết đến Xuân về, trời đất giao hòa, cũng là lúc dân tộc vùng cao Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) sum vầy đầm ấm quanh những câu chuyện năm hết Tết đến, mỗi lúc như vậy, không thể thiếu những chén chè San tuyết. Ngoài ra, bạn sẽ được ngắm cảnh sắc thiên nhiên kỳ diệu hùng vĩ bên hương đặc sản chè San tuyết.
Đến Suối Giàng, tôi được đắm mình trong một không gian tráng lệ, núi non cao ngất ẩn hiện trong mây, bạt ngàn cây chè San tuyết cổ thụ, những thác nước hùng vĩ. Chè San tuyết cổ thụ ở Suối Giàng mọc tản mát, tự nhiên trong rừng, nơi sương mù bao phủ từ sáng đến trưa mớ i tan.
Du khách sẽ bị bất ngờ khi đây đó thấp thoáng các cây chè cổ thụ, có cây ôm cả vòng tay không kín được thân cây. Suối Giàng từ lâu đã được ví như một Sapa thứ hai bởi khí hậu quanh năm mát mẻ, mây mù bao phủ, nhưng nhờ khí hậu, Suối Giàng đã sở hữu một loại đặc sản vùng miền ngon có tiếng mà không nơi nào có được, bởi nơi đây là xứ sở loại chè San tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, nức tiếng khắp vùng miền.
Hái chè San tuyết.

Starbucks lạc lõng giữa “gu” uống cà phê của người Sài Gòn

(GDVN) - Thương hiệu cà phê Starbucks vừa khai trương, đã đi ngược lại với “gu” uống cà phê với mục đích thư giãn của người Sài Gòn.
Cách phục vụ của Starbucks không hợp “gu” với người Sài Gòn

Dù là một hoa hậu đi chăng nữa, nhưng nếu bước vào một ngôi nhà nào đó, cũng cần phải “nhập gia tùy tục”. Dường như “người đẹp” Starbucks đang quá tự tin vào nhan sắc của mình, vẫn mặc nguyên bộ váy cũn cỡn, tự tin bước vào một ngôi chùa, mặc cho nhiều lời phản ứng.
Starbucks là thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới, không có gì bàn cãi. Nhưng cách phục vụ của thương hiệu cà phê này đã lộ dần khuyết điểm, đi ngược lại với “gu” thưởng thức cà phê của người Sài Gòn.
Trước tiên là muốn uống được ly cà phê Starbucks, khách hàng phải xếp hàng mất rất nhiều thời gian, bất kể giờ giấc là buổi tối hay giữa trưa nắng! Trong những ngày qua, nhiều khách hàng than phiền cách xếp hàng này biến họ giống như là một kẻ đi xin, chờ bố thí hơn là một “thượng đế”, phải bỏ tiền ra để thưởng thức cà phê!


Chầu chực, xếp hàng dưới trời nắng để được thưởng thức cà phê Starbucks.

Chuyện kể hài hước về Tết Hà Nội của một thanh niên Mỹ

Qua cách kể chuyện dí dỏm, hài hước của David, bạn sẽ bắt gặp một Tết Hà Nội vừa quen vừa lạ, vừa thân thiết, vừa xa xôi...
David Joiner (tên gọi thân mật - Sapuche) là một thanh niên Mỹ có sở thích đi du lịch và viết những bài ký ngắn về vùng đất anh đặt chân đến. David tự nhận nghề nghiệp của mình là làm một blogger chuyên về đề tài du lịch và ẩm thực. David đã sống tại Việt Nam hơn 8 năm và chia sẻ mình “nghiện” cà phê Trung Nguyên. Giờ đây, anh đang sống ở Nhật.
Một trong những tác phẩm đầu tay của người thanh niên này là cuốn tiểu thuyết “Lotusland” (Đất Sen) viết về đất nước, con người Việt Nam, dự kiến sẽ được xuất bản vào năm 2015 bởi nhà xuất bản Guernica Editions. Gắn bó với Châu Á và chọn Việt Nam làm điểm dừng chân lâu dài đầu tiên, David hiểu về đất nước – con người Việt Nam không kém gì người dân bản địa
Hãy đọc một bài viết dí dỏm của anh về Tết Hà Nội:

 
 Tết đã đến gần chưa? Để biết Tết đã đến thật gần, bạn chỉ cần nhìn nhìn vào bất cứ một góc phố nào nơi thủ đô cổ kính Hà Nội. Khi Tết đến Hà Nội ngập tràn màu cam của cây quất, màu hồng của cành đào.

Kinh ngạc về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông


(Petrotimes) – Trữ lượng dầu khí ở Biển Đông theo báo cáo mới nhất của Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) vượt xa so với những dự đoán trước đây và và thậm chí còn nhiều hơn các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả châu Âu.

Hoàng hôn trên Biển Đông
EIA dự đoán Biển Đông nắm giữ trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đã được chứng minh và ở dạng tiềm năng. Như vậy, theo báo cáo công bố hôm 7/2, trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông cao hơn so với trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh của Mexico, Angola và Azerbaijan. Tuy nhiên, con số này vẫn ít hơn so với trữ lượng 14,8 tỷ thùng dầu đã được chứng minh của Trung Quốc và bằng khoảng một nửa trữ lượng dầu đã được chứng minh của Mỹ (20,6 tỷ thùng), theo CIA World Factlook.
Trong khi, theo dự đoán trước đó của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông vào khoảng 2,5 tỷ thùng dầu.
“Rất khó để xác định trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên ở Biển Đông vì phải thăm dò dưới lòng biển sâu trong khi khu vực này có nhiều tranh chấp lãnh thổ”, báo cáo của EIA cho biết.

Happy New Year 2013 Fireworks - Frohes Neues Jahr

Happy New Year 2013 Fireworks

 - Frohes Neues Jahr [HD]



BÉ GÁI DỀN THÀNG (Cơm có thịt)

trandangtuanKhông bao giờ quên cô bé Dền Thàng này. Chiếc cặp lồng toàn bí đỏ lõng bõng lẫn những hạt cơm trắng. Trong bộ váy áo lấm lem, cô bé rụt rè nép vào hàng rào khi mọi người đến gần.
Cách đây hơn một năm, thắp hương ở Mộ Võ Thị Sáu ở Hàng Dương, tôi có xin Cô Sáu tấm gương và chiếc lược ( Luôn nhiều gương và lược trên Mộ Cô Sáu ). Để trao cho một cô bé mà tôi sẽ gặp ở núi non Tây Bắc xa xôi. Một năm tôi luôn mang theo gương lược ấy, gặp rất nhiều các bé gái Tây Bắc, không hiểu sao chưa trao. Cho đến lúc gặp bé này ở một bản của Dền Thàng – Cách đây hơn một năm là Điểm bắt đầu của CCT (Cơm có thịt) 
ở hệ thống Mầm Non.
Thật sự bất ngờ: Cô bé rất sung sướng trước món quà nhỏ này. Dù vẫn không cười, nhưng vẻ e dè biến mất, ngay lập tức bé hối hả , say sưa làm đẹp mái tóc ,mặc người lạ xung quanh. 
Mong bé lớn lên trong phù hộ, độ trì…

Làng cá kho Đại Hoàng vào Tết

Nức tiếng bởi món cá kho truyền thống, mỗi dịp Tết người dân làng 
Đại Hoàng (Hà Nam) lại tất bật kho cá để kịp xuất bán đi khắp các tỉnh.
Làng Đại Hoàng (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vốn nổi tiếng bởi nghề kho cá. Tương truyền, làng Đại Hoàng thuộc vùng chiêm trũng, không có nhiều lợn, gà nên mỗi dịp cuối năm dân làng bắt đầu tát cá rồi chia cho nhau. Để ăn được lâu, người dân cho vào niêu kho ăn qua tháng giêng.

Ngắm những cây kiểng cổ thụ “có tên”, không “có tuổi”


Ngắm những cây kiểng cổ thụ “có tên”, không “có tuổi”
(Dân trí) – Hàng trăm cây kiểng “độc” của các nghệ nhân thuộc các quận huyện TP Đà Nẵng đã mang đến trưng bày, giới thiệu tại Hội hoa xuân Quý Tỵ 2013.
Tối ngày 8/2, tại công viên 29/3, Hội Nghệ thuật hoa viên Đà Nẵng đã khai mạc Hội hoa xuân Quý Tỵ 2013. Đây là sân chơi dành cho những nghệ nhân, người yêu thích cây cảnh tại Đà Nẵng.
Đây cũng là sân chơi mỗi dịp Tết đến Xuân về để các hội viên Hội Nghệ thuật hoa viên Đà Nẵng có dịp học hỏi trao đổi kinh nghiệm về nghề “chơi” cây kiểng.
 
Trên mỗi chậu kiểng, đều có tên tác phẩm của cây
Trên mỗi chậu kiểng, đều có tên tác phẩm của cây

Ảnh đẹp: Người đẹp gói bánh chưng

Ảnh đẹp: Người đẹp gói bánh chưng 

“Bánh chưng, bánh tét - hai món bánh quốc hồn quốc túy
vào mỗi dịp Tết của dân tộc Việt từ ngàn xưa.

Có loại bánh nào mang ý nghĩa đẹp hơn thế:"Vật trong trời đất không gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành".

Đến nơi trẻ 5 tuổi là lao động chính

Đến nơi trẻ 5 tuổi là lao động chính

 - Huyện Mường Lát, Thanh Hóa được coi là vùng đất nghèo nhất tỉnh. Đói nghèo, khắc nghiệt, nhưng người Mông trên này được tiếng "đẻ rất giỏi". Họ xem sinh con là cách thoát nghèo vì có thêm người đi nương, đi gánh nước chứ chẳng mấy khi lo được chuyện ăn uống, học hành....
Những đứa trẻ vùng cao chỉ mới lên 5 đã là lao động chính
5 tuổi đã là lao động chính
Từ trung tâm Thị trấn Mường Lát, chúng tôi phải đi mất hàng giờ đồng hồ mới vào được xã Mường Lý. Mường Lý là nơi tận cùng của huyện, đường sá khó khăn đến nỗi cán bộ tỉnh, huyện lên thăm phải hành quân bằng xe máy qua con đường “độc đạo” mới có thể vào được trung tâm xã. Chính vì vậy người dân ở đây thường gọi Mường Lý là vùng đất khó. 

Gạo: Lộc trời của người Việt

Tác giả: NGÔ QUỐC TÚY(VEF.VN) - Thuật ngữ “an ninh lương thực” của Tổ chức lương thực thế giới và ngạn ngữ Việt từ xa xưa “nhất sỹ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”, cùng một ý niệm đề cao vai trò cực kỳ quan trọng của nông nghiệp với sự sống còn của nhân loại.
Lợi thế số 1
Gạo là lương thực phổ biến của một nửa nhân loại. Trong số 7 tỷ nhân khẩu trên hành tinh hiện nay, có 3,5 tỷ người hàng ngày sống nhờ cơm hoặc các sản phẩm chế biến từ gạo. Hiện có, 150 triệu ha trồng lúa trên thế giới, mỗi năm thu hoạch được 600 triệu tấn gạo.
Những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới xếp theo thứ tự là Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Pakistan, Ấn Độ...
Xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, đó là một lợi thế không nhỏ mà những nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế quốc dân nước ta thời nào cũng phải quan tâm thích đáng. Trong xu thế toàn cầu hóa, một đất nước nông nghiệp phát triển thì đời sống vật chất và tinh thần có kém cạnh gì một nước công nghiệp phát triển?

Ngày Tết, lưu ý các món ăn kị nhau nguy hiểm

(VTC News) – Ngày Tết, nhà nhà ăn thịt gà, nhưng ăn món này không nên ăn chung với cá chép, tôm. Thịt bò, thịt trâu không nên ăn chung với lươn và hẹ.
Những thực phẩm 'gặp nhau' là gây họa / Những món ăn gây họa cho trẻ / 'Gây họa' sau khi uống 6 chai nước ngọt có gas
Món ăn kị thịt gà
Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn, mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết. 
Vì vậy, khi ăn thịt gà cần kiêng tỏi, rau cải và hành sống. Khi ăn phải mà phát sinh chứng bệnh nấu nước lá dâu uống sẽ khỏi.

Thịt gà kị cá chép, tôm, mận
Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não. Khi này nấu nước cam thảo sống uống sẽ khỏi.

Ban Chỉ đạo TW không chống được tham nhũng thì không cơ quan nào có thể...

Việc loại bỏ một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái, biến chất là thử thách cuối cùng, “nếu cơ quan phòng chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Bí thư mà còn không làm được việc này thì không cơ quan nào có thể chống tham nhũng được nữa…”

Đó là tâm sự của ông Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội - khi trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam. Ông cho rằng trước nay sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp như Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Toà án Nhân dân tối cao với bên Đảng thiếu sự liên kết, nhịp nhàng, cho nên việc tập trung về một mối như thế này là điều hết sức cần thiết. Đảng sẽ tự ra Nghị quyết và Đảng tự thực hiện sẽ giảm thiểu tình trạng chồng lấn công tác, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn.
Ông chỉ ra rằng Ban Nội chính với sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư mà không chỉ đạo được cho Bộ 
Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao tiến hành khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng cho ra ngô ra khoai thì Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mô hình mới cũng chẳng để làm gì. “Xử lý tham nhũng cũng như chặt cái dây leo, nếu chặt ở phía trên thì tự khác cái dây leo đó bị tụt xuống thôi.” Ông nêu ra ví dụ về những trường hợp như Vinashin, Vinalines là phải làm lại chứ không đơn thuần chỉ kiểm điểm dưới danh nghĩa thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiến pháp Nhật Bản hiện đại đã ra đời như thế nào?


Nguyễn Đình Đăng tổng hợp
Trong tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945 buộc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có đoạn: “Nhà nước Nhật phải gỡ bỏ mọi cản trở các xu hướng dân chủ trong nhân dân Nhật. Tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng cũng như sự tôn trọng nhân quyền phải được thiết lập.” Tuyên bố Potsdam còn chỉ rõ Nhật Bản hậu chiến sẽ phải chịu sự chiếm đóng của Đồng Minh (1945 – 1952). Ngày 15/8/1945 lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Nhật được nghe tiếng nói của Thiên hoàng trên đài truyền thanh. Đó là lời Nhật hoàng tuyên bố nước Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Harry Truman đã bổ nhiệm thống tướng (General of the Army) Douglas MacArthur làm Tư lệnh Tối Cao của Các Lực lượng Đồng Minh (Supreme Commander of Allied Powers). Quân đội Mỹ chiếm đóng toàn bộ Nhật Bản và vùng trước kia thuộc Nhật ở Micronesia.

Douglas_MacArthur_signs_formal_surrender
Tướng Douglas MacArthur ký văn bản chấp nhận Nhật đầu hàng không điều kiện trên chiến hạm USS Missouri ngày 2/9/1945

Phong trào Đông Du Xưa và Nay

Tác giả: TRẦN VĂN THỌNhìn sự thành công của Malaysia chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của Phong trào Đông Du đầu thế kỷ 19 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa?

Ảnh minh họa: cinet.gov.vn
Thật ra, không phải chỉ có Malaysia, hầu hết các nước khác ở Á châu như Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí cả Trung Quốc đều tranh thủ học tập kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và đã thành công, tuy họ không đưa ra một chính sách cụ thể như Malaysia.

Vào đầu thế kỷ 20, nhà yêu nước Phan Bội Châu khởi xướng Phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập, để mong về đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập và xây dựng đất nước. Rất tiếc cuộc vận động nầy đã không thành công. Khoảng 75 năm sau, một phong trào Đông Du khác, do Thủ tướng Mahathir của Malaysia khởi xướng, mục đích học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Và họ đã thành công. Trong thời hiện đại nầy, tại sao Việt Nam đã không làm một phong trào Đông Du mới như Malaysia?

VẺ ĐẸP CỦA CÂY DUỐI NGÀN TUỔI

(VTC News) - Những người thạo chơi cây đều nghiêng mình trước vẻ cổ quái, sức sống mãnh liệt của cây duối này. Những ngày Tết, rất nhiều người mê cây cảnh tìm về xã Vân Côn (Hoài Đức, Hà Nội) để được chiêm ngưỡng cây duối cổ, rất đẹp. Những người thạo chơi cây đều nghiêng mình trước vẻ cổ quái, sức sống mãnh liệt của cây duối này.

Tại sao rắn là biểu tượng ngành Y?

Tại sao rắn là biểu tượng ngành Y?

Nhiều người thắc mắc, tại sao biểu tượng trong ngành Y - dược lại là con rắn mà không phải là con vật hay thực thể khác? Khi thì thấy hai con, lúc lại một con rắn quấn quanh một cây gậy, có khi thì cái ly hoặc cốc (hay gặp trong ngành dược).
Để trả lời cho đến tường tận câu hỏi trên kỳ thực là một câu chuyện dài và rất phức tạp, vì các nhà nghiên cứu Cổ học và Y khoa đã tranh cãi về nguyên uỷ của biểu tượng ấy suốt nhiều thập kỷ qua, nói chung chưa hẳn ngã ngũ nhưng cũng đã có dấu hiệu sáng tỏ.
Con rắn quấn quanh cây gậy thần trong biểu tượng ngành y.
Từ truyền thuyết về rắn …
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, Esculape - con trai của thần Appolon (thần Thái Dương) và Coronis, con gái vua xứ Thèbes Phlégyas - được xem là ông tổ của ngành Y dược. Esculape không những có khả năng chữa bệnh mà còn có cả biệt tài làm cho người chết sống lại.
Thần Esculape (tiếng Latin) còn có tên gọi khác là Asclépios (tiếng Hy Lạp) nhiều khả năng chào đời ở Thessalie thuộc miền Bắc Hy Lạp vào khoảng năm 1260 trước Công nguyên. Truyền thuyết cho rằng, mẹ ông qua đời khi đang còn mang thai ông và cha ông đã phải mổ lấy con ra khỏi bụng mẹ.

Vũng Tàu có phố... Tàu!

Vũng Tàu có phố... Tàu!

(Dân trí) Lồng đèn với hình ảnh và chữ Trung Quốc được chính quyền địa phương cho trang trí sáng rực cả con đường lớn và đẹp nhất huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đường Lê Hồng Phong (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) là con đường rộng lớn và đẹp bậc nhất của huyện. Trong những ngày giáp Tết, chính quyền địa phương huyện Châu Đức đã tổ chức trang trí đèn hoa rực rỡ nhằm phục vụ cho nhân dân trong và ngoài huyện du Xuân thưởng ngoạn. Tuy nhiên, khi đến khu phố này, nhiều người dân đã rất bất ngờ bởi cách trang trí đèn lồng và hình ảnh không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Cụ thể, cả con đường này toàn treo đèn lồng Trung Quốc (có hình thiếu nhi mặc trang phục và chữ viết Trung Quốc).
Lồng đèn Trung Quốc được giăng đầy con đường 
lớn nhất huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Cây mận 50 tuổi 'đẹp nhất Tây Bắc' nở hoa

Cây mận 50 tuổi 'đẹp nhất Tây Bắc' nở hoa
Chiều cao của cây mận khoảng 7m, có đường kính gốc cây rộng trên 40cm và tán rộng khoảng 6m, trắng xóa 1 góc đồi. Trong thế giới của hoa mận phố núi vùng cao, chúng tôi đã tìm được cây mận cổ thụ đẹp nhất vùng Tây Bắc, ở huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Nói đến Bắc Hà hẳn là ai cũng mường tượng đến một vùng núi cao trắng xóa hoa hoa mận và nồng nàn men rượu ngô Bản Phố.

"Choáng" với vẻ đẹp của Khế và Mai vàng trăm tuổi.

"Choáng" với vẻ đẹp của Khế và Mai vàng trăm tuổi.
Cây khế trăm tuổi giá 350 triệu đồng
Tại chợ hoa kiểng Tết Quý Tỵ 2013 ở Vĩnh Long, cây khế trăm tuổi khiến nhiều người trầm trồ bởi dáng thế rất “độc” và đẹp lạ.
Cây khế "cội nguồn" của anh Lê Bá Tuấn.
Anh Lê Bá Tuấn chủ nhân cây khế (ở Chánh Hội, Mang Thít, Vĩnh Long) cho biết mọi người đặt tên cho cây là “Cội nguồn”, vì cây có bộ gốc rễ vững vàng, có tàn - chi trải xuống như một dòng suối mát. Cây khế này do ông ngoại anh trồng khi ông còn trẻ, tính “tuổi đời” của cây cũng trên dưới trăm tuổi.
Cây khế được định giá 350 triệu đồng, đã có nhiều người trả giá 200 triệu, 320 triệu nhưng chưa đi đến quyết định mua - bán.

“Người như ông Nguyễn Bá Thanh sẽ không chịu bó tay!”

(Dân trí) – “Trong công việc, tốt bảy phần thì sai sót cũng lên tới ba phần. Ông Thanh đã đi lên từ những thử thách ban đầu như thế. Trước mắt đúng là có quá nhiều thử thách nhưng tôi có niềm tin, con người như ông Thanh sẽ không chịu bó tay”…
“Không có ban chỉ đạo chống tham nhũng nào giống như Bao Công”
“Tôi đặt niềm tin vào ông Nguyễn Bá Thanh”
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề về Ban Chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng (PCTN), Ban Nội chính TƯ sau phiên họp đầu tiên của cơ quan này ngày 4/2 vừa qua.
Việc Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN họp phiên đầu tiên, ra mắt tổ chức, nhân sự, giới thiệu cơ quan thường trực là Ban Nội chính TƯ thu hút nhiều sự quan tâm, chờ đợi của dư luận. Hẳn ông cũng quan tâm nhiều đến sự kiện này?
Tôi rất hoan nghênh, vui mừng và chờ đợi. Tôi vui mừng trước quyết định này và hiểu rằng việc này thể hiện quyết tâm rất cao của TƯ Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong cuộc đấu tranh với tham nhũng.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Làm thế nào để bánh chưng không 'lại gạo'?

Vào dịp Tết, gia đình tôi và các gia đình khác thường cùng nhau gói bánh chưng, nhưng hầu hết những chiếc bánh chúng tôi làm khi ăn thường gặp hiện tượng bị "lại gạo" (cứng). Hiện tượng lại gạo tức là hạt gạo nếp sau khi chín, hạt nếp vẫn ở trạng thái khô cứng một phần hay toàn bộ như hạt gạo ban đầu. Tôi không hiểu vì sao có hiện tượng đó. Bạn nào có cách gì khắc phục hãy giúp tôi. Xin cảm ơn.
Độc giả có câu trả lời cho thắc mắc của bạn Hiền Thanh, xin mời đăng vào phần "Ý kiến của bạn" ở phía dưới. Nếu có câu hỏi, độc giả có thể gửi về địa chỉ Khoahoc@vnexpress.net.
Chào quý vị,tôi đang sống tại Texas Hoa Kỳ,xin truyền cho bạn cách nấu bánh chưng của tôi như sau, bảo đảm không bao giờ có chuyện bánh lại gạo,và thời gian nấu bánh lại rất ngằn nữa.
Bạn không cần phải ngâm gạo nếp như cách người xưa vẫn làm,mà chỉ cần vo gạo xong là đổ vào nồi nấu chín như mình vẫn nấu cơm nếp.
Sau đó bới cơm nếp ra và chia thành từng phần tương đương cho 1 bánh chưng hoặc bánh tét bạn muốn gói.
Bạn cho nhân đậu xanh,thịt heo.....vào giữa và gói lại thành bánh như ý muốn,kế tiếp là cách luộc như sau :
Nếu bạn luộc bánh bằng nồi thường thì chỉ cần 6 h là xong nồi bánh.
Vì không có nhiều thời gian nên tôi cho vào nồi áp suất và luộc trong 2h là xong.
Bạn thử làm xem sao nhé,vừa rút ngắn thời gian và tiết kiệm cả nhiên liệu nữa.

Xếp hàng mua bánh chưng như thời bao cấp

Ngày Tết xếp hàng như thế này thì có gì lạ. 
Lưu để biết cửa hàng bán bánh chưng ngon, an toàn
Xếp hàng mua bánh chưng như thời bao cấp
Sáng nay, cả trăm khách xếp thành hàng dài trên phố Hàng Bông (Hà Nội) để chờ mua bánh chưng và giò ăn Tết. Việc xếp hàng và mua theo chỉ tiêu khiến nhiều người nhớ lại cảm giác của thời tem phiếu ngày xưa.
8h sáng, hàng chục người xếp thành hàng dài trên phố Hàng Bông để đợi mua bánh chưng, giò.
Dòng người xếp hàng từ trong nhà tràn ra vỉa hè và xuống cả lòng đường.
Do cửa hàng quy định mỗi người chỉ được mua tối đa 5 bánh chưng nên nhiều gia đình phải đi vài người để mua đủ hàng ăn Tết.
Bánh chưng mới vớt lúc sáng được đóng trong các bao tải đưa vào cửa hàng.
Người mua háo hức ngóng chờ tới lượt.
Những chiếc bánh nóng hổi được đổ trực tiếp ra sàn nhà.

Khách có thể chọn mua loại 50.000 đồng hoặc 60.000 đồng một chiếc.

Mỗi khách chỉ được mua tối đa 5 chiếc bánh chưng và 2 cây giò.
Đến sớm nên sau 20 phút xếp hàng, vợ chồng ông Lập (Việt kiều về quê ăn Tết) cũng đã mua được bánh chưng, giò lụa. Cảnh mua bán này mang lại cho ông bà như trở lại thời bao cấp ngày xưa.
Không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài cũng xếp hàng mua bánh từ sớm.
Dù mỗi ngày bán hơn 1000 bánh chưng và 500 cây giò các loại nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của khách nên cửa hàng sẽ bán tới đêm Giao thừa.
Anh Tuấn
Năm nào chẳng xếp hàng dài trước hàng Quốc Hương để mua bánh chưng, giò. Mấy năm trước tôi cũng xếp hàng, năm nay nghĩ chẳng việc gì phải khổ. Tết ăn gì mấy đâu mà phải cầu kỳ, nhất là thời kỳ khó khăn
Lại đặc sản như kiểu cháo phở chửi. HN và saigon khác nhau nhiều quá. Saigon khách hàng là thượng đế còn HN thượng đế là cửa hàng.
Sao lại để xuống sàn nhà như vậy chứ? Mất hình ảnh quá:)
Hà Nội sao hay có cảnh xếp hàng nhỉ, ở SG mình rất hiếm khi gặp cảnh này
làm gì mà phải thế? ngon mấy mà xếp hàng kiểu này cũng mệt, người bán hàng sẽ chảnh chọe cho xem, chẳng lẽ chỗ này nấu bánh chưng ngon nhất việt nam
Đơn giản vì giò chả, bánh chưng ở đây làm chuẩn, ngon, và giá ổn định hàng năm nên lấy được cảm tình của khách hàng... Đường hàng bông quá chật chội và nhà đất quá đắt đỏ, không thì cơ sở mở rộng diện tích là khác ngay
Hoan nghênh văn hoá xếp hàng.
50-60k thì đắt quá. Nhà mình năm nay cũng làm bánh chưng bán từ 23 âm lịch, cũng to thế này cơ mà chỉ 35k ^^!
"Do cửa hàng quy định mỗi người chỉ được mua tối đa 5 bánh chưng nên nhiều gia đình phải đi vài người để mua đủ hàng ăn Tết."
Nhà mình 4 người, có 2 cái bánh chưng mà ăn mãi không hết. Các bác này ăn bánh chưng giỏi thật :))
đúng là người Hà nội
Ở bên Houston hôm nay tôi cũng phài xếp hàng mua giò lụa đấy, tuy các chợ cũng bán nhưng giò lụa Đức Hương là ngon nhất , nóng hổi ăn mới ngon , chứ giò mà để lạnh ăn không ngon nữa
Sao phải mệt vây trời ?

Trung Nguyên sắp mở quán cà phê ở Mỹ

Ăn miếng trả miếng, Starbucks sang VN thì Trung Nguyên sang Mỹ. Không biết bác Vũ đã tính toán kỹ chưa ? Có điều bác Vũ phát biểu hơi hài: "Mong muốn người Mỹ sẽ được thưởng thức cà phê thực thụ". Thế hóa ra từ trước đến giờ người Mỹ toàn xài cà phê đểu, chỉ có ở VN mới có cà phê thực thụ ? Bác Vũ còn nói: "Starbucks không còn giữ được bản sắc riêng như thời kỳ đầu nữa. Họ sắp hết thời rồi, và chúng tôi sẽ là những người thay thế"

Chủ tịch Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ mong muốn người Mỹ sẽ được thưởng thức cà phê thực thụ và sản phẩm của hãng được ưa chuộng tại thị trường này.
Trung Nguyên muốn là nhà sản xuất cafe lớn nhất thế giới
Ông chủ Trung Nguyên hãy cứ làm như đã nói
Hãng bán lẻ cà phê lớn nhất Việt Nam - Trung Nguyên đang dự định mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở Seattle, New York và Boston ngay trong năm nay. Ý định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks mở cửa hàng đầu tiên ở TP HCM ngày 1/2.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Chủ tịch Trung Nguyên - ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết họ sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để có kinh phí cho việc này. 60 cửa hàng của Trung Nguyên tại Việt Nam đang phục vụ cà phê theo phong cách Việt, cùng một số hương vị như espresso của Italy và cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Vũ tin rằng sự đa dạng này sẽ được ưa chuộng tại Mỹ.
Trung Nguyên muốn mở cửa hàng tại Mỹ trong năm nay. Ảnh minh họa 

'Phá giá tiền đồng thiệt nhiều hơn lợi'

Một số quan điểm cho rằng năm 2013, Việt Nam nên phá giá tiền đồng 3-4% để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng nếu làm như vậy sẽ dẫn đến "thiệt nhiều hơn lợi".
Ổn định tỷ giá phải hy sinh vàng'
Năm 2012, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại không còn biểu hiện căng thẳng, nhu cầu găm giữ ngoại tệ của người dân giảm đáng kể. Đến cuối năm ngoái, tiền gửi ngoại tệ của khu vực dân cư giảm hơn 13% so với cuối năm 2011 trong khi gửi bằng tiền đồng tăng 36%. Đây được cho là thành công lớn trong chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm qua.
Những ngày trước Tết Nguyên đán, giá mua bán USD lại có sự điều chỉnh giảm, nhất là chiều thu mua của ngân hàng thương mại. Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước cho rằng, đó là do nguồn cung lớn từ doanh nghiệp và dân cư đã chuyển đổi USD sang tiền đồng để trả lương, thưởng hoặc chi tiêu cuối năm. Do đó, thanh khoản USD tại nhà băng ông hiện khá tốt nên không có lý do gì để tăng giá thu mua đôla Mỹ.

Một số chuyên gia lo ngại, phá giá tiền đồng thiệt nhiều hơn hại. Ảnh: Hoàng Hà
Một số chuyên gia lo ngại, phá giá tiền đồng thiệt nhiều hơn hại. Ảnh: Hoàng Hà

Phiên chợ đồ cổ ngày Tết giữa thủ đô

Chợ họp từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp hằng năm, chủ yếu bán đồ cổ, đồ giả cổ và đồ đồng, với giá từ vài trăm nghìn tới cả trăm triệu đồng.
Chợ đồ cổ tại Hà Nội họp từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp mỗi năm, với gần 20 gian hàng khác nhau. Ảnh: Anh Quân
Chợ đồ cổ tại Hà Nội họp từ ngày 20 đến 30 tháng Chạp mỗi năm, với gần 20 gian hàng khác nhau. Ảnh: Anh Quân
Những ngày cận Tết, tại ngã năm Hàng Mã, Hàng Cân, Hàng Lược, Hàng Đồng (Hà Nội) xuất hiện phiên chợ bán đồ đồng, đồ cổ hoặc giả cổ thu hút rất đông người thăm quan và mua hàng. Những người bán hàng cho biết, đây là phiên chợ truyền thống, họp một lần kéo dài từ ngày 20 đến 30 Âm lịch hằng năm.
Các mặt hàng bày bán tại đây đa dạng, phổ biến nhất là các loại đồ thờ, tượng phật hoặc tứ linh bằng đồng, đỉnh đồng, vật dụng hàng ngày có tuổi đời cao như ấm trà, đèn cổ, lư hương, tranh, đồng hồ... hoặc một số vật phẩm bằng đồng mà theo lời người bán thì đã có hàng trăm năm tuổi. Một số chủ hàng giới thiệu rõ với khách đâu là đổ cổ, đồ giả cổ, nhưng nhìn chung đều "sản xuất từ vài chục năm trước". Các món hàng này được chế tác tinh xảo, chỉ những người trong nghề mới phân biệt được đâu thật đâu giả.

Quyền chọn lựa và sự thịnh vượng

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
Kết thúc loạt bài phân tích các yếu tố cần thiết cho sự thịnh vượng, kỳ này Diễn đàn Kinh tế sẽ trình bày một yếu tố then chốt là quyền chọn lựa.
AFP photo, Ảnh minh họa một nhà đầu tư trẻ Nam Hàn 
đang giao dịch qua điện thọai trên sàn chứng khoán.
Quyền chọn lựa
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, như ông đã trình bày từ đầu tháng trước về các yếu tố đóng góp cho sự thịnh vượng của một quốc gia, rằng chúng ta có thể sẽ phải nói đến Tết, Nay đã là cận Tết, nghĩa là mình đã có thể rút tỉa kết luận về loạt bài phân tích này. Tổng kết lại, ông cho rằng đâu là yếu tố quan trọng nhất có thể tạo ra sự phồn thịnh cho người dân?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là qua bốn chương trình liền, chúng ta đã nói đến nhiều yếu tố khác nhau, bây giờ nếu tổng kết thì tôi nghĩ rằng quyền tự do chọn lựa là động lực then chốt nhất. Tôi xin khởi đầu bằng thí dụ đơn giản để thính giả của chúng ta có thể mường tượng ra điều ấy.
Trước hết là vì nhu cầu giải quyết một sự khan hiếm của mình, ai ai cũng phải chọn lựa. Chẳng hạn như ta không thể vừa đánh cá, vừa cầy ruộng lại vừa xây nhà nên phải chọn một việc gì đó mình cho là ưu tiên rồi giải quyết những nhu cầu còn lại qua việc trao đổi mua bán.

Tết, vui và lắm nỗi khổ!

Song Chi.
Năm 2013 đã bước sang tháng Hai, nhưng đối với phần đông người VN, năm mới chỉ thật sự bắt đầu khi Tết Âm lịch đến. Và như vậy, vẫn còn vài ngày nữa mới là năm mới, năm Quý Tỵ.
http://my.opera.com/DA-LAN/blog/2010/12/21/tetg
Tết với người Việt, không chỉ là dịp lễ lớn nhất trong năm mà còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Gia đình nào dù nghèo đến đâu cũng phải ráng chạy vạy cho có cái Tết, có mâm cơm cúng ông bà, miếng ăn ngon cho người già, tấm áo mới cho trẻ con khỏi tủi. Ai đi xa làm ăn ở đâu, ba ngày Tết cũng ráng trở về, tụ tập với gia đình.
Nhìn lại năm 2012, bức tranh toàn cảnh từ chính trị-quốc phòng-xã hội-kinh tế-giáo dục-văn hóa-thể thao-môi trường… đều u ám. Nhất là kinh tế. Những ai ở xa, chỉ cần theo dõi ngay chính báo chí nhà nước, thời điểm từ trước Tết Dương lịch cho đến trước Tết Âm lịch, nhất là những bài viết tổng kết tình hình cuối năm trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, cũng thấy ngay điều này.
Còn với người dân đang sống trong nước, trừ một thiểu số giàu có, việc phải đối phó với sự khó khăn, khủng hoảng về kinh tế vốn đã kéo dài trong năm, càng hiện rõ khi Tết về. Vì vậy, sẽ có không ít người, không ít gia đình năm nay không có Tết hoặc chỉ có một cái Tết hết sức đạm bạc.

NHỮNG PHÂN TÍCH VỀ TỶ GIÁ VN ĐỒNG

“Tám” chuyện tỷ giá năm 2013
Nguyễn Hoài
Nhiều người đều thừa nhận một sự thật là tỷ giá đã ổn định suốt năm 2012 và có thể kéo dài xu hướng này hết 2013…
“Chỉ tiêu” phá giá VND 3% của năm 2012 không dùng hết mà thay vào đó là hình ảnh lạc quan: thanh khoản dồi dào, thậm chí còn xuất hiện tình huống hiếm gặp ở một nền kinh tế bị “đôla hóa” trầm trọng như ở Việt Nam là VND tăng giá so với USD. Cùng đó, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước mua thêm 15 tỷ USD và chỉ trong 22 ngày đầu của tháng 1/2013, con số này ước vài tỷ USD.
Một số chuyên gia dự báo biên độ điều chỉnh tỷ giá năm 2013 chỉ ở mức +/- 3% nhưng họ không đồng tình như vậy do lạm phát ở Việt Nam luôn cao gấp nhiều lần lạm phát ở Mỹ. Vì thế, “phá giá” VND thêm 4% – 5% trong năm nay là điều nên làm. Nhưng, phía Ngân hàng Nhà nước lại có lập luận khác.
Nếu như thời điểm này từ các năm 2011 về trước, thị trường ngoại tệ thường xuyên “sốt, lạnh”, giới găm giữ ngoại tệ không chịu bán ra và Ngân hàng Nhà nước liên tục phải cung ngoại tệ để bình ổn thì năm nay, tỷ giá mang một bộ mặt khác hẳn.

Nhật Bản bị tố cáo khơi dậy cuộc chiến tiền tệ



Thủ tướng Nhật phát biểu tại một hội nghị, bên trên là màn hình cho thấy
tỷ giá đồng yen so với đô la, Tokyo, 11/01/2013, REUTERS/Toru Hanai
Chính sách tiền tệ của Nhật Bản đã trở thành một trong những trọng tâm tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos và sẽ tiếp tục được mổ xẻ tại cuộc họp G20 ở cấp bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng trung ương tổ chức tại Matxcơva trong hai ngày 15 và 16/02/2012.
Tokyo phải chăng đã lao vào cuộc chiến tiền tệ ? Phá giá đồng tiền có cho phép kinh tế Nhật phục hồi hay không? Sau đây là các phân tích của chuyên gia kinh tế Nhật Bản, Evelyne Dourille Feeer thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Triển vọng và Thông tin Quốc tế.
Tính từ tháng 11/2012 đồng yen của Nhật giảm giá 11 % so với đô la và 20 % so với đồng tiền chung châu Âu. Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản cũng giảm giá 18 % trong ba tháng qua so với đồng won của Hàn Quốc.

Năm Tỵ nói chuyện rắn trong dân gian


Tranh dân gian: Ông hoàng cưỡi lốt và Thạch Sanh giết Trăn tinh (DR)
Tú Anh
Nhân dịp Tết Quý Tỵ, giới chiêm tinh Trung Hoa dự báo một năm con rắn nhiều xáo trộn: xung đột Nhật Bản – Trung Quốc trên biển, thị trường tài chính thế giới chao đảo như rắn uốn mình. Tuy nhiên cũng như rắn lột da, Quý Tỵ cũng hứa hẹn nhiều thay đổi sâu rộng. Năm Rắn bắt đầu kể từ 10/02/2013 tốt hay xấu ?
Để “trả lời” câu hỏi này, trong bài tường thuật 07/02/2013 từ Hồng Kông nhân dịp năm rồng sắp qua, năm rắn sắp đến, AFP tóm lược dự báo của một số chiêm tinh gia Trung hoa về tương lai trong năm Quý Tỵ. Theo hãng tin có tiếng nghiêm túc này thì “giới chiêm tinh Á châu tiên đoán con rắn năm nay là con rắn độc, hành thủy, sẽ mang lại những tai họa lớn và chuyển đổi quan trọng.
Trong quá khứ, năm Tỵ 2001 nổ ra vụ Al Qaida khủng bố tòa tháp đôi New York, năm Tỵ 1989 xảy ra phong trào Dân chủ Thiên An Môn và cuộc đàn áo đẫm máu đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, năm rắn 1941 không quân Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng. Một chiêm tinh gia họ Châu dự báo vào tháng 5, xác xuất Nhật Trung đụng độ tại biển Hoa Đông rất cao.

Trận Chiến Hối Đoái


Francesco Guerrera, Theo The Wallstreet Journal
Hệ thống giá hối đoái cố định được lâp ra năm 1944 tại Bretton Woods, tiểu bang New Hampshire, Hoa Kỳ. Một quan chức cao cấp tại Quỹ Dự Trữ Tiền Tệ Liên Bang đã có lần nói với tôi rằng: “hạ giá hối đoái cũng giống như đái dầm trên giường vậy, Thoạt đầu thì sảng khoái lắm, nhưng rồi thì mọi sự bát nháo cả lên.”
Trong thời gian gần đây, tình trạng xón đái hối đoái có vẻ như đã trở thành chính sách có chủ ý tại các thủ đô trên thế giới, từ Bắc Kinh, đến Hoa Thịnh Đốn, qua ngả Tokyo. Tình trạng này tạo ra một sự bát nháo, dẫn đến những báo động rằng một “trân chiến hối đoái” toàn cầu sẽ toả rộng ra thành những chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) trên thế giới.
Danh sách những nhà tiên tri hối đoái đọc lên toàn là những tên tuổi nổi cộm trong ngành chính trị và tài chính thế giới: nào là lĩnh tụ Đức Angela Merkel, thống đốc ngân hàng dự trữ St. Louis James Bullard, thống đốc ngân hàng Bundesbank Jens Weidman, và cả Mervyn King, thống đốc sắp hết nhiệm kỳ của ngân hàng quốc gia Anh. Mà danh sách này còn nhiều nữa.

Ông chủ khu du lịch Đại Nam Huỳnh Uy Dũng: Tôi sẽ tiếp tục... “điên”

Ông Huỳnh Uy Dũng.
(LĐ) Sau việc treo thưởng “100 tỉ đồng” cho người nào chứng minh vợ mình vay tiền ngân hàng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty cổ phần Đại Nam (Bình Dương) Huỳnh Uy Dũng lại “làm nóng” dư luận, khi tuyên bố xây dựng 17 ngôi đền thờ Đại Nam ở các tỉnh, thành. PV Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng ông Huỳnh Uy Dũng.
- Dư luận đang xôn xao chuyện ông chuyển hộ khẩu từ Bình Dương về TPHCM. Điều gì khiến ông hành động như vậy, trong khi ông đã gắn bó với Bình Dương hơn 30 năm? Và, năm 2013 được xem là rất khó khăn, ông lại chọn là năm để đưa DN lên sàn chứng khoán, liệu có quá phiêu lưu?
- Tôi xuất thân từ quê nghèo Bình Định, vào chọn Bình Dương làm quê hương thứ hai để lập nghiệp. Thấm thía cái sự nghèo hèn, tôi đã nỗ lực vươn lên. Với bao nhọc nhằn, cay đắng, mới có được hôm nay... Việc chuyển khẩu về TPHCM là lẽ thường. Từ hôm nay, tôi chỉ là nhà đầu tư, chứ không còn là công dân của tỉnh Bình Dương nữa. Tôi cảm ơn người dân Bình Dương đã ủng hộ, thương yêu tôi suốt nhiều năm qua. Tới giờ này, tôi có thể nói rằng với những gì có được, vợ chồng tôi phải vượt bao nỗi đoạn trường cay đắng...