Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Ðừng phạm luật khi mang thực phẩm, tiền, vào Mỹ

Ðừng phạm luật khi mang thực phẩm, tiền, vào Mỹ

Thursday, January 19, 2012,
Ðỗ Dzũng/Người Việt

 Mang hơn $10,000 khi ra hoặc vào Hoa Kỳ phải
khai báo với quan thuế. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

 LOS ANGELES (NV) - Người nhập cảnh vào Mỹ, kể cả công dân Mỹ trở về, nhất là những ngày trước và sau Tết, nên cẩn thận khi mang theo hàng hóa và tiền, nếu không muốn bị phạt, bị tịch thu, thậm chí bị giam giữ 
Xem thêm hình ảnh tại đây

Ðó là thông điệp của Cơ Quan Quan Thuế Hoa Kỳ (US Customs and Border Protection-CBP) tại phi trường quốc tế Los Angeles gởi cho khách du lịch, tại cuộc họp báo hôm Thứ Năm.
“Lời khuyên của chúng tôi là mọi người nên khai báo rõ những gì mình mang vào nước Mỹ,” ông Paul Nguyễn, một “supervisor” của CBP tại phi trường, nói. “Chúng tôi chỉ thi hành luật, chúng tôi không có chủ trương làm khó bất cứ ai.”
Trên $10,000 phải khai báo 
Theo CBP, bất cứ ai ra hoặc vào nước Mỹ nếu mang tiền, hoặc bất cứ gì có thể được coi là tiền, ví dụ như ngân phiếu, “money order,” ngoại tệ, tiền lì xì trong bao giấy đỏ..., tương đương hơn $10,000 đều phải khai báo tại trạm quan thuế phi trường.



Một số thực phẩm bị tịch thu tại phi trường Los Angeles. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán: Nhân tài & giấc mơ "thảm đỏ"

GS Lê Tuấn Hoa bảo vệ quyền lợi cho Viện Nghiên cứu Cấp cao về Toán và chuyện GS Ngô Bảo Châu nhận nhà công vụ do CP tặng là đúng vì ông là giám đốc điều hành Viện. Nhưng tôi thì không tán thành cả hai chuyện này. Thực sự thì GS Ngô Bảo Châu đã tự nguyện trở thành "đồ trang sức" của quốc gia, đồng thời Chính phủ, nhất là ông PTTCP Nguyễn Thiện Nhân, đã lợi dụng sự tự nguyện này của GS Châu để thổi phồng thành tích của nền giáo dục VN nói chung và cá nhân CP VN nói riêng trong việc đào tạo nhân tài. 
Việc GS Hoa lấy ví dụ về 1 gia đình có 7-8 người con thì nên tập trung đầu tư cho 1 đứa để sau này thành đạt nó sẽ vực dậy hết được cả gia đình... là điều hết sức viển vông. Theo tôi, cái quan trọng nhất là đừng đẻ nhiều con, chỉ cần 1 - 2 đứa và nuôi cho thật tốt, công bằng giữa 2 đứa trẻ. Nước ta đã có 1 Viện toán học rất danh tiếng với những tên tuổi xuất chúng như các GS Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Ngô Việt Trung, Trần Đức Vân; đã có những khoa toán nổi tiếng ở một số trường đại học... Nay hà cớ gì mà CP lại sinh ra một Viện Nghiên cứu Cấp cao về Toán cũng lại được nuôi bằng tiền thuế của dân ? Có chăng chỉ là nhằm có chỗ trưng bày "đồ trang sức" của quốc gia mà thôi (cũng tương tự như cấp nhà công vụ để trưng bày vậy). 
Chúc mừng GS Hoa được cử làm Giám đốc nhà trưng bày và có thu nhập (mà ông cho là hợp lý) gấp hàng trăm lần ông Viện trưởng Viện toán học sơ cấp. Hy vọng với thu nhập mới này, GS sẽ có những kết quả cao gấp trăm lần so với trước. 

Nhân tài & giấc mơ "thảm đỏ"

21/01/2012 11:54:37
- Do còn khó khăn, chế độ đãi ngộ người tài còn nhiều bất cập, môi trường làm việc chưa hấp dẫn... làm cho chuyện trải thảm đỏ đối với nhân tài xem ra vẫn chỉ là "giấc mơ chưa tới" của giới khoa học.
Nhiều nhân tài phải phiêu dạt, lận đận... chỉ vì cơm áo gạo tiền. KH&ĐS đã cùng GS.TSKH Lê Tuấn Hoa, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Cấp cao về Toán, chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, đi tìm căn nguyên của tình trạng này.
a
GS.TSKH Lê Tuấn Hoa

Được tặng nhà là chuyện thường quá!

GS.TSKH Lê Tuấn Hoa mở đầu câu chuyện: Hồi đầu năm nói chuyện GS Ngô Bảo Châu được tặng nhà công vụ, dư luận cũng làm rùm beng lên. Thực ra nhà công vụ là chỗ để ngồi làm việc, mỗi lần về để ở chứ không phải tài sản của giáo sư. Chuyện đó thường quá!
Nhiều người nói rằng đó là nhà khoa học đầu tiên được tặng nhà là không đúng vì các cán bộ ngày trước được phân nhà, được nhiều ưu đãi, được hỗ trợ... thì cũng đâu có gì là lạ. Trải thảm đỏ để thu hút nhân tài trước hết là phải cải cách chế độ tiền lương.
Cách đây 2 năm tôi sang Pakitstan công tác thì phát hiện ra là một người học bảo vệ xong tiến sĩ, ra trường về dạy các trường đại học thì lập tức được hưởng lương 1.500USD, trong khi công nhân ở bên đó, một người lao động bình thường để kiếm được một công việc khoảng 30USD là rất khó. Chênh lệch 50 lần. Thế là trong một thời gian ngắn, số lượng nhà khoa học tăng lên vùn vụt. Đứng ngoài nhìn vào có vẻ như bất công vô lý nhưng nó lại hoàn toàn hợp lý.

Những mảnh tim tôi để lại Pờ Sì Ngài


Báo cáo chi tiết (6): STC –
Những mảnh tim tôi để lại Pờ Sì Ngài

 

Khi chia đoàn thành những nhóm nhỏ, tôi tự nhận Pờ Sì Ngài, điểm trường xa trường chính nhất (12km) vì 2 lý do: thứ nhất là xe tôi cũ rồi nên có quăng ngoài đường không ai trông cả ngày cũng chẳng phải sốt ruột gì; thứ hai là điểm trường này chị họ tôi gửi tặng áo khoác cũ nên không được dùng tiền mua áo khoác mới như 5 điểm trường còn lại. Cũng vì lý do này mà tôi lôi theo cả 1 bao áo cũ nữa, định bụng bù đắp thêm cho những đứa trẻ ở đây đỡ cảm giác thiệt thòi nếu so sánh với các bạn cùng trường khác thôn. Thức ăn, quần áo, đồ chơi, quà bánh… đã được chuẩn bị kỹ đến từng chi tiết, mọi việc tưởng chừng như rất chu đáo nhưng thực tế lại vuột khỏi tay tôi và cứa vào tim tôi những vết sâu hoắm.
Đi cùng tôi vào Pờ Sì Ngài có cậu con trai 15 tuổi của tôi và chú Toàn lái xe. Ba người chúng tôi vừa đi vừa hỏi đường mãi mới đến được cái chân dốc có cô giáo Huyền đứng đợi. Từ chân dốc vào đến trường khoảng hơn 1 cây số đi bộ, đường dốc ngược, trơn nhẫy, Huyền bảo cô cũng chẳng bao giờ dám đi xe máy cái quãng đường này, lơ mơ là có thể lao ngay xuống khe núi. Được 1 đoạn, không đi nổi, chúng tôi phải dừng lại chờ cô ghé nhà dân xin hộ mấy cái gậy để chống mới không trượt ngã.
Các "anh hàng xén" vào chợ
Trường nằm bên 1 xóm nhỏ trong thung lũng hẹp, những mái nhà lúp xúp chen lẫn với đá. Tôi chưa bao giờ thấy cảnh người sống chen với đá như ở đây. Đá lô nhô khắp nơi, chừa lại những rẻo đất hiếm hoi cho con người nương náu. Cái cổng trường dựng bằng hai cây tre với bảng tên trường ngất nghểu ở trên chỉ có tính ước lệ, vì trường có cổng mà chẳng có hàng rào, sân trường chỉ bằng mấy vuông chiếu được đá tha cho chưa giành mất. Học sinh đến giờ chơi phải ra chơi bên ngoài cổng trường là chuyện thường, mà chúng cũng chẳng đi đâu được, quá tí nữa đã là sườn dốc nhấp nhô đá mất rồi.

Cuối Năm Nói Chuyện Cuối Đời

Từ chuyện chương trình cơm thịt của các anh Trần Đăng Tuấn, Phạm Ngọc Tiến, chương trình quần áo ấm của anh Đoàn Minh Khôi, chương trình ICOM cho Sói biển của anh Mai Thanh Hải, rồi những chương trình của các nhóm Gánh hàng xén, Sống thật chậm... lại liên tưởng đến nhiều đối tượng xã hội yếu thế khác mà các cấp chính quyền hầu như đều bỏ quên, có chăng là chỉ nhắc tượng trưng để làm phong phú các bản báo cáo thành tích mỗi khi cần. Riêng về người già, thật thú vị khi được đọc bài dưới đây của anh Tưởng Năng Tiến. Định cắt đi vài câu bình luận quá đúng song "quá lời" (theo tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội) của tác giả, nhưng rồi tôi lại thôi vì không nỡ. Mong cơ quan an ninh thương tình đừng đánh sập Blog của tôi.

Cuối Năm Nói Chuyện Cuối Đời

Tưởng Năng Tiến
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già

(Tố Hữu)

Có bữa, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng, phủ quanh mình, khi đang ngồi hớt tóc. “Cái ông thợ cúp này làm biếng, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!
Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc của tôi, cách đây chưa lâu (lắm) vẫn còn đen thui mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy cà? Sao kỳ cục vậy Trời? Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp, và già (ngang) hết như vậy sao?
Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi.
- Ủa, mà già thì đã sao há? Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi – vậy cha nội?
- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết.
Coi: tuổi già đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật, chán chường, cô đơn, thiếu hụt...

Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn:
“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ...”
Nghe mà ớn chè đậu!

QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ TRONG NHỮNG NĂM 1965 – 1975


QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN XÔ
TRONG NHỮNG NĂM 1965 – 1975

 TS. Nguyễn Thị Mai Hoa *

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội

Thế kỷ XX đã khép lại với rất nhiều sự kiện in dấu đậm nét trong lịch sử nhân loại.
Thế kỷ XX cũng đã ghi nhận những kỳ tích tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã đi vào lịch sử như một sự kiện hào hùng nhất của một dân tộc nhỏ bé đã vượt qua những thách thức vô cùng to lớn để chiến đấu và chiến thắng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay vì độc lập dân tộc, hạnh phúc và tiến bộ xã hội trên thế giới, cuộc chiến tranh thần thánh của nhân dân Việt Nam là biểu tượng cho khát khao tự do, hoà bình và của bản lĩnh, trí tuệ. Chính vì thế, tầm vóc, nguyên nhân thắng lợi và những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ luôn chiếm được sự quan tâm nghiên cứu và thảo luận sôi nổi. Một trong những câu hỏi thường được đặt ra là: Quan hệ Việt Nam với đồng minh chiến lược quan trọng của mình là Liên Xô trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến có diện mạo như thế nào? Nó bị tác động ra sao và ở chừng mực nào bởi các mối quan hệ quốc tế liên quan khác? Bài viết dưới đây, trong khả năng có thể, nhằm mục đích tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy.
1. Quan hệ Việt Nam – Liên Xô ấm lên và phát triển
Sở dĩ có thể đưa ra nhận định rằng, trong những năm 1965-1975, quan hệ Việt Nam – Liên Xô có những biến đổi rõ rệt, theo chiều hướng tích cực là bởi dựa trên kết quả của việc so sánh quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1965-1975 với giai đoạn trước đó – từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao tới trước năm 1965.
Quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong những năm 1950-1965 nổi lên hai xu hướng chính:
Xu hướng tích cực
Xu hướng này thể hiện ở hai điểm chủ yếu:
Thứ nhất, trong thời kỳ 1950-1954, Liên Xô triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cuộc đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam về mặt vật chất và tinh thần, tạo điều kiện choViệt Nam đẩy nhanh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến kết thúc; thứ hai, từ năm 1954-1965, mặt tích cực trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô được đánh giá thông qua chủ trương ủng hộ việc khôi phục, xây dựng miền Bắc với sự viện trợ vật chất to lớn (viện trợ không hoàn lại, cho vay các khoản ưu đãi và vay dài hạn; giúp Việt Nam chuyên gia, thiết bị và kỹ thuật trong các kế hoạch kinh tế 1954-1957, 1957-1960, 1961-1965…).
Xu hướng tiêu cực

GS Ngô Bảo Châu: phẩm chất quan trọng nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện

GS Ngô Bảo Châu: phẩm chất quan trọng
nhất của người lãnh đạo là tính lương thiện

Thư Hiên

 

* Gần đây phong trào phản biện của giới trí thức ngày càng sôi nổi. Thậm chí người ta còn cho rằng người lao động trí óc sẽ chưa đạt tầm của một trí thức nếu chỉ biết làm công việc chuyên môn của mình mà chưa bộc lộ được năng lực phản biện xã hội. Giáo sư suy nghĩ thế nào về trách nhiệm phản biện xã hội của giới trí thức cũng như vai trò của giới trí thức trong xã hội?
- Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?
Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.
Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng.
Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng. Với thói quen làm việc khoa học của mình, cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nhà lãnh đạo văn minh, có bản lĩnh sẽ biết lắng nghe những lập luận đó. Họ có thể làm theo hoặc không làm theo kết luận của anh. Trong trường hợp họ không làm theo, vẫn dưới giả thiết là lãnh đạo văn minh và có bản lĩnh, lãnh đạo sẽ phải đưa ra những lập luận ít nhất cũng vững chắc bằng những lập luận của anh để bảo vệ quyết định của mình.
Tôi quan niệm vai trò của trí thức là như vậy, anh ta có vai trò gây sức ép lên người lãnh đạo, nhưng cũng như lãnh đạo, anh ta không độc quyền chân lý.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Nhà nước là gì? Что такое государство?

Nhà nước là gì?

Что такое государство?

Nguồn: sergeenko.do.am
Kichbu post on thứ năm, 19.01.2012

Новость на Newsland: Что такое государство?

Bắt đầu là mẫu chuyện nhỏ - một chi tiết trong đời sống cá nhân. Có lần,  tuổi thiếu niên, tôi đã chơi khăm cô giáo nổi tiếng dạy môn Lịch sử một cách ngoạn mục. Trong giờ học công khai (ai cũng dự được), khi các cô các bác người lớn ngồi những bàn cuối, và thầy cô gáo gọi chỉ những học sinh được giỏi lên bảng, và gọi tôi, yêu cầu tôi trả lời thế nào là nhà nước. Câu hỏi rất dễ - tôi biết thuộc nằm lòng câu trả lời và hoàn toàn tin vào câu trả lời. Bởi vậy như đã quy định cho học sinh của nhà trường phổ thông Xô Viết, tôi nói to và rành rọt từng tiếng” “Nhà nước  - đó là sức mạnh, nhờ nó một giai cấp này buộc giai cấp khác phải phục tùng”.
đây cần thêm một sự giải thích nhỏ - chính trong cách diễn đạt như thế chúng tôi đã thuộc lòng định nghĩa này trong năm TRƯỚC khi học môn Lịch sử Thế giới cổ đại. Nhưng trong năm NAY chúng tôi học lịch sử Liên bang Xô Viết, và sau khi tôi trả lời xong xuất hiện khoảng lặng khó diễn tả. Hoặc là tôi đã không trong giờ học cần thiết, hoặc là tôi đã bỏ ngoài tai cách diễn đạt mới, nhưng sự thật vẫn là sự thậttôi đã thốt lên cái gì đó không nên nói. Cô giáo không hiểu sao trở nên bối rối, các cô các bác ngồi những bàn dưới làm sột soạt giấy tờ, còn tôi nghĩ rằng đã nói điều gì đó không phải, và đoánnó chính là gì nhỉ? Sau khoảng lặng đó cô giáo cố uốn nắn tình hình:
- Vâng, đúng rồi, trước kia như thế - dưới chế đ nô lệ, phong kiến và chế đ tư bản. Nhưng bây giờ, dưới chủ nghiã xã hội, nhà nước- đó là tổ chức tự quản của những người lao động. Các em hiểu không?
Tôi, dĩ nhiên, trả lời rằng tôi hiểu, và ngồi xuống, nhưng rất lưỡng lự - tôi muốn biết, không biết mọi người lúc thoải mái diễn đạt tất cả như thế nào. Dù tôi suy nghĩ thế nào chăng nữa, cũng không hiểu được điều gì. Không hiểu được gì cho đến tận bây giờ. Tôi giải thích một chút. Lấy cái divan làm ví dụ. Dù bạn có đặt ngược đặt xuôi nó thế nào, nhìn từ hướng này hay hướng khác, hoặc thay bọc vải màu gì đi nữa thì nó  sẽ không bao giờ trở thành cái tủ. Cái tủ tuyệt đẹp nhất không bao giờ biến thành cái tủ nhỏ vô dụng nhất cho dù bạn cố gắng thế nào đi nữa. Cái divannó là cái divan. Và tình hình cũng như thế trong các trường hợp khác, quả cà chua màu vàng, hay đ, thậm chí màu xanhnhưng không bao giờ nó trở thành quả dưa chuột. Và ngược lại. Và vấn đ cũng như vậy với nhà nướcsức mạnh – đó là sức mạnh, không phụ thuộc vào chế đ chính trị nào.

Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam: Loại bỏ đầu cơ và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm

Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam:
Loại bỏ đầu cơ và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm 

 -
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, việc tái cấu trúc nền kinh tế là đòi hỏi cấp bách để phát triển bền vững. Tuy nhiên, để tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế một cách hiệu quả, chuyên gia tư vấn tài chính chiến lược, đồng thời là cựu Giám đốc Ngân hàng bang Vaud (Thụy Sĩ) Phạm Nam Kim cho rằng, Việt Nam nên ưu tiên loại bỏ nạn đầu cơ ra khỏi nền kinh tế và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm Việt.
Sản xuất bóng đèn huỳnh quang compact tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Hà Nội).

Theo chuyên gia Phạm Nam Kim, nạn đầu cơ có ảnh hưởng rất lớn và tiêu cực đến nền kinh tế quốc gia. Hiện tượng đầu cơ tại châu Âu và châu Mỹ chính là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng hiện nay. Tại Việt Nam, nạn đầu cơ chính là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch cung cầu, sự tăng trưởng quá mạnh của khối tiền tệ dẫn tới áp lực lạm phát và sự bất ổn của kinh tế vĩ mô.

Ông Kim phân tích, giới đầu cơ thường có xu hướng sử dụng nguồn tài chính lớn để thao túng thị trường, “làm giá” thổi phồng những biến động nhỏ của thị trường để sinh lời, bất ổn kinh tế từ đó mà ra. Vì vậy, để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo quan điểm đã được Đại hội Đảng lần thứ XI xác định, Việt Nam phải quyết liệt bài trừ nạn đầu cơ, mạnh dạn loại bỏ kinh tế ảo ra khỏi nền kinh tế quốc gia, như vậy mới tạo được một nền kinh tế thị trường bền vững.

Trong giai đoạn qua, kinh tế nước ta dựa chủ yếu vào nông nghiệp, nguyên liệu thô và gia công sản xuất với giá thành thấp. Chiến lược dựa trên hoạt động sản xuất hàng hóa với số lượng lớn và giá rẻ, có thể nói, đã thành công, tuy nhiên, một mặt, thị trường thế giới đã thay đổi vì suy thoái kinh tế và vì nhu cầu chất lượng của người tiêu thụ đã khác trước, mặt khác, sản xuất nông sản và nguồn nguyên liệu thô cũng có giới hạn, hơn nữa, áp lực tăng lương cũng làm cho chiến lược dựa trên gia công sản xuất và giá rẻ trở nên không còn phù hợp.

Việt Nam nên theo gương Nhật Bản, lấy chất lượng làm nền tảng cho chiến lược phát triển quốc gia.

Quyền lực và tri thức

Quyền lực và tri thức

Nguyễn Hữu Vinh
.
17.8.2007
.
Đó là hai “thế lực” tựa như hai đối cực âm-dương tạo nên sức mạnh hoặc gây ra đổ vỡ tùy theo mức gắn kết, xung đột, trong mỗi con người hay trong một tập thể, một xã hội. Một mối quan hệ ở tầm cao hàm chứa nhiều ý nghĩa triết học-chính trị-xã hội, có cả sự đan xen, pha trộn lẫn nhau từ hai phía, nhưng trong bài này chỉ xin khơi gợi, liệt kê một số điểm đặc trưng, nổi bật trong hai đặc tính của mối quan hệ này trong môi trường xã hội Việt Nam thời hiện đại. Đó là tính tương hỗxung đột giữa quyền lực và tri thức.
.
Có thể có những nhận định dễ gây tranh cãi. Nhưng “tranh cãi” là cần thiết, nhất là với một chủ đề còn hầu như bị bỏ ngỏ (có lẽ do né tránh?), mà người viết lại chưa từng thuộc về tầng lớp đại diện cho hai đối cực này, tức giới trí thức và lãnh đạo chính trị, chỉ như kẻ đứng ngoài quan sát.
1. Khái niệm: phạm vi trao đổi ở đây là mối quan hệ vừa gắn kết tương hỗ, vừa đầy những xung đột hủy hoại giữa cái sự thích, cần quyền lực với nhu cầu, khả năng về tri thức ngay trong từng con người, và, giữa hai loại người đại diện cho hai “thế lực” đó – một trong giới lãnh đạo, một trong giới trí thức. Để thuận tiện cho việc bàn luận và sát với thực tế xã hội Việt Nam thời này, các khái niệm về quyền lực, tri thức, trí thức trong bài này sẽ không bó hẹp so với định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt, nhưng cũng tương đối hơn so với những cách nhìn nghiêm khắc của xã hội.
- Quyền lực [1] có thể chỉ là cái tâm lý ham muốn và năng lực, điều kiện thành kẻ “đầu đàn” trong một con người; nhưng cũng để chỉ một lớp người đứng đầu từ một doanh nghiệp, đoàn thể cho tới cơ quan, địa phương, quốc gia (tức là người lãnh đạo, cầm quyền).
- Tri thức [2] vốn kiến thức cao về văn hoá, khoa học ở từng con người, có được bằng học hỏi, kinh nghiệm; cũng là nói tới những con người có tri thức, đồng thời làm việc trong môi trường văn hoá, khoa học thuần túy (giới trí thức [3]), nó không còn bó hẹp như xưa, nặng về “văn”, mà nay rộng hơn rất nhiều, về triết học, kinh tế, khoa học tự nhiên, sản xuất, kinh doanh … và cả về nghệ thuật lãnh đạo, quản lý.