Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

External links

MONDAY, OCTOBER 14, 2013

External links

Giang Lê: Bác Lai Tran Mai nhờ tôi giới thiệu với các bạn loạt bài giảng của bác ấy về các quan hệ vĩ mô của một nền kinh tế, cám ơn bác. Tôi đã tạo một menu mới (Links) bên trên dự định sẽ liệt kê links đến các bài viết của các tác giả/blogger (VN) khác mà tôi thấy hữu ích cho các bạn (sinh viên). Nếu các bạn thấy link nào bổ ích hãy giới thiệu cho tôi để tôi share cho mọi người.

3 comments:
  1. Cám ơn bác Giang đã lưu tâm, giới thiệu bài giảng của tôi.
    Trong Blog của tôi còn nhiều bài khác nữa, chủ yếu về kinh tế lượng và kinh tế vĩ mô; đấy là những bài viết lâu rồi, thông tin cũ nhưng có ích để xem phương pháp nghiên cứu... Tiếc là còn nhiều bài hay hơn đã bị mất...


    Tôi thường bảo các đồng nghiệp, chúng ta già rồi (dù mới ngoài 50) và với cơ chế này thì cũng chẳng làm gì được, nên tốt nhất có kiến thức gì thì giới thiệu cho thế hệ sau tham khảo, để sau này đất nước đổi mới họ sẽ có sẵn kiến thức mà dùng.

    ReplyDelete

    Replies

    1. Tuy chưa ghé thăm blog của bác Lai Tran Mai, nhưng mới đọc đến đây đã cảm thấy xúc động đậy nên viết vài dòng cảm ơn bác. Hy vọng bác cung cấp thật nhiều, thật nhiều lý thuyết về kinh tế lượng để các nhà khoa học trẻ Việt Nam có thể tham khảo, học tập. Bởi vì nền tảng kinh tế lượng của giới nghiên cứu Việt Nam còn rất yếu, thiếu. Hy vọng có nhiều nhà nghiên cứu có quan điểm như của bác Lai Tran Mai.
      Chúc bác sức khỏe!
  2. Ngoài blog của anh, ngày trước em cũng rất hay đọc bài trên blog của bác Nghiatq ở www.nghiatq.wordpress.com, nhưng không hiểu sao hơn nửa năm nay blog không còn update nữa.
    Reply
http://kinhtetaichinh.blogspot.ch/2013/10/external-links.html#comment-form
  1. Bài viết rất hay bác Giang ạ. Nhu cầu xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô quý xuất phát từ nhu cầu phân tích và dự báo kinh tế quý phục vụ xây dựng các chính sách điều tiết kinh tế của Chính phủ. Nếu chỉ dựa vào kết quả dự báo năm thì không thể điều hành kinh tế tốt được trong bối cảnh đầy biến động quá nhanh và phức tạp hiện nay. Thực tế cho thấy trong một số giai đoạn kinh tế vĩ mô đã có những thay đổi lớn qua các quý.

    Tuy nhiên đúng như bác viết, số liệu quý rất kém chính xác, hầu như được ước lượng chủ quan của người làm thống kê. Do đó hiện nay tất cả các số liệu quý trên thế giới đều là số ước lượng thô để dùng ngay. Ở các nước công nghiệp, chỉ sau 2-3 quý mới có số liệu ước lượng lại và thành số liệu chính thức. Còn ở các nước đang phát triển thì chẳng mấy nước ước lượng lại, hoặc họ chỉ chỉnh sửa sơ qua để cân đối với số liệu tổng hợp chung cả năm và lấy làm chính thức; hoặc như ta thì chẳng bao giờ ước lượng lại, quên chúng đi, chỉ tính chung cho cả năm thôi.

    Việc phân rã số liệu vĩ mô năm thành quý đã là một vấn đề quá lớn và sai số rất cao (vì đặc trưng mùa vụ trong năm rất lớn) thì nội suy số liệu quý thành tháng hoàn toàn vô nghĩa. Do đó các bạn trẻ không nên nghĩ đến chuyện này.

    Việc điều hành kinh tế vĩ mô ít nhất cũng phải căn cứ vào biến động quý. Tiếc rằng ở ta người ta không nhận ra điều đó nên cứ họp hàng tháng và thay đổi chính sách liên xoành xoạch làm nền kinh tế càng rối loạn, mất hoàn toàn định hướng trung hạn.

    Viết đã dài, xin dừng và cám ơn bác Giang có bài viết bổ ích.

    Tôi đã từng làm một số mô hình kinh tế lượng quý. Ví dụ xem ở đây:

    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/05/thu-nghiem-xay-dung-mo-hinh-kinh-te.html

    Bạn nào muốn xem bài giảng của tôi về Kỹ thuật xây dựng mô hình kinh tế lượng vĩ mô thì có thể xem ở đây:

    http://toithichdoc.blogspot.ch/2011/05/ky-thuat-xay-dung-su-dung-mo-hinh-kinh.html
    ReplyDelete

    Replies
    1. Cám ơn bác đã share link, các bài viết của bác rất hữu ích. 

      Highly recommended cho các bạn muốn lập mô hình macroeconometric.



      1. Chào bác Giang, với tinh thần giúp đỡ kiến thức cho thế hệ trẻ, tôi có đưa lên Blog của mình nhiều bài giảng cũ về kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng. Xin phép bác cho phép tôi giới thiệu bài tôi vừa đưa lên. Tôi không giữ bản quyền đối với mọi bài viết; ai thích dùng cứ lấy, kể cả sao chép nguyên văn cũng không sao, càng nhiều người biết càng tốt để họ có thể dùng vào việc có ích cho xã hội. Cám ơn bác.
        Đây là bài mới (được chia ra làm 15 bài nhỏ thì phải):
        http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/10/1-cac-can-oi-va-quan-he-vi-mo-chu-yeu.html
        ReplyDelete

        Replies

        1. Tôi đã để link của bác lên menu Links bên trên cho các bạn quan tâm.
        2. Cám ơn bác Giang đã lưu tâm, giới thiệu bài giảng của tôi. Tôi rất ủng hộ xây dựng một nền kinh tế thị trường tự do, chỉ một vài loại hình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng mới nên cấm, còn lại nên để phát triển tự do nhưng dùng các chính sách gián tiếp để điều tiết. Casino chẳng có gì đặc biệt mà phải cấm.

          Theo tôi dùng tỷ giá để hạn chế nhập khẩu dịch vụ ngoại đắt tiền như nhập những loại hàng hóa ngoại cao cấp khác (xe Rolls-Royce, túi Louis-Vuitton) như bác nói thì không khả thi mấy, vì tỷ giá ảnh hưởng tới vô số hàng hóa trong nước (riêng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chắc xấp xỉ bằng GDP rồi, chúng đều bị tỷ giá tác động trực tiếp), trong đó có nhiều hàng hóa cho người nghèo... nên không thể tăng tỷ giá được. Chính sách hiệu quả nhất là các thuế đánh trực tiếp vào loại hàng hóa đó, và thêm thuế tiêu thụ đặc biệt nếu cần (cũng như với ô tô, thuốc lá).

          Đối với người Việt sang nước ngoài chơi casino, tỷ giá không hiệu quả, thuế cũng vậy vì không đánh được, họ chơi bên kia biên giới mà. Do đó tôi rất đồng ý với bác Giang là cho mở casino, đấy là một nguồn thu thuế lớn. Toàn đám giầu vào chơi, thành nghiện, thuế cao chúng vẫn chấp nhận để đỡ mất thời gian sang nước ngoài.
          Delete

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét