Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới - Mỹ đứng thứ 105

Đọc tin này mà cứ ngỡ đang mơ:


Việt Nam được đánh giá là nước hạnh phúc thứ 2 thế giới, do người dân hài lòng với cuộc sống hiện có, tuổi thọ bình quân cao, và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ít gây tác động tới môi trường.
Theo bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) do Quỹ kinh tế mới (New Economics Foundation- NEF), một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu về kinh tế, xã hội và môi trường có trụ sở tại Anh, công bố ngày 14/6, Việt Nam chỉ xếp sau Costa Rica trong danh sách 151 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát.

10 nước hạnh phúc nhất thế giới theo chỉ số HPI năm 2012:
10 nước hạnh phúc nhất thế giới theo chỉ số HPI năm 2012. (Nguồn: NEF)
HPI được xây dựng căn cứ 3 tiêu chí mức độ hài lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình khi mới sinh và dấu chân sinh thái.

Tuyệt vời: Nước Nga thu nhỏ trong 800 m2


Bạn có thể phải dành cả cuộc đời để đi hết nước Nga rộng lớn, nhưng sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều nếu ghé thăm mô hình thu nhỏ của quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới này.

Một mô hình nước Nga thu nhỏ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay vừa được chính thức khai trương tại thành phố St Petersburg. Rất nhiều những địa điểm của nước Nga, trải dài từ vùng Kamchatka ở Viễn Đông tới cực tây Kaliningrad, được thể hiện trên sa bàn rộng 800 m2.

Nhà văn Nguyên Ngọc: “Nền giáo dục nước mình còn… nghênh ngang lắm”

“Nền giáo dục nước mình còn… nghênh ngang lắm”

“…phải cố ngăn mình đừng nản, vì quả thật là rất dễ nản. Bởi nỗi, nền giáo dục nước mình, tôi thấy nó vẫn còn có vẻ “nghênh ngang” lắm, thế nên mới khó dịch chuyển…”
- Mừng bác trở lại Hà Nội! Mừng hơn nữa là bác đã có mặt đúng lúc cháu đang cần gặp!
- Tôi về Hà Nội lần này, là vì cuốn sách của chị Bình (“Gia đình, bạn bè và đất nước” - hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, trong đó nhà văn Nguyên Ngọc viết lời giới thiệu và hiệu đính - PV). Những gì cần nói về cuốn sách, tôi đã viết trong lời giới thiệu, cũng như tại buổi họp báo ra mắt cuốn sách...




- Cuốn sách là một phần, nhưng điều khiến cháu muốn gặp bác đó là rất nhiều câu chuyện thời sự giáo dục vừa qua đang rất cần một lời bình giá trị và thẩm định từ bác - một nhà văn hóa rất nặng lòng với sự nghiệp đổi mới giáo dục của nước nhà…
- Những chuyện tương tự thế, tôi cũng từng nói nhiều rồi, nhiều người cũng đã nói rồi, nhưng có thay đổi được là bao! Cho nên, nói thật là tâm trạng nhiều lúc cũng buồn và lo lắm. Vậy nên mới luôn phải cố ngăn mình đừng nản, vì quả thật là rất dễ nản. Bởi nỗi, nền giáo dục nước mình, tôi thấy nó vẫn còn có vẻ “nghênh ngang” lắm, thế nên mới khó dịch chuyển…



- Vụ clip gian lận thi cử tại trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) theo bác mà không là thay đổi đáng kể sao?
- Đáng mừng là đằng khác! Điều đó chứng tỏ rằng giờ đây thầy Đỗ Việt Khoa đã không còn đơn độc trên trận tuyến chống tiêu cực trong ngành giáo dục, và đáng nói là những “chiến hữu” của thầy lại là những công dân nhỏ tuổi nhưng đã dám làm những việc không hề nhỏ, lại không phải cho mình…

THẾ GIỚI VẬN ĐỘNG NHỜ CÓ NIỀM TIN


THẾ GIỚI VẬN ĐỘNG NHỜ CÓ

 
Một cuộc trò chuyện thú vị giữa 
một anh sinh viên và một vị giáo sư

Giáo sư: Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không?
… Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.
Giáo sư: Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa?
Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư.
Giáo sư: Thế Chúa có tốt không?
Sinh viên: Vâng có chứ.
Giáo sư: Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không?
Sinh viên: Vâng.
Giáo sư: Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau. Nhưng Chúa thì không. Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào?
(Cậu sinh viên im lặng).


Giáo sư: Cậu đâu trả lời được đúng không? Bắt đầu lại nào cậu trẻ. Chúa có tốt không?

“Thích” đi học


(Tamnhin.net) - Lâu ngày gặp nhau, anh bạn thuở sinh viên nay là giáo viên THPT (ở Hà Tĩnh), có vợ là giáo viên tiểu học, vui chuyện, anh nói với niềm tự hào không che giấu: “Nhà mình bây giờ đang đi học cả. Mình sắp bảo vệ luận văn cao học, vợ mình thì học đại học từ xa, thằng con trai đầu học văn bằng hai, đứa em gái nó thì vừa học cao đẳng tin học vừa học tại chức đại học kinh tế”.


Lễ trao bằng tốt nghiệp ĐH (ảnh minh họa, nguồn: internet)

                                                      
Tôi đùa: “Thế thì gia đình cậu thành đại gia trí thức rồi còn gì”. Anh cười: “Trí thức gì đâu, thì cũng phải đi học cho bằng anh bằng em với thiên hạ thôi”. Và anh bảo: “Thế cậu không đi học cao học đi. Bây giờ người ta học cao học nhiều lắm, sau này muốn nâng lương hay đề bạt đòi hỏi bằng cấp cao, mình không có thiệt thòi lắm”.

Không chỉ có anh, mà đã có rất nhiều người vỗ vai tôi “Cậu phải phấn đấu “đi học”. Tôi dần dần mới vỡ lẽ ra cái sự “hiếu học” của  gia đình bạn tôi và không ít người.

(1) Hãy chu cấp cho nàng vì nàng đẹp

 

Trong một loạt bài trước hồi tháng 10 năm ngoái, tôi đã viết về vấn đề người đẹp và bằng giả. Tám tháng sau, tức là vào lúc này, tôi lại muốn viết một loạt bài nữa về người đẹp, nhưng không liên quan đến bằng giả mà liên quan đến một thứ gọi là hoạt động kinh tế dựa trên quan hệ thân xác. Nói ngắn lại là về mại dâm – thứ nghề được coi là cổ xưa nhất trên thế giới.

Lý do khiến tôi viết về vấn đề này là vì hai lẽ:

Thứ nhất, có một nhánh khá năng động của kinh tế học hiện đại đang nghiên cứu về các vấn đề của xã hội, trong đó có cả các lĩnh vực như việc ăn cắp bản quyền (IP piracy), thị trường các chất gây nghiện (ma túy, trò chơi điện tử…), và dĩ nhiên là cả mại dâm nữa.
Thứ hai, trong vài tháng trở lại đây, câu chuyện về mại dâm, đặc biệt là mại dâm trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu ở Việt Nam trở thành một chủ đề nóng của báo chí và truyền thông tiếng Việt trong và ngoài nước.

Vì sao xã hội Việt Nam bỗng dưng quan tâm đến mại dâm?

Bài văn gây xúc động về thành công


Trên mạng xã hội Facebook, bài văn của một học sinh lớp 10 chuyên Văn một trường chuyên ở Hà Nội về "một bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đã tặng cho em" đang nhận được nhiều chia sẻ. Theo giới thiệu, bài văn được viết ngày 6/9/2006 và nhận điểm 9 với lời phê:: "Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất. Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công".
Dưới đây là nội dung bài viết.


Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng, đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.

Ngắm vẻ đẹp của thiếu nữ bán hàng rong ở Euro

Thư giãn sau 2 trận cầu Anh và Pháp đều
 chiến thắng trước Thụy Điển và Ucraina:

Ngắm vẻ đẹp của thiếu nữ bán hàng rong ở Euro 

- Xuất hiện ở bên ngoài SVĐ Worclaw (Ba Lan), hàng ngày Magda mang theo chiếc giỏ hình quả bóng với những đồ lưu niệm ở bên trong để bán cho khách du lịch và CĐV đến theo dõi Euro 2012. Sở hữu vẻ đẹp đậm chất Đông Âu, thiếu nữ 19 tuổi này đã khiến cho không ít anh chàng phải ngẩn ngơ.




Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

10 nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thế giới


Dựa trên số liệu năm 2011 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), CNBC đưa ra danh sách các quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
>10 nghề lương bạc tỷ dành cho người hướng nội
>10 việc làm kém hấp dẫn nhất tại Mỹ

1. Nam Phi

Tỷ lệ thất nghiệp 2011: 24,7% - Tăng trưởng GDP 2011: 3,1%
Kể từ năm 1997, tỷ lệ thất nghiệp tại Nam Phi, nền kinh tế lớn nhất châu lục đen, luôn ở mức trên 20%. Theo ông Sparreboom, chuyên gia kinh tế cấp cao tại ILO, nguyên nhân chính của trình trạng này là nạn phân biệt chủng tộc trong lịch sử đã tạo nên một thị trường việc làm kiểu “chợ đen” tại Nam Phi.
Trong quý I/2012, tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này lên tới 25,2%. Thất nghiệp trong các ngành xây dựng, khai khoáng và khai thác đá cao hơn hẳn so với ngành sản xuất và bán lẻ. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nam Phi vẫn ở mức dưới 7%.
Theo Ngân hàng Trung ương Nam Phi, thất nghiệp cao cũng khiến tỷ lệ nợ của các hộ gia đình tại nước này tăng cao, ở mức 75% thu nhập khả dụng. Các chuyên gia kinh tế e ngại rằng tình hình nợ tại Nam Phi sẽ trở nên xấu đi khi các ngân hàng đẩy mạnh cho vay không đảm bảo.

Chỉ cần 20.000 tỷ đồng xử lý nợ xấu ngân hàng


Theo ông Phạm Thanh Quang, Tổng giám đốc Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC), số tiền để mua nợ xấu ngân hàng chỉ khoảng 20.000 tỷ đồng, thay vì 100.000 tỷ như đề xuất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Việt Nam cần 7 tỷ USD nếu thanh lọc nợ xấu kiểu Mỹ
'Mua bán nợ 100.000 tỷ vẫn chỉ là ý tưởng'
- Ông nghĩ sao về Đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu với số vốn ban đầu khoảng 100.000 tỷ đồng mà ngân hàng Nhà nước dự kiến thành lập?
- Việc thành lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng vào thời điểm tái cơ cấu nền kinh tế là cần thiết. Vì ở đây là nợ ngân hàng nên doanh nghiệp này có thể đặt ở Ngân hàng Nhà nước hoặc trực thuộc Chính phủ nhưng cấp bao nhiêu tiền vốn, lấy từ nguồn nào, cần tính toán kỹ.
Nợ xấu đang trở thành một 'cục máu đông' làm tắc nghẽn dòng vốn. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Kinh nghiệm các nước, doanh nghiệp này chỉ mang tính thời điểm, đến khi làm xong nhiệm vụ thì giải tán. Vấn đề là Chính phủ phải xác định rõ mục tiêu mua nợ xấu để làm gì? Nếu để ra lợi nhuận thì phải tính toán. Còn nếu để cứu nền kinh tế, thì cần đạt mục tiêu bảo toàn vốn đã bỏ ra và khơi thông dòng vốn cho ngân hàng.
Nợ xấu ngân hàng tích tụ rất lớn và trở thành sức ép trong nhiều năm. Với tổng dư nợ nền kinh tế ước đoán khoảng 2,5 triệu nghìn tỷ đồng, trong đó khối doanh nghiệp Nhà nước là 415 nghìn tỷ, thì số nợ còn lại đang tồn đọng ở nhiều đối tượng và lĩnh vực khác như dự án nhà máy giấy, xi măng, bô-xít, khoáng sản, thép...

Liberty

Liberty
 
1.
Còn nhớ dạo thống đốc Lê Đức Thúy promote tiền xu và cho rằng phát hành tiền xu sẽ có lợi vì tiết kiệm chi phí và giúp phát triển các máy bán hàng tự động. Bắt chấp dư luận phản đối, cuối cùng NHNN vẫn phát hành tiền xu và kết cục thế nào chúng ta đã biết. Một điều thú vị là mấy năm gần đây ở Mỹ cũng có một cuộc tranh luận tương tự giữa hai phe ủng hộ và phản đối việc phát hành đồng xu 1 USD thay cho đồng tiền giấy có hình TT Washington. NPR có một podcast rất hay về vấn đề này phân tích những ưu khuyết điểm của đồng tiền xu và đồng tiền giấy.
Nếu xét về chi phí, một đồng tiền giấy tốn 2.7cent để sản xuất, có tuổi thọ trung bình 4.5 năm. Trong khi đó một đồng tiền xu có chi phí 15cent nhưng có thời hạn sử dụng 30 năm. Do đó nếu tính chi phí trong một năm thì tiền xu rẻ hơn (0.5cent/year so với 0.6 cent/year), nghĩa là về mặt này tiền xu thắng thế. Tuy nhiên hầu hết mọi người ngại mang tiền xu theo người, do vậy số tiền xu bị để quên trong ngăn kéo hoặc đơn giản là được bỏ ống thường cao hơn tiền giấy rất nhiều. Một số nghiên cứu cho biết để đảm bảo đủ lượng tiền lẻ lưu thông, lượng tiền xu pháp hành phải cao hơn 50% so với lượng tiền giấy cùng mệnh giá. Nghĩa là nếu tính thêm yếu tố này thì chi phí phát hành tiền xu (cho đồng 1 USD ở Mỹ) sẽ là 0.5 cent/year * 1.5 = 0.75 cent/year, cao hơn tiền giấy. Tiền giấy hóa ra tiết kiệm chi phí hơn.

Tín dụng của doanh nghiệp nhà nước đe dọa nợ công như thế nào?



 

Tác giả: Đinh Tuấn Minh
Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu trong hai năm vừa qua khiến cho giới chuyên gia và giới làm chính sách trong nước quan tâm đến sự bền vững của nợ công của Việt Nam. Những số liệu gần đây do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) công bố cho thấy, tính đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam đã lên tới 58,7% GDP, so với mức 43,9% của năm 2008. Trong đó, tổng nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài lần lượt là 42,2% và 31,1% GDP. Liệu Việt Nam có thể khống chế được mức nợ công dưới 60% GDP, một mức tạm được coi là an toàn như khuyến cáo của các chuyên gia trong bối cảnh tăng trưởng GDP thấp và ngân sách nhà nước sẽ phải chi khá nhiều tiền để giải quyết nợ xấu hệ thống ngân hàng cũng như hỗ trợ tăng trưởng?
Rủi ro tiềm tàng lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận một cách minh bạch là “nợ công” trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà rất có thể sẽ phải dùng ngân sách nhà nước để trả mới là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công Việt Nam.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Lãi suất tiết kiệm vọt lên 14% một năm


Lãi suất tiền gửi từ 12 tháng tại các ngân hàng đang rục rịch tăng lên sau vài ngày còn e dè với chủ trương bỏ trần khống chế. Mức cao nhất tính tới chiều 14/6 là 14%, tăng 3% so với đầu tuần.
Tiền gửi 12 tháng chưa được thỏa thuận lãi suất
Lúc 15h chiều nay, tại một chi nhánh Ngân hàng Phương Tây, trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM, nhân viên cho biết, kể từ hôm nay nếu khách gửi theo "kỳ hạn duy nhất, lãi suất cao nhất" sẽ được hưởng lãi suất lên tới 14%. Điều kiện tham gia đơn giản, khách chỉ cần số tiền gửi tối thiểu là một triệu đồng, kỳ hạn 13 tháng và không được rút trước hạn. "Đây là mức rất ưu đãi của nhà băng dành cho khách", nhân viên nói.
Nhân viên nhà băng này tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Hà Nội cũng thông báo với khách mức 14% một năm áp dụng cho các khoản gửi 13 tháng. Nếu người gửi có ý định rút trước hạn, lãi suất cao nhất sẽ được hưởng 13,5%,. Trước đó, lãi đầu vào nhà băng này công bố đi theo đường thẳng, phổ biến 8,8% một năm, với tất cả các khoản gửi trên 1 tháng.

Cùng một ngân hàng nhưng chiều nay, mỗi chi nhánh niêm yết một mức lãi suất cao nhất khác nhau. Ảnh: Lan Anh
Một số nhà băng khác tại TP HCM sau khi áp mức cao nhất 9% trong ngày đầu thực hiện dỡ trần (11/6), nay cũng mạnh tay điều chỉnh. Với kỳ hạn 36 tháng, ACB công bố mức 12% (trước đó 9%). Lãi suất cao nhất của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) cũng chạm 12% một năm nhưng áp dụng cho kỳ hạn 15, 18 và 24 tháng (ngày 11/6 cao nhất chỉ 10%). "Gửi đâu cũng vậy, chị ủng hộ bên em đi. Nếu số tiền gửi lớn, chị có thể gặp sếp em để thương lượng thêm", nhân viên một phòng giao dịch của SCB trên đường 3/2, TP HCM niềm nở nói với một vị khách.

Tích trữ lợn mắc dịch chết để làm... thịt chưng mắm tép và ruốc

Vợ và bọn trẻ nhà tôi thích ăn thịt chưng mắm tép và ruốc.
Cứ khen đồ VN ngon, rẻ... Đọc tin này chắc lại lên cơn sốt.


(HNMO)- Khi thấy trên địa bàn huyện Chương Mỹ có hiện tượng lợn chết hàng loạt vì bệnh tai xanh, một số người đã thu mua lại với giá rẻ để tích trữ trong kho đông lạnh, dùng vào nhiều mục đích khác nhau.

Số thịt lợn ruồi bám đầy, đã mốc mùi phát hiện trên xe của Hải

Vào hồi 22h ngày 12/6, trinh sát Đội 3 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, đã bí mật theo dõi và phát hiện Nguyễn Văn Hải (SN 1988), ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội dùng xe tải BKS 29C-053.60 đến nhận hàng tại kho đông lạnh nhà Nguyễn Bá Trọng (SN 1982), ở thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Trên đường vận chuyển qua Trạm Kiểm dịch động vật Ba La, quận Hà Đông, xe bị lực lượng CA phối hợp với Đội QLTT số 26 dừng xe kiểm tra. Kết quả phát hiện trên có 4 con lợn mắc bệnh tai xanh đã giết mổ, bốc mùi hôi thối, trọng lượng khoảng 420kg

Lãi suất huy động VND lên mốc 13,5%/năm



Hôm nay 14/6, thị trường lại tiếp tục đón nhận một ngân hàng thương mại nâng lãi suất huy động VND lên mức cao mới: 13,5%/năm.

Lãi suất huy động VND đã bật trở lại ngay sau khi trần ở các kỳ hạn dài được gỡ bỏ.

Theo biểu lãi suất tiền gửi thông thường của Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) áp dụng từ ngày 14/6/2012, mức cao nhất 13,5%/năm đã xuất hiện trên biểu niêm yết. Đây cũng là mức cao nhất trên thị trường tính đến thời điểm này. Mức 13,5%/năm được Western Bank áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Tại kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng này cũng áp khá cao với 13%/năm. Các kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng cùng ở mức 12%/năm.
Như vậy, trong tuần đầu tiên thực hiện trần lãi suất huy động VND mới, cùng việc dỡ bỏ trần đối với các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, thị trường liên tiếp đón nhận những thay đổi của các mức lãi suất cao nhất. Trong ngày đầu thực hiện (11/6), mức cao nhất ghi nhận ở 11%/năm. Hôm qua (13/6), một số ngân hàng lớn nhỏ áp mức cao nhất 12%/năm. Và hôm nay tiếp tục có thể đỉnh mới là 13,5%/năm.

The End of the Asian Miracle


The investment guru who coined the term "emerging markets" returns from Asia, finds that the slowdown is real, and offers five game-changing events that are reshaping the global economy.
BY ANTOINE VAN AGTMAEL | JUNE 11, 2012
 
 
Foreign Policy introduces "Trip Report," a new feature that takes readers behind closed doors with some of the world's sharpest minds for an intimate, unfiltered look at subjects ranging from the European economic crisis to the course of the war in Afghanistan. Think of it as a new kind of intelligence -- a backstage pass to rooms you haven't been cleared into before.
Where I went: I recently returned from a two-week trip to Asia, visiting India, Thailand, Hong Kong, China, Taiwan, and South Korea. I've been to these countries many times over the past 25 years in my capacity as chief investment officer and later chairman of Emerging Markets Management and AshmoreEMM. During my trip I met with a number of high-level policymakers, bankers, company executives, investors, think tanks, and scholars. But where there was once almost universal optimism, this time I came away with a very different sense. A few years ago there was a widespread feeling that the developed world had fallen off its pedestal -- that Asia had not only escaped the global financial crisis but that its system was somehow superior. That overconfidence seems gone now. Instead, there is a sense of vulnerability. There is more awareness of the political Achilles' heel of their own path of development and even new economic concerns about challenges to their newly acquired competitive edge.

Tăng trưởng kinh tế không làm tăng hạnh phúc?


Theo Wired Science, 14/05/2012
Brandon Keim

Sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế một cách phi thường, người Trung Quốc không hạnh phúc hơn đáng kể so với trước đây, theo một nghiên cứu đánh giá về mức hạnh phúc và thu nhập quốc gia ở nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Nhìn một cách tổng quan, những người giàu ở Trung Quốc có hạnh phúc hơn một chút so với trước đây, nhưng với những người có mức thu nhập trung bình dường như không hề có gì thay đổi. Còn với những người nghèo, mức độ thỏa mãn đối với cuộc sống dường như sụt giảm đáng kể.

Những xu hướng này chưa phải là căn cứ để phê phán kinh tế tư bản, hay tăng trưởng kinh tế - nhưng chúng đã phần nào cho thấy rằng các tiêu chí kinh tế thông thường không phải là thước đo đầy đủ để đánh giá hạnh phúc.

“Không có bằng chứng nào cho thấy có sự gia tăng mức độ thỏa mãn đối với cuộc sống như chúng ta thường kỳ vọng ở một nền kinh tế có mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng tới 4 lần”, nhận định trong báo cáo của nhóm nghiên cứu mà chủ nhiệm là nhà kinh tế Richard Easterlin, công bố ngày 15/05 vừa qua trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Các nhà kinh tế hiểu sai về Solow


Theo Slat Konstantin Kakaes

Robert Solow

Không ít nhà kinh tế hiểu sai lý thuyết của Robert Solow, cho rằng mô hình của ông giúp lượng hóa tác động của nghiên cứu KHCN đối với nền kinh tế.

Người ta cứ nghĩ rằng Robert Solow, chủ nhân của giải Nobel Kinh tế năm 1987, nổi tiếng với mô hình lý thuyết được coi là giúp “cho thấy những đổi mới công nghệ là tác nhân giúp tạo ra 80% tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong giai đoạn 1909-1949” như lời một quan chức cấp cao từ Bộ Nội chính Hoa Kỳ. GS. Frank Lichtenberg của Đại học Columbia cũng từng nói rằng “trong nghiên cứu năm 1956, Robert Solow đã cho thấy cải tiến kỹ thuật là cần thiết để có được tăng trưởng bền vững trong năng suất lao động”.
Tuy ông và những người viện dẫn Solow không đưa ra định nghĩa rõ ràng như thế nào là cải tiến công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nhưng nhìn chung đa số công chúng đều liên tưởng ngay tới những máy móc tân tiến. Còn Solow trong trang đầu tiên của bài báo “Thay đổi kỹ thuật và hàm số sản xuất tổng thể”, ông đã viết: “Tôi sử dụng thuật ngữ ‘thay đổi kỹ thuật’ như một cách biểu thị ngắn gọn cho mọi loại tác nhân làm dịch chuyển hàm số sản xuất.  Nghĩa là, mọi tác nhân khiến hàm số sản xuất chậm lại, hoặc nhanh hơn, ví dụ như những cải thiện về trình độ giáo dục trong đội ngũ lao động, đều là những tác nhân có thể được tính là ‘thay đổi kỹ thuật’.

Mô hình Trung Quốc không bền vững

Mô hình Trung Quốc không bền vững

Theo Wiwo 27/05/2012

Theo Daron Acemoglu, cuộc cách mạng
Ả Rập vẫn chưa thành công vì chưa
xây dựng được một “thể chế tốt”
(nguồn: Indiana State University)

Theo Giáo sư Daron Acemoglu, ứng viên giải thưởng Nobel người Hoa Kỳ,  thì sự lạm dụng quyền lực của các chính khách tham nhũng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nghèo khổ. Những quốc gia thiếu một thể chế tốt về lâu dài nhất định sẽ thất bại.

WirtschaftsWoche (Tuần kinh tế): Thưa Giáo sư Acemoglu, cuộc cách mạng ở vùng Trung Cận Đông cách đây khoảng một năm đã làm dấy lên niềm hi vọng rằng tự do về chính trị sẽ đem lại  thịnh vượng về kinh tế ở khu vực này. Nhưng giờ đây chỉ còn là một sự vỡ mộng. Vậy các nước ở khu vực này đã mắc phải sai lầm gì?

Acemoglu: Những biến động về chính trị và kinh tế diễn ra ở Trung Cận Đông thực chất là một bước ngoặt và về lâu dài nó sẽ làm thay đổi một cách bền vững bộ mặt của những nước trong khu vực đó. Nhưng hiện tại tình hình còn nhiều yếu tố bất ổn và vẫn chưa biết sẽ đi về đâu. Yếu tố then chốt quyết định cho phát triển kinh tế không phải là người dân được bầu cử tự do, mà là họ có thành công hay không trong việc xây dựng một thể chế tốt đẹp.

Gái bán hoa tâm sự về lạm phát, hoa hậu

Có lẽ lạm phát là từ được người dân VN thường xuyên nghĩ đến


(Đời sống) - “Đúng là từ đầu năm tới nay khách đi cũng ít hơn, hầu như không còn khách hào phóng “boa” thêm, năm ngoái đi “tàu nhanh” cũng phải 150.000 đồng/lần, giờ có khi khách trả 50.000 đồng/lần cũng đi miễn sao có khách”, Huệ chia sẻ.
Không đủ việc làm, công nhân bán thân nuôi miệng
Tôi gặp Huệ khi cô đứng lấp ló bắt khách ở gốc cây xà cừ gần cổng vào Công viên Hòa Bình (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội).
Cô có dáng người cao, hơi gầy, khuôn mặt sắc cạnh làm nền bằng làn da nhợt nhạt, quanh mắt là vết thâm quầng do thiếu ngủ.
Huệ khoác trên mình chiếc áo mỏng tanh, cổ áo trễ sâu, mặc cùng chiếc quần bò rách một vài chỗ không đáng rách, nhìn qua nhiều người sẽ nghĩ ngay đến con người trong quá khứ của cô, chỉ vài năm trước có lẽ từng làm xiêu lòng bao chàng trai mê sắc.

Kinh tế khó khăn đã làm lượng khách và giá đi khách của Huệ giảm dần. Nhiều lần các cô chấp nhận đi với giá chỉ 50.000 đồng/lần.
Kinh tế khó khăn đã làm lượng khách và giá đi khách của Huệ giảm dần. Nhiều lần các cô chấp nhận đi với giá chỉ 50.000 đồng/lần.
Quan sát Huệ trong hơn một tiếng, chỉ có hai người khách dừng lại để hỏi han vài câu rồi lại kéo ga chạy thẳng. Cô đang thấp thỏm đứng ngồi thì tôi đến, lúc đầu cô tỏ vẻ e ngại khi biết tôi là phóng viên, cô quả quyết “anh đi tìm người khác, em không muốn dây đến nhà báo”. Sau một hồi thuyết phục cô đồng ý kể chuyện đời mình.

Các nước phát triển sẽ còn tăng trưởng yếu


- Các nước đang phát triển nên sẵn sàng đối mặt với tăng trưởng chậm và "một giai đoạn khó khăn hơn", Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra cảnh báo.
WB cho rằng, có thể nền kinh tế toàn cầu sẽ còn bất ổn trong một thời gian dài khi khủng hoảng nợ công châu Âu lên cao. WB dự báo, các nền kinh tế đang phát triển sẽ chỉ tăng trưởng 5,3% trong năm nay so với 6,1% trong năm 2011 đồng thời kêu gọi các nhà lập sách có những biện pháp lâu dài để đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
"Các quốc gia đang phát triển nên tập trung vào các biện pháp cải cách tăng sản lượng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng thay vì phản ứng bị động với những thay đổi hằng ngày trong môi trường quốc tế", Hans Timmer, Giám đốc Triển vọng phát triển của WB nhận định.
Cảnh báo của WB đến trong thời điềm mối lo ngại về khủng hoảng nợ công châu Âu đe dọa sẽ lan sang các nền kinh tế lớn hơn trong khu vực như Tây Ban Nha, và Italy.




Chi phí vay nợ của các quốc gia này cũng ngày càng tăng cao, làm tăng lo ngại về khả năng của khu vực châu Âu trong việc giải quyết khối nợ của mình.

Giữ USD hay VND?


Lãi suất giảm, chỉ còn 9%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống khiến nhiều người có xu hướng chuyển đồng tiền cất giữ từ VND sang USD. Nhưng theo các chuyên gia, tính về lợi ích kinh tế thì nắm giữ VND thời điểm này vẫn là có lợi nhất.

Quan điểm này không phải không có cơ sở khi Phó thống đốc NHNN Lê Minh Hưng vừa nhận định việc điều chỉnh lãi suất như vậy sẽ không tác động nhiều đến tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối và kỳ vọng tỷ giá hiện đang được neo giữ ở mức rất ổn định. Trước đó Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, năm nay tỷ giá chỉ biến động trong khoảng 2 - 3% nếu như không có các cú sốc từ bên ngoài.
Nhìn lại gốc rễ của sự biến động mạnh tỷ giá những năm trước chủ yếu là do lực cầu đẩy. Nhưng hiện nay thanh khoản rất tốt. Số liệu từ NHNN cho thấy các nguồn cung ngoại tệ rất ổn định. Quý I/2012, cán cân thanh toán thặng dư 5 tỷ USD. Lần đầu tiên sau nhiều năm thặng dư cả cán cân vốn và cán cân vãng lãi. Đây là điểm rất mới, bởi trước đây là thường xuyên thâm hụt. Dự báo của NHNN trong quý II/2012 cán cân thanh toán sẽ tiếp tục thặng dư.

Nhận định này khá hợp lý khi tỷ giá co giãn với cầu ngoại tệ. Còn cầu lại co giãn với hàng xuất khẩu, giá và thu nhập. Trong khi đó, nhu cầu của người dân hiện tại chủ yếu là hàng thiết yếu. Cầu thế giới giảm, dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu khó khăn đầu ra, hạn chế đầu tư vào nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy, nhu cầu ngoại tệ được dự báo là không gia tăng.

Tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng sau giảm lãi suất


Với mức lãi suất (LS) ngắn hạn ở mức 13% thì LS cho vay sẽ quay trở lại đầu tư vì mức này đã xuống thấp hơn ROIC trung bình trong những năm qua (13,1%). Đây là mức giúp các doanh nghiệp sinh lời. NHNN vừa cắt giảm các mức lãi suất như sau:
· Lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm;
· Lãi suất tái chiết khấu là 9%/năm;
· Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 12%/năm.
· Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm;
· Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9,5%/năm.
· Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường
Việc cắt giảm các mức lãi suất này làm các nhà đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng lên tỷ giá, lạm phát và tác động của nó tới tăng trưởng tín dụng và phục hồi kinh tế. Một vài ý kiến của chúng tôi về vấn đề này như sau:


Chỉ có ở VN: Hoa quả đẹp nhờ dính keo 502


- Phù phép biến cho cây nở đầy hoa, sung trĩu trịt quả chỉ bằng một lọ keo 502. Mánh lới này của dân buôn khiến người mua vừa mất tiền, vừa rơi vào những tình huống dở khóc dở cười đến méo mặt.

Nhận lời mời lên nhà mới của sếp, tính toán mãi, anh Hoàng Văn Quân (Liễu Giai, Hà Nội) mới quyết định lên chợ hoa đường Âu Cơ để tìm một cây lộc vừng thật đẹp với hàm ý chúc sếp có nhiều tài lộc, may mắn. Tìm đỏ mắt anh Quân cũng chưa thấy cây nào ưng ý. Cây thì bé, cây thì chưa ra hoa.
Đang lúng túng, anh mừng như vớ được vàng khi bắt gặp một cây lộc vừng thân xù xì, rêu mốc, hoa từng dải đỏ rực của một người bán rong. Giá cây lại khá mềm, chỉ 700.000 đồng sau khi anh trả từ mức giá 2,2 triệu đồng.
Mua lúc 6h sáng tại chợ hoa nhưng tận 5h chiều mới tới giờ mời cơm lên nhà mới, anh Quân cẩn thận tưới nước, lau rửa lá cây rồi đem ra nắng cho cây quang hợp. Không ngờ, chưa tới 3 tiếng sau, từng dải hoa rụng dần. Thậm chí, chúng còn rụng cả nhánh dài do keo ngấm nước. Hoá ra, tất cả chỗ hoa đó đều được gắn bằng keo 502. Thậm chí, những khóm địa y ăn bám trên cây cũng hoàn toàn là cắt từ cây khác dính sang gốc lộc vừng - anh Quân ngao ngán. Thế là đi tong món quà định tặng sếp.

Tiền đâu lập công ty mua bán nợ xấu?

Tiền đâu lập công ty mua bán nợ xấu?


Dù Bộ trưởng KH-ĐT khẳng định “không dùng vốn ngân sách, tiền của dân để mua nợ xấu ngân hàng”, nguồn tiền 100.000 tỷ đồng cho công ty mua bán nợ xấu theo đề xuất của Ngân hàng nhà nước khiến nhiều đại biểu băn khoăn.
Ai bảo lãnh nợ xấu ngân hàng?
Tại phiên chất vấn chiều 13/6, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) nêu: có hay không việc lập công ty -mua bán nợ xấu với quy mô 100.000 tỉ đồng? Nguồn tài chính từ đâu ra, có ảnh hưởng đến mục tiêu chống lạm phát mà Chính phủ đã trình Quốc hội không? ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) thì truy Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh: Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh, trong đó có nêu ngân sách nhà nước có thể phải gánh chịu một phần chi phí trong xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Là người giúp Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội, đề nghị Bộ trưởng cho biết căn cứ vào đâu để ra quy định đó khi nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước hiện không có chủ trương, quy định nào như vậy? Trách nhiệm của Bộ trưởng đối với nhân dân về đề xuất như thế này?
Hơn nữa, trong khi các ngân hàng thương mại đang lãi lớn, thu nhập của lãnh đạo và nhân viên cao gấp nhiều lần so với mặt bằng chung của xã hội, người dân và doanh nghiệp không vay được vốn thế mà Bộ trưởng vẫn định dùng số tiền ít ỏi của dân để trả nợ xấu cho ngân hàng thương mại. Vậy sẽ có bao nhiêu con đường, bệnh viện, trường học không được xây dựng vì ngân sách phải trả nợ xấu cho các ngân hàng đó?, ĐB Khánh quyết liệt.
Bà truy tiếp, "các món nợ xấu đó có liên quan gì đến việc giải cứu Vinashin trước đây hay còn có lãnh đạo, quan chức nào đang bảo lãnh các món nợ xấu đó không?"

Cần đảo ngược những gì đã làm sai !



Trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh khẳng định, chính sách tài khóa phải tuân thủ ba nguyên tắc: Triển khai chính sách nghịch chu kỳ, sự minh bạch và có đủ tầm nhìn trung và dài hạn.
* Xăng giảm, lãi suất cho vay tiếp tục giảm, nhưng vấn đề của nền kinh tế hiện nay là gì, thưa ông?
Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh
- Có ba vấn đề. Thứ nhất, hiệu quả nền kinh tế kém. Tiền được bơm ra, thuế được cắt giảm, nhưng “sức khỏe” nền kinh tế sẽ khó gượng dậy ngay bởi ốm yếu từ trước. Thứ hai, đầu ra của sản phẩm. Hiện một số doanh nghiệp (DN) vẫn còn năng lực sản xuất, nhưng không có đầu ra, nên cũng không có nhu cầu về đầu vào. Điều này ảnh hưởng đến các nhà cung ứng, tạo hiệu ứng đình trệ dây chuyền trong cả nền kinh tế. Thứ ba, bất ổn về chính sách, bất ổn kinh tế vĩ mô đang tạo ra chi phí rất lớn.

* Tuần này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động xuống mức 9% và hạ 1% lãi suất điều hành khác, nhưng nhiều DN không hào hứng dù đang thiếu vốn sản xuất, là một ví dụ?

- Đơn giản, nó không thể đúng được khi áp đặt hành chính: Chặn đầu vào, chặn đầu ra, xóa bỏ toàn bộ cơ chế của thị trường. Trường hợp, một DN có nhiều rủi ro đi vay, ngân hàng (NH) có thể cho vay với lãi suất cao nhưng với DN an toàn, phải được vay với lãi suất thấp hơn. Khi chặn trần lãi suất cho vay 15%, NH đã xóa bỏ cơ chế định giá rủi ro. Những DN cần vốn không vay được vốn, còn những DN không cần vốn vẫn có thể vay được, đó là nghịch lý về cho vay và đi vay.

'Làm bộ trưởng không sướng gì, chả có đồng nào vào túi'




- Tôi hay nói đùa với các địa phương là làm bộ trưởng đúng lúc cắt giảm không sung sướng gì. Nhiều nơi đến xin gặp toàn phải xin phép từ chối. Được làm bộ trưởng mà chả có đồng nào vào túi cả - Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh trần tình ở phiên chất vấn của QH chiều 13/6.

Dọn hậu quả đầu tư dàn trải

Như để nhấn mạnh thêm về độ tin cậy của việc không có chuyện xin - cho, chạy dự án, Bộ trưởng Vinh thật thà giãi bày như vậy khi trả lời ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng).




ĐB Nguyễn Bá Thuyền: Không ổn khi nói Bộ KHĐT không có trách nhiệm 

ĐB Thuyền đề nghị Bộ trưởng cho biết, với hệ quả gây khó khăn cho DN, cho nền kinh tế khi cắt giảm đầu tư công, trách nhiệm của Bộ KHĐT như thế nào? Bộ trưởng có giải pháp gì?
“Trách nhiệm lớn nhất của Bộ KHĐT là làm sao bố trí vốn đầu tư công hiệu quả nhất. Còn cắt giảm quá nhiều dự án công không phải là trách nhiệm của Bộ KHĐT. Trách nhiệm của Bộ hiện nay chính là dọn hậu quả của việc bố trí dàn trải”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định.

Hoa Kỳ tạm bỏ qua tranh chấp Biển Đông

Time


Tác giả: Kirk Spitzer
Người dịch: Trần Văn Minh
11-06- 2012
TOKYO – Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã xong, Trung Quốc đã thắng và Hoa Kỳ không quan tâm nữa. Nhưng điều đó không hẳn là xấu.
Trong khi những tranh cãi về việc ai làm chủ bãi đá ngầm, đá nổi và bãi cạn ở Biển Đông có lẽ sẽ còn kéo dài, Hoa Kỳ để dành sức lực cho trận chiến quan trọng hơn: giữ các tuyến đường biển quan trọng được tự do lưu thông mà không bị quấy nhiễu.
Cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng ở một bãi cạn ngoài khơi mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều giành chủ quyền, tất cả đã chấm dứt vào cuối tuần này khi chính phủ Obama báo hiệu sẽ không can thiệp. Có nghĩa là, tàu tuần duyên Trung Quốc, kẻ đã đuổi chiến hạm Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough hồi tháng 4, sẽ trụ lại đó vô thời hạn, cả những tàu đánh cá và tàu khảo sát biển.
Đây là tin xấu cho các nước láng giềng. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông, cùng với lượng dự trữ dầu hỏa, khí đốt khổng lồ và những tài nguyên thiên nhiên khác. Khu vực gồm quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough, những đảo nhỏ và các vũng cạn rải rác khác mà Việt Nam, Malaysia, Đài Loan, Indonesia và Brunei đã tuyên bố chủ quyền. Nếu Hoa Kỳ không can thiệp vào, đứng về phía Philippines, nước mà họ ký hiệp ước phòng thủ chung đã 60 năm, thì chắc chắn họ sẽ không làm như thế với bất cứ nước nào. Không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ hoặc các nước bên ngoài, thì các nước này sẽ khó có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, và phải cắt bỏ bất cứ hợp đồng khai thác nào.
Đúng thế, điều đó có thể thúc đẩy Trung Quốc đưa ra những đòi hỏi mới (nhiều hơn nữa sau này), nhưng mối quan ngại lớn hơn là liệu Trung Quốc có dùng sức mạnh hải quân và không quân đang lớn mạnh để đe dọa các hoạt động trong vùng hay không.

Không có tiền tiết kiệm là cực kỳ nguy hiểm


Phúc lợi xã hội không cao, nếu không tiết kiệm, khi ốm đau, bạn sẽ không có tiền trang trải bệnh tật, không có tiền cho con cái học hành. Bên cạnh đó khi nền kinh tế khủng hoảng, lượng tiền tiết kiệm sẽ giúp quốc gia trụ vững và vượt qua khó khăn.
Sau khi đọc bài "Người Việt càng ăn càng xài thì càng giàu", cá nhân tôi có vài ý kiến muốn luận bàn.
Sự ứng dụng các học thuyết kinh tế ở mỗi nước là khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố. Học thuyết mà tác giả Đỗ Chí Hiếu đưa ra không thể vận dụng vào thực tế của Việt Nam.
I. Nền kinh tế nào cũng vậy, cần có hội đồng kinh tế quốc gia, phải có những chuyên gia đưa ra quyết sách, đồng thời cũng cần lắng nghe sự phản ứng của người dân để xem hiệu quả chính sách kinh tế. Một mục tiêu kinh tế phải trải qua thời gian mới biết có hiệu quả không.
Vấn đề này cực kì dài, phức tạp. Ví dụ: nói về lạm phát, giai đoạn 1 (nhận thức được đang có lạm phát hay không, tốt hay xấu), giai đoạn 2 (đưa ra mục tiêu), giai đoạn 3 (dùng biện pháp trung gian: ví dụ hạ lãi suất, mua vào hoặc bán ra cổ phiếu, trái phiếu...); giai đoạn 4 (xem mục tiêu đưa ra có hiệu quả không).
Nói gian nan là vì cần có kiến thức để nhận ra, giải quyết, đưa ra chính sách đúng như mục đích cuối cùng, và sự chậm trễ thi hành các bước (tiếng Anh gọi là Lag), ví dụ từ lúc có lạm phát tới lúc nhà chính sách nhận ra phải mất thời gian, phải có sự chậm trễ nhất định, hoặc thi hành chính sách từ trên xuống cũng có sự chậm trễ nhất định.
Cái mà ông Đỗ Chí Hiếu đưa ra chỉ có ý nghĩa trên lý thuyết, đưa ra quyết sách ai cũng cần được trang bị, nhưng nếu nói "người Việt càng ăn càng xài thì càng giàu thì không đúng". Nó chỉ là một yếu tố rất nhỏ, kinh tế có rất nhiều học thuyết, và các nước ứng dụng mỗi khác.

Việt Nam biến khỏi Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới


Từng là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2008, nhưng liên tục thụt lùi kể từ 2009 và tới năm nay Việt Nam đã ra khỏi bảng xếp hạng top 30.  
Hãng tư vấn danh tiếng của Mỹ A.T.Keraney hôm 12/6 công bố Chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2012. Theo đó, Việt Nam từ vị trí thứ 23 năm 2011 đã rơi khỏi top 30 quốc gia đang phát triển có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Đây đã là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam tụt hạng trong danh sách này.
Năm 2008, Việt Nam được đánh giá là quốc gia mới nổi có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là người tiêu dùng thuộc hàng trẻ nhất châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. Tuy nhiên, đến 2009, thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ đứng thứ 6 về mức độ hấp dẫn và rơi xuống thứ 23 năm 2011. Các chuyên gia nhận định yếu kém trong cơ sở hạ tầng và chi phí thuê mặt bằng quá cao đang là rào cản với các nhà bán lẻ nước ngoài.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng kém hấp dẫn. Ảnh: Hoàng Hà.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang ngày càng kém hấp dẫn. Ảnh: Hoàng Hà.

Bảng xếp hạng 30 thị trường bán lẻ sôi động nhất 2012

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Muốn "Bổ Dương"? Cháo Cọp Hay Chuột???

Muốn "Bổ Dương"? 

Trong 12 con giáp chỉ có con cọp là dũng mãnh hơn hết. Tuy nhiên nếu nhìn dưới khía cạnh y khoa, nhất là y học Đông Phương ngày xưa đặt nặng vấn đề sinh lý để truyền giống, làm sao sanh con đẻ cái cho được đầy nhà, thì trong tình dục học con cọp quả thật thua xa con chuột
                                                          Nguồn: sptimes.com
Trong 12 con giáp chỉ có con cọp là dũng mãnh hơn hết. Tuy nhiên nếu nhìn dưới khía cạnh y khoa, nhất là y học Đông Phương ngày xưa đặt nặng vấn đề sinh lý để truyền giống, làm sao sanh con đẻ cái cho được đầy nhà, thì trong tình dục học con cọp quả thật thua xa con chuột. Xin quí vị thong thả đọc tiếp phần dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt mổ xẻ vấn đề này.
Này nhé, bạn có nghe cao hổ cốt trị đau nhức gân, xương ... nhưng bạn có nghe đến cháo dương vật cọp để trị bịnh liệt dương không?
Món “cháo dương vật cọp”

Ai mới thật đặc biệt?


SGTT.VN - Sau bài phát biểu “Các em chẳng có gì đặc biệt” của một giáo viên trung học Mỹ, trên mạng xuất hiện bài viết sau của một học sinh ẩn danh Việt Nam:
“Xem xong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học Wellesley High bang Massachusetts, chúng em nhiệt liệt hoan nghênh tác giả David McCollough Jr vì quả là chúng em có gì đặc biệt đâu, chính người lớn mới thật đặc biệt!
Chúng em quay cóp, gian lận thi cử thì bị lên án, còn thầy cô bao năm nay vì chạy theo thành tích mà không cho phép tụi em được rớt, được ở lại lớp: đặc biệt quá đi chứ!
Sách giáo khoa nào cũng nhan nhản những câu “Trên kính dưới nhường”, “Thương người như thể thương thân”, nhưng đâu phải trẻ con chúng em chen nhau giật ấn, đạp đổ cổng trường? Đặc biệt quá đi chứ!
Chúng em được dạy phải bảo vệ môi trường, nhưng quán nhậu nào cũng treo bảng giới thiệu món ngon từ chồn cheo, nai gấu, trăn rùa... Thực khách là ai nếu không phải người lớn? Đặc biệt quá đi chứ!
Đâu đâu cũng trưng khẩu hiệu “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”, nhưng ai tạo ra cho chúng em những khoản nợ khổng lồ phải trả mai sau do quản lý yếu kém, do làm ăn thất bát, do tham nhũng? Đặc biệt quá đi chứ!

Chỉ có ở VN: rắn cực độc bò khắp xe khách


- Hàng chục hành khách đi trên chiếc xe khách mang biển số 43S-6136 chạy từ Đà Nẵng vào Quy Nhơn một phen hoảng loạn khi phát hiện hàng chục con rắn cực độc bò dưới chân.
Sự việc xảy ra vào khoảng 9h30' ngày 13/6, chiếc xe khách mang biển số 43S - 6136 do tài xế Dương Đình Sơn, trú tại TP Đà Nẵng điều khiển, chạy tuyến từ Đà Nẵng vào Quy Nhơn. Khi chạy đến tổ dân phố 2, thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) thì phải dừng gấp vì hành khách phát hiện có hàng chục con rắn Cạp Nong bò dưới sàn xe.


Ngoài số rắn thoát ra trên xe, còn hàng chục con khác trong 2 chiếc túi.

Chị Huỳnh Thị Điệp, một trong số hành khách phát hiện rắn đầu tiên vẫn chưa hết bàng hoảng kể lại: “Tôi đón xe từ TP Quảng Ngãi đi huyện Đức Phổ. Khi lên xe ngồi được khoảng 15-20 phút thì thấy dưới chân mình có vật gì bò qua. Khi nhìn xuống, không tin vào mắt mình nữa, tôi đứng tim khi thấy một con rắn Cạp nong bò ngang qua chân”.

Sai phạm tại Vinalines, Bộ không nắm được gì



- Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh than phiền, thực sự ở sai phạm Vinalines, Bộ không nắm được, vì họ không báo cáo bộ quản lý. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cũng tự tin: “Kết luận thanh tra không có câu nào nói đến trách nhiệm của bộ KHĐT và Tài chính”.


Sai phạm của Vinalines, Vinashin vẫn tiếp tục làm nóng nghị trường chiều nay (13/6) tại phiên chất vấn Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh.

Không được báo cáo
Mở đầu cho vấn đề nóng này, ĐB Lê Thị Nga, Thái Nguyên hỏi thẳng: “Việc quản lý, giám sát, đánh giá sử dụng vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì không chỉ riêng Vinalines, tất cả DNNN khác đều phải chịu sự giám sát 3 bộ là KHĐ, Tài chính và bộ chuyên ngành. Vì sao cơ chế giám sát chặt chẽ như vậy mà các sai phạm vừa qua bị phát hiện chậm? Có vụ được phát hiện là do Thanh tra Chính phủ, do Ủy ban Kiểm tra TƯ, vậy trách nhiệm của Bộ KHĐT về việc thất thoát vốn nhà nước này như thế nào? Cụ thể, trách nhiệm của Bộ KHĐT ở vụ Vinalines ra sao?".




ĐB Lê Thị Nga: Vì sao cơ chế giám sát chặt chẽ mà các sai phạm bị phát hiện chậm?

Cũng câu hỏi này, ĐB Lê Thị Nga đề nghị Bộ trưởng Tài chính trả lời thêm.

Người Việt càng ăn càng xài thì càng giàu



Việt Nam ta có hơn 80 triệu người tức hơn 80 triệu miệng ăn, nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Giải pháp hữu hiệu để cứu nền kinh tế lúc này là khuyến khích người dân rút tiền tiết kiệm ra chi tiêu, đầu tư để quay vòng vốn.
Siết chặt đầu tư công để phát triển kinh tế/
Tôi còn nhớ bài phát biểu của GS. Morris Kotler năm 2008, khi ông phân tích rõ động lực tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc vào ba yếu tố: nguồn vốn đầu tư (Capital) + cải thiện năng suất lao động (Labor efficiency) + cải tiến công nghệ (Innovation).
Trong ba yếu tố này thì tăng trưởng của Việt Nam dựa vào hơn 90% yếu tố đầu tiên (vốn đầu tư), khi những năm 2006 - 2008 sự bùng nổ của chứng khoán và bất động sản kéo theo số vốn FDI lên đến 100% GDP của Việt Nam.
Điều đó dễ dàng giải thích vì sao khi nguồn vốn mới giảm mạnh, tăng trưởng của Việt Nam khó gượng dậy vì hai động lực tăng trưởng còn lại đều là những yếu tố mang tính dài hạn, không thể bỗng chốc cải thiện được ngay.
Bây giờ ta trở về với phương trình vĩ mô kinh điển và cơ bản: GDP = C + I + G + (Ex-Imp).
Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội

Đầu tư công và cuộc “cách mạng” trong cấp vốn


BẢO ANH 12/06/2012 

picture  
Phương thức cấp vốn trái phiếu Chính phủ mới là 
thông báo trước và giao trọn gói cho từng địa phương.

Với phương thức bố trí vốn mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin sẽ chấm dứt được tình trạng đầu tư dàn trải như lâu nay. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy trước Quốc hội tại phiên thảo luận sang 11/6 về nội dung “Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015”.

Theo Bộ trưởng Vinh, với Chỉ thị 1792 của Thủ tướng, Chính phủ dường như đã tạo ra một cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Cụ thể, hiện nay Chính phủ sẽ đưa ra một thông tin chung cho tất cả các bộ, ngành địa phương sử dụng vốn, từ đó giao cho các bộ trưởng và chủ tịch UBND các địa phương căn cứ tổng mức vốn bố trí mà Chính phủ và Quốc hội đã phê duyệt cho từng lĩnh vực để lựa chọn danh mục đầu tư.

Tượng "sex" tại công viên Tình Yêu xứ Hàn


Thứ Ba, 12/06/2012 11:40
(NLĐO) - 140 bức tượng mang chủ đề tình dục được trưng bày tại công viên Tình Yêu (Love Land park), Hàn Quốc. Công viên được khánh thành năm 2004.

Du khách dạo bộ quanh công viên, nơi có nhiều khúc gỗ được đục đẽo thành những chiếc ghế đầy ấn tượng
     


Những du khách tinh nghịch trước bức tượng khỏa thân ở giữa công viên

           
Dù trải qua 8 năm nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi giữa những người Hàn Quốc phản đối khi cho rằng sự tồn tại của công viên này đã phản lại tinh thần truyền thống và giáo lý của người Á Đông. Thế nhưng, số đông ủng hộ cho rằng công viên là một điểm hẹn dành cho du khách nước ngoài đến đảo Jeju với doanh thu rất cao (9000 won/vé - tương đương 180 ngàn đồng VN) và là địa chỉ mang tính giáo dục giới tính đối với thanh niên 18 tuổi trở lên.

(3) Cái nôi của dân tộc Trung Quốc


Phan Ba's Blog
Andreas Lorenz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 22 / 2012
Có thể nhận ra được những vùng công nghiệp hiện đại ở chân trời, đã thành hình trong những năm vừa rồi, còn khổng lồ hơn cả những cái trong thời của Mao. Trong lúc lượn đáp xuống thành phố Ô Hải, máy bay bay qua hết nhà máy này đến nhà máy khác, ống khói này đến ống khói khác, tháp làm nguội này đến tháp làm nguội khác. Ở phía sau đó, Hoàng Hà lóng lánh trong ánh nắng chiều.

Nhà mới xây ở Ordos: như Dubai không có dân cư
Nhà mới xây ở Ordos: như Dubai không có dân cư. Ảnh: Der Spiegel

Đường sáu làn, tám làn, mười làn xe cắt vụn những đụn cát. Ở đây, Trung Quốc đổ bê tông để xây nhà ở Bắc Kinh và Thượng Hải, đổ khuôn nhựa cho radio và máy truyền hình, tôi thép cho nhà chọc trời, cầu, ô tô và tàu hỏa cao tốc.

(2) Cái nôi của dân tộc Trung Quốc


Phan Ba's Blog
Andreas Lorenz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 22 / 2012
Lan Châu nằm cách đó tròn 200 kilômét, thủ phủ của tỉnh Cam Túc. Từ những năm 50, thành phố đã phát triển trở thành một nơi quan trọng cho công nghiệp dầu và hóa, ngày nay có 3,5 triệu người sống ở đây. Đến một khái niệm về bảo vệ môi trường còn chẳng tồn tại cả một thời gian dài. Không chỉ các nhà máy, cả hộ dân của toàn thành phố cũng bơm nước thải của họ vào Hoàng Hà. Mãi đến bây giờ người ta mới xây nhà máy xử lý nước thải ít nhất là cho các khu dân cư.  

Nhà sư trên Cao nguyên Tây Tạng
Nhà sư trên Cao nguyên Tây Tạng. Ảnh: Der Spiegel

Một cáp treo chở khách tham quan qua con sông đến ngôi Chùa Trắng. Nhà văn Yang Xianhui, 66 tuổi, chọn một quán trà ở gần đấy – không chỉ vì quang cảnh đẹp của thành phố và chiếc cầu sắt lâu đời nhất của Hoàng Hà, do kỹ sư Đức xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Yang tin là không bị quấy rầy ở đây. Ông ấy cảm thấy phải có trách nhiệm phải làm sáng tỏ quá khứ đen tối của Trung Quốc.

(1) Cái nôi của dân tộc Trung Quốc


Phan Ba's Blog
Dòng sông mang tên Hoàng Hà uốn lượn hơn 5000 kilômét từ Cao nguyên Tây Tạng cho tới cửa sông ở Vịnh Bột Hải. Một chuyến đi dọc theo bờ của nó cho thấy cường quốc thế giới này đẩy mạnh sự thăng tiến của nó nhanh cho tới đâu – và tàn nhẫn cho tới đâu
Andreas Lorenz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 22 / 2012
Thanh Hải là nơi tận cùng của thế giới. Cả một thời gian dài, tỉnh hẻo lánh ở giữa Cao nguyên Tây Tạng và sa mạc ở phía Bắc này được xem là Siberia của Trung Quốc. Những người thống trị ở Bắc Kinh gửi tù nhân của họ đến đây, hình sự cũng như chính trị.
Vùng đất này hẻo lánh cho tới mức hiện giờ đến trại lao động cũng bị giải tán và được chuyển đến những vùng dễ đi lại hơn. Trong Chủ nghĩa Xã hội đặc biệt của Trung Quốc, cả trại giam cũng phải tạo ra lợi nhuận – điều không muốn thành công ở Thanh Hải hoang vắng.
Thanh Hải có nghĩa là “Biển Xanh”, theo tên của một hồ nước mặn lớn ở phía Đông của tỉnh. Nhưng cả những cánh đồng cỏ vô tận cũng giống như một biển xanh, những cánh đồng mà người dân du mục Tây Tạng thả những con bò Tây Tạng và những đàn cừu của họ trên đó. Người chăn cừu thường không còn ngồi trên yên ngựa nữa, mà trên một chiếc xe gắn máy.
Trước tỉnh lỵ Tây Ninh của tỉnh, con đường đi cao lên mái nhà của thế giới. Cờ cầu nguyện Tây Tạng bay phất phới trên những con đèo trên núi, một vài đèo cao trên 5000 mét.

Thượng lưu của Hoàng Hà trong tỉnh Thanh Hải
Thượng lưu của Hoàng Hà trong tỉnh Thanh Hải. Ảnh: Der Spiegel

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Gửi tiết kiệm vẫn an toàn nhất

Gửi tiết kiệm vẫn an toàn nhất

Giá USD ổn định, thị trường vàng cũng không có nhiều biến động, bất động sản đóng băng… Vì vậy, người dân gửi tiết kiệm lấy lãi 9% vẫn là an toàn nhất và tốt hơn cả.

Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Thông tư 19 về trần lãi suất tiền gửi mới, tuy nhiên thị trường gửi-vay không có nhiều biến động.
Hạ lãi suất gây bất ngờ
Ngày 11-6, lãi suất tiền gửi còn 9%, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng VN còn 13%. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính NH, việc NHNN giảm hẳn 2% lãi suất đã gây ngạc nhiên trong giới tài chính, bởi theo lộ trình dự tính thì mỗi quý sẽ giảm 1% lãi suất. Từ giờ đến cuối năm vẫn còn hai quý, nghĩa là lãi suất còn hạ nữa. Ông cho rằng “nền kinh tế hiện gặp khó khăn, chi phí đầu vào của DN cao. NHNN cho rằng hạ lãi suất sẽ cứu được DN. Việc mạnh tay hạ lãi suất thể hiện sự quyết tâm và kỳ vọng của NHNN”.
Theo TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, đúng theo lộ trình sẽ giảm mỗi quý 1% nhưng CPI tháng 5 lại giảm rất mạnh, buộc lòng NHNN phải mạnh tay hạ lãi suất để phù hợp với điều kiện thực tế.

Bán xôi kiếm 60 triệu đồng ngày?


Doanh số mỗi ngày của một cửa hàng xôi ở Hà Nội lên tới 60 triệu đồng (chưa kể đồ uống). Theo đó, doanh thu mỗi tháng vào khoảng 1,8 tỷ đồng (!).


Không ai biết xôi xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết, trong bàn tiệc cưới, trong lễ giỗ ông bà từ khi nào. Xôi còn là món quà sáng bình dân mà dường như ai cũng đã có đôi lần thưởng thức.
Ở Hà Nội, hiếm thấy hàng xôi nào tấp nập khách xếp hàng, nhân viên phục vụ luôn tay từ sáng sớm đến quá nửa đêm như Xôi Yến. Cũng hiếm thấy cửa hàng xôi thứ hai nào ‘được’ dành trọn bộ 3 tầng quý giá, ra cả ngoài vỉa hè, ở khu phố cổ chật hẹp chỉ để bán... xôi.
Người Hà Nội và khách phương xa tìm đến đây bởi món ăn này không đơn thuần là ‘món quà lót dạ’ nữa.

Người tiên phong

Theo cô Lương Thị Hồng Yến – bà chủ cửa hàng Xôi Yến (35B Nguyễn Hữu Huân), cửa hàng được mở ra vào năm 1997, cũng là lần đầu tiên ở Hà Nội có người bán xôi với đủ món các món trên đời như gà, thịt, trứng, chả, giò, batê, lạp xưởng…. có chăng chỉ không ăn cùng với cá hay hải sản.
“Thời điểm đó, người ta mua xôi chủ yếu để làm quà ăn sáng. Hàng quán, gánh rong bán xôi cũng chỉ bán xôi đơn thuần, chỉ thêm muối vừng, ruốc khá đơn giản. Tinh ý nhận ra điều đơn giản đó, cô học từ một người chị họ giỏi chế biến các món ăn kèm với xôi rất ngon, rồi sáng tạo thêm. Bán hàng ăn uống bỏ vốn ít, mà thu hồi vốn được ngay trong ngày nên cô quyết định kinh doanh. Xôi Yến là cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội làm xôi kết hợp cùng nhiều món phong phú, cầu kỳ hơn, trở thành bữa ăn chính, đủ chất và ngon miệng ”.

50 thành phố giá cả đắt nhất thế giới - Genève đứng thứ 5

50 thành phố giá cả đắt nhất thế giới

Tokyo đã giành lại danh hiệu không ai thèm muốn: thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người ngoại quốc. Trong khi đó, khủng hoảng khu vực đồng euro khiến nhiều nước châu Âu có chi phí sống rẻ hơn, kết quả một cuộc khảo sát được công bố hôm nay 12/6 cho thấy. Bản báo cáo trên được công bố hàng năm để giúp các công ty định giá khoản trợ cấp cho công nhân ngoại quốc. Việc so sánh được tiến hành với chi phí 200 hạng mục ở 214 thành phố, dùng New York làm tham chiếu. Những hạng mục trong danh sách gồm nhà ở, thực phẩm và giao thông.




Khảo sát của nhóm Mercer cho thấy, ở cuối cùng của danh sách là thành phố cảng Karachi của Pakistan. Đây là thành phố ít đắt đỏ với người nước ngoài, với chi phí sống rẻ chỉ bằng 1/3 so với thủ đô Nhật. Tokyo đã đẩy thủ đô Luanda của Angola, nơi có sự bùng nổ về dầu mỏ, về vị trí thứ hai để giành vai đầu bảng trong cuộc khảo sát. Một thành phố khác của Nhật là Osaka đứng thứ 3 trong danh sách, thủ đô Moscow của Nga đứng thứ 4 và Geneva thứ 5.

Các thành phố trong khu vực đồng euro đã tụt hạng do đồng euro giảm so với đô la Mỹ trong lúc khủng hoảng nợ đang xảy ra. Paris giảm 10 bậc, xuống còn thứ 37, Rome tụt 8 bậc, xuống vị trí thứ 42 và Athens từ vị trí thứ 24 tụt xuống 77.
London tụt từ vị trí thứ 18 trong danh sách năm ngoái xuống vị trí thứ 25 trong bảng liệt kê những thành phố đắt đỏ hàng đầu thế giới với người nước ngoài.
Đối lập, do so sánh với đô Mỹ nên một số thành phố ở Australia và New Zealand đã được thăng hạng trong danh sách, với Adelaide nhảy từ vị trí 19 lên 27. 
 Hoài Linh (Theo ABS-CBN, Global Post) 
 
Worldwide Cost of Living Survey 2012 –  City Rankings

Top 50 cities: Cost of living ranking
Mercer international basket including rental accommodation costs
Base City: New York, US

Cục trưởng Hình sự: 'Nên công nhận mại dâm như một nghề'



Đại tá Hồ Sỹ Tiến, quyền Cục trưởng Cục CSĐT về TTXH (C45 - Bộ Công an) nói: "Nên chăng công nhận mại dâm như một nghề với quy chế hoạt động đặc biệt, công khai hóa thì quản lý dễ hơn".



Nên công khai danh tính đại gia mua dâm
Liên quan đến việc hàng loạt diễn viên, người mẫu "dính" vào hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, có nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng nên công bố danh tính của những người mua dâm coi như một biện pháp để hạn chế tệ nạn xã hội này. Cũng có ý kiến cho rằng không nên công khai danh tính người bán dâm. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Hồ Sỹ Tiến - quyền Cục trưởng Cục CSĐT về TTXH (C45 - Bộ Công an) về vấn đề này.



Đại tá Hồ Sỹ Tiến - quyền Cục trưởng Cục C45, Bộ Công an

Đại tá Tiến nói: “Theo pháp luật, những người môi giới mại dâm sẽ bị xử lý hình sự, còn những người mua dâm và bán dâm thì không bị xử lý hình sự nhưng sẽ bị xử lý hành chính: phạt tiền, cảnh cáo, gái bán dâm bị đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm, đưa thông tin của người mua dâm về địa phương… Tất cả đều với mục đích ngăn chặn tệ nạn mại dâm.