Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Nhật dùng “cây gậy kinh tế” làm mũi “vu hồi” vào Trung Quốc

ANTĐ - Nhật đã quyết định sẽ gia nhập “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP) nhằm thúc đẩy kinh tế Nhật có những bước phát triển vượt bậc, loại bỏ Trung Quốc để cùng với Mỹ làm trụ cột trong nền kinh tế châu Á.
Theo Kyodonews ngày 16/03, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức tuyên bố: Chính phủ Nhật bản sẽ gia nhập vòng đàm phán “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), mục tiêu của Chính phủ Nhật Bản là bành trướng khối đồng minh Mỹ - Nhật từ lĩnh vực bảo đảm an ninh sang lĩnh vực kinh tế, từ đó hình thành một “vòng cung” mậu dịch mới do hai nước làm chủ đạo.
Thời gian qua Nhật đã sử dụng đòn tiến công tổng hợp: Quân sự, 
chính trị, ngoại giao và kinh tế để gây sức ép lên Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Giữa năm nay Nhật sẽ tiến hành bầu cử Thượng viện, xem xét kỹ vấn đề này, để hạn chế đến mức tối đa những tổn thất dây chuyển tới các lĩnh vực nông nghiệp, y tế… xuất phát từ việc gia nhập TPP, Thủ tướng Abe quyết định nhanh chóng tuyên bố gia nhập vòng đàm phán để rút ngắn tối đa “thời kỳ đệm”.

Nội dung đàm phán TPP không chỉ liên quan đến các vấn đề thuế quan giữa các nước mà còn bao gồm các quy định có liên quan đến hàng rào phi thuế quan liên quốc gia. Mà các vấn đề an ninh lương thực, y tế là những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp và tác động to lớn lên các mặt của đời sống xã hội Nhật Bản.

Nếu sai lầm về định hướng, đó không chỉ là sự đả kích trầm trọng đối với Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe mà còn mang lại gánh nặng to lớn “trên trời rơi xuống” đối với toàn thể nhân dân Nhật Bản. Tuy vậy, tỷ lệ ủng hộ trong nội các rất cao là một trong những nguyên nhân khiến ông Abe có những quyết định nhanh chóng và dứt khoát.

Kyodonews tiết lộ, trong buổi hội đàm hồi cuối tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barak Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đạt thành nhận thức chung về vấn đề này, thông qua tuyên ngôn chung Nhật - Mỹ cho phép trong quan hệ đối tác kinh tế chiến lược giữa 2 nước có một ngoại lệ về bảo lưu thuế quan.

Nhiệm vụ tiếp theo của Thủ tướng Shinzo Abe là tìm kiếm một “điểm đột phá” để từ đó thuyết phục phe bảo thủ trong nội bộ Đảng Dân chủ - Tự do. Hiện nay, phá vỡ tư duy kinh tế bảo thủ hiện đang là mục đích chung của Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Nhật Abe.

Ông Abe hy vọng, thông qua quan hệ hợp tác kinh tế với Mỹ, Nhật sẽ lợi dụng sức sống mạnh mẽ của nền kinh tế châu Á để thúc đẩy kinh tế Nhật có những bước phát triển vượt bậc, loại bỏ Trung Quốc để cùng với Mỹ làm trụ cột trong nền kinh tế châu Á.

Song song với cô lập Trung Quốc về kinh tế, sự kết hợp với những biện pháp quân sự, ngoại giao sẽ gây sức ép toàn diện đối với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải “xuống thang”, từ bỏ những đòi hỏi yêu sách chủ quyền vô lý.
Tổng thống Myanmar U Thein Sein đón, tiếp Phó Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso

Chiến lược này đã được Nhật đi trước một bước với hàng loạt hành động cương quyết và cứng rắn như: rút vốn đầu tư ở Trung Quốc để đầu tư vào Myanmar hình thành mũi vu hồi bên sườn phía Tây Trung Quốc, tăng cường hợp tác an ninh và kinh tế với 2 cường quốc châu Á – Thái Bình Dương là Ấn Độ và Nhật Bản, đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện với ASEAN.

Mới đây nhất, ngày 13/03 vừa qua trong Hội nghị thứ trưởng quốc phòng với 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akinori Eto khẳng định: Ngoài hợp tác kinh tế, Nhật Bản và ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.

Trước cuộc họp, các quan chức quốc phòng ASEAN cũng đã hội kiến với Thủ tướng Shinzo Abe và bày tỏ ASEAN đặt hy vọng cao vào Nhật Bản “trong việc giải quyết các vấn đề an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, đây là một sự lựa chọn thiết thực vì cả 2 bên đều có chung một đối thủ.

Nếu Trung Quốc dám lên đảo đo đạc, Nhật Bản sẽ ra tay
Nhật đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với ASEAN nhằm đối phó với Trung Quốc
Nhật ra mắt “Khắc tinh số một của tàu ngầm Trung Quốc”
Trung Quốc rúng động vì Nhật bàn giao tàu ngầm AIP thứ 5
“Nhật Bản đã trở lại”
Bắc Kinh “sốc” trước bình luận của Thủ tướng Nhật

NGUYỄN NGỌC
Kyodonews
http://www.anninhthudo.vn/binh-luan/don-doc-cua-nhat-dung-cay-gay-kinh-te-lam-mui-vu-hoi-vao-trung-quoc/490218.antd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét