Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Nhân chứng sống kể lại vụ cưỡng bức mổ lấy nội tạng tại Trung Quốc

Rùng rợn chuyện ở TQ:

Nhân chứng sống kể lại vụ cưỡng bức
mổ lấy nội tạng tại Trung Quốc

Xem Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV).

 

Một nhân chứng sống đã thuật lại rất chi tiết câu chuyện về một người phụ nữ tại Trung Quốc – một giáo viên trung học ở độ tuổi 30 – người đã bị giam giữ, tra tấn, cưỡng hiếp và cuối cùng là bị phẫu thuật lấy nội tạng khi vẫn còn sống.
“Tôi đã tận mắt chứng kiến tất cả, nhưng tôi tiếc rằng tôi đã không chụp bức ảnh nào”, anh nói, trong tình trạng nặc danh.
Sự chứng thực này là trường hợp nhân chứng sống đầu tiên về nạn mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã đưa tin câu chuyện về nạn mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công vào tháng 3 năm 2006, nhưng sự điều tra của Thời báo Đại Kỷ Nguyên và của các nhà nghiên cứu độc lập đều dựa trên chứng cứ thay vì sự chứng thực của nhân chứng sống.
Một cuộc phỏng vấn dài 30 phút, trong hai cuộc hội thoại riêng biệt, đã được tiến hành bởi một điều tra viên từ Tổ chức Thế giới về Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), và một đoạn băng ghi âm đã được công bố trên Web site của tổ chức.
Những sự kiện này đã diễn ra vào năm 2002, nhưng các điều tra viên chỉ mới xác định được người cảnh sát viên vào tháng trước (tháng 12 năm 2009).
Theo đoạn sao lục cuộc phỏng vấn, nhân chứng đã làm việc trong hệ thống Công an của tỉnh Liêu Ninh từ năm 2002, đồng thời chính anh đã từng tham gia vào việc tra tấn và thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công “nhiều lần”.
Không gây mê
‘Tội ác mổ cắp nội tạng’, tranh sơn dầu mô tả cảnh mổ lấy nội tạng sống từ học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Xiqiang Dong là tác giả bức tranh. (Ảnh được đăng với sự cho phép của Xiqiang Dong.)

Ðêm Hội An lung linh, huyền ảo

Nhớ Hội An:
Ðêm Hội An lung linh, huyền ảo

Yên ả, trầm lắng nhưng lại là sự lựa chọn của nhiều du khách đến với Hội An. Cổ kính, rêu phong, cảm nhận về nét quyến rũ, gần gũi nhưng cũng đầy mới lạ. Hội An về đêm, đặc biệt hơn cứ 14 âm lịch hàng tháng, thay vào bóng đèn điện là những chiếc đèn lồng truyền thống được thắp nến lung linh. Không gian của những thế kỷ trước như tràn về trên những mái cổ rêu phong.
Những mái nhà xưa cũ, Chùa Cầu đặc trưng kiến trúc tôn giáo của những cư dân đầu tiên ở phố cổ, nơi đây là cả một nền văn minh Sa Huỳnh muộn. Thể hiện rõ nhất khi được ngắm nhìn những di vật, chứng tích của Hội An xưa và những di chỉ văn hóa Mỹ Sơn, Trà Kiệu tại Khu bảo tàng trong phố cổ. Du khách dễ dàng bắt gặp những giếng nước của người Chăm sử dụng cách nay ba thế kỷ. Hội An vẫn giữ được nguyên kiến trúc của nhiều thế kỷ trước, từ màu sơn, mái ngói đến bố trí không gian bên trong, các công trình duy tu, sửa chữa trong khuôn viên đều tuân thủ nghiêm ngặt kiến trúc xưa.
Đắm mình trong không gian huyền ảo được bảo tồn của hàng trăm năm trước, những con đường nhỏ cong cong dẫn lối đến những công trình kiến trúc riêng là ranh giới của phố cổ, Chùa Cầu còn gọi là Lai Viễn Kiều theo tên gọi của Nguyễn Phúc Chu, được xây dựng cuối thế kỷ 17. Đi giữa Hội An trong đêm đèn lồng mới thấy được vẻ đẹp phố cổ nơi đây. Không ồn ào không sân khấu trang hoàng thì phố cổ Hội An nhỏ bé và yên tĩnh đêm nay, nơi cuối con phố âm thanh lắng đọng bên tai của lời ca tiếng hát hòa trong nhịp phách và tiếng trống của các cụ già, đó là một sân khấu của đêm hội bài chòi - nét văn hóa xứ Quảng. Còn đó mái nhà rêu phong, con đường uốn lượn huyền ảo cả một không gian dưới ánh trăng, đèn lồng lung linh khiến du khách không khỏi xao xuyến, cảm giác như bước vào không gian của hàng trăm năm trước.
Chùa Cầu lung linh trong ánh sáng.

Chơi phong thủy cùng “Thạch linh cẩu”

 

Trong tín ngưỡng thờ cúng linh vật tại các điện, đình, đền, miếu ở Việt Nam, bộ “tứ linh”: long, ly, quy, phượng được hình tượng hóa, tôn thờ trở thành “linh vật” bảo vệ, cũng như mang lại những điều phúc lành cho cuộc sống. Và hình tượng những linh vật này thường gắn với cuộc sống của các đế vương đài các trong cung, lăng tẩm trang hoàng vàng son. Có một con vật vốn rất gần gũi  với cuộc sống đời thường cũng được hình tượng hóa để trở thành thần gác cửa, trấn tà ma, cầu sức khỏe ấy là “Thạch linh cẩu” hay tượng chó đá. 
Từ tục thờ “Thạch linh cẩu”
Trong quan niệm của người Việt cổ thì chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn. Tục thờ chó của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức. Một là chôn chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩ trừ tà, cầu phúc, xua đuổi tật bệnh. Hai là đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, phụng thờ. Một số nơi gọi chó đá một cách kính cẩn là quan lớn Hoàng Thạch. Tại đền thờ quan Hoàng Thạch ở Địch Đình (Định Vĩ) - Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ), chính giữa bệ thờ là tượng quan Hoàng Thạch cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi thè ra che hàm răng dưới. Xung quanh quan Hoàng Thạch là tượng 16 chó con kích cỡ không đồng đều, con nhỏ cao khoảng 15cm, con lớn nhỉnh hơn 30cm, tư thế rất sinh động.