Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Tâm điểm Vĩ mô 2012 – Phần 2: “Cú sốc” tỷ giá khó xảy ra, nhưng áp lực vẫn còn lớn


Tâm điểm Vĩ mô 2012 – Phần 2: 
“Cú sốc” tỷ giá khó xảy ra, nhưng áp lực vẫn còn lớn

(Vietstock) – Trong năm 2012, đánh giá giữa những yếu tố thuận lợi và bất lợi, chúng tôi cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ không có những biến động quá mạnh.


Sau lần điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng thêm 9.3% (từ 18,932 lên 20,693 VND/USD) vào ngày 11/2/2011, biến động tỷ giá tính đến thời điểm này là không đáng kể.
Cụ thể, so với mức 20,693 VND/USD thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở thời điểm hiện tại đã tăng 0.65% lên 20,828 VND/USD.
Ngoài ra, tỷ giá niêm yết hiện đang theo sát diễn biến của tỷ giá trên thị trường tự do, và không có xáo trộn lớn nào. 
Có thể nói việc giữ ổn định tỷ giá từ sau ngày 11/2/2011 là điểm sáng tích cực trong công tác bình ổn thị trường ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết mức biến động tỷ giá trong năm 2012 (nếu có) chỉ không quá 3%.
Trong bức tranh kinh tế vĩ mô năm 2012 vẫn còn nhiều bất ổn, việc bình ổn thị trường ngoại hối tiếp tục được xem là một thách thức của NHNN. Vậy đâu là những thuận lợi và bất lợi trong việc ổn định tỷ giá USD/VND trong năm 2012?
Những thuận lợi trong việc ổn định tỷ giá
Xu hướng giảm tốc của lạm phát. Dự báo của chúng tôi cho thấy lạm phát trong những tháng đầu năm 2012 sẽ tiếp tục xu hướng giảm tốc như những tháng cuối năm 2011; và sau đó mức độ giảm tốc sẽ chậm dần lại khi chính sách tiền tệ có tín hiệu nới lỏng hơn.
Như vậy, đà giảm tốc của lạm phát sẽ phần nào giảm bớt áp lực mất giá của đồng nội tệ VND. Hay nói cách khác, áp lực tỷ giá trong năm 2012 sẽ không còn quá lớn như năm 2011.

Tâm điểm Vĩ mô 2012 - Phần 1: Dự báo nới lỏng chính sách tiền tệ cuối quý 2


Tâm điểm Vĩ mô 2012 - Phần 1: 
Dự báo nới lỏng chính sách tiền tệ cuối quý 2

(Vietstock) – Diễn biến lạm phát sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định từ cuối quý 2; và điều này sẽ tạo tiền đề cho việc nới lỏng hơn chính sách tiền tệ.
 
Ngay những ngày đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP với mục tiêu trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
So với bối cảnh ra đời và nội dung của Nghị quyết số 11 trong năm 2011, có thể nói Nghị quyết số 01 năm 2012 đã thể hiện rất rõ vị thế chủ động điều hành vĩ mô và quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ .
Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong năm 2012 vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát (tăng dưới 10%). Với tuyên bố này, việc điều hành chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ, sẽ phụ thuộc đáng kể vào diễn biến của tình hình lạm phát trong năm 2012.
Cụ thể, chính sách tiền tệ sẽ được điều hành chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt; trong đó tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 vào khoảng 15% - 17% và tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng ở mức 14% - 16%.
Kịch bản nào cho lạm phát 2012?

Năm điều hoang tưởng về sức mạnh của Trung Quốc

Năm điều hoang tưởng về sức mạnh của Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei - Washington Post
Diên Vỹ chuyển ngữ
26.01.2012
Trong khi Trung Quốc đang đuổi kịp những nền kinh tế tiến bộ nhất trên thế giới, quốc gia này đã kích động niềm hứng khởi cũng như lo ngại - đặc biệt là tại Hoa Kỳ, nơi nhiều người e rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc của thế kỷ 21. Nhiều người hỏi rằng làm thế nào Trung Quốc lại tiến nhanh tiến mạnh đến thế, liệu Đảng Cộng sản có thể nắm giữ quyền lực và việc Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng trên thế giới mang ý nghĩa gì cho mọi người chúng ta. Nhưng để hiểu vai trò mới của Trung Quốc trên trường thế giới, thật hữu ích khi xem xét lại những nhầm lẫn đang thống trị trong suy nghĩ của phương Tây.
1. Sự đi lên của Trung Quốc đang hạn chế ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại châu Á
Ngược lại thì có. Rõ ràng, sức mạnh của Trung Quốc tại châu Á đang tăng trưởng; nền kinh tế của nó hiện đang lớn nhất trong khu vực,và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất đối với mọi quốc gia ở châu Á. Và việc hiện đại hoá quân đội đã biến Quân đội Giải phóng Nhân dân thành một lực lượng chiến đấu hiệu quả hơn.
Nhưng thay vì giới hạn hoặc hất cẳng ảnh hưởng của Hoa Kỳ, sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc đang đẩy hầu hết các quốc gia châu Á gần Washington hơn - và nâng cao vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực. Sự hiện diện của chú Sam vẫn được hoan nghênh vì nó ngăn chặn một cường quốc rong khu vực thống trị những nước láng giềng và phát huy tính cân bằng chiến lược. Hiện nay, Trung Quốc càng có thêm sức mạnh, sự cam kết của Hoa Kỳ trong khu vực càng thêm quan trọng, và Washington càng gây thêm nhiều ảnh hưởng. Không gì ngạc nhiên khi chính phủ Obama vừa thông báo chuyển hướng chiến lược về châu Á thì Trung Quốc đã bực bội, trong khi đa số các nước trong khu vực lại cảm thấy được trấn an và đã âm thầm hoan nghênh. Hiện nay, quan hệ an ninh giữa Hoa Kỳ và những quốc gia châu Á quan yếu - Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí Việt Nam - đang tốt hơn bao giờ hết.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Đổi Mới: nhóm tư vấn và tinh thần dân chủ

Tiếp theo bài Đồng chí Trường Chinh và Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại, xin đăng tiếp bài này trong đó có ý kiến của các ông Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương... về giai đoạn nghiên cứu đi tới đổi mới năm 1986.

Đổi Mới: nhóm tư vấn và tinh thần dân chủ

Khánh Duy

Các bà nội trợ chờ mua gạo tại cửa hàng lương thực phường 10, quận 5, TP.HCM (ảnh chụp ngày 15-10-1983) - Ảnh tư liệu báo Tuổi Trẻ

Giờ đây, đa số đều cho rằng câu chuyện đổi mới những năm 86 đã cũ và là lẽ đương nhiên. Nhưng đặt trong bối cảnh chính trị và tư duy thời điểm ấy mới thấy đó là một bước ngoặt lớn. Hàng chục năm tư duy theo lối nhà nước kiểm soát nay có những dấu hiệu bước sang mô hình kinh tế thị trường là không đơn giản, đặc biệt khi sự thay đổi đó động chạm tới những nền tảng lý luận truyền thống về CNXH.
Đổi mới, như đã phân tích, bắt nguồn từ sự nhận thức lại những vấn đề cơ bản của cố TBT Trường Chinh. Nhưng, để từ nhận thức đổi mới khái quát được thành chủ trương, đường lối đòi hỏi phải có đội ngũ tư vấn và một môi trường dân chủ nội bộ.
Bài học nhóm tư vấn

Nhìn về viện toán cao cấp, làm gì để phát triển khoa học và phát triển đất nước ?

Đã dừng chuyện về phát ngôn của NBC, bài này nói về việc 
nghiên cứu khoa học nhân sự kiện thành lập Viện Toán cao cấp:

Nhìn về viện toán cao cấp, làm gì để
phát triển khoa học và phát triển đất nước ?
 

Có thể nói nhanh về những nước phát triển, vì sao họ phát triển.? Vì họ tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền ở đây có rất nhiều phạm trù, trong bài này tôi muốn nói đến khía cạnh quyền của con người được nêu ý kiến, và ý kiến đó được tôn trọng. Thế nên gọi là tôn trọng nhân quyền.!
Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, các Cty như Google, Facebook, Apple, Microsofts, IBM,..v.v…. Họ đều đặt giá trị con người lên hàng đầu, giá trị đã giúp cho họ mau chống phát triển trở thành những Cty quy mô lớn và có sức ảnh hưởng toàn cầu. Đó cũng là bài học trân trọng giá trị con người thông qua thói quen tôn trọng nhân quyền, được truyền đạt cho các bạn trẻ yêu thích kinh doanh và có hoài bảo.
Tôn trọng nhân quyền, chính là công cụ giúp ta có thể cân đong đo đếm sự phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, hay một đất nước, cũng như sự phát triển của nền khoa học. Quyền được tự do nêu ý kiến, và ý kiến được tôn trọng trong xã hội thông qua tham gia phản biện để giúp người lãnh đạo có được cái nhìn tổng thể và khách quan, từ đó lãnh đạo có thể lựa chọn giải pháp đúng đắn để quyết vấn đề.
Tôn trọng nhân quyền ở quy mô nhỏ trong doanh nghiệp, chính là việc chủ doanh nghiệp thường xuyên tổ chức họp toàn thể nhân viên để lắng nghe nhân viên. Tôn trọng nhân quyền còn thể hiện ở vai trò thu thập thông tin và ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của Cty làm ra. Tôn trọng nhân quyền còn thông qua các chủ doanh nghiệp tôn trọng ý kiến của khách hàng và đối tác. Những doanh nghiệp làm tốt công tác tôn trọng nhân quyền hầu như đều có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian rất ngắn.
Truyền thống phương Đông có một giá trị mà tôi rất trân trọng đó là tôn sư trọng đạo. Tuy nhiên, chính giá trị này là tác nhân đã kiềm hãm tốc độ phát triển về mọi mặt của phương Đông so với phương Tây. Vì sao tôi có thể nói lên điều này.? Vì truyền thống và tư tưởng tôn sư trọng đạo đã vô tình cản bước học trò bức phá vượt mặt thầy. Điều này cũng đồng nghĩa sự phát triển ở một khía cạnh nào đó đã bị kiềm hãm, làm chậm đà phát triển. Nếu như ở các nước phương Tây, học trò có thể tranh luận cùng thầy, học trò có thể lập ra các giả thuyết mới, từ đó thầy tôn trọng ý kiến của trò bằng thói quen tôn trọng nhân quyền, thầy và trò cùng nhau giải quyết vấn đề. Ở các nước phương Đông không có được sự đột phá ấy. Điển hình ta có thể thấy rằng, vì sao phương tây họ nhận được rất nhiều giải thưởng Fields, và giải thưởng Fields chỉ dành tặng cho những người trẻ tuổi, trong khi đó phương Đông lại vắng mặt.! Điều này là một minh chứng cho ta thấy rõ ở các nước phương Đông không có sự phát triển của nhân tố trẻ, sự phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nhân tố của người lớn tuổi. Trò là một nhân tố trẻ, thầy là một nhân tố lớn tuổi, sự phát triển không chỉ phụ thuộc vào nhân tố lớn tuổi, mà nó còn rất cần ở những nhân tố trẻ.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Tôi chưa bao giờ giải nghệ


Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:
Tôi chưa bao giờ giải nghệ


GiadinhNet - Phan Thị Bích Hằng cười chua chát: Tôi sợ thông tin kiểu đồn đại lắm rồi.
Chỉ vì những lời đồn kiểu này mà cuộc sống gia đình bị xáo trộn, có thời gian tôi chìm trong stress. “Nhưng sau bao biến cố, cũng đến lúc tôi muốn trải lòng với mọi người. Để mọi người hiểu tâm tình của một con người bình thường nhưng lại “trót” mang nghiệp “siêu nhân” trong một thế giới khác”.

Cuối cùng, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã đồng ý để chúng tôi ghi lại thời khắc chị tưởng như gục ngã trước những lời đồn ác tâm. Và cũng chính nhờ những “linh hồn”- những “người” mà Bích Hằng vẫn trò chuyện hằng đêm đã giúp chị cân bằng cuộc sống vốn đầy rẫy thị phi !
 
 
Mỗi tối, tôi trò chuyện  với 4- 5 linh hồn

Bài hát hay: Tôi yêu

Thư giãn:
                   Bài hát hay: Tôi yêu




Nhạc sĩ Trịnh Hưng


Sunday, July 27, 2008 4:06:58 AM


 

Anh được di cư đến Pháp ngày 02/07/1990 và định cư tại Lyon. Từ năm 2000, anh được lên Paris, ngụ tại Créteil (ngoại ô kinh thành) và sống độc thân với tiền trợ cấp của chính phủ Pháp. Anh là một cộng tác viên (trong Ban biên tập) của báo Nghệ Thuật do nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương ở Montréal (Canada) ngay từ ngày nguyệt san này được sáng lập nghĩa là vào khoảng năm 1994. Anh có tài viết văn theo loại tùy bút tùy hứng nhiều lúc hài hứng mà cũng nhiều lúc hoài cảm sau những buối gặp gỡ (chuyện trò) với một nhân vật có tiếng tăm trong giới văn nghệ sĩ. Anh có về thăm gia đình ở VN một lần đầu vào tháng 12-1999 và lúc trở lại Pháp 3 tháng sau đã viết luôn một mạch trên NT nhiều bài về các nhạc sĩ anh được gặp lại ở quốc nội, như : Aloha ! Nhạc sĩ Ưng Lang, Vài nét về cuộc đời của nhạc sĩ Huyền Linh, Quang Dũng với âm nhạc, Nhà thơ Yên Thao và trước đó rất nhiều kỷ niệm ... và nhất là về cái chết thê thảm của nhạc sĩ Đỗ Lễ (tác giả nhạc phẩm Sang ngang), một người học nhạc ngày xưa của TH, đã làm tôi không cầm được nước mắt. Trong những học trò của anh giảng dạy với tư cách giáo sư nhạc lý từ 1954 (sau Hiệp định Genève, anh di cư vào Nam tự mở lớp dạy nhạc riêng tư ở đường Cao Thắng để nuôi sống gia đình cho đến năm 1983 anh bị đi tù cải tạo), ngoài Đỗ Lễ là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, tác giả những bài : Nắng Lên Xóm Nghèo và Trăng Tàn Trên Hè Phố (cũng đều được nổi tiếng lúc bấy giờ).

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Cái Tết trằn trọc nhất?

Cái Tết trằn trọc nhất?


(Vietstock) - “2012 sẽ là một năm đầy hứa hẹn cho TTCK”. Vì sao một lãnh đạo vốn ít xuất hiện trước công luận và mang đặc tính kiệm lời như bộ trưởng Huệ lại không ngần ngại đối mặt với một lĩnh vực được coi là khó dự đoán nhất trong tất cả các lĩnh vực?
Hai cái Tết - hai sắc thái
Cái Tết kỷ niệm chẵn 12 con giáp của TTCK Việt Nam hóa ra lại là thời gian chờ đợi tâm tư nhất, u uẩn nhất và có thể dài nhất đối với các nhà đầu tư.
Khác hẳn với Tết năm 2007. Khi đó thị trường đã làm nên điều thần kỳ, khi chỉ trước Tết chưa đầy hai tháng đã bứt phá đến 60%, từ vùng 500 điểm tiến thẳng đến vùng 800 điểm. Cũng khi đó, nhà đầu tư chỉ mong sao cho Tết chóng… trôi qua. Quả thực, thị trường sau Tết vẫn tiếp tục thỏa mãn cho đại đa số. Rốt cuộc, đến cả những người phụ nữ bán rau và đàn ông chạy xem ôm còn biết về chứng khoán…
Hãy nhớ lại, năm Mèo cũng đâu đến nỗi tệ. Con vật được ví như thầy dạy võ cho loài hổ đã từng được kỳ vọng sẽ trở thành một linh vật cầm tinh cho thị trường. Mèo lại là loài có phản ứng cực nhanh. Thế nhưng trái ngược với bản chất tự nhiên của linh vật, thị trường lại rơi vào cơn buồn ngủ chưa từng có trong lịch sử của nó.
Còn năm nay, dù là dựa hơi Rồng, nhưng mọi chuyện sao vẫn quá ủ dột. Cuối năm, đại đa số, nếu không muốn nói là hầu hết ý kiến chuyên gia đều ngao ngán về tương lai của thị trường trong năm 2012. Cái hầu hết này lại đang diễn ra rất hợp với tình cảnh thực tế của nó: lãi suất, yếu tố được xem là đòn bẩy duy nhất cho thị trường, vẫn chưa hề được Ngân hàng nhà nước ngó ngàng về động thái kéo giảm.
Trong khi đó, câu chuyện tái cấu trúc khối công ty chứng khoán vẫn chưa đến hồi kết. Mà tất cả mới chỉ là bắt đầu. Một vài CTCK nhỏ bị đóng cửa và thu hồi giấy phép thật ra mới chỉ là động tác can thiệp hành chính đầu tiên của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Một cách nhìn đã xuất hiện trong giới phân tích: chỉ sau khi chiến dịch tái cấu trúc CTCK được hoàn tất, thị trường mới có cơ hội đi lên.
Nhưng khi nào thì cơ quan quản lý chứng khoán mới công bố kết quả cuối cùng?

Đồng chí Trường Chinh và Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại

Tôi rất đồng ý với ông Trần Đức Nguyên khi giải thích tại sao những người lãnh đạo thời ấy lại dễ sửa sai và nhận thức lại: “Những người lãnh đạo chủ chốt có ý thức vì dân, vì nước rất sâu đậm. Cả cuộc đời hoạt động của họ vì dân vì nước, trước đây phạm sai lầm là do quan điểm, nhận thức chứ hoàn toàn không có lợi ích riêng tư cho nên họ rất dễ tiếp thu”. Khi đi giảng về công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân tại các địa phương, tôi thường nhấn mạnh thêm rằng nhiều sai lầm trước đây của lãnh đạo cấp cao còn do hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Việc theo đuổi mô hình kinh tế XHCN sau khi thống nhất đất nước là hoàn toàn tự nhiên vì rất nhiều lý do, ví dụ như: 
1. Đến năm 1975, mô hình phát triển của khối Xô Viết chưa bộc lộ hoàn toàn những tử huyệt, trong khi suốt giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến thời điểm đó, nền kinh tế của khối Xô Viết tăng trưởng rất nhanh, cao hơn hẳn phương Tây, đời sống người lao động được cải thiện rõ rệt, điều này đã động viên rất nhiều nước sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường phát triển XHCN đồng thời cũng tác động tới các nước phương Tây buộc các nước này phải quan tâm đến đời sống người lao động hơn (Giáo sư Ronald I. McKinnon đã chứng minh rất rõ điều này trong tác phẩm: The Order of Economic Liberalization: Financial Control in the Transition to a Market Economy); 
2. Chúng ta dựa hoàn toàn vào Liên Xô và Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trong khi hai nước này đều phát triển theo con đường XHCN và áp dụng hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Vì vậy, sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chúng ta không thể bỏ con đường này mà chạy theo mô hình phương Tây; chưa nói tới chuyện chính phương Tây cũng đang khủng hoảng mô hình phát triển (bắt đầu phải chuyển từ học thuyết Keynes sang học thuyết Friedman) và đang chống đỡ 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa liên tiếp năm 1972 và 1978. 
3. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc bùng phát ngay từ năm 1975-1976 và ké dài đến cuối năm 1988. Trong giai đoạn đầu, nếu chúng ta quay lưng lại khối Sô Viết vừa giúp đỡ để thống nhất đất nước, thì sẽ dựa vào ai nữa để bảo vệ tổ quốc. Khi đã phải dựa vào họ thì vẫn phải đi theo con đường XHCN đã chọn.
4. Bản thân các nước phương Tây, nói là phát triển kinh tế thị trường, song vai trò của nhà nước và kế hoạch rất lớn, nhất là tại các nền kinh tế phát triển nhanh như Nhật Bản, Pháp, Đức và các con rồng châu Á, châu Mỹ... Nguyên tắc quản lý chính thống ở các nước phương tây từ năm 1945 đến 1973 (năm khủng hoảng hệ thống Bretton Woods) học thuyết Keynes, trong đó đặc biệt đề cao vai trò can thiệp của nhà nước. Mô hình kinh tế tự do chỉ thực sự được áp dụng từ cuối những năm 70 (sau khi Milton Friedman đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1976), nhất là từ đầu những năm 80 dưới thời tổng thống Mỹ Ronald Reagan... Tương tự, việc cải cách giá lương tiền năm 1985 không phải ngẫu nhiên mà có. Nó cũng xuất phát từ những sức ép rất lớn buộc các nhà lãnh đạo phải làm (nhưng cách làm và thời điểm làm không thích hợp). Những người trong cuộc như các ông Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương, Trần Phương... biết rất rõ, nhưng hiện nay chắc là do bối cảnh trong nước vẫn phức tạp và bản chất khiêm tốn nên các ông chưa lên tiếng giải thích chuyện này.
5. Các nhà lãnh đạo cấp cao đã sớm nhận thức được phát triển kinh tế không dễ như lầm tưởng ban đầu nên ngay từ năm 1976 đã bắt đầu tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cao cấp, sau đó mở rộng cho cả cán bộ trung cấp. Giảng viên tại các lớp này hầu hết là chuyên gia Liên Xô. 
Tôi được tham dự khóa 9 (năm 1984) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, học viên ăn ở tại trường, học suốt  trong 5 tháng. Sau 4 năm kinh tế thất bát (1976-1979), đã có những thử nghiệm đổi mới đầu tiên theo hướng thị trường gồm nới lỏng kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ngay từ Nghị quyết 6 tháng 12/1979 của Ban chấp hành TƯ khoá 4, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TƯ Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, Nghị quyết 25, 26 CP và các Nghị quyết khác của Chính phủ trong các năm 1980-1982 về kế hoạch 3 phần... Những chuyện này ở Liên Xô chưa hề có. Điều này cũng chứng tỏ các nhà lãnh đạo lúc đó chịu khó tìm tòi, tiếp thu ý kiến để tìm đường phát triển đất nước.
Tôi có hai ấn tượng đặc biệt liên quan tới ông Trường Chinh mà mãi mãi không quên. Đầu năm 1983, ngày đầu tiên đi làm (giờ phải đi, lúc khác viết tiếp)
Đổi Mới: Lắng nghe, phản tỉnh và nhận thức lại
Khánh Duy, Tháng Một 26, 2012
Đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo chính trị tại 
Đại hội lần thứ VI của Đảng tháng 12-1986. Ảnh: sggp.org.vn
Mọi quá trình đổi mới đều bắt đầu từ nhận thức phải đổi mới, mọi nhận thức đều bắt đầu từ những người dám nói và những người dám lắng nghe. Sự chuyển biến từ một nhà lãnh đạo hết sức “cứng” từng chỉ đạo Cải cách ruộng đất, phản đối quyết liệt chủ trương khoán hộ đến tác giả của Đổi Mới để lại những bài học vẫn còn nguyên giá trị tới hôm nay.

Trang web của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán

 Trang web của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán


Bạn nào quan tâm đến Toán học nước nhà thì thỉnh thoảng nên vào trang web của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (http://www.viasm.edu.vn/) vì Viện sẽ có rất nhiều công trình hay để xứng đáng là một trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và thế giới. Trang này còn rất nghèo nàm, song Anh Ba Sàm "hy vọng cái nghèo xác xơ của trang này không phản ánh bản chất của Viện".

Giới thiệu về Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

      Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 2010 theo Quyết định số 2342/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
      Viện là tổ chức khoa học và công nghệ công lập đặc thù hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu toán học, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
      Viện có tên giao dịch tiếng Anh là: Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics (VIASM).
      Mục tiêu của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán là trở thành một trung tâm toán học xuất sắc, có môi trường làm việc tương đương với một số nước phát triển về Toán, để trao đổi học thuật nhằm nâng cao năng lực khoa học của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học Việt Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020 đảm bảo cho Toán học Việt Nam phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc phát triển đất nước và nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế.
      Viện hoạt động theo Quy chế được Thủ tướng ban hành kèm theo Quyết định số 2343/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2010.
      Ban Giám đốc của Viện hiện nay gồm Giám đốc khoa học và Giám đốc điều hành, là:
     Giáo sư Ngô Bảo Châu của trường Đại học Chicago (Mỹ), đạt Giải thưởng Fields năm 2010, được bổ nhiệm làm Giám đốc khoa học của Viện vào ngày 3 tháng 3 năm 2011.
     Giáo sư Lê Tuấn Hoa được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Viện vào ngày 1 tháng 6 năm 2011.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

'Đánh thức' con Rồng Việt Nam

Đã từng tham gia tổ chức các hội thảo liên quan và xây dựng bộ sách 3 tập "Đánh thức con rồng ngủ quên" (Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình chủ biên), lại viết bài "Việt Nam: Chưa thành rồng đã kiệt sức", nên thấy những bài có tiêu đề liên quan đến "Đánh thức con Rồng Việt Nam", tôi rất phấn khởi và tìm đọc. Lần này được đọc một bài như vậy, chắc là của nhà thơ nên viết rất mơ mộng, cũng chắc là để giúp các nhà kinh tế thư giãn, cười vui sau giờ làm việc.

'Đánh thức' con Rồng Việt Nam

Việt Nam là một con Rồng, nhưng lại là một con Rồng còn ngái ngủ. Nếu thức giấc, nó sẽ khiến cả thế giới phải giật mình.
Tổ Quốc ta là một con Rồng
Con Rồng Việt Nam vẫn “ngủ quên”.
Trên thực tế, hình thể đất nước rất quan trọng đối với khát vọng dân tộc. Chẳng hạn ở Anh, người dân nơi đây xem vóc dáng Đất nước mình như một chú sư tử (Lion) dũng mãnh có tiếng gầm vang vọng cả vùng biển Bắc Hải. Và thế là đội bóng Anh, thi đấu vì màu cờ sắc áo quốc gia được nhân dân Anh quốc trìu mến gọi là “đội bóng tam sư”.

Còn ở nước Pháp thì chú gà trống Gô – loa, tô tem tổ của cư dân Đất nước này được xem là hình thể của nước Pháp trong tâm thức dân tộc. Bởi thế người Pháp đã gìn giữ được tính cách dân tộc rất “riêng” và rất “lục địa”.

Nhà thơ Xuân Diệu từng nói: Tổ Quốc ta là một con tàu. Mũi thuyền ta đó: Mũi Cà Mau!  Cách “ví von” của nhà thơ thật sâu sắc và đầy ý nghĩa. Nhưng tôi lại thích cách “ví von” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hơn. Trong một bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã chiêm nghiệm về hình thể Đất nước Việt Nam như là một nơi đoàn tụ Tiên – Rồng:
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
(Đất nước, trích “Mặt đường và Khát Vọng”)

Mất mát nào là nguy cơ lớn trong đời người?

Mất mát nào là nguy cơ lớn trong đời người?

(VEF.VN) - Mất mát nào là nguy cơ lớn nhất trong đời người? Thiệt hại do đánh mất/suy giảm về tài sản vật chất hay tinh thần là quan trọng hơn đối với mỗi quốc gia? Làm gì để củng cố, xây dựng và phát triển niềm tin của mỗi người dân, tinh thần trọng danh dự cá nhân, tránh được hiện tượng vô cảm trong xã hội?
Danh dự và Niềm tin
Ngẫm lại một chút về sự mất mát trong đời. Có người cho rằng cái chết hay là sự sinh ly - tử biệt, là rủi ro và mất mát lớn nhất của mỗi cá nhân. Sức khỏe là tài sản vô giá của con người mà có khi chúng ta mãi miết sống, và không hay rằng mỗi ngày qua đi, tuổi tác thêm chồng chất, sức khỏe như một chương trình được lập sẵn, chương trình mất mát, sức khỏe thêm hao gầy, tàn phai theo kiếp người cũng như vạn vật sinh linh, sinh rồi diệt.
Tạm gác mối lo "cơm áo gạo tiền" đầu năm mới, khi cơm áo cũng tạm ổn, ai đó bảo có những thứ mà khi mất đi còn nghiêm trọng hơn cái chết, vậy đó là gì?
Người bảo là "danh dự", kẻ bảo "niềm tin". Mất danh dự thì xấu mặt với mọi người, gia đình, bạn bè, làng xóm, ra tới xã hội nữa thì còn mảnh đất nào để sống? Mất niềm tin thì nhiều người bảo sẽ mất tất cả!

                    


Nhưng danh dự và niềm tin là cái gì mà lại quan trọng và đáng giữ gìn đến như vậy?

Thư gs Ngô Bảo Châu gửi Bọ Lập

Kết thúc loạt bài liên quan đến phát ngôn của GS Ngô Bảo Châu:
Thư gs Ngô Bảo Châu gửi Bọ Lập



Thư gửi Bọ Lập,

Đầu năm, có mấy dòng chúc Bọ sức khỏe tốt, luôn luôn vui vẻ.
Em cũng xin có vài dòng thưa lại với Bọ về chuyện trí thức versus phản biện vừa rồi.
Giá trị xã hội của phản biện như thế nào, em đã viết rõ, không cần viết lại nữa.
Còn cái định nghĩa trí thức em nêu, đúng là nó hơi cổ hủ, không được hiện đại như của anh Sartre, anh Chomsky. Thú thực với bọ là, đối với cái sọ của em, định nghĩa của mấy anh này rắc rối quá. Chả nhẽ anh công nhân, bác nông dân, các đồng chí doanh nhân thì không được phản biện. Phản biện xong mà bị phong hàm nông dân trí thức, công nhân trí thức … thì phiền phức lắm.
Có người khác thích định nghĩa trí thức như của anh Sartre anh Chomsky thì cũng rất là tốt. Cá nhân em không có cái lo lắng đau đáu xem mình có phải là trí thức hay không đâu bọ ạ. Nếu có rủi ro mình bị loại khỏi hàng ngũ trí thức trong đầu ai đó thì cũng phải chịu thôi bọ ạ. Em nghĩ là bọ cũng như thế. Việc gì mà nhiều người phải nổi đóa lên như thế.
Khi bọ cho rằng em ủng hộ mấy anh trùm chăn, không ủng hộ mấy anh không trùm chăn, thì bọ đang suy diễn đấy. Bọ rút kinh nghiêm thôi không chế tạo ra những cơn bão trong cốc thủy tinh nữa bọ nhé. Vui thì vui rồi, nhưng đợi một tuần nữa nhìn lại mà xem, sẽ thấy nó thảm lắm bọ ạ.
Châu

Về vai trò của trí thức

Bài này của GS Nguyễn Văn Tuấn, một nhà tri thức có tiếng và được kính trọng. Đồng ý với GS: "NBC đã đóng góp cho VN bằng giải Fields của ông, đây là 1 đóng góp về chuyên môn của một intellectual worker, và người Việt chúng ta đều có thể ‘hãnh diện lây’. Chúng ta đừng nên tham lam mà kỳ vọng gì thêm ở ông như một người trí thức”. Tuy nhiên tôi chỉ không tán thành việc GS Châu tuyên truyền quan điểm cho rằng trí thức không cần thiết tham gia phản biện xã hội.


Về vai trò của trí thức  
 
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Library/Images/55/2008/08/1908phanbien1.jpgTrước hết, cần phải nói đôi lời về chuyện “trí thức” này. Đây là bài viết của anh Nguyễn Quang Minh (Na Uy), người trong 2 năm qua từng gửi bài cho trang nhà này. Đây là ý kiến cá nhân của anh NQM, và trang nhà này chỉ là người đưa tin (messenger) như anh ấy có viết trong phần cuối bài viết. Cá nhân tôi sẽ không tham gia tranh luận, vì sẽ phải lo chuyện “cơm áo gạo tiền” trước rồi sẽ có ý kiến sau. Vả lại, chuyện trí thức này là chuyện lâu dài, nên không cần gấp so với chuyện grant application. :-)

Vài lời thưa trước
  Thú thật với bạn đọc là do chuyện “cơm áo gạo tiền”, nên mấy tuần qua tôi không có chú ý -- thậm chí không biết đến -- những tranh luận chung quanh bài trả lời phỏng vấn của Gs Chu Hảo trên BBC và Gs Ngô Bảo Châu trên Tuổi trẻ cuối tuần. Đến khi nhận email của bạn bè bàn tán chung quanh bài này và bài của anh Nguyễn Quang Minh tôi mới đọc hết bài trả lời phỏng vấn. Đọc xong tôi muốn có vài ý kiến nhỏ. Chỉ là những ý kiến cá nhân – dĩ nhiên.
Cá nhân tôi là một trong những người ngưỡng mộ thành tựu nghiên cứu của NBC, và đọc bài này tôi cũng thích những ý kiến sâu sắc của anh ấy. Có những câu chữ người ta trích ra để nhận xét và bàn tán nhiều kể ra cũng khó hiểu và “nước đôi”, nhưng nhà khoa học là thế. Đối với nhà khoa học, lúc nào cũng nhìn một vấn đề qua nhiều lăng kính khác nhau. Trước một dữ liệu, có nhiều cách diễn giải. Và những cách diễn giải đó có thể không phù hợp với quan điểm của người này nhưng không bất đồng với quan điểm của người kia. Đó là chuyện bình thường. Riêng cá nhân tôi thì có ý kiến khác với anh ấy về thế nào là trí thức và cái gọi là “phản biện”. Trước đây, tôi đã có bàn về phản biện và không thích danh từ này, và nghĩ rằng cách dùng hiện nay là không đúng, nhất là trong khoa học.

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Định dừng việc lưu lại các bài liên quan đến Viện Toán cao cấp nhưng vì các Blog đưa tin quá nhiều nên sẵn còn tý kỷ niệm với môn khoa học này, tôi lưu thêm vài bài để làm rõ thêm vậy mặc dù cũng nhàm chán quá rồi.

VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Luật gia Trần Đình Thu *

Không phải đến bây giờ, khi cộng đồng mạng đang ồn ào về phát biểu của Giáo sư Ngô Bảo Châu chúng tôi mới đặt vấn đề này. Trước đây chúng tôi cũng đã có đặt vấn đề trong một hai bài viết liên quan. Trong những bài viết ấy chúng tôi có nhắc đến sự cần thiết hay không khi thành lập viện toán này. Nhưng khi ấy chúng tôi chỉ đặt vấn đề một cách gián tiếp. Nay chúng tôi xin trở lại vấn đề này một cách trực tiếp trong một bài báo đầu xuân.
Chúng ta hẳn còn nhớ việc chúng ta đưa phi công Phạm Tuân lên vũ trụ, coi đó như một chỉ dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ bao cấp. Có lẽ tới bây giờ thì không còn ai là không thấy bật cười với sự ngây thơ của chính chúng ta khi đó. Tôi e rằng cách nghĩ ấy của mấy mươi năm về trước nay trở lại với trường hợp của Viện toán cao cấp.  
Việc phát triển của bất cứ một lĩnh vực riêng biệt nào trong một quốc gia cũng phải tương đồng với trình độ phát triển chung của quốc gia ấy. Không thể có một quốc gia nghèo đói Châu Phi sản xuất ra loại máy tính làm chao đảo thị trường toàn cầu, không thể có một quốc gia Châu Á lạc hậu bỗng nhiên có số lượng giải thưởng Nobel nhiều bằng nước Pháp nước Mỹ. Trong một quốc gia, có thể có một vài lĩnh vực đột biến phát triển nhanh hơn các lĩnh vực khác nhưng nhìn chung đều không thể tách khỏi quỹ đạo của sự phát triển chung của quốc gia đó đối với thế giới. 
Việt Nam xếp thứ hạng dao động khoảng đoạn giữa của thế giới về trình độ phát triển nói chung. Như vậy các lĩnh vực riêng biệt khác cũng trồi sụt trong khoảng đó. Từ khoa học cơ bản cho đến khoa học ứng dụng rồi thì văn học hội họa điện ảnh… Tất tần tật đều xoay quanh cái đoạn lưng chừng thế giới ấy mà thôi. Và toán học dĩ nhiên không thể ngoại lệ. Lập luận như thế để chúng ta thấy đâu là sự hợp lý đâu là sự bất cập của việc thành lập viện toán này.
Theo như chúng tôi biết, nhiệm vụ của một viện toán cao cấp như thế thường là giải quyết các vấn đề cốt lõi của toán học nhân loại. Nó rất cần có ở một nước như Mỹ, như Nga, như Pháp, như Đức… Còn ở Việt Nam thì sao? Có quá sức không khi chúng ta đặt nhiệm vụ giải quyết các vấn đề tầm cao ấy của toán học nhân loại lên trên vai chúng ta và có cần thiết không khi chúng ta, còn rất nhiều việc phải làm, ngay trong lĩnh vực toán học ứng dụng, lại đi gánh vác một nhiệm vụ quá lớn lao thế này?

GS Ngô Bảo Châu tiết lộ “bí mật” của Viện Toán cao cấp

GS Ngô Bảo Châu tiết lộ “bí mật” của Viện Toán cao cấp

Thứ tư 18/01/2012
(GDVN) - Về nước 1 tuần, GS Ngô Bảo Châu liền bắt tay vào công việc tại Viện Toán cao cấp. Trong ngày ra mắt Viện toán, GS Châu chia sẻ nhiều điều thú vị ở Viện.
Từ khi được Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 12/2010, sang năm 2011 cấu trúc của Viện nghiên cứu cao cấp về toán cơ bản được hình thành. Hiện, GS Ngô Bảo Châu được bổ nhiệm là Giám đốc khoa học của Viện, GS. TSKH Lê Tuấn Hoa làm Giám đốc điều hành Viện. Ngày 17/1 vừa qua có lẽ là sự kiện đáng nhớ nhất của nền toán học nước nhà khi chính thức ra mắt quốc tế về Viện nghiên cứu cao cấp về toán ở Việt Nam. 

Hãy nhìn vấn đề từ gốc
GS Ngô Bảo Châu thốt lên rằng: “Đây là mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của ngành toán học Việt Nam. Từ những ngày đầu tiên manh nha gây dựng nền toán học của GS Lê Văn Thiêm (ĐH SP Hà Nội), GS Hoàng Tụy, từ Trường ĐH KHTN (ĐHQGHN), đến nay nền toán học Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Đội ngũ giảng viên toán ở các trường đại học đã lớn mạnh hơn nhiều so với những ngày đầu”, tuy nhiên theo GS Châu số lượng này vẫn chưa đáp ứng được về chất lượng. GS Châu thẳng thắn nhìn nhận,  hiện nay tỷ lệ giảng viên toán có trình độ tiến sỹ chỉ là một con số rất nhỏ, quan trọng hơn tỷ lệ giảng viên toán có các công trình nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế nào đó lại là một con số vô cùng nhỏ. 
GS Ngô Bảo Châu cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và thế giới trong ngày ra mắt Viện nghiên cứu về Toán. Ảnh Xuân Trung

GS Ngô Bảo Châu dẫn chứng cho thực trạng này, vào dịp hè năm trước dư luận còn xôn xao về thành tích không tốt của đội tuyển Olympic toán học Việt Nam: “Thực ra, con số đáng lo ngại hơn nhiều vấn đề đó là điểm chuẩn đầu vào của khoa toán, các ngành khoa học cơ bản rất thấp. Con số đáng buồn này phần nào làm lu mờ đi tương lai của nền toán học Việt Nam” GS Châu cho biết.

Vài cảm nhận về Viện Toán cao cấp Việt Nam

Trong phần phản hồi ý kiến bạn đọc tại một bài viết trước, tôi có đề cập đến anh Vũ Duy Mẫn. Hôm nay rất vui được đọc một bài của anh mà ý kiến của anh rất trùng với suy nghĩ của tôi.

Vài cảm nhận về Viện Toán cao cấp Việt Nam
Bài viết của TS Vũ Duy Mẫn. UN New York.


Lễ ra mắt Viện Toán cao cấp. Ảnh: GD

Tin Ngô Bảo Châu được nhận giải thưởng Fields năm 2010 làm nức lòng nhiều người Việt Nam, nhất là giới sinh viên và những người làm toán. Giáo dục Việt Nam nhân sự kiện này khuyến khích, động viên việc học, việc nghiên cứu khoa học là điều rất tốt và thiết thực, còn nếu Chính phủ lấy đó làm xuất phát điểm để đầu tư cho một Viện Toán cao cấp thì lại là một viêc cần xem xét.
Hôm nay đọc bài “GS Ngô Bảo Châu tiết lộ ‘bí mật’ của Viện Toán cao cấp” đăng trên báo Giáo duc Việt Nam (Thứ tư 18/01/2012), không thể không viết lại vài cảm nhận.
Bài viết có đoạn Ngô Bảo Châu phát biểu: “Hiện nay tỷ lệ giảng viên toán có trình độ tiến sỹ chỉ là một con số rất nhỏ, quan trọng hơn tỷ lệ giảng viên toán có các công trình nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế nào đó lại là một con số vô cùng nhỏ.”
Phát biểu trên đúng không chỉ đối với ngành toán mà còn đối với mọi ngành khoa học của Việt Nam. Vậy câu hỏi được đặt ra là: “Liệu toán học có phải là ngành cần đầu tư phát triển nhất ở Việt Nam?” Rất có thể khoa học xã hội, nông nghiệp hay môi trường xứng đáng được ưu tiên phát triển hơn và mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hơn cho đất nước.
Viêt Nam là nước đang phát triển, còn rất nghèo, có nền toán học chưa tiên tiến. Vậy tại sao lại “hào phóng” đầu tư nghiên cứu toán cao cấp để có thể người được hưởng lợi nhiều chưa chắc đã là Việt Nam? Mục tiêu phấn đấu “đến năm 2020 toán học Việt Nam có thứ hạng thứ 40 trên thế giới” thực chất chẳng có ý nghĩa gì nhiều và hoàn toàn không đáng để hấp dẫn.
Đoạn: “Được biết, kinh phí hoạt động của Viện toán được Chính phủ dành tới 650 tỷ đồng để hoạt động, Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, Hội đồng khoa học…” làm người đọc bức xúc về sự “dễ dãi” trong điều hành của Chính phủ. Khi trao kinh phí cho một đơn vị, Chính phủ cần đưa ra những nhiệm vụ cụ thể và đòi hỏi trách nhiệm giải trình của đơn vị đó.

Giáo sư Trần Văn Thọ: Cơ hội bỏ lỡ và nguy cơ lệ thuộc

Giáo sư Trần Văn Thọ: Cơ hội bỏ lỡ và nguy cơ lệ thuộc

TP - GS Trần Văn Thọ hiện đang giảng dạy và nghiên cứu kinh tế tại Đại học Waseda (Tokyo), Nhật Bản. Ông là một trong ba nhà khoa học nước ngoài từng được mời làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Chính phủ Nhật Bản trong gần 10 năm.
GS Trần Văn Thọ
GS Trần Văn Thọ.

Tại Việt Nam ông từng là thành viên trong Tổ Tư vấn Cải cách Hành chính và Kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. GS Trần Văn Thọ là một trong 14 trí thức ở nước ngoài vừa đề xuất Bản ý kiến về việc đẩy mạnh cải cách toàn diện để phát triển đất nước. Tiền Phong có cuộc trao đổi với GS Trần Văn Thọ nhân chuyến công tác ngắn ngày về Việt Nam của ông.
Chúng ta đã mất hơn một thế hệ
Có thời điểm chúng ta thường nói đến hình ảnh Việt Nam như một “ngôi sao đang lên”, một “con hổ đang chuyển mình”… nhưng hiện nay hình ảnh này ít được nhắc đến, cá nhân ông nghĩ sao về điều này?
Việt Nam đến nay đã tách được ra khỏi nhóm các nước nghèo và chen chân vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, chúng ta đã mất hơn một thế hệ để có được thành quả đó. Trong phát triển kinh tế, một thế hệ - tương đương trên dưới 25 năm - có thể xem như một đơn vị thời gian quan trọng để khảo sát sự thay đổi về chất của xã hội. Thực tiễn trên thế giới, khoảng thời gian một thế hệ đủ làm thay đổi hẳn cục diện của nhiều quốc gia.
Câu hỏi cũng khiến tôi nhớ lại khoảng thời gian vào nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, cụ thể là từ năm 1993, tình hình quốc tế khi đó rất thuận lợi cho Việt Nam. Cộng đồng quốc tế bắt đầu một cơ chế giúp vốn vay ưu đãi để xây dựng kết cấu hạ tầng. Doanh nghiệp nước ngoài dự định đổ xô vào Việt Nam đầu tư sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp như điện tử và các loại máy móc. Đồng yên Nhật lên giá mạnh làm phát sinh dòng chảy đầu tư trực tiếp lớn đang khao khát tìm cơ sở sản xuất mới.
Nhưng rồi chúng ta đã bỏ mất thời cơ này do môi trường pháp lý chậm cải thiện, kéo dài chính sách đối xử phân biệt với nước ngoài và chính sách công nghiệp không rõ ràng, thay đổi thường xuyên. Dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp đó kết cuộc đã đổ sang các tỉnh ven biển Trung Quốc, sau đó kéo theo hàng chục vạn doanh nghiệp nhỏ và vừa đến đầu tư hình thành những cụm công nghiệp lớn ở vùng này.
Mối lo từ sự lệ thuộc kinh tế
Trong bối cảnh như vậy, chúng ta cần nhìn nhận như thế nào về sự ảnh hưởng, đặc biệt là lệ thuộc về kinh tế?
Chẳng hạn, chúng ta thử so sánh với một đối tác thôi. Năm 1984, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ hơn Việt Nam 30% nhưng đến nay khoảng cách này là 300%. Tất nhiên cần xét đến chất lượng phát triển nữa nhưng chất lượng phát triển của chúng ta cũng không hơn Trung Quốc nên không cần đặt ra so sánh chi tiết ở đây.
Một thực tế chúng ta có thể thấy là hàng công nghiệp của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập siêu từ Trung Quốc cao ở mức dị thường, vừa gây bất ổn kinh tế vĩ mô vừa cản trở khả năng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt hiện nay cơ cấu mậu dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc có tính chất Bắc - Nam, nghĩa là một quan hệ mậu dịch giữa nước tiên tiến và nước chậm tiến, trong đó Việt Nam xuất khẩu nguyên liệu thiên nhiên kể cả sản phẩm sơ chế và nhập khẩu hàng công nghiệp.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Những người Nga mê gặt lúa

Tuyệt với tình hữu nghị Việt Nga:

Những người Nga mê gặt lúa

(Dân Việt) - Một năm hai lần cứ đến vụ chiêm và vụ mùa, một nhóm những người Nga yêu say đắm Việt Nam lại lặn lội từ Hà Nội lên cánh đồng bản Cha, Mai Châu, Hòa Bình để gặt lúa cùng đồng bào dân tộc Thái Trắng.

Không ngại xắn quần lội ruộng, những "nông dân" Nga này say sưa và rất thích thú với việc vừa gặt lúa, vừa cầm lạt bó lúa…
Tại những vùng đất nông nghiệp ở Nga vốn nổi danh với các sản phẩm lúa mì chất lượng cao, thì hạt lúa gạo vẫn là một sản phẩm "ngoại lai" chứa đựng nhiều bí ẩn về cả giá trị vật chất lẫn tinh thần. Ngoài món mì và bánh mì đen đặc trưng, thỉnh thoảng, người Nga cũng thưởng thức món cơm, được nấu từ hạt lúa gạo nhập khẩu.
Vì thế, có cơ hội đến Việt Nam cầm liềm gặt lúa và được hít hà mùi thơm của hạt ngọc Việt lẫn với mùi nồng nồng của đất bùn là một trong những trải nghiệm khó quên trong đời…

Ông Sergei là một nhà ngoại giao Nga, nhưng lại rất mê cảnh lội ruộng gặt lúa.

GS Ngô Bảo Châu 'tự mâu thuẫn'?

GS Ngô Bảo Châu 'tự mâu thuẫn'?

Cập nhật: thứ hai, 23 tháng 1, 2012

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã tham gia 
phản biện nhiều vấn đề xã hội trong nước

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì một trang mạng phản biện của giới trí thức Việt Nam, trang Bấm Bauxite Việt Nam, nói với BBC rằng Giáo sư Ngô Bảo Châu đã "tự mâu thuẫn" khi bàn về vai trò phản biện của trí thức trong một phỏng vấn đăng ở Việt Nam gần đây.
Trước đó, phát biểu trên Tuổi trẻ Online hôm 20/01, nhà toán học được trao trải thưởng Fields của Việt Nam nói ông "không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm 'trí thức' và cho hay, theo quan niệm của ông "giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội."
Bình luận về quan điểm này của Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Huệ Chi cho BBC hay hôm 23/01:
"Nếu anh cặm cụi với chuyên môn của anh, để anh làm ra một loạt sản phẩm cho xã hội, thì anh mới chỉ là một người chuyên nghiệp trong một chuyên ngành nào đấy thôi, chứ không phải là trí thức, hiểu theo nghĩa là người hiểu biết và dẫn dắt xã hội."
Theo Giáo sư Huệ Chi, đã nói tới trí thức là phải nói tới những ai có "tầm nhìn" vào xã hội và "lương tri" của trí thức phải có một "ánh sáng" để hướng dẫn xã hội.

“Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”?

“Con người tự do” thành “chú cừu thông thái”?

Posted by basamnews on 24/01/2012

 

 “Làm toán” cần đến kiến thức toán học, còn “tính toán” thì cần tới cái láu lỉnh ở đời. Và có lẽ hai thứ này kết hợp với nhau đã làm nên điều kỳ diệu, để, chỉ trong vòng có mươi tháng thôi, biến một Ngô Bảo Châu từng gây xôn xao dư luận với bài viết ngắn gọn, khúc chiết, mạnh mẽ mà vẫn khéo léo đến lạ, bàn “Về sự sợ hãi”, thành một con người khác hẳn.
Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do. Ngô Bảo Châu.
 
Từ lối “phản biện” mà rất có thể không ít người trong giới chức phải tức tối chụp cho cái mũ “phản động” khi bình luận về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ, thì nay khi được phóng viên đặt câu hỏi trực diện rằng “năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này?”, ông đã cho biết “thường tránh bàn luận các vấn đề” mà mình “không biết rõ”, để khỏi phải “đánh giá” chính cái “phong trào phản biện” mà ông đã có đóng góp không nhỏ chỉ bằng bài viết nhỏ chưa tới 300 từ trên blog, chưa kể tới bức thư của ông gửi Quốc hội năm 2009 lo lắng tới nhiều tác hại của dự án bô-xít Tây Nguyên, trong đó có tới 5 lần ông nhắc đến hai chữ “phản biện”.
Có phải danh, lợi dưới áp lực chính trị đã làm cho ông trở nên ngọng nghịu, hay đơn giản chỉ vì đoạn trả lời phỏng vấn đã bị cắt gọt, chỉnh sửa, kể cả những phân tích loanh quanh quan niệm về vai trò “phản biện xã hội” của người trí thức và thứ khái niệm về người trí thức không hơn gì đám công chức “giá áo túi cơm”, đã được một số bài viết * mổ xẻ ngay sau đó?

Đường hoa Nguyễn Huệ và đường phố Saigon Tết Nhâm Thìn 2012

Đường hoa Nguyễn Huệ và 
đường phố Saigon Tết Nhâm Thìn 2012. 





NGHỆ THUẬT VẼ TRÊN NGÓN TAY

NGHỆ THUẬT VẼ TRÊN NGÓN TAY
 
 
   
 
 

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Việt Nam: 5 trụ cột để hướng tới tương lai

Việt Nam: 5 trụ cột để hướng tới tương lai

Tư duy duy lý, văn hóa dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội dân sự và quan trọng hơn hết, nhà nước pháp quyền là năm trụ cột được đặt ra như là định hướng cho tương lai. Năm trụ cột này là tiền đề cho một xã hội sáng tạo, làm nên đẳng cấp cho một dân tộc...
Mục tiêu trong tương lai của Việt Nam, như vẫn được xác định là "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", phản ánh một lý tưởng tương đối phổ quát, liên quan đến những giá trị căn bản lâu dài của xã hội và con người nói chung. Những mục tiêu này có thể áp dụng cho nhiều nước khác nhau, với chính thể, tôn giáo và trình độ phát triển khác nhau. Với một nước Việt Nam đạt được những mục tiêu phát triển như thế, hẳn chúng ta sẽ có được tầm quan trọng như chúng ta đáng phải có trên trường quốc tế. Thế nhưng, câu hỏi rất quan trọng và cũng rất thực tế, đó là, để đạt được những mục tiêu này, chúng ta cần đạt được qua những điều kiện trung gian nào?
Để trả lời câu hỏi này, người ta buộc phải suy nghĩ nhiều hơn về những điều kiện cụ thể của Việt Nam, về yếu tố lịch sử, thể chế hiện thời, mô hình kinh tế và cấu trúc xã hội. Đồng thời, chi tiết hơn nữa là những chính sách phát triển tương ứng trong từng lĩnh vực, từ giáo dục đến kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam như hiện nay, tôi cho rằng chúng ta cần vun đắp được năm trụ cột để có một tương lai phát triển bền vững hướng đến mục tiêu đã đề ra.



Thứ nhất, cần xây dựng được con người Việt Nam có tư duy duy lý. Mặc dù con người về cơ bản là tư duy theo logic, nhưng không phải dân tộc nào cũng đạt được trình độ tư duy duy lý. Trong lịch sử lâu dài của các dân tộc, có lẽ phương Tây chỉ tách ra như một nhóm nhỏ có tư duy duy lý từ thời đại Khai sáng. Nhiều người cho rằng thành tựu vĩ đại của sự duy lý phương Tây là khoa học máy móc hiện đại, là nhận thức về thế giới bằng khoa học rõ ràng khách quan. Nhưng tôi cho rằng thành tựu quan trọng hơn nhiều là thiết kế và tạo dựng được một xã hội, trong đó có những thiết chế cho phép khống chế được mối quan hệ duy cảm giữa người với người. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho một xã hội to lớn và phức tạp hoạt động trôi chảy. Người Việt Nam vẫn nổi tiếng là một dân tộc duy cảm, trọng tình hơn lý. Điều này hẳn đã giúp người Việt có sức mạnh quật cường khi bị đẩy đến chân tường.

Cảnh và người Sapa (1)

Cảnh và người Sapa (1)
Xuống bản Cát Cát và về Trung tâm  Sapa

 Đường xuống bản Cát Cát (Bàn nằm trong thung lũng có thể
nhìn thấy từ trên lan can khách sạn đỉnh cao (Summit Hotel)


Cảnh và người Sapa (2): Cảnh trong khu trung tâm thành phố

Cảnh và người Sapa (2):
Cảnh trong khu trung tâm thành phố




Nhân tài khoa học đâu rồi!

Nhân tài khoa học đâu rồi!

 

Chính sách sử dụng và đãi ngộ nhân tài chưa hợp lý cùng môi trường làm việc chưa tốt là hai lý do cơ bản khiến nước ta “thất thoát” nhiều tài năng khoa học

Nhiều tài năng toán học trẻ của Việt Nam trước đây, sau khi đạt học vị cao ở nước ngoài đã trở về nước làm việc; không ít người giỏi khác thì ở lại nước ngoài. Tại sao?
Xuất sắc dân chuyên toán
Biết tôi vẫn giữ mối quan hệ với nhiều học sinh trước đây từng đoạt giải toán quốc gia và quốc tế, không ít người thường nêu câu hỏi trên.
Ở nước ta, kỳ thực chưa có một cơ quan Nhà nước nào được giao trách nhiệm theo dõi những học sinh giỏi toán cũng như giỏi ở các lĩnh vực khác để biết rõ họ ở đâu, làm gì, sống ra sao...
GS Lê Tự Quốc Thắng. Ảnh: ĐÔNG HOA
Theo tôi biết, hàng ngàn học sinh THPT chuyên toán ở các trường đại học lớn như Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước kia, đã trở thành tiến sĩ (TS), phó giáo sư (PGS); hàng trăm người trở thành TS khoa học, giáo sư (GS).
Nếu bạn đến thăm các cơ quan khoa học trong nước thì nơi đâu cũng “đụng đầu” với dân chuyên toán cũ! Nghĩa là phần lớn học sinh giỏi toán trước kia, nay đang làm việc ở trong nước.
Chẳng hạn, ta có thể gặp GS-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba; GS-TSKH Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh GS Nhà nước; GS-TSKH Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS-TSKH Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba; GS-TSKH Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam; GS-TSKH Hoàng Ngọc Hà, trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; GS-TSKH Nguyễn Đông Anh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Cơ học...

Sân bay Matxcơva, nhớ lại và hy vọng

Sân bay, nhớ lại và hy vọng
Dưới đây là ảnh 3 bố con chủ Blog chụp tại khu transit sân bay Mockba trong 1 chuyến bay ngang qua nước Nga trên đường từ Việt Nam trở lại Genève Thụy Sĩ. Ảnh cho người nhà và bạn bè xem.
 Đức Trung và Đức Nguyên "nằm" trên ghế thương gia trên máy bay của hãng hàng không quốc gia Nga Aeroflot. Ghế này có thể thay đổi hình dạng theo ý thích của người sử dụng

Treo đầu dê - bán thịt chó: Toán học Việt Nam tiếp tục “ghi điểm”

Bài này viết quá chán. Tưởng Toán học VN có thành tựu gì mới nhờ có Viện Toán cao cấp của GS Châu. Hóa ra bài viết là 1 dạng treo đầu dê - bán thịt chó:

 Toán học Việt Nam tiếp tục “ghi điểm”




 


Chủ nhật, 22/01/2012
sggp: GS Hoàng Tụy là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học. Cuốn chuyên khảo gồm phần lớn những thành tựu nghiên cứu của GS và học trò của ông mang tên “Global Optimization - Deterministic Approaches” (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại 3 lần, từ năm 1990 đến năm 1996, được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục. GS Hoàng Tụy đã được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996, giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2010.
Giáo sư Hoàng Tụy
Tháng 7-2011, Giáo sư Hoàng Tụy trở thành người đầu tiên trên thế giới được nhận giải thưởng “Constantin Caratheodory Prize” do Tổ chức quốc tế Tối ưu toàn cục trao tặng. Giải thưởng mang tên nhà toán học lừng danh Constantin Caratheodory người Hy Lạp (1873 - 1950), mới được tổ chức này đề xướng vào năm 2011, nhằm vinh danh những cống hiến đã vượt qua thử thách của thời gian. Như vậy, một lần nữa, toán học Việt Nam được thế giới vinh danh.