Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

"Biển người" xem ngôi mộ cổ ở ngoại thành Hà Nội

Tôi thích phần bình luận của bạn đọc ở cuối bài này. Trước đây, thời chiến tranh tôi đã xem chuyên gia bốc mộ cổ ở gần nhà tôi (Chợ Mơ, Hà Nội) và thấy cảm thấy họ làm khoa học hơn bây giờ.
"Biển người" xem ngôi mộ cổ ở ngoại thành Hà Nội

Hàng ngàn người dân ùn ùn đổ về cánh đồng Chằm thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội) trong vài ngày qua để chiêm bái, thắp hương ngôi mộ cổ vừa được phát hiện.
Thi hài người quá cố được bó chặt bằng nhiều 
lớp vải và chèn bằng những cuộn giấy bản.
Lượng người càng đông hơn khi chiều 10/12, PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cùng các chuyên gia khảo Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Hà Nội tiến hành mở nắp chiếc quan tài cổ.

Trước đó, ngày 7/12, trong lúc thi công công trình thủy lợi, một chiếc máy xúc đã gạt trúng ngôi mộ mất nấm dưới một gò ruộng, lộ ra chiếc quan tài khá kiên cố. Lớp ngoài chiếc quan tài được trám bắng một loại hợp chất dày khoảng 3 - 5 cm, tiếp đó là các tấm gỗ dày loại tốt; tấm ván thiên được cố định bằng 4 chốt gỗ khá chắc chắn.

Đúng 15h30 ngày 10/12, TS Nguyễn Lân Cường và các chuyên gia bắt đầu cho mở nắp áo quan. Lớp hợp chất bên ngoài được những phu mộ dùng thuổng đẽo dần cho đến lớp gỗ, thì tỏa ra mùi hương thơm (giống như trầm). Khi tấm ván thiên được bật ra, mặt trên quan tài còn có thêm một tấm ván mỏng hơn nằm dưới ván thiên. Bật nốt tấm ván này, mùi hương càng nhiều; phía trong quan tài được sơn màu đỏ, vẫn tươi mới, hầu như khô ráo.

Thi hài được chèn, kê bằng nhiều cuộn giấy bản còn nguyên vẹn và gối bông. Các chuyên gia phải mất khá nhiều thời gian để tháo những nút thắt của nhiều lớp vải buộc thi hài. Sau khoảng 10 lớp vải (có thể là đũi, gấm vẫn còn rất chắc chắn), là hình hài một cụ bà, thân hình chỉ bị teo lại như một xác khô “da bọc xương”, bộ tóc dài còn nguyên vẹn; khuôn mặt còn rõ hình, miệng mở; hàm răng dưới vẫn còn đủ, hàm trên còn một số răng đều được nhuộm đen… Chiều dài của thi thể từ đầu đến chân đo được 165 cm. Không thấy đồ tùy táng có giá trị.

Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết: “Nhiều khả năng đây là ngôi mộ thuộc thời Hậu Lê, có niên đại trên dưới 300 năm. Người quá cố là một phụ nữ, khoảng 60 tuổi. Trong quan tài không thấy dung dịch, có thể đã bị chảy ra ngoài qua kẽ hở. Trước đây, một số ngôi mộ cổ đã được phát hiện, đều có dung dịch (chưa rõ là chất gì) để bảo quản, giữ nguyên xác trong hàng trăm năm… Trong miệng của cụ bà này, chúng tôi tìm được một đồng tiền cổ”.
Ngôi mộ cổ được phát hiện tại cánh đồng Chằm thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, huyên Quốc Oai, Hà Nội) trong khi làm thủy lợi nội đồng.

Bên ngoài chiếc quan tài cổ là một loại hợp chất bền chắc, 
khi tách ra khỏi lớp gỗ thì tỏa hương thơm.

Nắp ván thiên được chốt bởi 4 khóa gỗ giống hình chữ X; khi được bật ra, bên dưới là một tấm ván khác; lớp gỗ quan tài vẫn còn rất chắc chắn tươi mới.

Phải mất khá nhiều thời gian để tháo lớp thắt của một lớp vải bó thi hài.

Lực lượng Công an cũng phải khá vất vả để giữ trật tự.

Đôi bàn chân của người quá cố còn nguyên, rõ từng ngón và móng chân
http://kenh14.vn/xa-hoi/bien-nguoi-chen-chan-xem-ngoi-mo-co-o-ngoai-thanh-ha-noi-20131211031915239.chn

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 10/12 vừa qua, các nhà khoa học đã khai quật ngôi mộ cổ tại cánh đồng Chằm thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, huyên Quốc Oai, Hà Nội). Quá trình khai quật đã đưa lại kết quả bất ngờ khi trong ngôi mộ là một xác ướp có niên đại khoảng 300 năm tuổi.
Trước đó, ngày 7/12 khi thi công công trình thủy lợi, một chiếc máy xúc đã gạt trúng ngôi mộ và phát hiện ra ngôi mộ cổ. PTS. TS Nguyễn Lân Cường cùng các nhà khoa học đã được mời tới khai quật ngôi mộ.
Chùm ảnh ghi lại quang cảnh buổi khai quật đặc biệt này:
PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các nhà khoa học, chính quyền địa phương làm lễ trước khi mở nắp quan tài cổ
Chiếc quan tài có thiết kế rất kín: lớp ngoài bao phủ bằng một loại hợp chất dày khoảng 3- 5 cm, kế đó là nhiều tấm gỗ dày chắc chắn
Các nhà khoa học tiến hành mở chiếc quan tài cổ
Khi mở nắp quan tài, lớp vải bọc xuất hiện khiến các nhà khoa học hình dung tới một xác ướp 
Bên trong, xác ướp được bọc bởi nhiều lớp vải và chèn giấy bản, 2 gối chèn hai bên thái dương, 1 gối kê giữa hai chân
Trong quan tài có thi hài một người, với thân hình teo lại song vẫn còn nguyên lớp da bọc, tất cả số răng được nhuộm đen. Miệng xác ướp ngậm một đồng tiền hoen rỉ. Theo nghiên cứu ban đầu, xác ướp là một thi hài một người phụ nữ hơn 60 tuổi, chiều dài đo được là 165 cm.
Sau khi lấy tóc, quần áo,... để phục vụ quá trình nghiên cứu, xác ướp trên đã được hoàn táng cũng tại xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội

  • Tuấn Nhật · 7 giờ trước qua điện thoại · Bà Rịa - Vũng Tàu
    nghiên cứu đâu ko thấy chỉ được cái phá hoại là ko ai bằng.
     Top bình luận
  • TheHulk
    The Hulk · 8 giờ trước · Nước ngoài
    công nghệ bảo quản di vật khảo cổ thì kém mà cứ thích đào lên rồi mở ra tại chỗ là sao 
     Top bình luận
  • chickencotuyet@gmail.com
    Alohaa · 9 giờ trước · TP HCM
    "Chiều dài của thi thể từ đầu đến chân đo được 165cm"
    Chiều cao của người 300 năm trước mà giờ khối bạn nữ vẫn phải mơ ước 
     Top bình luận
  • traithanhnam90
    traithanhnam90 · 7 giờ trước · Nam Định
    @The Hulk: Mình cũng thắc mắc sao lại mở quan tài giữa chốn đông người như vậy, mình tưởng xác ướp phải cho vào phòng tiệt trùng rồi mở nắp cho khỏi bị hỏng chứ nhỉ ???????????????????
     Top bình luận
  • Teenier
    vote
    0
    zouisdalp · 27 phút trước · Hà Nội
    sao k mang về viện nghiên cứu mà mở =.=
  • lumos_01
    Thao Nguyen · 1 giờ trước · Hà Nội
    chứng tỏ người chết thuộc hàng giàu có, mà thời xưa cao 1m65 là ghê đấy
  • thangdinhdinh@gmail.com
    BaoThang · 2 giờ trước qua điện thoại · Hà Nội
    Mộ của ng ta mà còn bóc ra...lũ điên, ko tử tế vs ng qá cố, sẽ bị qả báo 
    • lumos_01
      vote
      0
      Thao Nguyen · 1 giờ trước · Hà Nội
      @BaoThang: thế những người nghiên cứu Ai Cập thì sao, nghiên cứu cũng đâu ảnh hưởng gì
  • cogaithichdua
    Huyen Trang · 6 giờ trước · Cần Thơ
    Lớp ngoài chiếc quan tài được trám bắng một loại hợp chất dày khoảng 3 - 5 cm, tiếp đó là các tấm gỗ dày loại tốt; tấm ván thiên được cố định bằng 4 chốt gỗ khá chắc chắn.

    Kiêu này lỡ còn sống lúc tỉnh lại thì đẩy nắp ra bằng răng! 
  • cogaithichdua
    vote
    0
    Huyen Trang · 6 giờ trước · Cần Thơ
    Sao chỉ chụp mỗi chân vậy? 
  • 0915447111@ming.vn
    nguong · 6 giờ trước qua điện thoại
    Bật nắp qt ra rồi có thể bảo quản xác đc k vậy
  • nhattuanvt91@gmail.com
    Tuấn Nhật · 7 giờ trước qua điện thoại · Bà Rịa - Vũng Tàu
    nghiên cứu đâu ko thấy chỉ được cái phá hoại là ko ai bằng.
  • vote
    0
    Nguyễn Đức Thanh Hằng · 7 giờ trước · Hà Nội
    phai mo nap ra moi biet ben trong co vang hay khong chi kho cho dong ho nao co ngoi mo nay sau dot nay chac ca dong ho se lui bai ma chang biet lam sao
  • chitl0ve
    vote
    0
    Trang · 7 giờ trước · Hà Nội
    sao lại phải bật nắp quan tài người ta lên làm gì
  • nhattuanvt91@gmail.com
    vote
    0
    Tuấn Nhật · 7 giờ trước qua điện thoại · Bà Rịa - Vũng Tàu
    bà ấy là mẹ quan.
  • TheHulk
    The Hulk · 8 giờ trước · Nước ngoài
    công nghệ bảo quản di vật khảo cổ thì kém mà cứ thích đào lên rồi mở ra tại chỗ là sao 
    • traithanhnam90
      traithanhnam90 · 7 giờ trước · Nam Định
      @The Hulk: Mình cũng thắc mắc sao lại mở quan tài giữa chốn đông người như vậy, mình tưởng xác ướp phải cho vào phòng tiệt trùng rồi mở nắp cho khỏi bị hỏng chứ nhỉ ???????????????????
  • lan.lan816@yahoo.com
    vote
    0
    LanLan · 8 giờ trước · Hải Phòng
    có thể bà ấy là công chúa
  • jack122
    Chớp mắt đã ngàn năm · 8 giờ trước · Sơn La
    người xưa mà cao thế, mét 65 cơ... cụ này chắc cũng hàng quý tộc... hồi trẻ cũng phải hàng mỹ nhân của ông quan nào đấy chứ chả đùa
  • chickencotuyet@gmail.com
    Alohaa · 9 giờ trước · TP HCM
    "Chiều dài của thi thể từ đầu đến chân đo được 165cm"
    Chiều cao của người 300 năm trước mà giờ khối bạn nữ vẫn phải mơ ước 
    • truongnhung91@gmail.com
      meow meow · 8 giờ trước · Hà Nội
      @Alohaa: người già thường sẽ thấp đi quá trình của 300 năm => cụ bà này xưa phải cao cỡ 1m70
    • lumos_01
      vote
      0
      Thao Nguyen · 1 giờ trước · Hà Nội
      @meow meow: hotgirl 
  • huy1234564
    Nguyễn Huỳnh Khắc Huy · 9 giờ trước · TP HCM
    "Không thấy đồ tùy táng có giá trị"
    • CloUd_3rd
      foxxxxxx · 8 giờ trước
      @Nguyễn Huỳnh Khắc Huy: người thời xưa khi chôn cất thường chôn theo những đồ có giá trị cho người thân của họ để dùng ở thế giới bên kia , trừ những gia đình ko khá giả thì thôi, nền văn hóa nào cũng vậy thì phải

2 nhận xét:

  1. Người quá cố có linh thiêng hãy bẻ gãy tay bọn chuyên đào mồ cuốc mả cổ
    Trước tiên là tên Nguyễn Lân Cường mang mác PGS.TS, Tổng Thư ký Hội khảo cổ học - Chuyên da đào mả số một Việt Nam.
    Người quá cố đang yên nghỉ từ lâu, bỗng dưng bọn xa lạ từ đâu nhào tới, đốt nén nhang chiếu lệ, khấn mấy cái. Rồi sai âm binh dùng búa tạ, xà bèng ầm ầm đào mồ cuốc mả người ta lên. Biển người hậu sinh hiếu bu quanh xem người xưa như quái vật, giả như có chất độc lạ từ quan tài thoát ra ngoài không khí thì sao?
    Xong, chúng mang xác về cho vào lồng kính, triển lãm bán vé cho đồng bào xem. Rồi viết đủ thứ huyên thuyên báo cáo thành tích về kết quả khảo cổ mà chỉ có trời mới biết!

    Trả lờiXóa
  2. Đồng ý với bác Kạo. Đúng là một lũ khốn nạn. Tự dưng đào mồ đào mả cụ tổ nhà người khác lên để săm soi, rồi để triển lãm chứ chúng nó nghiên cứu được cái gì cứu rỗi nhân loại bây giờ. Nếu đấy là cụ tổ nhà chúng nó liệu chúng nó có đào lên như vậy không ?
    Mình đã viết đừng đụng vào quá khứ, kể cả các tượng đài các nhân vật phản động cũng nên giữ lại vì đó là di tích lịch sử. Các đền thờ ma, thờ thánh vẫn tồn tại khắp mọi nơi đó sao. Mồ mả nhà nước càng không nên đụng vào; chỉ có con cái họ mới có quyền.

    Trả lờiXóa