Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay

Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay
Quyết định nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày của chính phủ thúc đẩy tôi viết bài này, tuy nhiên số liệu thì tôi đã chuẩn bị lâu rồi. 'Ăn Tết lớn' chỉ là vấn đề cụ thể, tôi muốn nói rộng hơn là vấn đề kích cầu trong toàn bộ dân chúng lợi hại như thế nào.
Người dân tham quan đường hoa Nguyễn Huệ 
(TP.HCM) trong dịp tết - Ảnh: Nguyên Trương
Kéo dài thời gian nghỉ Tết cổ truyền, thêm thời gian nghỉ một số ngày lễ trong năm dĩ nhiên là để kích cầu, tức thúc đẩy sự chi tiêu của xã hội, từ đó giúp cho một số ngành khác phát triển. Điều đó là không sai nhưng cần phải cân nhắc. Một anh nhà giàu khư khư giữ tiền trong nhà, “kích” cho anh ta đem tiền ra mua sắm là hay, nhưng một anh nghèo kiết xác, con cái nheo nhóc mà “kích” cho anh ta mua sắm chi tiêu thì coi chừng anh ta sẽ đổ nợ.

Tôi xin nêu một vài con số về người nghèo ở Việt Nam hiện nay. Số liệu của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết hiện có dưới 8% hộ nghèo. Nếu dùng con số này để trình Thủ tướng xin kéo dài thời gian nghỉ các ngày lễ tết thì tôi tin chắc Thủ tướng sẽ vui vẻ duyệt ngay.
 
Về phần các doanh nghiệp, họ phải hướng đến việc giao thương quốc tế để làm giàu chứ không nên làm giàu bằng cách “rủ anh em trong nhà đánh bài để kiếm tiền” như hiện nay. Bởi vì thực chất của việc kích tiêu dùng trong các dịp lễ tết chính là việc rủ rê người dân hoang phí tiền.
Nhưng chúng ta không nghĩ đến con số tỷ lệ nghèo thấp xuất phát từ chuẩn nghèo thấp của chúng ta. Chuẩn của chúng ta hiện nay là 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Nếu nhích lên một chút ngang bằng với chuẩn chung của thế giới (chuẩn của Ngân hàng Thế giới) là 60 USD/người/tháng, tức xấp xỉ 1,3 triệu đồng/người/tháng thì theo Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam có đến 17 triệu người dưới chuẩn nghèo và 23 triệu người mấp mé trên chuẩn nghèo.
Gộp cả hai thì coi như một nửa dân số Việt Nam mấp mé nghèo. Tôi không có số liệu các mức cao hơn một chút nhưng tôi nghĩ phải thêm từ 20 - 30 % số người trên mức cận nghèo hằng ngày phải vất vả lo toan với những chuyện cơm áo gạo tiền trong cuộc sống. Chỉ có khoảng 20% dân số là không lo nghĩ gì đến chuyện chi tiêu của họ mà thôi.
Thật ra thì với 20%, chúng ta cũng có thể kích cầu nếu như ở một nước phương Tây, nơi người ta không đặt nặng vấn đề sĩ diện hão. Bởi vì khi đó ai có điều kiện thì ăn chơi mua sắm, ai không có thì thôi. Nhưng ở phương Đông, đặc biệt là Việt Nam thì khác. Người Việt chúng ta coi việc “thua chị kém em” là một cái gì đó rất nặng nề. Tôi có số liệu của một bệnh viện cho biết tỷ lệ tự tử đưa đến bệnh viện cấp cứu thường tăng cao đột biến trong những ngày lễ tết. Có lẽ phần lớn những ca tự tử trong các ngày lễ tết xuất phát từ nguyên nhân đau khổ vì “thua chị kém em” đó. Với tâm lý của người Việt như vậy, khi chúng ta kích cầu là coi như “kích” đến 100% dân số chi tiêu chứ không phải chỉ 20% dân số. Và khi đó thì người giàu chi bằng tiền tự có, người nghèo chi bằng tiền vay mượn. Điều này dẫn đến một hệ lụy rất lớn lao.

Vận chuyển hoa đến đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) trong dịp tết Quý tỵ - Ảnh: Nguyên Trương
Thật ra hiện nay nói đến nghèo tức là nói đến vấn đề thiếu tiền để chi tiêu cho các mục đích tinh thần chứ không phải là thiếu đói. Chúng ta đã qua thời kỳ người nghèo luôn nghĩ đến chuyện ăn rồi. Nhưng phần lớn cũng chỉ mới vượt qua ngưỡng “không nghĩ đến chuyện ăn” thôi, nếu chúng ta “kích” “chuyện chơi” thì hãy coi chừng. Với thu nhập 1,3 triệu đồng/người/tháng hoặc hơn chút đỉnh trong phần lớn cư dân, chúng ta “kích” chuyện chơi thì sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy. Đã có một bộ phận mất dần tư liệu sản xuất mà nguyên nhân chính theo tôi là do vướng nợ nần bởi các nhu cầu tết nhất, cưới hỏi, ma chay… tức là các nhu cầu tinh thần của con người. Rồi thì lừa đảo, trộm cướp để có tiền chơi, bán thân để có tiền chơi, là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi thu thập tư liệu để viết kịch bản bộ phim truyền hình Lấy chồng Hàn, tôi thực sự ngỡ ngàng với các con số liên quan. Hiện chúng ta đã có đến gần nửa triệu cô dâu Việt kết hôn với người nước ngoài và hằng năm có trung bình 100.000 cô gái khác lên đường ra đi “lấy chồng xa xứ” mà có lẽ nguyên nhân chính cũng là vì sĩ diện hão “thua chị kém em”. Và trong đó gián tiếp là do sự “kích cầu” của chúng ta.
Như vậy, kích cầu thường xuyên trong lúc phần lớn dân chúng mới vượt qua ngưỡng không lo nghĩ chuyện ăn có thể làm xáo trộn lớn xã hội. Nó có thể đưa một bộ phận lớn dân chúng trở thành nghèo đói. Điều này sẽ làm suy yếu đất nước nói chung. Tôi cho rằng chúng ta cần làm điều ngược lại là giảm bớt các ngày nghỉ lễ tết một cách tối đa, kêu gọi dân chúng giảm bớt chi tiêu để ổn định cuộc sống thay vì kích cầu để tăng chi tiêu như hiện nay. Về phần các doanh nghiệp, họ phải hướng đến việc giao thương quốc tế để làm giàu chứ không nên làm giàu bằng cách “rủ anh em trong nhà đánh bài để kiếm tiền” như hiện nay. Bởi vì thực chất của việc kích tiêu dùng trong các dịp lễ tết chính là việc rủ rê người dân hoang phí tiền.
Trần Đình Thu
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (101)
Tân (Thanh Hóa) - 7 giờ trước
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng đều chung 1 mong muốn có 1 cái tết đầm ấm, sum vầy bên gia đình, đặc biệt là những người làm ăn, học tập xa Tiêu xài, mua xắm vào những ngày lễ tết là nhu cầu của mỗi người, tùy vào mỗi hoàn cảnh gia đình mà những người nắm giữ tiền bạc họ sẽ tự ý thức được có nên hay không nên mua sắm, tiêu xài.... - Những người mà "thua chị kém e" chỉ là một phần rất nhỏ thôi, chứ ko nên quy chụp bộ phận dân nghèo nước mình mua sắm tiêu xài xa xỉ được. - Quê ngoại tôi những người dân đều mong những ngày này, nói thẳng ra là buôn bán mấy ngày lễ tết tiền sẽ nhiều hơn so với ngày thường. Thậm chí những thứ nhỏ nhặt như bó rau, gói bánh thì cũng bán giá hơn ngày thường. Ở nông thôn họ tất bật "kiếm cơm tháng tết còn hơn lết một mùa" thì lấy đâu time mà mua sắm xa xỉ.. Thậm chí nhà tôi ở thành phố bán hàng ăn cũng kiếm được tiền nhiều hơn khi lễ tết...và bố mẹ tôi còn đùa rằng tết mà nghỉ đc 1 tháng luôn thì kiếm ăn cho nữa năm ^^ thu gọn
Nguyen THanh Hai (Sài Gòn) - 7 giờ trước
Cái quan trọng là Nhà nước phải khống chế giá, nghỉ nhiều thì nguồn cung sẽ gián đoạn, qua tết giá sẽ tăng, mà các bạn cũng biết, hàng ăn uống lên rồi thì không bao giờ xuống.
Ngọc Minh (TP.HCM) - 7 giờ trước
Bài viết chỉ suy diễn chủ quan, lấy cái nọ xọ cái kia. Nghỉ tết ko chỉ là chuyện mua sắm, ăn chơi mà đó là thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, nồng ấm tình cảm, gắn kết tình thân, củng cố giá trị truyền thống. Không biết tác giả có hiểu những giá trị văn hóa dân tộc, truyền thống của ngày tết cổ truyền không nhỉ??? "Tôi có số liệu của một bệnh viện cho biết tỷ lệ tự tử đưa đến bệnh viện cấp cứu thường tăng cao đột biến trong những ngày lễ tết. Có lẽ phần lớn những ca tự tử trong các ngày lễ tết xuất phát từ nguyên nhân đau khổ vì “thua chị kém em” đó" => suy diễn nực cười, thiển cận hết sức! thu gọn
phivtk (sài thành) - 7 giờ trước
Bài viết chưa chuẩn. Tết là dịp mà ta nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình sau một năm làm việc dài đăng đẳng. Ai có tiền thì tiêu nhiều, ko có thì tiêu ít lại. Một hủ thịt muối cũng có hương vị tết, hay một hũ dưa món cũng có hương vị tết....
Ngo Le Loi (Hà Nội) - 7 giờ trước
Bài báo viết hay nhưng chưa hiểu thấu đáo 9 ngày người dân làm gỉ? Chắc không phải mua hàng? Mà cơ bản là nghỉ tết sau 12 tháng xa gia đình thăm thân nội ngoại...Nếu có thể nên nghỉ dài hơn cũng tốt.
Le Tan (4123/5/8 tran huy lieu go vap TP ho chi minh) - 8 giờ trước
Tết là dịp để người dân cả nước có dịp xả hơi quá 1 năm cơ cực và nhìn tới 1 năm mới tốt đẹp hơn. Ông bà ta có câu "liệu cơm gắp mắm" khởi dậy dân việt nam chúng ta cũng biết cách tiêu sài mà .Bạn viết bài này hơi thừa,tốn mực và giấy.Ông bà ta nói :lo bò trắng răng",bạn nghĩ lại coi có phải vậy không thu gọn
Nguyễn Thành Tín (Thành phố Sa Đéc-tỉnh Đồng Tháp) - 8 giờ trước
Người dân quê tôi mong đến Tết để bán hoa kiểng. Người nghèo thì làm các dịch vụ như dọn dẹp nhà,sửa nhà,trang trí bảng hiệu, làm thuê các công việc khác...Nhờ Tết mà thu nhập của họ khá hơn trước.mTheo tôi thời gian nghỉ Tết cổ truyền hiện nay là hợp lí và hợp với lòng dân. Nguyễn Thành Tín (Thành phố Sa Đéc-Đồng Tháp) thu gọn
Trung Hieu (Dinh duc thien, Binh chanh) - 8 giờ trước
Tôi đồng tình với tác giả. Nghĩ nhiều quá không nên. Chỉ những người không nuốn làm việc thì thích thôi. Nếu ai giao dịch mua bán quốc tế thì mới thầy ảnh hưởng như thế nào?
Quang Do (Tan Binh) - 7 giờ trước
Đâu phải nước khác không có ngày nghĩ lễ đâu! Họ còn nghĩ lễ nhiều hơn cả VN nhiều, mà có công ty nào phá sản đâu bạn!
Nguyễn Bảo Việt (Đà Nẵng) - 8 giờ trước
Tác giả muốn chúng ta là những cái máy! Phản đối cách suy nghĩ này!
Son (80 đường 16, HBC, Thủ Đức) - 7 giờ trước
Nếu nghỉ dài ngày mà doanh nghiệp không phải trả lương những ngày nghỉ TẾT thì cứ nghỉ thoải mái, chơi hết tiền dành dụm trong năm rồi đi làm cũng chả muộn.
khoa anh - 8 giờ trước
Tác giả có biết phải làm bù 2 ngày chưa? Mà phân tích với cách nhìn thiển cẩn quá
Tuấn Hà (Đà Nẵng) - 8 giờ trước
Đề nghị báo Thanhnien online nên cân nhắc khi đăng bài trong mục "Tôi viết. Thứ nhất: Việc nghỉ lễ Tết dài tôi thấy chẳng liên quan gì đến việc "kích" để "tiêu xài". Còn nếu có chăng nữa thì xin lỗi tác giả: người nghèo miếng ăn còn chưa đủ no thì cho họ nghỉ cả năm cũng không "kích" được họ "tiêu xài". Thứ hai, tác giả thử lấy 1000VNĐ so với 1000USD xem rồi hãy lấy tiêu chuẩn Việt Nam ra so với Thế giới... Thứ ba, như nhiều bạn đọc đã ý kiến rồi tôi chỉ xin phép được nhắc lại: nhiều người học tập,làm ăn xa chỉ mong đến Tết để được sum họp, đoàn tụ gia đình nhưng họ không thể bỏ làm, bỏ học vì điều kiện thời gian không cho phép. Việc "bị kích" có thể điều chỉnh được nhờ vào ý chí của mỗi người nhưng thời gian là có hạn, ý chí của tác giả có thay đổi được nó???? thu gọn

1 nhận xét:

  1. Gần Tết cơ quan tôi có "tập quán" được lấy lương liền 2 tháng, bao giờ tôi cũng dành lương 1 tháng + 1/3 lương tháng sau chi tiêu Tết, còn 2/3 lương tháng thứ 2 chi sau Tết. Hợp lí chứ ạ ?

    Trả lờiXóa