Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Chuyện vua Quang Trung sai sứ sang Trung Quốc đòi đất và cầu hôn

Chuyện vua Quang Trung sai sứ
sang Trung Quốc đòi đất và cầu hôn
 
Cuối năm Mậu Thân, khi mang đại binh đến Tam Điệp để chuẩn bị đánh quân Thanh, vua Quang Trung từng nói với những người xung quanh: “Cứ để cho ta mươi năm nữa, nước ta giàu, dân ta mạnh thì ta có sợ gì chúng”. 
 
 
Quả vậy, sau khi quét sạch quân Thanh ra khỏi đất nước tới những năm 1790, 1791, 1792, đời sống của nhân dân ta được cải thiện nhiều. Nông nghiệp, công thương nghiệp đều được phục hồi. Vua Quang Trung thấy đã tới lúc phải đặt vấn đề đòi hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây với vua Càn Long nhà Thanh. Để thăm dò thái độ của nhà Thanh, vua Quang Trung đưa thư sang cầu hôn và đòi Càn Long cắt đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây làm đô. Vũ Văn Dũng, một vị tướng tài được giao nhiệm vụ đi sứ sang Thanh.

Trung Quốc có mở được mặt trận biển Đông?

Trung Quốc có mở được mặt trận biển Đông?

Biển Đông là sự thèm khát kịch liệt và thái quá của Trung Quốc, ở đó không chỉ là ước muốn chiếm đoạt vì kinh tế, mà đó còn là không gian chứng tỏ Trung Quốc trở thành cường quốc với thế giới như thế nào.
 
Sự thái quá một cách đồng bống về cơ thể của mình, Trung Quốc đã cho thế giới thấy sự to kềnh của một đất nước nóng vội mọi mặt, và cường điệu đủ thứ.
 
Hình thể biển Đông với các lợi ích khối và đồng minh, 
rất khó cho Trung Quốc mở mặt trận xâm chiếm bằng súng đạn.

Biển Đông là thế trận vững chắc mà từ xưa, các nước nhỏ bé trong khu vực đã biết liên lạc với nhau để xây dựng các chính sách đương đầu phù hợp mà đỉnh cao là thiết chế ASEAN. Trong khuôn khổ này, chỉ còn thiếu một hiệp ước mang tính răn đe với bên ngoài, là bất cứ nước nào trên thế giới động vào bất cứ nước nào trong khối ASEAN là động vào khối này và hoạt động vũ lực toàn khối được điều vào để bảo vệ nước bị xâm chiếm.
 
Chỉ khi có được hiệp ước vững mạnh đó, ASEAN mới chứng tỏ được cho thế giới sự đoàn kết mạnh mẽ hơn và cảm hứng lan truyền hơn với các nước phương Tây cũng như Hoa Kỳ. Vấn đề là lúc nào hiệp ước được bàn đến mà không ảnh hưởng bang giao đến Trung Hoa khổng lồ về hình thể.
 
Nhưng, không vì thế mà không đề cập đến một khối hùng mạnh và giàu tài nguyên như ASEAN sở hữu biển Đông.
 
Chắc chắn, khi đặt bút ký những văn kiện cấp tiến đó cho biển Đông, tư tưởng đại hán sẽ tức giận và sử dụng mọi công cụ để đe doạ, và gây hấn. Ngòi nổ tích lụ lâu ngày cũng bộc phát với tính tình nóng giận của Trung Quốc. Nhưng, Bắc Kinh chưa dại khởi sự một mặt trận súng đạn thật sự trên biển Đông khi mà công cụ đe doạ, thăm dò, nắn gân, bẻ đũa từng chiếc vẫn còn hiệu quả.

Trung Quốc muốn chiến tranh - Đã đến lúc dạy cho các nước xung quanh biển Đông một bài học

Washington Times

Trung Quốc muốn chiến tranh -
Đã đến lúc dạy cho các nước
xung quanh biển Đông một bài học
Miles Yu

28-09-2011

 

Bài báo hàng đầu trên Hoàn Cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm thứ Ba có lời kêu gọi gây hoang mang về tuyên bố chiến tranh chống Việt Nam và Philippines, hai nước mà trong các tuần gần đây đã có những lời phản đối to nhất, chống lại các tuyên bố chủ quyền toàn bộ trên biển Đông (nguyên văn: Nam Hải) của Trung Quốc.

Tựa đề “Đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông; Hãy tiến hành chiến tranh với Philippines và Việt Nam để ngăn chặn có thêm chiến tranh”, bài báo của tác giả Long Tao, một bút danh có thể dịch theo nghĩa đen là “Lời giáo huấn của rồng”. Cái tên này muốn ám chỉ đến chương thứ ba trong tác phẩm cổ điển quân sự cổ đại Trung Quốc nổi tiếng “Sáu giáo lý bí mật quân sự”, rằng ngoài những điều khác, thúc đẩy ý tưởng về cách tốt nhất để tạo ra sự kinh hoàng trong quân sự là tiêu diệt những kẻ bất đồng cao cấp nhất.

Việt Nam được Trung Quốc coi như một nước có khả năng quân sự nhất, đất nước mà chính phủ kiên quyết nhất về chính trị, liên quan đến thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở biển Đông.

Gần đây, Philippines đã chọc tức Trung Quốc rất nhiều vì gần gũi với Nhật Bản, và hành động thành công và khó chịu [của Philippines] hồi tuần trước là tổ chức các cuộc hội đàm với ASEAN mà không mời Trung Quốc, hợp tác và làm rõ các tuyên bố tranh chấp, cũng như đồng thuận về vấn đề biển Đông.

Lời nói bốc lửa trong bài viết “Biển Đông là nơi tốt nhất để Trung Quốc tiến hành chiến tranh” là vì “hơn 1.000 giàn khoan dầu ở đó, không có cái nào thuộc về Trung Quốc, bốn sân bay ở quần đảo Trường Sa, không sân bay nào thuộc về Trung Quốc, một khi tuyên bố chiến tranh, biển Đông sẽ là một biển lửa [đốt giàn khoan dầu]. Ai sẽ gánh chịu nhiều nhất từ ​một cuộc chiến? Một khi chiến tranh bắt đầu ở đó, các công ty dầu phương Tây sẽ chạy khỏi khu vực, ai sẽ chịu thiệt thòi nhất”?

Bài viết này tiếp tục tính toán rằng, “các cuộc chiến tranh nên tập trung tấn công vào Philippines và Việt Nam, là hai nước gây rối nhiều nhất, để đạt được hiệu quả của việc giết một con gà để dọa con khỉ”.

Về khả năng có thể có sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến ở biển Đông hay không? Theo như bài báo thì, không có gì phải lo, vì Mỹ hoàn toàn không thể mở một mặt trận thứ hai ở biển Đông để đánh Trung Quốc vì Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.

Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển

Chuyên gia TQ kêu gọi chiến tranh biển

Tàu cá Việt Nam đi ngan qua tàu chiến USS Chung-Hoon tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng hôm 15/7/2011

BBC: Xã luận của báo Trung Quốc nói Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông
Phân tích gia Trung Quốc đã có bài trên Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi dạy Việt Nam và Philippines 'bài học đạo đức' bằng vũ lực.
Bài báo bằng tiếng Hoa được đăng hôm 27/9 và bản dịch tiếng Anh sau đó đã xuất hiện và lan tỏa trên mạng internet.
Xã luận mang tựa đề "Thời cơ tốt để có hành động quân sự tại Nam Hải" trên báo đảng là của tác giả Long Tao, phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ Năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm An ninh Phi truyền thống và Phát triển Hòa bình của Đại học Triết Giang.
Ông Long viết: "Đừng lo ngại về các cuộc chiến quy mô nhỏ; đây là cách tốt nhất để giải tỏa nguy cơ chiến tranh.
"Đánh vài trận nhỏ là có thể tránh được những trận đánh lớn."
Phân tích gia này cũng nói Trung Quốc cần chĩa mũi nhọn vào Việt Nam và Philippines, hai nước mà họ cho là đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và kéo Hoa Kỳ vào cuộc.
"Tôi cảm thấy trong cuộc chiến trên Biển Nam Trung Hoa, chúng ta cần thu hẹp phạm vi tấn công và tập trung vào những nước đang ra vẻ ta đây nhất hiện nay, Philippines và Việt Nam.
"Giết những con gà để dọa bầy khỉ."
Mặc dù vậy ông Long Tao cũng nói Trung Quốc phải dùng các biện pháp hòa bình để ngăn cản các nước xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc.
'Cướp' đảo

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Chính phủ tốt & chính phủ tồi

Chính phủ tốt & chính phủ tồi








Một trong những bức tranh nổi tiếng đầu thế kỉ 14, do hoạ sĩ Lorenzetti Ambrogio thực hiện, mô tả thế nào là một “Chính phủ tốt” và “Chính phủ tồi”


Bức tranh về chính phủ tốt, gồm 2 phần.

Bức tranh thứ nhất:


Mô tả sự KHÔN NGOAN. BẠN NÊN ĐỌC BỨC TRANH TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI TỪ TRÁI QUA PHẢI THEO HÌNH CHỮ U.

1. Phía trên bức tranh, trọng tâm là cuốn sách, biểu tượng của sự khôn khoan và hiền triết, từ đó hình thành công lí là cái bàn cân trục cân nàm trên đầu người ngồi giữa mặc áo đỏ, 2 khay của cân nằm 2 bên tay người này. Bên trái là công lí về sự phân phối : Vị thiên thấn 1 tay cầm kiếm trừng phạt tay kia đeo triều thiên cho người đáng thưởng: Công lí hàng dọc. Bên phải là công lí cho ngưòi bị thiệt thòi trong xã hội vị thiên thần trao quà cho những người khó khăn trong xã hội (Công lí hàng ngang)

2. Nối kết sự khôn ngoan-cán cân công lý bằng sợ dây thừng kéo xuống tay người làm mặc áo trắng ngồi bên dưới , người này tay cầm 1 cáo bào gỗ, ý muốn nói phải luôn gọt giũa sự khôn ngoan qua sợ dây nối kết với công lý. Tay kia chuyển sợi dây thừng nối kết sự khôn ngoan và công lí cho nhân dân.

BỨC ẢNH NÀY CHO CHÚNG TA THẤY TẦM QUAN TRỌNG CỦA NỀN TƯ PHÁP ĐỘC LẬP VỚI CHÍNH PHỦ. Sau này được phát triển lên cao của Montesquieu.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Suy thoái kinh tế: Cái khó ló cái khôn

Suy thoái kinh tế: Cái khó ló cái khôn

(VEF.VN) - Thường khi suy thoái kinh tế toàn cầu thì giá cả hàng hóa cơ bản sẽ giảm. Việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian tới sẽ thuận lợi hơn. - TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chia sẻ.
- Trong dự báo mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn nguy hiểm nhất. Theo ông, xác suất xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới lần nữa hiện đang ở mức nào?
TS Võ Trí Thành: IMF vừa hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 4,5% xuống 4% với các cảnh báo như tình hình xấu đi, rủi ro ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế thế giới đạt được như vậy thì hãy còn là sáng sủa.
Có một vấn đề là, đằng nào thì tăng trưởng cũng sẽ thấp đi rồi, chúng ta đang đứng trước 2 tình huống xảy ra , hoặc đơn giản là tốc độ tăng trưởng chậm lại hoặc xấu nhất là kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, thậm chí là khủng hoảng tái diễn.

chúng ta không muốn nhìn thấy một nền kinh tế thế giới tồi tệ đi vì quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung luôn gắn liền với sự chuyển động của bên ngoài.

Nhiều người băn khoăn xác suất xảy ra suy thoái, khủng hoảng sẽ là bao nhiêu. Như ông Lê Đức Thúy (Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia) nói với Thủ tướng, xác suất ấy có thể là tỷ lệ 50-50. Nhưng xem xét kỹ lại đánh giá của IMF thì tôi thấy, đó là tỷ lệ 60- 40, nghĩa là 60% khả năng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và 40% là bùng nổ suy thoái.
Mới đây, tôi nhận được một tài liệu nghiên cứu từ một tổ chức tài chính của Pháp đánh giá về câu chuyện này và theo họ, 20-30% có nguy cơ xảy ra suy thoái, khủng hoảng.
Cá nhân tôi cũng cho rằng, nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới là tỷ lệ thấp hơn.
- Thưa ông, trong bối cảnh xấu đi của kinh tế toàn cầu thì Việt Nam sẽ chịu tác động ở mức nào?

MUỐN SỐNG LÂU

alt

(Theo  Cynthia Ross của 50plus.com)

Lạc quan  về  thể chất cũng như tinh thần của chính mình là một trong những bí quyết của việc truòng thọ. Theo cuộc khảo cứu mới  đây của bác sĩ Toshihiko Maruta  thì “ sự khoẻ mạnh của moat người không những chỉ về thể chất mà còn cả ở mặt tinh thần nữa”. Sự lạc quan, theo bác sĩ Maruta, có ảnh  hưởng nhiều  vào hệ thống miễn nhiễm và có thể sẽ   làm thay đổi tình trạng thể chất của một người.
Các cuộc khảo cứu  đã  cho thấy  là muốn sống lâu, chúng  ta ph?i tuân  theo những điều sau:

1. Don't Sleep Too Much:   

Theo tạp chí  the Archives of General Psychiatry thì ngủ dưới 4 tiếng hay trên 8 tiếng một ngày  đều  gia tăng tỷ lệ chết. Những người sống lâu là những người  ngủ một ngày từ 6 cho đến 7 tiếng đồng hồ.

2. Stick to a low-calorie diet:
Những loại thực phẩm ít calories sẽ làm giảm lượng insulin và nhiệt  độ trong người là hai yếu tố, theo  cơ quan National Institute on Aging của Hoa Kỳ, giúp cho việc sống lâu. Những thức ăn  ít calories thì phải kể như là rau cỏ, trái cây..v..v

3. Have  more Sex:
Kết quả của  những cuộc  khảo cứu cũng cho thấy là  chuyện yêu đương sẽ làm cho người ta sung sướng hơn, thoải mái và ít bị  lo âu,. Nhờ thế  người ta sẽ  không bị áp huyết cao, phòng ngừa được những bệnh  về tim mạch và stroke. Một bản khảo cứu của   tạp chí Journal of The  American Medical đã cho thấy là "xuất tinh thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ  bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến (prostate cancer)"

10 THÓI QUEN NÊN BỎ


1. Thiếu vận động
Theo khảo sát, 2/3 số người không đạt tiêu chuẩn vận động mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30 phút. Các chuyên gia y tế cho rằng, tập thể thao không đủ sẽ gây ra hàng loạt bệnh tật như béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim, đau lưng…
 Mọi người nên duy trì ít nhất mỗi tuần vận động 3 – 5 lần, mỗi lần 30 phút.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh. Đối với những trí thức có áp lực lớn, đặc biệt là phụ nữ, tập nhẹ sẽ thích hợp hơn. Làm thêm giờ, một ngày bận rộn, nếu lại tiếp tục đến phòng thể hình hay sân bóng hì hục chạy bộ 40 phút hoặc 1 tiếng, rất có thể gây tác dụng ngược, hại cho sức khỏe. Nhưng dùng thời gian đó cho vận động nhẹ như yoga, thái cực quyền, đi bộ thì tinh thần có thể sẽ từ lo lắng trở nên yên ổn.

2. Vắt chéo chân
Động tác nhỏ này tưởng là thoải mái, nhưng nó cản trở lưu thông máu ở chân, dễ gây tắc tĩnh mạch, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các chuyên gia cho rằng, người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim, nếu vắt chéo chân lâu dài thì bệnh sẽ thêm trầm trọng.

“Vận động nhẹ” hiện được giới trí thức chú trọng, vì nó có hiệu quả giữ eo, giảm áp lực, làm đẹp và chữa bệnh.

Các nguy hại có thể gặp nếu vắt chéo chân là:

Giãn tĩnh mạch hoặc tắc động mạch ở chân : Khi vắt chéo chân, đầu gối sẽ bị oằn xuống, dễ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở chi dưới. Hai chân duy trì một tư thế lâu không động đậy sẽ dễ tê liệt, nếu tuần hoàn máu bị cản trở, rất có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch và tắc động mạch ở chân. Đặc biệt là những người già cao huyết áp, bị tiểu đường, bị bệnh tim, vắt chéo chân thời gian dài sẽ làm bệnh nặng hơn.

Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản ở nam giới: Khi vắt chéo chân, hai chân thường bị kẹp quá, làm tăng nhiệt độ ở bên bắp đùi và bộ phận sinh dục. Nhiệt độ nóng lên sẽ gây hại cho tinh trùng, để lâu có thể ảnh hưởng đến sinh con. Vì vậy, vắt chéo tốt nhất là đừng quá 10 phút, nếu thấy có mồ hôi chảy ra, tốt nhất là đi lại nhẹ nhàng ở nơi thoáng gió để tản nhiệt nhanh.

Xã hội đang rối ren về chuẩn mực

Tiếp Thị & Gia Đình:

Xã hội đang rối ren về chuẩn mực

Lý giải trên được ông Lê Minh Tiến, người nghiên cứu về tội phạm học, đưa ra sau khi xảy ra hàng loạt vụ án mạng, mâu thuẫn xã hội được chọn giải quyết bằng bạo lực. Ông Tiến cho rằng bạo lực xã hội xuất phát từ cấu trúc xã hội và nền giáo dục của gia đình, nhà trường.
Khi bạo lực xã hội gia tăng, là dấu hiệu cho thấy người ta không tin vào công lý của luật pháp.
Tức là, khi có chuyện mâu thuẫn, thông thường phải nhờ toà án, công an… để phân xử, nhưng do nhiều vụ việc phân xử không minh bạch, công bằng làm cho người ta không tin vào công lý nữa. Lúc ấy, người ta dùng “công lý cá nhân” – sức mạnh của bạo lực để giải quyết.
Cụ thể, vụ nhóm thanh niên ở Quảng Ninh bị bắn vì ăn cắp than, nhóm bắn có quyền kiện nhóm kia, chờ xử phạt nhưng họ không tin rằng mình sẽ được trả lại công bằng qua việc đi kiện nên đã sử dụng bạo lực.
Về mặt xã hội, khi một xã hội bị rối ren về mặt chuẩn mực, người ta không biết tin vào cái gì là tốt, là xấu thì đó là mảnh đất màu mỡ cho những hành vi lệch lạc. Có khi người sống đàng hoàng lại bị chê là ngu, những người làm bậy thì không bị chê nên người ta không biết dựa vào đâu để hành xử. Vì thế, họ lại quay về chuẩn mực cá nhân của họ.
Ngày xưa, mặc dù kinh tế kém nhưng những chuẩn mực xã hội được phân minh rõ ràng, mỗi người dựa vào đó để sống. Còn bây giờ, người ta không biết dựa vào chuẩn mực nào. Có khi những hành vi xử lý của chính quyền còn củng cố thúc đẩy cho hành vi tội phạm. Như vụ của bà phó chánh án của tỉnh Bình Phước đánh ghen chồng – đập cả cái vỏ chai vào đầu người khác nhưng được lên làm phó giám đốc sở Tư pháp. Tức là kỷ luật bằng cách thăng chức, thưởng chứ không phạt. Vậy có phải chính chính quyền đã thúc đẩy cho hành vi lệch lạc? Các công chức khác có thể nhìn vào bà này mà bắt chước làm bậy để được thăng chức thì sao?
Thời gian gần đây, bạo lực còn bắt nguồn từ phim ảnh, nhất là bạo lực học đường. Không riêng gì những phim về các băng nhóm xã hội đen, phim chiếu về tuổi học đường, học sinh cũng giải quyết mâu thuẫn bằng cách đánh nhau. Giới trẻ hiện nay học theo “thần tượng” – nhân vật trong phim rất nhanh.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Posted by basamnews on 28/09/2011
Đôi lời: Với sự hiểu biết sâu sắc không chỉ về tình hình chính trị Trung Quốc, mà còn về các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, địa lý, dân tộc học, thậm chí cả triết lý sống –  một điều hiếm thấy ở một nhà báo phương Tây – tác giả, ông Samuel Bleicher đã từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như đã trải qua nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc. Ông Bleicher hiện là giáo sư liên kết của Ðại học Geogertown, có công ty tư vấn riêng mang tên, The Strategic Path LLC.
Qua bài phân tích này, ông Bleicher đã chỉ ra rằng, sự thay đổi chế độ ở Trung quốc không thể sớm xảy ra một cách dễ dàng, khác với các nhận định đơn giản của khá nhiều người, trong đó có một số kinh tế, chính trị gia, cho rằng, sự sụp đổ ở Trung Quốc tất yếu sẽ xảy ra một khi nền kinh tế ở nước này bị suy thoái. Ngay cả khi xung đột xã hội căng thẳng đang diễn ra ở Trung Quốc cũng khó có thể đủ để châm ngòi cho một cuộc cách mạng ở nước này.
Tuy nhiên, điều thú vị chính là ở chỗ, tác giả đã chỉ ra các kịch bản thay đổi chế độ có khả năng xảy ra, tuỳ thuộc vào các điều kiện trong và ngoài nước. Trong một thế giới liên kết chặt chẽ của thời đại toàn cầu hóa mà Trung Quốc đã chấp nhận tham gia cuộc chơi và đã được hưởng khá nhiều lợi ích từ thế giới bên ngoài, các yếu tố chính trị, kinh tế, dân chủ và quân sự bên ngoài chắc chắn ảnh hưởng đến sự thay đổi này. Nhưng quan trọng hơn cả là vận mệnh chính trị Trung Quốc, giờ đây không chỉ là ván cờ giữa các phe phái trong giới lãnh đạo Ðảng Cộng sản Trung Quốc, mà người dân Trung quốc bắt đầu đóng vai trò chính trong cuộc chơi và cũng chính họ cuối cùng sẽ là những người chiến thắng trong ván cờ này.
————

Foreign Policy in Focus

Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?

Samuel A Bleicher
13-09-2011
 

Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.

Bái phục ông, GS Hoàng Tuỵ!

Bái phục ông, GS Hoàng Tuỵ!

Đã có không biết bao nhiêu tên gọi yêu mến, thân thiết và đáng kính nhất mà học trò, đồng nghiệp, bạn bè trong nước và trên thế giới dành cho ông “Người cha của tối ưu toàn cục”, “Người đứng đầu trường phái tối ưu Hà Nội:”...
 
 
Nghe những người trong giới nghiên cứu Toán học thường nhắc tới ông - GS. Hoàng Tụy - như một thần tượng, một tấm gương sáng về lòng ham mê nghiên cứu khoa học, về tinh thần tự học, tự nghiên cứu và làm việc nghiêm túc,... tôi rất khâm phục và có chút tò mò, muốn gặp vị giáo sư danh tiếng này. Thế rồi tôi đã được gặp ông. Ông thân mật chuyện trò và kể cho tôi nghe về cuộc đời mình.

GS. Hoàng Tụy sinh ngày 17/12/1927, tại làng Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội em ruột cụ Hoàng Diệu - nhà yêu nước chống thực dân xâm lược Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Mồ côi cha khi mới lên bốn, gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông khá vất vả.

Say sưa với những giờ giảng

Nhờ học giỏi, sau khi học hết 6 năm tiểu học cậu bé Tụy thi đỗ vào năm thứ nhất Cao đẳng Tiểu học Trường Trung học Khải Định ở Huế (nay là Quốc học Huế) lúc đó là trường trung học duy nhất ở toàn Trung Bộ có đầy đủ đến cấp học tú tài (giáo dục trung học thời ấy gồm cấp Cao đẳng tiểu học 4 năm và cấp Tú tài 3 năm). Không may, học đến giữa năm thứ hai Cao đẳng tiểu học Hoàng Tụy bị một trận ốm "thập tử nhất sinh" phải bỏ học hẳn 1 năm về quê chữa bệnh. Chính trong thời gian 1 năm bị bệnh tật này mà Hoàng Tụy đã bắt đầu suy nghĩ nhiều về tương lai, về cuộc đời, nên khi bệnh đã bớt nguy kịch ông bắt đầu tranh thủ tự học Toán, Lý, Hóa, Văn… qua các sách vở do các anh ông để lại. Sau này, nhớ lại, ông tâm sự: "Đây chính là thời điểm quyết định tương lai cuộc đời tôi. Vì cả hoài bão khoa học cùng với thói quen tự học đều đã hình thành trong những chuỗi ngày dài chiến đấu với bệnh tật và dưỡng sức khi bệnh đã qua khỏi nguy kịch".

Sex trong xã hội đương đại và thuần phong mỹ tục Việt

Sex trong xã hội đương đại và thuần phong mỹ tục Việt 

Tống Văn Công
                                                          
Viết tặng nhạc sĩ Dương Thụ
                                                                                 
 Sex bị cấm kỵ từ bao giờ?

“Sex trong xã hội đương đại và thuần phong mỹ tục Việt”. Đó là câu nhạc sĩ Dương Thụ nhắn qua điện thoại mời dự cuộc trao đổi ý kiến lý thú ở Cà phê Thứ bảy do anh chủ trì. Rất tiếc, tôi không đến được. Sau đó, chỉ có một tờ báo đưa tin tương đối rõ và có tựa đề là “Khuynh hướng “cởi” và “mở” trong xã hội Việt Nam đương đại với thuần phong mỹ tục Việt”. Tối 24 tháng 7 năm 2011 bản tin thời sự của HTV9 có đưa những ý kiến trao đổi nói trên, nhưng chỉ chọn phát biểu của 3 người (người chủ trì, một cựu quan chức và một đạo diễn), các ý kiến rất quan trọng không được nhắc đến. Do đó, tôi muốn góp vài suy nghĩ của mình.
Ngày nay, chúng ta tỏ ra kiêng kỵ đối với sex hơn bất cứ thời nào trong lich sử! Tôi muốn mọi người nhìn lại xem ông bà ta từ xưa đã đối xử với sex như thế nào. (Sex từ tiếng Anh đã được Việt hóa, có nghĩa: Giới tính trai, gái; vấn đề sinh lý, dục tính; sự giao cấu.)
Trong kho tàng truyện tiếu lâm từ ngàn xưa (hiện nay vẫn tiếp tục có thêm nhiều truyện tiếu lâm mới), có lẽ đủ cho thấy người Việt hiểu sex, bàn về sex không khác và không kém bất cứ dân tộc nào. Quan lại của các triều đình phong kiến, tức là những người từng dồi mài kinh sử theo nho giáo, cũng không hề kiêng kỵ mà lại còn rất mê sex. Sách “Hoa viên kỳ ngộ tập” một tập truyện sex (ra đời 1760-1761) do các quan lại Việt Nam đi sứ sang Tàu mang về chuyền tay nhau đọc. Người ta phát hiện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có vài truyện phỏng tác từ sách này...  Xin trích mấy câu trong bài ký Cuộc gặp gỡ ở Tây viên: “Hai nàng thẹn thùng nói: “Chúng em việc xuân chưa am hiểu, lòng thơm đang còn khiếp sợ, chỉ e tình hoa rung rẩy, tơ liễu điên cuồng, ngượng hồng oán lục làm giảm mất một đoạn phong lưu”. Thư sinh đáp: “Cứ tạm thử, không dám làm hai nàng phải khổ vì mây mưa đâu”. Nói xong, sinh cắt tàn bấc cho đèn sáng lên, rồi cùng nằm, ghé sát vàng, tựa kề ngọc, vừa nghiêng bên gối, đã xô vụn sóng ba đào”.
Thi hào Nguyễn Du là bậc thày miêu tả những cảnh sex. Đây là cảnh khỏa thân của nàng Kiêù lúc tắm:
“Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
“Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”

Cà phê Sài Gòn có thể không phải cà phê

Người Việt, 23-9-11 

Cà phê Sài Gòn có thể không phải cà phê

Phùng Thức

 


 Khi người Pháp mang thói quen uống cà phê tới đô thị lớn nhất xứ Ðông Dương, đến thời điểm hiện nay, có thể nói chưa có một đô thị nào có nhiều quán cà phê như Sài Gòn.

Từ tầng lớp thị dân có mức sống sung túc cho đến dân lao động, thói quen uống cà phê trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa đô thị. Nhiều người nhớ lại, ngay cả những năm đầu sau biến cố 1975 hệ thống tuyên truyền của chế độ cộng sản cho rằng uống cà phê là thói quen ăn bám - tiểu tư sản, nhưng nếp sống tận hưởng sự tỉnh táo với ly cà phê của người Sài Gòn cũng không thay đổi.
Ngày nay mọi con đường, mọi ngõ hẻm thậm chí trên lầu các chung cư người ta vẫn có thể tìm thấy quán cà phê. Từ quán cà phê sang trọng bậc nhất ở khu trung tâm cho đến các quán ngồi bẹp xuống lề đường, quán nào cũng đông khách. Nhưng liệu phần lớn người thích uống cà phê của cái đô thị xấp xỉ 10 triệu dân này có phải đang và được uống cà phê hột hái xuống từ cây cà phê không. Câu trả lời là không. Thế họ uống cái gì?

Thực trạng cà phê giá rẻ

Không tính các công ty lớn sản xuất cà phê, riêng ở Sài Gòn có hàng trăm cơ sở tư nhân chế biến cà phê thành phẩm. Sẽ rất dễ nhận ra những người bỏ mối cà phê của những cơ sở này, với một chiếc xe gắn máy chở một cái bao lớn họ chạy khắp các hang cùng ngõ hẻm để giao mối. Chúng tôi tìm gặp một người làm cà phê bỏ mối, anh thiệt tình vừa than thở vừa kể. “Nghề này cạnh tranh khốc liệt lắm anh ơi. Nhưng cũng tội lỗi lắm. Tôi dám cá là cà phê giá rẻ không có chút cà phê nào, toàn là đậu nành với hóa chất hương liệu không hà.” Ðiều anh nói làm chúng tôi bất ngờ, vì theo lẽ thường ai cũng biết cà phê giá rẻ thì không thể đòi hỏi chất lượng, tiền nào của nấy, nhưng nói trong ly cà phê mà đại bộ phận người Sài Gòn, nhất là người lao động đang uống không có chút cà phê hột nào thì thật là khó tưởng tượng.